Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm 20 năm tan rã Liên Xô
Chương 2. Luật học
Phân tích một cách cụ thể khoa học “xã hội chủ nghĩa” về nhà nước và pháp luật, trong đó khoa học đóng vai trò chủ đạo trong một cuốn sách giành cho đông đảo độc giả là một việc làm không cần thiết, hơn nữa đối với việc ban hành luật và thực tiễn pháp lí, nó cũng không có vai trò đáng kể gì.
Thế thì tại sao lại phải nói về nó? Có hai lí do: thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, luật pháp của tất cả các nước đều bị chính trị hóa, sự kiện này ai cũng rõ từ lâu; trong các nước “xã hội chủ nghĩa”, hệ tư tưởng mác-xít lê-nin-nit lại là cơ sở nhận thức pháp lí của các luật sư [1] . Thứ hai, kiến thức pháp luật là một phần không thể thiếu trong công tác tuyên truyền một cách có hệ thống và có định hướng của Đảng, có ảnh hưởng đến nhận thức pháp lí của nhân dân, của chính các nhà lãnh đạo, các viên chức Đảng, nhà nước và của cả bộ máy tư pháp nữa.
Đặc điểm chủ yếu của nền luật học “xã hội chủ nghĩa” là tính vô nguyên tắc. Điều này xuất phát từ nguyên tắc “tính Đảng của khoa học”, một nguyên tắc được tuyên truyền và bảo vệ mọi lúc mọi nơi, nghĩa là người ta phải tuân theo “đường lối của Đảng” dù nó có biến hóa thế nào cũng mặc.
Vì vậy mà tất cả các nhà khoa học, không trừ một ai, đều phải thay đổi quan điểm của mình mỗi khi có lệnh, nếu họ còn muốn giữ ghế trong khoa học. Sự thay đổi một cách đột ngột “đức tin” đã thành hiện tượng thường nhật đến nỗi không ai ngạc nhiên, cũng không ai phản đối nữa. Người không phải là bò, người có thể thay đổi quan điểm. Nhưng nếu ngày hôm qua một nhà khoa học còn đang tận tuỵ “phân tích những đặc thù của chủ nghĩa xã hội phát triển” mà hôm nay có lệnh từ Ban chấp hành trung ương: “Để chủ nghĩa xã hội phát triển lại!”, phải phê bình “luận điểm” này một cách quyết liệt nhất, thì đấy rõ ràng là bồi bút rồi.
Ở nước ta chân lí không sinh ra từ các cuộc tranh luận vì “đường lối của Đảng” là bất khả tư nghị. Sau khi được sự ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương, một kẻ xảo trá là Lysenko không cần tranh luận với nhà bác học thiên tài Vavilov và các nhà di truyền học khác. Hắn đã dùng KGB đè bẹp họ về mặt tinh thần rồi thủ tiêu về mặt thể xác là xong.
Đấy là các môn khoa học tự nhiên, nơi dường như kết quả các cuộc thí nghiệm tự nó đã có thể chứng minh đâu là chân lí, còn các gien di truyền thì nhìn thấy được dưới kính hiển vi… Nhưng nếu Ban chấp hành trung ương bảo rằng di truyền học và điều khiển học là khoa học tư sản thì không ai còn được có ý kiến gì nữa. Nói gì đến triết học, kinh tế học và luật học?
Trong tất cả các tác phẩm người ta đều nhấn mạnh nguyên tắc Đảng là nguyên tắc chủ yếu của nền khoa học của chúng ta. “Đây là nguyên tắc chung (!) của nền luật học mác-xít lê-nin-nit, là phẩm chất không thể tách rời của nó [2] ”. Nguyên tắc Đảng đòi hỏi người ta phải ủng hộ vô điều kiện kiện ý chí đã trở thành luật pháp của Đảng, dù trên thực tế nó có là phản dân cũng mặc. Chưa bao giờ các luật sư Liên Xô lại ca ngợi tính pháp lí xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ “đã đâm hoa kết trái dưới ánh sáng của hiến pháp Stalin” như trong các năm 1937-1938, khi mà chỉ ở Moskva đã có 800 người bị bắn mỗi ngày (tư liệu của nhà báo A. Miltrakov).
Lòng trung thành, khi đã được đưa đến mức cuồng tín, thì dù có phi đạo đức vẫn có thể được thông cảm. Nhưng đằng này lại là “đường lối của Đảng”, giống như mọi đường lối, nó luôn luôn thay đổi mà lại thay đổi một cách bất ngờ nhất, đôi khi theo hướng hoàn toàn ngược lại (thí dụ chuyển từ “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” sang “chính sách kinh tế mới”; hay trong giai đoạn “đổi mới”: chuyển từ việc hợp nhất tất cả các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa thành hình thức duy nhất, hình thức sở hữu toàn dân thành “phi nhà nước hóa”, thành tư hữu). Có một câu chuyện tiếu lâm: anh ta là một người cộng sản kiên định, nếu có dao động thì cũng dao động cùng với đường lối của Đảng!
Sự bốc thơm luật pháp và chính sách pháp luật hiện hành đã vượt mọi biên giới của sự xấu hổ. Luật pháp Liên Xô là “hiện thân của lí tưởng và quan niệm của nhân dân lao động về tính pháp lí, sự công bằng và nhân đạo [3] ”, các luật sư nổi tiếng đã viết trong một công trình tập thể như vậy đấy. Đấy là trong một đất nước, nơi hàng triệu người đã chết đằng sau dây kẽm gai trại cải tạo, nơi người ta cố tình gây ra nạn đói làm chết hàng triệu người, còn những người nông dân đói khát thì bị bắn chỉ vì đã mót những bông lúa còn sót lại sau vụ thu hoạch (đằng nào cũng cày lấp đi) theo luật ban hành ngày 7 tháng 8 năm 1932 (gọi là luật 7/8 - ND). Nơi một số dân tộc (người Tatar ở Krưm, người Đức sống ở vùng Volga, người Thổ Nhĩ Kì, người Meskhetin v.v.) bị coi là tội phạm và bị trừng phạt theo luật hình sự và lưu đầy, hiện nay họ vẫn chưa được khôi phục đầy đủ mọi quyền lợi, chưa được đền bù về tài sản và những đau khổ mà họ đã phải chịu đựng? Nơi bính lính dùng xẻng phạt ngang người các thiếu nữ trẻ (Tbilisi, 1989), bắn vào dân chúng tay không một tấc sắt (Bacu - 1990, Vinhius, Riga – 1991)? Không có một luật sư “nổi tiếng” nào và chưa bao giờ họ đứng lên phản đối những vụ vi phạm quyền con người hay tham gia vào phong trào bảo vệ quyền con người. V. Kudriadsev, người đứng đầu ngành luật học hiện nay, cũng như người tiền nhiệm của ông ta và Trkhikvadze, trưởng ban quyền con người thuộc trường đại học luật, cũng như Alekseev S., chủ tịch ủy ban giám sát hiến pháp chưa lần nào phát biểu bảo vệ người đồng liêu trong Viện hàn lâm khoa học là viện sĩ A. Sakharov, cũng như chưa từng đứng lên phản đối những vụ giết người hàng loạt nói trên. Họ luôn đứng ở hàng đầu, cả dưới thời Stalin, cũng như thời Khrushchev và Brezhnev, bây giờ họ vẫn bảo vệ được những chiếc ghế của mình. Họ là những người đầu tiên lên tiếng tụng ca đường lối mới và lên án những vi phạm trong giai đoạn trước đó. Chính họ lại là những người đại diện cho nền khoa học Liên Xô trong các hội nghị quốc tế, báo chí phương Tây sẵn sàng dành chỗ để cho họ đưa ra các thông tin giả mạo.
V. Trkhivadze đã công bố tại Cộng hòa liên bang Đức một bài báo về bước ngoặt theo hướng sự thật của khoa luật học Liên Xô [4] . Tất nhiên là sau 70 năm dối trá thì một bước ngoặt có thể gọi là “kịp thời” nếu thực sự có một bước ngoặt như thế [5] . Đơn giản là đường lối đã thay đổi và các luật sư cũng quay theo hướng đã định, họ sám hối vì những điều dối trá cũ và tiếp tục sáng tác ra những điều dối trá mới.
Đương nhiên sẽ xuất hiện câu hỏi, ai đã cản trở toàn bộ ngành khoa học và chính tác giả bài báo thực hiện “bước ngoặt” một cách sớm hơn? Câu trả lời của ông ta là: A. Vyshinsky [6] ! Dù đã quá quen với sự trắng trợn vô liêm xỉ của các luật sư của chúng ta, tôi cũng không kiềm chế được thái độ khinh bỉ khi đọc bài báo đó vì tác giả của nó đã có hành động giống hệt như một con lừa đang đá vào một con sư tử đã chết, tội lỗi của mình lại đổ cho A. Vyshinsky! Không có điều kiện phân tích toàn bộ bài báo, chỉ xin dẫn một thí dụ: Trkhivadze tố cáo Vyshinsky trong việc đàn áp các nhà khoa học, trong đó có G. Gurvich và A. Stalgevich. Trên thực tế thì vào năm 1949, theo lệnh của Stalin người ta đã tiến hành một chiến dịch bẩn thỉu nhằm đàn áp người Do Thái trong tất cả các lĩnh vực khoa học và văn hóa, người Do Thái bị đuổi khỏi các công sở và bị bắt giữ nhân danh cuộc “đấu tranh với chủ nghĩa thế giới”. Chính viên đại tá dũng cảm của chúng ta nằm trong số các luật sư mở màn chiến dịch, nổ súng vào “những người theo chủ nghĩa thế giới” và đã gọi G. Gurvich, I. Levin, M. Strogovich và A. Stalgevich là những kẻ phá hoại chủ chốt. Ban biên tập tờ báo Osteuropa, nơi công bố những bài báo xuyên tạc của V. Trkhivadze lại không cho tôi nói lên sự thật về vấn đề này.
Nền luật học Xô Viết luôn luôn bám sát “đường lối của Đảng” và lấy làm tự hào về điều đó. Về mặt này thì không có bước ngoặt nào trong giai đoạn “cải tổ” cả, đơn giản là “đường lối của Đảng” đã rẽ sang hướng khác. Trong giai đoạn “cải tổ” nguyên tắc bốc thơm sự anh minh của Đảng vẫn được tuân thủ một cách tuyệt đối.
Ngày 8 tháng 4 năm 1989 (một ngày trước khi xảy ra sự kiện “ngày chủ nhật đẫm máu” ở Tbilisi) M. Gorbachev kí một nghị định phản động về việc sửa đổi luật về tội phạm quốc gia. Điều 111 của nghị định này: “Lăng mạ và làm mất uy tín của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội” kinh tởm đến mức sau đó đã xảy ra một chuyện vô tiền khoáng hậu: “đa số dễ bảo” của Xô viết Tối cao Liên Xô đã không thông qua nghị định. Thế mà ngay sau khi công bố, hai giáo sư đã lập tức đồng thanh ca ngợi nghị định. Mặc dù có ghi nhận một vài thiếu sót, mà theo họ là có thể khắc phục được sau khi có hướng dẫn, nhưng nói chung, tướng N. Dagorodnikov (luật hình sự) coi nghị định là “tiến bộ”, còn tướng N. Strutrkov (luật trại cải tạo) thì khẳng định một cách không xấu hổ rằng mục đích của nghị định là “bảo đảm về mặt luật pháp quá trình dân chủ hóa và công khai hóa [7] ”!
Một thí dụ nữa về tính vô nguyên tắc trong thời gian gần đây, đấy là thái độ đối với “nhà nước pháp quyền”. Cái học thuyết tư sản này đã bị các học giả của chúng ta nguyền rủa bằng đủ thứ từ ngữ vì theo lời họ thì bọn phát xít rất thích lí thuyết này [8] . Nhưng năm 1988, có lệnh từ Ban chấp hành trung ương và ông S. Alekseev, người vừa được nói đến ở trên, đã vội reo lên với lòng nhiệt tình vốn có và nhấn mạnh bằng những chữ to đùng rằng “việc Đảng Cộng sản Liên Xô thi hành đường lối thiết lập nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là THỜI CƠ VÀNG CỦA LUẬT PHÁP [9] !”. Không ở đâu và không có ai nhắc lại rằng trước đó ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã bị chửi bới một cách không thương tiếc, còn hôm nay thì phê bình nó là việc bất khả thi. Vấn đề lương tâm (không phải là khái niệm pháp lí) chưa bao giờ được các luật sư của chúng ta thảo luận.
Chuyện gì đã xảy ra sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô giải thể? Không có gì hết. Vấn đề là các “chỉ thị” từ nay sẽ xuất phát từ một hệ thống khác. Đơn giản là Văn phòng Tổng thống trong các phòng làm việc cũ, tòa nhà cũ, trên Quảng trường Cũ đã thế chỗ Ban chấp hành trung ương Đảng.
Từ hàng thế kỉ nay khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện và các nhà khoa học rút ra kết luận. Nước ta thì khác: khởi thủy là “một kết luận về mặt lí thuyết”, sau đó mới thu thập sự kiện, mà không phải lúc nào cũng thế. Hiện nay toàn thế giới phải bàng hoàng về mức sống của những người lao động Liên Xô. Ban lãnh đạo của cái đất nước vĩ đại này phải xin viện trợ lương thực khẩn cấp của ngay cả nước Luxemburg, một nước chỉ nhỏ bằng một phần mười tám tỉnh Moskva, thế mà trong danh mục thư viện mang tên Lenin tôi tìm thấy gần 200 luận án về “nâng cao một cách liên tục mức sống của nhân dân Liên Xô”. Sách và báo thì không thể nào đếm hết được. Một người tên là S. Rotan đã dùng đề tài “Công bằng xã hội và luật lao động Liên Xô” để làm luận án tiến sĩ, trong đó anh ta chứng minh luận điểm của F. Engels rằng trong chủ nghĩa tư bản diễn ra quá trình phân hóa giai cấp còn trong chủ nghĩa xã hội thì sẽ có công bằng xã hội. Lúc đó, nhờ “công khai” mà báo chí đầy các bài, một mặt, viết về các giai tầng đang hình thành, về các triệu phú, các băng đảng, và mặt khác là sự khốn cùng của nhân dân. Tôi đã hỏi tác giả luận án rằng anh ta đã nghiên cứu những gì để rút ra kết luận như thế? Không trả lời được. Tôi đã nhấn mạnh rằng nghiên cứu sinh đã không đưa được một sự kiện nào để chứng minh luận điểm của mình. Không một sự kiện nào hết! Nhưng những người phản biện là Lifsis, Kondratiev, Nikitinsky, như vốn phải thế, đã nhiệt liệt ca ngợi bản luận án và Hội đồng khoa học của Viện luật pháp Liên Xô đã nhất trí phong học vị tiến sĩ luật học cho tác giả luận án! Làm sao khác được? Ai cho phép anh ta bác bỏ Engels?
Vì các nhà khoa học phải tuân theo các chỉ thị của Đảng, bất kể việc nó có phù hợp với thực tiễn hay không, cho nên dối trá đã trở thành nguyên tăc căn bản của khoa học. Nếu lí thuyết mác-xít khẳng định rằng trong chủ nghĩa tư bản diễn ra quá trình bần cùng hóa người lao động và tội ác phát triển thì dù sự kiện có như thế nào đi nữa, các nhà khoa học Liên Xô vẫn phải chứng minh như thế, tất cả những điều khẳng định của họ, dù có dựa vào các sự kiện và đứng vững “trên nền sự kiện” thì vẫn chỉ là những câu chữ mang tính quảng cáo và mị dân.
Trên thực tế họ đã tiến hành việc chọn lọc các sự kiện và rút ra các kết luận dối trá, mâu thuẫn với thực tiễn. Nếu như thế vẫn chưa đủ thì họ sẽ bóp méo và xuyên tạc các sự kiện, sẽ đưa ra đủ điều bịa đặt dưới dạng sự kiện, thí dụ điều bịa đặt là ở “Liên Xô dân chủ đang giữ thế thượng phong” [10] .
Xin xem xét ngành tội phạm học, một ngành vừa kỉ niệm 30 năm ngày thành lập (1989). Trước năm 1989 số liệu về tội phạm là thuộc loại tuyệt mật. Khoa học nào có thể tồn tại nếu không có dữ kiện? Mà cần gì phải có dữ kiện nếu khoa học của chúng ta dựa trên chủ nghĩa không tưởng của Marx và Engels, theo đó, tội ác sinh ra trong lòng chủ nghĩa tư bản còn trong chủ nghĩa xã hội thì nó sẽ biến mất? Tất cả các “nhà tội phạm học” đã “chứng minh” được như thế.
Chuyên nghiên cứu về tội phạm, dù không có số liệu thống kê, họ không thể không biết điều mà ai cũng biết: tội ác đang gia tăng. Nhưng để phục vụ “lí thuyết” họ đã đánh tráo số liệu và vì vậy mà đã nói dối một cách ngang nhiên. V. Kudriadsev, người đứng đầu ngành luật học Liên Xô, tại Hội nghị VI về tội phạm học của Liên Hiệp Quốc đã thuyết phục cộng đồng thế giới rằng: 1. tội phạm ở Liên Xô đang giảm dần; 2. nguy cơ xã hội cho việc nảy sinh tội ác đang giảm dần; 3. không còn tội phạm có tổ chức [11] . Ông ta đã nói dối những ba lần, hoàn toàn ngược lại! Xin nhắc lại, ông ta không lầm, ông ta cố tình nói dối!
Chính vì sự dối trá đó, chính vì màn khói thả ra xung quang bè lũ mafia cảnh sát đó, mà vào năm 1985 một nhóm các “nhà tội phạm học” đứng đầu là V. Kudriadsev đã được Huân chương quốc gia đấy!
Năm 1986 Tòa án tối cao Liên Xô đã công nhận (không có số liệu!) rằng tội phạm ở nước ta gia tăng “một cách đáng lo ngại”, nhưng trong cuốn sách giáo khoa dành cho các trường luật học xuất bản năm 1988, do các giáo sư B. Korbeinikov, N. Kuznesova và G. Minkovsky chủ biên, người ta vẫn khẳng định, hệt như ba mươi năm trước rằng tội phạm ở Liên Xô là “tàn dư của quá khứ” và “thuộc vào những hiện tượng đang chết dần; nguyên nhân của nó đang bị loại bỏ một cách không thể đảo ngược được [12] ”.
Các nhà bác học cũng có thể lầm, ngoài ra không phải ai cũng làm được như G. Bruno, nghĩa là lên giàn hỏa thiêu vì tư tưởng của mình (nhà bác học vĩ đại Galilei đã từ bỏ học thuyết của mình khi trực diện với tòa án giáo hội), nhưng các “nhà tội phạm học” Liên Xô đã biến việc dối trá hiển nhiên thành một nghề. Để độc giả không nghĩ rằng những điều dẫn ra bên trên chỉ là vụ báo thù của một người cạnh tranh tấm huân chương, xin dẫn ra ở đây lời sám hối của một trong những người đồng nhận giải: “Xa rời sự thật, che dấu và xuyên tạc đã xảy ra trong cuộc đấu tranh chống lại tội ác, mà không chỉ diễn ra trong hoạt động thực tiễn, nó diễn ra cả trong lí thuyết, trong ngành tội phạm học nữa. Không có gì là thật (!), cả trong việc đánh giá cũng như giải thích nguyên nhân của tội ác [13] ”. Hoàn toàn đúng, chỉ có điều “người sám hối” không viết trước tên mình “Người được huân chương quốc gia” mà thôi.
Để làm hài lòng Đảng, người ta đã chế ra những huyền thoại chẳng ăn nhập gì thực tế, nào là mức sống của nhân dân Liên Xô ngày càng được cải thiện, nào là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nào là không còn người bóc lột người, không còn thất nghiệp, pháp luật được tôn trọng, chính quyền do dân làm chủ v.v. và v.v… Những huyền thoại đó đã sụp đổ chưa? Đa số được lặp lại theo một công thức khác: “Vâng, đã có sai lầm, đã xa rời sự thật, nhưng hiện nay… hiện nay chúng ta đã cải tổ rồi”.
Nói về cơ sở lí luận của pháp luật Liên Xô thì cần và chỉ cần xét câu hỏi quan trọng nhất, đấy là khái niệm luật pháp.
Không đi sâu vào các phương án dài dòng, tất cả các định nghĩa về luật pháp có thể rút lại thành hai: 1. luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế [14] ; 2. luật pháp là tập hợp tất cả các qui phạm do nhà nước áp đặt và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế [15] .
“Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin” không quan tâm nhiều đến vấn đề luật pháp, một vài nhận xét về vấn đề này sau đó được phân tích một cách cực kì cẩn thận và tán rộng mãi ra. Định nghĩa đầu tiên được rút ra từ “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do K. Marx và F. Engels viết. Đấy không phải là định nghĩa, các tác giả chỉ lên án giai cấp tư sản đã biến ý chí của mình thành luật pháp mà thôi. Từ đó những người mác-xít liền rút ra kết luận rằng tất cả luật pháp đều là ý chí của giai cấp thống trị.
Định nghĩa thứ hai là của A. Vyshinsky (ông ta từ chối tác quyền), định nghĩa này đã ngự trị trong khoa học trong thời gian mà chính Vyshinsky còn cầm đầu ngành này [16] .
Sự khác nhau của các định nghĩa chỉ là sự nhấn mạnh: cái thứ nhất nhấn mạnh ý chí, cái thứ hai nhấn mạnh qui phạm [17] . Không thể nói rằng cách nhấn mạnh không có ý nghĩa: định nghĩa thứ nhất coi trọng trước hết ý chí của giai cấp thống trị, định nghĩa thứ hai nhấn mạnh rằng pháp luật là hình thức thể hiện ý chí, nhưng trong bất kì trường hợp nào luật pháp xã hội chủ nghĩa cũng “luôn luôn thể hiện quyền lợi của nhân dân lao động và ý chí của nhà nước, người đại diện cho những quyền lợi đó [18] ”.
Nhưng nhân dân lao động, kể cả các đảng viên may lắm thì biết được từ 5 đến 10% các tài liệu pháp qui là cùng (chưa nói đến các chỉ thị mật). Thế thì ai đưa ra “ý chí của Đảng”? Chúng ta đã thấy Ban chấp hành trung ương (là nói các ủy viên chứ không phải bộ máy) không làm việc đó. Còn lại Bộ chính trị. Từ đây có thể thấy rằng ý chí của Đảng và của nhân dân có thể chỉ do một người nói ra mà thôi, người ấy chính là lãnh tụ. Dưới thời Stalin đã thế, thời Khrushchev, rồi đến Brezhnev cũng là như thế.
Nếu chúng ta giả định rằng lãnh tụ có thể thể hiện được ý chí của nhân dân lao động thì hóa ra đạo luật ngày 7 tháng 8 năm 1932, những người mót lúa, mót khoai bị bắn theo đạo luật này; biên bản năm 1934 về việc trấn áp “bọn khủng bố” mà không cần đưa ra xét xử; chỉ thị ngày 26 tháng 6 năm 1940 về trách nhiệm hình sự nếu không có mặt tại vị trí làm việc trong vòng 20 phút và những đạo luật khắc nghiệt khác đều được ban hành theo ý chí và vì quyền lợi của nhân dân cả.
Nhiều thế hệ các cán bộ Đảng, cán bộ nhà nước, các luật sư và dĩ nhiên là toàn thể nhân dân đã được giáo dục trên tinh thần như thế đấy.
Vì vậy, nếu pháp luật cấm sử dụng lao động trẻ em, nhưng “anh hai” ở Uzbekistan hay Mondavia (dĩ nhiên là đã thỏa thuận với tỉnh ủy và trung ương rồi) cho rằng điều kiện kinh tế đòi hỏi các cháu tham gia vào việc thu hoạch bông hay thuốc lá thì ông ta sẽ ra chỉ thị và theo ý chí của ông ta, các cháu bé sẽ phải làm việc từ sáng đến tối dưới cái nắng chói chang, trên những cánh đồng đầy thuốc trừ sâu và sau đó thì nằm ngủ ngay trên mặt đất, trong những cái lều dành cho cừu. Ai dám chống lại “ý chí của Đảng”? Ông viện trưởng viện kiểm sát, cũng là một Đảng ủy viên ư? Thật khó có thể coi đấy là đề nghị nghiêm túc. Các cháu bé ư? Các cháu còn yếu đuối lắm. Cha mẹ các cháu ư? Họ cũng sợ hãi và vô quyền như con em mình mà thôi.
Còn vấn đề xây dựng “nhà nước pháp quyền”, vấn đề “thời cơ vàng” của nó thì sao? Câu trả lời rất đơn giản: chính cách đặt vấn đề về việc xây dựng “nhà nước pháp quyền” đã chứng tỏ rằng nước ta chưa có nhà nước pháp quyền, còn thời hạn xây dựng nó thì chưa được xác định, dù chỉ là một cách tương đối.
Dù sao mặc lòng, tôi hi vọng rằng độc giả đã hiểu vì sao chúng ta phải xem xét tình hình ngành luật học Liên Xô. Trong đó có cả vấn đề như là khái niệm luật pháp vì nó phản ánh lên thực tế cuộc sống. Nói đến quan hệ của giai cấp thống trị đối với luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật là điều phi lí: một mặt đấy là sự miệt thị và khinh thường pháp luật, coi thường cả các nguyên tắc pháp lí và tinh thần thượng tôn pháp luật lẫn các điều luật cụ thể, thứ hai, đấy là sự tin tưởng mù quáng vào sức mạnh toàn năng của luật pháp. Mâu thuẫn này có vẻ như đã tự loại trừ nhau, nhưng nó lại là mâu thuẫn xuyên suốt lịch sử Liên Xô, kể từ các “sắc lệnh Tháng Mười”, “tình trạng khẩn cấp” cho đến quá trình “cải tổ” rất được lòng những người có tư tưởng tự do ở phương Tây hiện nay.
Với ý định “cải tạo chủ nghĩa xã hội”, Gorbachev đã thực hiện những hoạt động lập pháp, phải nói là sôi động, nhưng nói chung vô ích, thậm chí có hại. Một trong những biểu hiện của sự thiếu hiểu biết là “luật chống uống rượu” với những biện pháp cấm đoán nghiêm ngặt và tăng giá đột xuất các loại nước uống có cồn. Trước khi Gorbachev chấp chính tình hình tiêu thụ rượu đã ở mức báo động. Cảnh nghiện ngập xảy ra không chỉ trên đường phố, trong gia đình mà còn ngay tại nơi làm việc. Gorbachev tin rằng chỉ cần đưa ra luật lệ là vấn đề nghiện rượu sẽ được giải quyết. Kết quả: kinh tế và tài chính rơi vào khủng hoảng vì 1/5 ngân sách là từ rượu, việc nấu rượu lậu và đầu cơ rượu, nạn sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác gia tăng, thậm chí lan sang cả trẻ em và cuối cùng là nạn nghiện rượu càng tăng thêm!
Mặt khác, thí dụ, điều 30 luật liên bang, Bộ luật chủ yếu về lao động viết: “Cấm làm việc trong ngày nghỉ”. Nhưng ai để ý đến bộ luật liên bang này?
Trong số rất nhiều luật lệ được ban hành theo sáng kiến của Gorbachev thì luật về xí nghiệp quốc doanh (liên hiệp xí nghiệp) và luật về hợp tác xã là những bộ luật chủ yếu để thực hiện công cuộc “cải cách kinh tế” do ông ta khởi xướng. Chất lượng các bộ luật này thấp đến nỗi không đáng phê bình vì cả hai bộ luật đều không phải là các văn bản pháp qui mà chỉ là các tuyên bố chung chung. Tư tưởng chủ yếu của đạo luật thứ nhất là sự tự chủ của các xí nghiệp, nhưng sự phụ thuộc của chúng vào các bộ chủ quản thì vẫn được giữ nguyên. Tư tưởng chủ yếu của đạo luật thứ hai là sự phát triển tự do của các hợp tác xã, nhưng lại không có sự bảo đảm nào cho cả hợp tác xã lẫn người tiêu dùng. Kết quả: luật về xí nghiệp “không hoạt động”; còn hợp tác xã cũng không hình thành được vì đã bị bộ máy bóp chết từ trong trứng nước, nhưng cái bộ máy này lại không quên nhận tiền hối lộ khi cho đăng kí hoặc cấp cho trụ sở và các “dịch vụ” khác; điều này đã được người ta nói tới ngay trên diễn đàn của Xô viết Tối cao Liên Xô. Sau đó Tổng thống lại ra nghị định cho phép công an và KGB tiến hành kiểm tra và khám xét các hợp tác xã mà không cần Viện kiểm sát phê chuẩn. Người ta không nhận thấy một tí dấu vết nào của kiến thức về pháp luật của Gorbachev trên các đạo luật này.
Khoa học xã hội chủ nghĩa cho rằng pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do “Đảng” xác lập, còn “Đảng” lại cho rằng có thể giải quyết mọi vấn đề của xã hội bằng cách ban hành các đạo luât. Hiện tượng này được nhà văn A. Zinoviev mô tả một cách tuyệt vời như sau: “Một khi quyết định đã được thông qua thì đối với lãnh đạo vấn đề đã được giải quyết. Họ coi việc thông qua quyết định về việc giải quyết vấn đề là sự giải quyết của chính vấn đề”.
Luật pháp chỉ là một phương tiện (chưa phải là chủ yếu) để thực thi đường lối của “Đảng” và không phải là hình thức thể hiện ý chí duy nhất của nó (thế mới có chuyện bóc lột một cách phi nhân trẻ em trên những cánh đồng trồng bông). “Đảng” coi tất cả mọi yêu cầu của mình, dưới bất kì hình thức nào, đều là bắt buộc đối với mọi thần dân, nhưng lại không bắt buộc đối với Đảng. Lenin đã nói rất đúng rằng chuyên chính vô sản là quyền lực không bị giới hạn bởi bất kì đạo luật nào.
Vì vậy đối với tất cả các cấp chính quyền (ngay cả ủy ban hành chính xã hay đúng ra phải nói nhất là đối với các ủy ban hành chính xã) tuân thủ luật pháp không phải là điều bắt buộc. Hiến pháp hay chỉ thị của “anh hai”, cái nào cao hơn không bao giờ được đặt ra đối với ông chủ tịch ủy ban xã. Chúng ta thường nghe các cấp lãnh đạo nói: “chúng ta không được câu nệ”, “không được bám vào lời văn của luật pháp”, “đây là trường hợp ngoại lệ”… Nhưng nếu ở một cấp nào đó luật pháp không phải là bắt buộc thì nó sẽ trở thành không bắt buộc ở khắp mọi cấp và đối với mọi người, thế là xuất hiện tình trạng vô luật pháp khắp mọi nơi, và chính nó đã bóp chết nền kinh tế Liên Xô. “Kế hoạch là luật”, các nhà lãnh đạo Đảng nói như thế trên các diễn đàn đại hội, nhưng không một xí nghiệp, không một nông trang nào thực hiện được kế hoạch, cả về số lượng lẫn chất lượng. Những tiếng gào thét và kêu gọi lập lại trật tự và kỉ cương cứ ngày một yếu dần.
Chỉ còn hi vọng vào dùi cui và súng máy. Nhưng nếu có thể dùng những thứ đó để khôi phục trật tự trên đường phố thì lại không thể dùng chúng để lập kỉ cương trong sản xuất.
Còn 10 kì nữa
Phân tích một cách cụ thể khoa học “xã hội chủ nghĩa” về nhà nước và pháp luật, trong đó khoa học đóng vai trò chủ đạo trong một cuốn sách giành cho đông đảo độc giả là một việc làm không cần thiết, hơn nữa đối với việc ban hành luật và thực tiễn pháp lí, nó cũng không có vai trò đáng kể gì.
Thế thì tại sao lại phải nói về nó? Có hai lí do: thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, luật pháp của tất cả các nước đều bị chính trị hóa, sự kiện này ai cũng rõ từ lâu; trong các nước “xã hội chủ nghĩa”, hệ tư tưởng mác-xít lê-nin-nit lại là cơ sở nhận thức pháp lí của các luật sư [1] . Thứ hai, kiến thức pháp luật là một phần không thể thiếu trong công tác tuyên truyền một cách có hệ thống và có định hướng của Đảng, có ảnh hưởng đến nhận thức pháp lí của nhân dân, của chính các nhà lãnh đạo, các viên chức Đảng, nhà nước và của cả bộ máy tư pháp nữa.
Đặc điểm chủ yếu của nền luật học “xã hội chủ nghĩa” là tính vô nguyên tắc. Điều này xuất phát từ nguyên tắc “tính Đảng của khoa học”, một nguyên tắc được tuyên truyền và bảo vệ mọi lúc mọi nơi, nghĩa là người ta phải tuân theo “đường lối của Đảng” dù nó có biến hóa thế nào cũng mặc.
Vì vậy mà tất cả các nhà khoa học, không trừ một ai, đều phải thay đổi quan điểm của mình mỗi khi có lệnh, nếu họ còn muốn giữ ghế trong khoa học. Sự thay đổi một cách đột ngột “đức tin” đã thành hiện tượng thường nhật đến nỗi không ai ngạc nhiên, cũng không ai phản đối nữa. Người không phải là bò, người có thể thay đổi quan điểm. Nhưng nếu ngày hôm qua một nhà khoa học còn đang tận tuỵ “phân tích những đặc thù của chủ nghĩa xã hội phát triển” mà hôm nay có lệnh từ Ban chấp hành trung ương: “Để chủ nghĩa xã hội phát triển lại!”, phải phê bình “luận điểm” này một cách quyết liệt nhất, thì đấy rõ ràng là bồi bút rồi.
Ở nước ta chân lí không sinh ra từ các cuộc tranh luận vì “đường lối của Đảng” là bất khả tư nghị. Sau khi được sự ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương, một kẻ xảo trá là Lysenko không cần tranh luận với nhà bác học thiên tài Vavilov và các nhà di truyền học khác. Hắn đã dùng KGB đè bẹp họ về mặt tinh thần rồi thủ tiêu về mặt thể xác là xong.
Đấy là các môn khoa học tự nhiên, nơi dường như kết quả các cuộc thí nghiệm tự nó đã có thể chứng minh đâu là chân lí, còn các gien di truyền thì nhìn thấy được dưới kính hiển vi… Nhưng nếu Ban chấp hành trung ương bảo rằng di truyền học và điều khiển học là khoa học tư sản thì không ai còn được có ý kiến gì nữa. Nói gì đến triết học, kinh tế học và luật học?
Trong tất cả các tác phẩm người ta đều nhấn mạnh nguyên tắc Đảng là nguyên tắc chủ yếu của nền khoa học của chúng ta. “Đây là nguyên tắc chung (!) của nền luật học mác-xít lê-nin-nit, là phẩm chất không thể tách rời của nó [2] ”. Nguyên tắc Đảng đòi hỏi người ta phải ủng hộ vô điều kiện kiện ý chí đã trở thành luật pháp của Đảng, dù trên thực tế nó có là phản dân cũng mặc. Chưa bao giờ các luật sư Liên Xô lại ca ngợi tính pháp lí xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ “đã đâm hoa kết trái dưới ánh sáng của hiến pháp Stalin” như trong các năm 1937-1938, khi mà chỉ ở Moskva đã có 800 người bị bắn mỗi ngày (tư liệu của nhà báo A. Miltrakov).
Lòng trung thành, khi đã được đưa đến mức cuồng tín, thì dù có phi đạo đức vẫn có thể được thông cảm. Nhưng đằng này lại là “đường lối của Đảng”, giống như mọi đường lối, nó luôn luôn thay đổi mà lại thay đổi một cách bất ngờ nhất, đôi khi theo hướng hoàn toàn ngược lại (thí dụ chuyển từ “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” sang “chính sách kinh tế mới”; hay trong giai đoạn “đổi mới”: chuyển từ việc hợp nhất tất cả các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa thành hình thức duy nhất, hình thức sở hữu toàn dân thành “phi nhà nước hóa”, thành tư hữu). Có một câu chuyện tiếu lâm: anh ta là một người cộng sản kiên định, nếu có dao động thì cũng dao động cùng với đường lối của Đảng!
Sự bốc thơm luật pháp và chính sách pháp luật hiện hành đã vượt mọi biên giới của sự xấu hổ. Luật pháp Liên Xô là “hiện thân của lí tưởng và quan niệm của nhân dân lao động về tính pháp lí, sự công bằng và nhân đạo [3] ”, các luật sư nổi tiếng đã viết trong một công trình tập thể như vậy đấy. Đấy là trong một đất nước, nơi hàng triệu người đã chết đằng sau dây kẽm gai trại cải tạo, nơi người ta cố tình gây ra nạn đói làm chết hàng triệu người, còn những người nông dân đói khát thì bị bắn chỉ vì đã mót những bông lúa còn sót lại sau vụ thu hoạch (đằng nào cũng cày lấp đi) theo luật ban hành ngày 7 tháng 8 năm 1932 (gọi là luật 7/8 - ND). Nơi một số dân tộc (người Tatar ở Krưm, người Đức sống ở vùng Volga, người Thổ Nhĩ Kì, người Meskhetin v.v.) bị coi là tội phạm và bị trừng phạt theo luật hình sự và lưu đầy, hiện nay họ vẫn chưa được khôi phục đầy đủ mọi quyền lợi, chưa được đền bù về tài sản và những đau khổ mà họ đã phải chịu đựng? Nơi bính lính dùng xẻng phạt ngang người các thiếu nữ trẻ (Tbilisi, 1989), bắn vào dân chúng tay không một tấc sắt (Bacu - 1990, Vinhius, Riga – 1991)? Không có một luật sư “nổi tiếng” nào và chưa bao giờ họ đứng lên phản đối những vụ vi phạm quyền con người hay tham gia vào phong trào bảo vệ quyền con người. V. Kudriadsev, người đứng đầu ngành luật học hiện nay, cũng như người tiền nhiệm của ông ta và Trkhikvadze, trưởng ban quyền con người thuộc trường đại học luật, cũng như Alekseev S., chủ tịch ủy ban giám sát hiến pháp chưa lần nào phát biểu bảo vệ người đồng liêu trong Viện hàn lâm khoa học là viện sĩ A. Sakharov, cũng như chưa từng đứng lên phản đối những vụ giết người hàng loạt nói trên. Họ luôn đứng ở hàng đầu, cả dưới thời Stalin, cũng như thời Khrushchev và Brezhnev, bây giờ họ vẫn bảo vệ được những chiếc ghế của mình. Họ là những người đầu tiên lên tiếng tụng ca đường lối mới và lên án những vi phạm trong giai đoạn trước đó. Chính họ lại là những người đại diện cho nền khoa học Liên Xô trong các hội nghị quốc tế, báo chí phương Tây sẵn sàng dành chỗ để cho họ đưa ra các thông tin giả mạo.
V. Trkhivadze đã công bố tại Cộng hòa liên bang Đức một bài báo về bước ngoặt theo hướng sự thật của khoa luật học Liên Xô [4] . Tất nhiên là sau 70 năm dối trá thì một bước ngoặt có thể gọi là “kịp thời” nếu thực sự có một bước ngoặt như thế [5] . Đơn giản là đường lối đã thay đổi và các luật sư cũng quay theo hướng đã định, họ sám hối vì những điều dối trá cũ và tiếp tục sáng tác ra những điều dối trá mới.
Đương nhiên sẽ xuất hiện câu hỏi, ai đã cản trở toàn bộ ngành khoa học và chính tác giả bài báo thực hiện “bước ngoặt” một cách sớm hơn? Câu trả lời của ông ta là: A. Vyshinsky [6] ! Dù đã quá quen với sự trắng trợn vô liêm xỉ của các luật sư của chúng ta, tôi cũng không kiềm chế được thái độ khinh bỉ khi đọc bài báo đó vì tác giả của nó đã có hành động giống hệt như một con lừa đang đá vào một con sư tử đã chết, tội lỗi của mình lại đổ cho A. Vyshinsky! Không có điều kiện phân tích toàn bộ bài báo, chỉ xin dẫn một thí dụ: Trkhivadze tố cáo Vyshinsky trong việc đàn áp các nhà khoa học, trong đó có G. Gurvich và A. Stalgevich. Trên thực tế thì vào năm 1949, theo lệnh của Stalin người ta đã tiến hành một chiến dịch bẩn thỉu nhằm đàn áp người Do Thái trong tất cả các lĩnh vực khoa học và văn hóa, người Do Thái bị đuổi khỏi các công sở và bị bắt giữ nhân danh cuộc “đấu tranh với chủ nghĩa thế giới”. Chính viên đại tá dũng cảm của chúng ta nằm trong số các luật sư mở màn chiến dịch, nổ súng vào “những người theo chủ nghĩa thế giới” và đã gọi G. Gurvich, I. Levin, M. Strogovich và A. Stalgevich là những kẻ phá hoại chủ chốt. Ban biên tập tờ báo Osteuropa, nơi công bố những bài báo xuyên tạc của V. Trkhivadze lại không cho tôi nói lên sự thật về vấn đề này.
Nền luật học Xô Viết luôn luôn bám sát “đường lối của Đảng” và lấy làm tự hào về điều đó. Về mặt này thì không có bước ngoặt nào trong giai đoạn “cải tổ” cả, đơn giản là “đường lối của Đảng” đã rẽ sang hướng khác. Trong giai đoạn “cải tổ” nguyên tắc bốc thơm sự anh minh của Đảng vẫn được tuân thủ một cách tuyệt đối.
Ngày 8 tháng 4 năm 1989 (một ngày trước khi xảy ra sự kiện “ngày chủ nhật đẫm máu” ở Tbilisi) M. Gorbachev kí một nghị định phản động về việc sửa đổi luật về tội phạm quốc gia. Điều 111 của nghị định này: “Lăng mạ và làm mất uy tín của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội” kinh tởm đến mức sau đó đã xảy ra một chuyện vô tiền khoáng hậu: “đa số dễ bảo” của Xô viết Tối cao Liên Xô đã không thông qua nghị định. Thế mà ngay sau khi công bố, hai giáo sư đã lập tức đồng thanh ca ngợi nghị định. Mặc dù có ghi nhận một vài thiếu sót, mà theo họ là có thể khắc phục được sau khi có hướng dẫn, nhưng nói chung, tướng N. Dagorodnikov (luật hình sự) coi nghị định là “tiến bộ”, còn tướng N. Strutrkov (luật trại cải tạo) thì khẳng định một cách không xấu hổ rằng mục đích của nghị định là “bảo đảm về mặt luật pháp quá trình dân chủ hóa và công khai hóa [7] ”!
Một thí dụ nữa về tính vô nguyên tắc trong thời gian gần đây, đấy là thái độ đối với “nhà nước pháp quyền”. Cái học thuyết tư sản này đã bị các học giả của chúng ta nguyền rủa bằng đủ thứ từ ngữ vì theo lời họ thì bọn phát xít rất thích lí thuyết này [8] . Nhưng năm 1988, có lệnh từ Ban chấp hành trung ương và ông S. Alekseev, người vừa được nói đến ở trên, đã vội reo lên với lòng nhiệt tình vốn có và nhấn mạnh bằng những chữ to đùng rằng “việc Đảng Cộng sản Liên Xô thi hành đường lối thiết lập nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là THỜI CƠ VÀNG CỦA LUẬT PHÁP [9] !”. Không ở đâu và không có ai nhắc lại rằng trước đó ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã bị chửi bới một cách không thương tiếc, còn hôm nay thì phê bình nó là việc bất khả thi. Vấn đề lương tâm (không phải là khái niệm pháp lí) chưa bao giờ được các luật sư của chúng ta thảo luận.
Chuyện gì đã xảy ra sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô giải thể? Không có gì hết. Vấn đề là các “chỉ thị” từ nay sẽ xuất phát từ một hệ thống khác. Đơn giản là Văn phòng Tổng thống trong các phòng làm việc cũ, tòa nhà cũ, trên Quảng trường Cũ đã thế chỗ Ban chấp hành trung ương Đảng.
Từ hàng thế kỉ nay khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện và các nhà khoa học rút ra kết luận. Nước ta thì khác: khởi thủy là “một kết luận về mặt lí thuyết”, sau đó mới thu thập sự kiện, mà không phải lúc nào cũng thế. Hiện nay toàn thế giới phải bàng hoàng về mức sống của những người lao động Liên Xô. Ban lãnh đạo của cái đất nước vĩ đại này phải xin viện trợ lương thực khẩn cấp của ngay cả nước Luxemburg, một nước chỉ nhỏ bằng một phần mười tám tỉnh Moskva, thế mà trong danh mục thư viện mang tên Lenin tôi tìm thấy gần 200 luận án về “nâng cao một cách liên tục mức sống của nhân dân Liên Xô”. Sách và báo thì không thể nào đếm hết được. Một người tên là S. Rotan đã dùng đề tài “Công bằng xã hội và luật lao động Liên Xô” để làm luận án tiến sĩ, trong đó anh ta chứng minh luận điểm của F. Engels rằng trong chủ nghĩa tư bản diễn ra quá trình phân hóa giai cấp còn trong chủ nghĩa xã hội thì sẽ có công bằng xã hội. Lúc đó, nhờ “công khai” mà báo chí đầy các bài, một mặt, viết về các giai tầng đang hình thành, về các triệu phú, các băng đảng, và mặt khác là sự khốn cùng của nhân dân. Tôi đã hỏi tác giả luận án rằng anh ta đã nghiên cứu những gì để rút ra kết luận như thế? Không trả lời được. Tôi đã nhấn mạnh rằng nghiên cứu sinh đã không đưa được một sự kiện nào để chứng minh luận điểm của mình. Không một sự kiện nào hết! Nhưng những người phản biện là Lifsis, Kondratiev, Nikitinsky, như vốn phải thế, đã nhiệt liệt ca ngợi bản luận án và Hội đồng khoa học của Viện luật pháp Liên Xô đã nhất trí phong học vị tiến sĩ luật học cho tác giả luận án! Làm sao khác được? Ai cho phép anh ta bác bỏ Engels?
Vì các nhà khoa học phải tuân theo các chỉ thị của Đảng, bất kể việc nó có phù hợp với thực tiễn hay không, cho nên dối trá đã trở thành nguyên tăc căn bản của khoa học. Nếu lí thuyết mác-xít khẳng định rằng trong chủ nghĩa tư bản diễn ra quá trình bần cùng hóa người lao động và tội ác phát triển thì dù sự kiện có như thế nào đi nữa, các nhà khoa học Liên Xô vẫn phải chứng minh như thế, tất cả những điều khẳng định của họ, dù có dựa vào các sự kiện và đứng vững “trên nền sự kiện” thì vẫn chỉ là những câu chữ mang tính quảng cáo và mị dân.
Trên thực tế họ đã tiến hành việc chọn lọc các sự kiện và rút ra các kết luận dối trá, mâu thuẫn với thực tiễn. Nếu như thế vẫn chưa đủ thì họ sẽ bóp méo và xuyên tạc các sự kiện, sẽ đưa ra đủ điều bịa đặt dưới dạng sự kiện, thí dụ điều bịa đặt là ở “Liên Xô dân chủ đang giữ thế thượng phong” [10] .
Xin xem xét ngành tội phạm học, một ngành vừa kỉ niệm 30 năm ngày thành lập (1989). Trước năm 1989 số liệu về tội phạm là thuộc loại tuyệt mật. Khoa học nào có thể tồn tại nếu không có dữ kiện? Mà cần gì phải có dữ kiện nếu khoa học của chúng ta dựa trên chủ nghĩa không tưởng của Marx và Engels, theo đó, tội ác sinh ra trong lòng chủ nghĩa tư bản còn trong chủ nghĩa xã hội thì nó sẽ biến mất? Tất cả các “nhà tội phạm học” đã “chứng minh” được như thế.
Chuyên nghiên cứu về tội phạm, dù không có số liệu thống kê, họ không thể không biết điều mà ai cũng biết: tội ác đang gia tăng. Nhưng để phục vụ “lí thuyết” họ đã đánh tráo số liệu và vì vậy mà đã nói dối một cách ngang nhiên. V. Kudriadsev, người đứng đầu ngành luật học Liên Xô, tại Hội nghị VI về tội phạm học của Liên Hiệp Quốc đã thuyết phục cộng đồng thế giới rằng: 1. tội phạm ở Liên Xô đang giảm dần; 2. nguy cơ xã hội cho việc nảy sinh tội ác đang giảm dần; 3. không còn tội phạm có tổ chức [11] . Ông ta đã nói dối những ba lần, hoàn toàn ngược lại! Xin nhắc lại, ông ta không lầm, ông ta cố tình nói dối!
Chính vì sự dối trá đó, chính vì màn khói thả ra xung quang bè lũ mafia cảnh sát đó, mà vào năm 1985 một nhóm các “nhà tội phạm học” đứng đầu là V. Kudriadsev đã được Huân chương quốc gia đấy!
Năm 1986 Tòa án tối cao Liên Xô đã công nhận (không có số liệu!) rằng tội phạm ở nước ta gia tăng “một cách đáng lo ngại”, nhưng trong cuốn sách giáo khoa dành cho các trường luật học xuất bản năm 1988, do các giáo sư B. Korbeinikov, N. Kuznesova và G. Minkovsky chủ biên, người ta vẫn khẳng định, hệt như ba mươi năm trước rằng tội phạm ở Liên Xô là “tàn dư của quá khứ” và “thuộc vào những hiện tượng đang chết dần; nguyên nhân của nó đang bị loại bỏ một cách không thể đảo ngược được [12] ”.
Các nhà bác học cũng có thể lầm, ngoài ra không phải ai cũng làm được như G. Bruno, nghĩa là lên giàn hỏa thiêu vì tư tưởng của mình (nhà bác học vĩ đại Galilei đã từ bỏ học thuyết của mình khi trực diện với tòa án giáo hội), nhưng các “nhà tội phạm học” Liên Xô đã biến việc dối trá hiển nhiên thành một nghề. Để độc giả không nghĩ rằng những điều dẫn ra bên trên chỉ là vụ báo thù của một người cạnh tranh tấm huân chương, xin dẫn ra ở đây lời sám hối của một trong những người đồng nhận giải: “Xa rời sự thật, che dấu và xuyên tạc đã xảy ra trong cuộc đấu tranh chống lại tội ác, mà không chỉ diễn ra trong hoạt động thực tiễn, nó diễn ra cả trong lí thuyết, trong ngành tội phạm học nữa. Không có gì là thật (!), cả trong việc đánh giá cũng như giải thích nguyên nhân của tội ác [13] ”. Hoàn toàn đúng, chỉ có điều “người sám hối” không viết trước tên mình “Người được huân chương quốc gia” mà thôi.
Để làm hài lòng Đảng, người ta đã chế ra những huyền thoại chẳng ăn nhập gì thực tế, nào là mức sống của nhân dân Liên Xô ngày càng được cải thiện, nào là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nào là không còn người bóc lột người, không còn thất nghiệp, pháp luật được tôn trọng, chính quyền do dân làm chủ v.v. và v.v… Những huyền thoại đó đã sụp đổ chưa? Đa số được lặp lại theo một công thức khác: “Vâng, đã có sai lầm, đã xa rời sự thật, nhưng hiện nay… hiện nay chúng ta đã cải tổ rồi”.
Nói về cơ sở lí luận của pháp luật Liên Xô thì cần và chỉ cần xét câu hỏi quan trọng nhất, đấy là khái niệm luật pháp.
Không đi sâu vào các phương án dài dòng, tất cả các định nghĩa về luật pháp có thể rút lại thành hai: 1. luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế [14] ; 2. luật pháp là tập hợp tất cả các qui phạm do nhà nước áp đặt và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế [15] .
“Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin” không quan tâm nhiều đến vấn đề luật pháp, một vài nhận xét về vấn đề này sau đó được phân tích một cách cực kì cẩn thận và tán rộng mãi ra. Định nghĩa đầu tiên được rút ra từ “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do K. Marx và F. Engels viết. Đấy không phải là định nghĩa, các tác giả chỉ lên án giai cấp tư sản đã biến ý chí của mình thành luật pháp mà thôi. Từ đó những người mác-xít liền rút ra kết luận rằng tất cả luật pháp đều là ý chí của giai cấp thống trị.
Định nghĩa thứ hai là của A. Vyshinsky (ông ta từ chối tác quyền), định nghĩa này đã ngự trị trong khoa học trong thời gian mà chính Vyshinsky còn cầm đầu ngành này [16] .
Sự khác nhau của các định nghĩa chỉ là sự nhấn mạnh: cái thứ nhất nhấn mạnh ý chí, cái thứ hai nhấn mạnh qui phạm [17] . Không thể nói rằng cách nhấn mạnh không có ý nghĩa: định nghĩa thứ nhất coi trọng trước hết ý chí của giai cấp thống trị, định nghĩa thứ hai nhấn mạnh rằng pháp luật là hình thức thể hiện ý chí, nhưng trong bất kì trường hợp nào luật pháp xã hội chủ nghĩa cũng “luôn luôn thể hiện quyền lợi của nhân dân lao động và ý chí của nhà nước, người đại diện cho những quyền lợi đó [18] ”.
Nhưng nhân dân lao động, kể cả các đảng viên may lắm thì biết được từ 5 đến 10% các tài liệu pháp qui là cùng (chưa nói đến các chỉ thị mật). Thế thì ai đưa ra “ý chí của Đảng”? Chúng ta đã thấy Ban chấp hành trung ương (là nói các ủy viên chứ không phải bộ máy) không làm việc đó. Còn lại Bộ chính trị. Từ đây có thể thấy rằng ý chí của Đảng và của nhân dân có thể chỉ do một người nói ra mà thôi, người ấy chính là lãnh tụ. Dưới thời Stalin đã thế, thời Khrushchev, rồi đến Brezhnev cũng là như thế.
Nếu chúng ta giả định rằng lãnh tụ có thể thể hiện được ý chí của nhân dân lao động thì hóa ra đạo luật ngày 7 tháng 8 năm 1932, những người mót lúa, mót khoai bị bắn theo đạo luật này; biên bản năm 1934 về việc trấn áp “bọn khủng bố” mà không cần đưa ra xét xử; chỉ thị ngày 26 tháng 6 năm 1940 về trách nhiệm hình sự nếu không có mặt tại vị trí làm việc trong vòng 20 phút và những đạo luật khắc nghiệt khác đều được ban hành theo ý chí và vì quyền lợi của nhân dân cả.
Nhiều thế hệ các cán bộ Đảng, cán bộ nhà nước, các luật sư và dĩ nhiên là toàn thể nhân dân đã được giáo dục trên tinh thần như thế đấy.
Vì vậy, nếu pháp luật cấm sử dụng lao động trẻ em, nhưng “anh hai” ở Uzbekistan hay Mondavia (dĩ nhiên là đã thỏa thuận với tỉnh ủy và trung ương rồi) cho rằng điều kiện kinh tế đòi hỏi các cháu tham gia vào việc thu hoạch bông hay thuốc lá thì ông ta sẽ ra chỉ thị và theo ý chí của ông ta, các cháu bé sẽ phải làm việc từ sáng đến tối dưới cái nắng chói chang, trên những cánh đồng đầy thuốc trừ sâu và sau đó thì nằm ngủ ngay trên mặt đất, trong những cái lều dành cho cừu. Ai dám chống lại “ý chí của Đảng”? Ông viện trưởng viện kiểm sát, cũng là một Đảng ủy viên ư? Thật khó có thể coi đấy là đề nghị nghiêm túc. Các cháu bé ư? Các cháu còn yếu đuối lắm. Cha mẹ các cháu ư? Họ cũng sợ hãi và vô quyền như con em mình mà thôi.
Còn vấn đề xây dựng “nhà nước pháp quyền”, vấn đề “thời cơ vàng” của nó thì sao? Câu trả lời rất đơn giản: chính cách đặt vấn đề về việc xây dựng “nhà nước pháp quyền” đã chứng tỏ rằng nước ta chưa có nhà nước pháp quyền, còn thời hạn xây dựng nó thì chưa được xác định, dù chỉ là một cách tương đối.
Dù sao mặc lòng, tôi hi vọng rằng độc giả đã hiểu vì sao chúng ta phải xem xét tình hình ngành luật học Liên Xô. Trong đó có cả vấn đề như là khái niệm luật pháp vì nó phản ánh lên thực tế cuộc sống. Nói đến quan hệ của giai cấp thống trị đối với luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật là điều phi lí: một mặt đấy là sự miệt thị và khinh thường pháp luật, coi thường cả các nguyên tắc pháp lí và tinh thần thượng tôn pháp luật lẫn các điều luật cụ thể, thứ hai, đấy là sự tin tưởng mù quáng vào sức mạnh toàn năng của luật pháp. Mâu thuẫn này có vẻ như đã tự loại trừ nhau, nhưng nó lại là mâu thuẫn xuyên suốt lịch sử Liên Xô, kể từ các “sắc lệnh Tháng Mười”, “tình trạng khẩn cấp” cho đến quá trình “cải tổ” rất được lòng những người có tư tưởng tự do ở phương Tây hiện nay.
Với ý định “cải tạo chủ nghĩa xã hội”, Gorbachev đã thực hiện những hoạt động lập pháp, phải nói là sôi động, nhưng nói chung vô ích, thậm chí có hại. Một trong những biểu hiện của sự thiếu hiểu biết là “luật chống uống rượu” với những biện pháp cấm đoán nghiêm ngặt và tăng giá đột xuất các loại nước uống có cồn. Trước khi Gorbachev chấp chính tình hình tiêu thụ rượu đã ở mức báo động. Cảnh nghiện ngập xảy ra không chỉ trên đường phố, trong gia đình mà còn ngay tại nơi làm việc. Gorbachev tin rằng chỉ cần đưa ra luật lệ là vấn đề nghiện rượu sẽ được giải quyết. Kết quả: kinh tế và tài chính rơi vào khủng hoảng vì 1/5 ngân sách là từ rượu, việc nấu rượu lậu và đầu cơ rượu, nạn sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác gia tăng, thậm chí lan sang cả trẻ em và cuối cùng là nạn nghiện rượu càng tăng thêm!
Mặt khác, thí dụ, điều 30 luật liên bang, Bộ luật chủ yếu về lao động viết: “Cấm làm việc trong ngày nghỉ”. Nhưng ai để ý đến bộ luật liên bang này?
Trong số rất nhiều luật lệ được ban hành theo sáng kiến của Gorbachev thì luật về xí nghiệp quốc doanh (liên hiệp xí nghiệp) và luật về hợp tác xã là những bộ luật chủ yếu để thực hiện công cuộc “cải cách kinh tế” do ông ta khởi xướng. Chất lượng các bộ luật này thấp đến nỗi không đáng phê bình vì cả hai bộ luật đều không phải là các văn bản pháp qui mà chỉ là các tuyên bố chung chung. Tư tưởng chủ yếu của đạo luật thứ nhất là sự tự chủ của các xí nghiệp, nhưng sự phụ thuộc của chúng vào các bộ chủ quản thì vẫn được giữ nguyên. Tư tưởng chủ yếu của đạo luật thứ hai là sự phát triển tự do của các hợp tác xã, nhưng lại không có sự bảo đảm nào cho cả hợp tác xã lẫn người tiêu dùng. Kết quả: luật về xí nghiệp “không hoạt động”; còn hợp tác xã cũng không hình thành được vì đã bị bộ máy bóp chết từ trong trứng nước, nhưng cái bộ máy này lại không quên nhận tiền hối lộ khi cho đăng kí hoặc cấp cho trụ sở và các “dịch vụ” khác; điều này đã được người ta nói tới ngay trên diễn đàn của Xô viết Tối cao Liên Xô. Sau đó Tổng thống lại ra nghị định cho phép công an và KGB tiến hành kiểm tra và khám xét các hợp tác xã mà không cần Viện kiểm sát phê chuẩn. Người ta không nhận thấy một tí dấu vết nào của kiến thức về pháp luật của Gorbachev trên các đạo luật này.
Khoa học xã hội chủ nghĩa cho rằng pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do “Đảng” xác lập, còn “Đảng” lại cho rằng có thể giải quyết mọi vấn đề của xã hội bằng cách ban hành các đạo luât. Hiện tượng này được nhà văn A. Zinoviev mô tả một cách tuyệt vời như sau: “Một khi quyết định đã được thông qua thì đối với lãnh đạo vấn đề đã được giải quyết. Họ coi việc thông qua quyết định về việc giải quyết vấn đề là sự giải quyết của chính vấn đề”.
Luật pháp chỉ là một phương tiện (chưa phải là chủ yếu) để thực thi đường lối của “Đảng” và không phải là hình thức thể hiện ý chí duy nhất của nó (thế mới có chuyện bóc lột một cách phi nhân trẻ em trên những cánh đồng trồng bông). “Đảng” coi tất cả mọi yêu cầu của mình, dưới bất kì hình thức nào, đều là bắt buộc đối với mọi thần dân, nhưng lại không bắt buộc đối với Đảng. Lenin đã nói rất đúng rằng chuyên chính vô sản là quyền lực không bị giới hạn bởi bất kì đạo luật nào.
Vì vậy đối với tất cả các cấp chính quyền (ngay cả ủy ban hành chính xã hay đúng ra phải nói nhất là đối với các ủy ban hành chính xã) tuân thủ luật pháp không phải là điều bắt buộc. Hiến pháp hay chỉ thị của “anh hai”, cái nào cao hơn không bao giờ được đặt ra đối với ông chủ tịch ủy ban xã. Chúng ta thường nghe các cấp lãnh đạo nói: “chúng ta không được câu nệ”, “không được bám vào lời văn của luật pháp”, “đây là trường hợp ngoại lệ”… Nhưng nếu ở một cấp nào đó luật pháp không phải là bắt buộc thì nó sẽ trở thành không bắt buộc ở khắp mọi cấp và đối với mọi người, thế là xuất hiện tình trạng vô luật pháp khắp mọi nơi, và chính nó đã bóp chết nền kinh tế Liên Xô. “Kế hoạch là luật”, các nhà lãnh đạo Đảng nói như thế trên các diễn đàn đại hội, nhưng không một xí nghiệp, không một nông trang nào thực hiện được kế hoạch, cả về số lượng lẫn chất lượng. Những tiếng gào thét và kêu gọi lập lại trật tự và kỉ cương cứ ngày một yếu dần.
Chỉ còn hi vọng vào dùi cui và súng máy. Nhưng nếu có thể dùng những thứ đó để khôi phục trật tự trên đường phố thì lại không thể dùng chúng để lập kỉ cương trong sản xuất.
Còn 10 kì nữa
[1]J. L. Konstantinenko đã viết về chuyện này. Ông cũng ghi nhận rằng các luật sư “xã hội chủ nghĩa” sử dụng phương pháp so sánh như là vũ khí trong cuộc đấu tranh tư tưởng và họ coi nhiệm vụ của mình là chứng minh tính tưu việt của nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. J.-L.Konstantinesco. Traite de Droit Compare, t.2, Paris, 1974, p. 30-34.
[2]"Học thuyết Mác-Lenin về nhà nước và pháp luật, tập 4, Pháp luật xã hội chủ nghĩa” M., 1973, trang 9. Đây là tác phẩm tập thể về nhà nước và pháp luật lớn nhất trong lịch sử Liên Xô, nó giữ vị trí đặc biệt vì là ý kiến của các “lí thuyết gia” nổi tiếng nhất và có bằng cấp cao nhất. Nhiều trích dẫn sẽ được lấy từ tác phẩm này, nhưng vì tên của nó quá dài nên sau này sẽ viết tắt là MLVNNPL.
[3] MLVNNPL. tập 4, М., 1973. trang 9
[4]V. Cchikvadze, Der Umbruch und die Entwicklung der sowietischen Rechtswissenschafl Osteuropas: Recht, 1990.H.2.
[5]S Alekseev ghi nhận những khuyết tật sau đây của nền luật học Liên Xô: a/ đánh mất vị trí của một nền khoa học chân chính; b/ biện hộ cho nhà nước Xô viết và pháp lí Xô viết; c/ giáo điều; d/ nền đạo đức không thuận lợi (Pháp luật Liên Xô, 1989, số 5, trang 76). Và sám hối: "... những đánh giá mang tính tiêu cực như thế này liên quan một cách vô điều kiện đến tất cả những gì mà tác giả những dòng này đã viết”. Nói phải củ cải cũng nghe.
[6]V. Cchikvadze. Der schädliche Elnfluss von A. Vyshinskji in der sowietischen Rechtswissenchaft Osteuropas: Recht, 1989, H.2.
[7]Báo Tin tức, ngày 15 tháng 4 1989
[8] Lí thuyết vê nhà nước pháp quyền “không có giá trị về mặt lí luận, không thực hiện được trên thực tế… chỉ có giá trị tuyên truyền. Các xu hướng quân phiệt và phục thù, khôi phục lại lực lượng phát xít - đấy chính là sự thật nấp sau khái niệm “nhà nước pháp quyền”. MLVNNPL, tập 1, M., năm 1971, trang. 9.
"Khái niệm nhà nước pháp quyền phát xít là “một gói lựu đạn” nhằm, một mặt, chống lại giai cấp công nhân Đức, và mặt khác, chống lại phong trào công nhân thế giới và đội tiên phong của nó là nhà nước Liên Xô. Khái niệm nhà nước pháp quyền hiện đại cũng nhằm theo đuổi mục đích đó”. Phê bình lí luật pháp quyền tư sản hiện đại. M., 1969, trang 266.
"Lí thuyết về nhà nước pháp quyền” chứa đầy tư tưởng chống cộng, nhằm đối lập nhà nước xã hội chủ nghĩa như là nhà nước “vô luật pháp” với nhà nước tư sản “pháp quyền”. Nó được sử dụng để bảo vệ chủ nghĩa thực dân mới. Lí thuyết về nhà nước và pháp luật. Chủ biên S. S. Alekseev, M., 1985, trang 457.
[9]S. Alekseev. Nhà nước pháp quyền - số phận của chủ nghĩa xã hội. М., 1988, trang 72.
[10]Tôi đùa. Trích dẫn này lấy từ cuốn sách giáo khoa: Lí thuyết về nhà nước và pháp luật thời chế độ khủng bố của Stalin (М., 1949, trang 44), trong đó đã “vạch mặt” các nhà khoa học phương Tây, các nhà khoa học “tư sản”, “tay sai của chủ nghĩa đế quốc”. Tôi chỉ chuyển địa chỉ thành các nhà khoa học Liên Xô mà thôi.
[11]V. Kudriavsev, Các xu hướng tội phạm và cuộc đấu tranh với nó ở Liên Xô. М., 1988. trang 8
[12]Tội phạm học. М., 1988, trang 63-64
[13]Tư pháp Liên Xô, 1989, Số З. trang 9
[14]S. Alekseev, Lí thuyết chung về pháp luật, Т. 1., М., 1981, trang 104
[15]MLVNNPL, tập 1, M., trang 348
[16]А. Vyshinsky. Marx và vấn đề nhà nước và pháp luật. М., 1938, trang 36-37
[17]I. Sabo (Hungaria) phê phán khoa luật pháp Liên xô là qui phạm hóa (I. Szabo. The Notion of Law. Acta juridica, tập 18 (3-4) 1976, trang 263-272. Không có cơ sở để đưa ra phê phán như thế vì nội dung của các qui phạm được xác định bởi giai cấp thống trị chứ không phải bởi tiêu chuẩn tối thượng.
[18]MLVNNPL, tập 4, M., trang 348
[2]"Học thuyết Mác-Lenin về nhà nước và pháp luật, tập 4, Pháp luật xã hội chủ nghĩa” M., 1973, trang 9. Đây là tác phẩm tập thể về nhà nước và pháp luật lớn nhất trong lịch sử Liên Xô, nó giữ vị trí đặc biệt vì là ý kiến của các “lí thuyết gia” nổi tiếng nhất và có bằng cấp cao nhất. Nhiều trích dẫn sẽ được lấy từ tác phẩm này, nhưng vì tên của nó quá dài nên sau này sẽ viết tắt là MLVNNPL.
[3] MLVNNPL. tập 4, М., 1973. trang 9
[4]V. Cchikvadze, Der Umbruch und die Entwicklung der sowietischen Rechtswissenschafl Osteuropas: Recht, 1990.H.2.
[5]S Alekseev ghi nhận những khuyết tật sau đây của nền luật học Liên Xô: a/ đánh mất vị trí của một nền khoa học chân chính; b/ biện hộ cho nhà nước Xô viết và pháp lí Xô viết; c/ giáo điều; d/ nền đạo đức không thuận lợi (Pháp luật Liên Xô, 1989, số 5, trang 76). Và sám hối: "... những đánh giá mang tính tiêu cực như thế này liên quan một cách vô điều kiện đến tất cả những gì mà tác giả những dòng này đã viết”. Nói phải củ cải cũng nghe.
[6]V. Cchikvadze. Der schädliche Elnfluss von A. Vyshinskji in der sowietischen Rechtswissenchaft Osteuropas: Recht, 1989, H.2.
[7]Báo Tin tức, ngày 15 tháng 4 1989
[8] Lí thuyết vê nhà nước pháp quyền “không có giá trị về mặt lí luận, không thực hiện được trên thực tế… chỉ có giá trị tuyên truyền. Các xu hướng quân phiệt và phục thù, khôi phục lại lực lượng phát xít - đấy chính là sự thật nấp sau khái niệm “nhà nước pháp quyền”. MLVNNPL, tập 1, M., năm 1971, trang. 9.
"Khái niệm nhà nước pháp quyền phát xít là “một gói lựu đạn” nhằm, một mặt, chống lại giai cấp công nhân Đức, và mặt khác, chống lại phong trào công nhân thế giới và đội tiên phong của nó là nhà nước Liên Xô. Khái niệm nhà nước pháp quyền hiện đại cũng nhằm theo đuổi mục đích đó”. Phê bình lí luật pháp quyền tư sản hiện đại. M., 1969, trang 266.
"Lí thuyết về nhà nước pháp quyền” chứa đầy tư tưởng chống cộng, nhằm đối lập nhà nước xã hội chủ nghĩa như là nhà nước “vô luật pháp” với nhà nước tư sản “pháp quyền”. Nó được sử dụng để bảo vệ chủ nghĩa thực dân mới. Lí thuyết về nhà nước và pháp luật. Chủ biên S. S. Alekseev, M., 1985, trang 457.
[9]S. Alekseev. Nhà nước pháp quyền - số phận của chủ nghĩa xã hội. М., 1988, trang 72.
[10]Tôi đùa. Trích dẫn này lấy từ cuốn sách giáo khoa: Lí thuyết về nhà nước và pháp luật thời chế độ khủng bố của Stalin (М., 1949, trang 44), trong đó đã “vạch mặt” các nhà khoa học phương Tây, các nhà khoa học “tư sản”, “tay sai của chủ nghĩa đế quốc”. Tôi chỉ chuyển địa chỉ thành các nhà khoa học Liên Xô mà thôi.
[11]V. Kudriavsev, Các xu hướng tội phạm và cuộc đấu tranh với nó ở Liên Xô. М., 1988. trang 8
[12]Tội phạm học. М., 1988, trang 63-64
[13]Tư pháp Liên Xô, 1989, Số З. trang 9
[14]S. Alekseev, Lí thuyết chung về pháp luật, Т. 1., М., 1981, trang 104
[15]MLVNNPL, tập 1, M., trang 348
[16]А. Vyshinsky. Marx và vấn đề nhà nước và pháp luật. М., 1938, trang 36-37
[17]I. Sabo (Hungaria) phê phán khoa luật pháp Liên xô là qui phạm hóa (I. Szabo. The Notion of Law. Acta juridica, tập 18 (3-4) 1976, trang 263-272. Không có cơ sở để đưa ra phê phán như thế vì nội dung của các qui phạm được xác định bởi giai cấp thống trị chứ không phải bởi tiêu chuẩn tối thượng.
[18]MLVNNPL, tập 4, M., trang 348
Nguồn: Nguyên bản tiếng Nga: http://lit.lib.ru/t/tille_a/text_0010.shtml
No comments:
Post a Comment