Vận mệnh bán đảo Triều Tiên sẽ do dân tộc Hàn / Triều quyết định. Trung Quốc hay Hoa Kỳ đều không thể thao túng.
South China Morning Post ngày 28/4 đưa tin, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, trong khi Trung Quốc sẽ không phải là một phần của các vòng đàm phán tiếp theo, dù Seoul vẫn cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
Một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc giấu tên cho biết, Seoul muốn làm loãng ảnh hưởng của Bắc Kinh với bán đảo Triều Tiên, cho dù Trung Quốc vẫn là quốc gia chủ chốt trong khu vực.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố chấm dứt 6 thập kỷ thù địch giữa hai miền, ông Kim Jong-un cũng cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, mặc dù một lộ trình chi tiết chưa được đưa ra.
Với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên trực tiếp đàm phán sẽ tốt hơn là có sự tham gia của Trung Quốc, bởi Bắc Triều Tiên phụ thuộc nặng nề vào quốc gia láng giềng này về dầu, thực phẩm và viện trợ nhân đạo khác.
Triều Tiên có thể tìm thấy các nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ nếu quan hệ 2 miền bán đảo và quan hệ Mỹ - Triều tiếp tục được cải thiện.
"Seoul có thể là người trung gian tìm thấy điểm chung giữa Bình Nhưỡng và Washington bằng cách giúp 2 bên thu hẹp sự khác biệt, vì mối quan hệ chặt chẽ Hàn - Mỹ, và chia sẻ di sản chung của 2 miền Triều Tiên", nhà ngoại giao này cho hay.
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên và là 1 trong 3 bên ký thỏa thuận đình chiến năm 1953 cùng Mỹ, Triều Tiên.
Cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng sẽ thông báo cho Bắc Kinh về kết quả của bất kỳ cuộc đàm phán nào, bởi cả hai vẫn cần sự ủng hộ của Trung Quốc.
Giáo sư Trương Liên Quý chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế từ Trường Đảng trung ương tại Bắc Kinh bình luận, ông thấy trước rằng 2 miền Triều Tiên sẽ không muốn Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán. Ông nói:
"Điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì cả 2 miền Triều Tiên đã muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc."
Bên cạnh đó vẫn có những quan điểm cho rằng sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, đàm phán 6 bên theo "sáng kiến" của Trung Quốc có thể được khôi phục;
Hoặc Bình Nhưỡng vẫn cần Bắc Kinh làm đòn bẩy trong đàm phán với Hoa Kỳ. [1]
Cá nhân người viết cho rằng, Bình Nhưỡng rất cần Bắc Kinh, cũng như rất cần bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc để mở cửa cải cách toàn diện.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Kim Jong-un lệ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào, dù Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Cục diện bán đảo hiện nay phần lớn do chính ông tạo nên bởi nhãn quan chính trị sắc bén, đánh giá đúng tình hình và những bước đi táo bạo.
Ông Kim Jong-un đã chuyển thông điệp muốn đàm phán với Donald Trump qua các đặc sứ Hàn Quốc, chứ không phải Trung Quốc.
Khi Donald Trump nhận lời, hai bên đàm phán cụ thể các nội dung kỹ thuật cũng như thời gian, địa điểm, ông mới đàng hoàng đi thăm Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh có cảm giác bị gạt ra bên lề bán đảo.
Chuyến thăm này có ý nghĩa với Triều Tiên về kinh tế, đồng thời cũng giúp Trung Quốc giữ thể diện trước cộng đồng quốc tế. Đó chính là sự tinh tế và nhãn quan chính trị sắc bén của ông Kim Jong-un.
Vận mệnh của Triều Tiên sẽ do người Triều Tiên quyết định.
Không thể phủ nhận sự thiện chí, năng động và khát vọng hòa bình cũng như các nỗ lực không mệt mỏi từ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in;
Chính Tổng thống cũng góp phần quan trọng vào những thành quả vừa qua, đặt nền móng cho thượng đỉnh Mỹ - Triều thời gian tới.
Chuyến công du Bắc Kinh của ông Kim Jong-un từ 25/3 đến 28/3 là để chuẩn bị cho những bước cải cách, và cũng giữ một khoảng lùi cần thiết trong trường hợp thượng đỉnh Mỹ - Triều không suôn sẻ như dự định.
Nhưng với những gì ông cho phần còn lại của thế giới thấy về phong thái, kỹ năng ngoại giao của mình khi sang Bắc Kinh cũng như khi "vượt biên" qua Vĩ tuyến 38 xuống miền Nam, chúng tôi nhận thấy ông đủ tự tin, bản lĩnh và trí tuệ để thỏa thuận trực tiếp với Hoa Kỳ những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc gia, dân tộc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã phản ứng rất tích cực và trông đợi cuộc gặp với ông Kim Jong-un trong 3 đến 4 tuần nữa.
CBS News đưa tin, Singapore và Mông Cổ có thể sẽ là 2 địa điểm cuối cùng được cân nhắc cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, mặc dù Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông chưa nhận được yêu cầu chính thức nào về tổ chức hội nghị này tại Singapore. [2]
Vợ chồng Tổng thống Moon Jae-in chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Nhà Hòa Bình, Vĩ tuyến 38. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc giấu tên cho biết, Seoul muốn làm loãng ảnh hưởng của Bắc Kinh với bán đảo Triều Tiên, cho dù Trung Quốc vẫn là quốc gia chủ chốt trong khu vực.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố chấm dứt 6 thập kỷ thù địch giữa hai miền, ông Kim Jong-un cũng cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, mặc dù một lộ trình chi tiết chưa được đưa ra.
Với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên trực tiếp đàm phán sẽ tốt hơn là có sự tham gia của Trung Quốc, bởi Bắc Triều Tiên phụ thuộc nặng nề vào quốc gia láng giềng này về dầu, thực phẩm và viện trợ nhân đạo khác.
Triều Tiên có thể tìm thấy các nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ nếu quan hệ 2 miền bán đảo và quan hệ Mỹ - Triều tiếp tục được cải thiện.
"Seoul có thể là người trung gian tìm thấy điểm chung giữa Bình Nhưỡng và Washington bằng cách giúp 2 bên thu hẹp sự khác biệt, vì mối quan hệ chặt chẽ Hàn - Mỹ, và chia sẻ di sản chung của 2 miền Triều Tiên", nhà ngoại giao này cho hay.
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên và là 1 trong 3 bên ký thỏa thuận đình chiến năm 1953 cùng Mỹ, Triều Tiên.
Cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng sẽ thông báo cho Bắc Kinh về kết quả của bất kỳ cuộc đàm phán nào, bởi cả hai vẫn cần sự ủng hộ của Trung Quốc.
Giáo sư Trương Liên Quý chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế từ Trường Đảng trung ương tại Bắc Kinh bình luận, ông thấy trước rằng 2 miền Triều Tiên sẽ không muốn Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán. Ông nói:
"Điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì cả 2 miền Triều Tiên đã muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc."
Bên cạnh đó vẫn có những quan điểm cho rằng sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, đàm phán 6 bên theo "sáng kiến" của Trung Quốc có thể được khôi phục;
Hoặc Bình Nhưỡng vẫn cần Bắc Kinh làm đòn bẩy trong đàm phán với Hoa Kỳ. [1]
Cá nhân người viết cho rằng, Bình Nhưỡng rất cần Bắc Kinh, cũng như rất cần bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc để mở cửa cải cách toàn diện.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Kim Jong-un lệ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào, dù Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Cục diện bán đảo hiện nay phần lớn do chính ông tạo nên bởi nhãn quan chính trị sắc bén, đánh giá đúng tình hình và những bước đi táo bạo.
Ông Kim Jong-un đã chuyển thông điệp muốn đàm phán với Donald Trump qua các đặc sứ Hàn Quốc, chứ không phải Trung Quốc.
Khi Donald Trump nhận lời, hai bên đàm phán cụ thể các nội dung kỹ thuật cũng như thời gian, địa điểm, ông mới đàng hoàng đi thăm Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh có cảm giác bị gạt ra bên lề bán đảo.
Chuyến thăm này có ý nghĩa với Triều Tiên về kinh tế, đồng thời cũng giúp Trung Quốc giữ thể diện trước cộng đồng quốc tế. Đó chính là sự tinh tế và nhãn quan chính trị sắc bén của ông Kim Jong-un.
Vận mệnh của Triều Tiên sẽ do người Triều Tiên quyết định.
Không thể phủ nhận sự thiện chí, năng động và khát vọng hòa bình cũng như các nỗ lực không mệt mỏi từ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in;
Chính Tổng thống cũng góp phần quan trọng vào những thành quả vừa qua, đặt nền móng cho thượng đỉnh Mỹ - Triều thời gian tới.
Chuyến công du Bắc Kinh của ông Kim Jong-un từ 25/3 đến 28/3 là để chuẩn bị cho những bước cải cách, và cũng giữ một khoảng lùi cần thiết trong trường hợp thượng đỉnh Mỹ - Triều không suôn sẻ như dự định.
Nhưng với những gì ông cho phần còn lại của thế giới thấy về phong thái, kỹ năng ngoại giao của mình khi sang Bắc Kinh cũng như khi "vượt biên" qua Vĩ tuyến 38 xuống miền Nam, chúng tôi nhận thấy ông đủ tự tin, bản lĩnh và trí tuệ để thỏa thuận trực tiếp với Hoa Kỳ những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc gia, dân tộc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã phản ứng rất tích cực và trông đợi cuộc gặp với ông Kim Jong-un trong 3 đến 4 tuần nữa.
CBS News đưa tin, Singapore và Mông Cổ có thể sẽ là 2 địa điểm cuối cùng được cân nhắc cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, mặc dù Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông chưa nhận được yêu cầu chính thức nào về tổ chức hội nghị này tại Singapore. [2]
Đã đăng trên Giáo Dục
Nguồn:
[1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2143852/south-korea-preparing-summit-north-and-us-diplomat-says
[2]http://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2143877/donald-trump-says-north-korean-meeting-could-happen-three-four
No comments:
Post a Comment