Hiền Phong dịch
Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ
Gần đây tôi gặp lại trong nhà mình một cuốn sách mà đã từ lâu tôi nghĩ đến. Tên nó là “Nước Nga: những khuôn mặt của một đất nước rách nát.” Cái tựa đề có lẽ không thật độc đáo, nhưng chắc chắn là thích hợp. Cuốn sách kể về nước Nga cách nay một phần tư thế kỉ: một loại nhà thương điên. Liên Xô vừa sụp đổ, những hi vọng về một khởi đầu mới phần lớn tỏ ra ảo tưởng, giới quan chức cũ và giới kinh doanh xảo quyệt đã cướp lấy di sản của Liên Xô cho chính mình và bỗng chốc trở nên giàu có trong khi phần còn lại của đất nước tụt xuống nghèo khổ. Những bà già đứng trong mưa gió giữa chợ trời (tolkuchkas), cố bán những đồ sứ kỉ vật cưới bên cạnh những sinh viên rao bán những bộ sưu tập tem quí. Trong khi đó, chiến tranh gầm rú ở những vùng biên của đất nước.
Quay trở lại năm 1991 người dân Nga không thể giải thích nước Nga đại diện cho cái gì, chính trị của nó đang lao đầu vào đâu, và mọi cuộc xung đột có thể được giải quyết bằng cách nào. Các nhà báo chúng tôi tất nhiên cũng không thể.
Tất cả những cái đó bây giờ đã thành lịch sử, mọi việc đã được xem xét, tình hình nước Nga ngày nay không còn tồi tệ như vậy. Cuốn sách nói trên do tôi viết, trong đó có tiểu sử tóm tắt của 18 người cố gắng tìm chỗ đứng của mình trong nước Nga. Họ tiêu biểu cho quá trình chuyển đổi: các chính khách và các tướng lĩnh, doanh nhân và nghệ sĩ, những nhà duy tâm, những nhà dân túy, những tội phạm.
Một số người trong đó nay không còn sống – đôi người đã bị giết trong khi những người khác rời bỏ đất nước, hoặc leo lên các cương vị cao trong chính phủ. Từ điểm nhìn hôm nay xem xét các tiểu sử ấy, không khó để hiểu rằng tại sao một số người tụt lại phía sau trong khi những người khác tiếp tục thành công trong sự nghiệp. Ta cũng có thể thấy nước Nga đã cố gắng giành lại vị trí của nó như thế nào.
Một trong những nhân vật chính của cuốn sách là Dzhokhar Dudayev, người đã tuyên bố Chechnya độc lập khỏi nước Nga vào năm 1991, và kêu gọi nhân dân vùng Caucasus chống lại những kẻ thực dân Moscow. Vì ông mà nước Nga đã phát động một cuộc chiến tranh, đưa 60.000 binh lính vào nước cộng hòa nhỏ bé này. Ba tháng sau ngày tôi nói với vị tổng thống Chechnya này, dinh của ông, nơi chúng tôi gặp nhau khi đó, bị san phẳng. Mười lăm tháng sau đó tên lửa nước Nga lấy đi mạng sống của ông. Thêm mười lăm năm nữa, Chechnya có hoà bình. Khoảng 160,000 người đã bị giết trong chiến tranh. Từ đó đến nay, không vùng nào mưu toan li khai khỏi nước Nga nữa.
Một nhân vật chính khác của cuốn sách là Sergei Debov, một nhà sinh hóa học và chuyên gia về da. Nay ông cũng đã chết. Năm 1952 Debov tham gia đơn vị bí mật “Lăng Lenin”- một nhóm các nhà khoa học đã ướp xác nhà lãnh tụ cách mạng, người đã nằm ở Moscow nguyên trong trạng thái đó kể từ khi chết, năm 1924. Trong gần 40 năm, Debov gần như cũng ướp xác Stalin, mỗi tuần hai lần giữ cho tươi thi thể của Lenin bằng một phương pháp bí mật.
Rồi Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và tổng thống Boris Yeltsin cắt giảm tài trợ của đơn vị bí mật và đội danh dự đứng trước lăng. Lenin trở thành tầng lớp hạ đẳng (pariah) trong dân tộc và đã có ý kiến trong công dân kêu gọi an táng ông trong một nghĩa trang ở St. Petersburg. Debov nói với tôi ông bị sốc: “Dỡ bỏ Lenin khỏi lịch sử nước Nga – đó là điều không thể chấp nhận được.”
Không có gì đáng tiếc trong lịch sử nước Nga?
Sự kiện là 25 năm sau nhà lãnh đạo cách mạng vẫn còn được trưng bày trên Quảng trường Đỏ, và những người kế nhiệm Debov vẫn làm việc, cũng giúp giải thích nước Nga đã tìm thấy con đường trở lại ổn định như thế nào. Vị lãnh tụ này của Cách mạng tháng Mười, giống như Stalin, không quan tâm bao nhiêu người trong nhân dân ông đã hi sinh cho tư tưởng cộng sản, vẫn là một biểu tượng chính trị quan trọng. Việc ông tiếp tục hiện diện làm an lòng những môn đồ trung thành của chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng thể hiện niềm tin trong giới lãnh đạo Kremlin rằng không có gì phải hối tiếc trong lịch sử nước Nga. Nó phản ánh cách nhìn vào lịch sử trong nước Nga của Vladimir Putin.
Nhân vật thứ ba trong cuốn sách hiện vẫn còn sống, năm nay 53 tuổi. Ông sinh đúng ngày sinh của Stalin, lớn lên trở thành phó thủ tướng và hiện nay phụ trách công nghệ quốc phòng của Nga. Tôi gặp Dmitry Rogozin khi ông 31 tuổi. Trước đó một thời gian ngắn, ông hoạt động tích cực trong Komsomol, cánh trẻ của Đảng Cộng sản. Sau đó ông trở thành Đại sứ ở NATO và làm cho giới quân sự phương Tây sốc với những tuyên bố ngẫu hứng của mình. Chúng tôi thường gặp nhau ở Brussels.
Sau khi Liên Xô sụp đổ Rogozin được giao trách nhiệm về số phận của 25 triệu người Nga thiểu số sống bên ngoài biên giới của đất nước trong những nước cộng hoà Xôviêt cũ. Ông sáng lập ra Đại hội các Cộng đồng người Nga để bảo vệ quyền lợi của họ và trở thành lãnh tụ tư tưởng dựa trên khái niệm “thế giới Nga” – một thế giới bao gồm mọi xó xỉnh của trái đất nơi có người Nga sinh sống và, theo lời Putin, phải được bảo vệ. Ngày nay Rogozin là một thứ loa phát ngôn dân tộc chủ nghĩa cho chính phủ và gần đây một lần nữa ông ta chửi các chính khách phương Tây là “cặn bã.”
Việc khai hóa Chechnya, việc khôi phục lại lịch sử Xôviêt và viện dẫn “thế giới Nga” – tương tự như những gì Đonald Trump hiện nay đang làm ở Hoa Kì dưới khẩu hiệu “Mĩ trước hết”– tất cả những cái đó giúp cứu vãn nước Nga trẻ. Và lòng biết ơn của người Nga đã hướng vào Putin, phản ánh trong tỉ lệ 80 phần trăm ủng hộ tổng thống.
Nước Nga mới
Có thể trông thấy nước Nga mới ở nhiều nơi. Cách đây vài tuần tôi đến thành phố nhỏ Gvardeysk ở miền tây nước Nga, chỉ có 13.000 ngàn dân. Lần cuối tôi đến thành phố này là 1998, ngay sau cuộc khủng hoảng đồng rup đưa chính phủ đến bờ vực phá sản. Nhà máy giấy đóng cửa sau khủng hoảng, tiếp theo là xưởng bê tông và nhà máy pho mat. Các thiết bị sưởi ấm không còn than để chạy, ba phần tư dân cư sống dưới mức nghèo khổ. Bệnh viện lạnh giá, thiếu thuốc men thậm chí thiếu cả găng tay phẫu thuật. Các trại lính và nhà tù đóng trong một lâu đài cổ, thiếu thực phẩm. Trong các làng xung quanh Gvardeysk, việc thiếu thực phẩm và nguồn nước uống vị nhiễm bẩn dẫn đến nhiều ca lao phổi và viêm màng não.
Bây giờ, năm 2017, những ngôi nhà trên quảng trường trung tâm được sơn mới lại, một xưởng đồ gỗ đã mở, cũng như một nhà máy chế biến thịt và một xưởng làm bao bì. Có một trung tâm thanh niên và một phòng tập thể dục. Và lâu đài/ nhà tù sẽ dược cải tạo thành một nơi thu hút khách du lịch.
Nếu bạn chạy xe về hướng đông, đi sâu vào các vùng nông thôn, thì một thực tế khác hiện lên, với những làng đang hấp hối. Nhưng không có dấu hiệu nào của tình trạng khẩn cấp toàn quốc làm tê liệt nước Nga hai thập niên trước. Đặc biệt ở Moscow càng không có. Nó đã tự biến thành một đô thị hiện đại, với những khu đi bộ, những siêu thị khổng lồ, những câu lạc bộ nhạc jazz, và các nhà hát tiền phong, với WiFi trên các đường phố và thậm chí dưới hầm tầu điện ngầm.
Chính trị Nga thiếu hệ thống phản hồi
Nhưng có một thứ không hề thay đổi cả ở thủ đô lẫn phần còn lại của đất nước. Gần đây tôi đụng phải điều này trong khi đọc một thông cáo trong toà nhà của tôi ở Moscow, tượng trưng cho một hiện tượng đã là một phần của nước Nga trong nhiều thế kì và hé cho ta thấy cái bối cảnh của việc Putin được 80 phần trăm ủng hộ.
Bản thông cáo nói đến một tuyên bố của chính quyền thành phố Moscow về kế hoạch dỡ bỏ 4.500 toà nhà chung cư sập xệ. Những toà nhà năm tầng lắp ghép như thế này trông xấu xí, dị dạng và thường đổ nát. Nhưng có khoảng một triệu cư dân, một phần mười hai tổng dân số Moscow chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Và chính quyền thành phố thúc đẩy kế hoạch của nó một cách tàn nhẫn, thậm chí thông qua một đạo luật ở nghị viện với tốc độ tia chớp, khiến một cơn bão công phẫn bùng lên. Ngay cả trong khu tôi ở, tuy không có toà nhà nào nằm trong số này, người ta cũng chửi rủa cuộc tháo dỡ.
Bản thông cáo trong khu nhà tôi đến từ một sáng kiến gọi là Ngưởi Moscow Chống Tháo dỡ. Họ lập luận rằng kế hoạch này là một hình thức nhục nhã của cưỡng bức tái định cư – rằng nó không chỉ nhằm đến những tòa nhà lắp ghép cao tầng, mà nhằm cung cấp đất cho các công ty xây dựng có quan hệ mật thiết với chính quyền để xây những tòa nhà cao tầng lợi nhuận cao. Bản thông cáo xác nhận những cư dân từ chối di dời sẽ bị cưỡng bức tái định cư, và sẽ không có đền bù từ phía người thuê đất. Nhóm này cho rằng nhiều người sở hữu những căn hộ sẽ không chịu nhận chỗ ở mới có giá trị tương đương.
Cuộc náo động ở Moscow vô cùng rộng lớn. Chính phủ, vốn đã nói nó muốn làm điều gì đó tốt cho các cư dân của thành phố, dường như hết sức ngạc nhiên về sự phản đối. Thậm chí Putin đã phải can thiệp và thúc giục Duma - nghị viện Nga – sửa chữa đạo luật đôi chút, bởi vì cuộc bầu cử tổng thống được ấn định vào năm 2018 và ông ta không muốn có những sự chống đối từ các công dân phẫn nộ.
Đây là một câu chuyện thường thấy ở nước Nga. Thậm chí khi lãnh đạo cố gắng làm một cái gì tốt cho nhân dân của nó, thì sự việc cũng sẽ thành tồi tệ – bởi vì chính phủ tự mình quyết định rồi sau đó đưa ra cho nhân dân như một món quà Giáng sinh. Và bởi vì nó cố gắng thực hiện các dự án của nó theo cung cách Bolchevik. Cái khái niệm cho rằng có thể có những phản đối trong nhân dân là cái mà các nhà chính trị Nga không màng tới.
Cuộc tranh cãi về tái định cư của những người sống trong các toà nhà chung cư còn chứng tỏ trong hệ thống chính trị Nga vẫn không có vòng phản hồi. Chính phủ không có bất kì một cố gắng nghiêm túc nào tính đến nhân dân trong việc ra quyết định của nó. Các quyết sách chính trị được đưa ra là những chấp thuận hoặc những cấm đoán – điều này cũng giúp giải thích làn sóng phản đối mới ở Moscow và các thành phố khác. Ở nước Nga nhân dân và chính phủ hiếm khi đi đôi với nhau.
Tình yêu không được đền đáp
Nhà văn Viktor Erofeyev có lần nói rằng đây là đất nước của những thanh chắn (barrirer) và “vị trí thông thường của thanh chắn là: ‘đóng’”. Ông cũng hỏi rằng “tổ quốc quê hương vui vẻ cho phép anh yêu nó – nhưng nó có yêu lại anh không? Nước Nga có yêu chúng ta không?” Erofeyev tin rằng tình yêu của người Nga đối với nước Nga không dựa trên sự có đi có lại, đó là điều mà tôi đã nhiều lần nhận xét trong mấy thập niên qua. Nhưng ông cho rằng chính những người Nga mới là đáng trách – bởi vì họ không quan tâm nhiều đến tình trạng ấy.
Cách đây mấy tháng tôi có tranh luận về điều này với nhà làm phim và đạo diễn sân khấu đáng kính Andrei Konchalovsky. Năm nay ông tròn 80, đã làm một số phim Nga hay nhất và từ lâu đã sống ở Hollywood. Mặc dù có những bất đồng, nhưng chúng tôi rất gần nhau trong cách nhìn nhiều vấn đề. Konchalovsky nói người Nga đã giữ linh hồn của một nông dân qua nhiều thế kỉ, ông cho rằng họ chưa bao giờ trở thành công dân theo đúng nghĩa của từ này, và luôn luôn tự đặt mình vào vị trí đối lập với nhà nước vì chính phủ luôn luôn cố lấy khỏi họ cái gì đó. Đồng thời, ông lập luận, người Nga cực kì kiên nhẫn đến độ họ có thể dễ dàng chấp nhận bất công. Ông cũng cho rằng lối suy nghĩ của người Nga là thiện ác rạch ròi (Manichaean) – rằng người Nga chỉ biết có hai màu trắng-đen.
Sau đó Konchalovsky nói rằng Putin ban đầu suy nghĩ như người phương Tây, những cuối cùng đã nhận ra tại sao mọi kẻ thống trị người Nga quyết giành giật để lãnh đạo dân tộc này: Bởi vì cư dân của nó, theo một truyền thống không lay chuyển, cứ thoải mái giao phó mọi quyền lực của mình cho một con người duy nhất, rồi đợi cái quyền lực ấy chăm sóc cho mình, còn tự mình không làm gì hết cả.
Theo nghĩa ấy, mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ Nga là một sai lầm kinh khủng. Liệu có người ngoại quốc nào cho phép nói một điều như thế? Tôi nghĩ là không. Tôi đã hơn ba mươi năm viết báo về nước Nga và đã sống ở nước này phân nửa thời gian đó. Tôi đã hiểu rõ tại sao những người theo chủ nghĩa tự do liên kết với Boris Yeltsin trong những năm 1990 đã thất bại. Chủ nghĩa tự do không có cơ hội ở Nga. Nhân dân sẽ không cho phép nó.
Mối quan hệ kì lạ giữa nhiều người Nga với chính phủ của họ cũng biểu lộ trong vô vàn chi tiết của cuộc sống hằng ngày. Cách đây hai ha ba năm, thị trưởng Moscow cố gắng giải quyết vấn đề đậu xe bằng cách đưa ra trên mạng một hệ thống đậu xe trực tuyến. Phí thấp, một giờ đậu xe chưa đến một euro. Vấn đề được tháo gỡ rất nhiều, và hệ thống này hoạt động vì lợi ích của mọi người. Thế rồi sau đó điều gì đã xảy ra? Người Moscow bắt đầu che đi biển số xe của mình để các máy kiểm tra không đọc được số xe khi họ chạy qua, và như vậy họ đã làm cho máy không thể phát hiện bất cứ người vi phạm nào.
Một ví dụ khác: Trong nhiều thập niên, ở Nga ít xây dựng những đường phố mới, nói gì đến các xa lộ. Nhưng bây giờ có kế hoạch xây dựng một xa lộ mới giữa Moscow và St. Petersburg. Cung đường đầu tiên, dẫn đến sân bay quốc tế Sheremetyevo của Moscow, đã mở. Tuy nhiên, là con đường có thu phí, nó rất khó được đưa vào sử dụng, dù mức phí khá thấp. Các lái xe Nga tin rằng đó là một trò gian lận của chính phủ, và thích chen trong những vụ kẹt xe trên các con đường cũ hơn.
Thụ động và thờ ơ
Cái khái niệm rằng các công dân phải làm cái gì đó cho xã hội và sẽ nhận lại được cái gì đó rất hiếm gặp ở Nga. Người Nga có thể tôn vinh các diễn viên và các nhà thơ của họ nồng nhiệt hơn người La Mã làm việc đó, nhưng họ nhìn bằng con mắt nghi ngại những người thật sự sáng tạo, những người theo cách riêng của mình cố gắng đi trước trong cuộc tranh luận về đường hướng tương lai của đất nước.
Nhà văn Boris Akunin bán được một triệu cuốn sách, nhưng ông sống bên ngoài đất nước vì ông không thể chịu được những chính sách của chính phủ. Điều này cũng đúng với nhà văn Vladimir Sorokin, người bị quấy nhiễu lâu dài bởi các tổ chức chính trị thân chính phủ. Đạo diễn nổi tiếng thế giới Kirill Serebrennikov cũng bị gây sức ép, các đơn vị cảnh sát gần đây đã xông vào nhà hát của ông. Vở balê "Nureyev" của ông ở Nhà hát Bolshoi đã bị hủy ba ngày trước buổi công diễn đầu tiên sau khi gặp sự phản đối nặng nề từ những nhà chính trị bảo thủ. Việc hủy buổi diễn này cũng ảnh hưởng tới tôi, vì tôi đã cố xoay sở có được một tấm vé khó khăn của Nhà hát Bolshoi tối hôm đó.
Những chuyện quá đáng như thế chỉ làm phiền muộn một số ít người Nga. Ngoài vài tiếng nói lẻ lẻ trong giới trí thức Nga, không có ai phản đối cả.
Christian Neef, phóng viên DER SPIEGEL ba thập niên viết về nước Nga. Trước ngày rời khỏi Moscow, ông suy ngẫm về một lối tư duy độc nhất vô nhị của nước Nga mà Putin không sáng tạo ra nhưng biết khai thác một cách xuất sắc.
Tất cả những cái đó bây giờ đã thành lịch sử, mọi việc đã được xem xét, tình hình nước Nga ngày nay không còn tồi tệ như vậy. Cuốn sách nói trên do tôi viết, trong đó có tiểu sử tóm tắt của 18 người cố gắng tìm chỗ đứng của mình trong nước Nga. Họ tiêu biểu cho quá trình chuyển đổi: các chính khách và các tướng lĩnh, doanh nhân và nghệ sĩ, những nhà duy tâm, những nhà dân túy, những tội phạm.
Một số người trong đó nay không còn sống – đôi người đã bị giết trong khi những người khác rời bỏ đất nước, hoặc leo lên các cương vị cao trong chính phủ. Từ điểm nhìn hôm nay xem xét các tiểu sử ấy, không khó để hiểu rằng tại sao một số người tụt lại phía sau trong khi những người khác tiếp tục thành công trong sự nghiệp. Ta cũng có thể thấy nước Nga đã cố gắng giành lại vị trí của nó như thế nào.
Một trong những nhân vật chính của cuốn sách là Dzhokhar Dudayev, người đã tuyên bố Chechnya độc lập khỏi nước Nga vào năm 1991, và kêu gọi nhân dân vùng Caucasus chống lại những kẻ thực dân Moscow. Vì ông mà nước Nga đã phát động một cuộc chiến tranh, đưa 60.000 binh lính vào nước cộng hòa nhỏ bé này. Ba tháng sau ngày tôi nói với vị tổng thống Chechnya này, dinh của ông, nơi chúng tôi gặp nhau khi đó, bị san phẳng. Mười lăm tháng sau đó tên lửa nước Nga lấy đi mạng sống của ông. Thêm mười lăm năm nữa, Chechnya có hoà bình. Khoảng 160,000 người đã bị giết trong chiến tranh. Từ đó đến nay, không vùng nào mưu toan li khai khỏi nước Nga nữa.
Một nhân vật chính khác của cuốn sách là Sergei Debov, một nhà sinh hóa học và chuyên gia về da. Nay ông cũng đã chết. Năm 1952 Debov tham gia đơn vị bí mật “Lăng Lenin”- một nhóm các nhà khoa học đã ướp xác nhà lãnh tụ cách mạng, người đã nằm ở Moscow nguyên trong trạng thái đó kể từ khi chết, năm 1924. Trong gần 40 năm, Debov gần như cũng ướp xác Stalin, mỗi tuần hai lần giữ cho tươi thi thể của Lenin bằng một phương pháp bí mật.
Rồi Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và tổng thống Boris Yeltsin cắt giảm tài trợ của đơn vị bí mật và đội danh dự đứng trước lăng. Lenin trở thành tầng lớp hạ đẳng (pariah) trong dân tộc và đã có ý kiến trong công dân kêu gọi an táng ông trong một nghĩa trang ở St. Petersburg. Debov nói với tôi ông bị sốc: “Dỡ bỏ Lenin khỏi lịch sử nước Nga – đó là điều không thể chấp nhận được.”
Không có gì đáng tiếc trong lịch sử nước Nga?
Sự kiện là 25 năm sau nhà lãnh đạo cách mạng vẫn còn được trưng bày trên Quảng trường Đỏ, và những người kế nhiệm Debov vẫn làm việc, cũng giúp giải thích nước Nga đã tìm thấy con đường trở lại ổn định như thế nào. Vị lãnh tụ này của Cách mạng tháng Mười, giống như Stalin, không quan tâm bao nhiêu người trong nhân dân ông đã hi sinh cho tư tưởng cộng sản, vẫn là một biểu tượng chính trị quan trọng. Việc ông tiếp tục hiện diện làm an lòng những môn đồ trung thành của chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng thể hiện niềm tin trong giới lãnh đạo Kremlin rằng không có gì phải hối tiếc trong lịch sử nước Nga. Nó phản ánh cách nhìn vào lịch sử trong nước Nga của Vladimir Putin.
Nhân vật thứ ba trong cuốn sách hiện vẫn còn sống, năm nay 53 tuổi. Ông sinh đúng ngày sinh của Stalin, lớn lên trở thành phó thủ tướng và hiện nay phụ trách công nghệ quốc phòng của Nga. Tôi gặp Dmitry Rogozin khi ông 31 tuổi. Trước đó một thời gian ngắn, ông hoạt động tích cực trong Komsomol, cánh trẻ của Đảng Cộng sản. Sau đó ông trở thành Đại sứ ở NATO và làm cho giới quân sự phương Tây sốc với những tuyên bố ngẫu hứng của mình. Chúng tôi thường gặp nhau ở Brussels.
Sau khi Liên Xô sụp đổ Rogozin được giao trách nhiệm về số phận của 25 triệu người Nga thiểu số sống bên ngoài biên giới của đất nước trong những nước cộng hoà Xôviêt cũ. Ông sáng lập ra Đại hội các Cộng đồng người Nga để bảo vệ quyền lợi của họ và trở thành lãnh tụ tư tưởng dựa trên khái niệm “thế giới Nga” – một thế giới bao gồm mọi xó xỉnh của trái đất nơi có người Nga sinh sống và, theo lời Putin, phải được bảo vệ. Ngày nay Rogozin là một thứ loa phát ngôn dân tộc chủ nghĩa cho chính phủ và gần đây một lần nữa ông ta chửi các chính khách phương Tây là “cặn bã.”
Việc khai hóa Chechnya, việc khôi phục lại lịch sử Xôviêt và viện dẫn “thế giới Nga” – tương tự như những gì Đonald Trump hiện nay đang làm ở Hoa Kì dưới khẩu hiệu “Mĩ trước hết”– tất cả những cái đó giúp cứu vãn nước Nga trẻ. Và lòng biết ơn của người Nga đã hướng vào Putin, phản ánh trong tỉ lệ 80 phần trăm ủng hộ tổng thống.
Nước Nga mới
Có thể trông thấy nước Nga mới ở nhiều nơi. Cách đây vài tuần tôi đến thành phố nhỏ Gvardeysk ở miền tây nước Nga, chỉ có 13.000 ngàn dân. Lần cuối tôi đến thành phố này là 1998, ngay sau cuộc khủng hoảng đồng rup đưa chính phủ đến bờ vực phá sản. Nhà máy giấy đóng cửa sau khủng hoảng, tiếp theo là xưởng bê tông và nhà máy pho mat. Các thiết bị sưởi ấm không còn than để chạy, ba phần tư dân cư sống dưới mức nghèo khổ. Bệnh viện lạnh giá, thiếu thuốc men thậm chí thiếu cả găng tay phẫu thuật. Các trại lính và nhà tù đóng trong một lâu đài cổ, thiếu thực phẩm. Trong các làng xung quanh Gvardeysk, việc thiếu thực phẩm và nguồn nước uống vị nhiễm bẩn dẫn đến nhiều ca lao phổi và viêm màng não.
Bây giờ, năm 2017, những ngôi nhà trên quảng trường trung tâm được sơn mới lại, một xưởng đồ gỗ đã mở, cũng như một nhà máy chế biến thịt và một xưởng làm bao bì. Có một trung tâm thanh niên và một phòng tập thể dục. Và lâu đài/ nhà tù sẽ dược cải tạo thành một nơi thu hút khách du lịch.
Nếu bạn chạy xe về hướng đông, đi sâu vào các vùng nông thôn, thì một thực tế khác hiện lên, với những làng đang hấp hối. Nhưng không có dấu hiệu nào của tình trạng khẩn cấp toàn quốc làm tê liệt nước Nga hai thập niên trước. Đặc biệt ở Moscow càng không có. Nó đã tự biến thành một đô thị hiện đại, với những khu đi bộ, những siêu thị khổng lồ, những câu lạc bộ nhạc jazz, và các nhà hát tiền phong, với WiFi trên các đường phố và thậm chí dưới hầm tầu điện ngầm.
Chính trị Nga thiếu hệ thống phản hồi
Nhưng có một thứ không hề thay đổi cả ở thủ đô lẫn phần còn lại của đất nước. Gần đây tôi đụng phải điều này trong khi đọc một thông cáo trong toà nhà của tôi ở Moscow, tượng trưng cho một hiện tượng đã là một phần của nước Nga trong nhiều thế kì và hé cho ta thấy cái bối cảnh của việc Putin được 80 phần trăm ủng hộ.
Bản thông cáo nói đến một tuyên bố của chính quyền thành phố Moscow về kế hoạch dỡ bỏ 4.500 toà nhà chung cư sập xệ. Những toà nhà năm tầng lắp ghép như thế này trông xấu xí, dị dạng và thường đổ nát. Nhưng có khoảng một triệu cư dân, một phần mười hai tổng dân số Moscow chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Và chính quyền thành phố thúc đẩy kế hoạch của nó một cách tàn nhẫn, thậm chí thông qua một đạo luật ở nghị viện với tốc độ tia chớp, khiến một cơn bão công phẫn bùng lên. Ngay cả trong khu tôi ở, tuy không có toà nhà nào nằm trong số này, người ta cũng chửi rủa cuộc tháo dỡ.
Bản thông cáo trong khu nhà tôi đến từ một sáng kiến gọi là Ngưởi Moscow Chống Tháo dỡ. Họ lập luận rằng kế hoạch này là một hình thức nhục nhã của cưỡng bức tái định cư – rằng nó không chỉ nhằm đến những tòa nhà lắp ghép cao tầng, mà nhằm cung cấp đất cho các công ty xây dựng có quan hệ mật thiết với chính quyền để xây những tòa nhà cao tầng lợi nhuận cao. Bản thông cáo xác nhận những cư dân từ chối di dời sẽ bị cưỡng bức tái định cư, và sẽ không có đền bù từ phía người thuê đất. Nhóm này cho rằng nhiều người sở hữu những căn hộ sẽ không chịu nhận chỗ ở mới có giá trị tương đương.
Cuộc náo động ở Moscow vô cùng rộng lớn. Chính phủ, vốn đã nói nó muốn làm điều gì đó tốt cho các cư dân của thành phố, dường như hết sức ngạc nhiên về sự phản đối. Thậm chí Putin đã phải can thiệp và thúc giục Duma - nghị viện Nga – sửa chữa đạo luật đôi chút, bởi vì cuộc bầu cử tổng thống được ấn định vào năm 2018 và ông ta không muốn có những sự chống đối từ các công dân phẫn nộ.
Đây là một câu chuyện thường thấy ở nước Nga. Thậm chí khi lãnh đạo cố gắng làm một cái gì tốt cho nhân dân của nó, thì sự việc cũng sẽ thành tồi tệ – bởi vì chính phủ tự mình quyết định rồi sau đó đưa ra cho nhân dân như một món quà Giáng sinh. Và bởi vì nó cố gắng thực hiện các dự án của nó theo cung cách Bolchevik. Cái khái niệm cho rằng có thể có những phản đối trong nhân dân là cái mà các nhà chính trị Nga không màng tới.
Cuộc tranh cãi về tái định cư của những người sống trong các toà nhà chung cư còn chứng tỏ trong hệ thống chính trị Nga vẫn không có vòng phản hồi. Chính phủ không có bất kì một cố gắng nghiêm túc nào tính đến nhân dân trong việc ra quyết định của nó. Các quyết sách chính trị được đưa ra là những chấp thuận hoặc những cấm đoán – điều này cũng giúp giải thích làn sóng phản đối mới ở Moscow và các thành phố khác. Ở nước Nga nhân dân và chính phủ hiếm khi đi đôi với nhau.
Tình yêu không được đền đáp
Nhà văn Viktor Erofeyev có lần nói rằng đây là đất nước của những thanh chắn (barrirer) và “vị trí thông thường của thanh chắn là: ‘đóng’”. Ông cũng hỏi rằng “tổ quốc quê hương vui vẻ cho phép anh yêu nó – nhưng nó có yêu lại anh không? Nước Nga có yêu chúng ta không?” Erofeyev tin rằng tình yêu của người Nga đối với nước Nga không dựa trên sự có đi có lại, đó là điều mà tôi đã nhiều lần nhận xét trong mấy thập niên qua. Nhưng ông cho rằng chính những người Nga mới là đáng trách – bởi vì họ không quan tâm nhiều đến tình trạng ấy.
Cách đây mấy tháng tôi có tranh luận về điều này với nhà làm phim và đạo diễn sân khấu đáng kính Andrei Konchalovsky. Năm nay ông tròn 80, đã làm một số phim Nga hay nhất và từ lâu đã sống ở Hollywood. Mặc dù có những bất đồng, nhưng chúng tôi rất gần nhau trong cách nhìn nhiều vấn đề. Konchalovsky nói người Nga đã giữ linh hồn của một nông dân qua nhiều thế kỉ, ông cho rằng họ chưa bao giờ trở thành công dân theo đúng nghĩa của từ này, và luôn luôn tự đặt mình vào vị trí đối lập với nhà nước vì chính phủ luôn luôn cố lấy khỏi họ cái gì đó. Đồng thời, ông lập luận, người Nga cực kì kiên nhẫn đến độ họ có thể dễ dàng chấp nhận bất công. Ông cũng cho rằng lối suy nghĩ của người Nga là thiện ác rạch ròi (Manichaean) – rằng người Nga chỉ biết có hai màu trắng-đen.
Sau đó Konchalovsky nói rằng Putin ban đầu suy nghĩ như người phương Tây, những cuối cùng đã nhận ra tại sao mọi kẻ thống trị người Nga quyết giành giật để lãnh đạo dân tộc này: Bởi vì cư dân của nó, theo một truyền thống không lay chuyển, cứ thoải mái giao phó mọi quyền lực của mình cho một con người duy nhất, rồi đợi cái quyền lực ấy chăm sóc cho mình, còn tự mình không làm gì hết cả.
Theo nghĩa ấy, mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ Nga là một sai lầm kinh khủng. Liệu có người ngoại quốc nào cho phép nói một điều như thế? Tôi nghĩ là không. Tôi đã hơn ba mươi năm viết báo về nước Nga và đã sống ở nước này phân nửa thời gian đó. Tôi đã hiểu rõ tại sao những người theo chủ nghĩa tự do liên kết với Boris Yeltsin trong những năm 1990 đã thất bại. Chủ nghĩa tự do không có cơ hội ở Nga. Nhân dân sẽ không cho phép nó.
Mối quan hệ kì lạ giữa nhiều người Nga với chính phủ của họ cũng biểu lộ trong vô vàn chi tiết của cuộc sống hằng ngày. Cách đây hai ha ba năm, thị trưởng Moscow cố gắng giải quyết vấn đề đậu xe bằng cách đưa ra trên mạng một hệ thống đậu xe trực tuyến. Phí thấp, một giờ đậu xe chưa đến một euro. Vấn đề được tháo gỡ rất nhiều, và hệ thống này hoạt động vì lợi ích của mọi người. Thế rồi sau đó điều gì đã xảy ra? Người Moscow bắt đầu che đi biển số xe của mình để các máy kiểm tra không đọc được số xe khi họ chạy qua, và như vậy họ đã làm cho máy không thể phát hiện bất cứ người vi phạm nào.
Một ví dụ khác: Trong nhiều thập niên, ở Nga ít xây dựng những đường phố mới, nói gì đến các xa lộ. Nhưng bây giờ có kế hoạch xây dựng một xa lộ mới giữa Moscow và St. Petersburg. Cung đường đầu tiên, dẫn đến sân bay quốc tế Sheremetyevo của Moscow, đã mở. Tuy nhiên, là con đường có thu phí, nó rất khó được đưa vào sử dụng, dù mức phí khá thấp. Các lái xe Nga tin rằng đó là một trò gian lận của chính phủ, và thích chen trong những vụ kẹt xe trên các con đường cũ hơn.
Thụ động và thờ ơ
Cái khái niệm rằng các công dân phải làm cái gì đó cho xã hội và sẽ nhận lại được cái gì đó rất hiếm gặp ở Nga. Người Nga có thể tôn vinh các diễn viên và các nhà thơ của họ nồng nhiệt hơn người La Mã làm việc đó, nhưng họ nhìn bằng con mắt nghi ngại những người thật sự sáng tạo, những người theo cách riêng của mình cố gắng đi trước trong cuộc tranh luận về đường hướng tương lai của đất nước.
Nhà văn Boris Akunin bán được một triệu cuốn sách, nhưng ông sống bên ngoài đất nước vì ông không thể chịu được những chính sách của chính phủ. Điều này cũng đúng với nhà văn Vladimir Sorokin, người bị quấy nhiễu lâu dài bởi các tổ chức chính trị thân chính phủ. Đạo diễn nổi tiếng thế giới Kirill Serebrennikov cũng bị gây sức ép, các đơn vị cảnh sát gần đây đã xông vào nhà hát của ông. Vở balê "Nureyev" của ông ở Nhà hát Bolshoi đã bị hủy ba ngày trước buổi công diễn đầu tiên sau khi gặp sự phản đối nặng nề từ những nhà chính trị bảo thủ. Việc hủy buổi diễn này cũng ảnh hưởng tới tôi, vì tôi đã cố xoay sở có được một tấm vé khó khăn của Nhà hát Bolshoi tối hôm đó.
Những chuyện quá đáng như thế chỉ làm phiền muộn một số ít người Nga. Ngoài vài tiếng nói lẻ lẻ trong giới trí thức Nga, không có ai phản đối cả.
Christian Neef, phóng viên DER SPIEGEL ba thập niên viết về nước Nga. Trước ngày rời khỏi Moscow, ông suy ngẫm về một lối tư duy độc nhất vô nhị của nước Nga mà Putin không sáng tạo ra nhưng biết khai thác một cách xuất sắc.
No comments:
Post a Comment