Lời
giới thiệu
Nếu chỉ đọc Catalonia – Tình yêu của tôi như một bút
kí chiến trường xuất sắc thôi thì thật khiếm khuyết. Tài năng vô song của George
Orwell nằm ở chỗ, ông không chỉ chớp được những sự kiện tươi rói, mà trong sự hỗn
loạn của các sự kiện, rát rạt giữa sự sống và cái chết, ông vẫn đủ tinh tế và
nhạy cảm để nhìn ra những khuynh hướng lớn đang định hình bức tranh xã hội của
một nửa thế giới: một bức tranh đáng sợ, hệ quả của những đam mê và những tư tưởng
sai lầm.
Các học giả theo khuynh hướng
tự do khai phóng như Karl Popper hoặc Friedrich Hayek cho rằng, tư tưởng dân chủ
xã hội với hàm nghĩa tạo ra một xã hội mà trong đó mọi người đều bình đẳng về sở
hữu tài sản và tư liệu sản xuất, nghĩa là tất cả tài sản và tư liệu sản xuất đều
thuộc về nhân dân do nhà nước quản lý, sớm muộn cũng sẽ dẫn tới chủ nghĩa
Stalin. Ngay cả khi xã hội ấy tôn trọng các quyền dân chủ, nghĩa là cho phép bầu
cử tự do trong một xã hội chỉ toàn đại diện của các đảng phái theo khuynh hướng
dân chủ xã hội, thì sớm muộn các hình thức dân chủ này cũng sẽ bị bóp nghẹt.
George Orwell là một người chống chủ nghĩa Stalin, nhưng ông vẫn tin vào lý tưởng
nhà nước dân chủ xã hội. Trong Catalonia –
Tình yêu của tôi, chúng ta nhận thấy một George Orwell từ một người ban đầu
chỉ vì căm ghét chủ nghĩa phát xít và có cảm tình chung chung với những người bảo
vệ tự do dân chủ mà tình nguyện chiến đấu, đã dần nhận thức được sự phức tạp của
cuộc nội chiến và những mẫu thuẫn chia rẽ hàng ngũ những người mác xít. Ông đã
miêu tả cuộc sống hồ hởi của người dân Catalonia trong những ngày đầu sau cách
mạng xã hội chủ nghĩa với rất nhiều cảm tình, nhưng rồi ông sẽ phải chứng kiến
cuộc cách mạng đó bị bóp chết dần dần, không chỉ bởi sự kháng cự của quân phát
xít, mà còn bởi chính những người anh em cộng sản. Trải nghiệm cuộc chiến Tây
Ban Nha đã khiến George Orwell bừng tỉnh và vỡ mộng về Liên Xô, thôi thúc ông
viết hai kiệt tác Trại súc vật và 1984 để nhận diện chế độ toàn trị kiểu
Stalin. Hai tác phẩm kinh điển này bộc lộ thái độ chua xót của tác giả trước những
thành quả cách mạng bị đánh cắp và đưa ra những dự cảm đen tối về các chế độ
toàn trị tương lai.
Đinh Bá Anh
Những tác phẩm kinh điển, dễ hiểu về lề lối vận hành của giấc mơ CNXH, CNCS đã được viết từ những năm 1946, vậy mà các cụ nhà ta không ai đọc lấy để tránh đại họa cho dân cho nước. Tiếc thay, trách thay.
ReplyDelete