Giới thiệu
Với việc xuất bản Chính Trị Bình Dân, Pham Doan Trang đã trở thành (một trong những) nhà chính trị học nổi bật nhất hiện nay. Tác phẩm này bao trùm tất cả các vấn đề của môn chính trị học đương đại, cho nên theo tôi tác phẩm này phải có nhan đề Chính Trị Học Nhập Môn. Những người muốn trở thành người công dân có trách nhiệm trong nước Việt Nam dân chủ và tự do nhất định phải đọc/được dậy theo cuốn sách này hay những cuốn sách tương tự như thế này. Bạn nào muốn "chém" có chất lượng về những vấn đề kinh tế, xã hội, thuế khóa, thậm chí mại dâm... cũng nên đọc tác phẩm này. Tôi cho rằng khi không còn kiểm duyệt nữa thì đây sẽ là một trong những tác phẩm có phát hành cao nhất.
Đáng tiếc, hiện nay nhiều bạn không thể mua được tác phẩm này. Vì vậy, từ mai, mỗi ngày tôi sẽ trình bày tóm tắt 1 bài trong tác phẩm. Coi đấy như 1 cách học và có thể giúp các bạn không có điều kiện mua hay không có thì giờ đọc tham khảo.
Phần I
Chính trị là gì
Chương I
Định nghĩa chính trị
Tác giả đưa ra 4 định nghĩa rừ hẹp tới rộng:
1. Chính trị là quá trình ban hành các chính sách công (tức là các chính sách của chính quyền)
2. Chính trị là việc giành, giữ và thực thi quyền lực, do các đảng phái, tổ chức chính trị và các cá nhân là chính trị gia thực hiện.
Với hai định nghĩa (hẹp) này, chính trị chỉ diễn ra trong chính trường. Chính trị là việc "của đảng và nhà nước", để "đảng và nhà nước lo".
3. Chính trị là những gì diễn ra trong "lĩnh vực công", tức những gì thuộc về không gian chung, của cộng đồng. Còn những gì diễn ra trong lĩnh vực tư thì không phải là chính trị.
Theo định nghĩa này, các nhóm hoạt động xã hội dân sự không nên tham gia vào chính trị, còn các đảng phái thì không nên tham gia xã hội dân sự.
4. Chính trị là việc gây ảnh hưởng lên những người khác, chẳng hạn và rõ rệt nhất là tác động lên chính sách.
Đây là định nghĩa rộng nhất vế chính trị. Tôi thích định nghĩa này.
Với cách hiểu chính trị theo định nghĩa thứ tư (rộng nhất) thì hoạt động chính trị là hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động tới nhà nước và các chính sách của nhà nước.
Theo định nghĩa này, viết Blog hay chơi Face cũng là làm chính trị.
Chương II
Hoạt động chính trị
Hoạt động chính trị ở đây được hiểu theo định nghĩa thứ 4, rộng nhất: Hoạt động chính trị là hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động tới nhà nước và các chính sách của nhà nước.
Phạm Đoan Trang đưa ra những hoạt động sau đây:
1. Vận động hành lang:
Vận động các quan chức hành pháp, các nghị sĩ, dân biểu. Người vận động có thể là các cá nhân, tổ chức, các đảng phái, tức là các nhóm lợi ích.
Có thể vận động qua các kênh: Cơ quan hành chính, quốc hội, tóa án, đảng phái, phương tiện truyền thông, các cơ quan tổ chức quốc tế…
Vận động là hoạt động chính đáng, hợp pháp và cần thiết.
Trong các nhà nước độc tài, những người lên tiếng vận động về dân chủ nhân quyền thường bị nhà cầm quyền coi là lực lượng chống đối, phản động, nên vận động các cơ quan, tổ chức quốc tế được coi là hoạt động quan trọng.
2. Hoạt động đảng phái
Vận động là hoạt động chính trị mà các nhân có thể làm. Nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu có tổ chức. Muốn hiệu quả thì phải có tổ chức, đảng phái. Hoạt động đảng phái gồm:
- Thành lập đảng/tổ chức chính trị mới
- Gia nhập đảng/tổ chức đang hoạt động
- Những hoạt động nhằm mở rộng đảng/tổ chức của mình
- Tranh cử với tư cách là thành viên của đảng
- Đưa người của đảng/tổ chức của mình vào cách chức vụ trong chính quyền
- Hoạt động để đảng của mình giành và giữ được chức vụ trong chính quyền
3. Làm truyền thông
Có rất nhiều hoạt động để làm truyền thông, viết blog, chơi Face là những hoạt động như thế. Ngoài ra còn:
- Ra báo, thành lập đài phát thanh, truyền hình
- Viết sách, viết báo
- Tổ chức hội nghị, hội thảo
- Diển thuyết
- Quảng cáo….
4. Khiếu kiện
Khiếu kiện các cơ quan công quyền để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng muốn hiệu quả thì phải có luật sư.
5. Biểu tình
Biểu tình là một hành động chính trị, trong đó nhiều người tham gia cùng nhau thể hiện một chính kiến, ví dụ, bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối một cá nhân/tổ chức/sự việc nào đó.
Biểu tình không nhất thiết phải là tuần hành và chỉ tuần hành, tức là người biểu tình không nhất thiết phải di chuyển mà có thể ngồi yên một chỗ - đứng, ngồi, thậm chí là nằm.
Ở Việt Nam thời hiện đại đã diễn ra một số cuộc biểu tình lớn, diễn ra trên diện rộng, ví dụ những cuộc biểu tình chống dàn khoan 981 của Trung Quốc, biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm hay cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu ngày 10 tháng 6 năm 2018.
6. Đình công
Đình công là người lao động trong một doanh nghiệp hay một ngành nghề nào đó đồng loạt ngừng làm việc để gây sức ép lên giới chủ hoặc lên chính quyền.
7. Tẩy chay
Tẩy chay là một số người/nhóm người từ chối giap thiệp, giao dịch với một đối tượng nào đó hoặc từ chối mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà họ cho là xấu, phi đạo đức, có sai phạm… như bán hàng rởm, gây ô nhiễm môi trường, bóc lột người lao động, đối xử thô lỗ, lăng mạ khách hàng. Mục đích của tẩy chay là để trừng phạt hoặc gây áp lực để buộc đối tượng phải thay đổi hành vi.
Trong thời gian gần đây đã có những vụ tẩy chay thắng lợi, ví dụ, tẩy chay hàng hóa của Công ty Vedan vì gây ô nhiễm môi trường mà không chịu bồi thường cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng. Còn vụ tẩy chay Công ty Tân Hiệp Phát vì đánh bẫy khách hàng là Võ Văn Minh thì chỉ thắng lợi một phần: Công ty này bị thiệt hại, nhưng Võ Văn Minh vẫn bị 7 năm tù.
8. Bất tuân dân sự.
Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những đạo luật, chính sách mà ta cho là bất hợp lý, bất công, nghĩa là cố tình vi phạm pháp luật. Nhiều người phản đối, phản đối nhiều lần thì nhà cầm quyền phải bãi bỏ những đạo luật vô lý.
Bất tuân dân sự chỉ đạt kết quả nếu những người tham gia thu hút được sự chú ý và ủng hộ của dư luận, mà muốn thế thì phải có 2 điều kiện: 1. Hệ thống truyền thông (tương đối) độc lập, 2. Văn hóa chính trị chấp nhận phản biện, phản kháng chính quyền.
9. Sử dụng bạo lực.
Người Việt Nam rất rành cái món này. Không cần giải thích ở đây. Nhưng thế giới ngày nay không ưa bạo lực. Dư luận tiến bộ chỉ ủng hộ thay đổi bằng biện pháp hòa bình, thông qua trao đổi, đối thoại, thuyết phục. Bạo lực không thể dẫn tới chế độ dân chủ.
Chiếc mũ bảo hiểm được bọn lưu manh sử dụng để đánh vào đầu Phạm Đoan Tranh
Chương 3
Về môn khoa học chính trị
Khoa học chính trị có những ngành học sau:
- Triết học chính trị
- Luật công
- Quan hệ quốc tế, luật quốc tế, các tổ chức quốc tế
- Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
- Chính thể so sánh
- Quản trị công
- Xung lực chính trị (đảng phái, công luận và tuyên truyền, các nhóm áp lực và nhóm lợi ích)
- Chính quyền và kinh doanh
- Cơ quan lập pháp và tiến trình lập pháp
- Cơ quan hành pháp và tiến trình hành pháp.
Người muốn đi sâu vào khoa học chính trị có thể chọn ít nhật một trong lĩnh vực trên để nghiên cứu.
Hết phần I
"Rất rành" (rất biết,rất thạo việc) chứ không phải "rất dành" như trong bài.
ReplyDeleteP/s chỉ là một góp ý nhỏ.
Cám ơn. Sẽ sửa.
Delete