Nguyễn
Đình Hách dịch
Điều này
phải được hiểu một cách rõ ràng. Những định nghĩa không phải là chân lý tối
thượng, chúng chỉ là tương đối. Không có một hành động đơn lẻ nào không thể
được coi là tốt trong một bối cảnh nào đó. Hành vi tốt có thể là xấu trong bối
cảnh này và hành vi xấu có thể là tốt trong bối cảnh khác. Nếu bạn là người đưa
ra bất kỳ phán xét cuối cùng nào thì bạn sẽ phải biết mọi thứ từ lúc khởi đầu
cho đến kết thúc - mọi thứ đều ở trong tồn tại. Nhưng tất nhiên, điều này là
không thể.
Tất cả
những tuyên bố của chúng ta về thiện hay ác, đẹp hay xấu không là gì hơn là
những luật lệ giao thông. Chúng ta phải tạo ra chúng, nhưng chúng không phải là
những chân lý tối thượng. “Đi bên trái” hoặc “đi bên phải” - điều đó không tạo
ra khác biệt. Nhưng không xã hội nào có thể thực hiện cả hai: bạn phải đi bên
phải hoặc bạn phải đi bên trái. Luật là thực tế; nó không phải là tự nhiên và
cũng không phải là cuối cùng.
Con đường
tuyệt đối không liên quan đến việc bạn đi bên phải hoặc bên trái, nhưng giao
thông lại đòi hỏi những luật cụ thể. Khi giao thông thưa thớt bạn không phải
tạo ra bất kỳ luật nào; nhưng giao thông càng hỗn loạn thì luật càng được cần
đến nhiều hơn. Ở làng quê có thể không có nhu cầu về luật giao thông, nhưng ở thành
phố lớn thì luật lại rất cần.
Khi xã hội
phát triển phức tạp hơn thì vấn đề xác định rõ ràng về đạo đức lại cần thiết
hơn; nếu không bạn không thể sống. Nhưng những vấn đề đạo đức này, những khái
niệm về tốt và xấu này là những vấn đề thiết thực của con người.
Khi bạn
hỏi làm thế nào có thể có sự đồi bại nếu Thượng Đế tồn tại, nên nhớ: Thượng Đế
không bao giờ liên quan. Có nhiều lý do cho sự đồi bại, nhưng Thượng Đế không
có trách nhiệm, cái toàn bộ không có trách nhiệm. Nếu trách nhiệm là một cái gì
đó có thể đặt ở nơi đâu đó thì nó có thể đặt lên chúng ta. Chúng ta đã tạo ra
xã hội mà sự đồi bại đã trở nên cần thiết, bởi vì chính nền tảng của xã hội là
đồi bại.
Nếu bạn
không thay đổi chính nền tảng xã hội thì buộc phải có đồi bại; đã luôn có đồi
bại. Những hình thái đã thay đổi, nhưng sự đồi bại vẫn giữ nguyên, bởi vì chúng
ta vẫn chưa tạo ra xã hội, mà trong xã hội đó đồi bại là điều không thể.
Tình trạng
này là sự sáng tạo của chúng ta; Thượng Đế không bao giờ liên quan. Nó cũng
giống như sự sáng tạo khác của con người như cái bàn, cái ghế, ngôi nhà. Bạn
không thể ép Thượng Đế phải có trách nhiệm với ngôi nhà này, hoặc căn phòng
rộng hơn hoặc hẹp hơn, hoặc cửa sổ quay về hướng Đông hay hướng Tây. Bạn đã bao
giờ yêu cầu Thượng Đế, “Tại sao ngài lại xây cái cửa sổ này về hướng Đông mà
không ở hướng Tây?” Điều đó hẳn là vô nghĩa - bạn biết rằng một người nào đó đã
dựng cửa sổ trên bức tường hướng Đông. Thượng đế chưa bao giờ được yêu cầu về
điều đó, ngài không là thành viên của họ.
Cũng tương
tự như vậy, bạn có thể hỏi tại sao lại có đồi bại, nhưng bạn không thể tạo ra
bất kỳ mối liên quan nào đến Thượng Đế. Hỏi tại sao lại có đồi bại là câu hỏi
không đúng chỗ. Nhưng nói rằng Thượng Đế liên quan đến đồi bại thì lại là xấc
xược. Xã hội của chúng ta được tạo ra bởi chúng ta - chúng ta là những kiến
trúc sư của nó. Và bởi vì nền tảng của nó là sai, bởi vì cơ sở để chúng ta xây
dựng nên cấu trúc xã hội là không khoa học cho nên nó buộc phải là đồi bại. Đó
là rắc rối của loài người. Chúng ta có thể thay đổi điều đó hoặc chúng ta có
thể kéo dài điều đó - điều đó phụ thuộc vào chúng ta.
Ví dụ,
toàn bộ nền giáo dục của chúng ta là xu hướng tham vọng. Toàn bộ xã hội của
chúng ta là tham vọng, và xã hội tham vọng thì không thể là bất kỳ điều gì
ngoài sự thối nát. Nếu bạn tạo ra tham vọng trong mọi người thì không phải mọi
người sẽ có khả năng thực hiện điều đó. Bạn có thể nói rằng bất kỳ ai cũng có
thể trở thành Tổng thống, nhưng chỉ có một người có thể là Tổng thống trong một
khoảng thời gian nào đó. Khi bạn rao giảng rằng mọi người có thể là Tổng thống
thì tham vọng được tạo ra: nếu mọi người có thể là Tổng thống vậy thì tại sao
bạn lại không thể? Nhưng chỉ vì một người có thể làm Tổng thống cho nên cuộc
đua điên khùng bắt đầu. Mọi công cụ sẽ được sử dụng - thậm chí công cụ xấu xa
cũng được sử dụng.
Tham vọng
làm đồi bại, tâm trí tham vọng buộc phải là đồi bại. Tham vọng là mầm mống của
điên khùng. Toàn bộ nền giáo dục của chúng ta là định hướng tham vọng. Cha bạn
nói, “Hãy trở thành một người nào đó!” và cơn sốt bắt đầu được tạo ra - bạn trở
nên bệnh hoạn. Chỉ một người có thể là Tổng thống, và hàng nghìn người sẽ bị
thiêu cháy bởi tham vọng và sự thất bại. Vậy thì bạn không thể lành mạnh - bạn
trở nên điên khùng. Bởi vì có quá nhiều căng thẳng được tạo ra và bạn trở nên
đồi bại: bạn sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện nào để đạt được mục đích của mình.
Đó là thứ
hay lây nhiễm. Nếu bạn nhìn thấy một người nào đó đang sử dụng phương tiện đồi
bại thì bạn biết rằng, nếu bạn không sử dụng chúng bạn sẽ bị tụt lại phía sau.
Cho nên bạn phải sử dụng phương tiện đồi bại tương đương. Thế rồi một người nào
đó nhìn thấy bạn là vô liêm sỉ, cho nên họ cũng phải vô liêm sỉ. Điều đó trở
thành vấn đề sống còn. Không thể có điều gì là tốt đẹp trong bộ máy này, trong
cấu trúc này. Nếu bạn nhìn vào tận gốc rễ của xã hội, bạn sẽ thấy rằng đồi bại
là sản phẩm tự nhiên của hoàn cảnh, của nền giáo dục, của sự tu dưỡng của chúng
ta.
Cấu trúc
của xã hội chúng ta quá phức tạp đến mức những người thành công có thể che dấu
sự đồi bại của họ. Đồi bại chỉ bị phơi bầy khi họ thất bại. Nếu bạn thành công
thì không ai biết rằng bạn đã từng là đồi bại; thành công che dấu mọi thứ. Bạn
đã là người duy nhất thành công và bạn sẽ trở thành đỉnh cao ngất tốt đẹp - bạn
sẽ trở thành mọi thứ, ví như tử tế, trong sáng, thanh khiết. Điều đó có nghĩa
bạn có thể thành công bằng bất kỳ cách nào bạn muốn, nhưng phải thành công. Khi
bạn thành công, khi bạn thắng lợi thì không có điều gì bạn đã thực hiện là sai.
Điều này
đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử. Con người chỉ là kẻ trộm nếu anh ta
chỉ là kẻ trộm vặt. Nếu anh ta là kẻ trộm tầm cỡ thì anh ta trở thành Alexander
Đại đế, là anh hùng. Không ai nhìn thấy những phẩm chất khác biệt giữa hai thứ
đó, đó chỉ là sự khác biệt về định lượng. Không ai sẽ gọi Alexander Đại đế là
tên trộm tầm cỡ bởi vì thước đo phẩm chất tốt của bạn là ở sự thành công: bạn
càng thành công bạn càng là người tốt. Thước đo bị điều tra chỉ khi bạn thất
bại; thế rồi bạn sẽ bị gọi là kẻ đồi bại và ngu ngốc.
Nếu đây là
thước đo thì làm sao có thể tạo ra một xã hội không đồi bại? Yêu cầu con người
trở thành đạo đức trong tình trạng vô đạo đức này là yêu cầu một cái gì đó ngu
ngốc. Một cá nhân không thể đạo đức trong xã hội vô đạo đức. Nếu anh ta cố trở thành đạo đức thì tính đạo đức của anh ta
sẽ chỉ làm cho anh ta thành ích kỷ, và bản ngã cũng vô đạo đức và đồi bại như
bất kỳ điều gì khác.
Tình trạng
này là sự sáng tạo của con người. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chạy đua điên
khùng về giàu có, quyền lực, chính trị; chúng ta không ngừng ủng hộ điều đó, và
sau đó chúng ta hỏi tại sao lại có đồi bại. Ở đâu có tham vọng thì hậu quả
logic sẽ là đồi bại. Bạn không thể điều tra sự đồi bại nếu toàn bộ nền tảng cấu
trúc, mà nó khuyến khích tham vọng, không bị hủy bỏ.
Thậm chí
tham vọng trở nên biểu lộ xung quanh con người được gọi là vị thánh. Ông ta sẽ
kích động bạn tham vọng bởi những thuật ngữ so sánh; ông ta sẽ nói, “Hãy trở
nên tốt hơn những người khác. Hãy là người tốt để bạn sẽ lên thiên đường và
được thần thánh yêu quý, trong khi những người khác bị hỏa thiêu hành hạ trong
địa ngục”. Sự độc hại của tham vọng có thể dễ dàng được sử dụng để biến một con
người thành tốt.
Nhưng thực
sự điều đó là không thể. Con người có thể tham vọng và xấu xa - đó là điều tự
nhiên, là logic - nhưng con người không thể tham vọng và tốt. Đó là điều không
thể. Nếu con người muốn trở thành tốt, anh ta không thể nghĩ bởi những thuật
ngữ so sánh, bởi vì sự nở hoa của lòng tốt chỉ thực sự xuất hiện khi không có
sự so sánh.
So sánh là
rào cản bởi vì so sánh tạo ra bản ngã, nó tạo ra bạo lực. Thời điểm bạn nói,
“Tôi khiêm nhường hơn bạn”, bạn trở thành quá khích. Bạn đã sử dụng một biện
pháp tinh vi, ranh mãnh như là dí con dao vào người khác; bạn đã kết liễu họ.
Thứ vũ khí chết người - tinh vi hơn thứ vũ khí chính trị. Nếu bạn nói, “Tôi tốt
đẹp hơn những người khác, tôi thánh thiện hơn những người khác”, thì mục đích
có thể khác, nhưng bạn sẽ vẫn trong hành trình tham vọng như vậy. Không chỉ
những kẻ phạm tội và những tội đồ là những người đồi bại; cái gọi là người tốt,
thánh thiện cũng đồi bại - bằng phương cách tinh vi hơn. Toàn bộ xã hội của
chúng ta là đồi bại. Nó tạo ra những kẻ tội đồ tham vọng và những vị thánh tham
vọng. Và họ phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì cả hai tồn tại trên cùng một trục: trục
tham vọng. Người hiểu điều này sẽ buông bỏ xã hội hoàn toàn. Người đó sẽ không
là tội đồ hoặc không là thánh nhân - người đó sẽ không làm cho mình phù hợp với
bất kỳ tiêu chuẩn xã hội nào - và bạn sẽ bối rối khi đánh giá họ là ai, họ là
loại người như thế nào. Chúng ta cần xã hội phi tham vọng.
Thượng Đế
không bao giờ liên quan đến điều đó, nhưng nếu bạn tham vọng thì Thượng Đế sẽ
trở thành một phần tham vọng của bạn. Bạn sẽ theo đuổi ngài, bạn sẽ cố để đạt
được Thượng Đế.
Con người
tham vọng không bao giờ có khả năng đạt được Thượng Đế. Anh ta không bao giờ
thư giãn, không bao giờ yêu thương - bởi vì tham vọng là bạo lực. Và con người
không thoải mái, không yêu thương, không tĩnh lặng và an lạc thì không bao giờ
có thể biết Thượng Đế là gì. Thượng Đế không phải là một cái gì đó có thể biết
bởi trí tuệ, ngài là một cái gì đó chỉ có thể được cảm nhận.
Khi bạn
thảnh thơi, hoàn toàn thư giãn, không tới bất kỳ đâu - khi tâm trí thảnh thơi
và tự tại - lúc đó bạn biết tồn tại là gì. Thế rồi bạn biết vẻ đẹp và niềm phúc
lạc của tồn tại. Đó không phải là cái đẹp đối nghịch với cái xấu; không có sự
đối nghịch và không có sự so sánh. Đúng hơn là mọi thứ đều trở nên tuyệt đẹp -
chính tồn tại là đẹp. Thế rồi cây xương rồng cũng đẹp như bông hồng. Thế rồi cá
nhân cũng đẹp; đó là điều không thể so sánh.
Thế rồi
lần đầu tiên bạn bắt đầu yêu. Đó không phải là yêu đối nghịch với ghét, bởi vì
dạng yêu đó không bao giờ là tình yêu thực sự, nó buộc phải là dạng mờ nhạt của
ghét, dạng không mãnh liệt của ghét. Nó là đối cực: yêu tồn tại ở một cực và
ghét tồn tại ở cực kia, và bạn không ngừng dao động giữ hai. Ghét của bạn có
nghĩa là ít yêu. Yêu của bạn có nghĩa là ít ghét.
Bạn có thể
hỏi làm sao con người có thể vượt lên cả yêu và ghét. Bạn chỉ có thể vượt lên
lưỡng cực cả yêu và ghét nếu bạn không tham vọng, nếu bạn không còn căng thẳng,
nếu bạn thư giãn - không tới đâu, không tìm kiếm điều gì, chỉ là thực tại. Thế
rồi bạn biết Thượng Đế, đồng thời bạn biết yêu. Yêu là sản phẩm phụ của trạng
thái hòa hợp với cái vô hạn; nó theo sau giống như cái bóng, nó là hậu quả.
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment