Xin hãy quên việc Mỹ tuần tra ở vùng biển Đông. Đây mới là mối đe dọa
thực sự đối với quan hệ Trung-Mỹ.
Không có nghi ngờ gì rằng quan hệ
Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn căng thẳng mới vì có thông tin cho rằng Hoa Kỳ
đang xem xét khả năng đưa tàu chiến và máy bay tới nhằm thách thức chủ quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông. Động thái này của Mỹ, nếu được thực hiện, chắc chắn sẽ là
hành động khiêu khích và có khả năng dẫn đến một cuộc đụng độ với tàu chiến và
máy bay của Trung Quốc.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về động cơ đằng sau động thái của Mỹ và những hậu quả mà chúng có thể gây ra đối
với quan hệ Trung - Mỹ và an ninh châu Á. Hầu như tất cả đều đồng ý rằng động
thái này, dù đúng dù sai, cũng là hành động đầy rủi ro và đáng lo.
Muốn hiểu rõ hơn động thái quân sự
đặc biệt này, phải tìm hiểu khung cảnh rộng lớn hơn của tất cả những chuyện
đang xảy ra trong quan hệ Trung - Mỹ. Đấy là những diễn ngôn mới xuất hiện và
có thái độ bài Trung ngày càng gia tăng trong những giới khác nhau ở Mỹ, trong
đó có chính phủ, giới hàn làm, chính khách và dĩ nhiên là cả giới quân nhân nữa.
Có ba kiểu diễn ngôn bài Trung sau đây.
Thứ nhất, đó là thuyết mới về sự
“sụp đổ của Trung Quốc”. Thuyết này không phải là hoàn toàn mới và đã xuất hiện
sau khi Gordon Chang công bố trong tác phẩm xuất bản vào năm 2001. Nhưng đây là
đợt thảo luận mới về sự “sụp đổ của Trung Quốc” do một chuyên gia có ảnh hưởng về
Trung Quốc là David Shambaugh ở Đại học George Washington dẫn dắt. Trong bài báo
được được công bố trên tờ Wall Street Journal vào tháng 3 năm nay, Shambaugh tiên
đoán rằng ván bài chót của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu. Điều thú vị nhất
của lời tiên tri này là trước đây Shambaugh từng ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc
và coi Trung Quốc là sức mạnh không hề biết khuất phục là gì. Sau này,
Shambaugh khẳng định rằng ông đã thất vọng vì một loạt động thái của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Ông từng hy vọng
rằng Trung Quốc sẽ là nước tự do hơn và dân chủ hơn, nhưng bây giờ ông nghĩ rằng
đấy là việc bất khả thi. Dĩ nhiên là có những thuyết “Trung Quốc sụp đổ” khác,
tập trung vào những vấn đề bức xúc khác của Trung Quốc như bất bình xã hội, ô
nhiễm môi trường, bất bình đẳng, tham nhũng..v.v…
Thứ hai, một số người cho rằng
Trung Quốc là một tên “du côn” trong khu vực và đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi
khu vực Đông Á. Là một nước lớn, đương nhiên là trong mắt các quốc gia nhỏ ở
châu Á, Trung Quốc dễ bị coi là “du côn” rồi. Và những tranh chấp lãnh thổ giữa
Trung Quốc với một số nước khác chắc chắn sẽ càng đổ thêm dầu vào lửa. Lo lắng
của các nước nhỏ hơn là điều dễ hiểu. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nước
này sẽ giữ vị trí trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng Trung Quốc không
tin. Và mặc dù Trung Quốc luôn luôn cam kết rằng họ không tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi
châu Á, nhưng không thuyết phục được Mỹ. Thật là đáng tiếc – mất lòng tin làm
cho họ không nhận ra những mặt tốt nhất của nhau. Theo quan điểm của Mỹ, nước Trung
Quốc đang phát triển và chế độ độc tài ổn định không thể là điều kiện thuận lợi
cho địa vị bá quyền của Mỹ ở châu Á. Nhiều chính khách Hoa Kỳ không thể nào tin
rằng chế độ độc tài lại có thể duy trì hòa bình và ổn định; tệ hơn nữa, nói cho
cùng, Trung Quốc độc tài có thể thi hành chính sách bành trướng.
Thứ ba, mới xuất hiện và đáng lo
ngại nhất là “trừng phạt Trung Quốc”. Diễn ngôn này thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao khẳng định rằng Hoa
Kỳ phải trở thành đối trọng của Trung Quốc. Có lẽ thông điệp là, nói cho cùng,
Trung Quốc cũng chắng khác gì Liên Xô trước đây và bây giờ là lúc Mỹ phải đối mặt
với thực tế bằng cách trở thành đối trọng của Trung Quốc. Nếu không, một ngày
nào đó Trung Quốc sẽ thống trị châu Á. Một báo cáo khác, triệt để hơn, do hai học
giả thiên hữu đưa ra, kêu gọi cách tiếp cận “diễn biến hòa bình” mới đối với
Trung Quốc. Hai ông Dan Blumenthal và William Inboden khẳng định rằng Hoa Kỳ cần
tích cực hỗ trợ nhân dân Trung Quốc, những người đang đấu tranh vì dân chủ và tự
do và làm như vậy tức là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc – cũng có nghĩa là
tăng cường hòa bình và ổn định ở châu Á.
Có thể tranh luận mãi về ảnh hưởng
thật sự của của những diễn ngôn cấp tiến đó lên chính sách của chính phủ Mỹ đối
với Trung Quốc. Theo những bình luận cứng rắn gần đây của các sĩ quan Mỹ thì
tình hình qủa là không tốt. Có lẽ đây là bước ngoặt trong quan hệ Trung - Mỹ,
sau hơn 30 năm “gắn bó”. Mỹ có áp dụng chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc hay
không? Không ai dám chắc. Nhưng nếu những diễn ngôn cấp tiến bài Trung như thế
tiếp tục phát triển, chúng ta có thể trở thành chứng nhân của của chính sách
ngăn chặn trong quan hệ Trung - Mỹ. Như một nhà chính trị học nổi tiếng, ông John
Mearsheimer, đã nói: Đấy thực sự là bi kịch trong chính sách của các siêu cường.
Dingding Chen là giáo
sư về chính phủ và quản trị công ở University of Macau. Ông quan tâm tới những
vấn đề như chính sách đối ngoại của Trung Quốc, an ninh ở châu Á và quyền con
người.
Nguồn: Tờ The Diplomat,
Nhật Bản (http://thediplomat.com/authors/dingding-chen/al threat to
U.S.-China relations).
Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/05/vntb-ba-cach-dien-ngon-va-su-ngoc-au.html
No comments:
Post a Comment