Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Dân chủ trên toàn cầu đang lâm vào giai đoạn thoái trào, hy vọng trào lưu dân chủ mới ở Trung Quốc, Việt Nam và Cu Ba sẽ khởi đầu cho làn sóng dân chủ mới, có thể được gọi là Làn sóng Thứ V.
Đôi khi chỉ một hay hai sự kiện cũng làm thay đổi tâm trạng chính trị trên toàn cầu. Nelson Mandela ra khỏi nhà tù vào tháng 2 năm 1990, chỉ ba tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Hai sự kiện này đã kích thích những người ủng hộ dân chủ và tự do trên toàn thế giới.
Đáng tiếc là, tâm trạng trên toàn thế giới hiện nay không được lạc quan và thân thiện với dân chủ như thời kì đó. Trước hết, đấy là do Mùa xuân Arab đã biến thành những vụ tắm máu và vô chính phủ. Các nhà độc tài trên khắp thế giới, trước hết là ở Nga và Trung Quốc, đang chỉ tay sang Trung Đông, và coi đầy là ví dụ về những hiểm nguy của chế độ dân chủ chưa chín muồi.
Những chính trị gia nắm bắt được tinh thần của những năm đầu thập niên 1990 là những nhà dân chủ đầy cảm hứng như Mandela, Václav Havel ở Tiệp Khắc - và những nhà cải cách theo đường lối tự do, như Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin ở Nga. Hiện nay, các nhà lãnh đạo dường như đang là hiện thân của tinh thần của thời đại lại là những độc tài, chẳng thèm quan tới những giá trị dân chủ - đấy là Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; cũng như Donald Trump, một kẻ mị dân cặn bã, không hiểu làm sao mà lại trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Tất cả những nhân vật này đều khẳng định ấn tượng chung rằng đây là thời kỳ xấu cho những người dân chủ. Freedom House, một think-tank vẫn công bố báo cáo hàng năm về tình trạng dân chủ toàn cầu, khẳng định rằng, trong thập kỉ vừa qua, trên toàn thế giới, tự do chính trị đã bị co lại. Đấu năm nay, tổ chức này nói rằng trong năm 2015, “đã có sự suy giảm tự do trong 72 nước - lớn nhất trong giai đoạn thoái trào bắt đầu cách đây 10 năm”.
Khu vực ít tự do nhất trên thế giới là Trung Đông, nó làm cho người ta cảm thấy cay đắng, vì những hy vọng đã từng xuất hiện cùng với cuộc nổi dậy của quần chúng nhằm chống lại những chế độ độc tài lan tràn trên khắp thế giới Ả Rập cách đây 5 năm. Ai Cập đang sống dưới chế độ chuyên chế còn hà khắc hơn chế độ của Mubarak, bị lật đổ vào năm 2011.
Ngay cả ở châu Âu, một số các quyền tự do giành được vào năm 1989 cũng đang bị đe dọa. Ở hai nước Ba Lan và Hungary, tự do báo chí và sự độc lập của ngành tư pháp đang bị xói mòn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, biên giới của EU, những quyền tự do phải khó khăn lắm mới giành được cũng đang bị tước đoạt: sau cuộc đảo chính bất thành, một số nhà báo và thẩm phán đã bị bắt giam.
Ở một số nước châu Á, tình hình cũng đi giật lùi. Ở Thái Lan, xảy ra đảo chính quân sự năm 2014 và cuối tuần vừa rồi người ta đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp mới, có thể củng cố quyền lực của giới quân nhân trong lĩnh vực chính trị. Ở Malaysia, những người theo phái tự do rơi vào tình trạng tuyệt vọng trước những âm mưu của chính phủ từng làm nhiều chuyện nhục nhã và Anwar Ibrahim, nhà lãnh đạo đối lập nổi bật, lại bị tống vào tù.
Trong hai siêu cường độc tài quan trọng nhất - Nga và Trung Quốc - chính phủ đang gây áp lực ngày càng mạnh hơn lên những người theo tư tưởng tự do, cả gan lên tiếng thách thức chế độ hiện hành.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên phạt mấy luật sư nhân quyền ở Thiên Tân những án tù dài hạn và buộc những người khác phải nói những lời xin lỗi nhục nhã. Cũng trong khoảng thời gian đó, ở Nga, Yevgeny Urlashov - một chính trị gia đối lập nổi tiếng - đã bị kết án 12 năm lao động khổ sai vì bị cáo buộc tham nhũng, nhưng dường như đây là cáo buộc bịa đặt.
Các vấn đề về dân chủ thậm chí còn lan sang cả Mỹ - “nhà lãnh đạo của thế giới tự do”. Ngay cả nếu Trump không giành được chiến thắng trong kì bầu cử tổng thống lần này, thì ông cũng đã gây ra những tác hại to lớn đối với uy tín và phẩm giá của chế độ dân chủ Mỹ.
Nhưng, trong khi tất cả các tin tức đều ảm đạm như thế, điều quan trọng cần phải nhớ là không phải tất cả đều đi sai đường. Ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi - người bị quản thúc tại gia khi Mandela được tha vào năm 1990, đã được trả tự do - chính phủ dân sự đầu tiên của nước này trong hơn nửa thế kỷ qua đã lên quyền hồi đầu năm nay. Dân chủ dường như cũng được củng cố ở Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Và Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, năm ngoái đã có cuộc bầu cử tổng thống mà lần đầu tiên người đang nắm quyền bị thua - và sau đó đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Và quan trọng nhất là, bằng chứng chứng tỏ rằng dù các nước có những khác biệt văn hóa và kinh tế, nhưng, cuối cùng, những người dân thường trên thế giới đã chán ngấy nạn tham nhũng, chế độ kiểm duyệt, bất công và bạo lực chính trị.
Cuối tuần vừa rồi, người dân đã đổ ra các đường phố ở Ethiopia, họ biểu tình phản đối chính phủ, vì, tuy đã tạo được tốc độc tăng trưởng kinh tế cao, nhưng lại hạn chế quá mạnh các quyền tự do chính trị. Trong những năm gần đây, những người biểu tình ủng hộ dân chủ, đòi các quyền tự do chính trị và dân sự, đã diễn ra trên các đường phố ở Hồng Kông và Ukraine.
Sự không chắc chắn của thời điểm mà chúng ta đang sống được phản ánh bởi những sự kiện đang diễn ra ở Nam Phi; trong những năm 1990, đất nước này từng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều người. Tuần trước ANC, đảng của Mandela, đã cảm nhận được rằng họ đã mất sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử địa phương, đấy là do cử tri phản ứng trước nạn tham nhũng và chính phủ của Tổng thống Jacob Zuma hoạt động không hiệu quả. Dự đoán bi quan là Zuma và những kẻ đồng hội đồng thuyến với ông ta sẽ làm tất cả mọi việc nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực - và mưu đồ của họ sẽ tiếp tục gây phương hại cho chế độ dân chủ Nam Phi. Dự đoán lạc quan là rắc rối mà ANC mắc phải trong cuộc bầu cử vừa rồi là ví dụ về việc chế độ dân chủ có khả năng đổi mới về chính trị, khi các cử tri quay sang các đảng mới, ví dụ như Liên minh Dân chủ.
Nhưng, chính sự bồn chồn của các nhà lãnh đạo như Zuma, Putin và Erdogan là bằng chứng hùng hồn. Đằng sau vẻ ngoài vênh vang của họ ẩn chứa sự bất an thầm kín. Chế độ chuyên chế có thể lan ra toàn thế giới. Nhưng cuối cùng, bao giờ nó cũng làm bùng lên ngọn lửa kháng cự.
Gideon Rachaman, sinh năm 1963, là nhà báo, bình luận viên chính về chính trị quốc tế trên tờ Financial Times từ tháng 7 năm 2006.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: http://www.ft.com/cms/s/0/43ea5f04-5d4c-11e6-bb77-a121aa8abd95.html#axzz4HM44sx00
Dân chủ trên toàn thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào, với Việt Nam là một điển hình
Đáng tiếc là, tâm trạng trên toàn thế giới hiện nay không được lạc quan và thân thiện với dân chủ như thời kì đó. Trước hết, đấy là do Mùa xuân Arab đã biến thành những vụ tắm máu và vô chính phủ. Các nhà độc tài trên khắp thế giới, trước hết là ở Nga và Trung Quốc, đang chỉ tay sang Trung Đông, và coi đầy là ví dụ về những hiểm nguy của chế độ dân chủ chưa chín muồi.
Những chính trị gia nắm bắt được tinh thần của những năm đầu thập niên 1990 là những nhà dân chủ đầy cảm hứng như Mandela, Václav Havel ở Tiệp Khắc - và những nhà cải cách theo đường lối tự do, như Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin ở Nga. Hiện nay, các nhà lãnh đạo dường như đang là hiện thân của tinh thần của thời đại lại là những độc tài, chẳng thèm quan tới những giá trị dân chủ - đấy là Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; cũng như Donald Trump, một kẻ mị dân cặn bã, không hiểu làm sao mà lại trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Tất cả những nhân vật này đều khẳng định ấn tượng chung rằng đây là thời kỳ xấu cho những người dân chủ. Freedom House, một think-tank vẫn công bố báo cáo hàng năm về tình trạng dân chủ toàn cầu, khẳng định rằng, trong thập kỉ vừa qua, trên toàn thế giới, tự do chính trị đã bị co lại. Đấu năm nay, tổ chức này nói rằng trong năm 2015, “đã có sự suy giảm tự do trong 72 nước - lớn nhất trong giai đoạn thoái trào bắt đầu cách đây 10 năm”.
Khu vực ít tự do nhất trên thế giới là Trung Đông, nó làm cho người ta cảm thấy cay đắng, vì những hy vọng đã từng xuất hiện cùng với cuộc nổi dậy của quần chúng nhằm chống lại những chế độ độc tài lan tràn trên khắp thế giới Ả Rập cách đây 5 năm. Ai Cập đang sống dưới chế độ chuyên chế còn hà khắc hơn chế độ của Mubarak, bị lật đổ vào năm 2011.
Ngay cả ở châu Âu, một số các quyền tự do giành được vào năm 1989 cũng đang bị đe dọa. Ở hai nước Ba Lan và Hungary, tự do báo chí và sự độc lập của ngành tư pháp đang bị xói mòn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, biên giới của EU, những quyền tự do phải khó khăn lắm mới giành được cũng đang bị tước đoạt: sau cuộc đảo chính bất thành, một số nhà báo và thẩm phán đã bị bắt giam.
Ở một số nước châu Á, tình hình cũng đi giật lùi. Ở Thái Lan, xảy ra đảo chính quân sự năm 2014 và cuối tuần vừa rồi người ta đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp mới, có thể củng cố quyền lực của giới quân nhân trong lĩnh vực chính trị. Ở Malaysia, những người theo phái tự do rơi vào tình trạng tuyệt vọng trước những âm mưu của chính phủ từng làm nhiều chuyện nhục nhã và Anwar Ibrahim, nhà lãnh đạo đối lập nổi bật, lại bị tống vào tù.
Trong hai siêu cường độc tài quan trọng nhất - Nga và Trung Quốc - chính phủ đang gây áp lực ngày càng mạnh hơn lên những người theo tư tưởng tự do, cả gan lên tiếng thách thức chế độ hiện hành.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên phạt mấy luật sư nhân quyền ở Thiên Tân những án tù dài hạn và buộc những người khác phải nói những lời xin lỗi nhục nhã. Cũng trong khoảng thời gian đó, ở Nga, Yevgeny Urlashov - một chính trị gia đối lập nổi tiếng - đã bị kết án 12 năm lao động khổ sai vì bị cáo buộc tham nhũng, nhưng dường như đây là cáo buộc bịa đặt.
Các vấn đề về dân chủ thậm chí còn lan sang cả Mỹ - “nhà lãnh đạo của thế giới tự do”. Ngay cả nếu Trump không giành được chiến thắng trong kì bầu cử tổng thống lần này, thì ông cũng đã gây ra những tác hại to lớn đối với uy tín và phẩm giá của chế độ dân chủ Mỹ.
Nhưng, trong khi tất cả các tin tức đều ảm đạm như thế, điều quan trọng cần phải nhớ là không phải tất cả đều đi sai đường. Ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi - người bị quản thúc tại gia khi Mandela được tha vào năm 1990, đã được trả tự do - chính phủ dân sự đầu tiên của nước này trong hơn nửa thế kỷ qua đã lên quyền hồi đầu năm nay. Dân chủ dường như cũng được củng cố ở Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Và Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, năm ngoái đã có cuộc bầu cử tổng thống mà lần đầu tiên người đang nắm quyền bị thua - và sau đó đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Và quan trọng nhất là, bằng chứng chứng tỏ rằng dù các nước có những khác biệt văn hóa và kinh tế, nhưng, cuối cùng, những người dân thường trên thế giới đã chán ngấy nạn tham nhũng, chế độ kiểm duyệt, bất công và bạo lực chính trị.
Cuối tuần vừa rồi, người dân đã đổ ra các đường phố ở Ethiopia, họ biểu tình phản đối chính phủ, vì, tuy đã tạo được tốc độc tăng trưởng kinh tế cao, nhưng lại hạn chế quá mạnh các quyền tự do chính trị. Trong những năm gần đây, những người biểu tình ủng hộ dân chủ, đòi các quyền tự do chính trị và dân sự, đã diễn ra trên các đường phố ở Hồng Kông và Ukraine.
Sự không chắc chắn của thời điểm mà chúng ta đang sống được phản ánh bởi những sự kiện đang diễn ra ở Nam Phi; trong những năm 1990, đất nước này từng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều người. Tuần trước ANC, đảng của Mandela, đã cảm nhận được rằng họ đã mất sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử địa phương, đấy là do cử tri phản ứng trước nạn tham nhũng và chính phủ của Tổng thống Jacob Zuma hoạt động không hiệu quả. Dự đoán bi quan là Zuma và những kẻ đồng hội đồng thuyến với ông ta sẽ làm tất cả mọi việc nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực - và mưu đồ của họ sẽ tiếp tục gây phương hại cho chế độ dân chủ Nam Phi. Dự đoán lạc quan là rắc rối mà ANC mắc phải trong cuộc bầu cử vừa rồi là ví dụ về việc chế độ dân chủ có khả năng đổi mới về chính trị, khi các cử tri quay sang các đảng mới, ví dụ như Liên minh Dân chủ.
Nhưng, chính sự bồn chồn của các nhà lãnh đạo như Zuma, Putin và Erdogan là bằng chứng hùng hồn. Đằng sau vẻ ngoài vênh vang của họ ẩn chứa sự bất an thầm kín. Chế độ chuyên chế có thể lan ra toàn thế giới. Nhưng cuối cùng, bao giờ nó cũng làm bùng lên ngọn lửa kháng cự.
Gideon Rachaman, sinh năm 1963, là nhà báo, bình luận viên chính về chính trị quốc tế trên tờ Financial Times từ tháng 7 năm 2006.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: http://www.ft.com/cms/s/0/43ea5f04-5d4c-11e6-bb77-a121aa8abd95.html#axzz4HM44sx00
No comments:
Post a Comment