Phạm Nguyên Trường dịch
Dường như Donald Trump chẳng làm được việc gì trong suốt 11 tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống...
Dường như Donald Trump chẳng làm được việc gì trong suốt 11 tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Tòa án liên bang chặn đứng nỗ lực của ông trong việc cấm người dân từ sáu nước mà đa số là Hồi giáo vào Mỹ. Ông không thể bãi bỏ được đạo luật chăm sóc sức khỏe (“Obamacare”) của cựu Tổng thống Barack Obama, vì những người ôn hòa trong đảng Cộng hòa nghĩ rằng đề nghị thay thế của ông quá khắc nghiệt, còn những phần tử cực đoan thì nghĩ rằng chưa đủ khắc nghiệt như họ muốn.
Ngoài ra, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng Michael Flynn, đã phải từ chức vì những bê bối với người Nga, còn các thành viên trong nội bộ Nhà Trắng thì đang hục hặc như chó với mèo. Hai tờ báo The New York Times và Washington Post đã gọi Trump là kẻ dối trá. Tỉ lệ ủng hộ ông đã giảm còn 35%, thấp nhất từng được ghi nhận đối với một vị tổng thống mới.
Thế rồi, dường như thời điểm đã tới, Trump ra lệnh bắn 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Sau nhiều năm nằm dưới những trận mưa bom và bị lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tra tấn, sau khi kiên quyết không cho người Syria chạy khỏi vụ tàn sát bằng cách đến Mỹ như những người tị nạn, và sau khi nói rõ, ngay trong tuần trước, rằng Mỹ sẽ không làm gì nhằm lật đổ Assad, Trump đã nhìn thấy hình ảnh những trẻ em sùi bọt mép sau một cuộc tấn công nữa bằng khí hóa học, và ông đã thay đổi ý kiến.
Đột nhiên Obamacare, sự hỗn loạn trong Nhà Trắng, những đoạn văn lộn xộn trên tweetter và sự thiếu nhất quán về chính trị; cũng như việc ông xuất hiện tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, mà chưa hề chuẩn bị, đã bị người ta quên hẳn. Tờ New York Times, một tờ báo rất ghét tổng thống ngay từ khi ông nắm được quyền lực, giờ đây đã dành gần như tất cả các mục để ca ngợi tính kiên định của vị tổng tư lệnh, người đã hành động để dạy cho thế giới (có nghĩa là Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn) một bài học tuyệt vời.
Mà không chỉ New York Times. Tờ Wall Street Journal cũng ca ngợi hành động của Trump, đương nhiên rồi, nhưng Ignatius của tờ Washington Post cũng làm như thế, ông này cho rằng “khía cạnh đạo đức của ban lãnh đạo” đã tìm được đường vào Nhà Trắng của Trump. Brian Williams, người dẫn chương trình trên kênh MSNBC, tỏ ra phấn khởi trước hình ảnh của cuộc tấn công bằng tên lửa đến mức chỉ tìm được đúng một từ để mô ta: “Đẹp!”
Phải là người có trái tim sắt đá mới không khoái khi nhìn thấy Assad đổ máu mũi. Tấn công thường dân nước mình hay bất kì nước nào khác bằng khí độc là tội ác chiến tranh khủng khiếp. Nhưng cuộc tấn công một sân bay không phải là chiến lược và sẽ chẳng làm được gì nhiều để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.
Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk đã làm người ta không còn chú ý tới những vấn đề chính trị của Trump nữa. Và việc đó, ít nhất cũng phải là một phần của lời giải thích cho hành động của ông ta.
Trump có thể không biết nhiều về thế giới, và ông có thể không biết gì về chính sách đối ngoại, nhưng ông là bậc thầy của môn nghệ thuật đặc biệt: Tự quảng bá bằng cách lèo lái các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội. Ông biết cách lôi kéo tin tức. Mục tiêu của ông, như một ngôi sao truyền hình thực tế, một người quảng bá thương hiệu của mình, và một chính trị gia, là nhất quán: Công nhận mình là người vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và được yêu mến nhất thế giới.
Một trong những cách lợi dụng nỗi sợ hãi và tức giận của hàng triệu người Mỹ, những người đã bị vỡ mộng vì những cuộc chiến tranh vô tận, là hứa biến nước Mỹ thành số một, bằng cách rút khỏi những rắc rối ở nước ngoài – trong lĩnh vực thương mại, trong các tổ chức đa quốc gia và đặc biệt là các cuộc xung đột quân sự. Như ông đã nói ngay trong thời gian gần đây: “Tôi không, và tôi không muốn, là tổng thống của cả thế giới”.
Nhưng bây giờ ông đã bước chân vào con đường tốt nhất để đạt mục tiêu của mình là được người ta hoan nghênh như một người cứng rắn: Hành động quân sự. Những nỗ lực của ông nhằm thể hiện mình như một vị tổng thống vĩ đại đã chùn bước, nhưng, như một vị tổng tư lệnh, dường như ông đã giành được chiến thắng lớn trong lĩnh vực thực sự quan trọng đối với ông: Các phương tiện thông tin đại chúng.
Người dân có thể mệt mỏi vì những cuộc chiến do George W. Bush phát động, nhưng phản ứng trước cuộc tấn công bằng Tomahawks của Trump, thậm chí ngay trên tờ New York Times đáng kính đã làm rõ một việc: Khi vị tổng tư lệnh đối đầu với kẻ thù ở bên ngoài, nhân dân sẽ ủng hộ, như thể đấy là nhiệm vụ xuất phát từ lòng ái quốc của họ. Và nếu việc đánh bom căn cứ không quân là dấu hiệu của sự lãnh đạo về mặt đạo đức, thì nghi ngờ nó không chỉ là không yêu nước mà còn là vô đạo đức, như thể không muốn làm cái gì đó để giúp những đứa trẻ khốn khổ đã trở thành đối tượng của những cuộc tấn công bằng khí độc của Assad.
Ngay cả khi Tomahawks của Trump không giải quyết được những cuộc xung đột ở Trung Đông, và thậm chí nếu những quả tên lửa này có thực sự làm cho vấn đề tồi tệ thêm, thì ông cũng đã giành được thắng lợi quan trọng ở trong nước. Trong con mắt của nhiều người chỉ trích, bây giờ ông trông đã có dáng tổng thống. Và ông có thể đã sửa chữa, dù chỉ tạm thời, sự chia rẽ nghiêm trọng trong đảng Cộng hòa.
Thật vậy, một số đối thủ hung tợn nhất của Trump là những người tân bảo thù, họ cũng chính là những người tích cực ủng hộ cuộc chiến của Bush ở Iraq. Họ căm thù hứa của ông, rằng sẽ rút khỏi cuộc những cuộc xung đột ở nước ngoài. Bây giờ họ có khả năng là sẽ tập hợp lại xung quanh ông.
Trump vẫn không có chiến lược, ở cả Trung Đông lẫn châu Á, nơi Kim Jong-un, nhà cầm quyền độc tài của Bắc Triều Tiên, đang hết sức cố gắng để lôi kéo tin và kích động Trump bằng những cuộc thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Nhưng bây giờ Trump biết phải làm gì để được ngưỡng mộ như một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhóm tầu tấn công tàu (CSG) của Mỹ đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc tấn công Triều Tiên, khác với cuộc tấn công sân bay ở Syria, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng khía cạnh đạo đức của Trump đã được khôi phục. Sẽ đẹp.
Ian Buruma là Giáo sư về dân chủ, quyền con người và báo chí ở Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945.
Nguồn https://www.project-syndicate.org/commentary/trump-syria-missiles-media-reactions-by-ian-buruma-2017-04
Ngoài ra, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng Michael Flynn, đã phải từ chức vì những bê bối với người Nga, còn các thành viên trong nội bộ Nhà Trắng thì đang hục hặc như chó với mèo. Hai tờ báo The New York Times và Washington Post đã gọi Trump là kẻ dối trá. Tỉ lệ ủng hộ ông đã giảm còn 35%, thấp nhất từng được ghi nhận đối với một vị tổng thống mới.
Thế rồi, dường như thời điểm đã tới, Trump ra lệnh bắn 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Sau nhiều năm nằm dưới những trận mưa bom và bị lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tra tấn, sau khi kiên quyết không cho người Syria chạy khỏi vụ tàn sát bằng cách đến Mỹ như những người tị nạn, và sau khi nói rõ, ngay trong tuần trước, rằng Mỹ sẽ không làm gì nhằm lật đổ Assad, Trump đã nhìn thấy hình ảnh những trẻ em sùi bọt mép sau một cuộc tấn công nữa bằng khí hóa học, và ông đã thay đổi ý kiến.
Đột nhiên Obamacare, sự hỗn loạn trong Nhà Trắng, những đoạn văn lộn xộn trên tweetter và sự thiếu nhất quán về chính trị; cũng như việc ông xuất hiện tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, mà chưa hề chuẩn bị, đã bị người ta quên hẳn. Tờ New York Times, một tờ báo rất ghét tổng thống ngay từ khi ông nắm được quyền lực, giờ đây đã dành gần như tất cả các mục để ca ngợi tính kiên định của vị tổng tư lệnh, người đã hành động để dạy cho thế giới (có nghĩa là Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn) một bài học tuyệt vời.
Mà không chỉ New York Times. Tờ Wall Street Journal cũng ca ngợi hành động của Trump, đương nhiên rồi, nhưng Ignatius của tờ Washington Post cũng làm như thế, ông này cho rằng “khía cạnh đạo đức của ban lãnh đạo” đã tìm được đường vào Nhà Trắng của Trump. Brian Williams, người dẫn chương trình trên kênh MSNBC, tỏ ra phấn khởi trước hình ảnh của cuộc tấn công bằng tên lửa đến mức chỉ tìm được đúng một từ để mô ta: “Đẹp!”
Phải là người có trái tim sắt đá mới không khoái khi nhìn thấy Assad đổ máu mũi. Tấn công thường dân nước mình hay bất kì nước nào khác bằng khí độc là tội ác chiến tranh khủng khiếp. Nhưng cuộc tấn công một sân bay không phải là chiến lược và sẽ chẳng làm được gì nhiều để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.
Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk đã làm người ta không còn chú ý tới những vấn đề chính trị của Trump nữa. Và việc đó, ít nhất cũng phải là một phần của lời giải thích cho hành động của ông ta.
Trump có thể không biết nhiều về thế giới, và ông có thể không biết gì về chính sách đối ngoại, nhưng ông là bậc thầy của môn nghệ thuật đặc biệt: Tự quảng bá bằng cách lèo lái các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội. Ông biết cách lôi kéo tin tức. Mục tiêu của ông, như một ngôi sao truyền hình thực tế, một người quảng bá thương hiệu của mình, và một chính trị gia, là nhất quán: Công nhận mình là người vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và được yêu mến nhất thế giới.
Một trong những cách lợi dụng nỗi sợ hãi và tức giận của hàng triệu người Mỹ, những người đã bị vỡ mộng vì những cuộc chiến tranh vô tận, là hứa biến nước Mỹ thành số một, bằng cách rút khỏi những rắc rối ở nước ngoài – trong lĩnh vực thương mại, trong các tổ chức đa quốc gia và đặc biệt là các cuộc xung đột quân sự. Như ông đã nói ngay trong thời gian gần đây: “Tôi không, và tôi không muốn, là tổng thống của cả thế giới”.
Nhưng bây giờ ông đã bước chân vào con đường tốt nhất để đạt mục tiêu của mình là được người ta hoan nghênh như một người cứng rắn: Hành động quân sự. Những nỗ lực của ông nhằm thể hiện mình như một vị tổng thống vĩ đại đã chùn bước, nhưng, như một vị tổng tư lệnh, dường như ông đã giành được chiến thắng lớn trong lĩnh vực thực sự quan trọng đối với ông: Các phương tiện thông tin đại chúng.
Người dân có thể mệt mỏi vì những cuộc chiến do George W. Bush phát động, nhưng phản ứng trước cuộc tấn công bằng Tomahawks của Trump, thậm chí ngay trên tờ New York Times đáng kính đã làm rõ một việc: Khi vị tổng tư lệnh đối đầu với kẻ thù ở bên ngoài, nhân dân sẽ ủng hộ, như thể đấy là nhiệm vụ xuất phát từ lòng ái quốc của họ. Và nếu việc đánh bom căn cứ không quân là dấu hiệu của sự lãnh đạo về mặt đạo đức, thì nghi ngờ nó không chỉ là không yêu nước mà còn là vô đạo đức, như thể không muốn làm cái gì đó để giúp những đứa trẻ khốn khổ đã trở thành đối tượng của những cuộc tấn công bằng khí độc của Assad.
Ngay cả khi Tomahawks của Trump không giải quyết được những cuộc xung đột ở Trung Đông, và thậm chí nếu những quả tên lửa này có thực sự làm cho vấn đề tồi tệ thêm, thì ông cũng đã giành được thắng lợi quan trọng ở trong nước. Trong con mắt của nhiều người chỉ trích, bây giờ ông trông đã có dáng tổng thống. Và ông có thể đã sửa chữa, dù chỉ tạm thời, sự chia rẽ nghiêm trọng trong đảng Cộng hòa.
Thật vậy, một số đối thủ hung tợn nhất của Trump là những người tân bảo thù, họ cũng chính là những người tích cực ủng hộ cuộc chiến của Bush ở Iraq. Họ căm thù hứa của ông, rằng sẽ rút khỏi cuộc những cuộc xung đột ở nước ngoài. Bây giờ họ có khả năng là sẽ tập hợp lại xung quanh ông.
Trump vẫn không có chiến lược, ở cả Trung Đông lẫn châu Á, nơi Kim Jong-un, nhà cầm quyền độc tài của Bắc Triều Tiên, đang hết sức cố gắng để lôi kéo tin và kích động Trump bằng những cuộc thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Nhưng bây giờ Trump biết phải làm gì để được ngưỡng mộ như một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhóm tầu tấn công tàu (CSG) của Mỹ đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc tấn công Triều Tiên, khác với cuộc tấn công sân bay ở Syria, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng khía cạnh đạo đức của Trump đã được khôi phục. Sẽ đẹp.
Ian Buruma là Giáo sư về dân chủ, quyền con người và báo chí ở Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn https://www.project-syndicate.org/commentary/trump-syria-missiles-media-reactions-by-ian-buruma-2017-04
No comments:
Post a Comment