Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Ngày 18 tháng 10 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội để tái phong chức cho Tập Cận Bình làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tập Cận Bình thường nói tới “Giấc mơ Trung Hoa”, coi đó là tư tưởng chính của ông ta, nhưng chính sách đối ngoại hung hăng và không đáng tin của ông ta là cơn ác mộng đối với các lân bang của Trung Quốc.
Lễ bàn giao Hồng K ông về cho Trung Quốc cách đây 20 năm
Đàm phán với các quan chức Trung Quốc thường trở thành những cuộc chiến kéo dài cho mỗi nhượng bộ có thể tưởng tượng được. Nhưng vấn đề thực sự là, trái với sự kiện mà nhiều người tin, chính quyền Trung Quốc không phải lúc nào cũng giữ lời hứa, kinh nghiệm của Hồng Kông trong 20 năm kể từ khi Anh bàn giao cho Trung Quốc là ví dụ.
Khi làm thống đốc Hồng Kông, từ năm 1992 cho đến khi bàn giao thành phố cho Trung Quốc vào năm 1997, tôi thường xuyên ghi nhật kí. Trong mấy tháng qua, dựa vào cuốn nhật kí này, tôi đã chấp bút cuốn sách nói về kinh nghiệm của tôi ở đó và khám phá ra một số đoạn mô tả về trường “tranh đấu” của nền ngoại giao Trung Quốc - cuộc chiến vẫn kéo dài ngay cả khi chúng ta tiến sát đến ngày kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông trở về với Trung Quốc.
Trong trường tranh đấu của nền ngoại giao Trung Quốc, không có quyết định nào có thể được khẳng định mà không có những cuộc tranh luận kéo dài với các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tranh luận chỉ chấm dứt khi người ta thấy rõ rằng Trung Quốc không thể đòi những nhượng bộ khác ngoài những thứ đã đòi được từ ở phía bên kia. Các nhà thương thuyết Trung Quốc dường như (hay giả vờ) tin rằng thời gian ủng hộ họ, vì vậy họ luôn luôn có thể chờ đợi đối phương.
Một ví dụ khác của cách tiếp cận mang tính hà hiếp này liên quan đến việc sắp xếp quá trình bàn giao. Trung Quốc đưa ra một số đề xuất, nếu chúng tôi không chống lại thì họ đã cho quân đội tràn vào Hồng Kông trước ngày 30 tháng 7 năm 1997 - ngày bàn giao đã được các bên thỏa thuận.
Người Trung Quốc cũng tìm mọi cách để biến buổi lễ bàn giao thành vụ sỉ nhục nước Anh. Họ muốn Hoàng tử xứ Wales, đại diện chính của Anh tại buổi lễ, phải tỏ ra lễ phép trước chủ tịch Trung Quốc (mặc dù họ không yêu cầu ông cúi đầu khi bàn giao chìa khoá cho thành phố).
Thường rất khó thấy bản chất của toàn bộ trò hèn mọn này. Ví dụ, vì sao lại làm cho chi sân bay mới của Hồng Kông vọt lên, bằng cách trì hoãn công tác xây dựng? Tôi cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc thích dự án hoàn thành khi Trung Quốc chứ không phải nước Anh cai quản thành phố này.
Ở đây cũng thế, chúng tôi kiên quyết, cuối cùng hai bên đồng ý rằng chủ tịch Trung Quốc và Hoàng tử xứ Wales sẽ vào phòng cùng một lúc. Chủ tịch Trung Quốc có bài phát biểu chính thức ngắn, Hoàng tử và Thủ tướng Anh Tony Blair đã ứng khẩu đáp lời. Sau những cú bắt tay, mọi người đều đi ra và thế là hết. Đây không phải là một nghi lễ cần thiết để tốn nhiều công sức đến như thế, đặc biệt là vì Trung Quốc không có gì đáng kể để nói; tuy nhiên, như thường lệ, nó là sản phẩm của một cuộc đấu tranh.
Sự hăng hái của các nhà đàm phán Trung Quốc có thể sẽ trở nên dễ chịu nếu những thỏa thuận đạt được là chắc chắn. Nhưng trái với nhận thức của nhiều người – trong đó có những người mà tôi đã nói chuyện về ngoại giao đấu tranh của Trung Quốc - bằng chứng cho thấy rằng các nhà chức trách Trung Quốc không nhất thiết làm đúng như những gì họ nói.
Xin xem xét việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong các cuộc đàm phán mà tôi tham gia, Trung Quốc hứa sẽ mở cửa thị trường của mình cho phần còn lại của thế giới. Nhưng họ làm rất chậm - chậm hơn rất nhiều so với các nước khác mở cửa cho xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc. Nói rộng hơn, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tạo ra sân chơi không sòng phẳng - xin hỏi bất kì phòng thương mại nước ngoài nào ở Bắc Kinh thì sẽ rõ.
Dường như các nhà chính trị phương Tây sẽ trở thành đạo đức giả khi phê phán các nước mới nổi vì không đáng tin cậy, vào lúc mà Tổng thống Mĩ, Donald Trump - một thời là người lãnh đạo phương Tây – cũng là người không đáng tin. Với những bước đi, ví dụ rút khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu, Trump đã chứng tỏ ông cũng là người hoàn toàn không đáng tin.
Nhưng điều đó sẽ thay đổi, sớm muộn gì Trump cũng bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Không thể nói như thế về Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc – cơ quan này sẽ sống lâu hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Khi Trung Quốc trở thành tay chơi ngày càng quan trọng hơn trong các vấn đề toàn cầu, các nước khác trên thế giới phải chấp nhận ra khả năng là các nhà lãnh đạo của nước này là không đáng tin hay thậm chí là lừa đảo.
Một bài kiểm tra quan trọng về độ tin cậy của Trung Quốc sẽ được thể hiện trong vài năm tới ở Hồng Kông. Việc chuyển chủ quyền từ Anh sang Trung Quốc dựa trên “tuyên bố chung” giữa hai nước, được kì vào giữa những năm 1980. Văn kiện này, một hiệp định quốc tế được Liên hợp quốc kí, đã bảo đảm rằng quyền tự trị và lối sống của Hồng Công sẽ được bảo vệ trong vòng 50 năm, tức là cho đến năm 2047.
Cho đến nay, mọi việc không diễn ra như kế hoạch. Mặc dù trong vài năm đầu tiên, sau khi bàn giao, thỏa thuận, nói chung đã tôn trọng – nhưng chẳng bao lâu sau người ta bắt đầu xóa bỏ những sắp xếp nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình theo lối dân chủ - sự kìm kẹp của Trung Quốc đối với Hồng Công đã gia tăng đáng kể.
Thực tế, không những không tiến hành các cuộc cải cách dân chủ, Trung Quốc đe doạ nguyên tắc pháp quyền, đe dọa sự độc lập của ngành tư pháp và sự tự chủ của các trường đại học ở Hồng Kông. Nước này cũng đã tiến hành những nỗ lực không cần che dấu nhằm hạn chế tự do báo chí. Người dân Hồng Kông đã bị bắt cóc và đưa qua biên giới để đối mặt với “nguyên tắc pháp quyền” theo những điều kiện của Đảng cộng sản.
Dường như Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng sau 20 năm, thế giới bên ngoài sẽ không quan tâm đến những chuyện xảy ra ở cựu thuộc địa này của nước Anh. Người dân Hồng Kông ngày càng phải tự hỏi liệu Trung Quốc có tôn trọng quyền của thành phố - hay sẽ bóp cổ nó.
Chắc chắn, Hồng Kông vẫn là một trong những thành phố tự do nhất ở châu Á, đặc biệt là vì niềm tự hào của người dân ở đây, khi họ coi mình là người Hồng Kông thuộc Trung Quốc. Họ là những người yêu nước, những người không tin vào chế độ độc tài Cộng sản, mà tin vào chủ nghĩa đa nguyên và quan hệ gần gũi giữa tự do cá nhân và thịnh vượng.
Chủ tịch Tập Cận Bình nên tận dụng cơ hội kỉ niệm 20 năm ngày bàn giao Hồng Kông về cho Trung Quốc nhằm tái khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với tuyên bố chung - và sau đó làm theo lời khẳng định này. Đối với phần còn lại của thế giới, chúng ta nên theo dõi chặt chẽ những sự kiện xảy ra ở Hồng Kông. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc không giữ lời ở Hồng Kông, làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ trong những lĩnh vực khác?
Chris Patten, thống đốc cuối cùng của nước Anh ở Hồng Kông và cựu ủy viên EU về các vấn đề đối ngoại, hiện là chủ tịch danh dự Đại học Oxford.
Khi làm thống đốc Hồng Kông, từ năm 1992 cho đến khi bàn giao thành phố cho Trung Quốc vào năm 1997, tôi thường xuyên ghi nhật kí. Trong mấy tháng qua, dựa vào cuốn nhật kí này, tôi đã chấp bút cuốn sách nói về kinh nghiệm của tôi ở đó và khám phá ra một số đoạn mô tả về trường “tranh đấu” của nền ngoại giao Trung Quốc - cuộc chiến vẫn kéo dài ngay cả khi chúng ta tiến sát đến ngày kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông trở về với Trung Quốc.
Trong trường tranh đấu của nền ngoại giao Trung Quốc, không có quyết định nào có thể được khẳng định mà không có những cuộc tranh luận kéo dài với các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tranh luận chỉ chấm dứt khi người ta thấy rõ rằng Trung Quốc không thể đòi những nhượng bộ khác ngoài những thứ đã đòi được từ ở phía bên kia. Các nhà thương thuyết Trung Quốc dường như (hay giả vờ) tin rằng thời gian ủng hộ họ, vì vậy họ luôn luôn có thể chờ đợi đối phương.
Một ví dụ khác của cách tiếp cận mang tính hà hiếp này liên quan đến việc sắp xếp quá trình bàn giao. Trung Quốc đưa ra một số đề xuất, nếu chúng tôi không chống lại thì họ đã cho quân đội tràn vào Hồng Kông trước ngày 30 tháng 7 năm 1997 - ngày bàn giao đã được các bên thỏa thuận.
Người Trung Quốc cũng tìm mọi cách để biến buổi lễ bàn giao thành vụ sỉ nhục nước Anh. Họ muốn Hoàng tử xứ Wales, đại diện chính của Anh tại buổi lễ, phải tỏ ra lễ phép trước chủ tịch Trung Quốc (mặc dù họ không yêu cầu ông cúi đầu khi bàn giao chìa khoá cho thành phố).
Thường rất khó thấy bản chất của toàn bộ trò hèn mọn này. Ví dụ, vì sao lại làm cho chi sân bay mới của Hồng Kông vọt lên, bằng cách trì hoãn công tác xây dựng? Tôi cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc thích dự án hoàn thành khi Trung Quốc chứ không phải nước Anh cai quản thành phố này.
Ông Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hong Kong thuộc Anh, nhận quốc kỳ Anh sau khi nó được kéo xuống khỏi dinh thự của ông. Sau đó vài giờ, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc sau 156 năm nằm dưới quyền kiểm soát của Anh
Ở đây cũng thế, chúng tôi kiên quyết, cuối cùng hai bên đồng ý rằng chủ tịch Trung Quốc và Hoàng tử xứ Wales sẽ vào phòng cùng một lúc. Chủ tịch Trung Quốc có bài phát biểu chính thức ngắn, Hoàng tử và Thủ tướng Anh Tony Blair đã ứng khẩu đáp lời. Sau những cú bắt tay, mọi người đều đi ra và thế là hết. Đây không phải là một nghi lễ cần thiết để tốn nhiều công sức đến như thế, đặc biệt là vì Trung Quốc không có gì đáng kể để nói; tuy nhiên, như thường lệ, nó là sản phẩm của một cuộc đấu tranh.
Sự hăng hái của các nhà đàm phán Trung Quốc có thể sẽ trở nên dễ chịu nếu những thỏa thuận đạt được là chắc chắn. Nhưng trái với nhận thức của nhiều người – trong đó có những người mà tôi đã nói chuyện về ngoại giao đấu tranh của Trung Quốc - bằng chứng cho thấy rằng các nhà chức trách Trung Quốc không nhất thiết làm đúng như những gì họ nói.
Xin xem xét việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong các cuộc đàm phán mà tôi tham gia, Trung Quốc hứa sẽ mở cửa thị trường của mình cho phần còn lại của thế giới. Nhưng họ làm rất chậm - chậm hơn rất nhiều so với các nước khác mở cửa cho xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc. Nói rộng hơn, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tạo ra sân chơi không sòng phẳng - xin hỏi bất kì phòng thương mại nước ngoài nào ở Bắc Kinh thì sẽ rõ.
Dường như các nhà chính trị phương Tây sẽ trở thành đạo đức giả khi phê phán các nước mới nổi vì không đáng tin cậy, vào lúc mà Tổng thống Mĩ, Donald Trump - một thời là người lãnh đạo phương Tây – cũng là người không đáng tin. Với những bước đi, ví dụ rút khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu, Trump đã chứng tỏ ông cũng là người hoàn toàn không đáng tin.
Nhưng điều đó sẽ thay đổi, sớm muộn gì Trump cũng bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Không thể nói như thế về Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc – cơ quan này sẽ sống lâu hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Khi Trung Quốc trở thành tay chơi ngày càng quan trọng hơn trong các vấn đề toàn cầu, các nước khác trên thế giới phải chấp nhận ra khả năng là các nhà lãnh đạo của nước này là không đáng tin hay thậm chí là lừa đảo.
Một bài kiểm tra quan trọng về độ tin cậy của Trung Quốc sẽ được thể hiện trong vài năm tới ở Hồng Kông. Việc chuyển chủ quyền từ Anh sang Trung Quốc dựa trên “tuyên bố chung” giữa hai nước, được kì vào giữa những năm 1980. Văn kiện này, một hiệp định quốc tế được Liên hợp quốc kí, đã bảo đảm rằng quyền tự trị và lối sống của Hồng Công sẽ được bảo vệ trong vòng 50 năm, tức là cho đến năm 2047.
Cho đến nay, mọi việc không diễn ra như kế hoạch. Mặc dù trong vài năm đầu tiên, sau khi bàn giao, thỏa thuận, nói chung đã tôn trọng – nhưng chẳng bao lâu sau người ta bắt đầu xóa bỏ những sắp xếp nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình theo lối dân chủ - sự kìm kẹp của Trung Quốc đối với Hồng Công đã gia tăng đáng kể.
Thực tế, không những không tiến hành các cuộc cải cách dân chủ, Trung Quốc đe doạ nguyên tắc pháp quyền, đe dọa sự độc lập của ngành tư pháp và sự tự chủ của các trường đại học ở Hồng Kông. Nước này cũng đã tiến hành những nỗ lực không cần che dấu nhằm hạn chế tự do báo chí. Người dân Hồng Kông đã bị bắt cóc và đưa qua biên giới để đối mặt với “nguyên tắc pháp quyền” theo những điều kiện của Đảng cộng sản.
Dường như Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng sau 20 năm, thế giới bên ngoài sẽ không quan tâm đến những chuyện xảy ra ở cựu thuộc địa này của nước Anh. Người dân Hồng Kông ngày càng phải tự hỏi liệu Trung Quốc có tôn trọng quyền của thành phố - hay sẽ bóp cổ nó.
Chắc chắn, Hồng Kông vẫn là một trong những thành phố tự do nhất ở châu Á, đặc biệt là vì niềm tự hào của người dân ở đây, khi họ coi mình là người Hồng Kông thuộc Trung Quốc. Họ là những người yêu nước, những người không tin vào chế độ độc tài Cộng sản, mà tin vào chủ nghĩa đa nguyên và quan hệ gần gũi giữa tự do cá nhân và thịnh vượng.
Chủ tịch Tập Cận Bình nên tận dụng cơ hội kỉ niệm 20 năm ngày bàn giao Hồng Kông về cho Trung Quốc nhằm tái khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với tuyên bố chung - và sau đó làm theo lời khẳng định này. Đối với phần còn lại của thế giới, chúng ta nên theo dõi chặt chẽ những sự kiện xảy ra ở Hồng Kông. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc không giữ lời ở Hồng Kông, làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ trong những lĩnh vực khác?
Chris Patten, thống đốc cuối cùng của nước Anh ở Hồng Kông và cựu ủy viên EU về các vấn đề đối ngoại, hiện là chủ tịch danh dự Đại học Oxford.
Đã đăng trên Dân Luận
Nguồn: Project Syndicate
No comments:
Post a Comment