Phạm Nguyên Trường dịch
Tiếng nói uy quyền của luật pháp đã phán xét một cách rõ ràng và có tính quyết định về biển Đông, nơi đang có những cuộc chuyển quân nguy hiểm và những lời tuyên bố có tính kích động. Nhưng ảnh hưởng của luật pháp đối với cuộc xung đột này là rất đáng ngờ.
Toàn văn thông cáo báo chí của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông
Hôm thứ Ba vừa rồi, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã tuyên bố chiến thắng áp đảo của Philippines về những vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở biển Đông với phán quyết nói rằng, nhiều hành động và đòi hỏi của Trung Quốc trong vùng biển này là bất hợp pháp. Phán quyết của Tòa khẳng định việc chính quyền Obama tìm kiếm giải pháp pháp lý cho những tranh chấp trong lĩnh vực đối ngoại là hành động đáng khâm phục. Liên quan đến biển Đông, Tổng thống Obama nhấn mạnh quyết tâm của chúng ta trong việc giải quyết những cuộc xung đột nguy hiểm bằng “biện pháp hòa bình, thông qua những phương tiện pháp lý như quyết định của PCA, trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển”.
Mặc dù quyết định của PCA đã có đóng góp tích cực, nhưng luật pháp không thể giải quyết được tất cả các vụ xung đột ở biển Đông. Phán quyết được đưa ra hôm thứ ba vừa rồi còn thể hiện rõ những hạn chế của luật pháp trong việc giải quyết những cuộc xung đột này, cũng như phải tiến hành ngay những cuộc đàm phán, được củng cố bởi chính sách dựa trên sức mạnh một cách khôn khéo.
Quyết định của Tòa đưa ra giới hạn về tính pháp lý của “đường 9 đoạn” khét tiếng của Trung Quốc. Nhiều nhất, Tòa nói, “đường 9 đoạn” chỉ có thể là yêu sách về chủ quyền đối với những hòn đảo ở bên trong và quyền hàng hải trên cơ sở những thực thể này phải theo Công ước về Luật biển. Tất cả những tuyên bố nói rằng vùng biển này là ao nhà của Trung Quốc đều bị bác bỏ, mặc dù câu hỏi về chủ quyền vẫn chưa được giải quyết. Những phán quyết khác của Tòa cũng quan trọng không kém và có khả năng làm cho quan hệ giữa các nước càng thêm căng thẳng. Đấy là phán quyết nói rằng việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo là hành động bất hợp pháp, vi phạm quyền của Philippines và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Đấy là những phán quyết pháp lý chính, nhưng chúng không dẫn tới việc giải quyết ngay lập tức vụ xung đột. Mặc dù đã kí Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia phiên toàn và nói phán quyết là “vô giá trị”. Trung Quốc rõ ràng là sai. Nhưng việc họ phủ nhận sạch trơn cho thấy những hạn chế của luật pháp trong bối cảnh này, vì tòa không có lực lượng thực thi – không có cảnh sát, không có hệ thống chế tài, không thể phạt kẻ vi phạm.
Một hạn chế quan trọng khác là, Tòa không có quyền pháp lý trong việc giải quyết những cuộc xung đột cơ bản và có khả năng bùng nổ, liên quan tới chủ quyền trên những thực thể như bãi cạn Scarborough và những vụ tranh cãi về đường biên giới trên biển. Và đương nhiên là, không có phán quyết nào có thể giải quyết được những vấn đề địa chính trị cốt lõi đang được đặt ra: Tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc, những mối nghi ngờ về dự định của Trung Quốc đối với khu vực và liệu Trung Quốc và Hoa Kì có thể thoả thuận được những điều kiện chung sống hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không.
Phải làm gì đây? Hoa Kì và các nước khác phải ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của Tòa, coi đấy là quyết định bắt buộc, cả bằng lời nói lẫn việc làm. Hoa Kì phải lên án những tuyên bố của Trung Quốc rằng nước này sẽ không tuân thủ quyết định của Tòa. Và phải tiếp tục những hoạt động thường xuyên về bảo vệ tự do hàng hải, đồng thời, tận dụng những quyền mà phán quyết của Tòa có thể cung cấp thêm.
Nhưng, chính quyền Obama cũng phải tránh, không làm cho tình hình căng thẳng thêm và tiến hành những cuộc thảo luận ngoại giao kín đáo với các nước khác những phương án của chúng ta. Chúng ta không thể dự đoán được phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa. Có khả năng là sau khi bị khiển trách, Trung Quốc sẽ tung ra những vụ khiêu khích mới, có thể dẫn tới những vụ khủng hoảng mà chẳng ai được lợi lộc gì – Hoa Kì và các nước đồng minh phải sẵn sàng đối phó, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để giành cho bằng được mục tiêu của mình. Ngoài ra, sau khi đã có sức mạnh pháp lý, Philippines có thể đề nghị Hoa Kì sử dụng vũ lực để thực thi điều mà Tòa không thể thực thi. Hành động này, tự nó, có thể tạo ra những rủi ro khá lớn.
Thay vào đó, Hoa Kì phải khuyến khích đồng minh Philippines – vừa giành thắng lợi về mặt pháp lý – đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, vì đây là bước đi tốt nhất trong quá trình tìm kiếm những giải pháp hòa bình thực sự. Trung Quốc vẫn đòi đàm phán từ lâu, vì vậy, đây sẽ là phép thử lòng trung thực của họ.
Không nước nào được đặt điều kiện tiên quyết cho những cuộc đàm phán như thế. Trung Quốc không được đòi Philippines từ bỏ phán quyết của Tòa; còn Philippines cũng không được đòi Trung Quốc chấp nhận quyền mà Tòa ban cho họ. Những đòi hỏi như thế sẽ làm cho cuộc đàm phán rơi vào bế tắc ngay trước khi bắt đầu. Con đường đàm phán sẽ không chắc chắn và khó khăn. Nhưng, sau phán quyết của Tòa, vị thế của Philippines sẽ gia tăng đáng kể. Những cuộc đàm phán này phải bắt đầu từ vấn đề giảm căng thẳng, từ tìm kiếm thỏa hiệp và những dự án phát triển chung. Những vấn đề chủ quyền quan trong nhất có thể tạm thời gác sang một bên.
Phán quyết của Tòa cũng làm gia tăng sức mạnh cho các bên tranh chấp khác trong vùng biển Đông. Cùng với thời gian, Trung Quốc có thể chấp nhận những điều kiện tương tự như những điều kiện mà họ vừa bác bỏ, nếu đấy là kết quả của đàm phán chứ không phải là quyết định của Tòa. Đấy sẽ là đóng góp của luật pháp, ngay cả khi phán quyết của Tòa, về mặt hình thức là không được thực thi được. Đàm phán quy tắc hành xử trên cơ sở luật pháp và có hiệu lực pháp lý, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc phải được coi là ưu tiên cao nhất.
Vì chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Hoa Kì khó có thể đòi hỏi Trung Quốc thi hành Công ước này. Thượng viện Hoa Kì phải thúc đẩy việc phê chuẩn, coi nó là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Còn hiện nay, chúng ta phải nói và hành động cùng với các nước đã phê chuẩn Công ước này.
Nhưng, chúng ta có quyền lợi quốc gia và đồng minh ở biển Đông, vì vậy, chúng ta cần thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ quyền lợi và đồng minh của mình. Trên những mặt trận này, cũng như trên những mặt trận khác, luật pháp có vai trò của mình, dù là với những hạn chế nhất định. Ngoại giao dựa vào sức mạnh và luật pháp vẫn là phương tiện tốt nhất của chúng ta trong việc định hình tương lai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Paul Gewirtz là Giáo sư luật hiến pháp và giám đốc trung tâm Paul Tsai China tại Yale Law School.
Mặc dù quyết định của PCA đã có đóng góp tích cực, nhưng luật pháp không thể giải quyết được tất cả các vụ xung đột ở biển Đông. Phán quyết được đưa ra hôm thứ ba vừa rồi còn thể hiện rõ những hạn chế của luật pháp trong việc giải quyết những cuộc xung đột này, cũng như phải tiến hành ngay những cuộc đàm phán, được củng cố bởi chính sách dựa trên sức mạnh một cách khôn khéo.
Quyết định của Tòa đưa ra giới hạn về tính pháp lý của “đường 9 đoạn” khét tiếng của Trung Quốc. Nhiều nhất, Tòa nói, “đường 9 đoạn” chỉ có thể là yêu sách về chủ quyền đối với những hòn đảo ở bên trong và quyền hàng hải trên cơ sở những thực thể này phải theo Công ước về Luật biển. Tất cả những tuyên bố nói rằng vùng biển này là ao nhà của Trung Quốc đều bị bác bỏ, mặc dù câu hỏi về chủ quyền vẫn chưa được giải quyết. Những phán quyết khác của Tòa cũng quan trọng không kém và có khả năng làm cho quan hệ giữa các nước càng thêm căng thẳng. Đấy là phán quyết nói rằng việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo là hành động bất hợp pháp, vi phạm quyền của Philippines và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Đấy là những phán quyết pháp lý chính, nhưng chúng không dẫn tới việc giải quyết ngay lập tức vụ xung đột. Mặc dù đã kí Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia phiên toàn và nói phán quyết là “vô giá trị”. Trung Quốc rõ ràng là sai. Nhưng việc họ phủ nhận sạch trơn cho thấy những hạn chế của luật pháp trong bối cảnh này, vì tòa không có lực lượng thực thi – không có cảnh sát, không có hệ thống chế tài, không thể phạt kẻ vi phạm.
Một hạn chế quan trọng khác là, Tòa không có quyền pháp lý trong việc giải quyết những cuộc xung đột cơ bản và có khả năng bùng nổ, liên quan tới chủ quyền trên những thực thể như bãi cạn Scarborough và những vụ tranh cãi về đường biên giới trên biển. Và đương nhiên là, không có phán quyết nào có thể giải quyết được những vấn đề địa chính trị cốt lõi đang được đặt ra: Tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc, những mối nghi ngờ về dự định của Trung Quốc đối với khu vực và liệu Trung Quốc và Hoa Kì có thể thoả thuận được những điều kiện chung sống hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không.
Phải làm gì đây? Hoa Kì và các nước khác phải ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của Tòa, coi đấy là quyết định bắt buộc, cả bằng lời nói lẫn việc làm. Hoa Kì phải lên án những tuyên bố của Trung Quốc rằng nước này sẽ không tuân thủ quyết định của Tòa. Và phải tiếp tục những hoạt động thường xuyên về bảo vệ tự do hàng hải, đồng thời, tận dụng những quyền mà phán quyết của Tòa có thể cung cấp thêm.
Nhưng, chính quyền Obama cũng phải tránh, không làm cho tình hình căng thẳng thêm và tiến hành những cuộc thảo luận ngoại giao kín đáo với các nước khác những phương án của chúng ta. Chúng ta không thể dự đoán được phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa. Có khả năng là sau khi bị khiển trách, Trung Quốc sẽ tung ra những vụ khiêu khích mới, có thể dẫn tới những vụ khủng hoảng mà chẳng ai được lợi lộc gì – Hoa Kì và các nước đồng minh phải sẵn sàng đối phó, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để giành cho bằng được mục tiêu của mình. Ngoài ra, sau khi đã có sức mạnh pháp lý, Philippines có thể đề nghị Hoa Kì sử dụng vũ lực để thực thi điều mà Tòa không thể thực thi. Hành động này, tự nó, có thể tạo ra những rủi ro khá lớn.
Thay vào đó, Hoa Kì phải khuyến khích đồng minh Philippines – vừa giành thắng lợi về mặt pháp lý – đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, vì đây là bước đi tốt nhất trong quá trình tìm kiếm những giải pháp hòa bình thực sự. Trung Quốc vẫn đòi đàm phán từ lâu, vì vậy, đây sẽ là phép thử lòng trung thực của họ.
Không nước nào được đặt điều kiện tiên quyết cho những cuộc đàm phán như thế. Trung Quốc không được đòi Philippines từ bỏ phán quyết của Tòa; còn Philippines cũng không được đòi Trung Quốc chấp nhận quyền mà Tòa ban cho họ. Những đòi hỏi như thế sẽ làm cho cuộc đàm phán rơi vào bế tắc ngay trước khi bắt đầu. Con đường đàm phán sẽ không chắc chắn và khó khăn. Nhưng, sau phán quyết của Tòa, vị thế của Philippines sẽ gia tăng đáng kể. Những cuộc đàm phán này phải bắt đầu từ vấn đề giảm căng thẳng, từ tìm kiếm thỏa hiệp và những dự án phát triển chung. Những vấn đề chủ quyền quan trong nhất có thể tạm thời gác sang một bên.
Phán quyết của Tòa cũng làm gia tăng sức mạnh cho các bên tranh chấp khác trong vùng biển Đông. Cùng với thời gian, Trung Quốc có thể chấp nhận những điều kiện tương tự như những điều kiện mà họ vừa bác bỏ, nếu đấy là kết quả của đàm phán chứ không phải là quyết định của Tòa. Đấy sẽ là đóng góp của luật pháp, ngay cả khi phán quyết của Tòa, về mặt hình thức là không được thực thi được. Đàm phán quy tắc hành xử trên cơ sở luật pháp và có hiệu lực pháp lý, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc phải được coi là ưu tiên cao nhất.
Vì chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Hoa Kì khó có thể đòi hỏi Trung Quốc thi hành Công ước này. Thượng viện Hoa Kì phải thúc đẩy việc phê chuẩn, coi nó là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Còn hiện nay, chúng ta phải nói và hành động cùng với các nước đã phê chuẩn Công ước này.
Nhưng, chúng ta có quyền lợi quốc gia và đồng minh ở biển Đông, vì vậy, chúng ta cần thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ quyền lợi và đồng minh của mình. Trên những mặt trận này, cũng như trên những mặt trận khác, luật pháp có vai trò của mình, dù là với những hạn chế nhất định. Ngoại giao dựa vào sức mạnh và luật pháp vẫn là phương tiện tốt nhất của chúng ta trong việc định hình tương lai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Paul Gewirtz là Giáo sư luật hiến pháp và giám đốc trung tâm Paul Tsai China tại Yale Law School.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: https://www.washingtonpost.com/opinions/global-opinions/why-law-cant-solve-the-south-china-sea-conflict/2016/07/12/2c6199d4-485b-11e6-bdb9-701687974517_story.html
No comments:
Post a Comment