Xã
luận tờ The Globe and Mail (Canada) ngày 7 tháng 1 năm 2015
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngôn luận
tự do sẽ chẳng có nhiều tác dụng nếu nó có nghĩa là chỉ nói những điều mọi
người đều đồng ý. Ngôn luận tự do cũng sẽ chẳng có nhiều tác dụng nếu nó bị
giới hạn nhằm tránh làm cho người ta tức giận. Ngôn luận tự do là quyền tự do dân
chủ căn bản của xã hội vì xã hội có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là xã hội
được cai trị bởi lí trí chứ không phải là bị cai trị bời đức tin, bất đồng được
giải quyết bằng lí lẽ chứ không phải bằng bạo lực. Đấy là xã hội, nơi tư tưởng
có thể thay đổi và thái độ có thể tiến hóa một cách tự nguyện. Còn xã hội không
có tự do ngôn luận thì ngược lại, đấy là xã hội, nơi tư tưởng của bạn đã được
người ta quyết định thay cho bạn từ trước rồi.
Cuộc tấn
công hôm thứ tư, 7 tháng 1, vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo, ở Paris, là
cuộc tấn công trực tiếp vào chế độ dân chủ và tư tưởng về ngôn luận tự do.
Những kẻ tấn công muốn rằng xã hội phải hiểu rõ điều đó. Nói cho cùng, đấy
chính là lí do tồn tại của họ.
Nền tảng
của tờ tạp chí này là châm biếm chính trị. Các tác giả của nó chế giễu các
chính khách, các nhân vật nổi tiếng và các nhà lãnh đạo chính phủ, họ biến
những tính toán và những bước đi sai lầm thành trò cười. Họ cũng thường xuyên
chế nhạo các tôn giáo lớn trên thế giới. Bất kì khán giả nào của chương trình The
Daily Show hay Colbert Report cũng đều có thể khẳng định rằng châm biếm có thể
là một trong những hình thức có sức thuyết phục nhất của ngôn luận. Nói cho
cùng, một lời nhạo báng chính xác có thể phơi bày ra hết gan ruột của một tư
tưởng nhảm nhí. Bạn cười khi nghe một câu chuyện khôi hài, nhưng đấy có thể không
phải là bạn công nhận cái khôi hài của nó mà là công nhận tính chân thực của
nó.
Xã hội
phương Tây hiện đại, sản phẩm của thời đại Khai sáng, được xây dựng trên ý
tưởng cho rằng trong khi mỗi người chúng ta đều có thể tự chọn lấy tôn giáo cho
riêng mình, thì trong lĩnh vực công cộng, mọi tư tưởng và đức tin đều có thể
được đem ra thảo luận và tranh luận. Nhưng những kẻ được vũ trang bằng súng
Kalashnikov chứ không phải bằng lí lẽ và tấn công các họa sĩ biếm họa, những
người cầm bút và biên tập viên của Charlie Hebdo tin vào một mô hình xã hội khác:
xã hội với những quy tắc mà lí trí của con người không thể thách thức. Họ có
trong đầu cái thế giới với một loạt những niềm tin cơ bản đơn giản là không thể
được đem ra thảo luận, nếu không muốn chết.
Đáp lại,
người dân trên toàn thế giới đã cùng nhau hô vang mấy từ: “Je Suis Charlie” -
Tôi là Charlie. Và theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều là Charlie. Xã
hội nào cũng cần những người như các họa sĩ trào phúng ở tạp chí Charlie Hebdo.
Không,
không có nhiều người muốn dùng hết ngày này sang tháng khác để chế giễu các nhân
vật chính trị và tôn giáo, tìm những lời dối trá trong những tuyên bố của họ, chế
nhạo những người có quyền lực và những người thèm khát quyền lực. Rất ít người
trong chúng ta muốn sống trong thế giới mà ai và lúc nào cũng tìm cách trở thành
Charlie. Nhưng nếu một số người đôi khi không muốn đóng vai của Charlie và
không có quyền tự do lựa chọn khi nào, tại sao và họ sẽ làm việc đó như thế nào
thì nền văn minh của chúng ta và tất cả các quyền tự do của nó sẽ trở thành bất
khả thi. Họ có thể thể hiện tư tưởng của mình trên sách báo, trên các phương
tiện truyền thông xã hội, tại nơi thờ phượng hay thậm chí là chỉ là giữa những bạn
bè với nhau, nhưng nếu không được quyền thách thức hiện trạng thì cũng không có
chế độ dân chủ.
Cần phải
nói rằng những kẻ thực hiện cuộc tấn công hôm thứ tư không phải là đại diện của
đa số trong cộng đồng Hồi giáo. Chúng là những mẩu thịt thừa, mặc dù chúng hy
vọng rằng thông qua sức mạnh của chủ nghĩa khủng bố chúng sẽ để trở thành dòng
chủ lưu. Hình ảnh ghi được cho thấy rằng vừa tấn công chúng vừa hô: “Allahu
Akbar”, nhưng chúng sử dụng sai cụm từ. Thật khó có thể chấp nhận được rằng một
người nào đó nói rằng Chúa là vĩ đại lại có thể coi cuộc sống con người, được
làm ra theo hình ảnh của Ngài, rẻ như vậy.
Nhà văn
Salman Rushdie, người đã phải trốn tránh suốt nhiều năm ròng, hôm qua đã nói: “Tôi
ủng hộ Charlie Hebdo, tất cả chúng ta đều phải làm như thế, để bảo vệ nghệ
thuật châm biếm, châm biếm luôn luôn là một động lực của tự do và chống lại chế
độ độc tài, gian dối và ngu dốt. ‘Tôn trọng tôn giáo’ đã trở thành một cụm từ
có nghĩa là ‘sợ hãi của tôn giáo’. Tôn giáo, tương tự như tất cả những ý tưởng
khác, xứng đáng bị chỉ trích, châm biếm, và, vâng, không cần tôn trọng mà chẳng
việc gì phải sợ”.
Đối với
một số người, dường như ông Rushdie đã đi quá xa. Dân chủ không đòi hỏi coi
thường tôn giáo; trên thực tế, ý tưởng về các quyền tự do dân sự có nghĩa là phải
tôn trọng sự lựa chọn tôn giáo của mỗi người. Nhưng lĩnh vực công cộng lại là
chuyện khác. Nếu không được phép phê phán tất cả các loại tư tưởng, trong đó có
tư tưởng tôn giáo thì cũng không thể có xã hội dân chủ, duy lí, hiện đại, như
ta đang thấy hiện nay. Đấy là nguyên lí quan trọng nhất của nó.
Tờ bìa số
ra gần đây nhất của Charlie Hebdo là hình nhà văn Michel Houellebecq. Cuốn tiểu
thuyết mới ra gần đây của ông, Submission
(Khuất phục), là văn châm biếm phản-không-tưởng về nước Pháp trong
tương lai, lúc đó đã trở thành nền chính trị thần quyền. Trong cuộc phỏng vấn
được công bố trong tuần này, ông Houellebecq nói rằng những tư tưởng “đạt đến
chiều cao của thời kỳ Khai sáng, và dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp, đang chết dần.
Sẽ chẳng còn gì, chỉ là một chú thích trong lịch sử nhân loại mà thôi”. Ông nói
xã hội hiện đại, thế tục là đã “chết”.
Nỗi sợ của ông phản ánh hi vọng của những kẻ đã tấn công Paris, tấn
công nước Pháp, tấn công chế độ dân chủ và thời hiện đại vào hôm thứ Tư. Nhưng
cả ông Michel Houellebecq lẫn những kẻ tấn công đều đã lầm. Ước muốn tự do của con người mạnh
hơn điều đó.
Bài đã đăng trên http://vandoanviet.blogspot.com/2015/01/ieu-gi-lam-bon-tan-cong-khung-bo-o.html#more
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete