Milovan Djilas
Trong thế giới ngày nay (tiếp theo)
5.
Xu hướng hợp nhất, cùng với những lí do khác, sẽ có ảnh hưởng đối với sự thay đổi trong quan hệ sở hữu.
Nói một cách ngắn gọn, vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ ngày một gia tăng.
Vai trò quyết định và ngày một nâng cao của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến việc nâng cao vai trò của nhà nước trong lĩnh vực quan hệ sở hữu cũng phản ánh xu hướng hợp nhất quốc tế. Dĩ nhiên là xu hướng này có biểu hiện khác nhau trong những nước và những hệ thống khác nhau, có thể là lực cản của quá trình hội nhập: thí dụ, ở những nơi (trong các nước cộng sản) mà sở hữu nhà nước chỉ là hình thức, chỉ là bức màn che đậy sự độc quyền toàn trị và sự thống trị của một giai cấp.
Ở Anh, sau khi Đảng Lao động tiến hành quốc hữu hoá, tài sản tư nhân, đúng hơn là tư nhân độc quyền, đã không còn tính thiêng liêng và trong sạch pháp lí nữa. Người ta đã quốc hữu hoá hơn 20% năng lực sản xuất của nước Anh, đấy là chưa kể tài sản khá lớn của các công xã. Trong các nước Bắc Âu, bên cạnh sở hữu nhà nước còn có hình thức sở hữu tập thể của các hợp tác xã .
Vai trò to lớn của nhà nước trong đời sống kinh tế thể hiện rõ trong những nước thuộc địa và nửa thuộc địa trước đây, dù đấy có là chính phủ xã hội chủ nghĩa như Burma, chính phủ theo đường lối dân chủ như Ấn Độ hay độc tài quân sự như Ai Cập, ở đâu nhà nước cũng là nhà đầu tư lớn nhất, cũng kiểm soát xuất khẩu và thu vào ngân sách khoản ngoại tệ ngày càng lớn,..v.v… Khắp mọi nơi, nhà nước đều là người đưa ra các sáng kiến trong cải cách kinh tế và quốc hữu hoá, quốc doanh đang là hình thức sở hữu ngày càng lớn.
Tình hình tương tự có vẻ như cũng đang diễn ra cả ở Mĩ, nước tư bản nhất trong các nước tư bản. Bắt đầu từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, mọi người đều nhận thức được vai trò ngày càng tăng của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và không còn ai phản đối vai trò tự nhiên đó của nó nữa.
James Blaine Walker, trong tác phẩm The Epic of American Industry , từng nhấn mạnh rằng: “Mối liên hệ của nhà nước với đời sống kinh tế là một trong những đặc điểm nổi bật của thế kỉ XX.”
Walker dẫn số liệu như sau: năm 1938 khoảng 20% ngân sách lấy từ xí nghiệp quốc doanh, năm 1940 con số này đã nâng lên 25%. Từ khi Roosevelt lên cầm quyền, người ta đã tiến hành kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân một cách có hệ thống. Số lượng các viên chức nhà nước, chức năng của chính phủ, đặc biệt là chính phủ liên bang cũng tăng lên không ngừng.
Johnson và Cross, trong tác phẩm The Origin and Development of the American Economy cũng đưa ra các số liệu tương tự. Họ cũng xác nhận rằng quản lí đã tách khỏi sở hữu và vai trò của nhà nước như người chủ nợ đã tăng lên đáng kể.
Hai ông viết như sau: “Một trong những đặc trưng cơ bản của thế kỉ XX là sự tăng cường liên tục ảnh hưởng của chính phủ, đặc biệt là chính phủ liên bang đối với các hoạt động kinh tế”.
Trong tác phẩm The American Way , Shepard B. Clough còn dẫn những số liệu về chi tiêu và nợ nần của chính phủ liên bang chứng tỏ xu hướng đó như sau:
Vai trò quyết định và ngày một nâng cao của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến việc nâng cao vai trò của nhà nước trong lĩnh vực quan hệ sở hữu cũng phản ánh xu hướng hợp nhất quốc tế. Dĩ nhiên là xu hướng này có biểu hiện khác nhau trong những nước và những hệ thống khác nhau, có thể là lực cản của quá trình hội nhập: thí dụ, ở những nơi (trong các nước cộng sản) mà sở hữu nhà nước chỉ là hình thức, chỉ là bức màn che đậy sự độc quyền toàn trị và sự thống trị của một giai cấp.
Ở Anh, sau khi Đảng Lao động tiến hành quốc hữu hoá, tài sản tư nhân, đúng hơn là tư nhân độc quyền, đã không còn tính thiêng liêng và trong sạch pháp lí nữa. Người ta đã quốc hữu hoá hơn 20% năng lực sản xuất của nước Anh, đấy là chưa kể tài sản khá lớn của các công xã. Trong các nước Bắc Âu, bên cạnh sở hữu nhà nước còn có hình thức sở hữu tập thể của các hợp tác xã .
Vai trò to lớn của nhà nước trong đời sống kinh tế thể hiện rõ trong những nước thuộc địa và nửa thuộc địa trước đây, dù đấy có là chính phủ xã hội chủ nghĩa như Burma, chính phủ theo đường lối dân chủ như Ấn Độ hay độc tài quân sự như Ai Cập, ở đâu nhà nước cũng là nhà đầu tư lớn nhất, cũng kiểm soát xuất khẩu và thu vào ngân sách khoản ngoại tệ ngày càng lớn,..v.v… Khắp mọi nơi, nhà nước đều là người đưa ra các sáng kiến trong cải cách kinh tế và quốc hữu hoá, quốc doanh đang là hình thức sở hữu ngày càng lớn.
Tình hình tương tự có vẻ như cũng đang diễn ra cả ở Mĩ, nước tư bản nhất trong các nước tư bản. Bắt đầu từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, mọi người đều nhận thức được vai trò ngày càng tăng của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và không còn ai phản đối vai trò tự nhiên đó của nó nữa.
James Blaine Walker, trong tác phẩm The Epic of American Industry , từng nhấn mạnh rằng: “Mối liên hệ của nhà nước với đời sống kinh tế là một trong những đặc điểm nổi bật của thế kỉ XX.”
Walker dẫn số liệu như sau: năm 1938 khoảng 20% ngân sách lấy từ xí nghiệp quốc doanh, năm 1940 con số này đã nâng lên 25%. Từ khi Roosevelt lên cầm quyền, người ta đã tiến hành kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân một cách có hệ thống. Số lượng các viên chức nhà nước, chức năng của chính phủ, đặc biệt là chính phủ liên bang cũng tăng lên không ngừng.
Johnson và Cross, trong tác phẩm The Origin and Development of the American Economy cũng đưa ra các số liệu tương tự. Họ cũng xác nhận rằng quản lí đã tách khỏi sở hữu và vai trò của nhà nước như người chủ nợ đã tăng lên đáng kể.
Hai ông viết như sau: “Một trong những đặc trưng cơ bản của thế kỉ XX là sự tăng cường liên tục ảnh hưởng của chính phủ, đặc biệt là chính phủ liên bang đối với các hoạt động kinh tế”.
Trong tác phẩm The American Way , Shepard B. Clough còn dẫn những số liệu về chi tiêu và nợ nần của chính phủ liên bang chứng tỏ xu hướng đó như sau:
Giai đoạn
|
Chi tiêu của chính phủ Liên bang (triệu $)
|
Nợ chính phủ liên bang (ngàn $)
|
1869-1878
|
309,6
|
243.645
|
1929-1938
|
8.998,1
|
42.967.531
|
1950
|
40.166,8
|
256.708.000
|
Clough, trong tác phẩm đã dẫn, còn nói đến cuộc cách mạng quản lí (managerial revolution), được hiểu như là sự xuất hiện của các nhà quản trị chuyên nghiệp, các chủ sở hữu sẽ không thể quản lí nổi doanh nghiệp nếu thiếu họ. Số lượng, vai trò và sự đoàn kết của các nhà quản lí này sẽ ngày càng tăng, các chủ doanh nghiệp có khả năng quản lí như John Rockefeller, John Wanamaker, Charles Shwab,..v.v... sẽ không thể xuất hiện được nữa.
Faneson và Gordon, trong tác phẩm Government and the American Economy , cho rằng, trước đây quyền lực đã là một tác nhân to lớn đối với nền kinh tế, các nhóm xã hội khác nhau đã lợi dụng quyền lực để gây ảnh hưởng đối với đời sống kinh tế. Nhưng hiện nay, sự khác biệt là rõ ràng, hai tác giả này cho rằng vai trò điều tiết của nhà nước thể hiện không chỉ trong lĩnh vực lao động mà cả trong lĩnh vực sản xuất, thí dụ, trong những lĩnh vực quan trọng đối với quốc gia như vận tải, khai thác dầu khí, khai thác than. “Những biến chuyển mới và có hậu quả sâu xa thể hiện rõ nhất trong việc mở rộng các doanh nghiệp nhà nước, việc bảo vệ nguồn nhân lực cũng như vật lực. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như ngân hàng, tín dụng, điện lực và cung cấp các căn hộ rẻ tiền.” Họ nhận xét rằng, vai trò của nhà nước đã được nâng cao hơn rất nhiều so với nửa thế kỉ, thậm chí mười năm trước đây. “Kết quả là đã xuất hiện “nền kinh tế hỗn hợp”, trong đó, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp một phần vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng tồn tại bên nhau”.
Các tác giả nêu trên và nhiều tác giả khác đã đưa ra các đặc trưng cơ bản của quá trình này như sau: nhu cầu được đảm bảo về mặt xã hội, về học vấn được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước ngày một tăng; số lượng viên chức nhà nước cũng ngày càng tăng,..v.v..
Trong Thế chiến II, vì nhu cầu quân sự mà quá trình này đã đạt đến qui mô chưa từng có. Nhưng sau chiến tranh, nó không những không giảm mà còn diễn ra với tốc độ cao hơn thời tiền chiến nữa. Không chỉ chính phủ dân chủ mà ngay chính phủ cộng hoà của Eisenhower - được bầu năm 1952 - một chính phủ giành được quyền lực dưới ngọn cờ trả lại sáng kiến cá nhân, cũng không làm thay đổi được tình hình một cách đáng kể. Chính phủ bảo thủ ở Anh cũng gặp tình hình tương tự. Mặc dù chính phủ này không tiến hành tư hữu hoá, trừ ngành sản xuất thép, vai trò của nó trong lĩnh vực kinh tế nếu không tăng lên thì cũng không giảm đi so với chính phủ của Đảng lao động.
Sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực kinh tế là kết quả tất yếu của các xu hướng đã ăn sâu vào nhận thức của dân chúng. Tất cả các nhà kinh tế học, kể từ Keyenes, đều thống nhất với nhau luận điểm về sự cần thiết phải can thiệp như thế. Ngày nay, đấy đã là một thực tế mang tầm vóc toàn cầu. Sự can thiệp của nhà nước và sở hữu nhà nước đã là một tác nhân quan trọng và ở một số nơi là tác nhân quyết định đối với sự phát triển kinh tế.
Dường như có thể rút ra kết luận: sự đối đầu giữa hai hệ thống không phải chỉ là do trong một hệ thống (phương Đông) nhà nước đóng vai trò quan trọng, còn trong hệ thống kia (phương Tây) sở hữu tư nhân, sở hữu của các công ty và tập đoàn độc quyền đóng vai trò quan trọng. Hơn thế nữa, vai trò của sở hữu tư nhân ở phương Tây đang ngày một giảm đi, trong khi vai trò của nhà nước ngày một tăng thêm.
Nhưng vấn đề không phải như vậy.
Hai hệ thống này có sự khác nhau căn bản trong việc điều tiết của chính phủ đối với lĩnh vực kinh tế và trong chính sở hữu nhà nước. Tuy về mặt hình thức, hai loại sở hữu đều là nhà nước – bên nhiều, bên ít – nhưng hai hình thức sở hữu này chẳng những khác nhau mà còn đối kháng nhau. Cũng có thể nói tương tự như vậy về tác động của nhà nước đối với kinh tế.
Không một chính phủ nào ở phương Tây nhận vào mình trách nhiệm như người chủ sở hữu trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ không chỉ không phải là chủ nhân của khối tài sản đã quốc hữu hoá mà còn không phải là chủ của khối tài sản thu được qua thuế khoá nữa. Điều đó không thể xảy ra được, vì chính phủ thay đổi thường xuyên. Việc quản lí và phân phối phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của quốc hội. Tất nhiên là chính phủ bị tác động từ mọi phía, nhưng nó vẫn không phải là chủ. Chính phủ chỉ quản lí và phân phối (khi còn cầm quyền), khối tài sản không thuộc về nó.
Trong các nước cộng sản tình hình khác hẳn. Chính phủ quản lí và phân phối toàn bộ tài sản quốc gia. Giai cấp mới, nghĩa là cơ quan thực hiện - giới chóp bu của đảng hành xử như là chủ nhân, và trên thực tế nó đúng là chủ nhân. Không một chính phủ siêu phản động, “siêu tư bản” nào dám mơ đến sự độc quyền trong lĩnh vực kinh tế đến như thế.
Như vậy là, quan hệ sở hữu ở phương Tây và phương Đông chỉ giống nhau về mặt hình thức, biểu hiện trong việc nâng cao vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế, còn trên thực tế, nó là hai hình thức sở hữu hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối kháng nhau.
6.
Hình thức sở hữu sau Thế chiến I có thể đã là một trong những nguyên nhân căn bản của sự đối đầu giữa phương Tây và Liên Xô. Khi đó các tập đoàn tư bản độc quyền đã có vai trò lớn hơn hiện nay rất nhiều và dĩ nhiên là chúng không chấp nhận việc một phần thế giới, cụ thể là Liên Xô, bị giằng ra khỏi móng vuốt của mình. Tầng lớp quan liêu cộng sản lúc đó cũng mới chỉ chuẩn bị trở thành giai cấp cầm quyền mà thôi.
Đối với Liên Xô, quan hệ sở hữu vẫn là tác nhân quan trọng trong quan hệ với các nước khác. Liên Xô luôn luôn tìm cách áp đặt, bằng sức mạnh, hình thức sở hữu cũng như quan hệ chính trị của mình cho các nước khác. Sự phát triển các liên hệ thương mại hạn chế với thế giới bên ngoài không vượt qua và không thể vượt qua giới hạn của giai đoạn trao đổi hàng hoá của các nền kinh tế quốc gia. Điều đó đúng cho cả Nam Tư trong thời kì đoạn giao với Moskva. Nam Tư không vượt qua được hình thức trao đổi hàng hoá, mặc dù xu hướng hợp tác toàn diện hơn bao giờ cũng có và cùng với thời gian còn trở nên bức thiết hơn. Như vậy là nền kinh tế Nam Tư cũng là nền kinh tế đóng.
Còn một loạt yếu tố góp phần làm cho tình hình và các mối quan hệ phức tạp thêm.
Việc tăng cường xu hướng hợp nhất nền sản xuất toàn cầu, trên thực tế, đã dẫn đến ưu thế của một nước (Mĩ), trong trường hợp tốt nhất, là ưu thế của một nhóm nước.
Chính sự tự phát của các quan hệ đã bóc lột và buộc nền kinh tế, thậm chí toàn bộ đời sống của các nước chậm phát triển lệ thuộc vào các nước phát triển. Nhưng như thế không có nghĩa là muốn sống còn các nước chậm phát triển phải tự vệ bằng các biện pháp chính trị, bằng cách tự cô lập. Đấy là một cách. Cách thứ hai: dựa vào sự giúp đỡ của các nước phát triển. Không có cách thứ ba. Thực ra cách thứ hai cũng chưa có: sự giúp đỡ hiện không đáng kể.
Sự khác biệt trong thu nhập thực tế của một người Mĩ với, thí dụ, một công nhân Indonesia còn cao hơn là sự khác biệt của người Mĩ đó với một người nắm cực nhiều cổ phiếu: năm 1940 người Mĩ thu nhập ít nhất là 1.440$, trong khi người Indonesia chỉ nhận 27$, thấp hơn đến 53 lần (số liệu của Liên hợp quốc).
Quan hệ bất bình đẳng của phương Tây đã phát triển với những nước chậm phát triển càng ngày càng chuyển vào địa hạt kinh tế. Sự thống trị truyền thống của các viên toàn quyền và các lãnh chúa địa phương đã trở thành dĩ vãng. Ngày nay, các nền kinh tế kém phát triển của các quốc gia độc lập về chính trị đã rơi xuống vai trò phụ thuộc.
Không một dân tộc nào chịu tự nguyện đóng vai trò phụ thuộc như thế, cũng như không có người nào chịu từ bỏ lợi thế do sức lao động với năng suất cao mang lại cho anh ta.
Đòi hỏi người công nhân Mĩ hay công nhân phương Tây, chưa nói các sở hữu chủ, từ bỏ những phúc lợi mà họ có được nhờ trình độ kĩ thuật và năng suất lao động cao cũng vô nghĩa như thuyết phục những người dân nghèo khó ở châu Á rằng họ phải cảm thấy hạnh phúc với vài xu tiền công mỗi ngày.
Sự tương trợ giữa các quốc gia, từng bước tạo ra sự đồng đều trong lĩnh vực phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác giữa các dân tộc phải là thành quả của nhu cầu sống còn, chỉ khi đó chúng mới trở thành sản phẩm của những quan hệ tốt đẹp mà thôi.
Sự giúp đỡ về mặt kinh tế đã trở thành nhu cầu sống còn. Nhưng đấy là trong trường hợp khi các nước phát triển coi khả năng thanh toán thấp cũng như nền sản xuất thiếu hiệu năng tại các nước chậm phát triển là lực cản, là gánh nặng đối với chính mình. Sự đối đầu hiện nay giữa hai hệ thống là trở ngại chính cho việc biến sự trợ giúp về kinh tế thành một nhu cầu. Đấy không chỉ bởi vì một khối tài sản không lồ đã được sử dụng cho việc trang bị vũ khí và các mục chi tiêu tương tự. Các quan hệ hiện nay đã trở thành tác nhân cản trở sự phát triển kinh tế, cản trở xu hướng hợp nhất và vì vậy, ngăn chặn sự trợ giúp những người cần được giúp đỡ về mặt kinh tế, thiếu nó thì chính các nước phương Tây cũng không thể phát triển nhanh được.
Sự cách biệt về mặt vật chất và các mặt khác giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển thể hiện ngay trong đời sống của các quốc gia đó. Sẽ là sai lầm nếu coi nền dân chủ phương Tây chỉ là sự đoàn kết của những người giầu trong việc cướp bóc người nghèo vì trước khi có được những siêu lợi nhuận nhờ bóc lột thuộc địa, phương Tây đã có tự do, tuy mức độ thấp hơn hiện nay. Nhưng không nghi ngờ gì rằng nền dân chủ phương Tây hiện nay đã có một bước phát triển cao hơn thời của Marx và Lenin. Sự khác nhau là rõ ràng, cũng rõ ràng như sự khác nhau của chủ nghĩa tư bản độc quyền hay tư bản tự do với nhà nước tư bản hiện đại vậy.
Trong tác phẩm In Place of Fear , ông Aneurin Bevan, một nhà xã hội học người Anh, viết:
Cần phải phân biệt giữa ước mong và thành tựu của chủ nghĩa tự do: nó muốn giành quyền lực cho những hình thức sở hữu do cách mạng công nghiệp tạo ra. Nhưng điều nó làm được lại là: nhân dân, bất chấp sở hữu, đã giành được quyền lực chính trị...
…Từ quan điểm lịch sử, nền dân chủ đại nghị với quyền phổ thông đầu phiếu chính là đem đặc quyền đặc lợi của tầng lớp có của cho nhân dân tấn công. Nghị viện đã trở thành vũ đài .
Nhận xét này của Bevin liên quan đến Anh quốc. Nhưng cũng có thể mở rộng sang các nước phương Tây khác. Nhưng chỉ cho các nước phương Tây mà thôi.
Tất cả mọi người đều đồng ý rằng sự chênh lệch về vật chất và về các lĩnh vực khác giữa các nước phương Tây và các nước chậm phát triển không những không biến mất mà sẽ ngày càng rộng thêm .
Vì vậy, phương Tây đã sử dụng các đòn bẩy kinh tế như là những biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hội nhập.
Tại phương Đông, trong khối cộng sản, chính trị vẫn được coi là đòn bẩy chủ yếu.
Hoá ra Liên Xô chỉ có thể “nhập” cái nó sẽ chiếm đoạt. Về điểm này, chế độ mới cũng chẳng đem lại được một sự thay đổi có ý nghĩa nào. Theo quan điểm của Liên Xô, các dân tộc bị áp bức là các dân tộc bị chính phủ nước ngoài áp đặt ách nô dịch, mọi chính phủ, trừ chính phủ Liên Xô. Mọi sự giúp đỡ, kể cả tín dụng đều phải tuân theo các mục đích chính trị của Liên Xô.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Liên Xô chưa đạt đến trình độ buộc nó phải tiến đến hợp nhất với nền sản xuất quốc tế. Chính các nguyên nhân nội tại của nó đã tạo ra những mâu thuẫn và khó khăn cho nó. Hệ thống hiện vẫn có thể tồn tại trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Rất tốn kém, nhưng còn có thể được nếu vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực trên diện rộng. Nền kinh tế Liên Xô chưa đủ sức “thức tỉnh” các nhà độc tài đầy quyền năng. Nhưng điều đó không thể nào tiếp tục mãi được, sự cáo chung là không tránh khỏi. Nó sẽ là sự khởi đầu của sự kết liễu ách nô dịch của tầng lớp quan liêu chính trị, kết liễu ách nô dịch của giai cấp mới.
Chủ nghĩa cộng sản hiện đại có thể yểm trợ cho quá trình hợp nhất thế giới trước hết là bằng các biện pháp chính trị, nghĩa là thực hiện quá trình dân chủ hoá ở bên trong và công khai hoá với bên ngoài. Nhưng có vẻ còn xa mới đến ngày ấy. Và liệu nó có thể làm một cái gì tương tự như thế hay không?
Chủ nghĩa cộng sản hiện đại đang nhìn thế giới xung quanh và chính mình bằng con mắt như thế nào?
Khi còn trong giai đoạn độc quyền, chủ nghĩa Marx, được Lenin cải biên và “phát triển”, đã vẽ ra trước những người cộng sản và Đảng Bolshevik bức tranh khá đúng về tình hình cả bên trong lẫn bên ngoài nước Nga Sa Hoàng và những nước tương tự như nước Nga. Vì vậy, phong trào do Lenin lãnh đạo đã có thể đấu tranh và đã chiến thắng. Dưới trào Stalin, hệ tư tưởng ấy, lại một lần nữa được cải biên, có thể được coi là hiện thực vì nó đã xác định đúng vị trí và vai trò của nhà nước mới trong trật tự quốc tế lúc đó. Nhà nước Liên Xô và giai cấp mới đã nhận thức rõ quan hệ đối nội và đối ngoại của mình, khuất phục tất cả những gì có thể khuất phục, mà trước hết là khuất phục phong trào cộng sản quốc tế.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn. Họ không còn khả năng nhận chân được thế giới hiện đại nữa. Hình ảnh mà họ có là một thế giới của quá khứ, hoặc là một cái gì đó được sinh ra từ chính trí tưởng tượng của họ, chứ không phải cái đang là hiện nay.
Bám mãi vào các giáo điều cũ rích, các lãnh tụ cộng sản cho rằng thế giới xung quanh họ sẽ sa lầy vào mâu thuẫn, thối nát và bất hoà. Điều đó đã không xảy ra. Phương Tây đã giành được những tiến bộ khả quan trong cả lĩnh vực kinh tế và tinh thần. Họ luôn đoàn kết mỗi khi đứng trước mối nguy, dù là nhỏ, do phía kia, tức hệ thống cộng sản gây ra. Các xứ thuộc địa đã trở thành tự do, nhưng phi cộng sản và không dẫn đến sự đoạn tuyệt với chính quốc.
Phương Tây đã không sụp đổ vì khủng hoảng và chiến tranh. Năm 1949, thay mặt chính phủ Liên Xô, Vyshinsky, tuyên bố tại Liên hợp quốc rằng cuộc đại khủng hoảng ở Mĩ và trong toàn khối tư bản là không tránh khỏi. Điều đó đã không xảy ra không phải vì chủ nghĩa tư bản là tốt hay xấu mà chỉ vì chủ nghĩa tư bản theo quan niệm của các lãnh tụ Liên Xô đã không còn tồn tại nữa. Ban lãnh đạo Liên Xô vẫn “không nhận ra” rằng Ấn Độ và các nước Ả-rập sau khi giành được độc lập đã không ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô. Trước đấy họ đã không hiểu và nay cũng chưa hiểu phong trào dân chủ xã hội. Từ sự kiện là, đất nước họ không phát triển theo con đường mà phong trào dân chủ xã hội dự đoán, họ liền rút ra kết luận rằng dân chủ xã hội phương Tây cũng là bọn “phản bội” và không có sức sống.
Đánh giá của họ về mâu thuẫn cơ bản, nghĩa là mâu thuẫn giữa hai hệ thống và xu hướng hội nhập của nền sản xuất thế giới cũng có số phận tương tự. Và ở đây, họ buộc phải “bơi”, họ không thể không “bơi”.
Xem xét mâu thuẫn như là một trận quyết đấu giữa hai hệ thống đối địch, họ tưởng tượng như sau: trong một hệ thống (dĩ nhiên là của họ) không có giai cấp hoặc là đang diễn ra quá trình thủ tiêu các giai cấp, còn sở hữu thì thuộc chính phủ; hệ thống kia (của người ta, dĩ nhiên) thì đang xảy ra khủng hoảng, đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, tất cả tài sản nằm trong tay tư nhân, chính phủ thì phục vụ cho quyền lợi một nhóm những nhà tư bản độc quyền tham lam vô độ. Khi đã vẽ ra cho mình và cho người khác bức tranh như thế, họ liền tuyên bố rằng có thể tránh được xung đột nếu phương Tây “thôi” sử dụng các quan hệ kiểu như thế.
Mấu chốt vấn đề là ở đấy.
Nếu quan hệ ở phương Tây phù hợp với ước mơ của những người cộng sản, nghĩa là trở thành quan hệ cộng sản thì mâu thuẫn không những còn mà có thể còn sâu sắc hơn. Vì vấn đề không chỉ là hình thức sở hữu mà còn là sự hiện hữu của rất nhiều xu hướng đối địch nhau, đằng sau các xu hướng đó là nền kĩ nghệ hiện đại, là quyền lợi của các dân tộc, mà từng nhóm, từng giai cấp hay đảng phái đều cố gắng giải quyết cùng một vấn đề, xuất phát từ nhu cầu của chính mình. Nhất định phải giải quyết.
Khi các nhà lãnh Liên Xô coi các chính phủ phương Tây hiện đại chỉ là công cụ mù quáng trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền thì họ đã sai, cũng như người ta đã sai khi cho rằng xã hội của họ là xã hội phi giai cấp chỉ vì sở hữu tập thể ở đó chiếm ưu thế. Tất nhiên, các tập đoàn tư bản độc quyền vẫn còn vai trò, phải nói là không nhỏ, trong chính sách của phương Tây, nhưng không phải là vai trò như trước Thế chiến I hay Thế chiến II nữa. Đằng sau chính sách đó là xu hướng hợp nhất thế giới không gì ngăn cản được, xu hướng này được thể hiện qua việc quốc hữu hoá và sự điều tiết của nhà nước và ảnh hưởng của chúng còn mạnh hơn ảnh hưởng của các tập đoàn tư bản độc quyền.
Giai cấp, đảng và lãnh tụ càng bóp nghẹt sự phê bình bao nhiêu, quyền lực của họ càng tuyệt đối bao nhiêu, thì đánh giá của họ càng dễ sai lầm và không thực tế bấy nhiêu. Đấy là điều đang xảy ra đối với các ông trùm cộng sản. Họ không làm chủ được ngay những hành vi của chính mình, ngày nay không phải họ, mà hiện thực sinh động mới là người áp đặt “luật chơi”. Nhưng ở đây họ vẫn còn một đặc quyền: họ phải tự biến thành những người thực tế hơn. Dĩ nhiên là có những nhược điểm, vì họ không nhìn thấy viễn cảnh hay một điều gì đó có thể coi là viễn cảnh. Không định hướng được trong tình hình thế giới hiện nay, nói chung họ chỉ biết tự vệ hoặc là chuyển sang tấn công một cách mù quáng. Những giáo điều xơ cứng đã đẩy họ vào những hành động thiếu cân nhắc và sau đó mới “tỉnh ngộ”, tuy bị nhiều thiệt hại nhưng bao giờ họ cũng “tỉnh ngộ” cả. Hy vọng rằng tác nhân này cuối cùng sẽ trở thành chủ đạo. Khi nhận chân được thế giới, những người cộng sản có thể thất bại. Nhưng họ sẽ thắng với tư cách là những con người bình thường, như một phần của nhân loại.
Dù sao mặc lòng, thế giới sẽ tiếp tục thay đổi, sẽ đi theo con đường mà nó đã chọn, con đường mà nó đã bước chân lên, con đường dẫn đến sự hợp nhất, tiến bộ và tự do. Sức mạnh của hiện thực, sức mạnh của cuộc đời đã luôn luôn và sẽ mãi mãi mạnh hơn mọi áp bức, hiện thực hơn tất cả mọi lí thuyết.
Faneson và Gordon, trong tác phẩm Government and the American Economy , cho rằng, trước đây quyền lực đã là một tác nhân to lớn đối với nền kinh tế, các nhóm xã hội khác nhau đã lợi dụng quyền lực để gây ảnh hưởng đối với đời sống kinh tế. Nhưng hiện nay, sự khác biệt là rõ ràng, hai tác giả này cho rằng vai trò điều tiết của nhà nước thể hiện không chỉ trong lĩnh vực lao động mà cả trong lĩnh vực sản xuất, thí dụ, trong những lĩnh vực quan trọng đối với quốc gia như vận tải, khai thác dầu khí, khai thác than. “Những biến chuyển mới và có hậu quả sâu xa thể hiện rõ nhất trong việc mở rộng các doanh nghiệp nhà nước, việc bảo vệ nguồn nhân lực cũng như vật lực. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như ngân hàng, tín dụng, điện lực và cung cấp các căn hộ rẻ tiền.” Họ nhận xét rằng, vai trò của nhà nước đã được nâng cao hơn rất nhiều so với nửa thế kỉ, thậm chí mười năm trước đây. “Kết quả là đã xuất hiện “nền kinh tế hỗn hợp”, trong đó, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp một phần vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng tồn tại bên nhau”.
Các tác giả nêu trên và nhiều tác giả khác đã đưa ra các đặc trưng cơ bản của quá trình này như sau: nhu cầu được đảm bảo về mặt xã hội, về học vấn được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước ngày một tăng; số lượng viên chức nhà nước cũng ngày càng tăng,..v.v..
Trong Thế chiến II, vì nhu cầu quân sự mà quá trình này đã đạt đến qui mô chưa từng có. Nhưng sau chiến tranh, nó không những không giảm mà còn diễn ra với tốc độ cao hơn thời tiền chiến nữa. Không chỉ chính phủ dân chủ mà ngay chính phủ cộng hoà của Eisenhower - được bầu năm 1952 - một chính phủ giành được quyền lực dưới ngọn cờ trả lại sáng kiến cá nhân, cũng không làm thay đổi được tình hình một cách đáng kể. Chính phủ bảo thủ ở Anh cũng gặp tình hình tương tự. Mặc dù chính phủ này không tiến hành tư hữu hoá, trừ ngành sản xuất thép, vai trò của nó trong lĩnh vực kinh tế nếu không tăng lên thì cũng không giảm đi so với chính phủ của Đảng lao động.
Sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực kinh tế là kết quả tất yếu của các xu hướng đã ăn sâu vào nhận thức của dân chúng. Tất cả các nhà kinh tế học, kể từ Keyenes, đều thống nhất với nhau luận điểm về sự cần thiết phải can thiệp như thế. Ngày nay, đấy đã là một thực tế mang tầm vóc toàn cầu. Sự can thiệp của nhà nước và sở hữu nhà nước đã là một tác nhân quan trọng và ở một số nơi là tác nhân quyết định đối với sự phát triển kinh tế.
Dường như có thể rút ra kết luận: sự đối đầu giữa hai hệ thống không phải chỉ là do trong một hệ thống (phương Đông) nhà nước đóng vai trò quan trọng, còn trong hệ thống kia (phương Tây) sở hữu tư nhân, sở hữu của các công ty và tập đoàn độc quyền đóng vai trò quan trọng. Hơn thế nữa, vai trò của sở hữu tư nhân ở phương Tây đang ngày một giảm đi, trong khi vai trò của nhà nước ngày một tăng thêm.
Nhưng vấn đề không phải như vậy.
Hai hệ thống này có sự khác nhau căn bản trong việc điều tiết của chính phủ đối với lĩnh vực kinh tế và trong chính sở hữu nhà nước. Tuy về mặt hình thức, hai loại sở hữu đều là nhà nước – bên nhiều, bên ít – nhưng hai hình thức sở hữu này chẳng những khác nhau mà còn đối kháng nhau. Cũng có thể nói tương tự như vậy về tác động của nhà nước đối với kinh tế.
Không một chính phủ nào ở phương Tây nhận vào mình trách nhiệm như người chủ sở hữu trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ không chỉ không phải là chủ nhân của khối tài sản đã quốc hữu hoá mà còn không phải là chủ của khối tài sản thu được qua thuế khoá nữa. Điều đó không thể xảy ra được, vì chính phủ thay đổi thường xuyên. Việc quản lí và phân phối phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của quốc hội. Tất nhiên là chính phủ bị tác động từ mọi phía, nhưng nó vẫn không phải là chủ. Chính phủ chỉ quản lí và phân phối (khi còn cầm quyền), khối tài sản không thuộc về nó.
Trong các nước cộng sản tình hình khác hẳn. Chính phủ quản lí và phân phối toàn bộ tài sản quốc gia. Giai cấp mới, nghĩa là cơ quan thực hiện - giới chóp bu của đảng hành xử như là chủ nhân, và trên thực tế nó đúng là chủ nhân. Không một chính phủ siêu phản động, “siêu tư bản” nào dám mơ đến sự độc quyền trong lĩnh vực kinh tế đến như thế.
Như vậy là, quan hệ sở hữu ở phương Tây và phương Đông chỉ giống nhau về mặt hình thức, biểu hiện trong việc nâng cao vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế, còn trên thực tế, nó là hai hình thức sở hữu hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối kháng nhau.
6.
Hình thức sở hữu sau Thế chiến I có thể đã là một trong những nguyên nhân căn bản của sự đối đầu giữa phương Tây và Liên Xô. Khi đó các tập đoàn tư bản độc quyền đã có vai trò lớn hơn hiện nay rất nhiều và dĩ nhiên là chúng không chấp nhận việc một phần thế giới, cụ thể là Liên Xô, bị giằng ra khỏi móng vuốt của mình. Tầng lớp quan liêu cộng sản lúc đó cũng mới chỉ chuẩn bị trở thành giai cấp cầm quyền mà thôi.
Đối với Liên Xô, quan hệ sở hữu vẫn là tác nhân quan trọng trong quan hệ với các nước khác. Liên Xô luôn luôn tìm cách áp đặt, bằng sức mạnh, hình thức sở hữu cũng như quan hệ chính trị của mình cho các nước khác. Sự phát triển các liên hệ thương mại hạn chế với thế giới bên ngoài không vượt qua và không thể vượt qua giới hạn của giai đoạn trao đổi hàng hoá của các nền kinh tế quốc gia. Điều đó đúng cho cả Nam Tư trong thời kì đoạn giao với Moskva. Nam Tư không vượt qua được hình thức trao đổi hàng hoá, mặc dù xu hướng hợp tác toàn diện hơn bao giờ cũng có và cùng với thời gian còn trở nên bức thiết hơn. Như vậy là nền kinh tế Nam Tư cũng là nền kinh tế đóng.
Còn một loạt yếu tố góp phần làm cho tình hình và các mối quan hệ phức tạp thêm.
Việc tăng cường xu hướng hợp nhất nền sản xuất toàn cầu, trên thực tế, đã dẫn đến ưu thế của một nước (Mĩ), trong trường hợp tốt nhất, là ưu thế của một nhóm nước.
Chính sự tự phát của các quan hệ đã bóc lột và buộc nền kinh tế, thậm chí toàn bộ đời sống của các nước chậm phát triển lệ thuộc vào các nước phát triển. Nhưng như thế không có nghĩa là muốn sống còn các nước chậm phát triển phải tự vệ bằng các biện pháp chính trị, bằng cách tự cô lập. Đấy là một cách. Cách thứ hai: dựa vào sự giúp đỡ của các nước phát triển. Không có cách thứ ba. Thực ra cách thứ hai cũng chưa có: sự giúp đỡ hiện không đáng kể.
Sự khác biệt trong thu nhập thực tế của một người Mĩ với, thí dụ, một công nhân Indonesia còn cao hơn là sự khác biệt của người Mĩ đó với một người nắm cực nhiều cổ phiếu: năm 1940 người Mĩ thu nhập ít nhất là 1.440$, trong khi người Indonesia chỉ nhận 27$, thấp hơn đến 53 lần (số liệu của Liên hợp quốc).
Quan hệ bất bình đẳng của phương Tây đã phát triển với những nước chậm phát triển càng ngày càng chuyển vào địa hạt kinh tế. Sự thống trị truyền thống của các viên toàn quyền và các lãnh chúa địa phương đã trở thành dĩ vãng. Ngày nay, các nền kinh tế kém phát triển của các quốc gia độc lập về chính trị đã rơi xuống vai trò phụ thuộc.
Không một dân tộc nào chịu tự nguyện đóng vai trò phụ thuộc như thế, cũng như không có người nào chịu từ bỏ lợi thế do sức lao động với năng suất cao mang lại cho anh ta.
Đòi hỏi người công nhân Mĩ hay công nhân phương Tây, chưa nói các sở hữu chủ, từ bỏ những phúc lợi mà họ có được nhờ trình độ kĩ thuật và năng suất lao động cao cũng vô nghĩa như thuyết phục những người dân nghèo khó ở châu Á rằng họ phải cảm thấy hạnh phúc với vài xu tiền công mỗi ngày.
Sự tương trợ giữa các quốc gia, từng bước tạo ra sự đồng đều trong lĩnh vực phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác giữa các dân tộc phải là thành quả của nhu cầu sống còn, chỉ khi đó chúng mới trở thành sản phẩm của những quan hệ tốt đẹp mà thôi.
Sự giúp đỡ về mặt kinh tế đã trở thành nhu cầu sống còn. Nhưng đấy là trong trường hợp khi các nước phát triển coi khả năng thanh toán thấp cũng như nền sản xuất thiếu hiệu năng tại các nước chậm phát triển là lực cản, là gánh nặng đối với chính mình. Sự đối đầu hiện nay giữa hai hệ thống là trở ngại chính cho việc biến sự trợ giúp về kinh tế thành một nhu cầu. Đấy không chỉ bởi vì một khối tài sản không lồ đã được sử dụng cho việc trang bị vũ khí và các mục chi tiêu tương tự. Các quan hệ hiện nay đã trở thành tác nhân cản trở sự phát triển kinh tế, cản trở xu hướng hợp nhất và vì vậy, ngăn chặn sự trợ giúp những người cần được giúp đỡ về mặt kinh tế, thiếu nó thì chính các nước phương Tây cũng không thể phát triển nhanh được.
Sự cách biệt về mặt vật chất và các mặt khác giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển thể hiện ngay trong đời sống của các quốc gia đó. Sẽ là sai lầm nếu coi nền dân chủ phương Tây chỉ là sự đoàn kết của những người giầu trong việc cướp bóc người nghèo vì trước khi có được những siêu lợi nhuận nhờ bóc lột thuộc địa, phương Tây đã có tự do, tuy mức độ thấp hơn hiện nay. Nhưng không nghi ngờ gì rằng nền dân chủ phương Tây hiện nay đã có một bước phát triển cao hơn thời của Marx và Lenin. Sự khác nhau là rõ ràng, cũng rõ ràng như sự khác nhau của chủ nghĩa tư bản độc quyền hay tư bản tự do với nhà nước tư bản hiện đại vậy.
Trong tác phẩm In Place of Fear , ông Aneurin Bevan, một nhà xã hội học người Anh, viết:
Cần phải phân biệt giữa ước mong và thành tựu của chủ nghĩa tự do: nó muốn giành quyền lực cho những hình thức sở hữu do cách mạng công nghiệp tạo ra. Nhưng điều nó làm được lại là: nhân dân, bất chấp sở hữu, đã giành được quyền lực chính trị...
…Từ quan điểm lịch sử, nền dân chủ đại nghị với quyền phổ thông đầu phiếu chính là đem đặc quyền đặc lợi của tầng lớp có của cho nhân dân tấn công. Nghị viện đã trở thành vũ đài .
Nhận xét này của Bevin liên quan đến Anh quốc. Nhưng cũng có thể mở rộng sang các nước phương Tây khác. Nhưng chỉ cho các nước phương Tây mà thôi.
Tất cả mọi người đều đồng ý rằng sự chênh lệch về vật chất và về các lĩnh vực khác giữa các nước phương Tây và các nước chậm phát triển không những không biến mất mà sẽ ngày càng rộng thêm .
Vì vậy, phương Tây đã sử dụng các đòn bẩy kinh tế như là những biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hội nhập.
Tại phương Đông, trong khối cộng sản, chính trị vẫn được coi là đòn bẩy chủ yếu.
Hoá ra Liên Xô chỉ có thể “nhập” cái nó sẽ chiếm đoạt. Về điểm này, chế độ mới cũng chẳng đem lại được một sự thay đổi có ý nghĩa nào. Theo quan điểm của Liên Xô, các dân tộc bị áp bức là các dân tộc bị chính phủ nước ngoài áp đặt ách nô dịch, mọi chính phủ, trừ chính phủ Liên Xô. Mọi sự giúp đỡ, kể cả tín dụng đều phải tuân theo các mục đích chính trị của Liên Xô.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Liên Xô chưa đạt đến trình độ buộc nó phải tiến đến hợp nhất với nền sản xuất quốc tế. Chính các nguyên nhân nội tại của nó đã tạo ra những mâu thuẫn và khó khăn cho nó. Hệ thống hiện vẫn có thể tồn tại trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Rất tốn kém, nhưng còn có thể được nếu vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực trên diện rộng. Nền kinh tế Liên Xô chưa đủ sức “thức tỉnh” các nhà độc tài đầy quyền năng. Nhưng điều đó không thể nào tiếp tục mãi được, sự cáo chung là không tránh khỏi. Nó sẽ là sự khởi đầu của sự kết liễu ách nô dịch của tầng lớp quan liêu chính trị, kết liễu ách nô dịch của giai cấp mới.
Chủ nghĩa cộng sản hiện đại có thể yểm trợ cho quá trình hợp nhất thế giới trước hết là bằng các biện pháp chính trị, nghĩa là thực hiện quá trình dân chủ hoá ở bên trong và công khai hoá với bên ngoài. Nhưng có vẻ còn xa mới đến ngày ấy. Và liệu nó có thể làm một cái gì tương tự như thế hay không?
Chủ nghĩa cộng sản hiện đại đang nhìn thế giới xung quanh và chính mình bằng con mắt như thế nào?
Khi còn trong giai đoạn độc quyền, chủ nghĩa Marx, được Lenin cải biên và “phát triển”, đã vẽ ra trước những người cộng sản và Đảng Bolshevik bức tranh khá đúng về tình hình cả bên trong lẫn bên ngoài nước Nga Sa Hoàng và những nước tương tự như nước Nga. Vì vậy, phong trào do Lenin lãnh đạo đã có thể đấu tranh và đã chiến thắng. Dưới trào Stalin, hệ tư tưởng ấy, lại một lần nữa được cải biên, có thể được coi là hiện thực vì nó đã xác định đúng vị trí và vai trò của nhà nước mới trong trật tự quốc tế lúc đó. Nhà nước Liên Xô và giai cấp mới đã nhận thức rõ quan hệ đối nội và đối ngoại của mình, khuất phục tất cả những gì có thể khuất phục, mà trước hết là khuất phục phong trào cộng sản quốc tế.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn. Họ không còn khả năng nhận chân được thế giới hiện đại nữa. Hình ảnh mà họ có là một thế giới của quá khứ, hoặc là một cái gì đó được sinh ra từ chính trí tưởng tượng của họ, chứ không phải cái đang là hiện nay.
Bám mãi vào các giáo điều cũ rích, các lãnh tụ cộng sản cho rằng thế giới xung quanh họ sẽ sa lầy vào mâu thuẫn, thối nát và bất hoà. Điều đó đã không xảy ra. Phương Tây đã giành được những tiến bộ khả quan trong cả lĩnh vực kinh tế và tinh thần. Họ luôn đoàn kết mỗi khi đứng trước mối nguy, dù là nhỏ, do phía kia, tức hệ thống cộng sản gây ra. Các xứ thuộc địa đã trở thành tự do, nhưng phi cộng sản và không dẫn đến sự đoạn tuyệt với chính quốc.
Phương Tây đã không sụp đổ vì khủng hoảng và chiến tranh. Năm 1949, thay mặt chính phủ Liên Xô, Vyshinsky, tuyên bố tại Liên hợp quốc rằng cuộc đại khủng hoảng ở Mĩ và trong toàn khối tư bản là không tránh khỏi. Điều đó đã không xảy ra không phải vì chủ nghĩa tư bản là tốt hay xấu mà chỉ vì chủ nghĩa tư bản theo quan niệm của các lãnh tụ Liên Xô đã không còn tồn tại nữa. Ban lãnh đạo Liên Xô vẫn “không nhận ra” rằng Ấn Độ và các nước Ả-rập sau khi giành được độc lập đã không ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô. Trước đấy họ đã không hiểu và nay cũng chưa hiểu phong trào dân chủ xã hội. Từ sự kiện là, đất nước họ không phát triển theo con đường mà phong trào dân chủ xã hội dự đoán, họ liền rút ra kết luận rằng dân chủ xã hội phương Tây cũng là bọn “phản bội” và không có sức sống.
Đánh giá của họ về mâu thuẫn cơ bản, nghĩa là mâu thuẫn giữa hai hệ thống và xu hướng hội nhập của nền sản xuất thế giới cũng có số phận tương tự. Và ở đây, họ buộc phải “bơi”, họ không thể không “bơi”.
Xem xét mâu thuẫn như là một trận quyết đấu giữa hai hệ thống đối địch, họ tưởng tượng như sau: trong một hệ thống (dĩ nhiên là của họ) không có giai cấp hoặc là đang diễn ra quá trình thủ tiêu các giai cấp, còn sở hữu thì thuộc chính phủ; hệ thống kia (của người ta, dĩ nhiên) thì đang xảy ra khủng hoảng, đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, tất cả tài sản nằm trong tay tư nhân, chính phủ thì phục vụ cho quyền lợi một nhóm những nhà tư bản độc quyền tham lam vô độ. Khi đã vẽ ra cho mình và cho người khác bức tranh như thế, họ liền tuyên bố rằng có thể tránh được xung đột nếu phương Tây “thôi” sử dụng các quan hệ kiểu như thế.
Mấu chốt vấn đề là ở đấy.
Nếu quan hệ ở phương Tây phù hợp với ước mơ của những người cộng sản, nghĩa là trở thành quan hệ cộng sản thì mâu thuẫn không những còn mà có thể còn sâu sắc hơn. Vì vấn đề không chỉ là hình thức sở hữu mà còn là sự hiện hữu của rất nhiều xu hướng đối địch nhau, đằng sau các xu hướng đó là nền kĩ nghệ hiện đại, là quyền lợi của các dân tộc, mà từng nhóm, từng giai cấp hay đảng phái đều cố gắng giải quyết cùng một vấn đề, xuất phát từ nhu cầu của chính mình. Nhất định phải giải quyết.
Khi các nhà lãnh Liên Xô coi các chính phủ phương Tây hiện đại chỉ là công cụ mù quáng trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền thì họ đã sai, cũng như người ta đã sai khi cho rằng xã hội của họ là xã hội phi giai cấp chỉ vì sở hữu tập thể ở đó chiếm ưu thế. Tất nhiên, các tập đoàn tư bản độc quyền vẫn còn vai trò, phải nói là không nhỏ, trong chính sách của phương Tây, nhưng không phải là vai trò như trước Thế chiến I hay Thế chiến II nữa. Đằng sau chính sách đó là xu hướng hợp nhất thế giới không gì ngăn cản được, xu hướng này được thể hiện qua việc quốc hữu hoá và sự điều tiết của nhà nước và ảnh hưởng của chúng còn mạnh hơn ảnh hưởng của các tập đoàn tư bản độc quyền.
Giai cấp, đảng và lãnh tụ càng bóp nghẹt sự phê bình bao nhiêu, quyền lực của họ càng tuyệt đối bao nhiêu, thì đánh giá của họ càng dễ sai lầm và không thực tế bấy nhiêu. Đấy là điều đang xảy ra đối với các ông trùm cộng sản. Họ không làm chủ được ngay những hành vi của chính mình, ngày nay không phải họ, mà hiện thực sinh động mới là người áp đặt “luật chơi”. Nhưng ở đây họ vẫn còn một đặc quyền: họ phải tự biến thành những người thực tế hơn. Dĩ nhiên là có những nhược điểm, vì họ không nhìn thấy viễn cảnh hay một điều gì đó có thể coi là viễn cảnh. Không định hướng được trong tình hình thế giới hiện nay, nói chung họ chỉ biết tự vệ hoặc là chuyển sang tấn công một cách mù quáng. Những giáo điều xơ cứng đã đẩy họ vào những hành động thiếu cân nhắc và sau đó mới “tỉnh ngộ”, tuy bị nhiều thiệt hại nhưng bao giờ họ cũng “tỉnh ngộ” cả. Hy vọng rằng tác nhân này cuối cùng sẽ trở thành chủ đạo. Khi nhận chân được thế giới, những người cộng sản có thể thất bại. Nhưng họ sẽ thắng với tư cách là những con người bình thường, như một phần của nhân loại.
Dù sao mặc lòng, thế giới sẽ tiếp tục thay đổi, sẽ đi theo con đường mà nó đã chọn, con đường mà nó đã bước chân lên, con đường dẫn đến sự hợp nhất, tiến bộ và tự do. Sức mạnh của hiện thực, sức mạnh của cuộc đời đã luôn luôn và sẽ mãi mãi mạnh hơn mọi áp bức, hiện thực hơn tất cả mọi lí thuyết.
Giai cấp mới
Tác phẩm của Milovan Djilas, xuất bản lần đầu năm 1957
Bản tiếng Việt do Phạm Nguyên Trường dịch, theo: Milovan Djilas, Bộ mặt của chủ nghĩa toàn trị, Nhà xuất bản Novosti, Moskva, 1992. Bản dịch từ tiếng Serb-horvatsky của P. A. Shetinin, E. A. Polak, O. A Kirilova.
Nguồn: http://dzhilas-milovan.viv.ru/index.htm
Có tham khảo bản dịch tiếng Anh: Milovan Djilas, The New Class
A Harvest/HJB Book
Harcourt Brace Jovanovich, Publisher
San Diego New York London
No comments:
Post a Comment