Akiyoshi Komaki (tờ Asahi Shimbun, Nhật Bản)
Phạm Nguyên Trường dịch
Các nước phương Tây, trừ
Nga, đã từ chối tham gia. Pháp và Italy có cử người đi, nhưng, theo thông tin
từ Bộ Ngoại giao các nước này thì cử đại diện của chính phủ - là việc đương
nhiên vì đấy là một phần của nghi thức ngoại giao. Rõ ràng là, trên thực tế, Trung
Quốc không thể hy vọng vào sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng quốc tế.
Ngày 02 tháng 9 nguyên
thủ nhiều quốc gia được mời đã tới Bắc Kinh tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 70
năm chiến thắng Nhật Bản. Tổng cộng có lãnh đạo và đại diện của 49 nước tham dự
cuộc duyệt binh ngày 03 tháng 9. Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới thấy
kết quả thắng lợi mang tính lịch sử về mặt ngoại giao mình. Tuy nhiên, dự định
thực sự của các vị khách trong buổi lễ lại khác. Cách tiếp cận với quan hệ với
các nước phương Tây cũng khác.
“Nhân dânTrung Quốc và
Hàn Quốc đã đứng lên chống lại quá trình thực dân hóa và cuộc xâm lược của Nhật
Bản. Họ đã đoàn kết với nhau trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh giải
phóng. Họ cũng có đóng góp vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít”- Chủ tịch Tập
Cận Bình nói như thế.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhắc lại: “Trong thế kỷ trước, cả hai nước đã cùng nhau đã trải qua những thử thách nghiêm trọng. Kinh nghiệm này đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị còn tồn tại cho đến bây giờ”.
Trong cuộc gặp mặt ngày
2 tháng 9, những người đứng đầu của Trung Quốc và Hàn đã đưa quan điểm về cuộc
chiến tranh Trung-Nhật và sự chiếm đóng của Nhật Bản. Nhật Bản và Hoa Kỳ đã có
thái độ cảnh giác đối với chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Park Geun-hye. Nhà
lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi người nhà lãnh đạo Hàn Quốc: quan hệ
Trung-Hàn Quốc đang có một “tuần trăng mật” thực sự. Trong chính quyền của Tổng
thống Hàn Quốc người ta nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc thể hiện sự quan
tâm đặc biệt và đã nồng nhiệt chào đón họ.
Ngoài ra, ngày 02 tháng 9 Tổng thống Nga Putin cũng đến Bắc Kinh. Ông đã hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện là cả hai nước cùng kỷ niệm 70 năm chiến thắng. “Chúng tôi cùng đánh giá cao kết quả của Chiến tranh Thế giới II, và tuyên bố với nhân dân của chúng tôi và toàn thế giới rằng sẽ không cho phép bóp méo và xuyên tạc lịch sử”, ông Putin tuyên bố.
Các quân nhân Nga, đại
diện cho bộ binh, không quân và hải quân tham gia diễu binh ở quảng trường
Thiên An Môn. Tổng thống Putin là khách mời danh dự.
Nga ủng hộ Trung Quốc về vấn đề lịch sử, nhằm biện hộ cho quan điểm của mình về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Moskva khẳng định rằng chính phủ cũ của Ukraine đã bị những lực lượng cực hữu, trong đó có cả những tên phát xít mới, lật đổ một cách bất hợp pháp. Kremlin nhấn mạnh rằng chính phủ hiện nay ở Ukraine coi thường lợi ích của người dân nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine. Nga chỉ trích phương Tây, bằng cách khẳng định rằng ủng hộ một cách vô điều kiện những hành động của Chính phủ Ucraine là phương Tây đang lặp lại những sai lầm của quá khứ, và điều đó có thể củng cố ảnh hưởng của quốc xã.
49 nhà lãnh đạo các quốc
gia và đại diện của 11 tổ chức quốc tế đã tham dự lễ duyệt binh. Theo tin từ Trung
Quốc, có đại diện của tất cả các châu lục; khách khứa đại diện cho cộng đồng
thế giới. Bắc Kinh cho rằng đây là chiến thắng về mặt ngoại giao. Các phương
tiện truyền thông của Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự thành công: “Chỉ có Nhật Bản
và Philippines nhận được giấy mời mà không cử đại diện tham dự mà thôi (vì đang
có tranh chấp về vấn đề biển)”.
Theo nhiều nhà sử học,
cách đây mười năm người ta đã bắt đầu nói đến việc tổ chức ngày lễ quy mô lớn nhằm
kỷ niệm 70 năm chiến thắng, đấy là sau khi nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc, Hồ Cẩm
Đào, tham gia ngày lễ tưởng niệm ở Nga.
Tổng thống Mỹ George W.
Bush, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi và Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cũng
tham gia trong ngày lễ kỷ niệm ở Nga. Có rất nhiều khả năng là Trung Quốc, đang
muốn nhấn mạnh sự đoàn kết của họ với các nước phương Tây, như là đất nước đã
giành chiến thắng và muốn đưa ra tín hiệu rằng mình cũng là người giữ gìn trật
tự thế giới, đã được buổi lễ kỷ niệm này khuyến khích.
Tuy nhiên, lần này các nước phương Tây, trừ Nga, đã từ chối tham gia. Pháp và Italy có cử người đi, nhưng, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao các nước này thì cử đại diện của chính phủ - là việc đương nhiên vì đấy là một phần của nghi thức ngoại giao. Rõ ràng là, trên thực tế, Trung Quốc không thể hy vọng vào sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng quốc tế.
Trong thời gian diễn ra Thế
vận hội Olympic ở Sochi, Nga đã thỏa thuận với các nước khác về việc cử hành
chung lễ kỷ niệm chiến thắng lần thứ 70, nhưng sau
khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, nước này rơi vào tình trạng đối đầu với
phương Tây. Hiện nay tình trạng đối đầu trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
đang gia tăng - vì những tranh chấp ở Biển Đông.
Người ta cũng thấy khó hiểu khi ở đây có mặt cả những nhà lãnh đạo như Tổng thống Sudan Omar al-Bashir, người mà Tòa hình sự quốc tế đã công nhận là phạm tội ác chiến tranh trong thời gian diễn ra những cuộc xung đột ở Darfur.
Trong cuộc họp báo vào
ngày 1 tháng 9, một nhà báo Anh nêu ra cho đại diện của các Bộ Ngoại giao Trung
Quốc câu hỏi sau đây: “Các vị muốn đưa ra cho cộng đồng thế giới thông điệp gì khi
mời Tổng thống Omar al-Bashir tham dự lễ duyệt binh?”. Phát ngôn viên của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), đã phản ứng lại một cách
quyết liệt: “Có lý do của nó. Trung Quốc không ký thỏa thuận với Tòa Hình sự
Quốc tế”. Bằng cách đó, bà nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chia sẻ quan điểm
của các nước phương Tây.
Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/09/vntb-thang-loi-ve-ngoai-giao-cua-bac.html
No comments:
Post a Comment