September 6, 2017

Cơ quan phân tích tình báo tư nhân Stratfor (Mỹ): Bắc Triều Tiên sẽ không dừng lại

Hiện nay, Mỹ có thể cho rằng không thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên được nữa hoặc Washington sẽ kết luận rằng mức độ rủi ro của hành động ngăn chặn là quá cao.



Trên thực tế, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu. Cục Địa chất Mỹ và Văn phòng theo dõi động đất Trung Quốc đã ghi được vụ rung chuyển 6,3 độ dưới lòng đất và vụ động đất cường độ 4,1 độ diễn ra sau đó, đấy là kết quả của vụ sập kho chứa bom trong lòng đất. Chưa rõ lượng bức xạ và bụi phóng xạ bị tung vào khí quyển là bao nhiêu, nhưng máy Mỹ và máy bay Nhật Bản, chuyên tham gia theo dõi mức độ bức xạ, đã cất cánh. Nhiều trạm giám sát mặt đất, hoạt động theo Hiệp ước Kiểm soát Hạt nhân Toàn diện, cũng đang tìm cách thu thập dữ liệu để đánh giá hậu quả của vụ nổ.

Cho đến nay, tất cả các bằng chứng đều chỉ ra rằng đó là một vụ nổ mạnh hơn hẳn so với những cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trước đây ở Bắc Triều Tiên. Dựa trên sức công phá của vụ nổ này, có thể giả định rằng sức công phá của nó lớn hơn 100 kiloton, cho phép người ta nói rằng đó là cuộc thử quả bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn hẳn so với trước đây.

Trên thực tế, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng nước này đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch. Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh rằng quả bom nhiệt hạch vừa được thử đã được thiết kế đặc biệt để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Trước vụ thử, người ta đã cho công bố bức ảnh chụp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un và các quan chức khác, đang đứng xung quanh thiết bị tương tự như quả bom nhiệt hạch hai tầng.

Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn tuyên bố rằng sức công phá của đầu đạn này có thể thay đổi và có thể được lập trình từ trước. Có nghĩa là Bắc Triều Tiên có thể sản xuất hàng loạt một loại thiết bị cho những mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, có thể kết luận rằng Bình Nhưỡng có thể thử nghiệm một quả bom có sức công phá mạnh hơn hẳn. Cũng có thể, để tránh thiệt hại và phóng xạ, Triều Tiên đã cố tình không cho nổ quả bom có sức công phá mạnh hơn.

Hiện nay, Mỹ có thể cho rằng không thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên được nữa hoặc Washington sẽ kết luận rằng mức độ rủi ro của hành động ngăn chặn là quá cao.

Washington cũng có thể quyết định rằng Triều Tiên không được phép phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, vì sẽ gây nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, Mỹ có thể sử dụng các biện pháp quân sự phòng ngừa để giải giáp đất nước này.

Dù sao mặc lòng, thời gian để Mỹ tiến hành cuộc tấn công phòng ngừa ngày càng ít hơn. Washington đang phải đối mặt với những hạn chế do trình động công nghệ hiện đại của tên lửa và đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên gây ra - chủ yếu là khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu và làm cho nó phát nổ, gây thiệt hại đáng kể cho các cơ sở ở Mỹ.

Vấn đề còn là không có dữ liệu về số lượng tên lửa mà Triều Tiên có trong tay. Nhiều khả năng là Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và ra đòn trước nhằm phá hủy một số tên lửa của Triều Tiên, chứ không phải là phá hủy kho vũ khí lớn của nước này. Mặc dù các cơ quan tình báo Mỹ không có số liệu chính xác về số tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên, nhưng các chuyên gia nói rằng cuối năm 2018, Bình Nhưỡng sẽ có một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đáng tin cậy.

Việc Triều Tiên có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân làm cho thời gian mà Mỹ có thể can thiệp ngày càng ngắn đi, vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không cần phải chính xác hay được sản xuất bằng công nghệ đủ sức đảm bảo để nó có thể đi qua các lớp khí quyển đậm đặc đến hai lần. Trong trường hợp này, Bắc Triều Tiên có thể chỉ dựa vào sức mạnh hủy diệt của thiết bị để bù đắp cho những thiếu sót trong các lĩnh vực khác của quá trình sản xuất tên lửa.



Vụ nổ, thậm chí ở trên cao, của một quả bom có sức công phá vài megaton, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và tung ra lượng phóng xạ khá cao trong phần lớn lãnh thổ Mỹ. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bắc Triều Tiên - đặc biệt, nếu nó được xác nhận là bom nhiệt hạch - sẽ làm gia tăng khả năng của Bắc Triều Tiên trong việc ngăn chặn hành động quân sự của Mỹ và các nước đồng minh.

Rõ ràng là, cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân vừa qua đã làm giảm khả năng đối thoại với Bắc Triều Tiên, mặc cho những lời gọi của Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc về việc tiếp tục liên lạc, chứ không phải là cô lập. Hàn Quốc tuyên bố rằng sẽ tìm cách để Liên Hiệp Quốc thông qua những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm cô lập của Bắc Triều Tiên, còn Bộ Tài chính Mỹ thì nói rẳng sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn tất cả các vụ mua bán với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục kêu gọi thận trọng nhằm tránh leo thang và sử dụng biện pháp quân sự, trong khi đó, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, các quan chức Trung Quốc nói rằng biện pháp trừng phạt “cứng rắn” chống lại Bắc Triều Tiên sẽ chỉ làm khổ người dân nước này, chứ không thể buộc chính phủ ngưng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Cuộc thử nghiệm gần đây càng củng cố thêm quan điểm của tất cả các nước liên quan và cũng làm nổi bật thêm sự khác biệt về quan điểm giữa Washington và Seoul. Tổng thống Nam Triều Tiên, Mun Jae Ying, muốn theo đuổi chính sách ngăn chặn và tiếp tục các cuộc tiếp xúc với Bắc Triều Tiên, nhưng, sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đã chỉ trích quan điểm này trong một bài viết trên Twitter.

Mặc dù các quan chức an ninh Mỹ và Hàn Quốc đã nói chuyện với nhau qua điện thoại, nhưng có tin là Trump sẽ điện đàm với thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, chứ không điện đàm với Tổng thống Nam Triều Tiên. Sự căng thẳng giữa các đồng minh làm cho Bắc Triều Tiên có thêm không gian hành động, và cho thấy những lo lắng ở Seoul về việc Mỹ sẽ sử dụng biện pháp quân sự, bất chấp những lời phản đối của Nam Hàn.

Đã đăng trên Việt Nam Thời báo

Nguồn https://www.stratfor.com/ dịch qua bản tiến Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170904/240191720.html

No comments:

Post a Comment