Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 4
1984, tại nhà Lão
Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA
Được thôi. Hãy sẵn sàng cho những ghi chép của bạn.
Thế gian hẳn sẽ thiệt thòi nhiều nếu không có những người
như Devageet. Chúng ta hẳn sẽ không biết gì về Socrates nếu Plato đã không viết
những ghi chép, hoặc không biết về Phật, Bồ Đề Đạt Ma. Jesus được biết đến
thông qua những ghi chép của các môn đệ ông. Mahavira được cho là không bao giờ
thốt ra một lời nào. Tôi biết ý nghĩa tại sao điều đó được nói. Không phải là
ông ấy không thốt ra một lời nào, mà ông ấy không bao giờ giao tiếp với thế
giới một cách trực tiếp mà chỉ thông qua những ghi chép của các môn đệ.
Không có người chứng ngộ nào được cho là đã tự viết về
mình. Như bạn biết, với tôi người chứng ngộ không phải là vấn đề cuối cùng. Vẫn
còn trạng thái siêu việt mà nó không phải là chứng ngộ hoặc không-chứng ngộ.
Bây giờ, trong trạng thái của tâm thức đó chỉ có sự giao cảm thân mật – tôi
đang không sử dụng từ giao tiếp một cách cố ý, mà là giao cảm – một dạng liên
kết, hòa vào, người môn đệ trở thành cánh tay của Bậc Thầy.
Cho nên hãy sẵn sàng cho những ghi chép của bạn, bởi vì
lần cuối cùng, mặc dù bất đắc dĩ, tôi sẽ nói đến tên của thi sĩ-ca sĩ của GEET
GOVIND. Mặc dù tôi đã cố không nói đến điều đó. Tôi đã giả vờ cứ như tôi đã
quên điều đó, nhưng nó vẫn đè nặng lên tôi. Cả ngày tôi cảm nhận một chút lo
lắng về Jaydeva – đó là tên của người thi sĩ-ca sĩ của GEET GOVIND.
Tại sao tôi không sẵn sàng nhắc đến tên của ông ấy? Vì
quyền lợi của ông ấy. Thậm chí ông ấy đã không gần với chứng ngộ. Tôi đã nói
đến Mikhail Naimy, người sáng tạo ra cuốn KINH THƯ MIRDA; tôi đã nhắc đến
Kahlil Gibran, và nhiều người khác: Nietzsche, Dostoevsky, Walt Whitman. Họ
không phải là những người chứng ngộ, nhưng họ rất gần, chỉ bên bờ; chỉ một cú
đẩy là họ sẽ vào, vào ngôi đền. Họ đang đứng ở ngưỡng cửa, không đủ dũng cảm để
gõ… và ô cửa không khóa. Họ có thể đẩy và ô cửa sẽ mở ra. Thực ra nó đã mở, chỉ
cần một cú đẩy, cũng giống như họ cần một cú đẩy. Do vậy mà tôi nhắc đến tên
họ.
Nhưng Jaydeva lại không gần với ngôi đền. Cách GEET
GOVIND hạ xuống ông ấy là điều huyền diệu. Nhưng không ai biết những điều huyền
bí của Thượng đế – và nên nhớ không có Thượng đế, đó chỉ là sự biểu lộ. Không
ai biết những điều huyền bí của tồn tại, sự phong phú của nó. Đôi khi nó rót lên
mảnh đất cằn cỗi, đôi khi nó không mưa lên đất màu. Nó đơn giản là vậy, không
gì có thể được thực hiện về nó.
Jaydeva là mảnh đất cằn cỗi. GEET
GOVIND, đây là bài thơ đẹp, bài ca của Thượng đế, đã hạ xuống ông ấy. Chắc ông
ấy đã ca nó, đã sáng tác nó mà không biết mình đang làm gì. Tôi không nhìn thấy
ông ấy ở bất kỳ nơi nào gần ngôi đền, chính vì vậy mà tôi không sẵn sàng nhắc
đến tên ông. Thậm chí điều đó có thể làm cho ông ấy bản ngã hơn. Chính vì vậy
mà tôi đã nói, “Vì quyền lợi của ông ấy”, nhưng tôi cảm thấy đó không phải là
lỗi lầm của ông – dù ông ấy có là gì thì vẫn vậy – nhưng ông ấy đã cho ra đời
một đứa trẻ đẹp, và nếu tôi có nhắc đến đứa trẻ thì hãy để tôi nhắc đến tên của
cha nó; nếu không mọi người sẽ nghĩ đứa trẻ là con hoang. Có thể người cha như
vậy, nhưng đứa trẻ thì không.
Tôi cảm thấy thư giãn vô cùng bởi vì
tôi kết thúc với Jaydeva mãi mãi. Nhưng đang có một hàng ở trước cửa. Bạn không
biết tôi đang trong một tình thế khó khăn như thế nào. Tôi đã không nghĩ đến
điều này trước đó, bởi vì tôi không phải là nhà tư tưởng và tôi không bao giờ
nghĩ trước khi tôi nhảy. Tôi nhảy, và sau đó tôi nghĩ. Đó là cách tôi nói đến
mười cuốn sách đẹp. Tôi không nghĩ lại có quá nhiều những cuốn khác bắt đầu làm
tôi áy náy. Cho nên, thêm mười cuốn nữa.
Đầu tiên: THƯ KHÚC của Heraclitus.
Tôi yêu con người này. Hãy để tôi nói về điều đó, chỉ là nhân tiện, như là ghi
chép bên lề, rằng tôi yêu tất cả, nhưng tôi không thích tất cả. Tôi thích một
vài và tôi không thích một vài, nhưng tôi yêu tất cả. Không có vấn đề gì về
điều đó. Tôi yêu Jaydeva cũng nhiều như tôi yêu Heraclitus, nhưng tôi cũng
thích Heraclitus.
Có một số ít người tôi có thể đặt họ
ngang hàng với Heraclitus. Thực tế, nói như thế cũng không đúng; không có ai.
Bây giờ tôi đang nói những gì tôi thực sự luôn muốn nói. Không có ai, tôi nhắc
lại, liệu có thể đặt ai ngang hàng với Heraclitus. Ông ấy ở quá xa – người thức tỉnh nguy hiểm, không sợ hậu quả
những gì mình đang nói.
Ông ấy nói trong THƯ KHÚC đó – lại
là những ghi chép của một Devageet, một người môn đệ. Heraclitus không viết.
Chắc phải có một cái gì đó, lý do nào đó mà những người đó không viết, nhưng
một chút muộn hơn sau đó. Heraclitus nói trong THƯ KHÚC: “Bạn không thể bơi hai
lần trên cùng một dòng sông.” Và sau đó ông ấy nói: “Không, bạn không thể bơi
trên cùng một dòng sông thậm chí một lần…” Điều này vô cùng đẹp và cũng thật
nữa.
Mọi thứ đều đang thay đổi, và thay
đổi quá nhanh đến mức không có cách nào bơi trên cùng một dòng sông hai lần;
thậm chí bạn không thể bơi trên cùng một dòng sông một lần. Dòng sông không
ngừng tuôn chảy; đang đổ ra đại dương, tới vô hạn, sẽ biến vào cái chưa biết.
Đây là tên đầu tiên trong danh sách
của tôi buổi tối nay: Heraclitus.
Thứ hai: NHỮNG VẦN THƠ VÀNG của
Pythagoras. Rõ ràng, ông ấy là một trong những người bị hiểu sai nhất. Nếu bạn
biết, bạn buộc phải bị hiểu sai, đó là điều chắc chắn. Hiểu là điều rất nguy
hiểm, bởi vì thế thì bạn sẽ hiểu sai. Pythagoras cũng không được hiểu ngay cả
với những môn đệ của ông, bởi những người đã viết NHỮNG VẦN THƠ VÀNG. Họ đã
viết nó một cách máy móc… bởi vì không một môn đệ nào của Pythagoras đã vươn
tới những đỉnh cao của ông, không một người nào đã trở nên chứng ngộ. Và người
Hy Lạp đã hoàn toàn lờ ông đi. Họ đã lờ những người tốt nhất của họ:
Heraclitus, Socrates, Pythagoras, Plotinus. Họ muốn lờ Socrtes nữa, nhưng ông
ấy quá vĩ đại. Cho nên họ phải đầu độc ông, họ không thể chỉ lờ ông.
Nhưng Pythagoras thì hoàn toàn bị lờ
đi, và ông ấy cũng có chìa khóa giống như Phật Gautam, Jesus, hoặc bất kỳ người
chứng ngộ nào khác. Thêm một điều nữa: không có ai, hoặc là Phật, hoặc là Lão
Tử lại rất nỗ lực để tìm cho ra chìa khóa như là Pythagoras. Ông ấy làm việc
nhiều và tích cực nhất. Pythagoras là người tìm kiếm đích thực nhất. Ông ấy đã
chịu rủi ro về mọi thứ. Ông ấy đã du hành khắp thế gian được biết vào thời đó;
học hỏi, nghiên cứu với mọi dạng bậc thầy; tham gia vào mọi trường phái huyền
bí và thực hiện mọi điều kiện của chúng. Ông ấy là một tiêu chuẩn cho chính
mình.
Thứ ba: Người đàn ông không được
biết nhiều, thậm chí ngay cả với những người của đất nước mình. Tên của ông là
Sahara, và cuốn sách được gọi là BÀI CA CỦA SAHARA; đó là tiêu đề Tây Tạng.
Không ai biết người nào đã viết nó. Một điều là chắc chắn, Sahara không bao giờ
viết, ông ấy chỉ ca hát nó. Nhưng nó có hương thơm mà ông ấy có, ông ấy đã đạt
được. Bài ca không phải là kết quả biên soạn của nhà thơ mà là sự thực chứng
của nhà huyền môn. Nó chỉ có một số dòng, nhưng vô cùng tráng lệ và đẹp đến mức
những ngôi sao cũng có thể cảm thấy xấu hổ.
BÀI CA CỦA SAHARA không được dịch.
Tôi nghe nó từ một vị Lama Tây Tạng. Tôi muốn nghe nó lại nhiều lần nhưng vị
Lama đã bốc mùi thậm tệ làm tôi phải nói “Cám ơn ông…” Các vị Lama bốc mùi bởi
vì họ không bao giờ tắm. Mùi của vị Lama – và tôi dị ứng với nhiều mùi – thậm chí
nghe toàn bộ bài hát cũng là điều quá sức với tôi! Tôi sợ rằng tôi sẽ bị bệnh
hen suyễn tấn công.
Tôi đã nói nhiều về Sahara; ông ấy
là một trong những suối nguồn nguyên thủy của trường phái Mật tông.
Thứ tư: Tilopa, và một vài ghi chép
từ bài ca của ông được các môn đệ của ông chép lại. Tôi tự hỏi, chúng ta đã bị
lỡ nhiều như thế nào. Những người đó chỉ viết ra những gì được nói bởi Bậc
Thầy, không nghĩ xem là đúng hay sai, mà chỉ cố ghi lại một cách đúng nhất có
thể. Và đó là công việc khó khăn. Bậc Thầy là người điên, ông ấy có thể nói bất
kỳ điều gì, ông ấy có thể ca bất kỳ điều gì, hoặc ông ấy có thể tĩnh lặng. Ông
ấy có thể chỉ thực hiện vài cử chỉ bằng tay, và những cử chỉ đó phải được hiểu.
Đó là điều mà Meher Baba đã liên tục thực hiện trong suốt ba mươi năm. Ông ấy
vẫn tĩnh lặng, chỉ biểu hiện bởi những cử chỉ bằng tay.
Con số của tôi sai phải không
Devageet?
“Dạ không, thưa Osho.”
Rất tốt… bởi vì đôi khi đúng là một
cảm giác tốt. Tôi thực sự giỏi với những con số. Tôi đã hỏi đúng thời điểm, đó
là sự trùng hợp kỳ lạ. Tôi luôn lẫn lộn với những con số. Tôi không thể đếm, vì
lý do đơn giản là tôi đang đối mặt với cái không thể đo, không thể đếm. Sự thật
mà tôi đang đối mặt thì hoặc là không bằng lời nói hoặc là không bằng những con
số. Sự thật siêu việt lên tất cả, và nó quá kỳ diệu đến mức người ta lẫn lộn
chúng. Mọi thứ đều đảo lộn, kỳ dị. Cho nên đây là lời khen ngợi khi bạn nói tôi
đúng. Nhưng bây giờ xin hãy nói cho tôi, số mấy?
“Số năm, thưa Osho.”
“Cám ơn. ”
Thứ năm: Con người mà tôi sẽ nói đến
không được thừa nhận là người chứng ngộ bởi vì không có ai thừa nhận ông ấy.
Chỉ có người chứng ngộ mới có thể thừa nhận người khác. Đây là tên của người đó
D.T. Suzuki. Trong thế giới hiện đại, người đàn ông này đã thực hiện nhiều hơn
bất kỳ ai khác để biến thiền và Zen thành sẵn sàng. Suzuki đã làm việc cả cuộc
đời mình để giới thiệu cái cốt lõi nhất của Zen cho phương Tây.
Zen là cách phát âm tiếng Nhật đối
với từ dhyana trong tiếng Sanscrit – thiền. Phật không bao giờ dùng tiếng
Sanskrit; Người ghét nó, vì lý do đơn giản rằng nó đã trở thành ngôn ngữ của
các vị tu sĩ, và tu sĩ thì luôn phục vụ quỷ dữ. Phật sử dụng ngôn ngữ rất đơn
giản, ngôn ngữ đó được sử dụng bởi những người của Phật trong thung lũng ở
Nepal. Tên của ngôn ngữ đó là Pali. Trong tiếng Pali, dhyana được phát âm thành
ch’ana. Những người bình thường, giản dị, thất học không thể đánh giá những sự
tinh tế của bất kỳ ngôn ngữ nào. Họ làm cho nó thành phù hợp với họ. Điều đó
giống như tảng đá lăn xuống dòng sông, nó trở nên tròn. Đó là cách mà mọi ngôn
từ được sử dụng bởi những người đó, bắt đầu có vẻ đẹp tròn trịa, sự giản dị đặc
biệt. Những người bình thường khó phát âm từ dhyana; họ phát âm nó thành
ch’ana. Khi nó tới Trung Quốc, từ ch’ana trở thành ch’an, và khi nó du hành tới
Nhật Bản, nó trở thành Zen. Bạn có thể nhìn thấy – nó xuất hiện ở mọi nơi – mọi
người luôn biến từ ngữ thành đơn giản.
Cuốn sách ZEN VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN
của D.T.Suzuki là cuốn thứ năm của tôi. Người đàn ông này đã phục vụ nhân lại nhiều
đến mức không người nào có thể vượt được ông. Công việc của ông ấy thật lớn
lao. Cả thế giới phải nợ ông và điều đó sẽ luôn là vậy. Suzuki nên là một từ
trong gia đình. Nó không… tôi đang nói rằng nó nên là vậy. Rất ít người nhận
ra, và những người nhận ra thì họ có trách nhiệm phổ biến sâu rộng sự nhận biết
của họ.
Thứ sáu: Tôi sẽ giới thiệu một người
đàn ông Pháp với bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn đang tự hỏi bên trong, “Người đàn
ông Pháp ư? Và lại được xếp cùng với Pythagoras, Heraclitus, Suzuki ư? Ông ta
điên thật rồi sao?”
Đúng, tôi chưa bao giờ lành mạnh,
không chỉ hai mươi lăm năm qua, hoặc một chút lâu hơn. Trước đó tôi rất lành
mạnh, nhưng cám ơn Thượng đế – nhớ lại đó chỉ là sự biểu đạt, bởi vì không có
Thượng đế, chỉ có lòng mộ đạo. Tôi không quên nhắc đến điều đó bởi vì có mọi
khả năng rằng những người theo của tôi, các môn đệ của tôi sẽ bắt đầu tôn thờ
Thượng đế – hoặc tôi như là Thượng đế. Không có Thượng đế, không bao giờ có.
Nietzsche đã sai khi nói, “Thượng đế
chết!” – không phải vì Thượng đế không chết, mà vì ngài không bao giờ sống thì
làm sao ngài có thể chết? Để là một người chết thì người ta phải hoàn thành mọi
điều kiện sống trước đã. Đó là nơi mà Sartre sai: ông ấy đồng ý với Niezsche.
Tôi nói, “Cám ơn Thượng đế!” – tôi đã dùng câu đó bởi vì không có câu khác để
dùng trong trường hợp đó. Nhưng đó chỉ là môt câu nói, không thỏa mãn. “Cám ơn
Thượng đế” đơn giản có nghĩa điều đó là tốt, điều đó là tuyệt đẹp.
Tôi đang cảm nhận một niềm vui quá
tuyệt diệu đến mức, Devageet, bạn sẽ phải nhắc tôi cuốn thứ sáu mà tôi đang nói
là gì.
“Người đàn ông Pháp, thưa Osho.”
Đúng. Tôi còn chưa nói đến tên. Cuốn sách là LET
GO của Hubert Benoit. Nó nên có mặt trên giá sách của mọi thiền nhân. Không ai
đã từng viết cuốn sách một cách rất khoa học và cũng rất thi ca như vậy. Đó là
điều mâu thuẫn, nhưng ông ấy đã làm được điều đó. Cuốn LET GO của Hubert Benoit
là cuốn sách hay nhất của xã hội phương Tây hiện đại. Liên quan đến phương Tây
thì đó là cuốn hay nhất thế kỷ. Tôi đang không tính đến phương Đông.
Thứ bảy: Ramakrishna, cuốn sách của ông ấy là NHỮNG
CHUYỆN NGỤ NGÔN. Bạn biết là tôi không quá thích những vị thánh. Điều đó không
có nghĩa là tôi thích họ một chút – tôi hoàn toàn không thích họ. Thực tế, sự
thực thì tôi ghét họ. Các vị thánh là những thứ giả, bịp bợm, được hình thành
bởi những thứ nhảm nhí. Nhưng Ramakrishna không thuộc về họ – lại cám ơn Thượng
đế! Ít nhất thì cũng có một vài người có vẻ là thánh nhưng thực ra họ không
phải là thánh.
NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN của Ramakrishna rất đơn giản. Những
chuyện ngụ ngôn buộc phải là đơn giản. Nhớ lại những chuyện ngụ ngôn của Jesus
xem? – giống như vậy. Nếu câu chuyện ngụ ngôn là phức tạp thì nó không còn tác
dụng nữa. Chuyện ngụ ngôn cần đến chỉ để nó có thể được hiểu bởi mọi lứa tuổi
của những đứa trẻ. Đúng, ý tôi nói mọi lứa tuổi của những đứa trẻ. Có những đứa
trẻ mười tuổi, có những đứa trẻ tám tuổi và vân vân, nhưng tất cả chúng chỉ là
những đứa trẻ chơi bên bờ biển, nhặt những vỏ sò. NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN của
Ramakrishna là cuốn sách thứ bảy của tôi.
Thứ tám: NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN CỦA AESOP. Bây giờ Aesop
không thực sự là con người lịch sử; ông ấy chưa bao giờ tồn tại. Phật đã sử
dụng tất cả những câu chuyện ngụ ngôn trong những bài thuyết giáo của mình. Vì
Alexander đến Ấn Độ mà những câu chuyện ngụ ngôn đã được mang đến phương Tây.
Tất nhiên nhiều điều đã thay đổi, thậm chí là tên của Phật. Phật được gọi là Bồ
tát.
Phật đã nói có hai dạng phật: một là La hán, là người đạt
được phật tính của mình và không còn quan tâm đến bất kỳ ai khác nữa; và Bồ tát
là người đạt được phật tính và sau đó rất nỗ lực, nỗ lực cao nhất để giúp những
người khác trên con đường tu tập. ‘Bồ tát’ là từ được Alexander mang đến như là
bodhisat, sau đó trở thành Josephus; thế rồi từ Joshephus nó trở thành Aesop.
Aesop không phải là con người lịch sử, nhưng những câu chuyện ngụ ngôn lại vô
cùng ý nghĩa. Đó là cuốn thứ tám của tôi hôm nay.
Thứ chín: MULA MADHYAMIKA KARIKA của Nagarjuna. Tôi không
thích Nagarjuna lắm; ông ấy gần như là nhà triết học, và tôi chống lại triết học.
Nhưng cuốn sách MULA MADHYAMIKA KARIKA của ông, nói gọn là cuốn KARIKAS của
ông… MULA MADHYAMIKA KARIKA có nghĩa là điều cốt lõi của con đường trung đạo –
con đường trung đạo cốt lõi. Trong cuốn KARIKAS của mình, với khả năng dùng
ngôn từ, ông ấy đã đạt tới những độ sâu nhất. Tôi chưa bao giờ nói về nó. Nếu
bạn muốn nói về điều cốt lõi, cách tốt nhất là đừng bao giờ nói cả, chỉ trở nên
tĩnh lặng. Nhưng cuốn sách vô cùng đẹp.
Thứ mười: Cuốn cuối cùng của buổi tối hôm nay là một cuốn
sách kỳ lạ; bình thường hẳn sẽ không có ai nghĩ tôi lại tính đến nó cả. Đó là
tác phẩm vĩ đại của Marpa, một nhà huyền môn Tây Tạng. Ngay cả những người theo
của ông ấy cũng không đọc nó; nó không có ý nghĩa gì để đọc, nó là một trò chơi
chữ. Bạn phải thiền về nó. Bạn phải nhìn vào nó và thế rồi bỗng nhiên cuốn sách
biến mất – những nội dung của nó biến mất, và chỉ còn lại tinh thần.
Marpa là con người rất kỳ lạ.
Milarepa, Bậc Thầy của ông ấy từng nói, “Ngay cả tôi cũng cúi chào Marpa.”
Không có Bậc Thầy nào đã từng nói như vậy, nhưng Marpa là như vậy…
Một lần có một người nào đó đã nói
với Marpa, “Ông có tin Milarepa không? Nếu vậy thì hãy nhảy vào đống lửa này!”
Ngay lập tức ông ấy nhảy! Khi biết ông ấy đã nhảy, mọi người đã chạy quanh để
dập tắt đống lửa. Khi ngọn lửa tắt, họ thấy ông ấy đang đứng đó trong tư thế
của một vị phật và cười vui nhộn!
Họ hỏi Marpa, “Tại sao ông lại
cười?”
Ông ấy nói, “Tôi cười bởi vì sự tin
tưởng là thứ duy nhất mà ngọn lửa không thể hủy hoại.”
Đây là con người mà những bài ca
giản dị của ông tôi xếp là thứ mười – cuốn KINH THƯ MARPA.
Thời gian của tôi đã hết rồi phải
không? Tôi có thể nghe bạn nói đúng, mặc dù tôi biết thời gian của tôi chưa
hết. Làm sao có thể hết được? Tôi luôn xuất hiện trước thời đại mình nên mới bị
hiểu sai.
Nhưng về phía bạn thì bạn đúng; thời
giờ của tôi đã hết. Và điều này thực sự đẹp. Không có sự biểu đạt nào cho nó.
Nó quá đẹp, tốt hơn là bây giờ hãy kết thúc nó.
No comments:
Post a Comment