Phạm Nguyên Trường dịch
Tại Hội nghị lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), tháng 6 năm 1988, Nhà văn Iurii Bondarev đã đăng đàn với bài phát biểu đầy nhiệt huyết kêu gọi bảo vệ hệ thống chính quyền Xô Viết và tuyên bố rằng chế độ dân chủ “đã từng tạo ra những mối nguy hiểm chết người cho những người có khả năng sáng tạo thiên phú kể từ khi các quan tòa trong thành bang Athens dân chủ kết án tử hình Socrates” [1] . Đấy là Bondarev thay mặt cho một nhóm các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật xuất hiện vào năm 1987 như là trung tâm của phe phản đối các cải cách của Gorbachev. Để biện hộ cho thái độ của mình, những người này nói rằng Liên Xô sau khi cải tổ, cũng như các nền dân chủ phương Tây, không thể tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật phát triển như chính quyền Xô viết đã từng làm.
Những người phản đối công khai công cuộc cải cách của Gorbachev đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao nhất trong bốn “Hội sáng tạo” lúc đó là Hội Nhà văn Liên Xô và Nhà văn Nga, Hội Nghệ sĩ Tạo hình Liên Xô và Hội Nhạc sĩ Liên Xô. Các Hội văn học nghệ thuật Liên Xô (sau đây xin gọi tắt là Hội –ND) được thành lập vào các năm 1932-1934 để quản lí các hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và sau này vào năm 1958 có thêm Hội các nhà văn Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) nữa [2] . Các nhà lãnh đạo các Hội nói trên luôn luôn ca ngợi những đóng góp của các tổ chức này vào sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật của Liên Xô và Nga. Điều đặc biệt là không chỉ những người phản đối các cuộc cải cách của Gorbachev mà ngay cả những nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thuộc thành phần cải cách cũng ủng hộ việc bảo tồn các Hội khi Liên Xô bắt đầu tan rã. Rất ít hội viên các Hội này đồng ý với hai độc giả của tờ Văn hóa Xô viết (Sovetskaia Cultura) khi họ, trong bức thư đề ngày 7 tháng 6 năm 1988, kêu gọi giải tán Hội Nhà văn Liên Xô vì nó phản ánh “tinh thần và lời văn của chủ nghĩa độc tài Stalinist”.
Thái độ phê phán mạnh mẽ của rất nhiều nhà lãnh đạo các Hội đối với công cuộc cải cách dân chủ hóa của Gorbachev và việc bảo vệ các Hội này với tư cách là một thiết chế của rất nhiều hội viên thường, trong đó có cả những nhà cải cách, chứng tỏ rằng việc phân đôi một cách giản đơn thành lực lượng tri thức thụ động chống lại chế độ đàn áp chưa phải là công cụ thỏa đáng để phân tích tương quan giữa nhà nước đảng trị Xô Viết và các văn nghệ sĩ [3] . Trong một thời gian dài, một số nhà nghiên cứu đã thảo luận về việc trong thực tế các nhà hoạt động lỗi lạc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành đời sống văn hoá Xô Viết. Hơn nữa, khi nói về giai đoạn những năm 1930, Sheila Fitzpatrick đã cho rằng ban lãnh đạo tối cao của Đảng và các viên chức nhà nước đã hành động như là các ông chủ của các văn nghệ sĩ và các trí thức văn nghệ sĩ là tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong xã hội. Các Hội văn học nghệ thuật chính là cơ sở cho việc phân phối những đặc quyền đặc lợi đó [4] .
Bài báo này nhằm làm rõ nguyên nhân vì sao một bộ phận các nhà lãnh đạo các Hội lại phản đối một cách quyết liệt công cuộc cải cách của Gorbachev, đặc biệt là sự bảo vệ một cách không úp mở hệ thống do Stalin đặt ra, trong khi hệ thống này đã bị các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ảnh hưởng và chính Tổng bí thư Đảng công khai tấn công. Đặc biệt là một số nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật bảo thủ còn nhớ tiếc những năm tháng sau chiến tranh. Trong giai đoạn công khai hóa (glasnost), các phương tiện thông tin đại chúng theo xu hướng tự do đã mô tả những năm đó như là thời của những chiến dịch tư tưởng có tính cách phá hoại trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (gọi là Zhdanovshina – theo tên của nhà hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng Zhdanov-ND) và cuộc tấn công vào “các nhà theo chủ nghĩa thế giới (cosmopolitan) mất gốc”. Nhưng các nhà lãnh đạo các Hội có lí do để coi giai đoạn đó là thời kì vàng son của họ. Cuối những năm 1940 đầu những năm 1950 họ đã hoàn thành việc chiếm đoạt được quyền lực rộng lớn chưa từng có, kể cả việc kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối cũng như trả thù lao cho những tác phẩm văn học và nghệ thuật. Bên cạnh việc tăng cường vai trò kiểm soát của họ đối với nghề nghiệp là sự đảm bảo ngày càng vững chắc hơn vị trí của họ như là một nhóm có nhiều đặc quyền đặc lợi nhất trong xã hội Xô Viết về mặt vật chất. Trong giai đoạn này, “các đầu lĩnh văn hóa” đã giành được những quyền lực chưa từng có cả trong lĩnh vực tài chính lẫn nghề nghiệp so với những hội viên thường cùng lĩnh vực. Chính sự bất công trong việc phân chia quyền lực và quyền lợi vật chất giữa các văn nghệ sĩ chứ không phải việc đàn áp về chính trị và tư tưởng là nguyên nhân chính tạo ra sự bất mãn của một số hội viên Hội nhà văn, Hội nghệ sĩ tạo hình và Hội nhạc sĩ.
Bài này bắt đầu bằng việc phân tích hoạt động của các nhà lãnh đạo các Hội trong quá trình cải tổ (perestroika). Nó sẽ chỉ rõ các nhà lãnh đạo đã giành được quyền lực, cái quyền lực đang bị cuộc cải cách dân chủ hóa của Gorbachev đe dọa, bằng cách nào và vào lúc nào. Sau đó nó sẽ thảo luận một cách chi tiết ảnh hưởng của những thay đổi trong hoạt động của các Hội thời hậu chiến đối với quan điểm của tầng lớp văn nghệ sĩ Liên Xô về chế độ Xô Viết. Cuối cùng bài báo sẽ phân tích những nguyên nhân đằng sau chính sách của ban lãnh đạo chính trị đối với tầng lớp trí thức trong giai đoạn hậu chiến.
Lãnh đạo các Hội chống cải tổ
Cuộc họp vào tháng 3 năm 1987 của Ban Thư kí Ban Chấp hành Hội Nhà văn Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR) đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng công khai của phe chống perestroika [5] . Những người tổ chức cuộc họp, Chủ tịch Hội Nhà văn Nga – Sergei Mikhalkov và Bondarev, người phó của ông ta, còn là thành viên Ban Thư kí Ban Chấp hành Hội Nhà văn Liên Xô, cơ quan quản lí chủ yếu của Hội từ năm 1946 [6] . (Năm 1990, Mikhalkov được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô, còn Bondarev được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Nga).
Sau đó nhóm nhà văn này cũng như một số nhà lãnh đạo các Hội Nghệ sĩ Tạo hình Liên Xô, Hội Nhạc sĩ Liên Xô, kể cả nhà điêu khắc Viacheslav Klykov, nữ ca sĩ Liudmila Zykina và nhạc sĩ Tikhon Khrennikov đã đăng đàn phát biểu và công bố các bức thư trên các phương tiện truyền thông lên án mạnh mẽ perestroika. Năm 1990, khi tờ báo Literaturnaia gazeta, cơ quan ngôn luận chủ yếu của Hội cắt đứt các mối liên hệ với Hội, Ban Thư kí của Hội lập tức cho thành lập một tờ báo mới có thể phản ánh tốt hơn quan điểm của ban lãnh đạo Hội so với tờ Literaturnaia gazeta trong những năm vừa qua. Đấy là tờ Den (Ngày), những người biên tập tờ báo này đã coi nó là cơ quan “đối lập về mặt tinh thần” với chế độ của Gorbachev-Yeltsin [7] . Những nhà lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật công bố một loạt lời kêu gọi quân đội, KGB, “những người cộng sản chân chính” và những “người yêu nước khác” “bảo vệ” Liên Xô khỏi lực lượng chiếm đóng của chính quyền Gorbachev –Yentsin. Chiếm vị trí nổi bật là lời kêu gọi mang tên “Nói với nhân dân” (A Word to the People) công bố trên tờ Sovetskaia Rossia ngày 23 tháng 7 năm 1991. Lời kêu gọi cảnh báo rằng kẻ thù của nước Nga, những kẻ đang quì gối trước phương Tây, đã nắm được quyền lực ở Moskva, và kêu gọi các lực lượng yêu nước đứng lên bảo vệ tổ quốc. Các tác giả của “Nói với nhân dân” sau đó đã bị kiến trúc sư chính của chính sách công khai hoá (glasnost) là Aleksandr Yakovlev, uỷ viên Bộ Chính trị, kết án là đặt nền móng “tư tưởng cho cuộc bạo loạn (tháng 8 năm 1991) [8] . Sở dĩ họ bị kết án như thế là vì hai người kí tên trong đó đã tham gia vào Uỷ ban Khẩn cấp (Uỷ ban này đã bắt giam Gorbachev tại gia) và tài liệu mang tính cương lĩnh của Uỷ ban Khẩn cấp, gọi là Lời kêu gọi nhân dân Xô viết có nội dung giống hệt Nói với nhân dân. Hơn nữa, ngày 20 tháng 8, Ban Thư kí của Hội Nhà văn Liên Xô, đứng đầu là Mikhalkov, đã ủng hộ, dù chỉ bằng lời nói, Uỷ ban Khẩn cấp ngay tại thời điểm mà cơ may thành công của nó đã không còn [9] . Ngày 23 tháng 8 năm 1991, Mikhalkov, Aleksandr Prokhanov, Yurii Verchenko, Nikolai Gorbachev và những người lãnh đạo lão thành khác, những người đã kiểm soát Hội hàng chục năm liền, bị trục xuất ra khỏi ban thư kí vì đã đứng về phe “phiến loạn” [10] .
Mặc dù có một số người thuộc phe “đối lập về tinh thần” thực sự phản đối những cố gắng của Gorbachev trong việc đưa chế độ dân chủ và đa nguyên vào hệ thống chính trị Xô viết vì lí do tư tưởng, nhưng mối đe doạ đối với quyền lợi phe nhóm có vẻ như mới là động cơ chính. Trong lần biểu dương lực lượng đầu tiên vào tháng 3 năm 1987, Bondarev kêu gọi Ban Thư kí tung ra “trận chiến đấu Stalingrad” mới để chống lại công cuộc cải cách của Gorbachev, kẻ thù mà Bondarev cho là phải bị tiêu diệt là các biên tập viên của những tờ tạp chí văn học do Aleksandr Yakovlev bổ nhiệm, vì những người này không tiếp tục đăng sáng tác của Bondarev, Mikhalkov và những người khác nữa mà dành “đất” cho những nhà văn trước đây từng bị cấm đoán.
Một mối đe doạ khác của perestroika là những cuộc bầu cử có nhiều ứng viên. Từ năm 1934 trở đi, ban chấp hành các Hội được bầu một lượt bằng cách vỗ tay mà không có thảo luận gì cả. Sau đó ban chấp hành bầu chủ tịch đoàn và ban thư kí. Hệ thống đó làm cho những người lãnh đạo các Hội cảm thấy vị trí của mình được an toàn. Những cuộc bầu cử thật sự có thể phá vỡ sự an toàn đó. Tháng 5 năm 1988, Hội Điện ảnh Liên Xô tiến hành bầu Chủ tịch Hội với nhiều ứng cử viên; kết quả là nhà bất đồng chính kiến không chính thức, giám đốc một hãng phim là Elem Klimov đã chiến thắng Sergei Bondartruk, người vốn được Đảng ủng hộ. (Thực ra Hội Điện ảnh có hơi khác Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ Tạo hình và Hội Nhạc sĩ. Hội này được thành lập trong giai đoạn tự do hoá của Nikita Khrushchev, năm 1965, nó không có hạt nhân theo chủ nghĩa Stalin trong ban lãnh đạo như các Hội kia, vốn là những Hội được thành lập từ những năm 30). Khác với Hội Điện ảnh, lãnh đạo của ba Hội kia đã vượt qua được thách thức của các cuộc bầu cử tự do, cho đến khi Liên Xô tan rã. Như đã nói ở trên, chỉ đến tháng 9 năm 1991 Mikhalkov mới mất chức chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô, và chủ tịch Hội Nhạc sĩ, ông Khrennikov, người đã giữ chức vụ này từ năm 1948 được bầu là đồng chủ tịch Hội vào tháng 3 năm 1991, lúc đó ông ta đã 78 tuổi [11] . Báo chí thời đó đã nói đến chuyện giả mạo kết quả bầu cử có lợi cho Khrennikov [12] . Mặc dù vậy nguy cơ mất địa vị vì các cuộc bầu cử tự do vẫn hiện diện và đấy chính là lí do để Bondarev tuyên bố rằng dân chủ là kẻ thù của những tài năng thực sự như đã được nhắc tới ngay ở đầu bài báo này.
Luật báo chí được ban hành vào năm 1990 lại là một đòn nữa giáng vào quyền lực của ban lãnh đạo các Hội Nhà văn. Luật này buộc tất cả các báo và tạp chí phải tái đăng kí với chính quyền địa phương và phải xác định rõ “sáng lập viên” (uchreditel). Tập thể những người lao động của các tạp chí có thể được đang kí như là “sáng lập viên”. Vấn đề sáng lập viên là rất quan trọng vì theo luật thì người sáng lập có quyền bổ nhiệm và bãi miễn tổng biên tập, có quyền xác định đường lối và kiểm soát lợi tức. Ngay khi luật được Quốc hội phê chuẩn, đa số các tờ báo và tạp chí, kể cả tờ Literaturnaia Gazeta, đã từ bỏ cơ quan chủ quản là Hội Nhà văn và tuyên bố rằng họ là những tổ chức độc lập, tập thể công nhân viên đứng ra đăng kí làm sáng lập viên. Phong trào này ảnh hưởng không chỉ với Hội Nhà văn mà còn tác động đến các tổ chức khác mà cho đến lúc đó vẫn kiểm soát một số tạp chí nữa. Nhưng chỉ có Hội Nhà văn là theo đuổi các vụ kiện đòi lại quyền sáng lập viên một cách quyết liệt mà thôi. (Cuối cùng Hội Nhà văn đã thua). Lãnh đạo Hội giải thích rằng họ làm như thế là vì sợ mất nguồn thu mà các tờ tạp chí này vẫn nộp cho Hội, cũng như không được đăng một cách thoải mái trên các tờ báo đó như từ trước đến nay họ vẫn làm [13] .
Mặc dù đôi khi những nhà lãnh đạo các Hội có công nhận rằng quyền lợi vật chất có ảnh hưởng nhất định đến thái độ đối của họ, nhưng họ thường nói rằng lí do về mặt tư tưởng là nguyên nhân chính dẫn đến sự phản đối các cuộc cải cách của Gorbachev. Trong quá trình chống đối perestroika, các nhà hoạt động văn hoá này còn tạo ra hệ tư tưởng riêng của mình. Thực ra cũng chẳng có gì mới. Bất chấp hình ảnh tiêu cực của Stalin cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, những người này không hề che giấu lòng trung thành của họ với chủ nghĩa Stalin. Tháng 8 năm 1991, mô tả quan điểm của tờ Den, Prokhanov đã nói rằng nó góp phần liên kết những người trung thành với chủ nghĩa Stalin [14] . Đặc biệt đáng chú ý là sự tương đồng của chiến dịch phê phán perestroika đao to búa lớn này với các chiến dịch vận động tư tưởng giai đoạn sau chiến tranh. Trên thực tế, giống như giai đoạn cuối của thời kì Stalin, việc phê bình Gorbachev cũng bắt đầu bằng việc lên án các địch thủ là theo “chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitan) mất gốc”, kèm theo chủ nghĩa bài Do Thái và thái độ bài phương Tây một cách cuồng loạn và chủ nghĩa dân tộc Nga cực đoan, kể cả những lời tuyên bố rằng mọi thứ của Nga đều là tuyệt hảo, hơn hẳn của nước ngoài. Cũng như hồi cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, từ “người yêu nước” (patriot) được dùng thường xuyên để chỉ “một người Nga chân chính”. Người Nga chân chính tương phản với “anti-patriot” (tạm dịch: không yêu nước) để chỉ người thân phương Tây, bị nghi là không phải Nga [15] .
Sự tương đồng giữa những lời tuyên bố của lãnh đạo các Hội với những chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa thế giới do Stalin phát động hồi cuối những năm 1940, đầu những năm 1950 đã được ghi nhận [16] . Điều chưa được ghi nhận là những người lãnh đạo văn học nghệ thuật có lí do để tưởng nhớ ánh hào quang thời kì sau chiến tranh. Đấy chính là giai đoạn mà quyền lực của những người lãnh đạo các Hội được xác định một cách trọn vẹn. Quyền lực này đang bị đe doạ, và để bảo vệ quyền lực của mình những nhà lãnh đạo các Hội hướng về “cội nguồn” của họ là lẽ đương nhiên.
Giai đoạn hậu chiến và hoạt động của các văn nghệ sĩ
Các nhà nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của những năm 1930 khi mà giới trí thức văn nghệ sĩ giành được vị trí đặc quyền đặc lợi. Tháng 4 năm 1932, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết “Về việc cải tổ các tổ chức trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật”, dẫn đến việc thành lập ba Hội là Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ Tạo hình [17] và Hội Nhạc sĩ, là tổ chức hợp nhất của các nhóm văn nghệ sĩ khác nhau từng tồn tại cho đến bấy giờ. Từ đó trở đi, việc kiểm soát của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện chủ yếu thông qua các Hội. Mặc dù nghị quyết này nhắc nhở các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ trách nhiệm phục vụ chế độ, nó cũng ngụ ý tôn trọng của lãnh đạo Đảng đối với văn hoá văn nghệ. Sau khi các Hội được thành lập, các văn nghệ sĩ bắt đầu nhận được thù lao cao hơn các thành phần khác trong xã hội. Fitzpatrick giả định rằng vào khoảng giữa những năm 1930, quyền có một đời sống sung túc (zazhitochnaia zhizn) được chính thức công nhận và ngay lập tức khái niệm có văn hoá (kulturnost) được đưa ra. Khái niệm này cho rằng người có học vấn cao sẽ có mức sống khá giả hơn, một mức sống mà trước đây bị kết án là “tư sản” [18] . Sự thay đổi về mặt tư tưởng như thế có ảnh hưởng ngay đến đời sống các văn nghệ sĩ Liên Xô. Trên thực tế, người thời đó ghi nhận sự thay đổi đột ngột mức sống trong nửa cuối những năm 1930. Những văn nghệ sĩ Nga vẫn giữ quan niệm coi thường các quyền lợi vật chất còn để lại cho chúng ta những tác phẩm chế giễu một cách không thương tiếc “tầng lớp trí thức Xô viết mới” và thái độ của họ đối với giá trị vật chất. Nadezhda Mandelshtam ghi trong hồi kí của bà rằng khi bà và chồng, nhà thơ Osip Mandelshatm “lên đường đi đày từ Moskva (1934), các nhà văn chưa phải là tầng lớp đặc quyền đặc lợi, nhưng nay (1937) họ đã bén rễ và tìm được cách giữ đặc quyền đặc lợi rồi”. Nhìn những căn hộ trong khu nhà mới xây dành riêng cho các nhà văn trên phố Lavrushinskii ở trung tâm Moskva, bà nhận xét rằng các nhà văn “đã trở nên phóng túng vì lần đầu tiên trong đời họ có nhiều tiền đến như thế” [19] . Có thể thấy thêm các ghi nhận của một người đương thời trong các tác phẩm của Mikhail Bulgakov như các tiểu thuyết The Master and Margarita và The Theatrical Novel.
Vì lí do khan hiếm, một người nằm trong danh sách được ưu đãi vì là thành phần của tầng lớp tri thức Xô viết không có nghĩa là anh ta nghiễm nhiên nhận được vật dụng và dịch vụ cần thiết. Pitzpatrick cho rằng cho đến cuối những năm 1930 đã hình thành hệ thống cấp bậc ưu tiên ưu đãi ngay trong tầng lớp tinh hoa trí thức. Nhưng bà đã không nói rõ cơ chế hình thành và hoạt động của hệ thống cấp bậc này. Một số nhà nghiên cứu khác đã làm rõ vấn đề bằng cách nói rằng trong giới văn nghệ sĩ, có một số người chiếm chỗ trong các cơ quan quản lí như ban chấp hành, chủ tịch đoàn, ban thư kí. Đấy là những người được hưởng bổng lộc chủ yếu trong hệ thống thù lao mới [20] .
Những điều trình bày ở trên tạo cho ta cảm giác rằng tầng lớp văn nghệ sĩ tinh hoa Xô viết đã trở thành đẳng cấp đặc quyền đặc lợi trong giai đoạn cuối những năm 1930 và những người lãnh đạo các Hội đã trở thành một nhóm nhỏ riêng biệt trong chính giai đoạn này. Như sẽ được chỉ ra sau đây, quan niệm như thế không hoàn toàn chính xác. Những năm sau chiến tranh là thời kì mà những nhà lãnh đạo các Hội và một số văn nghệ sĩ nổi tiếng được tham gia vào giới tinh hoa cao cấp nhất của đất nước, chứ không phải giai đoạn những năm 1930. Thời kì hậu chiến cũng là giai đoạn quyết định trong việc hình thành quan hệ một mặt là giữa lãnh đạo Đảng-nhà nước và lãnh đạo các Hội, và mặt khác là giữa lãnh đạo các Hội và các hội viên thường.
Các tài liệu của Hội đồng dân uỷ /Hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong Văn khố quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga cho thấy rõ sự biến đổi trong quan hệ giữa các quan chức của Đảng/nhà nước và các văn nghệ sĩ trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1953. Trước hết, các tài liệu này chứng tỏ rằng so với những năm 1930, sau chiến tranh quan hệ giữa các văn nghệ sĩ với những viên chức cấp cao của nhà Đảng/nhà nước đã có sự khác biệt đáng kể. Thứ hai, các tài liệu này chứng tỏ rằng hệ thống phân chia quyền lực và đặc quyền đặc lợi giữa hội viên các Hội, những đặc quyền đặc lợi hầu như giữ nguyên cho đến cuối những năm 1980, được hình thành vào cuối những năm 1940.
Đa số các tài liệu những năm 1930, nói đến việc “giúp đỡ về mặt vật chất” cho văn nghệ sĩ, chỉ rõ việc thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc sáng tác, nghỉ ngơi như câu lạc bộ, nhà an dưỡng, nhà ăn và trung tâm y tế cho các hội viên của các Hội vừa mới được thành lập [21] . Trong những năm 1930, ngay cả các văn nghệ sĩ đã thành danh ở Moskva có xu hướng gửi những yêu cầu xin giúp đỡ về vật chất cho ban chấp hành các Hội chứ không gửi trực tiếp cho các quan chức Đảng/nhà nước. Do đó, khi người ta xây dựng nhà nghỉ cho các nhà văn ở Peredelkino, ngoại ô Moskva, một số nhà văn như Marieta Shaginian và Vladimir Zazubrin đã xây những ngôi nhà to hơn so với mức của chính phủ cho phép, họ đã vận động lãnh đạo Hội nhà văn thanh toán số tiền chênh lệch. Họ hi vọng rằng lãnh đạo Hội sẽ xin Hội đồng dân uỷ tài trợ thêm để hoàn thành công trình. Nhưng lãnh đạo Hội không chấp nhận lời đề nghị và cho rằng họ phải tự trả số tiền phụ trội [22] . Chỉ hãn hữu mới có văn nghệ sĩ xin trợ giúp về vật chất trực tiếp từ các quan chức Đảng/nhà nước mà không thông qua các Hội. Thường thường những nhà lãnh đạo các thiết chế văn hoá là những người đề đạt các yêu cầu lên các cấp lãnh đạo tối cao, đặc biệt là với Viacheslav Molotov khi ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng dân uỷ, những người như thế được Fitapatrick gọi là “những kẻ môi giới” (broker) quyền lợi cho thuộc cấp [23] . Nói chung, so với quá khứ thì những năm 1930 là giai đoạn diễn ra sự mở rộng đáng kể những dịch vụ và điều kiện làm việc mà về mặt lí thuyết tất cả các hội viên đều có quyền sử dụng. Trong giới văn nghệ sĩ, hệ thống cấp bậc ưu tiên ưu đãi mới bắt đầu xuất hiện.
Cuối những năm 1930, Dân uỷ tài chính Liên Xô cố gắng đặt ra giới hạn chi tiêu của các Hội. Hầu như không bao giờ Dân uỷ đáp ứng hoàn toàn các đòi hỏi của Hội trong việc tài trợ. Năm 1938 cơ quan này đã cố gắng, tuy không thành công, chuyển trách nhiệm tài trợ các hội nhà văn địa phương từ chính quyền địa phương và nước cộng hoà sang cho Quĩ văn học của Hội Nhà văn Liên Xô; cùng năm đó, cơ quan này còn từ chối tài trợ cho Hội Nhà văn nếu Hội đồng dân uỷ không tái khẳng định nghị quyết tháng 9 năm 1934 về việc tài trợ cho Hội từ ngân sách quốc gia [24] . Trong giai đoạn chiến tranh, các Hội ít đòi hỏi và những đòi hỏi thường khiêm tốn, thí dụ phương tiện để khôi phục lại các nhà hát, viện bảo tàng, thư viện bị phá huỷ [25] .
Giai đoạn từ năm 1946 đến khi Stalin chết vào năm 1953 được mô tả trong các tác phẩm nghiên cứu như là giai đoạn “chứng kiến sự đánh mất không gian sáng tạo mà các nhà văn đã giành được trong thời kì chiến tranh” [26] , “giai đoạn can thiệp một cách thô bạo nhất của nhà nước vào lĩnh vực khoa học và nghệ thuật” [27] . Nhưng các tài liệu về lĩnh vực văn hoá của Hội đồng dân uỷ /Hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong Văn khố quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga cho thấy rằng chiến dịch nhằm thắt chặt sự kiểm soát về mặt tư tưởng đối với trí thức không phải là xu hướng duy nhất trong quan hệ giữa Đảng/nhà nước đối với văn nghệ sĩ lúc đó. Giai đoạn này còn chứng kiến việc các văn nghệ sĩ gia tăng yêu cầu, so với những năm 1930 và những năm chiến tranh, Đảng/nhà nước cung cấp cho họ những ưu tiên, ưu đãi khác nhau. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo của các Hội tìm cách mở rộng quyền lực của họ trong hoạt động của Hội và nghịch lí là họ còn tìm cách củng cố sự độc lập đối với Đảng/nhà nước.
Còn 1 kì nữa.
Những người phản đối công khai công cuộc cải cách của Gorbachev đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao nhất trong bốn “Hội sáng tạo” lúc đó là Hội Nhà văn Liên Xô và Nhà văn Nga, Hội Nghệ sĩ Tạo hình Liên Xô và Hội Nhạc sĩ Liên Xô. Các Hội văn học nghệ thuật Liên Xô (sau đây xin gọi tắt là Hội –ND) được thành lập vào các năm 1932-1934 để quản lí các hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và sau này vào năm 1958 có thêm Hội các nhà văn Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) nữa [2] . Các nhà lãnh đạo các Hội nói trên luôn luôn ca ngợi những đóng góp của các tổ chức này vào sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật của Liên Xô và Nga. Điều đặc biệt là không chỉ những người phản đối các cuộc cải cách của Gorbachev mà ngay cả những nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thuộc thành phần cải cách cũng ủng hộ việc bảo tồn các Hội khi Liên Xô bắt đầu tan rã. Rất ít hội viên các Hội này đồng ý với hai độc giả của tờ Văn hóa Xô viết (Sovetskaia Cultura) khi họ, trong bức thư đề ngày 7 tháng 6 năm 1988, kêu gọi giải tán Hội Nhà văn Liên Xô vì nó phản ánh “tinh thần và lời văn của chủ nghĩa độc tài Stalinist”.
Thái độ phê phán mạnh mẽ của rất nhiều nhà lãnh đạo các Hội đối với công cuộc cải cách dân chủ hóa của Gorbachev và việc bảo vệ các Hội này với tư cách là một thiết chế của rất nhiều hội viên thường, trong đó có cả những nhà cải cách, chứng tỏ rằng việc phân đôi một cách giản đơn thành lực lượng tri thức thụ động chống lại chế độ đàn áp chưa phải là công cụ thỏa đáng để phân tích tương quan giữa nhà nước đảng trị Xô Viết và các văn nghệ sĩ [3] . Trong một thời gian dài, một số nhà nghiên cứu đã thảo luận về việc trong thực tế các nhà hoạt động lỗi lạc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành đời sống văn hoá Xô Viết. Hơn nữa, khi nói về giai đoạn những năm 1930, Sheila Fitzpatrick đã cho rằng ban lãnh đạo tối cao của Đảng và các viên chức nhà nước đã hành động như là các ông chủ của các văn nghệ sĩ và các trí thức văn nghệ sĩ là tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong xã hội. Các Hội văn học nghệ thuật chính là cơ sở cho việc phân phối những đặc quyền đặc lợi đó [4] .
Bài báo này nhằm làm rõ nguyên nhân vì sao một bộ phận các nhà lãnh đạo các Hội lại phản đối một cách quyết liệt công cuộc cải cách của Gorbachev, đặc biệt là sự bảo vệ một cách không úp mở hệ thống do Stalin đặt ra, trong khi hệ thống này đã bị các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ảnh hưởng và chính Tổng bí thư Đảng công khai tấn công. Đặc biệt là một số nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật bảo thủ còn nhớ tiếc những năm tháng sau chiến tranh. Trong giai đoạn công khai hóa (glasnost), các phương tiện thông tin đại chúng theo xu hướng tự do đã mô tả những năm đó như là thời của những chiến dịch tư tưởng có tính cách phá hoại trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (gọi là Zhdanovshina – theo tên của nhà hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng Zhdanov-ND) và cuộc tấn công vào “các nhà theo chủ nghĩa thế giới (cosmopolitan) mất gốc”. Nhưng các nhà lãnh đạo các Hội có lí do để coi giai đoạn đó là thời kì vàng son của họ. Cuối những năm 1940 đầu những năm 1950 họ đã hoàn thành việc chiếm đoạt được quyền lực rộng lớn chưa từng có, kể cả việc kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối cũng như trả thù lao cho những tác phẩm văn học và nghệ thuật. Bên cạnh việc tăng cường vai trò kiểm soát của họ đối với nghề nghiệp là sự đảm bảo ngày càng vững chắc hơn vị trí của họ như là một nhóm có nhiều đặc quyền đặc lợi nhất trong xã hội Xô Viết về mặt vật chất. Trong giai đoạn này, “các đầu lĩnh văn hóa” đã giành được những quyền lực chưa từng có cả trong lĩnh vực tài chính lẫn nghề nghiệp so với những hội viên thường cùng lĩnh vực. Chính sự bất công trong việc phân chia quyền lực và quyền lợi vật chất giữa các văn nghệ sĩ chứ không phải việc đàn áp về chính trị và tư tưởng là nguyên nhân chính tạo ra sự bất mãn của một số hội viên Hội nhà văn, Hội nghệ sĩ tạo hình và Hội nhạc sĩ.
Bài này bắt đầu bằng việc phân tích hoạt động của các nhà lãnh đạo các Hội trong quá trình cải tổ (perestroika). Nó sẽ chỉ rõ các nhà lãnh đạo đã giành được quyền lực, cái quyền lực đang bị cuộc cải cách dân chủ hóa của Gorbachev đe dọa, bằng cách nào và vào lúc nào. Sau đó nó sẽ thảo luận một cách chi tiết ảnh hưởng của những thay đổi trong hoạt động của các Hội thời hậu chiến đối với quan điểm của tầng lớp văn nghệ sĩ Liên Xô về chế độ Xô Viết. Cuối cùng bài báo sẽ phân tích những nguyên nhân đằng sau chính sách của ban lãnh đạo chính trị đối với tầng lớp trí thức trong giai đoạn hậu chiến.
Lãnh đạo các Hội chống cải tổ
Cuộc họp vào tháng 3 năm 1987 của Ban Thư kí Ban Chấp hành Hội Nhà văn Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR) đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng công khai của phe chống perestroika [5] . Những người tổ chức cuộc họp, Chủ tịch Hội Nhà văn Nga – Sergei Mikhalkov và Bondarev, người phó của ông ta, còn là thành viên Ban Thư kí Ban Chấp hành Hội Nhà văn Liên Xô, cơ quan quản lí chủ yếu của Hội từ năm 1946 [6] . (Năm 1990, Mikhalkov được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô, còn Bondarev được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Nga).
Sau đó nhóm nhà văn này cũng như một số nhà lãnh đạo các Hội Nghệ sĩ Tạo hình Liên Xô, Hội Nhạc sĩ Liên Xô, kể cả nhà điêu khắc Viacheslav Klykov, nữ ca sĩ Liudmila Zykina và nhạc sĩ Tikhon Khrennikov đã đăng đàn phát biểu và công bố các bức thư trên các phương tiện truyền thông lên án mạnh mẽ perestroika. Năm 1990, khi tờ báo Literaturnaia gazeta, cơ quan ngôn luận chủ yếu của Hội cắt đứt các mối liên hệ với Hội, Ban Thư kí của Hội lập tức cho thành lập một tờ báo mới có thể phản ánh tốt hơn quan điểm của ban lãnh đạo Hội so với tờ Literaturnaia gazeta trong những năm vừa qua. Đấy là tờ Den (Ngày), những người biên tập tờ báo này đã coi nó là cơ quan “đối lập về mặt tinh thần” với chế độ của Gorbachev-Yeltsin [7] . Những nhà lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật công bố một loạt lời kêu gọi quân đội, KGB, “những người cộng sản chân chính” và những “người yêu nước khác” “bảo vệ” Liên Xô khỏi lực lượng chiếm đóng của chính quyền Gorbachev –Yentsin. Chiếm vị trí nổi bật là lời kêu gọi mang tên “Nói với nhân dân” (A Word to the People) công bố trên tờ Sovetskaia Rossia ngày 23 tháng 7 năm 1991. Lời kêu gọi cảnh báo rằng kẻ thù của nước Nga, những kẻ đang quì gối trước phương Tây, đã nắm được quyền lực ở Moskva, và kêu gọi các lực lượng yêu nước đứng lên bảo vệ tổ quốc. Các tác giả của “Nói với nhân dân” sau đó đã bị kiến trúc sư chính của chính sách công khai hoá (glasnost) là Aleksandr Yakovlev, uỷ viên Bộ Chính trị, kết án là đặt nền móng “tư tưởng cho cuộc bạo loạn (tháng 8 năm 1991) [8] . Sở dĩ họ bị kết án như thế là vì hai người kí tên trong đó đã tham gia vào Uỷ ban Khẩn cấp (Uỷ ban này đã bắt giam Gorbachev tại gia) và tài liệu mang tính cương lĩnh của Uỷ ban Khẩn cấp, gọi là Lời kêu gọi nhân dân Xô viết có nội dung giống hệt Nói với nhân dân. Hơn nữa, ngày 20 tháng 8, Ban Thư kí của Hội Nhà văn Liên Xô, đứng đầu là Mikhalkov, đã ủng hộ, dù chỉ bằng lời nói, Uỷ ban Khẩn cấp ngay tại thời điểm mà cơ may thành công của nó đã không còn [9] . Ngày 23 tháng 8 năm 1991, Mikhalkov, Aleksandr Prokhanov, Yurii Verchenko, Nikolai Gorbachev và những người lãnh đạo lão thành khác, những người đã kiểm soát Hội hàng chục năm liền, bị trục xuất ra khỏi ban thư kí vì đã đứng về phe “phiến loạn” [10] .
Mặc dù có một số người thuộc phe “đối lập về tinh thần” thực sự phản đối những cố gắng của Gorbachev trong việc đưa chế độ dân chủ và đa nguyên vào hệ thống chính trị Xô viết vì lí do tư tưởng, nhưng mối đe doạ đối với quyền lợi phe nhóm có vẻ như mới là động cơ chính. Trong lần biểu dương lực lượng đầu tiên vào tháng 3 năm 1987, Bondarev kêu gọi Ban Thư kí tung ra “trận chiến đấu Stalingrad” mới để chống lại công cuộc cải cách của Gorbachev, kẻ thù mà Bondarev cho là phải bị tiêu diệt là các biên tập viên của những tờ tạp chí văn học do Aleksandr Yakovlev bổ nhiệm, vì những người này không tiếp tục đăng sáng tác của Bondarev, Mikhalkov và những người khác nữa mà dành “đất” cho những nhà văn trước đây từng bị cấm đoán.
Một mối đe doạ khác của perestroika là những cuộc bầu cử có nhiều ứng viên. Từ năm 1934 trở đi, ban chấp hành các Hội được bầu một lượt bằng cách vỗ tay mà không có thảo luận gì cả. Sau đó ban chấp hành bầu chủ tịch đoàn và ban thư kí. Hệ thống đó làm cho những người lãnh đạo các Hội cảm thấy vị trí của mình được an toàn. Những cuộc bầu cử thật sự có thể phá vỡ sự an toàn đó. Tháng 5 năm 1988, Hội Điện ảnh Liên Xô tiến hành bầu Chủ tịch Hội với nhiều ứng cử viên; kết quả là nhà bất đồng chính kiến không chính thức, giám đốc một hãng phim là Elem Klimov đã chiến thắng Sergei Bondartruk, người vốn được Đảng ủng hộ. (Thực ra Hội Điện ảnh có hơi khác Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ Tạo hình và Hội Nhạc sĩ. Hội này được thành lập trong giai đoạn tự do hoá của Nikita Khrushchev, năm 1965, nó không có hạt nhân theo chủ nghĩa Stalin trong ban lãnh đạo như các Hội kia, vốn là những Hội được thành lập từ những năm 30). Khác với Hội Điện ảnh, lãnh đạo của ba Hội kia đã vượt qua được thách thức của các cuộc bầu cử tự do, cho đến khi Liên Xô tan rã. Như đã nói ở trên, chỉ đến tháng 9 năm 1991 Mikhalkov mới mất chức chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô, và chủ tịch Hội Nhạc sĩ, ông Khrennikov, người đã giữ chức vụ này từ năm 1948 được bầu là đồng chủ tịch Hội vào tháng 3 năm 1991, lúc đó ông ta đã 78 tuổi [11] . Báo chí thời đó đã nói đến chuyện giả mạo kết quả bầu cử có lợi cho Khrennikov [12] . Mặc dù vậy nguy cơ mất địa vị vì các cuộc bầu cử tự do vẫn hiện diện và đấy chính là lí do để Bondarev tuyên bố rằng dân chủ là kẻ thù của những tài năng thực sự như đã được nhắc tới ngay ở đầu bài báo này.
Luật báo chí được ban hành vào năm 1990 lại là một đòn nữa giáng vào quyền lực của ban lãnh đạo các Hội Nhà văn. Luật này buộc tất cả các báo và tạp chí phải tái đăng kí với chính quyền địa phương và phải xác định rõ “sáng lập viên” (uchreditel). Tập thể những người lao động của các tạp chí có thể được đang kí như là “sáng lập viên”. Vấn đề sáng lập viên là rất quan trọng vì theo luật thì người sáng lập có quyền bổ nhiệm và bãi miễn tổng biên tập, có quyền xác định đường lối và kiểm soát lợi tức. Ngay khi luật được Quốc hội phê chuẩn, đa số các tờ báo và tạp chí, kể cả tờ Literaturnaia Gazeta, đã từ bỏ cơ quan chủ quản là Hội Nhà văn và tuyên bố rằng họ là những tổ chức độc lập, tập thể công nhân viên đứng ra đăng kí làm sáng lập viên. Phong trào này ảnh hưởng không chỉ với Hội Nhà văn mà còn tác động đến các tổ chức khác mà cho đến lúc đó vẫn kiểm soát một số tạp chí nữa. Nhưng chỉ có Hội Nhà văn là theo đuổi các vụ kiện đòi lại quyền sáng lập viên một cách quyết liệt mà thôi. (Cuối cùng Hội Nhà văn đã thua). Lãnh đạo Hội giải thích rằng họ làm như thế là vì sợ mất nguồn thu mà các tờ tạp chí này vẫn nộp cho Hội, cũng như không được đăng một cách thoải mái trên các tờ báo đó như từ trước đến nay họ vẫn làm [13] .
Mặc dù đôi khi những nhà lãnh đạo các Hội có công nhận rằng quyền lợi vật chất có ảnh hưởng nhất định đến thái độ đối của họ, nhưng họ thường nói rằng lí do về mặt tư tưởng là nguyên nhân chính dẫn đến sự phản đối các cuộc cải cách của Gorbachev. Trong quá trình chống đối perestroika, các nhà hoạt động văn hoá này còn tạo ra hệ tư tưởng riêng của mình. Thực ra cũng chẳng có gì mới. Bất chấp hình ảnh tiêu cực của Stalin cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, những người này không hề che giấu lòng trung thành của họ với chủ nghĩa Stalin. Tháng 8 năm 1991, mô tả quan điểm của tờ Den, Prokhanov đã nói rằng nó góp phần liên kết những người trung thành với chủ nghĩa Stalin [14] . Đặc biệt đáng chú ý là sự tương đồng của chiến dịch phê phán perestroika đao to búa lớn này với các chiến dịch vận động tư tưởng giai đoạn sau chiến tranh. Trên thực tế, giống như giai đoạn cuối của thời kì Stalin, việc phê bình Gorbachev cũng bắt đầu bằng việc lên án các địch thủ là theo “chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitan) mất gốc”, kèm theo chủ nghĩa bài Do Thái và thái độ bài phương Tây một cách cuồng loạn và chủ nghĩa dân tộc Nga cực đoan, kể cả những lời tuyên bố rằng mọi thứ của Nga đều là tuyệt hảo, hơn hẳn của nước ngoài. Cũng như hồi cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, từ “người yêu nước” (patriot) được dùng thường xuyên để chỉ “một người Nga chân chính”. Người Nga chân chính tương phản với “anti-patriot” (tạm dịch: không yêu nước) để chỉ người thân phương Tây, bị nghi là không phải Nga [15] .
Sự tương đồng giữa những lời tuyên bố của lãnh đạo các Hội với những chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa thế giới do Stalin phát động hồi cuối những năm 1940, đầu những năm 1950 đã được ghi nhận [16] . Điều chưa được ghi nhận là những người lãnh đạo văn học nghệ thuật có lí do để tưởng nhớ ánh hào quang thời kì sau chiến tranh. Đấy chính là giai đoạn mà quyền lực của những người lãnh đạo các Hội được xác định một cách trọn vẹn. Quyền lực này đang bị đe doạ, và để bảo vệ quyền lực của mình những nhà lãnh đạo các Hội hướng về “cội nguồn” của họ là lẽ đương nhiên.
Giai đoạn hậu chiến và hoạt động của các văn nghệ sĩ
Các nhà nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của những năm 1930 khi mà giới trí thức văn nghệ sĩ giành được vị trí đặc quyền đặc lợi. Tháng 4 năm 1932, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết “Về việc cải tổ các tổ chức trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật”, dẫn đến việc thành lập ba Hội là Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ Tạo hình [17] và Hội Nhạc sĩ, là tổ chức hợp nhất của các nhóm văn nghệ sĩ khác nhau từng tồn tại cho đến bấy giờ. Từ đó trở đi, việc kiểm soát của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện chủ yếu thông qua các Hội. Mặc dù nghị quyết này nhắc nhở các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ trách nhiệm phục vụ chế độ, nó cũng ngụ ý tôn trọng của lãnh đạo Đảng đối với văn hoá văn nghệ. Sau khi các Hội được thành lập, các văn nghệ sĩ bắt đầu nhận được thù lao cao hơn các thành phần khác trong xã hội. Fitzpatrick giả định rằng vào khoảng giữa những năm 1930, quyền có một đời sống sung túc (zazhitochnaia zhizn) được chính thức công nhận và ngay lập tức khái niệm có văn hoá (kulturnost) được đưa ra. Khái niệm này cho rằng người có học vấn cao sẽ có mức sống khá giả hơn, một mức sống mà trước đây bị kết án là “tư sản” [18] . Sự thay đổi về mặt tư tưởng như thế có ảnh hưởng ngay đến đời sống các văn nghệ sĩ Liên Xô. Trên thực tế, người thời đó ghi nhận sự thay đổi đột ngột mức sống trong nửa cuối những năm 1930. Những văn nghệ sĩ Nga vẫn giữ quan niệm coi thường các quyền lợi vật chất còn để lại cho chúng ta những tác phẩm chế giễu một cách không thương tiếc “tầng lớp trí thức Xô viết mới” và thái độ của họ đối với giá trị vật chất. Nadezhda Mandelshtam ghi trong hồi kí của bà rằng khi bà và chồng, nhà thơ Osip Mandelshatm “lên đường đi đày từ Moskva (1934), các nhà văn chưa phải là tầng lớp đặc quyền đặc lợi, nhưng nay (1937) họ đã bén rễ và tìm được cách giữ đặc quyền đặc lợi rồi”. Nhìn những căn hộ trong khu nhà mới xây dành riêng cho các nhà văn trên phố Lavrushinskii ở trung tâm Moskva, bà nhận xét rằng các nhà văn “đã trở nên phóng túng vì lần đầu tiên trong đời họ có nhiều tiền đến như thế” [19] . Có thể thấy thêm các ghi nhận của một người đương thời trong các tác phẩm của Mikhail Bulgakov như các tiểu thuyết The Master and Margarita và The Theatrical Novel.
Vì lí do khan hiếm, một người nằm trong danh sách được ưu đãi vì là thành phần của tầng lớp tri thức Xô viết không có nghĩa là anh ta nghiễm nhiên nhận được vật dụng và dịch vụ cần thiết. Pitzpatrick cho rằng cho đến cuối những năm 1930 đã hình thành hệ thống cấp bậc ưu tiên ưu đãi ngay trong tầng lớp tinh hoa trí thức. Nhưng bà đã không nói rõ cơ chế hình thành và hoạt động của hệ thống cấp bậc này. Một số nhà nghiên cứu khác đã làm rõ vấn đề bằng cách nói rằng trong giới văn nghệ sĩ, có một số người chiếm chỗ trong các cơ quan quản lí như ban chấp hành, chủ tịch đoàn, ban thư kí. Đấy là những người được hưởng bổng lộc chủ yếu trong hệ thống thù lao mới [20] .
Những điều trình bày ở trên tạo cho ta cảm giác rằng tầng lớp văn nghệ sĩ tinh hoa Xô viết đã trở thành đẳng cấp đặc quyền đặc lợi trong giai đoạn cuối những năm 1930 và những người lãnh đạo các Hội đã trở thành một nhóm nhỏ riêng biệt trong chính giai đoạn này. Như sẽ được chỉ ra sau đây, quan niệm như thế không hoàn toàn chính xác. Những năm sau chiến tranh là thời kì mà những nhà lãnh đạo các Hội và một số văn nghệ sĩ nổi tiếng được tham gia vào giới tinh hoa cao cấp nhất của đất nước, chứ không phải giai đoạn những năm 1930. Thời kì hậu chiến cũng là giai đoạn quyết định trong việc hình thành quan hệ một mặt là giữa lãnh đạo Đảng-nhà nước và lãnh đạo các Hội, và mặt khác là giữa lãnh đạo các Hội và các hội viên thường.
Các tài liệu của Hội đồng dân uỷ /Hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong Văn khố quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga cho thấy rõ sự biến đổi trong quan hệ giữa các quan chức của Đảng/nhà nước và các văn nghệ sĩ trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1953. Trước hết, các tài liệu này chứng tỏ rằng so với những năm 1930, sau chiến tranh quan hệ giữa các văn nghệ sĩ với những viên chức cấp cao của nhà Đảng/nhà nước đã có sự khác biệt đáng kể. Thứ hai, các tài liệu này chứng tỏ rằng hệ thống phân chia quyền lực và đặc quyền đặc lợi giữa hội viên các Hội, những đặc quyền đặc lợi hầu như giữ nguyên cho đến cuối những năm 1980, được hình thành vào cuối những năm 1940.
Đa số các tài liệu những năm 1930, nói đến việc “giúp đỡ về mặt vật chất” cho văn nghệ sĩ, chỉ rõ việc thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc sáng tác, nghỉ ngơi như câu lạc bộ, nhà an dưỡng, nhà ăn và trung tâm y tế cho các hội viên của các Hội vừa mới được thành lập [21] . Trong những năm 1930, ngay cả các văn nghệ sĩ đã thành danh ở Moskva có xu hướng gửi những yêu cầu xin giúp đỡ về vật chất cho ban chấp hành các Hội chứ không gửi trực tiếp cho các quan chức Đảng/nhà nước. Do đó, khi người ta xây dựng nhà nghỉ cho các nhà văn ở Peredelkino, ngoại ô Moskva, một số nhà văn như Marieta Shaginian và Vladimir Zazubrin đã xây những ngôi nhà to hơn so với mức của chính phủ cho phép, họ đã vận động lãnh đạo Hội nhà văn thanh toán số tiền chênh lệch. Họ hi vọng rằng lãnh đạo Hội sẽ xin Hội đồng dân uỷ tài trợ thêm để hoàn thành công trình. Nhưng lãnh đạo Hội không chấp nhận lời đề nghị và cho rằng họ phải tự trả số tiền phụ trội [22] . Chỉ hãn hữu mới có văn nghệ sĩ xin trợ giúp về vật chất trực tiếp từ các quan chức Đảng/nhà nước mà không thông qua các Hội. Thường thường những nhà lãnh đạo các thiết chế văn hoá là những người đề đạt các yêu cầu lên các cấp lãnh đạo tối cao, đặc biệt là với Viacheslav Molotov khi ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng dân uỷ, những người như thế được Fitapatrick gọi là “những kẻ môi giới” (broker) quyền lợi cho thuộc cấp [23] . Nói chung, so với quá khứ thì những năm 1930 là giai đoạn diễn ra sự mở rộng đáng kể những dịch vụ và điều kiện làm việc mà về mặt lí thuyết tất cả các hội viên đều có quyền sử dụng. Trong giới văn nghệ sĩ, hệ thống cấp bậc ưu tiên ưu đãi mới bắt đầu xuất hiện.
Cuối những năm 1930, Dân uỷ tài chính Liên Xô cố gắng đặt ra giới hạn chi tiêu của các Hội. Hầu như không bao giờ Dân uỷ đáp ứng hoàn toàn các đòi hỏi của Hội trong việc tài trợ. Năm 1938 cơ quan này đã cố gắng, tuy không thành công, chuyển trách nhiệm tài trợ các hội nhà văn địa phương từ chính quyền địa phương và nước cộng hoà sang cho Quĩ văn học của Hội Nhà văn Liên Xô; cùng năm đó, cơ quan này còn từ chối tài trợ cho Hội Nhà văn nếu Hội đồng dân uỷ không tái khẳng định nghị quyết tháng 9 năm 1934 về việc tài trợ cho Hội từ ngân sách quốc gia [24] . Trong giai đoạn chiến tranh, các Hội ít đòi hỏi và những đòi hỏi thường khiêm tốn, thí dụ phương tiện để khôi phục lại các nhà hát, viện bảo tàng, thư viện bị phá huỷ [25] .
Giai đoạn từ năm 1946 đến khi Stalin chết vào năm 1953 được mô tả trong các tác phẩm nghiên cứu như là giai đoạn “chứng kiến sự đánh mất không gian sáng tạo mà các nhà văn đã giành được trong thời kì chiến tranh” [26] , “giai đoạn can thiệp một cách thô bạo nhất của nhà nước vào lĩnh vực khoa học và nghệ thuật” [27] . Nhưng các tài liệu về lĩnh vực văn hoá của Hội đồng dân uỷ /Hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong Văn khố quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga cho thấy rằng chiến dịch nhằm thắt chặt sự kiểm soát về mặt tư tưởng đối với trí thức không phải là xu hướng duy nhất trong quan hệ giữa Đảng/nhà nước đối với văn nghệ sĩ lúc đó. Giai đoạn này còn chứng kiến việc các văn nghệ sĩ gia tăng yêu cầu, so với những năm 1930 và những năm chiến tranh, Đảng/nhà nước cung cấp cho họ những ưu tiên, ưu đãi khác nhau. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo của các Hội tìm cách mở rộng quyền lực của họ trong hoạt động của Hội và nghịch lí là họ còn tìm cách củng cố sự độc lập đối với Đảng/nhà nước.
Còn 1 kì nữa.
[1]Literaturnaia Rossiia (Báo Nước Nga văn học), 27 (1988), 5-6.
[2]Phân hội Moskva của Hội Nhà văn Liên Xô thành lập năm 1955, có nhiều nhà văn theo chủ nghĩa tự do, nên năm 1958 người ta thành lập Phân hội Nhà văn Nga thuộc Hội Nhà văn Liên Xô (gồm nhiều thành phần bảo thủ) làm đối trọng với phân hội Moskva.
[3]Điều đó không phủ nhận rằng việc đàn áp và các cuộc vận động về mặt tư tưởng do Đảng chỉ đạo đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đời sống văn hóa Liên Xô. Xem A. V. Blum, Za Kulisami ‘Ministerstva Pravdy’, Tainaia istoriia sovetskoi tsenzury (Bí ẩn của sự kiểm duyệt Xô viết), 1917-1929 (St. Petersburg: Blitz, 1994); D. L. Babichenko, Pisateli i tsenzura (nhà văn và kiểm duyệt). Sovetskaia literatura 1940kh godov pod politicheskim kontrolem TsK (Moscow: Terra, 1994); idem, Istoria sovetskoi politicheskoi tsenzury (lịch sử kiểm duyệt chính trị Xô viết). Dokumenty i kommentari (Moscow: terra, 1997).
[4]Sheila Fitzpatrick, Everyday Stalinism. Ordinary Life in Extraordinary Times: Soviet Russia in the 1930s (Oxford: Oxfrod University Press, 1999), 89-114; eadem, “Intelligentsia and Power. Client-Patron Relation in Stalin’s Russia”, in M. Hildermenier and E. Muller-Luckner, eds., Stalinimus vor dem Zweiten Weltkrieg. Neue Wege der Forschung (Munich: R. Oldenbuorg Verlag, 1998), 35-53; eadem, The Cultural Front. Power and Culture in Revolutionary Russia (Ithaca: Cornell University Press, 1992), 216-37. See also Serhy Yekelchyk, “Diktat and Dialogue in Stalinist Culture: Staging Patriotic Historical Opera in Soviet Ukraine, 1936-1954”, Slavic Review, 59, 3 (Fall 2000), 597-624; John and Carol Garrard, Inside the Soviet Writers’ Union (London: I.B. Tauris, 1990), xii.
[5]Julia Wishnevski. ‘Nash sovrenenik Provides Focus for “Opposition Party”’, RFE/RL Research Report (20 Jan. 1989). Xem thêm Catherine Theimer Nepomnyashchy, “Perestroika and the Soviet Creative Unions” in John O. Norman, ed., New Perspectives on Russian and Soviet Culture (London: Macmillan, 1994).
[6]Theo Điều lệ Hội, giữa hai kì đại hội, một ban chấp hành có hàng trăm ủy viên được coi là cơ quan lãnh đạo các hoạt động thường nhật của Hội. Trên thực tế, ngay từ những năm 30 và thời kì chiến tranh, một chủ tịch đoàn nhỏ hơn, chỉ gồm khoảng một phần ba thành viên ban chấp hành là cơ quan nắm quyền điều hành và quyết định. Sự tăng cường quyền lực của ban thư kí trong giai đoạn sau chiến tranh chứng tỏ sự tập quyền quyết định trong các Hội.
[7]Julia Wishnevsky, “Cultural Policies in 1991”, RFE/RL Research Report (20.12..1991), 7-11.
[8]ibid., 9.
[9]Literaturnaia gazeta, 3 (1991), 9.
[10]Nezavisimaia gazeta, 7 tháng 9 năm 1991.
[11]Chính Stalin đã chọn Khrennikov làm ứng cử viên chức chủ tịch Hội. (Xem Tikhon Khrennikov “Sud’ba chelovecheskaia”, in T. Tolchalova and M. Loznhikov, eds., I primknuvshii k nim Shepilov (Moscow: Zvonnitsa-MG, 1998), 146.
[12]Komsomol’skaia pravda, 9 tháng 4 năm 1991.
[13]Julia Wishnevsky, “Press Law makes Trouble for Writers’ Union”, RFE/RL. Resaerch Report, 2), Nov. 1990), 19-22.
[14]Nezavisimaia gazeta, 15 Aug. 1991.
[15]Để hiểu rõ hơn chiến dịch chống chủ nghĩa quốc tế, xin xem K. Azadovskii and B. Egorov, “Kosmopolity”, Novoe literaturnoe obozrenie, 36, 2 (1999), 83-135.
[16]Xem, thí dụ, Walter Laqueur, Black Hundred. The Rise of the Extreme Right in Russia (New Yok: HarperCollins, 1993), và Vera Tolx, “The Radical Right in Post-Communist Russian Politics”, in Peter H. Merkel and Leonard Weinberg, eds. The Revival of Right-Wing Extremism in the Nineties (London: Frank Cass, 1977), 179-85. Mặc dù vậy, một số nhà nghiên cứu có vẻ như đã bỏ qua mối liên hệ mật thiết giữa chủ nghĩa dân tộc Nga thời Gorbachev và việc tuyên truyền chống chủ nghĩa quốc tế; họ chỉ truy tìm nguồn gốc của các tư tưởng dân tộc cực đoan đến giai đoạn giữa những năm 1960, đầu những năm 1970, khi, sau cái chết của Khrushchev, những tờ tạp chí văn học như Nash sovremenik và Molodaia gvardiia bắt đầu rao giảng chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nga (xem, thí dụ, Yitzhak M. Brudny, Reinventing Russia. Russian Nationalism and the Soviet State 1953-1991 (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1998).
[17]Quyết định thành lập Hội nghệ sĩ tạo hình được đưa ra vào năm 1932, nhưng Hội này chỉ thực sự được thành lập tại hội nghị đầu tiên vào vào năm 1957. Trước năm 1957, chỉ có Uỷ ban tổ chức Hội và Hội nghệ sĩ tạo hình Moskva mà thôi.
[18]Fitzpatrick, Everyday Stalinism, 90-3. Xem thêm Catriona Kelly and Vadim Volkov, “Directed Desires: Kul’turnost and Consumption” in Catriona Kelly and Devid Shepherd, eds, Constructing Russian Culture in the Age of Revolution: 1881-1940 (Oxford: Oxford University Press, 1998), 295
[19]Nadezhda Mandelstam, Hope against Hope. A memoir (London: Collins and Harvill Press, 1971), 278.
[20]Garrard, Inside the Soviet Writers’ Union.
[21]Xem, thí dụ, Lưu trữ quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga (State Archive of the Russian Federation, sau đây gọi là GARF), Fund 5446, op, 22 delo 1445 “Về việc giúp đỡ về vật chất cho các nhạc sĩ từ 12 tháng 4 đến 20 tháng 9 năm 1938”.
[22]GARF, fund 5446, op 22, delo 1780, II. 5 and 9.
[23]Xem, thí dụ, các bức thư viết năm 1938 của V. Stavsky, thư kí Hội nhà văn Liên Xô, gửi Hội đồng dân uỷ xin tài trợ thêm cho việc chữa bệnh và những khoản khác cho các hội viên của Hội (GARF, fund 5446, op 22, delo 1787, II. 1-5). Xem bức thư do L. Orbeli, Giám đốc viện bảo tàng Hermitage ở Leningrad, viết vào tháng 12 năm 1937 gửi Molotov đề nghị tăng lương cho nhân viên viện bảo tàng để lương của họ ngang bằng với lương của các thiết chế văn hoá lớn khác như Nhà hát lớn Bolshoi ở Moskva chẳng hạn (GARF, fund 5446, op. 22. delo 1419). Xem thêm thư ngày 27 tháng 12 năm 1937 của Giám đốc nhà hát lớn gửi Hội đồng dân uỷ đề nghị phân phối căn hộ cho các diễn viên múa chính (GARF, fund 5446, op. 22, 1415, II. 2-13).
[24]GARF, fund 5446, op.22, delo 1776, I. 3 nói về việc Dân uỷ tài chính từ chối đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu tài trợ của Hội nhà văn; op. 22, delo 1779, II. 2-9 nói về đề nghị Quĩ văn học phải tài trợ cho các Hội địa phương và Hội của các nước cộng hoà; op. 22, delo 1776, I. 4-5 nói về việc Dân uỷ yêu cầu Hội đồng dân uỷ tái khẳng định việc nhà nước tài trợ cho Hội nhà văn.
[25]Xem thí dụ, “Trao đổi về công việc của các Hội nhà văn, Nghệ sĩ và Nhạc sĩ”, trong năm 1944. GARF, fund 5446, op. 46, delo 2432; op. 46, delo 2427, I.1 cùng với thư ngày 16 tháng 12 năm 1943 của Giám đốc nhà hát Opera và Ballet mang tên Kirov ở Leningrad gửi Hội đồng dân uỷ xin tiền mua giày cho nhân viên nhà hát.
[26]Garrard, Trong lòng Hội nhà văn Liên Xô, 63.
[27]Loren R. Graham, Khoa học và triết học ở Liên Xô (New York: Columbia University Press, 1972), 18. Xem thêm Elena Zubkova, Xã hội sau chiến tranh: Chính trị và cuộc sống thường nhật, 1945-1953 (Moscow: Rosspen, 2000) 181-7.
[2]Phân hội Moskva của Hội Nhà văn Liên Xô thành lập năm 1955, có nhiều nhà văn theo chủ nghĩa tự do, nên năm 1958 người ta thành lập Phân hội Nhà văn Nga thuộc Hội Nhà văn Liên Xô (gồm nhiều thành phần bảo thủ) làm đối trọng với phân hội Moskva.
[3]Điều đó không phủ nhận rằng việc đàn áp và các cuộc vận động về mặt tư tưởng do Đảng chỉ đạo đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đời sống văn hóa Liên Xô. Xem A. V. Blum, Za Kulisami ‘Ministerstva Pravdy’, Tainaia istoriia sovetskoi tsenzury (Bí ẩn của sự kiểm duyệt Xô viết), 1917-1929 (St. Petersburg: Blitz, 1994); D. L. Babichenko, Pisateli i tsenzura (nhà văn và kiểm duyệt). Sovetskaia literatura 1940kh godov pod politicheskim kontrolem TsK (Moscow: Terra, 1994); idem, Istoria sovetskoi politicheskoi tsenzury (lịch sử kiểm duyệt chính trị Xô viết). Dokumenty i kommentari (Moscow: terra, 1997).
[4]Sheila Fitzpatrick, Everyday Stalinism. Ordinary Life in Extraordinary Times: Soviet Russia in the 1930s (Oxford: Oxfrod University Press, 1999), 89-114; eadem, “Intelligentsia and Power. Client-Patron Relation in Stalin’s Russia”, in M. Hildermenier and E. Muller-Luckner, eds., Stalinimus vor dem Zweiten Weltkrieg. Neue Wege der Forschung (Munich: R. Oldenbuorg Verlag, 1998), 35-53; eadem, The Cultural Front. Power and Culture in Revolutionary Russia (Ithaca: Cornell University Press, 1992), 216-37. See also Serhy Yekelchyk, “Diktat and Dialogue in Stalinist Culture: Staging Patriotic Historical Opera in Soviet Ukraine, 1936-1954”, Slavic Review, 59, 3 (Fall 2000), 597-624; John and Carol Garrard, Inside the Soviet Writers’ Union (London: I.B. Tauris, 1990), xii.
[5]Julia Wishnevski. ‘Nash sovrenenik Provides Focus for “Opposition Party”’, RFE/RL Research Report (20 Jan. 1989). Xem thêm Catherine Theimer Nepomnyashchy, “Perestroika and the Soviet Creative Unions” in John O. Norman, ed., New Perspectives on Russian and Soviet Culture (London: Macmillan, 1994).
[6]Theo Điều lệ Hội, giữa hai kì đại hội, một ban chấp hành có hàng trăm ủy viên được coi là cơ quan lãnh đạo các hoạt động thường nhật của Hội. Trên thực tế, ngay từ những năm 30 và thời kì chiến tranh, một chủ tịch đoàn nhỏ hơn, chỉ gồm khoảng một phần ba thành viên ban chấp hành là cơ quan nắm quyền điều hành và quyết định. Sự tăng cường quyền lực của ban thư kí trong giai đoạn sau chiến tranh chứng tỏ sự tập quyền quyết định trong các Hội.
[7]Julia Wishnevsky, “Cultural Policies in 1991”, RFE/RL Research Report (20.12..1991), 7-11.
[8]ibid., 9.
[9]Literaturnaia gazeta, 3 (1991), 9.
[10]Nezavisimaia gazeta, 7 tháng 9 năm 1991.
[11]Chính Stalin đã chọn Khrennikov làm ứng cử viên chức chủ tịch Hội. (Xem Tikhon Khrennikov “Sud’ba chelovecheskaia”, in T. Tolchalova and M. Loznhikov, eds., I primknuvshii k nim Shepilov (Moscow: Zvonnitsa-MG, 1998), 146.
[12]Komsomol’skaia pravda, 9 tháng 4 năm 1991.
[13]Julia Wishnevsky, “Press Law makes Trouble for Writers’ Union”, RFE/RL. Resaerch Report, 2), Nov. 1990), 19-22.
[14]Nezavisimaia gazeta, 15 Aug. 1991.
[15]Để hiểu rõ hơn chiến dịch chống chủ nghĩa quốc tế, xin xem K. Azadovskii and B. Egorov, “Kosmopolity”, Novoe literaturnoe obozrenie, 36, 2 (1999), 83-135.
[16]Xem, thí dụ, Walter Laqueur, Black Hundred. The Rise of the Extreme Right in Russia (New Yok: HarperCollins, 1993), và Vera Tolx, “The Radical Right in Post-Communist Russian Politics”, in Peter H. Merkel and Leonard Weinberg, eds. The Revival of Right-Wing Extremism in the Nineties (London: Frank Cass, 1977), 179-85. Mặc dù vậy, một số nhà nghiên cứu có vẻ như đã bỏ qua mối liên hệ mật thiết giữa chủ nghĩa dân tộc Nga thời Gorbachev và việc tuyên truyền chống chủ nghĩa quốc tế; họ chỉ truy tìm nguồn gốc của các tư tưởng dân tộc cực đoan đến giai đoạn giữa những năm 1960, đầu những năm 1970, khi, sau cái chết của Khrushchev, những tờ tạp chí văn học như Nash sovremenik và Molodaia gvardiia bắt đầu rao giảng chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nga (xem, thí dụ, Yitzhak M. Brudny, Reinventing Russia. Russian Nationalism and the Soviet State 1953-1991 (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1998).
[17]Quyết định thành lập Hội nghệ sĩ tạo hình được đưa ra vào năm 1932, nhưng Hội này chỉ thực sự được thành lập tại hội nghị đầu tiên vào vào năm 1957. Trước năm 1957, chỉ có Uỷ ban tổ chức Hội và Hội nghệ sĩ tạo hình Moskva mà thôi.
[18]Fitzpatrick, Everyday Stalinism, 90-3. Xem thêm Catriona Kelly and Vadim Volkov, “Directed Desires: Kul’turnost and Consumption” in Catriona Kelly and Devid Shepherd, eds, Constructing Russian Culture in the Age of Revolution: 1881-1940 (Oxford: Oxford University Press, 1998), 295
[19]Nadezhda Mandelstam, Hope against Hope. A memoir (London: Collins and Harvill Press, 1971), 278.
[20]Garrard, Inside the Soviet Writers’ Union.
[21]Xem, thí dụ, Lưu trữ quốc gia Cộng hoà Liên bang Nga (State Archive of the Russian Federation, sau đây gọi là GARF), Fund 5446, op, 22 delo 1445 “Về việc giúp đỡ về vật chất cho các nhạc sĩ từ 12 tháng 4 đến 20 tháng 9 năm 1938”.
[22]GARF, fund 5446, op 22, delo 1780, II. 5 and 9.
[23]Xem, thí dụ, các bức thư viết năm 1938 của V. Stavsky, thư kí Hội nhà văn Liên Xô, gửi Hội đồng dân uỷ xin tài trợ thêm cho việc chữa bệnh và những khoản khác cho các hội viên của Hội (GARF, fund 5446, op 22, delo 1787, II. 1-5). Xem bức thư do L. Orbeli, Giám đốc viện bảo tàng Hermitage ở Leningrad, viết vào tháng 12 năm 1937 gửi Molotov đề nghị tăng lương cho nhân viên viện bảo tàng để lương của họ ngang bằng với lương của các thiết chế văn hoá lớn khác như Nhà hát lớn Bolshoi ở Moskva chẳng hạn (GARF, fund 5446, op. 22. delo 1419). Xem thêm thư ngày 27 tháng 12 năm 1937 của Giám đốc nhà hát lớn gửi Hội đồng dân uỷ đề nghị phân phối căn hộ cho các diễn viên múa chính (GARF, fund 5446, op. 22, 1415, II. 2-13).
[24]GARF, fund 5446, op.22, delo 1776, I. 3 nói về việc Dân uỷ tài chính từ chối đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu tài trợ của Hội nhà văn; op. 22, delo 1779, II. 2-9 nói về đề nghị Quĩ văn học phải tài trợ cho các Hội địa phương và Hội của các nước cộng hoà; op. 22, delo 1776, I. 4-5 nói về việc Dân uỷ yêu cầu Hội đồng dân uỷ tái khẳng định việc nhà nước tài trợ cho Hội nhà văn.
[25]Xem thí dụ, “Trao đổi về công việc của các Hội nhà văn, Nghệ sĩ và Nhạc sĩ”, trong năm 1944. GARF, fund 5446, op. 46, delo 2432; op. 46, delo 2427, I.1 cùng với thư ngày 16 tháng 12 năm 1943 của Giám đốc nhà hát Opera và Ballet mang tên Kirov ở Leningrad gửi Hội đồng dân uỷ xin tiền mua giày cho nhân viên nhà hát.
[26]Garrard, Trong lòng Hội nhà văn Liên Xô, 63.
[27]Loren R. Graham, Khoa học và triết học ở Liên Xô (New York: Columbia University Press, 1972), 18. Xem thêm Elena Zubkova, Xã hội sau chiến tranh: Chính trị và cuộc sống thường nhật, 1945-1953 (Moscow: Rosspen, 2000) 181-7.
Nguồn: Vera Tolz, “‘Cultural Bosses’ as Patrons and Clients: The Functioning of the Soviet Creative Unions in the Postwar Period”, in Contemporary Europian History, II, 1 (2002), pp 87-105 © 2002 Cambridge University Press. Bản tiếng Việt đăng trên talawas với sự cho phép của tác giả.
No comments:
Post a Comment