Phạm Nguyên
Trường dịch
Tại sao Trung Quốc di chuyển giàn khoan và điều đó có ý nghĩa
gì đối với tương lai?
Như
Clint thông báo hôm nay, Trung Quốc đã rút
giàn khoan khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Giàn khoan này - từng hoạt
động trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
mình - đã gây ra rạn nứt lớn giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Theo Bộ ngoại giao Trung
Quốc, giàn khoan này hiện đang di chuyển đến một dự án mới gần đảo Hải Nam.
Việc di chuyển gây ra
vài sự ngạc nhiên vì theo kế hoạch ban đầu thì giàn khoan sẽ ở lại trong khu
vực đến giữa tháng 8. Nhiều đồn đoán về việc vì sao giàn khoan này lại bị rút
đi. Một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc nói với hãng
Reuters rằng đơn giản là giàn khoan này đã hoàn thành nhiệm vụ vì thời tiết
trong hai tháng qua khá thuận lợi. Một số nhà phân tích khác đưa ra giả thuyết
rằng Trung Quốc lợi dụng mùa mưa bão sắp tới nhằm loại bỏ một nguồn gốc gây căng
thẳng giữa nước này với Việt Nam. Theo tờ New York Times thì thiếu tướng Lê Mã
Lương còn thẳng thừng hơn khi tuyên bố rằng “phản ứng mạnh mẽ” của Việt Nam đã
buộc Bắc Kinh phải rút giàn khoan sớm.
Thời
gian cũng là việc gây tò mò. Giàn khoan đã được hạ đặt ngay sau khi chuyến đi
của ông Obama đến châu Á khiến nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã gửi
tín hiệu mạnh mẽ cho Mỹ hơn là cho Việt
Nam. Bây giờ, việc rút giàn khoan xảy ra chưa đầy một tuần sau khi những hoạt
động ở Biển Đông của Trung Quốc đã “chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình
nghị sự” tại cuộc Đối thoại về Chiến lược và Kinh tế ở Bắc Kinh. Nhưng những
lời chỉ trích (trong đó có cả những bài phát biểu nảy lửa tại cuộc đối thoại
Shangri-La) trong mấy tháng qua đã không có tác dụng đối với những tính toán
của Bắc Kinh; sẽ là không trung thực khi nói rằng cuộc Đối thoại về Chiến lược
và Kinh tế ở Bắc Kinh là bước ngoặt.
Nhiều khả năng là,
Trung Quốc chỉ đơn giản tính toán rằng giữ giàn khoan ở đó chẳng đem lại mấy
lợi lộc, nhất là khi so sánh với những lợi ích tiềm tàng khi di chuyển nó. Từ
quan điểm chiến thuật, giàn khoan dầu nói chung đã hoàn thành mục đích của nó.
Trung Quốc đã chứng minh rằng họ có khả năng khoan gần quần đảo Hoàng Sa, bao
gồm lực lượng hải quân nhằm bảo vệ giàn khoan khỏi những con tàu của Việt Nam
được cử đến khu vực. Bắc Kinh cũng đã chứng tỏ rằng họ có thể đứng vững trước những
lời chỉ trích tứ bên ngoài, lờ đi và tấn công lại khi Việt Nam, Hoa Kỳ, và những
tay chơi khác trong khu vực cáo buộc Trung Quốc khiêu khích.
Sau
hai tháng, nếu tiếp tục khoan, Trung Quốc sẽ chẳng thu được nhiều lợi lộc nữa.
Sau khi thông báo rằng mũi khoan đã phát hiện được bằng chứng về dầu và khí,
Trung Quốc sẽ dễ dàng đưa giàn khoan trở lại khu vực bất cứ lúc nào. Như Hong
Lei nói với báo chí hôm thứ tư, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc sẽ nghiên
cứu các dữ liệu và “vạch ra một kế hoạch làm việc cụ thể trong bước tiếp theo.”
Trong khi đó, Trung
Quốc có thể bắt đầu cố gắng nhằm hàn gắn mối quan hệ với Việt Nam. Sau vụ bùng
nổ tình cảm bài Trung ở Việt Nam, đây là nhiệm vụ khó khăn, nhưng sẽ là bất khả
thi nếu giàn khoan vẫn đứng ở vị trí cũ. Cũng như trước đây, Trung Quốc không muốn
tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc về cuộc khủng hoảng do giàn khoan dầu
gây ra vì Bắc Kinh khăng khăng nói rằng đây không phải là khu vực tranh chấp. Nhưng,
nếu không có sự khó chịu do sự có mặt của giàn khoan gây ra mỗi ngày và những
vụ đụng độ giữa những con tàu hộ tống của Việt Nam và Trung Quốc thì Hà Nội và
Bắc Kinh có thể dần dần bắt đầu tiếp tục hợp tác trong các chủ đề khác. Logic
tương tự cũng được áp dụng cho mối quan hệ Mỹ-Trung, một mối quan hệ đã được nói
tới với giọng điệu tích ngay trước cuộc Đối thoại về Chiến lược và Kinh tế ở
Bắc Kinh.
Phản ứng tiêu cực có
thể có đối với Bắc Kinh chính là sự bất mãn có thể xảy ra ở trong nước. Bắc
Kinh đang đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt trên mạng xã hội Weibo. Theo
Reuters, nhiều người bình luận trên mạng xã hội này đã lên án Trung Quốc đầu
hàng trước áp lực của Mỹ. Vì vậy mà lời khẳng
định của Bộ ngoại giao rằng việc di chuyển “không liên quan gì tới các tác nhân
bên ngoài” dường như nhắm đến cả thính giả bên trong cũng như bên ngoài Trung
Quốc.
Tập
Cận Bình ràng buộc chính quyền của ông ta với “giấc mơ Trung Hoa” – phần quan
trọng của giấc mơ này là giải phóng nươc Trung Quốc khỏi “sự ức hiếp” của
phương Tây mà quốc gia này đã phải chịu đựng trong quá khứ. Vì vậy mà Tập Cận
Bình cực kì nhạy cảm trước những lời phê phán về sự yếu đuối trong chính sách
đối ngoại và không muốn bị coi là khuất phục trước những đòi hỏi của phương
Tây. Điều quan trọng đối với Bắc Kinh là phải chứng minh rằng họ không nhượng
bộ những đòi hỏi về lãnh thổ. Như vậy là, mặc dù cuộc khủng hoảng giàn khoan
dầu có thể đã kết thúc, nhưng dường như chúng ta sẽ được chứng kiến hành động
mạnh hơn của Trung Quốc ở khu vực khác trên biển Đông trong tương lai gần, đấy
sẽ là bằng chứng về sự quyết tâm của Tập Cận Bình.
Shannon Tiezzi là phó tổng biên tập the Diplomat, mối quan tâm
chủ yếu của bà là Trung Quốc và bà thường viết về quan hệ ngoại giao, chính trị
nội bộ và kinh tế của Trung Quốc.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
http://thediplomat.com/2014/07/so-china-moved-its-oil-rig-what-now/
No comments:
Post a Comment