(GDVN) - Dư luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến bài viết trên Reuters ngày 16/12 về việc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tăng cường vũ trang, sẵn sàng đối phó...
Dư luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến bài viết trên Reuters ngày 16/12 về việc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tăng cường vũ trang, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, đặc biệt là nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo Reuters, đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo báo Anh, tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam đã bắt đầu tuần tra Biển Đông
Hãng thông tấn Anh đánh giá, chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế hoạch phòng ngự, các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, tín hiệu mà Reuters cho là Việt Nam đang sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ. Sư đoàn 308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc đã được báo động sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 17/12, bình luận về vấn đề này, Chu Phương Ngân – Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Quảng Đông cho rằng, hoạt động mua sắm vũ khí của bất cứ nước nào đều có thể giải thích từ nhiều phương diện.
Theo Chu Phương Ngân, hãng tin Reuters đưa tin như vậy có ý đồ “ly gián, chia rẽ”, bất cứ động thái nhỏ nào của các nước láng giềng thì họ đều liên tưởng đến Trung Quốc.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Việt Nam đề nghị giấu tên cho biết: "Chúng tôi không muốn xung đột với Trung Quốc, và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình. Nhưng chúng tôi biết rằng mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất".
Theo Reuters, chiến lược của Việt Nam đã “vượt xa kế hoạch phòng ngự”.
Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến của Nga, vài chiếc đầu tiên đã bắt đầu tuần tra Biển Đông, đồng thời Việt Nam có kế hoạch mua nhiều hơn máy bay ném bom phản lực của Nga.
Việt Nam cũng đang đàm phán với các nhà cung ứng vũ khí của EU và Mỹ để mua máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra trên biển, đồng thời đã mua radar cảnh báo sớm của Israel và hệ thống phòng không S-300 của Nga để nâng cấp và tăng cường phòng không.
Bình luận về bài viết này, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Việt Nam luôn tăng cường sức mạnh quân sự, một mục đích quan trọng là để tăng cường lòng tin của người dân đối với chính phủ. Đối mặt với láng giềng mạnh, nội bộ Việt Nam thực sự có phần lo ngại về “mối đe dọa Trung Quốc”.
Báo Trung Quốc cho rằng, truyền thông Việt Nam cũng thường xuyên quan tâm đưa tin về các hoạt động mua sắm vũ khí trang bị của nước mình, trong đó gồm có mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga và hoạt động tăng cường tuần tra trên biển của Việt Nam.
Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc việc truyền thông Việt Nam tập trung đưa tin về vấn đề Biển Đông và hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam là “thổi phồng”.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố, mọi hoạt động quân sự, mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam đều mang tính chất tự vệ, là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo.
Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý. Quân đội Việt Nam tăng cường xây dựng hiện đại hóa cũng nhằm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này, đồng thời sẽ đánh bại mọi mưu đồ và hành động của bất cứ kẻ thù nào dám xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự không nhằm đe dọa hay xâm lược nước nào, đây là chính sách nhất quán của Việt Nam. Chỉ những kẻ có mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mới “có tật giật mình”, nơm nớp lo sợ.
Ngày 17/12, bình luận về vấn đề này, Chu Phương Ngân – Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Quảng Đông cho rằng, hoạt động mua sắm vũ khí của bất cứ nước nào đều có thể giải thích từ nhiều phương diện.
Theo Chu Phương Ngân, hãng tin Reuters đưa tin như vậy có ý đồ “ly gián, chia rẽ”, bất cứ động thái nhỏ nào của các nước láng giềng thì họ đều liên tưởng đến Trung Quốc.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Việt Nam đề nghị giấu tên cho biết: "Chúng tôi không muốn xung đột với Trung Quốc, và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình. Nhưng chúng tôi biết rằng mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất".
Theo Reuters, chiến lược của Việt Nam đã “vượt xa kế hoạch phòng ngự”.
Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến của Nga, vài chiếc đầu tiên đã bắt đầu tuần tra Biển Đông, đồng thời Việt Nam có kế hoạch mua nhiều hơn máy bay ném bom phản lực của Nga.
Việt Nam cũng đang đàm phán với các nhà cung ứng vũ khí của EU và Mỹ để mua máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra trên biển, đồng thời đã mua radar cảnh báo sớm của Israel và hệ thống phòng không S-300 của Nga để nâng cấp và tăng cường phòng không.
Bình luận về bài viết này, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Việt Nam luôn tăng cường sức mạnh quân sự, một mục đích quan trọng là để tăng cường lòng tin của người dân đối với chính phủ. Đối mặt với láng giềng mạnh, nội bộ Việt Nam thực sự có phần lo ngại về “mối đe dọa Trung Quốc”.
Báo Trung Quốc cho rằng, truyền thông Việt Nam cũng thường xuyên quan tâm đưa tin về các hoạt động mua sắm vũ khí trang bị của nước mình, trong đó gồm có mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga và hoạt động tăng cường tuần tra trên biển của Việt Nam.
Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc việc truyền thông Việt Nam tập trung đưa tin về vấn đề Biển Đông và hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam là “thổi phồng”.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố, mọi hoạt động quân sự, mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam đều mang tính chất tự vệ, là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo.
Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý. Quân đội Việt Nam tăng cường xây dựng hiện đại hóa cũng nhằm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này, đồng thời sẽ đánh bại mọi mưu đồ và hành động của bất cứ kẻ thù nào dám xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự không nhằm đe dọa hay xâm lược nước nào, đây là chính sách nhất quán của Việt Nam. Chỉ những kẻ có mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mới “có tật giật mình”, nơm nớp lo sợ.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Du-luan-Trung-Quoc-noi-gi-ve-kha-nang-san-sang-chien-dau-cua-Quan-doi-Viet-Nam-post164242.gd
No comments:
Post a Comment