October 26, 2015

Henry Kissinger: Thảm họa hạt nhân là không thể tránh khỏi?


James Lewis (American Thinker)

Phạm Nguyên Trường dịch

Henry Kissinger, theo tôi, vẫn là nhà phân tích chính sách đối ngoại thông thái nhất thế giới, vừa cho công bố trên tờ Wall Street Journal bài báo nhan đề: “Con đường đưa Trung Đông thoát khỏi sụp đổ”

Hôm nay bài viết này đang được mọi người trên khắp thế giới phân tích một cách cẩn trọng.
Tư tưởng quan trọng nhất của Kissinger: “Nếu vũ khí hạt nhân được chính thức hóa (ở Trung Đông), thì hậu quả thảm khốc là gần như không thể tránh được”.
                                                Henry Kissinger: Thảm họa hạt nhân là không thể tránh khỏi?Anh: Fellowshipofminds


Đúng thế, Obama và châu Âu đã vừa trao chìa khóa hạt nhân cho Iran, còn Saudi Arabia thì đang tìm người cung cấp. Pakistan đang bán. Chúng ta chưa bước chân vào khu vực “không thể tránh khỏi thảm họa” ư?

Những người theo phái tự do đầy ảo tưởng của chúng ta đã băng qua cái nghĩa địa này để bảo vệ Obama. Nhưng vị tổng thống tiếp theo sẽ không còn lựa chọn. Putin vừa nói rằng “trong đầu một số chính trị gia Mỹ toàn bã đậu” và đây hoàn toàn không phải là lời phỉ báng suông.

Khởi đầu, tiến sĩ Kissinger viết về sự sụp đổ của cán cân quyền lực ở Trung Đông. Và bởi vì ông viết những câu rất dài và khó hiểu, cần phải tập trung chú ý vào những ý chính.

1. “Cùng với việc Nga tiến vào Syria, cấu trúc địa chính trị đã tồn tại suốt bốn thập kỷ qua bắt đầu sụp đổ”.

2. Bốn quốc gia Ả Rập: Libya, Syria, Iraq và Yemen không còn hoạt động được nữa. Tất cả đều có nguy cơ bị Nhà nước Hồi giáo (IS) thâu tóm, mục tiêu của IS là trở thành vương quốc Hồi giáo toàn cầu, được cai trị theo luật Shariah.

3. Mỹ và phương Tây cần một chiến lược nhất quán. Nhưng hiện chúng ta không có chiến lược như thế.

4. Coi Iran là nhà nước bình thường là mơ ngủ. Trong tương lai, nước này có thể trở thánh như thế. Nhưng hiện nay, Iran “đang trên đường dẫn đến ngày tận thế”.

Israel, cũng như phần còn lại của thế giới, đang lâm vào tình trạng rối loạn, đó là lý do vì sao Nga quyết định can thiệp quân sự chưa từng có tiền lệ vào Syria. Trước hết, Putin bảo vệ Nga.

5. Khi còn IS và tổ chức này còn kiểm soát một vùng lãnh thổ không được xác định về mặt địa lý thì nó còn tạo ra căng thẳng ở Trung Đông ... Tiêu diệt IS là công việc cấp bách hơn lật đổ Bashar Assad”.

6. “Mỹ đã chấp nhận vai trò quân sự của Nga trong những sự kiện này”. (Vladimir Putin đã xuất thành lập liên minh mới giữa Nga và phương Tây theo mô hình thời Thế chiến II)

Phương Tây đang thiếu ý chí chính trị trong khi chiến lược của Putin thì rõ ràng, liên minh như thế có thể hoạt động hiệu quả.

Tiến sĩ Kissinger không nói như thế, nhưng Putin đã từng theo dõi lực lượng thánh chiến trên vùng biên giới phía nam của nước mình đang ngày càng tiến gần hơn tới vũ khí hạt nhân. Putin leo lên đỉnh cao quyền lực nhờ cuộc chiến tàn nhẫn, như vẫn diễn ra ở Nga, nhằm chống lại phe thánh chiến ở Chechnya. Hiện nay, hàng ngàn người Chechnya đã tham gia lực lượng IS ở Iraq và Syria, và có thể quay trở lại chiến đấu ở Nga và Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng hàng ngàn những kẻ cuồng tín sẵn sàng đánh bom tự sát ở biên giới phía nam của đất nước mình và lúc đó bạn sẽ hiểu được cách đánh giá tình hình của Moskva.

Kết luận: Muốn tránh “thảm họa” của một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nóng bỏng ở Trung Đông thì cần một liên minh hiệu quả của phương Tây với nước Nga, liên minh này có thể cứu được thế giới


Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/10/vntb-henry-kissinger-tham-hoa-hat-nhan.html



No comments:

Post a Comment