Phạm Nguyên Trường dịch
Có khả năng là nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un và thậm chí là một số thần dân của chế độ chuyên chế của ông ta, sẵn sàng chết chứ không đầu hàng. Đây không phải là lần đầu tiên một phong trào nửa tôn giáo chuyển thành tự sát.
Dễ dàng vẽ tranh biếm hòa về sự vô lí của chế độ độc tài Bắc Triều Tiên. Kim Jong-un, với kiểu tóc như bánh bích quy của những năm 1930 (làm cho ông ta trong giống ông nội Kim Nhật Thành, cũng là người lập ra chế độ này), với bộ quần áo theo kiểu Mao và người thấp, mũm mĩm gần giống nhân vật trong phim hoạt hình về chính ông ta. Ông ta được coi là một thiên tài toàn trí toàn năng, được tôn thờ như một vị thần và thường xuyên được dân chúng vây quanh, trong đó có các sĩ quan quân đội cao cấp nhất, ngực đeo đầy huy chương, đang tươi cười hay vỗ tay, hoặc hét lên một cách điên dại.
Như chúng ta biết, cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể là tất cả mọi thứ, trừ niềm vui. Nạn đói thường xuyên diễn ra làm chết khá nhiều dân. Khoảng 200.000 tù nhân chính trị bị giữ làm nô lệ trong các trại lao động cực kì khắc nghiệt, nếu không bị tra tấn đến chết là may. Và không có tự do ngôn luận. Không những không được thể hiện sự ngờ vực về địa vị thần thánh của Kim; mà muốn sống thì phải thường xuyên tuyên bố sự tận tụy của mình đối với ông ta.
Có khả năng là, thậm chí xác suất cao là, nhiều người Triều Tiên hành xử như những người sùng bái chỉ vì họ phải làm như thế. Những người khác làm như thế vì họ không biết cách hành xử tốt hơn. Tương tự như người dân ở những nơi khác, họ hành xử theo phản xạ cho phù hợp những tiêu chuẩn của thế giới xung quanh, mà không nghĩ thấu đáo về ý nghĩa của chúng. Nhưng một số người Bắc Triều Tiên, có lẽ là nhiều người, có thể tin vào sự sùng bái triều đại Kim, tương tự như tất cả hiện tượng sùng bái (hoặc niềm tin tôn giáo), được hình thành từ những mảnh vỡ của các nền văn hoá, niềm tin và truyền thống khác.
Việc sùng bái Kim có cái gì đó của chủ nghĩa Stalin, có cái gì đó của Thiên Chúa giáo, có cái gì đó của việc thờ cúng tổ tiên của Nho giáo, có cái gì đó những pháp sư bản địa, và có cái gì đó trong tục thờ phụng hoàng đế của Nhật Bản, từng cai trị Triều Tiên trong đầu thế kỉ XX. Cha của Kim Jong-un, Kim Jong-il, được cho là được sinh ra trên núi Paektu, một nơi thiêng liêng, nơi mà người sáng lập ra nước Triều Tiên, một người nửa người-nửa gấu tên là Tangun, đã sinh ra cách đây hơn 4.000 năm. Sự ra đời của Kim Jong-il, còn được gọi là nhà lãnh đạo kính yêu (cha của ông ta, Kim Il-sung, là nhà lãnh đạo vĩ đại), đã biến mùa đông thành mùa xuân và xuất hiện một ngôi sao sáng rực trên bầu trời.
Tất cả đều có vể khôi hài, nhưng bất cứ đức tin nào cũng có những câu chuyện về phép lạ như thế. Quan trọng là người ta tin những phép lạ đó.
Về phương diện này, người Bắc Triều Tiên không khác với những tín đồ ở bất cứ đâu. Thường có nhiều lí do giải thích vì sao một số niềm tin nhất định lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tìm được trong số những người bị xã hội ruồng bỏ và những người bị áp bức những người sẵn sàng cải đạo, vì hai tôn giáo này hứa sự bình đẳng trước Thiên Chúa. Niềm tin của Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có tính dung hợp như thế. Thật vậy, cốt lõi của nó là cảm giác về sự thuần khiết của dân tộc, tình cảm về chủ nghĩa dân tộc thiêng liêng, cần phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Tương tự như Ba Lan, đất nước tự coi mình là hình ảnh của dân tộc tử vì đạo Thiên Chúa, Triều Tiên từng bị các nước lớn cai trị, trước hết là Trung Quốc, sau đó là Nga, và đặc biệt là cuộc xâm lăng tàn bạo của Nhật Bản, trong thế kỉ XVI. Mĩ là những người đến sau, nhưng lòng hận thù chủ nghĩa đế quốc Mĩ ở Triều Tiên không chỉ có nguồn gốc từ cuộc chiến tranh tàn bạo ở Triều Tiên, mà còn xuất phát từ những kí ức lâu dài về sự áp bức của nước ngoài.
Sự thống trị của các cường quốc bên ngoài đã tạo ra hai thái cực: cộng tác và kháng chiến trong lịch sử Hàn Quốc. Một số tầng lớp cai trị ở Triều Tiên trong những vương triều khác nhau đã hợp tác với các cường quốc bên ngoài, còn một số khác thì đấu tranh chống lại họ. Sự kiện này dẫn đến những thù hận sâu sắc ngay giữa người Triều Tiên với nhau.
Kim Nhật Thành bắt đầu sự nghiệp như một người hợp tác với nước ngòai. Ông ta được Stalin chọn làm lãnh đạo cộng sản bù nhìn ở miền Bắc. Sự kiện này tạo ra huyền thoại về Kim, như người anh hùng kháng Nhật Bản trong Thế chiến II và sau đó là người chống Mĩ và tay sai ở Nam Hàn, cái này còn quan trọng hơn.
Chủ nghĩa dân tộc Bắc Triều Tiên, với sùng bái tinh thần tự lực cách sinh, gọi là Juche, vừa là là tôn giáo vừa là chính trị. Bảo vệ triều đại nhà họ Kim, được xây dựng như là biểu tượng của sự phản kháng của Triều Tiên trước các thế lực nước ngoài, là nhiệm vụ thiêng liêng. Và khi điều thiêng liêng sát nhập với chính trị thì thỏa hiệp trở nên gần như bất khả thi. Người ta có thể thương lượng về những quyền lợi xung đột nhau, nhưng không thể thương lượng về vấn đề được coi là thiêng liêng.
Donald Trump, một nhà kinh doanh bất động sản, tin rằng mọi thứ đều có thể thương lượng. Trong kinh doanh, không có gì là thiêng liêng. Ý tưởng của ông ta về xử lí là lấn át phía bên kia bằng bịp bợm và hăm dọa, vì thế lời hứa của ông ta: “hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên” (có nghĩa là hơn 20 triệu người sẽ chết). Thật khó tưởng tượng làm sao Kim Jong-un, người bảo vệ thần thánh của nhân dân có thể bị lời hăm dọa như thế buộc phải chấp nhận đàm phán.
Có khả năng là Kim Jong-un, và thậm chí là một số thần dân của chế độ chuyên chế của ông ta, sẵn sàng chết chứ không đầu hàng. Đây không phải là lần đầu tiên một phong trào nửa tôn giáo chuyển thành tự sát.
Nhưng có nhiều khả năng là sẽ xảy ra rủi ro khác. Vì những bài diễn văn đầy thù nghịch của Trump và những lời nói huyên thuyên công khai của ông ta thường đi kèm với những lời tuyên bố thận trọng của các nhân vật cao cấp trong nội các của ông ta, làm cho Kim có thể coi thường. Ông ta có thể cho rằng Trump nói dối và sẽ không bao giờ biến những lời đe dọa thành hiện thực.
Sự kiện này có thể khuyến khích ông ta thực hiện một số hành động liều lĩnh – ví dụ, bắn tên lửa vào đảo Guam – Mĩ sẽ phải đáp trả tương ứng. Sẽ là thảm họa, không chỉ đối với những người Triều Tiên, vốn tin tưởng vào sứ mệnh thiêng liêng của Kim, mà trước hết là đối với hàng triệu người Hàn Quốc, sống cách biên giới Bắc Triều Tiên có 35 dặm, tức là những người hoàn toàn không sùng bái Kim.
Ian Buruma, biên tập viên tờ The New York Review of Books, là tác giả của rất nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh và the Limits of Tolerance and Year Zero: A History of 1945.
Như chúng ta biết, cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể là tất cả mọi thứ, trừ niềm vui. Nạn đói thường xuyên diễn ra làm chết khá nhiều dân. Khoảng 200.000 tù nhân chính trị bị giữ làm nô lệ trong các trại lao động cực kì khắc nghiệt, nếu không bị tra tấn đến chết là may. Và không có tự do ngôn luận. Không những không được thể hiện sự ngờ vực về địa vị thần thánh của Kim; mà muốn sống thì phải thường xuyên tuyên bố sự tận tụy của mình đối với ông ta.
Có khả năng là, thậm chí xác suất cao là, nhiều người Triều Tiên hành xử như những người sùng bái chỉ vì họ phải làm như thế. Những người khác làm như thế vì họ không biết cách hành xử tốt hơn. Tương tự như người dân ở những nơi khác, họ hành xử theo phản xạ cho phù hợp những tiêu chuẩn của thế giới xung quanh, mà không nghĩ thấu đáo về ý nghĩa của chúng. Nhưng một số người Bắc Triều Tiên, có lẽ là nhiều người, có thể tin vào sự sùng bái triều đại Kim, tương tự như tất cả hiện tượng sùng bái (hoặc niềm tin tôn giáo), được hình thành từ những mảnh vỡ của các nền văn hoá, niềm tin và truyền thống khác.
Việc sùng bái Kim có cái gì đó của chủ nghĩa Stalin, có cái gì đó của Thiên Chúa giáo, có cái gì đó của việc thờ cúng tổ tiên của Nho giáo, có cái gì đó những pháp sư bản địa, và có cái gì đó trong tục thờ phụng hoàng đế của Nhật Bản, từng cai trị Triều Tiên trong đầu thế kỉ XX. Cha của Kim Jong-un, Kim Jong-il, được cho là được sinh ra trên núi Paektu, một nơi thiêng liêng, nơi mà người sáng lập ra nước Triều Tiên, một người nửa người-nửa gấu tên là Tangun, đã sinh ra cách đây hơn 4.000 năm. Sự ra đời của Kim Jong-il, còn được gọi là nhà lãnh đạo kính yêu (cha của ông ta, Kim Il-sung, là nhà lãnh đạo vĩ đại), đã biến mùa đông thành mùa xuân và xuất hiện một ngôi sao sáng rực trên bầu trời.
Tất cả đều có vể khôi hài, nhưng bất cứ đức tin nào cũng có những câu chuyện về phép lạ như thế. Quan trọng là người ta tin những phép lạ đó.
Về phương diện này, người Bắc Triều Tiên không khác với những tín đồ ở bất cứ đâu. Thường có nhiều lí do giải thích vì sao một số niềm tin nhất định lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tìm được trong số những người bị xã hội ruồng bỏ và những người bị áp bức những người sẵn sàng cải đạo, vì hai tôn giáo này hứa sự bình đẳng trước Thiên Chúa. Niềm tin của Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có tính dung hợp như thế. Thật vậy, cốt lõi của nó là cảm giác về sự thuần khiết của dân tộc, tình cảm về chủ nghĩa dân tộc thiêng liêng, cần phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Tương tự như Ba Lan, đất nước tự coi mình là hình ảnh của dân tộc tử vì đạo Thiên Chúa, Triều Tiên từng bị các nước lớn cai trị, trước hết là Trung Quốc, sau đó là Nga, và đặc biệt là cuộc xâm lăng tàn bạo của Nhật Bản, trong thế kỉ XVI. Mĩ là những người đến sau, nhưng lòng hận thù chủ nghĩa đế quốc Mĩ ở Triều Tiên không chỉ có nguồn gốc từ cuộc chiến tranh tàn bạo ở Triều Tiên, mà còn xuất phát từ những kí ức lâu dài về sự áp bức của nước ngoài.
Sự thống trị của các cường quốc bên ngoài đã tạo ra hai thái cực: cộng tác và kháng chiến trong lịch sử Hàn Quốc. Một số tầng lớp cai trị ở Triều Tiên trong những vương triều khác nhau đã hợp tác với các cường quốc bên ngoài, còn một số khác thì đấu tranh chống lại họ. Sự kiện này dẫn đến những thù hận sâu sắc ngay giữa người Triều Tiên với nhau.
Kim Nhật Thành bắt đầu sự nghiệp như một người hợp tác với nước ngòai. Ông ta được Stalin chọn làm lãnh đạo cộng sản bù nhìn ở miền Bắc. Sự kiện này tạo ra huyền thoại về Kim, như người anh hùng kháng Nhật Bản trong Thế chiến II và sau đó là người chống Mĩ và tay sai ở Nam Hàn, cái này còn quan trọng hơn.
Chủ nghĩa dân tộc Bắc Triều Tiên, với sùng bái tinh thần tự lực cách sinh, gọi là Juche, vừa là là tôn giáo vừa là chính trị. Bảo vệ triều đại nhà họ Kim, được xây dựng như là biểu tượng của sự phản kháng của Triều Tiên trước các thế lực nước ngoài, là nhiệm vụ thiêng liêng. Và khi điều thiêng liêng sát nhập với chính trị thì thỏa hiệp trở nên gần như bất khả thi. Người ta có thể thương lượng về những quyền lợi xung đột nhau, nhưng không thể thương lượng về vấn đề được coi là thiêng liêng.
Donald Trump, một nhà kinh doanh bất động sản, tin rằng mọi thứ đều có thể thương lượng. Trong kinh doanh, không có gì là thiêng liêng. Ý tưởng của ông ta về xử lí là lấn át phía bên kia bằng bịp bợm và hăm dọa, vì thế lời hứa của ông ta: “hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên” (có nghĩa là hơn 20 triệu người sẽ chết). Thật khó tưởng tượng làm sao Kim Jong-un, người bảo vệ thần thánh của nhân dân có thể bị lời hăm dọa như thế buộc phải chấp nhận đàm phán.
Có khả năng là Kim Jong-un, và thậm chí là một số thần dân của chế độ chuyên chế của ông ta, sẵn sàng chết chứ không đầu hàng. Đây không phải là lần đầu tiên một phong trào nửa tôn giáo chuyển thành tự sát.
Nhưng có nhiều khả năng là sẽ xảy ra rủi ro khác. Vì những bài diễn văn đầy thù nghịch của Trump và những lời nói huyên thuyên công khai của ông ta thường đi kèm với những lời tuyên bố thận trọng của các nhân vật cao cấp trong nội các của ông ta, làm cho Kim có thể coi thường. Ông ta có thể cho rằng Trump nói dối và sẽ không bao giờ biến những lời đe dọa thành hiện thực.
Sự kiện này có thể khuyến khích ông ta thực hiện một số hành động liều lĩnh – ví dụ, bắn tên lửa vào đảo Guam – Mĩ sẽ phải đáp trả tương ứng. Sẽ là thảm họa, không chỉ đối với những người Triều Tiên, vốn tin tưởng vào sứ mệnh thiêng liêng của Kim, mà trước hết là đối với hàng triệu người Hàn Quốc, sống cách biên giới Bắc Triều Tiên có 35 dặm, tức là những người hoàn toàn không sùng bái Kim.
Ian Buruma, biên tập viên tờ The New York Review of Books, là tác giả của rất nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh và the Limits of Tolerance and Year Zero: A History of 1945.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korean-survival-cult-by-ian-buruma-2017-10
No comments:
Post a Comment