Dịch theo bản tiếng Anh The Law do Dean Russell dịch, Foundation for Economic Education, Irvington-on-Hudson, New York; tham khảo bản dịch tiếng Nga của S. A. Nikolaev.
Các nhà lập pháp được dạy cách quản lí con người
Raynal hướng dẫn các nhà lập pháp biện pháp quản lí con người cũng chẳng khác gì vị giáo sư nông nghiệp giảng cho học sinh của mình: “Đối với người nông dân, khí hậu là nguyên tắc đứng đầu. Nguồn lực quyết định hoạt động. Trước hết phải xem xét khu vực của mình. Nếu là đất sét thì phải làm thế này, thế này. Nếu là đất cát thì phải làm khác. Người nông dân muốn có đủ mọi cơ hội, nếu anh ta muốn phát quang và cải tạo mảnh đất của mình. Nếu là người khéo léo, anh ta sẽ lập kế hoạch có tính đến số phân bón mà anh ta có trong tay. Ông giáo sư có thể đề ra một kế hoạch mơ hồ vì chắc chắn nó có liên quan với tính không kiên định của tất cả các giả thuyết; vấn đề này có nhiều hình thức, nhiều phức tạp và tình huống rất khó dự đoán và giải quyết một cách chi tiết”.
Ôi, những người cầm bút, những con người cao quý! Hãy nhớ rằng đôi khi đất sét, cát, và phân bón mà quý vị nắm trong tay một cách tùy tiện lại chính là những con người! Chúng là những con người như quý vị! Chúng cũng là những con người thông minh và tự do chẳng khác gì quý vị! Cũng như quý vị, chúng cũng được Chúa ban cho năng lực để quan sát, để lập kế hoạch, suy nghĩ và tự đánh giá!
Chế độ độc tài lâm thời
Đây là trích đoạn Mably bàn về chủ đề luật pháp và các nhà lập pháp. Trong những đoạn trước phần trích dẫn này, Mably cho rằng luật pháp, do coi thường an ninh, đã lỗi thời. Ông ta nói với độc giả như sau:
Trong những hoàn cảnh như thế, rõ ràng là các lò xo của chính phủ đã bị chùng rồi. Làm cho chúng căng lên thì cái ác sẽ không còn... Nghĩ về sai lầm của trừng phạt ít thôi, nên nghĩ nhiều hơn nữa về tưởng thưởng, đấy là cái bạn cần. Làm như thế, bạn sẽ khôi phục được cho nước cộng hòa của mình sức sống của tuổi thanh niên. Bởi vì những con người tự do đã bỏ qua thủ tục này, cho nên họ đã đánh mất quyền tự do của mình! Nhưng nếu cái ác đã phát triển đến mức mà những biện pháp thông thường của chính phủ không thể giải quyết được thì cần phải sử dụng tòa án đặc biệt, với những quyền lực mạnh, trong một thời gian ngắn. Cần phải giáng một đòn mạnh vào trí tưởng tượng của công dân.
Do ảnh hưởng của những luận thuyết tương tự như thế - xuất phát từ nền giáo dục cổ điển - đã có giai đoạn, người nào cũng muốn cưỡi lên đầu lên cổ nhân loại, để sắp xếp, tổ chức và quản lí nhân loại theo cách của mình.
Những người xã hội chủ nghĩa muốn bình đẳng về của cải
Xin xem Condillac bàn về nhà lập pháp và nhân loại:
Lạy Chúa tôi, xin hãy có đức tính của Lycurgus hay của Solon. Và trước khi bạn đọc xong bài viết này, hãy tưởng tượng đến việc đưa luật pháp cho những người man di mọi rợ ở Mĩ hay ở châu Phi. Đưa những người du mục này đến nơi định cư, dạy cho họ cách nuôi gia súc... Tìm cách phát triển ý thức xã hội mà thiên nhiên đã gieo vào lòng họ... Buộc họ bắt đầu thực hành những bổn phận của nhân loại... Sử dụng hình phạt để trừng phạt các thú vui nhục dục thì họ không còn thích những thứ đó nữa. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng tất cả các điều luật của bạn đều làm cho những người man di mọi rợ này từ bỏ thói xấu và học được đức hạnh.
Tất cả các dân tộc đều có luật pháp. Nhưng rất ít dân tộc được hạnh phúc. Vì sao? Bởi chính các nhà lập pháp hầu như không biết gì về mục đích của xã hội, đó là liên kết các gia đình bằng quyền lợi chung.
Tính không thiên vị của luật pháp gồm hai khía cạnh: thiết lập sự bình đẳng về của cải và bình đẳng về nhân phẩm giữa các công dân... Vì luật pháp thiết lập quyền bình đẳng hơn, cho nên pháp luật cũng trở nên quý giá hơn cho mọi công dân... Khi tất cả mọi người đều bình đẳng về của cải và phẩm giá - và khi luật pháp không để cho người ta hi vọng vi phạm quyền bình đẳng này - thì làm sao người ta còn tham lam, tham vọng, hoang phí, lười biếng, ghen tị, thù hận, hay ghen tuông được nữa?
Những điều bạn đã học được về nước cộng hòa Sparta phải khai minh cho bạn về vấn đề này. Chưa có nhà nước nào từng có luật pháp phù hợp với trật tự của thiên nhiên, và bình đẳng như thế.
Sai lầm của những người cầm bút xã hội chủ nghĩa
Trên thực tế, không có gì là lạ khi trong thế kỉ XVII và XVIII loài người được coi là loại vật liệu trì trệ, sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi thứ - hình thức, khuôn mặt, năng lượng, phong trào, cuộc sống - từ một ông hoàng vĩ đại hay một nhà lập pháp tuyệt vời hoặc một thiên tài vĩ đại. Những thế kỉ này đã được nuôi dưỡng bằng việc nghiên cứu thời cổ đại. Và thời cổ đại có mặt khắp nơi - ở Ai Cập, ở Ba Tư, ở Hi Lạp, ở Rome - khắp nơi đều có cảnh tượng mấy người nhào nặn nhân loại - bằng vũ lực và lừa đối - theo những ý tưởng bất chợt của họ. Nhưng điều đó không chứng tỏ rằng đây là tình trạng đáng mong muốn. Nó chỉ chứng tỏ rằng vì con người và xã hội có khả năng cải thiện; tự nhiên là trong những giai đoạn đầu của lịch sử, sai lầm, ngu dốt, chế độ chuyên quyền, chế độ nô lệ, và mê tín dị đoan là lớn hơn cả. Những người cầm bút được trích dẫn bên trên không sai khi họ thấy các thiết chế cổ đại là như thế, nhưng họ sai khi đề nghị những thế hệ tương lai ngưỡng mộ và bắt chước các thiết chế đó. Là những người tuân thủ theo lối trẻ con và không có tinh thần phê phán, họ coi sự vĩ đại, nhân phẩm, đạo đức, và hạnh phúc của xã hội nhân tạo của thế giới cổ đại như là thực tế có sẵn vậy. Họ không hiểu rằng, kiến thức xuất hiện và phát triển cùng với thời gian, và cùng với sự phát triển, tri thức có thể đứng về phía lẽ phải và xã hội giành lại được quyền sở hữu chính mình.
Tự do là gì?
Trên thực tế, cuộc đấu tranh chính trị mà chúng ta đang chứng kiến là gì? Đó là cuộc đấu tranh, mang tính bản năng, vì tự do của tất cả mọi người. Vậy quyền tự do - ngay cái tên của nó đã làm cho tim đập nhanh hơn và làm rung chuyển cả thế giới - là gì? Đấy không phải là sự kết hợp của tất cả các quyền tự do - tự do lương tâm, tự do học tập, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do du lịch, tự do lao động, tự do thương mại hay sao? Nói tóm lại, đấy không phải là quyền tự do - tức là mỗi người được quyền sử dụng tất cả năng lực của mình, miễn là không gây hại cho người khác trong khi làm như thế hay sao? Đấy không phải là quyền tự do phá hủy tất cả các chế độ chuyên quyền - kể cả chế độ chuyên quyền đã được hợp pháp hóa hay sao? Cuối cùng, đó không phải là quyền tự do buộc pháp luật chỉ hoạt động trong lĩnh vực hợp lí là tổ chức quyền của các cá nhân đối với việc tự vệ hợp pháp, lĩnh vực trừng phạt bất công hay sao? Phải thừa nhận rằng sức hút của loài người về phía tự do thường gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Pháp. Đấy phần lớn là do ước muốn tai hại - học được từ các lời dạy có từ thời cổ đại - mà những người viết về các vấn đề xã hội của chúng ta thường mắc: Họ mong muốn đứng lên đầu lên cổ nhân dân để sắp xếp, tổ chức và kiểm soát nhân loại theo ý mình.
Sự bạo ngược của lòng từ bi
Trong khi xã hội đang đấu tranh vì tự do, thì những quý ông nổi tiếng này, những người đã cưỡi lên đầu lên cổ nhân dân lại vẫn giữ chặt cái tinh thần của thế kỉ XVII và XVIII. Họ chỉ nghĩ đến việc buộc nhân loại phải chấp nhận sự bạo ngược của lòng từ bi của những sáng chế về mặt xã hội của chính mình. Tương tự Rousseau, họ muốn buộc nhân loại ngoan ngoãn mang cái ách của phúc lợi công cộng mà họ vẽ ra trong trí tưởng tượng của mình.
Điều này đặc biệt đúng vào năm 1789. Chế độ cũ chỉ sụp đổ khi xã hội đã phải chịu đựng những sự sắp xếp nhân tạo khác, bao giờ cũng bắt đầu từ cùng một điểm: tính toàn trí toàn năng của luật pháp.
Xin nghe những ý tưởng của một số người cầm bút và chính trị gia thời đó:
Saint-Just: Các nhà lập pháp lãnh đạo tương lai. Ông ta là người thể hiện lợi ích của nhân loại. Ông ta là người làm cho dân chúng trở thành những người mà ông ta muốn họ trở thành.
Robespierre: Chức năng của chính phủ là hướng sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc đến mục tiêu mà cộng đồng phải hướng tới.
Billaud-Varennes: Dân tộc cần được đưa tới tự do, cũng cần phải tái tạo lại. Phải có lực lượng mạnh mẽ và hành động quyết liệt thì mới tiêu diệt được những định kiến cũ, thay đổi những tập quán cũ, uốn nắn những tình cảm đồi trụy, hạn chế những ước muốn không cần thiết, và tiêu diệt những thói xấu đã ăn sâu bén rễ... Thưa các công dân, sự nghiêm khắc không khoan nhượng của Lycurgus đã tạo ra nền tảng vững chắc cho nước cộng hòa Sparta. Bản chất yếu đuối và cả tin của Solon đã đưa Athens vào tình trạng nô lệ. Sự so sánh này bao trùm toàn bộ khoa học về quản lí.
Le Pelletier: Sau khi xem xét mức độ xuống cấp của con người, tôi tin rằng cần một sự phục hồi toàn diện, và tôi xin nói là phải tạo ra một dân tộc mới.
Những người xã hội chủ nghĩa muốn chế độ chuyên chính
Một lần nữa, người ta tuyên bố rằng nhân dân chỉ là một loại nguyên liệu thô mà thôi. Nhân dân không thể thể hiện được ước muốn cải thiện chính mình, họ không có khả năng đó. Theo Saint-Just, chỉ có các nhà lập pháp mới có khả năng làm điều đó. Nhân dân chỉ đơn giản là trở thành cái mà nhà lập pháp muốn họ trở thành. Theo Robespierre, ông này nhắc lại từng câu chữ của Rousseau, nhà lập pháp bắt đầu bằng tuyên bố về mục tiêu mà cộng đồng phải hướng tới. Sau khi xác định được điều này, chính phủ chỉ việc hướng lực lượng vật chất và tinh thần của dân tộc tới mục tiêu đó. Trong khi đó, người dân của quốc gia phải hoàn toàn thụ động. Và theo thuyết của Billaud-Varennes, người dân không được có định kiến, tình cảm và ham muốn, ngoại trừ những thứ được nhà lập pháp cho phép. Ông này thậm chí còn đi xa hơn, khi nói rằng sự nghiêm khắc không khoan nhượng của một người là nền tảng của nước cộng hòa.
Trong nhiều trường hợp, cái ác được viện dẫn là rất lớn, đến mức thủ tục bình thường của chính phủ không thể chữa trị được, Mably đề nghị áp dụng chế độ độc tài nhằm thúc đẩy đạo đức: “Áp dụng tòa án đặc biệt với những quyền hạn lớn trong một thời gian ngắn. Cần phải giáng một đòn mạnh vào trí tưởng tượng của công dân”, ông ta nói như thế. Người ta đã không quên học thuyết này. Xin hãy nghe Robespierre:
Nguyên tắc của chính phủ cộng hòa là đức hạnh và phương tiện cần thiết nhằm thiết lập đức hạnh là khủng bố. Ở nước ta, chúng ta lấy đạo hạnh thay cho ích kỉ, lòng trung thực thay cho danh dự, nguyên tắc thay cho phong tục, trách nhiệm thay cho tập quán, đế chế của lí trí thay cho sự chuyên chế của kiểu cách, khinh bỉ thói xấu thay cho khinh bỉ đói nghèo, niềm tự hào thay cho thái độ xấc láo, sự vĩ đại của tâm hồn thay cho thói phù phiếm, tình yêu vinh quang thay cho tình yêu tiền bạc, những người tốt thay cho những người đồng hành tốt, phẩm chất thay cho âm mưu, thiên tài thay cho khôn vặt, sự thật thay cho vẻ hấp dẫn, sự quyến rũ của hạnh phúc thay cho sự nhàm chán của hưởng thụ, sự vĩ đại của con người thay cho sự ti tiện của những kẻ ăn trên ngồi trốc, những con người hào phóng, mạnh mẽ và hạnh phúc thay cho những người tốt bụng, phù phiếm và suy thoái; tóm lại, chúng ta dùng tất cả đức hạnh và phép lạ của nước cộng hòa thay thế cho tất cả những tệ nạn và sự vô lí của chế độ quân chủ.
(Đón đọc kì sau)
Tôi đang quyên góp 1.000 USD để in bản dịch tác phẩm Tinh thần dân chủ của Larry Diamond. Xin cám ơn. Bạn có thể ủng hộ qua Patreon https://www.patreon.com/phamnguyentruong
Hoặc qua paypal: satarov1951@mail.ru
Liên hệ: phamnguyentruong11@gmail.com
Raynal hướng dẫn các nhà lập pháp biện pháp quản lí con người cũng chẳng khác gì vị giáo sư nông nghiệp giảng cho học sinh của mình: “Đối với người nông dân, khí hậu là nguyên tắc đứng đầu. Nguồn lực quyết định hoạt động. Trước hết phải xem xét khu vực của mình. Nếu là đất sét thì phải làm thế này, thế này. Nếu là đất cát thì phải làm khác. Người nông dân muốn có đủ mọi cơ hội, nếu anh ta muốn phát quang và cải tạo mảnh đất của mình. Nếu là người khéo léo, anh ta sẽ lập kế hoạch có tính đến số phân bón mà anh ta có trong tay. Ông giáo sư có thể đề ra một kế hoạch mơ hồ vì chắc chắn nó có liên quan với tính không kiên định của tất cả các giả thuyết; vấn đề này có nhiều hình thức, nhiều phức tạp và tình huống rất khó dự đoán và giải quyết một cách chi tiết”.
Ôi, những người cầm bút, những con người cao quý! Hãy nhớ rằng đôi khi đất sét, cát, và phân bón mà quý vị nắm trong tay một cách tùy tiện lại chính là những con người! Chúng là những con người như quý vị! Chúng cũng là những con người thông minh và tự do chẳng khác gì quý vị! Cũng như quý vị, chúng cũng được Chúa ban cho năng lực để quan sát, để lập kế hoạch, suy nghĩ và tự đánh giá!
Chế độ độc tài lâm thời
Đây là trích đoạn Mably bàn về chủ đề luật pháp và các nhà lập pháp. Trong những đoạn trước phần trích dẫn này, Mably cho rằng luật pháp, do coi thường an ninh, đã lỗi thời. Ông ta nói với độc giả như sau:
Trong những hoàn cảnh như thế, rõ ràng là các lò xo của chính phủ đã bị chùng rồi. Làm cho chúng căng lên thì cái ác sẽ không còn... Nghĩ về sai lầm của trừng phạt ít thôi, nên nghĩ nhiều hơn nữa về tưởng thưởng, đấy là cái bạn cần. Làm như thế, bạn sẽ khôi phục được cho nước cộng hòa của mình sức sống của tuổi thanh niên. Bởi vì những con người tự do đã bỏ qua thủ tục này, cho nên họ đã đánh mất quyền tự do của mình! Nhưng nếu cái ác đã phát triển đến mức mà những biện pháp thông thường của chính phủ không thể giải quyết được thì cần phải sử dụng tòa án đặc biệt, với những quyền lực mạnh, trong một thời gian ngắn. Cần phải giáng một đòn mạnh vào trí tưởng tượng của công dân.
Do ảnh hưởng của những luận thuyết tương tự như thế - xuất phát từ nền giáo dục cổ điển - đã có giai đoạn, người nào cũng muốn cưỡi lên đầu lên cổ nhân loại, để sắp xếp, tổ chức và quản lí nhân loại theo cách của mình.
Những người xã hội chủ nghĩa muốn bình đẳng về của cải
Xin xem Condillac bàn về nhà lập pháp và nhân loại:
Lạy Chúa tôi, xin hãy có đức tính của Lycurgus hay của Solon. Và trước khi bạn đọc xong bài viết này, hãy tưởng tượng đến việc đưa luật pháp cho những người man di mọi rợ ở Mĩ hay ở châu Phi. Đưa những người du mục này đến nơi định cư, dạy cho họ cách nuôi gia súc... Tìm cách phát triển ý thức xã hội mà thiên nhiên đã gieo vào lòng họ... Buộc họ bắt đầu thực hành những bổn phận của nhân loại... Sử dụng hình phạt để trừng phạt các thú vui nhục dục thì họ không còn thích những thứ đó nữa. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng tất cả các điều luật của bạn đều làm cho những người man di mọi rợ này từ bỏ thói xấu và học được đức hạnh.
Tất cả các dân tộc đều có luật pháp. Nhưng rất ít dân tộc được hạnh phúc. Vì sao? Bởi chính các nhà lập pháp hầu như không biết gì về mục đích của xã hội, đó là liên kết các gia đình bằng quyền lợi chung.
Tính không thiên vị của luật pháp gồm hai khía cạnh: thiết lập sự bình đẳng về của cải và bình đẳng về nhân phẩm giữa các công dân... Vì luật pháp thiết lập quyền bình đẳng hơn, cho nên pháp luật cũng trở nên quý giá hơn cho mọi công dân... Khi tất cả mọi người đều bình đẳng về của cải và phẩm giá - và khi luật pháp không để cho người ta hi vọng vi phạm quyền bình đẳng này - thì làm sao người ta còn tham lam, tham vọng, hoang phí, lười biếng, ghen tị, thù hận, hay ghen tuông được nữa?
Những điều bạn đã học được về nước cộng hòa Sparta phải khai minh cho bạn về vấn đề này. Chưa có nhà nước nào từng có luật pháp phù hợp với trật tự của thiên nhiên, và bình đẳng như thế.
Sai lầm của những người cầm bút xã hội chủ nghĩa
Trên thực tế, không có gì là lạ khi trong thế kỉ XVII và XVIII loài người được coi là loại vật liệu trì trệ, sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi thứ - hình thức, khuôn mặt, năng lượng, phong trào, cuộc sống - từ một ông hoàng vĩ đại hay một nhà lập pháp tuyệt vời hoặc một thiên tài vĩ đại. Những thế kỉ này đã được nuôi dưỡng bằng việc nghiên cứu thời cổ đại. Và thời cổ đại có mặt khắp nơi - ở Ai Cập, ở Ba Tư, ở Hi Lạp, ở Rome - khắp nơi đều có cảnh tượng mấy người nhào nặn nhân loại - bằng vũ lực và lừa đối - theo những ý tưởng bất chợt của họ. Nhưng điều đó không chứng tỏ rằng đây là tình trạng đáng mong muốn. Nó chỉ chứng tỏ rằng vì con người và xã hội có khả năng cải thiện; tự nhiên là trong những giai đoạn đầu của lịch sử, sai lầm, ngu dốt, chế độ chuyên quyền, chế độ nô lệ, và mê tín dị đoan là lớn hơn cả. Những người cầm bút được trích dẫn bên trên không sai khi họ thấy các thiết chế cổ đại là như thế, nhưng họ sai khi đề nghị những thế hệ tương lai ngưỡng mộ và bắt chước các thiết chế đó. Là những người tuân thủ theo lối trẻ con và không có tinh thần phê phán, họ coi sự vĩ đại, nhân phẩm, đạo đức, và hạnh phúc của xã hội nhân tạo của thế giới cổ đại như là thực tế có sẵn vậy. Họ không hiểu rằng, kiến thức xuất hiện và phát triển cùng với thời gian, và cùng với sự phát triển, tri thức có thể đứng về phía lẽ phải và xã hội giành lại được quyền sở hữu chính mình.
Tự do là gì?
Trên thực tế, cuộc đấu tranh chính trị mà chúng ta đang chứng kiến là gì? Đó là cuộc đấu tranh, mang tính bản năng, vì tự do của tất cả mọi người. Vậy quyền tự do - ngay cái tên của nó đã làm cho tim đập nhanh hơn và làm rung chuyển cả thế giới - là gì? Đấy không phải là sự kết hợp của tất cả các quyền tự do - tự do lương tâm, tự do học tập, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do du lịch, tự do lao động, tự do thương mại hay sao? Nói tóm lại, đấy không phải là quyền tự do - tức là mỗi người được quyền sử dụng tất cả năng lực của mình, miễn là không gây hại cho người khác trong khi làm như thế hay sao? Đấy không phải là quyền tự do phá hủy tất cả các chế độ chuyên quyền - kể cả chế độ chuyên quyền đã được hợp pháp hóa hay sao? Cuối cùng, đó không phải là quyền tự do buộc pháp luật chỉ hoạt động trong lĩnh vực hợp lí là tổ chức quyền của các cá nhân đối với việc tự vệ hợp pháp, lĩnh vực trừng phạt bất công hay sao? Phải thừa nhận rằng sức hút của loài người về phía tự do thường gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Pháp. Đấy phần lớn là do ước muốn tai hại - học được từ các lời dạy có từ thời cổ đại - mà những người viết về các vấn đề xã hội của chúng ta thường mắc: Họ mong muốn đứng lên đầu lên cổ nhân dân để sắp xếp, tổ chức và kiểm soát nhân loại theo ý mình.
Sự bạo ngược của lòng từ bi
Trong khi xã hội đang đấu tranh vì tự do, thì những quý ông nổi tiếng này, những người đã cưỡi lên đầu lên cổ nhân dân lại vẫn giữ chặt cái tinh thần của thế kỉ XVII và XVIII. Họ chỉ nghĩ đến việc buộc nhân loại phải chấp nhận sự bạo ngược của lòng từ bi của những sáng chế về mặt xã hội của chính mình. Tương tự Rousseau, họ muốn buộc nhân loại ngoan ngoãn mang cái ách của phúc lợi công cộng mà họ vẽ ra trong trí tưởng tượng của mình.
Điều này đặc biệt đúng vào năm 1789. Chế độ cũ chỉ sụp đổ khi xã hội đã phải chịu đựng những sự sắp xếp nhân tạo khác, bao giờ cũng bắt đầu từ cùng một điểm: tính toàn trí toàn năng của luật pháp.
Xin nghe những ý tưởng của một số người cầm bút và chính trị gia thời đó:
Saint-Just: Các nhà lập pháp lãnh đạo tương lai. Ông ta là người thể hiện lợi ích của nhân loại. Ông ta là người làm cho dân chúng trở thành những người mà ông ta muốn họ trở thành.
Robespierre: Chức năng của chính phủ là hướng sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc đến mục tiêu mà cộng đồng phải hướng tới.
Billaud-Varennes: Dân tộc cần được đưa tới tự do, cũng cần phải tái tạo lại. Phải có lực lượng mạnh mẽ và hành động quyết liệt thì mới tiêu diệt được những định kiến cũ, thay đổi những tập quán cũ, uốn nắn những tình cảm đồi trụy, hạn chế những ước muốn không cần thiết, và tiêu diệt những thói xấu đã ăn sâu bén rễ... Thưa các công dân, sự nghiêm khắc không khoan nhượng của Lycurgus đã tạo ra nền tảng vững chắc cho nước cộng hòa Sparta. Bản chất yếu đuối và cả tin của Solon đã đưa Athens vào tình trạng nô lệ. Sự so sánh này bao trùm toàn bộ khoa học về quản lí.
Le Pelletier: Sau khi xem xét mức độ xuống cấp của con người, tôi tin rằng cần một sự phục hồi toàn diện, và tôi xin nói là phải tạo ra một dân tộc mới.
Những người xã hội chủ nghĩa muốn chế độ chuyên chính
Một lần nữa, người ta tuyên bố rằng nhân dân chỉ là một loại nguyên liệu thô mà thôi. Nhân dân không thể thể hiện được ước muốn cải thiện chính mình, họ không có khả năng đó. Theo Saint-Just, chỉ có các nhà lập pháp mới có khả năng làm điều đó. Nhân dân chỉ đơn giản là trở thành cái mà nhà lập pháp muốn họ trở thành. Theo Robespierre, ông này nhắc lại từng câu chữ của Rousseau, nhà lập pháp bắt đầu bằng tuyên bố về mục tiêu mà cộng đồng phải hướng tới. Sau khi xác định được điều này, chính phủ chỉ việc hướng lực lượng vật chất và tinh thần của dân tộc tới mục tiêu đó. Trong khi đó, người dân của quốc gia phải hoàn toàn thụ động. Và theo thuyết của Billaud-Varennes, người dân không được có định kiến, tình cảm và ham muốn, ngoại trừ những thứ được nhà lập pháp cho phép. Ông này thậm chí còn đi xa hơn, khi nói rằng sự nghiêm khắc không khoan nhượng của một người là nền tảng của nước cộng hòa.
Trong nhiều trường hợp, cái ác được viện dẫn là rất lớn, đến mức thủ tục bình thường của chính phủ không thể chữa trị được, Mably đề nghị áp dụng chế độ độc tài nhằm thúc đẩy đạo đức: “Áp dụng tòa án đặc biệt với những quyền hạn lớn trong một thời gian ngắn. Cần phải giáng một đòn mạnh vào trí tưởng tượng của công dân”, ông ta nói như thế. Người ta đã không quên học thuyết này. Xin hãy nghe Robespierre:
Nguyên tắc của chính phủ cộng hòa là đức hạnh và phương tiện cần thiết nhằm thiết lập đức hạnh là khủng bố. Ở nước ta, chúng ta lấy đạo hạnh thay cho ích kỉ, lòng trung thực thay cho danh dự, nguyên tắc thay cho phong tục, trách nhiệm thay cho tập quán, đế chế của lí trí thay cho sự chuyên chế của kiểu cách, khinh bỉ thói xấu thay cho khinh bỉ đói nghèo, niềm tự hào thay cho thái độ xấc láo, sự vĩ đại của tâm hồn thay cho thói phù phiếm, tình yêu vinh quang thay cho tình yêu tiền bạc, những người tốt thay cho những người đồng hành tốt, phẩm chất thay cho âm mưu, thiên tài thay cho khôn vặt, sự thật thay cho vẻ hấp dẫn, sự quyến rũ của hạnh phúc thay cho sự nhàm chán của hưởng thụ, sự vĩ đại của con người thay cho sự ti tiện của những kẻ ăn trên ngồi trốc, những con người hào phóng, mạnh mẽ và hạnh phúc thay cho những người tốt bụng, phù phiếm và suy thoái; tóm lại, chúng ta dùng tất cả đức hạnh và phép lạ của nước cộng hòa thay thế cho tất cả những tệ nạn và sự vô lí của chế độ quân chủ.
(Đón đọc kì sau)
Tôi đang quyên góp 1.000 USD để in bản dịch tác phẩm Tinh thần dân chủ của Larry Diamond. Xin cám ơn. Bạn có thể ủng hộ qua Patreon https://www.patreon.com/phamnguyentruong
Hoặc qua paypal: satarov1951@mail.ru
Liên hệ: phamnguyentruong11@gmail.com
No comments:
Post a Comment