George Orwell – 1984 (kì 11)
Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
X.
Sau khi thức giấc anh cứ ngỡ mình đã ngủ lâu lắm rồi, nhưng hoá ra đồng hồ mới chỉ tám giờ hai mươi. Anh lại thiếp đi một lúc nữa; tiếng hát quen thuộc vọng lại từ cái sân bên dưới:
“Chỉ là những giấc mơ thôi,
Vút qua như ngày xuân mới
Người xưa giờ ở nơi đâu
Lòng em thổn thức khôn nguôi
Bao giờ gặp lại người ơi”
Có vẻ như bài hát vô duyên này vẫn còn thịnh hành lắm. Ở đâu cũng nghe thấy người ta hát. Nó sống dai hơn "Bài ca hận thù". Tiếng hát cũng làm Julia thức giấc, cô khoan khoái duỗi dài chân ra rồi bước xuống giường.
“Em đói rồi”, cô bảo. “Pha cà phê nhá. Chán quá, dầu thì hết, nước thì nguội ngắt”. Cô đưa cái bếp lên và lắc. “Hết tiệt dầu rồi”
“Hay hỏi xin ông chủ một ít”
“Lạ nhỉ, em vừa thấy còn đầy mà. Em phải mặc áo vào đây”, cô nói thêm. “Có vẻ lạnh rồi”
Wnston cũng đứng dậy lấy áo mặc. Tiếng hát vẫn tiếp tục.
“Người bảo rằng rồi sẽ qua đi
Người bảo rằng rồi sẽ quên thôi.
Nước mặt, nụ cười, ngày tháng cứ trôi
Mà lòng em chẳng thể nào nguôi”
Vừa kéo thắt lưng bộ đồng phục Winston vừa bước lại gần cửa sổ. Mặt trời đã lặn, ánh sáng đã tắt. Mặt đá lát sân ướt như vừa được kì cọ vậy; anh có cảm giác như bầu trời cũng như vừa được kì cọ, xanh nhạt và thật tươi. Người đàn bà vẫn đi đi lại lại, không biết mỏi, lúc ngậm cái móc áo, lúc lấy ra, hát một tí rồi ngừng, rồi lại hát và cứ phơi, phơi mãi. Winston tự hỏi không biết bà ta giặt thuê hay là phải "hầu" vài ba chục đứa cháu nội ngoại. Julia lại đứng bên anh, cả hai cùng lặng lẽ thán phục ngắm nhìn người đàn bà mạnh mẽ ở bên dưới. Nhìn động tác quen thuộc của bà ta, tay giơ lên treo tã, mông to như mông ngựa vẩy lên, Winston chợt nhận ra là bà ta khá đẹp. Chưa bao giờ anh nghĩ rằng cơ thể một người đàn bà ngoài năm mươi, sồ sề ra vì những lần sinh nở rồi khô cứng đi, đanh lai như một củ cải già vì phải làm việc quá sức lại có thể đẹp. Nhưng thật thế, bà ta đẹp, và hơn nữa, anh nghĩ, tại sao không? Da đỏ và thô, thân hình rắn rỏi và chẳng còn eo iếc gì, so với một cô gái thì bà ta giống như quả tầm xuân đặt cạnh bông hoa chúm chím. Nhưng tại sao quả lại không bằng hoa?
“Bà ta đẹp đấy”, anh thì thầm.
“Vòng hai phải hai mét là ít”, Julia bảo.
“Đấy cũng là một kiểu đẹp”, Winston nói.
Anh lấy tay ôm ngang eo cô. Cô dựa sát vào anh. Họ sẽ không bao giờ có con. Số phận là như thế. Họ chỉ có thể truyền miệng, từ người này sang người kia cái bí mật họ giữ trong đầu. Người đàn bà dưới kia không có đầu, bà ta chỉ có một đôi tay rắn chắc, một trái tim yêu thương và cái bụng mắn đẻ mà thôi. Anh tự hỏi không biết bà ta đã sinh cả thẩy mấy lần. Trông thế kia phải mười lăm lần là ít. Bà ta cũng có một giai đoạn xuân thì ngắn, chừng khoảng một năm, làm con gái dậy thì, đẹp như một đoá hồng dại rồi giống như đoá hoa đã thụ phấn, bà ta phồng lên, rắn lại, da thành đỏ quạch và thô và sau đó cuộc đời chỉ còn là chuỗi những giặt giũ, quét dọn, vá may, nấu nướng, sửa chữa, quét dọn vá may, quét dọn, giặt giũ; đầu tiên là cho con rồi sau là cho cháu, trên ba mươi năm, không nghỉ. Thế mà vẫn còn sức hát. Lòng cảm phục không lí giải được của anh đối với bà ta như tan vào khung cảnh của bầu trời xanh nhạt, không một gợn mây, kéo dài từ sau những ống khói trước mặt đến mãi khoảng không vô cùng vô tận. Bầu trời thì ở đâu chả vậy, ở đây cũng thế, mà ở Eurasia hay Eastasia thì cũng thế mà thôi. Con người dưới gầm trời này thì cũng giống nhau, khắp nơi, trên toàn thế giới này, hàng trăm triệu người cũng giống như người phụ nữa kia, họ không biết gì về sự tồn tại của nhau, họ bị phân cách bởi những bức tường hận thù và dối trá, và tuy giống hệt nhau, họ không học được cách tư duy đúng, nhưng lại tích tụ trong tim gan, trong đầu óc, trong cơ bắp một sức mạnh có thể xoay chuyển cả thế gian trong một ngày nào đó. Nếu có hi vọng thì đấy chính là bọn cu li! Tuy chưa đọc hết cuốn sách nhưng anh biết rằng đấy phải là thông điệp của Goldstein. Tương lai thuộc về cu li. Liệu có thể tin được rằng sau này, khi thời thế đến, xã hội do những người cu li tạo dựng, đối với anh, Winston Smith, sẽ là một xã hội không xa lạ như của Đảng hiện nay không? Có thể tin như thế, vì ít nhất nó cũng sẽ là xã hội sáng suốt. Ở đâu có bình đẳng ở đó sẽ có sáng suốt. Trước sau gì điều đó cũng sẽ xảy ra, không chóng thì chày sức mạnh sẽ biến thành nhận thức. Cu li là dân mà dân thì vạn đại, chỉ cần nhìn vào cái thân hình kiên cường ở dưới sân kia là mọi ngờ vực đều sẽ tiêu tan. Nhất định cuối cùng họ sẽ tỉnh ngộ. Còn bây giờ, trong khi điều đó chưa xảy ra, có thể phải chờ đợi cả ngàn năm nữa, họ vẫn cứ phải sống, mặc kệ tất cả, giống như chim trời, tiếp tục truyền từ người này sang người khác cái sức sống mà Đảng không có nhưng cũng không thể huỷ diệt được.
“Em có nhớ”, anh hỏi, “cái con chim hát cho chúng ta nghe ở bìa rừng hôm nọ không?”
“Nó đâu có hót cho chúng ta”, cô bảo. “Nó hót cho vui. Thế cũng không đúng. Nó chỉ hót vậy thôi”
Chim hót, cu li hát, chỉ có Đảng không hề hát. Khắp nơi trên trái đất này, ở London và New York, ở châu Phi và Brazil, ở những khu vực bí ẩn, ta không được quyền đặt chân tới, ở trên các đường phố Paris và Berlin, ở trên những bình nguyên bạt ngàn của nước Nga, trong các chợ ở Trung Quốc và Nhật Bản, đâu đâu cũng là hình ảnh người đàn bà mạnh mẽ, bất khả chiến bại đó, đâu đâu cũng là những người như thế, dù có bị phồng ra vì sinh con đẻ cái, dù có phải làm việc quần quật từ lúc lọt lòng cho đến lúc chết, họ vẫn hát. Những cái hĩm đầy sức mạnh đó nhất định rồi sẽ sản sinh ra một chủng tộc có ý thức. Ta đã chết, tương lai thuộc về họ. Nhưng ta có thể tham gia tạo lập tương lai đó nếu ta vẫn giữ được tâm, như họ giữ được thân và truyền đi mãi cái học thuyết bí mật rằng hai cộng hai là bốn.
“Chúng ta đã chết”, anh nói.
“Chúng ta đã chết”, Julia đáp.
“Các người đã chết”, một giọng sắc lạnh rít lên ngay đằng sau lưng.
Họ nhảy về hai phía khác nhau. Winston cảm thấy ruột gan đông cứng lại như đá. Anh nhìn thấy đồng tử của Julia dãn ra. Mặt cô vàng bệch như màu kem. Những đốm tàn nhang trên gò má càng nổi rõ hơn, như thể chúng không còn bám trên da thịt nữa.
“Các người đã chết”, tiếng nói kia lặp lại.
“Nó ở đằng sau bức tranh ấy”, Julia thì thầm.
“Nó ở đằng sau bức tranh”, giọng nói đế theo. “Đứng yên tại chỗ. Không được cử động nếu không có lệnh”
Bắt đầu rồi, thế là bắt đầu rồi! Họ cứ đứng yên như thế, người nọ nhìn vào mắt người kia. Chạy trốn, lao ra khỏi nhà trước khi quá muộn - ý nghĩ ấy thậm chí không hề xuất hiện trong đầu cả hai người. Không thể có chuyện chống lại giọng nói phát ra từ cái loa trên tường. Nghe có tiếng như cái then cửa đóng, rồi tiếng kính vỡ. Bức tranh khắc rơi xuống, phía sau nó là màn vô tuyến.
“Bây giờ họ sẽ nhìn thấy chúng ta”, Julia bảo.
“Bây giờ chúng ta sẽ nhìn thấy các người”, giọng nói kia nhắc lại. “Đứng vào giữa phòng. Quay lưng lại với nhau. Tay vòng ra sau gáy. Hai người không được chạm nhau”
Họ không chạm vào nhau, nhưng anh có cảm giác Julia đang run bắn lên. Hay đấy là do chính anh đang run cũng nên. Anh có thể ngăn không cho răng đánh vào nhau, nhưng đầu gối thì chịu, không điều khiển được. Có tiếng giày đinh, cả bên dưới, bên trong cũng như bên ngoài căn nhà. Ngoài sân có vẻ như đã đầy người. Có tiếng kéo vật gì đó trên nền đá lát. Tiếng hát của người đàn bà đột ngột ngừng bặt. Có tiếng lạch cạch như vật gì đó đang lăn, có thể họ quăng cái bồn giặt trên mặt sân, rồi những tiếng hò hét, tức tối, cuối cùng là tiếng thét lên vì đau đớn.
“Nhà đã bị vây”, Winston nói.
“Nhà đã bị vây”, giọng nói đế theo.
Anh nghe thấy tiếng răng Julia đập vào nhau.
“Hay chúng ta nói lời chia tay ở đây”, Julia bảo.
“Các người có thể nói lời chia tay”, giọng kia nhắc lại.
Đúng lúc đó có một giọng nam cao, rõ là của một người có học, Winston cảm thấy đã từng nghe ở đâu rồi:
“Nhân thể nói đến chuyện này: Nghe thì thắp nến cho đi vào giường, không nghe lấy búa thì mày tan xương!"
Một vật gì đó rơi xuống cái giường đằng sau Winston. Người ta chọc một cái thang qua ô cửa sổ và móc đầu nó vào khung sắt. Có người đang leo lên. Có tiếng bước chân vội vã chạy lên thang gác phía trong nhà. Căn phòng đã đầy những người đàn ông vận đồng phục đen, giày đinh, tay lăm lăm dùi cui.
Winston không còn run nữa. Mắt anh cũng gần như không chớp. Chỉ có một việc phải nhớ: không được động đậy, không được động đậy để chúng không có cớ đánh mình! Trước mặt anh là một người đàn ông cằm bạnh như võ sĩ quyền Anh, cái miệng thì chỉ như một vết nứt, trầm ngâm, mân mê dùi cui. Winston nhìn thẳng vào mắt hắn. Cảm giác như đang bị lột trần truồng, tay chắp sau gáy, thân thể thì phơi ra làm anh gần như không thể chịu nổi. Người đàn ông lè cái lưỡi trắng và liếm chỗ trước đây đã từng là môi và bước đi. Có tiếng đập mạnh. Một kẻ nào đó đã nhặt cái chặn giấy bằng thuỷ tinh và ném vào lò sưởi.
Một mẩu san hô nhỏ tí màu hồng, trông giống như nụ hoa bằng đường trên chiếc bánh sinh nhật, lăn trên tấm thảm. Nhỏ quá, Winston chợt nghĩ, sao nó lại nhỏ thế nhỉ! Có tiếng thở mạnh và tiếng đấm vào một vật mềm; rồi anh bị đá thật mạnh vào mắt cá, suýt ngã. Một tên đấm vào bụng Julia làm cô gục ngay xuống sàn. Cô quằn quại dưới sàn nhà, gần như không thở nổi. Winston không dám quay đầu, dù chỉ một phân, nhưng thỉnh thoảng khuôn mặt trắng bệch, đang thở dốc của cô cũng lọt vào tầm mắt anh. Dù rất hoảng sợ anh vẫn cảm thấy như chính cơ thể mình đang đau, đau đến chết đi được, nhưng đau vẫn không sợ bằng cô đang khó thở. Anh biết rõ: đau khủng khiếp, đau như chết đi sống lại, không lúc nào ngừng, nhưng đâu có cảm giác bởi vì trước hết phải là thở đã! Sau đó hai tên nắm lấy đầu gối và vai cô rồi khiêng ra khỏi phòng như khiêng một cái bao tải. Winston thoáng thấy mặt cô, úp sấp, méo xệch, màu vàng, mắt nhắm nghiền, những nốt tàn nhang hiện rõ trên hai gò má; đây là lần cuối cùng anh nhìn thấy cô.
Anh vẫn đứng lặng như chết. Chưa bị đánh. Trong đầu cứ hiện lên đủ thứ ý nghĩ. Anh tự hỏi không biết chúng đã bắt ông Charrington chưa. Anh tự hỏi không biết chúng đã làm gì với người đàn bà phơi tã dưới sân. Anh rất muốn đi tiểu và lấy làm ngạc nhiên vì mới tiểu tiện cách đây có vài tiếng. Anh thấy chiếc đồng hồ bên trên lò sưởi chỉ số chín, nghĩa là mới có hai mươi mốt giờ. Nhưng trời sáng lắm. Tháng tám thì hai mươi mốt giờ trời phải tối rồi chứ? Hay là anh và Julia nhầm, cho rằng mới ngủ một tiếng nghĩa là dậy lúc hai mươi giờ rưỡi, trong khi thực ra là tám rưỡi sáng ngày hôm sau. Nhưng anh không theo tiếp ý nghĩ đó. Anh không còn quan tâm nữa.
Có tiếng bước chân đi theo thang gác, lần này nhẹ hơn. Ông Charrington bước vào phòng. Những người mặc đồng phục đen lập tức im bặt. Trông ông Charrington cũng khác mọi hôm. Ông ta nhìn những mảnh thuỷ tinh vỡ trên sàn.
“Nhặt lên”, ông ta gằn giọng.
Một người cúi xuống nhặt. Không còn cái giọng của dân khu Đông London nữa; Winston chợt nhận ra rằng đây chính là giọng trong màn vô tuyến. Ông Charrington vẫn mặc bộ complet cũ may bằng vải nhung; nhưng tóc ông ta không còn trắng nữa mà là đen. Ông ta cũng không đeo kính. Ông ta liếc xéo Winston một cái, dường như để nhận diện, sau đó thì không quan tâm đến anh nữa. Vẫn có thể nhận ra ông ta, nhưng ông ta đã là một người khác hẳn. Lưng thẳng băng, có vẻ như to thêm. Chỉ có một chút thay đổi trên mặt thôi mà đã khác hoàn toàn. Lông mày không còn rậm như cũ, các nếp nhăn cũng biến mất, nét mặt cũng hơi khác, mũi có vẻ như ngắn hơn. Đấy là nét mặt của một người khoảng ba mươi lăm, thận trọng và lạnh lùng. Winston chợt nghĩ rằng đây là lần đầu tiên trong đời anh nhìn thấy một cách rõ ràng nhân viên của Cảnh Sát Tư Tưởng.
Phần III
I.
Winston không biết mình đang ở đâu. Có thể họ đã đưa anh vào Bộ Tình Yêu, nhưng khẳng định thì chịu. Anh đang ở trong một căn phòng không cửa sổ, trần khá cao, tường ốp gạch men sáng loáng. Những chiếc đèn mắc ngầm trên trần phả ra một thứ ánh sánh lạnh lẽo; có tiếng rì rì đều đều, chắc là tiếng quạt thông gió. Dọc suốt các bức tường, trừ khoang cửa đi, là một cái có thể gọi là ghế băng mà cũng có thể gọi là kệ, chiều rộng chỉ vừa đủ cho một người ngồi; đối diện với cửa, ở tận đầu kia căn phòng là một bô vệ sinh. Bức tường nào cũng gắn màn vô tuyến, vị chi bốn cái tất cả.
Bụng cứ đau âm ỉ suốt. Đau ngay từ lúc anh bị tống vào chiếc xe hòm kín và giải đi. Nhưng anh còn bị đói nữa, đói một cách cồn cào, đói muốn lả người. Bữa cuối cùng cách đây phải cả một ngày, mà cũng có thể một ngày rưỡi rồi. Anh vẫn chưa biết, mà cũng có thể sẽ chẳng bao giờ biết là bị bắt buổi sáng hay buổi chiều. Từ lúc bị bắt đến giờ anh chưa được miếng nào vào bụng.
Anh ngồi thật nhẹ xuống cái kệ hẹp tay bắt chéo trên đầu gối. Anh đã học được cách ngồi im lặng. Chỉ cần cử động là bị màn vô tuyến quát ngay. Nhưng đói thì ngày một dữ dội hơn. Chỉ thèm một miếng bánh mì. Anh cho là trong túi quần phải còn sót vài mẩu. Có thể như vậy lắm, vì thỉnh thoảng anh lại thấy như có vật gì đó cọ nhẹ vào đùi, chắc chắn là một mẩu bánh mì rồi. Cuối cùng thì sức cám dỗ đã vượt được cả nỗi sợ hãi, anh đưa tay vào túi.
"Smith!", màn vô tuyến thét. "Sáu không bảy chín Smith W! Trong buồng giam không được cho tay vào túi!"
Anh lại ngồi im, hai tay bắt chéo trên đầu gối như cũ. Anh đã đi qua một trạm trung chuyển rồi mới tới đây, không biết đấy là nhà tù thường hay là buồng tạm giam của các đội tuần tra. Anh cũng không biết mình đã ở đó bao lâu, khá lâu đấy: không có đồng hồ, không thấy ánh sáng mặt trời làm sao biết được giờ giấc. Chỗ đó vừa ồn vừa thối không chịu nổi. Anh bị tống vào một buồng giống như thế này nhưng bẩn kinh khủng và lúc nào cũng có từ mười đến mười lăm người. Đa số là tù hình sự, nhưng cũng có một ít chính trị phạm. Anh ngồi thu mình sát vào tường, chen chúc giữa những thân hình bẩn thỉu, vừa sợ vừa đau bụng, không còn sức để ý đến những người xung quanh, nhưng vẫn nhận thấy thái độ khác nhau một trời một vực giữa phạm nhân đảng viên và các tù hình sự khác. Phạm nhân đảng viên lúc nào cũng lấm la lấm lét, không ai dám hé răng nói nửa lời trong khi tù thường thì trâng tráo chẳng biết sợ là gì. Chúng lăng mạ cả cai ngục, đánh trả khi bị tịch thu đồ đạc, viết những từ tục tĩu lên sàn nhà, ăn những thứ dấu trong quần áo và được đưa lén từ ngoài vào, quát lại cả màn vô tuyến khi nó ra lệnh giữ trật tự. Nhưng một số tên có vẻ như thân thiện với cai ngục, gọi họ bằng cả hỗn danh và còn xin họ chuyển thuốc lá qua khe nhòm nữa. Cai ngục cũng thường tỏ ra nhẫn nhịn ngay cả khi phải áp dụng biện pháp cứng rắn đối với chúng. Người ta nói nhiều đến các trại lao động khổ sai, đa số tù nhân rồi sẽ bị gửi tới các trại như vậy. Qua câu chuyện anh hiểu rằng trại cũng “không sao” nếu có “dây”. Ở đấy cũng có hối lộ, ô dù, đấu gấu, đồng tính luyến ái, mại dâm thậm chí cả “quốc lủi” nấu bằng khoai tây nữa. Hình sự được tin tưởng, đặc biệt là những tên cướp của, giết người, chúng cũng là một kiểu quí tộc. Chính trị phạm phải làm những việc bẩn thỉu nhất.
Có đủ loại người đến và đi: bọn buôn bán xì ke, ma tuý, trộm cắp, cướp giật, đầu cơ, say rượu, gái điếm. Một số tên say rượu tỏ ra rất hung hăng, cả phòng phải hợp sức lại mới chế ngự được. Bốn cai ngục, mỗi người nắm một chân một tay, khiêng vào một người đàn bà khoảng sáu mươi tuổi, quần áo nhầu nát, vú sồ sề, thõng xuống; bà ta hò hét, giãy giụa, mái tóc dày, bạc trắng sổ tung hết cả ra. Họ giật đôi ủng của bà ta ra vì sợ bị đá và quẳng cái cơ thể nặng nề đó vào lòng Winston làm anh tưởng như bị gãy xương đùi. Người đàn bà ngồi dậy và quát với theo “độc ác!”. Sau đó, nhận ra là mình đang ngồi trên một chỗ không bằng phẳng, bà ta mới trườn khỏi đầu gối Winston xuống cái ghế băng.
"Xin lỗi cậu", bà ta bảo. "Có phải tôi tự ngồi lên đâu, bọn khốn ấy nó quăng vào đấy chứ. Thấy chúng đối xử với phụ nữ như thế nào chưa?". Bà ta ngừng lời, lấy tay vỗ vào ngực và ợ. "Xin lỗi. Tôi mệt quá"
Bà ta cúi gập ra đằng trước và nôn ngay xuống nền nhà.
"Nhẹ rồi", bà ta vừa nói vừa ngả người ra sau. "Tôi vẫn bảo đừng có giữ trong bụng. Nôn được là nhẹ người ngay"
Sau khi tỉnh hồn, bà ta ngoái lại ngó Winston và lập tức tỏ ra mến anh. Bà ta lấy tay bá vai anh, lôi lại phía mình và phả vào mặt anh hơi thở sặc mùi bia lẫn với mùi dãi dớt.
"Cậu tên là gì?", bà ta hỏi.
"Smith", Winston đáp.
"Smith à? Hay nhỉ. Tôi cũng tên là Smith", bà ta nói thêm, giọng mùi mẫn. "Tôi phải đáng tuổi mẹ cậu rồi!"
Bà ta đáng tuổi mẹ mình thật, Winston nghĩ. Tuổi gần bằng nhau, sức vóc cũng như nhau; hai mươi năm khổ sai thì thay đổi nhiều là cái chắc.
Ngoài ra chẳng còn ai nói chuyện với anh nữa. Thật lạ là tù thường phạm chẳng coi tù đảng viên ra gì. Chúng gọi họ là “chính trị” với giọng khinh bỉ ra mặt. Tù đảng viên có vẻ như sợ nói chuyện, nhất là nói với nhau. Chỉ có một lần, anh nghe thấy hai nữ đảng viên ngồi sát bên nhau thì thầm, lẫn giữa những tiếng ồn ào, câu gì đó đại loại như “buồng một linh một” mà anh không hiểu ẩn ý.
Họ đưa anh đến đây được hai hay ba tiếng đồng hồ rồi. Bụng vẫn đau như cũ, nhưng có lúc thăng, lúc giáng; ý nghĩ của anh cũng khi mở rộng ra, khi thu hẹp lại cùng với cơn đau. Khi nó thăng, anh chỉ nghĩ đến cơn đau và cái đói. Khi nó giáng thì anh lại thấy một nỗi sợ hãi tràn ngập trong lòng. Có lúc tương lai hiện rõ đến nỗi tim anh đập rộn lên và hơi thở như ngừng lại. Anh cảm thấy những cú dùi cui nện vào khuỷu tay, những cú giầy đinh đá vào ống quyển; anh thấy mình đang bò dưới đất, thều thào cầu xin tha tội bằng cái miệng không còn chiếc răng nào. Anh gần như không nghĩ đến Julia. Anh không thể tập trung tư tưởng được. Anh yêu cô và sẽ không phản bội cô; nhưng đây chỉ là sự kiện, sự kiện quen thuộc như phép tính số học vậy thôi. Không có tình yêu thương, thậm chí anh cũng không nghĩ đến chuyện gì đang xảy ra với cô. Anh nghĩ đến O’Brien nhiều hơn, thậm chí còn hi vọng nữa. O’Brien có thể đã biết là anh bị bắt. Huynh đệ, như anh ta nói, không bao giờ có ý cứu các thành viên. Nhưng còn cái dao cạo râu, họ sẽ đưa dao cạo râu nếu có điều kiện. Chỉ cần năm giây trước khi cai ngục chạy vào là xong. Lưỡi dao sẽ cắm ngập vào thịt, sắc lạnh, các ngón tay giữ nó cũng đứt đến tận xương. Anh thấy rất rõ cảm giác ấy, cơ thể rã rời của anh cứ run bắn lên vì đau. Nhưng anh không tin là mình sẽ dùng lưỡi dao khi có điều kiện. Con người ta thường sống từng khoảng ngắn, chấp nhận kéo dài thêm từng mười phút một, dù biết rằng sau đó sẽ là tra tấn, đoạ đầy.
Đã mấy lần anh lại thử đếm số gạch men ốp tường. Công việc chắc chắn không khó, nhưng anh cứ bị lẫn suốt. Anh thường tự hỏi mình đang ở đâu, mấy giờ rồi. Có lúc anh nghĩ bên ngoài trời đang sáng rõ, có lúc anh lại nghĩ đang là nửa đêm. Còn ở đây, bản năng bảo rằng, đèn sẽ không bao giờ tắt. Đây là chỗ không còn bóng tối: anh đã hiểu tại sao O’Brien lại có vẻ hiểu ngay được ẩn ý. Nhà Bộ Tình Yêu không có cửa sổ. Phòng giam này có thể nằm giữa toà nhà, mà cũng có thể ở bên ngoài; nó có thể nằm ở tầng thứ mười dưới mặt mà cũng có thể trên tầng ba mươi. Anh tự dịch chuyển trong đầu từ chỗ nọ đến chỗ kia, để xem liệu cơ thể có xác định được là đang lơ lửng trên không trung hay đang bị vùi sâu dưới mặt đất hay không.
Có tiếng ủng bước bên ngoài. Bản lề cái cửa sắt kêu lét két. Một sĩ quan trẻ, đồng phục bằng da thuộc màu đen, bóng loáng; khuôn mặt thẳng băng, tái mét như làm bằng sáp, nhanh nhẹn bước vào phòng. Anh ta ra hiệu cho cho những cai ngục bên ngoài dẫn một người tù vào. Thi sĩ Ampleforth khập khiễng bước vào. Cái cửa sắt lại nghiến lét két và đóng hẳn lại.
Thi sĩ mò mẫm từ bên này sang bên kia, làm như thể còn một cánh cửa nữa để chui ra; sau đó anh ta đi đi lại lại từ đầu này đến đầu kia phòng giam. Anh ta vẫn chưa nhìn thấy Winston. Anh ta lo lắng nhìn vào mảng tường phía trên đầu Winston chừng một mét. Ampleforth không có giầy; những ngón chân to bè thò ra khỏi đôi tất rách. Mấy ngày nay anh ta không cạo râu. Chòm râu rậm rì mọc lên đến tận gò má, nếu không phải là một bộ khung gầy yếu và thái độ bồn chồn thì trông anh ta không khác gì một gã lưu manh.
Winston cố gượng dậy. Anh phải nói chuyện với Ampleforth, ngay cả nếu màn vô tuyến có quát đi nữa. Có khả năng là Ampleforth mang theo lưỡi dao lam.
"Ampleforth!", anh gọi.
Màn vô tuyến không phản ứng. Ampleforth khẽ giật mình và dừng bước. Đôi mắt anh ta chậm chạp hướng về phía Winston.
"À, Smith!", anh ta nói. "Anh cũng ở đây à!"
"Vì sao lại vào đây thế?"
"Nói thật với anh", anh ta lúng túng ngồi xuống cái ghế bên phía bức tường đối diện. "Chỉ có một tội danh thôi, đúng không?"
"Thế anh đã phạm chưa?"
"Có lẽ rồi"
Anh ta đưa tay lên trán và bóp vào hai bên thái dương, có vẻ như muốn nhớ lại chuyện gì đó.
"Biết làm thế nào được", anh ta bắt đầu câu chuyện. "Tôi chỉ có thể nhớ được một trường hợp... trường hợp khả dĩ. Do thiếu thận trọng, chắc chắn là thế rồi. Số là chúng tôi chuẩn bị in toàn tập thơ của Kipling [1] . Tôi vẫn giữ nguyên từ “Chúa” ở cuối một dòng. Tôi không tìm được từ khác! – anh ta nói thêm, đầy phẫn uất – Không thể sửa được. Khổ thơ có vần là “ua”. Tôi đã nghĩ nát óc. Không thay vần điệu được"
Nét mặt anh ta đã khác. Không còn phiền muộn nữa, lúc này trông anh ta còn có vẻ như hài lòng. Trên khuôn mặt râu ria bẩn thỉu ánh lên vẻ thoả mãn và lòng hăng hái của một con mọt sách vừa tìm thấy một sự kiện vô tích sự.
"Anh có bao giờ nghĩ", anh ta nói tiếp, "rằng tiếng Anh nghèo vần điệu và chính điều đó đã quyết định tiến trình phát triển của thơ không?"
Không, Winston không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Trong hoàn cảnh hiện nay anh lại càng chẳng thấy nó có gì quan trọng hay đáng để ý.
"Anh có biết mấy giờ rồi không?", Winston hỏi.
Ampleforth lại khẽ giật mình.
"Tôi lại không để ý. Họ bắt tôi hai, mà cũng có thể, ba ngày nay rồi", anh ta ngước nhìn lên tường, có vẻ như định tìm một cái cửa sổ. "Ngày đêm không thể nào phân biệt được. Tôi cũng chịu đấy"
Họ còn nói chuyện phiếm thêm vài phút nữa, rồi cái màn vô tuyến, chẳng thấy có lí do gì, bỗng quát bắt phải im. Winston lại ngồi yên lặng, tay bắt chéo trên đầu gối như cũ. Ampleforth thì quá to mà ghế thì quá bé nên cứ loay hoay mãi, hết quay phải lại quay trái, đôi tay gầy nhẳng hết ôm gối bên này lại ôm gối bên kia. Cái màn vô tuyến lại tru lên bắt phải ngồi im. Thời gian tiếp tục trôi. Đã hai mươi phút hay là một giờ, không thể nào biết được. Lại có tiếng giầy đi bên ngoài. Ruột gan Winston như quặn lại. Sắp rồi, sắp đến nơi rồi, chỉ năm phút nữa, mà có thể ngay bây giờ, họ sẽ vào và thế là đến lượt anh.
Cánh cửa bật mở. Một sĩ quan trẻ, mặt lạnh như tiền bước vào. Anh ta đưa tay chỉ Ampleforth.
"Sang buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Ampleforth đứng dậy, ngơ ngác, chẳng hiểu người ta bảo mình đi đâu và lảo đảo bước giữa hai cai ngục.
Thời gian cứ thế trôi. Bụng Winston lại đau. Ý nghĩ chỉ lởn vởn quanh có mấy chuyện, hệt như viên bi cứ rơi vào những cái rãnh quen. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có sáu thứ. Đau bụng, bánh mì, máu và kêu la, O’Brien, Julia và dao lam. Bụng lại quặn đau, tiếng giầy đinh đang lại gần. Cánh cửa bật mở, một luồng không khí lập tức tràn vào mang theo mùi mồ hôi quen thuộc. Parsons bước vào. Anh ta diện quần soóc kaki, áo thể thao.
Winston sửng sốt đến quên hết mọi thứ.
"Anh cũng ở đây!", Winston nói.
Parsons liếc nhìn Winston, ánh mắt chẳng tỏ ra quan tâm cũng không ngạc nhiên, chỉ thấy tội nghiệp. Anh ta cứ đi đi lại lại suốt, hình như anh ta không thể ngồi yên được. Rõ ràng là đầu gối anh ta run. Đôi mắt anh ta mở to, nhìn trân trối như không thể rời khỏi một vật khá xa nào đó.
"Vì sao lại vào đây thế?", Winston hỏi.
"Tội tư tưởng!", Parsons nói, gần như muốn khóc. Giọng anh ta vừa như công nhận tội lỗi, vừa như ngạc nhiên pha lẫn hoảng loạn: chả lẽ từ đó lại áp dụng cho chính anh ta?
Anh ta dừng lại ngay trước mặt Winston và nói như van vỉ:
"Anh không nghĩ là họ sẽ bắn tôi chứ? Họ sẽ không bắn nếu chưa làm gì mà chỉ là nghĩ, có phải lúc nào ta cũng làm chủ được ý nghĩ đâu, đúng không? Tôi biết mà, họ sẽ nghe hết. Tôi tin là như thế. Họ biết thành tích của tôi, đúng không? Chính anh cũng biết tôi là người thế nào rồi mà. Không tồi, đúng không? Đầu óc thì không có mấy nhưng rất nhiệt tình. Tôi đã làm tất cả vì sự nghiệp của Đảng, anh thấy đúng không? Anh nghĩ sao, năm năm là cùng, đúng không? Hay phải mười năm? Những người như tôi trong trại cũng có ích lắm. Một lần vấp ngã thì đâu đã đáng bắn, đúng không?"
"Nhưng anh có tội không?"
"Có, dĩ nhiên là có tội rồi!", Parsons gào lên, mắt lấm lét nhìn màn vô tuyến. "Chả lẽ Đảng lại bắt người vô tội hay sao?". Bộ mặt đua ra như mặt ếch của anh ta đã điềm tĩnh trở lại, thậm chí còn có vẻ cao đạo nữa. "Tội tư tưởng là nặng lắm đấy, bạn ơi", anh ta lên giọng dạy đời. "Nham hiểm lắm. Nó tấn công anh mà anh không biết. Anh có biết tôi bị khi nào không? Lúc đang ngủ mới khổ chứ! Đúng thế đấy. Tôi đã cố gắng công tác, cố gắng đóng góp phần nhỏ bé của mình, tôi đâu có ngờ đầu mình lại có những thứ như thế. Thế là tôi nói mê. Anh có biết họ nghe thấy tôi nói gì không?"
Anh ta hạ thấp giọng, giống như một người được bác sĩ yêu cầu phải nói ra những lời không được nhã vậy.
"Đả đảo Anh Cả! Tôi nói thế đấy! Nói nhiều lần nữa kia. Nói thật với anh, tôi thấy mừng vì bị bắt trước khi quá muộn đấy. Anh có biết tôi sẽ nói gì khi ra trước toà không? Tôi sẽ nói: "Cám ơn các đồng chí, các đồng chí đã cứu tôi trước khi quá muộn"
"Ai đã tố cáo anh?", Winston hỏi.
"Con gái tôi", Parsons nói, giọng buồn buồn nhưng không dấu được vẻ thích thú."Cháu nghe trộm qua lỗ khoá. Nghe được một cái là báo cho cảnh vệ ngay ngày hôm sau. Bảy tuổi như vậy là khá đấy chứ, hả? Tôi không giận cháu đâu. Ngược lại, tôi còn tự hào về cháu nữa kia. Điều đó chứng tỏ tôi đã dạy con đúng đường lối"
Anh ta đứng lên ngồi xuống mấy lần, rồi lại chăm chăm nhìn vào cái bô. Bất thình lình anh tụt quần soóc ra.
"Xin lỗi ông bạn nhé", anh ta bảo. "Mình không chịu được nữa. Tại hồi hộp quá"
Anh ta phệt cái mộng to đùng lên bô cái vệ sinh. Winston lấy tay che mặt.
"Smith!", màn vô tuyến bỗng gào lên. "Sáu không bảy chín Smith W.! Bỏ tay ra. Trong buồng giam không được che mặt"
Winston bỏ tay ra. Parsons sử dụng cái bô một cách ồn ào và quyết liệt. Sau đó mới biết là nắp bô bị hỏng và mùi hôi thối nồng nặc bao trùm buồng giam suốt mấy tiếng liền.
Parsons đã bị đưa đi. Thêm nhiều người nữa đến và đi một cách bí ẩn. Winston thấy một người phụ nữ khi được đưa qua “Buồng 101” đã có rúm người lại và trắng bệch ra khi nghe nói đến từ đó. Nếu anh đến đây vào buổi sáng thì bây giờ là buổi chiều, còn nếu đến vào buổi chiều thì bây giờ phải là nửa đêm. Trong buồng hiện có sáu người, cả đàn ông và đàn bà. Tất cả đều ngồi bất động. Trước mặt anh là một người đàn ông lẹm cằm, răng lại vẩu, trông cứ như một con chuột cống bự, hiền lành vậy. Hai má hắn vừa dầy vừa sệ hẳn xuống, thật khó mà tin rằng trong đó không dấu một ít thức ăn. Đôi mắt màu xám nhạt lấm lét nhìn hết người này đến người khác, nhưng cứ thấy ai nhìn lại là lập tức tránh ngay.
Cánh cửa lại mở, người ta đưa vào một phạm nhân mới, vừa trông thấy hắn Winston đã cảm thấy lạnh hết sống lưng. Hắn trông cũng bình thường, có thể là một kĩ sư hay kĩ thuật viên gì đó. Nhưng khuôn mặt hốc hác của hắn thì thật đáng sợ. Hệt như một cái đầu lâu. Vì quá gầy nên miệng và mắt thành ra to một cách bất bình thường, đôi mắt như chứa đựng một mối thù một mất một còn, không đội trời chung với một ai đó hay một cái gì đó.
Hắn ngồi cách Winston không xa. Winston không nhìn hắn thêm một lần nào nữa, nhưng hình ảnh bộ mặt bị hành hạ, trông như một cái đầu lâu đọng lại trong trí não sống động đến nỗi tưởng như hắn ta đang ngồi ngay trước mặt vậy. Anh chợt hiểu vì sao. Hắn ta đang chết dần vì đói. Hình như tất cả mọi người trong buồng giam đều đồng loạt nghĩ như thế. Có sự xao động nhẹ chuyền đi trên khắp băng ghế. Gã lẹm cằm thỉnh thoảng lại nhìn gã đầu lâu, rồi lại lấm lét quay đi, rồi lại nhìn như thể có chuyện gì cực kì hấp dẫn vậy. Gã bắt đầu cựa quậy. Cuối cùng gã đứng lên, lạch bạch đi ngang qua buồng giam, cho tay vào túi và lúng túng đưa cho gã đầu lâu mẩu bánh mì đầy đất.
Màn vô tuyến bỗng gầm lên một tiếng, tưởng điếc tai. Gã lẹm cằm giật nảy mình. Gã đầu lâu rụt tay giấu ra đằng sau, có ý cho mọi người thấy rằng gã không nhận.
"Bumstead!", cái loa gào lên. "Hai bẩy một ba Bumstead J! Bỏ miếng bánh mì xuống!"
Gã lẹm cằm thả mẩu bánh mì xuống sàn.
"Đứng yên đấy! Quay mặt ra cửa. Không được động đậy"
Gã lẹm cằm đứng yên. Đôi má phính cứ giật liên hồi. Cánh cửa bật mở. Một sĩ quan trẻ bước vào và đứng tránh sang bên nhường lối cho một cai ngục thấp lùn nhưng tay và vai lại to một cách bất thường. Cai ngục đứng ngay trước mặt người tù lẹm cằm và khi được lệnh của tay sĩ quan thì đấm một cú như trời giáng vào miệng người tù. Cú đấm mạnh đến nỗi người tù bị hất tung lên. Anh ta bay đến tận đầu kia buồng giam và ngã sóng soài dưới chân cái bô. Gã nằm bất tỉnh, máu đen rỉ ra từ miệng và mũi. Rồi nghe có tiếng rên khẽ, có thể chỉ là tiếng kêu của bản năng. Rồi gã lật người, nắm sấp và từ từ, run rẩy, lồm cồm bò dậy. Cùng với máu và nước dãi là hai mảnh răng giả rơi ra khỏi miệng.
Tất cả phạm nhân vẫn ngồi im, tay bắt chéo, để trên đầu gối. Gã lẹm cằm bò về chỗ cũ. Một bên má tím bầm. Miệng gã sưng vều, trông như một đám thịt bấy nhầy màu đỏ đọng, ở giữa có một cái lỗ đen vậy.
Thỉnh thảng máu lại rỏ xuống ngực áo. Đôi mắt xám vẫn nhìn hết người này đến người khác, bây giờ trông hắn ta còn lấm lét hơn, dường như hắn muốn biết những người kia khinh thường mình đến cỡ nào.
Cánh cửa lại mở. Người sĩ quan khẽ đưa tay chỉ gã đầu lâu.
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Winston nghe thấy tiếng thở gấp và tiếng loạt xoạt. Người tù quì sụp xuống sàn, tay chắp trước ngực.
"Đồng chí! Đồng chí sĩ quan!", gã gào lên. "Đừng đưa tôi đến đó! Tôi chẳng đã khai hết rồi sao? Các anh còn muốn biết thêm gì nữa? Tôi xin nhận hết, nhận hết! Xin nói ngay đi, tôi sẽ nhận hết! Viết đi... gì cũng được, tôi kí hết! Chỉ xin đừng bắt tôi vào buồng một linh một!"
"Vào buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Da mặt phạm nhân vốn đã tái nay bỗng biến thành một mầu mà Winston chưa bao giờ tưởng tượng được. Chắc chắn thế, không thể nào lầm được, da anh ta đã hoá ra màu xanh.
"Làm gì tôi cũng được!", hắn gào lên. "Các anh đã bỏ đói tôi cả mấy tuần nay rồi. Hãy để cho tôi chết. Hãy bắn tôi đi. Hãy treo cổ tôi lên. Hãy xử tôi hai lăm năm tù. Tôi còn phải chỉ ai nữa? Hãy nói tên người đó, rồi tôi sẽ khai tất cả những gì các anh cần. Tôi không cần biết đấy là ai và các anh sẽ làm gì với họ. Tôi có một vợ và ba con. Đứa lớn nhất mới có sáu tuổi. Các vị có thể bắt tất lại đây, có thể cắt cổ chúng ngay trước mặt tôi, tôi sẽ đứng xem. Nhưng đừng bắt vào một linh một!"
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nhắc lại.
Đôi mắt điên khùng đảo quanh một lượt, có vẻ như gã muốn tìm một nạn nhân khác thay thế cho mình. Gã nhìn chằm chằm vào khuôn mặt tả tơi của gã lẹm cằm. Gã vung cánh tay gầy guộc lên.
"Các anh nên bắt người kia chứ không phải tôi!", gã reo lên. "Các anh không nghe thấy hắn nói sau khi bị đấm đấy thôi. Hãy để tôi kể lại cho. Hắn là phần tử chống Đảng chứ không phải tôi". Cai ngục bước lại gần. Gã kia thét lên the thé. "Các anh chưa nghe hắn nói đâu!", gã nhắc lại. "Màn vô tuyến hỏng. Các anh cần hắn. Bắt hắn chứ không phải tôi!"
Hai viên cai ngục vạm vỡ cúi xuống định nắm lấy tay gã. Nhưng đúng lúc đó gã nằm ẹp xuống sàn nhà, tay bám chặt vào chân cái ghế băng. Hắn rú lên, không thành tiếng, y như súc vật vậy. Các cai ngục tóm lấy hắn, giật mạnh, nhưng hắn càng bám chắc hơn, không ai ngờ hắn lại khoẻ như thế. Cuộc giằng co kéo dài chừng hai mươi giây. Các phạm nhân vẫn ngồi im, tay bắt chéo, để trên đầu gối, mắt nhìn thẳng. Tiếng la hét ngừng bặt, người tù đã hết hơi, chỉ còn cố bám lấy chân ghế mà thôi. Sau đó bỗng vang lên một tiếng kêu khác hẳn. Hoá ra cai ngục đã đá gẫy mấy ngón tay anh ta. Rồi họ dựng người tù dậy.
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Họ dẫn phạm nhân ra, anh ta run rẩy bước, đầu cúi gằm, bàn tay lành nâng bàn tay bị thương, không còn chống đối nữa.
Thời gian tiếp tục trôi. Nếu gã đầu lâu bị đưa đi vào nửa đêm thì bây giờ là buổi sáng, nếu gã bị đưa đi vào buổi sáng thì bây giờ là buổi chiều. Winston ngồi một mình, anh đã ngồi một mình như thế này mấy tiếng đồng hồ rồi. Ngồi lâu, ghế lại nhỏ nên rất đau; thỉnh thoảng anh phải đứng dậy, đi đi lại lại, nhưng không thấy màn vô tuyến quát tháo. Mẩu bánh mì vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Đầu tiên nhìn đi chỗ khác quả là một việc khó, nhưng nay cái đói đã nhường chỗ cho các khát. Miệng khô và đắng. Tiếng kêu rì rì và luồng ánh sáng trắng đều đều gây cho anh cảm giác choáng váng, trống rỗng ở trong đầu. Mỗi lần xương cốt đau không thể chịu nổi thì anh đứng dậy, nhưng lại phải ngồi xuống ngay vì chóng mặt. Mà hễ hơi đỡ đau một tí là y như rằng lại cảm thấy sợ. Có đôi lúc anh cũng nghĩ đến O’Brien và chiếc dao cạo râu với một chút hi vọng mong manh. Có thể nghĩ rằng dao sẽ được đưa vào cùng với đồ ăn, nếu họ sẽ cho anh ăn. Ý nghĩ về Julia không được rõ rệt bằng. Ở đâu đó, chắc chắn cô cũng đang bị hành hạ, mà có thể còn khổ hơn anh nữa. Có thể ngay phút này cô đang phải thét lên vì đau đớn. Anh nghĩ: “Nếu bị khổ gấp đôi mà cứu được Julia thì mình có đồng ý không? Có, mình sẽ đồng ý”. Nhưng đây là một quyết định mang tính lí trí, anh chấp nhận vì cho rằng mình nên như thế. Anh chưa cảm được điều đó. Ở đây người ta chỉ còn thấy đau và linh cảm một cơn đau mới, ngoài ra không còn gì nữa. Nhưng liệu khi đang đau, ta có thể vì bất kì một lí do gì đó mà muốn mình bị đau hơn không? Đây là vấn đề anh chưa thể trả lời được.
Lại có tiếng giầy đi bên ngoài. Cửa mở. O’Brien bước vào.
Winston đứng thẳng lên. Anh ngạc nhiên đến nỗi quên hết ý tứ. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm anh quên là màn vô tuyến hiện diện khắp nơi.
"Chúng bắt cả anh à!", Winston kêu lên.
"Chúng bắt tôi lâu rồi!", O’Brien nói với giọng khôi hài, gần như hối hận. Anh ta đứng tránh sang một bên. Từ đằng sau hiện ra một viên cai ngục lực lưỡng, tay cầm một chiếc dùi cui màu đen.
"Winston, anh biết rồi", O’Brien nói. "Đừng tự lừa mình nữa! Anh đã biết... anh luôn luôn biết rõ"
Đúng, đúng là anh đã biết. Nhưng bây giờ không phải là lúc nghĩ tới chuyện đó. Bây giờ trước mắt anh chỉ còn một thứ: cái dùi cui trong tay viên cai ngục. Nó có thể nện vào bất cứ chỗ nào: vào đỉnh đầu, vào mang tai, vào bả vai, vào khuỷu tay...
Vào khuỷu tay! Winston ngã khuỵ xuống, người tê đi, một bàn tay đỡ lấy chỗ vừa bị đánh. Mọi thứ cùng bùng lên thành một màu vàng. Không thể tin được, không thể tin là chỉ một cú nện mà lại đau đến như vậy! Màu vàng tan dần, anh trông thấy hai người đang cúi xuống quan sát. Tên cai ngục cười khi thấy anh quằn quại. Ít nhất một vấn đề đã được giải quyết. Không bao giờ, dù vì bất cứ lí do gì, người ta cũng không muốn bị đau thêm. Khi đã bị đau người ta chỉ muốn có một điều: khỏi đau ngay. Không có gì trên đời này khổ bằng đau đớn. Đau thì chẳng ai vỗ ngực khoe khoang được, ý nghĩ ấy cứ trở đi trở lại trong khi anh lăn lộn dưới sàn, một tay đỡ chỗ bị thương.
Còn 4 kì nữa
Sau khi thức giấc anh cứ ngỡ mình đã ngủ lâu lắm rồi, nhưng hoá ra đồng hồ mới chỉ tám giờ hai mươi. Anh lại thiếp đi một lúc nữa; tiếng hát quen thuộc vọng lại từ cái sân bên dưới:
“Chỉ là những giấc mơ thôi,
Vút qua như ngày xuân mới
Người xưa giờ ở nơi đâu
Lòng em thổn thức khôn nguôi
Bao giờ gặp lại người ơi”
Có vẻ như bài hát vô duyên này vẫn còn thịnh hành lắm. Ở đâu cũng nghe thấy người ta hát. Nó sống dai hơn "Bài ca hận thù". Tiếng hát cũng làm Julia thức giấc, cô khoan khoái duỗi dài chân ra rồi bước xuống giường.
“Em đói rồi”, cô bảo. “Pha cà phê nhá. Chán quá, dầu thì hết, nước thì nguội ngắt”. Cô đưa cái bếp lên và lắc. “Hết tiệt dầu rồi”
“Hay hỏi xin ông chủ một ít”
“Lạ nhỉ, em vừa thấy còn đầy mà. Em phải mặc áo vào đây”, cô nói thêm. “Có vẻ lạnh rồi”
Wnston cũng đứng dậy lấy áo mặc. Tiếng hát vẫn tiếp tục.
“Người bảo rằng rồi sẽ qua đi
Người bảo rằng rồi sẽ quên thôi.
Nước mặt, nụ cười, ngày tháng cứ trôi
Mà lòng em chẳng thể nào nguôi”
Vừa kéo thắt lưng bộ đồng phục Winston vừa bước lại gần cửa sổ. Mặt trời đã lặn, ánh sáng đã tắt. Mặt đá lát sân ướt như vừa được kì cọ vậy; anh có cảm giác như bầu trời cũng như vừa được kì cọ, xanh nhạt và thật tươi. Người đàn bà vẫn đi đi lại lại, không biết mỏi, lúc ngậm cái móc áo, lúc lấy ra, hát một tí rồi ngừng, rồi lại hát và cứ phơi, phơi mãi. Winston tự hỏi không biết bà ta giặt thuê hay là phải "hầu" vài ba chục đứa cháu nội ngoại. Julia lại đứng bên anh, cả hai cùng lặng lẽ thán phục ngắm nhìn người đàn bà mạnh mẽ ở bên dưới. Nhìn động tác quen thuộc của bà ta, tay giơ lên treo tã, mông to như mông ngựa vẩy lên, Winston chợt nhận ra là bà ta khá đẹp. Chưa bao giờ anh nghĩ rằng cơ thể một người đàn bà ngoài năm mươi, sồ sề ra vì những lần sinh nở rồi khô cứng đi, đanh lai như một củ cải già vì phải làm việc quá sức lại có thể đẹp. Nhưng thật thế, bà ta đẹp, và hơn nữa, anh nghĩ, tại sao không? Da đỏ và thô, thân hình rắn rỏi và chẳng còn eo iếc gì, so với một cô gái thì bà ta giống như quả tầm xuân đặt cạnh bông hoa chúm chím. Nhưng tại sao quả lại không bằng hoa?
“Bà ta đẹp đấy”, anh thì thầm.
“Vòng hai phải hai mét là ít”, Julia bảo.
“Đấy cũng là một kiểu đẹp”, Winston nói.
Anh lấy tay ôm ngang eo cô. Cô dựa sát vào anh. Họ sẽ không bao giờ có con. Số phận là như thế. Họ chỉ có thể truyền miệng, từ người này sang người kia cái bí mật họ giữ trong đầu. Người đàn bà dưới kia không có đầu, bà ta chỉ có một đôi tay rắn chắc, một trái tim yêu thương và cái bụng mắn đẻ mà thôi. Anh tự hỏi không biết bà ta đã sinh cả thẩy mấy lần. Trông thế kia phải mười lăm lần là ít. Bà ta cũng có một giai đoạn xuân thì ngắn, chừng khoảng một năm, làm con gái dậy thì, đẹp như một đoá hồng dại rồi giống như đoá hoa đã thụ phấn, bà ta phồng lên, rắn lại, da thành đỏ quạch và thô và sau đó cuộc đời chỉ còn là chuỗi những giặt giũ, quét dọn, vá may, nấu nướng, sửa chữa, quét dọn vá may, quét dọn, giặt giũ; đầu tiên là cho con rồi sau là cho cháu, trên ba mươi năm, không nghỉ. Thế mà vẫn còn sức hát. Lòng cảm phục không lí giải được của anh đối với bà ta như tan vào khung cảnh của bầu trời xanh nhạt, không một gợn mây, kéo dài từ sau những ống khói trước mặt đến mãi khoảng không vô cùng vô tận. Bầu trời thì ở đâu chả vậy, ở đây cũng thế, mà ở Eurasia hay Eastasia thì cũng thế mà thôi. Con người dưới gầm trời này thì cũng giống nhau, khắp nơi, trên toàn thế giới này, hàng trăm triệu người cũng giống như người phụ nữa kia, họ không biết gì về sự tồn tại của nhau, họ bị phân cách bởi những bức tường hận thù và dối trá, và tuy giống hệt nhau, họ không học được cách tư duy đúng, nhưng lại tích tụ trong tim gan, trong đầu óc, trong cơ bắp một sức mạnh có thể xoay chuyển cả thế gian trong một ngày nào đó. Nếu có hi vọng thì đấy chính là bọn cu li! Tuy chưa đọc hết cuốn sách nhưng anh biết rằng đấy phải là thông điệp của Goldstein. Tương lai thuộc về cu li. Liệu có thể tin được rằng sau này, khi thời thế đến, xã hội do những người cu li tạo dựng, đối với anh, Winston Smith, sẽ là một xã hội không xa lạ như của Đảng hiện nay không? Có thể tin như thế, vì ít nhất nó cũng sẽ là xã hội sáng suốt. Ở đâu có bình đẳng ở đó sẽ có sáng suốt. Trước sau gì điều đó cũng sẽ xảy ra, không chóng thì chày sức mạnh sẽ biến thành nhận thức. Cu li là dân mà dân thì vạn đại, chỉ cần nhìn vào cái thân hình kiên cường ở dưới sân kia là mọi ngờ vực đều sẽ tiêu tan. Nhất định cuối cùng họ sẽ tỉnh ngộ. Còn bây giờ, trong khi điều đó chưa xảy ra, có thể phải chờ đợi cả ngàn năm nữa, họ vẫn cứ phải sống, mặc kệ tất cả, giống như chim trời, tiếp tục truyền từ người này sang người khác cái sức sống mà Đảng không có nhưng cũng không thể huỷ diệt được.
“Em có nhớ”, anh hỏi, “cái con chim hát cho chúng ta nghe ở bìa rừng hôm nọ không?”
“Nó đâu có hót cho chúng ta”, cô bảo. “Nó hót cho vui. Thế cũng không đúng. Nó chỉ hót vậy thôi”
Chim hót, cu li hát, chỉ có Đảng không hề hát. Khắp nơi trên trái đất này, ở London và New York, ở châu Phi và Brazil, ở những khu vực bí ẩn, ta không được quyền đặt chân tới, ở trên các đường phố Paris và Berlin, ở trên những bình nguyên bạt ngàn của nước Nga, trong các chợ ở Trung Quốc và Nhật Bản, đâu đâu cũng là hình ảnh người đàn bà mạnh mẽ, bất khả chiến bại đó, đâu đâu cũng là những người như thế, dù có bị phồng ra vì sinh con đẻ cái, dù có phải làm việc quần quật từ lúc lọt lòng cho đến lúc chết, họ vẫn hát. Những cái hĩm đầy sức mạnh đó nhất định rồi sẽ sản sinh ra một chủng tộc có ý thức. Ta đã chết, tương lai thuộc về họ. Nhưng ta có thể tham gia tạo lập tương lai đó nếu ta vẫn giữ được tâm, như họ giữ được thân và truyền đi mãi cái học thuyết bí mật rằng hai cộng hai là bốn.
“Chúng ta đã chết”, anh nói.
“Chúng ta đã chết”, Julia đáp.
“Các người đã chết”, một giọng sắc lạnh rít lên ngay đằng sau lưng.
Họ nhảy về hai phía khác nhau. Winston cảm thấy ruột gan đông cứng lại như đá. Anh nhìn thấy đồng tử của Julia dãn ra. Mặt cô vàng bệch như màu kem. Những đốm tàn nhang trên gò má càng nổi rõ hơn, như thể chúng không còn bám trên da thịt nữa.
“Các người đã chết”, tiếng nói kia lặp lại.
“Nó ở đằng sau bức tranh ấy”, Julia thì thầm.
“Nó ở đằng sau bức tranh”, giọng nói đế theo. “Đứng yên tại chỗ. Không được cử động nếu không có lệnh”
Bắt đầu rồi, thế là bắt đầu rồi! Họ cứ đứng yên như thế, người nọ nhìn vào mắt người kia. Chạy trốn, lao ra khỏi nhà trước khi quá muộn - ý nghĩ ấy thậm chí không hề xuất hiện trong đầu cả hai người. Không thể có chuyện chống lại giọng nói phát ra từ cái loa trên tường. Nghe có tiếng như cái then cửa đóng, rồi tiếng kính vỡ. Bức tranh khắc rơi xuống, phía sau nó là màn vô tuyến.
“Bây giờ họ sẽ nhìn thấy chúng ta”, Julia bảo.
“Bây giờ chúng ta sẽ nhìn thấy các người”, giọng nói kia nhắc lại. “Đứng vào giữa phòng. Quay lưng lại với nhau. Tay vòng ra sau gáy. Hai người không được chạm nhau”
Họ không chạm vào nhau, nhưng anh có cảm giác Julia đang run bắn lên. Hay đấy là do chính anh đang run cũng nên. Anh có thể ngăn không cho răng đánh vào nhau, nhưng đầu gối thì chịu, không điều khiển được. Có tiếng giày đinh, cả bên dưới, bên trong cũng như bên ngoài căn nhà. Ngoài sân có vẻ như đã đầy người. Có tiếng kéo vật gì đó trên nền đá lát. Tiếng hát của người đàn bà đột ngột ngừng bặt. Có tiếng lạch cạch như vật gì đó đang lăn, có thể họ quăng cái bồn giặt trên mặt sân, rồi những tiếng hò hét, tức tối, cuối cùng là tiếng thét lên vì đau đớn.
“Nhà đã bị vây”, Winston nói.
“Nhà đã bị vây”, giọng nói đế theo.
Anh nghe thấy tiếng răng Julia đập vào nhau.
“Hay chúng ta nói lời chia tay ở đây”, Julia bảo.
“Các người có thể nói lời chia tay”, giọng kia nhắc lại.
Đúng lúc đó có một giọng nam cao, rõ là của một người có học, Winston cảm thấy đã từng nghe ở đâu rồi:
“Nhân thể nói đến chuyện này: Nghe thì thắp nến cho đi vào giường, không nghe lấy búa thì mày tan xương!"
Một vật gì đó rơi xuống cái giường đằng sau Winston. Người ta chọc một cái thang qua ô cửa sổ và móc đầu nó vào khung sắt. Có người đang leo lên. Có tiếng bước chân vội vã chạy lên thang gác phía trong nhà. Căn phòng đã đầy những người đàn ông vận đồng phục đen, giày đinh, tay lăm lăm dùi cui.
Winston không còn run nữa. Mắt anh cũng gần như không chớp. Chỉ có một việc phải nhớ: không được động đậy, không được động đậy để chúng không có cớ đánh mình! Trước mặt anh là một người đàn ông cằm bạnh như võ sĩ quyền Anh, cái miệng thì chỉ như một vết nứt, trầm ngâm, mân mê dùi cui. Winston nhìn thẳng vào mắt hắn. Cảm giác như đang bị lột trần truồng, tay chắp sau gáy, thân thể thì phơi ra làm anh gần như không thể chịu nổi. Người đàn ông lè cái lưỡi trắng và liếm chỗ trước đây đã từng là môi và bước đi. Có tiếng đập mạnh. Một kẻ nào đó đã nhặt cái chặn giấy bằng thuỷ tinh và ném vào lò sưởi.
Một mẩu san hô nhỏ tí màu hồng, trông giống như nụ hoa bằng đường trên chiếc bánh sinh nhật, lăn trên tấm thảm. Nhỏ quá, Winston chợt nghĩ, sao nó lại nhỏ thế nhỉ! Có tiếng thở mạnh và tiếng đấm vào một vật mềm; rồi anh bị đá thật mạnh vào mắt cá, suýt ngã. Một tên đấm vào bụng Julia làm cô gục ngay xuống sàn. Cô quằn quại dưới sàn nhà, gần như không thở nổi. Winston không dám quay đầu, dù chỉ một phân, nhưng thỉnh thoảng khuôn mặt trắng bệch, đang thở dốc của cô cũng lọt vào tầm mắt anh. Dù rất hoảng sợ anh vẫn cảm thấy như chính cơ thể mình đang đau, đau đến chết đi được, nhưng đau vẫn không sợ bằng cô đang khó thở. Anh biết rõ: đau khủng khiếp, đau như chết đi sống lại, không lúc nào ngừng, nhưng đâu có cảm giác bởi vì trước hết phải là thở đã! Sau đó hai tên nắm lấy đầu gối và vai cô rồi khiêng ra khỏi phòng như khiêng một cái bao tải. Winston thoáng thấy mặt cô, úp sấp, méo xệch, màu vàng, mắt nhắm nghiền, những nốt tàn nhang hiện rõ trên hai gò má; đây là lần cuối cùng anh nhìn thấy cô.
Anh vẫn đứng lặng như chết. Chưa bị đánh. Trong đầu cứ hiện lên đủ thứ ý nghĩ. Anh tự hỏi không biết chúng đã bắt ông Charrington chưa. Anh tự hỏi không biết chúng đã làm gì với người đàn bà phơi tã dưới sân. Anh rất muốn đi tiểu và lấy làm ngạc nhiên vì mới tiểu tiện cách đây có vài tiếng. Anh thấy chiếc đồng hồ bên trên lò sưởi chỉ số chín, nghĩa là mới có hai mươi mốt giờ. Nhưng trời sáng lắm. Tháng tám thì hai mươi mốt giờ trời phải tối rồi chứ? Hay là anh và Julia nhầm, cho rằng mới ngủ một tiếng nghĩa là dậy lúc hai mươi giờ rưỡi, trong khi thực ra là tám rưỡi sáng ngày hôm sau. Nhưng anh không theo tiếp ý nghĩ đó. Anh không còn quan tâm nữa.
Có tiếng bước chân đi theo thang gác, lần này nhẹ hơn. Ông Charrington bước vào phòng. Những người mặc đồng phục đen lập tức im bặt. Trông ông Charrington cũng khác mọi hôm. Ông ta nhìn những mảnh thuỷ tinh vỡ trên sàn.
“Nhặt lên”, ông ta gằn giọng.
Một người cúi xuống nhặt. Không còn cái giọng của dân khu Đông London nữa; Winston chợt nhận ra rằng đây chính là giọng trong màn vô tuyến. Ông Charrington vẫn mặc bộ complet cũ may bằng vải nhung; nhưng tóc ông ta không còn trắng nữa mà là đen. Ông ta cũng không đeo kính. Ông ta liếc xéo Winston một cái, dường như để nhận diện, sau đó thì không quan tâm đến anh nữa. Vẫn có thể nhận ra ông ta, nhưng ông ta đã là một người khác hẳn. Lưng thẳng băng, có vẻ như to thêm. Chỉ có một chút thay đổi trên mặt thôi mà đã khác hoàn toàn. Lông mày không còn rậm như cũ, các nếp nhăn cũng biến mất, nét mặt cũng hơi khác, mũi có vẻ như ngắn hơn. Đấy là nét mặt của một người khoảng ba mươi lăm, thận trọng và lạnh lùng. Winston chợt nghĩ rằng đây là lần đầu tiên trong đời anh nhìn thấy một cách rõ ràng nhân viên của Cảnh Sát Tư Tưởng.
Phần III
I.
Winston không biết mình đang ở đâu. Có thể họ đã đưa anh vào Bộ Tình Yêu, nhưng khẳng định thì chịu. Anh đang ở trong một căn phòng không cửa sổ, trần khá cao, tường ốp gạch men sáng loáng. Những chiếc đèn mắc ngầm trên trần phả ra một thứ ánh sánh lạnh lẽo; có tiếng rì rì đều đều, chắc là tiếng quạt thông gió. Dọc suốt các bức tường, trừ khoang cửa đi, là một cái có thể gọi là ghế băng mà cũng có thể gọi là kệ, chiều rộng chỉ vừa đủ cho một người ngồi; đối diện với cửa, ở tận đầu kia căn phòng là một bô vệ sinh. Bức tường nào cũng gắn màn vô tuyến, vị chi bốn cái tất cả.
Bụng cứ đau âm ỉ suốt. Đau ngay từ lúc anh bị tống vào chiếc xe hòm kín và giải đi. Nhưng anh còn bị đói nữa, đói một cách cồn cào, đói muốn lả người. Bữa cuối cùng cách đây phải cả một ngày, mà cũng có thể một ngày rưỡi rồi. Anh vẫn chưa biết, mà cũng có thể sẽ chẳng bao giờ biết là bị bắt buổi sáng hay buổi chiều. Từ lúc bị bắt đến giờ anh chưa được miếng nào vào bụng.
Anh ngồi thật nhẹ xuống cái kệ hẹp tay bắt chéo trên đầu gối. Anh đã học được cách ngồi im lặng. Chỉ cần cử động là bị màn vô tuyến quát ngay. Nhưng đói thì ngày một dữ dội hơn. Chỉ thèm một miếng bánh mì. Anh cho là trong túi quần phải còn sót vài mẩu. Có thể như vậy lắm, vì thỉnh thoảng anh lại thấy như có vật gì đó cọ nhẹ vào đùi, chắc chắn là một mẩu bánh mì rồi. Cuối cùng thì sức cám dỗ đã vượt được cả nỗi sợ hãi, anh đưa tay vào túi.
"Smith!", màn vô tuyến thét. "Sáu không bảy chín Smith W! Trong buồng giam không được cho tay vào túi!"
Anh lại ngồi im, hai tay bắt chéo trên đầu gối như cũ. Anh đã đi qua một trạm trung chuyển rồi mới tới đây, không biết đấy là nhà tù thường hay là buồng tạm giam của các đội tuần tra. Anh cũng không biết mình đã ở đó bao lâu, khá lâu đấy: không có đồng hồ, không thấy ánh sáng mặt trời làm sao biết được giờ giấc. Chỗ đó vừa ồn vừa thối không chịu nổi. Anh bị tống vào một buồng giống như thế này nhưng bẩn kinh khủng và lúc nào cũng có từ mười đến mười lăm người. Đa số là tù hình sự, nhưng cũng có một ít chính trị phạm. Anh ngồi thu mình sát vào tường, chen chúc giữa những thân hình bẩn thỉu, vừa sợ vừa đau bụng, không còn sức để ý đến những người xung quanh, nhưng vẫn nhận thấy thái độ khác nhau một trời một vực giữa phạm nhân đảng viên và các tù hình sự khác. Phạm nhân đảng viên lúc nào cũng lấm la lấm lét, không ai dám hé răng nói nửa lời trong khi tù thường thì trâng tráo chẳng biết sợ là gì. Chúng lăng mạ cả cai ngục, đánh trả khi bị tịch thu đồ đạc, viết những từ tục tĩu lên sàn nhà, ăn những thứ dấu trong quần áo và được đưa lén từ ngoài vào, quát lại cả màn vô tuyến khi nó ra lệnh giữ trật tự. Nhưng một số tên có vẻ như thân thiện với cai ngục, gọi họ bằng cả hỗn danh và còn xin họ chuyển thuốc lá qua khe nhòm nữa. Cai ngục cũng thường tỏ ra nhẫn nhịn ngay cả khi phải áp dụng biện pháp cứng rắn đối với chúng. Người ta nói nhiều đến các trại lao động khổ sai, đa số tù nhân rồi sẽ bị gửi tới các trại như vậy. Qua câu chuyện anh hiểu rằng trại cũng “không sao” nếu có “dây”. Ở đấy cũng có hối lộ, ô dù, đấu gấu, đồng tính luyến ái, mại dâm thậm chí cả “quốc lủi” nấu bằng khoai tây nữa. Hình sự được tin tưởng, đặc biệt là những tên cướp của, giết người, chúng cũng là một kiểu quí tộc. Chính trị phạm phải làm những việc bẩn thỉu nhất.
Có đủ loại người đến và đi: bọn buôn bán xì ke, ma tuý, trộm cắp, cướp giật, đầu cơ, say rượu, gái điếm. Một số tên say rượu tỏ ra rất hung hăng, cả phòng phải hợp sức lại mới chế ngự được. Bốn cai ngục, mỗi người nắm một chân một tay, khiêng vào một người đàn bà khoảng sáu mươi tuổi, quần áo nhầu nát, vú sồ sề, thõng xuống; bà ta hò hét, giãy giụa, mái tóc dày, bạc trắng sổ tung hết cả ra. Họ giật đôi ủng của bà ta ra vì sợ bị đá và quẳng cái cơ thể nặng nề đó vào lòng Winston làm anh tưởng như bị gãy xương đùi. Người đàn bà ngồi dậy và quát với theo “độc ác!”. Sau đó, nhận ra là mình đang ngồi trên một chỗ không bằng phẳng, bà ta mới trườn khỏi đầu gối Winston xuống cái ghế băng.
"Xin lỗi cậu", bà ta bảo. "Có phải tôi tự ngồi lên đâu, bọn khốn ấy nó quăng vào đấy chứ. Thấy chúng đối xử với phụ nữ như thế nào chưa?". Bà ta ngừng lời, lấy tay vỗ vào ngực và ợ. "Xin lỗi. Tôi mệt quá"
Bà ta cúi gập ra đằng trước và nôn ngay xuống nền nhà.
"Nhẹ rồi", bà ta vừa nói vừa ngả người ra sau. "Tôi vẫn bảo đừng có giữ trong bụng. Nôn được là nhẹ người ngay"
Sau khi tỉnh hồn, bà ta ngoái lại ngó Winston và lập tức tỏ ra mến anh. Bà ta lấy tay bá vai anh, lôi lại phía mình và phả vào mặt anh hơi thở sặc mùi bia lẫn với mùi dãi dớt.
"Cậu tên là gì?", bà ta hỏi.
"Smith", Winston đáp.
"Smith à? Hay nhỉ. Tôi cũng tên là Smith", bà ta nói thêm, giọng mùi mẫn. "Tôi phải đáng tuổi mẹ cậu rồi!"
Bà ta đáng tuổi mẹ mình thật, Winston nghĩ. Tuổi gần bằng nhau, sức vóc cũng như nhau; hai mươi năm khổ sai thì thay đổi nhiều là cái chắc.
Ngoài ra chẳng còn ai nói chuyện với anh nữa. Thật lạ là tù thường phạm chẳng coi tù đảng viên ra gì. Chúng gọi họ là “chính trị” với giọng khinh bỉ ra mặt. Tù đảng viên có vẻ như sợ nói chuyện, nhất là nói với nhau. Chỉ có một lần, anh nghe thấy hai nữ đảng viên ngồi sát bên nhau thì thầm, lẫn giữa những tiếng ồn ào, câu gì đó đại loại như “buồng một linh một” mà anh không hiểu ẩn ý.
Họ đưa anh đến đây được hai hay ba tiếng đồng hồ rồi. Bụng vẫn đau như cũ, nhưng có lúc thăng, lúc giáng; ý nghĩ của anh cũng khi mở rộng ra, khi thu hẹp lại cùng với cơn đau. Khi nó thăng, anh chỉ nghĩ đến cơn đau và cái đói. Khi nó giáng thì anh lại thấy một nỗi sợ hãi tràn ngập trong lòng. Có lúc tương lai hiện rõ đến nỗi tim anh đập rộn lên và hơi thở như ngừng lại. Anh cảm thấy những cú dùi cui nện vào khuỷu tay, những cú giầy đinh đá vào ống quyển; anh thấy mình đang bò dưới đất, thều thào cầu xin tha tội bằng cái miệng không còn chiếc răng nào. Anh gần như không nghĩ đến Julia. Anh không thể tập trung tư tưởng được. Anh yêu cô và sẽ không phản bội cô; nhưng đây chỉ là sự kiện, sự kiện quen thuộc như phép tính số học vậy thôi. Không có tình yêu thương, thậm chí anh cũng không nghĩ đến chuyện gì đang xảy ra với cô. Anh nghĩ đến O’Brien nhiều hơn, thậm chí còn hi vọng nữa. O’Brien có thể đã biết là anh bị bắt. Huynh đệ, như anh ta nói, không bao giờ có ý cứu các thành viên. Nhưng còn cái dao cạo râu, họ sẽ đưa dao cạo râu nếu có điều kiện. Chỉ cần năm giây trước khi cai ngục chạy vào là xong. Lưỡi dao sẽ cắm ngập vào thịt, sắc lạnh, các ngón tay giữ nó cũng đứt đến tận xương. Anh thấy rất rõ cảm giác ấy, cơ thể rã rời của anh cứ run bắn lên vì đau. Nhưng anh không tin là mình sẽ dùng lưỡi dao khi có điều kiện. Con người ta thường sống từng khoảng ngắn, chấp nhận kéo dài thêm từng mười phút một, dù biết rằng sau đó sẽ là tra tấn, đoạ đầy.
Đã mấy lần anh lại thử đếm số gạch men ốp tường. Công việc chắc chắn không khó, nhưng anh cứ bị lẫn suốt. Anh thường tự hỏi mình đang ở đâu, mấy giờ rồi. Có lúc anh nghĩ bên ngoài trời đang sáng rõ, có lúc anh lại nghĩ đang là nửa đêm. Còn ở đây, bản năng bảo rằng, đèn sẽ không bao giờ tắt. Đây là chỗ không còn bóng tối: anh đã hiểu tại sao O’Brien lại có vẻ hiểu ngay được ẩn ý. Nhà Bộ Tình Yêu không có cửa sổ. Phòng giam này có thể nằm giữa toà nhà, mà cũng có thể ở bên ngoài; nó có thể nằm ở tầng thứ mười dưới mặt mà cũng có thể trên tầng ba mươi. Anh tự dịch chuyển trong đầu từ chỗ nọ đến chỗ kia, để xem liệu cơ thể có xác định được là đang lơ lửng trên không trung hay đang bị vùi sâu dưới mặt đất hay không.
Có tiếng ủng bước bên ngoài. Bản lề cái cửa sắt kêu lét két. Một sĩ quan trẻ, đồng phục bằng da thuộc màu đen, bóng loáng; khuôn mặt thẳng băng, tái mét như làm bằng sáp, nhanh nhẹn bước vào phòng. Anh ta ra hiệu cho cho những cai ngục bên ngoài dẫn một người tù vào. Thi sĩ Ampleforth khập khiễng bước vào. Cái cửa sắt lại nghiến lét két và đóng hẳn lại.
Thi sĩ mò mẫm từ bên này sang bên kia, làm như thể còn một cánh cửa nữa để chui ra; sau đó anh ta đi đi lại lại từ đầu này đến đầu kia phòng giam. Anh ta vẫn chưa nhìn thấy Winston. Anh ta lo lắng nhìn vào mảng tường phía trên đầu Winston chừng một mét. Ampleforth không có giầy; những ngón chân to bè thò ra khỏi đôi tất rách. Mấy ngày nay anh ta không cạo râu. Chòm râu rậm rì mọc lên đến tận gò má, nếu không phải là một bộ khung gầy yếu và thái độ bồn chồn thì trông anh ta không khác gì một gã lưu manh.
Winston cố gượng dậy. Anh phải nói chuyện với Ampleforth, ngay cả nếu màn vô tuyến có quát đi nữa. Có khả năng là Ampleforth mang theo lưỡi dao lam.
"Ampleforth!", anh gọi.
Màn vô tuyến không phản ứng. Ampleforth khẽ giật mình và dừng bước. Đôi mắt anh ta chậm chạp hướng về phía Winston.
"À, Smith!", anh ta nói. "Anh cũng ở đây à!"
"Vì sao lại vào đây thế?"
"Nói thật với anh", anh ta lúng túng ngồi xuống cái ghế bên phía bức tường đối diện. "Chỉ có một tội danh thôi, đúng không?"
"Thế anh đã phạm chưa?"
"Có lẽ rồi"
Anh ta đưa tay lên trán và bóp vào hai bên thái dương, có vẻ như muốn nhớ lại chuyện gì đó.
"Biết làm thế nào được", anh ta bắt đầu câu chuyện. "Tôi chỉ có thể nhớ được một trường hợp... trường hợp khả dĩ. Do thiếu thận trọng, chắc chắn là thế rồi. Số là chúng tôi chuẩn bị in toàn tập thơ của Kipling [1] . Tôi vẫn giữ nguyên từ “Chúa” ở cuối một dòng. Tôi không tìm được từ khác! – anh ta nói thêm, đầy phẫn uất – Không thể sửa được. Khổ thơ có vần là “ua”. Tôi đã nghĩ nát óc. Không thay vần điệu được"
Nét mặt anh ta đã khác. Không còn phiền muộn nữa, lúc này trông anh ta còn có vẻ như hài lòng. Trên khuôn mặt râu ria bẩn thỉu ánh lên vẻ thoả mãn và lòng hăng hái của một con mọt sách vừa tìm thấy một sự kiện vô tích sự.
"Anh có bao giờ nghĩ", anh ta nói tiếp, "rằng tiếng Anh nghèo vần điệu và chính điều đó đã quyết định tiến trình phát triển của thơ không?"
Không, Winston không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Trong hoàn cảnh hiện nay anh lại càng chẳng thấy nó có gì quan trọng hay đáng để ý.
"Anh có biết mấy giờ rồi không?", Winston hỏi.
Ampleforth lại khẽ giật mình.
"Tôi lại không để ý. Họ bắt tôi hai, mà cũng có thể, ba ngày nay rồi", anh ta ngước nhìn lên tường, có vẻ như định tìm một cái cửa sổ. "Ngày đêm không thể nào phân biệt được. Tôi cũng chịu đấy"
Họ còn nói chuyện phiếm thêm vài phút nữa, rồi cái màn vô tuyến, chẳng thấy có lí do gì, bỗng quát bắt phải im. Winston lại ngồi yên lặng, tay bắt chéo trên đầu gối như cũ. Ampleforth thì quá to mà ghế thì quá bé nên cứ loay hoay mãi, hết quay phải lại quay trái, đôi tay gầy nhẳng hết ôm gối bên này lại ôm gối bên kia. Cái màn vô tuyến lại tru lên bắt phải ngồi im. Thời gian tiếp tục trôi. Đã hai mươi phút hay là một giờ, không thể nào biết được. Lại có tiếng giầy đi bên ngoài. Ruột gan Winston như quặn lại. Sắp rồi, sắp đến nơi rồi, chỉ năm phút nữa, mà có thể ngay bây giờ, họ sẽ vào và thế là đến lượt anh.
Cánh cửa bật mở. Một sĩ quan trẻ, mặt lạnh như tiền bước vào. Anh ta đưa tay chỉ Ampleforth.
"Sang buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Ampleforth đứng dậy, ngơ ngác, chẳng hiểu người ta bảo mình đi đâu và lảo đảo bước giữa hai cai ngục.
Thời gian cứ thế trôi. Bụng Winston lại đau. Ý nghĩ chỉ lởn vởn quanh có mấy chuyện, hệt như viên bi cứ rơi vào những cái rãnh quen. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có sáu thứ. Đau bụng, bánh mì, máu và kêu la, O’Brien, Julia và dao lam. Bụng lại quặn đau, tiếng giầy đinh đang lại gần. Cánh cửa bật mở, một luồng không khí lập tức tràn vào mang theo mùi mồ hôi quen thuộc. Parsons bước vào. Anh ta diện quần soóc kaki, áo thể thao.
Winston sửng sốt đến quên hết mọi thứ.
"Anh cũng ở đây!", Winston nói.
Parsons liếc nhìn Winston, ánh mắt chẳng tỏ ra quan tâm cũng không ngạc nhiên, chỉ thấy tội nghiệp. Anh ta cứ đi đi lại lại suốt, hình như anh ta không thể ngồi yên được. Rõ ràng là đầu gối anh ta run. Đôi mắt anh ta mở to, nhìn trân trối như không thể rời khỏi một vật khá xa nào đó.
"Vì sao lại vào đây thế?", Winston hỏi.
"Tội tư tưởng!", Parsons nói, gần như muốn khóc. Giọng anh ta vừa như công nhận tội lỗi, vừa như ngạc nhiên pha lẫn hoảng loạn: chả lẽ từ đó lại áp dụng cho chính anh ta?
Anh ta dừng lại ngay trước mặt Winston và nói như van vỉ:
"Anh không nghĩ là họ sẽ bắn tôi chứ? Họ sẽ không bắn nếu chưa làm gì mà chỉ là nghĩ, có phải lúc nào ta cũng làm chủ được ý nghĩ đâu, đúng không? Tôi biết mà, họ sẽ nghe hết. Tôi tin là như thế. Họ biết thành tích của tôi, đúng không? Chính anh cũng biết tôi là người thế nào rồi mà. Không tồi, đúng không? Đầu óc thì không có mấy nhưng rất nhiệt tình. Tôi đã làm tất cả vì sự nghiệp của Đảng, anh thấy đúng không? Anh nghĩ sao, năm năm là cùng, đúng không? Hay phải mười năm? Những người như tôi trong trại cũng có ích lắm. Một lần vấp ngã thì đâu đã đáng bắn, đúng không?"
"Nhưng anh có tội không?"
"Có, dĩ nhiên là có tội rồi!", Parsons gào lên, mắt lấm lét nhìn màn vô tuyến. "Chả lẽ Đảng lại bắt người vô tội hay sao?". Bộ mặt đua ra như mặt ếch của anh ta đã điềm tĩnh trở lại, thậm chí còn có vẻ cao đạo nữa. "Tội tư tưởng là nặng lắm đấy, bạn ơi", anh ta lên giọng dạy đời. "Nham hiểm lắm. Nó tấn công anh mà anh không biết. Anh có biết tôi bị khi nào không? Lúc đang ngủ mới khổ chứ! Đúng thế đấy. Tôi đã cố gắng công tác, cố gắng đóng góp phần nhỏ bé của mình, tôi đâu có ngờ đầu mình lại có những thứ như thế. Thế là tôi nói mê. Anh có biết họ nghe thấy tôi nói gì không?"
Anh ta hạ thấp giọng, giống như một người được bác sĩ yêu cầu phải nói ra những lời không được nhã vậy.
"Đả đảo Anh Cả! Tôi nói thế đấy! Nói nhiều lần nữa kia. Nói thật với anh, tôi thấy mừng vì bị bắt trước khi quá muộn đấy. Anh có biết tôi sẽ nói gì khi ra trước toà không? Tôi sẽ nói: "Cám ơn các đồng chí, các đồng chí đã cứu tôi trước khi quá muộn"
"Ai đã tố cáo anh?", Winston hỏi.
"Con gái tôi", Parsons nói, giọng buồn buồn nhưng không dấu được vẻ thích thú."Cháu nghe trộm qua lỗ khoá. Nghe được một cái là báo cho cảnh vệ ngay ngày hôm sau. Bảy tuổi như vậy là khá đấy chứ, hả? Tôi không giận cháu đâu. Ngược lại, tôi còn tự hào về cháu nữa kia. Điều đó chứng tỏ tôi đã dạy con đúng đường lối"
Anh ta đứng lên ngồi xuống mấy lần, rồi lại chăm chăm nhìn vào cái bô. Bất thình lình anh tụt quần soóc ra.
"Xin lỗi ông bạn nhé", anh ta bảo. "Mình không chịu được nữa. Tại hồi hộp quá"
Anh ta phệt cái mộng to đùng lên bô cái vệ sinh. Winston lấy tay che mặt.
"Smith!", màn vô tuyến bỗng gào lên. "Sáu không bảy chín Smith W.! Bỏ tay ra. Trong buồng giam không được che mặt"
Winston bỏ tay ra. Parsons sử dụng cái bô một cách ồn ào và quyết liệt. Sau đó mới biết là nắp bô bị hỏng và mùi hôi thối nồng nặc bao trùm buồng giam suốt mấy tiếng liền.
Parsons đã bị đưa đi. Thêm nhiều người nữa đến và đi một cách bí ẩn. Winston thấy một người phụ nữ khi được đưa qua “Buồng 101” đã có rúm người lại và trắng bệch ra khi nghe nói đến từ đó. Nếu anh đến đây vào buổi sáng thì bây giờ là buổi chiều, còn nếu đến vào buổi chiều thì bây giờ phải là nửa đêm. Trong buồng hiện có sáu người, cả đàn ông và đàn bà. Tất cả đều ngồi bất động. Trước mặt anh là một người đàn ông lẹm cằm, răng lại vẩu, trông cứ như một con chuột cống bự, hiền lành vậy. Hai má hắn vừa dầy vừa sệ hẳn xuống, thật khó mà tin rằng trong đó không dấu một ít thức ăn. Đôi mắt màu xám nhạt lấm lét nhìn hết người này đến người khác, nhưng cứ thấy ai nhìn lại là lập tức tránh ngay.
Cánh cửa lại mở, người ta đưa vào một phạm nhân mới, vừa trông thấy hắn Winston đã cảm thấy lạnh hết sống lưng. Hắn trông cũng bình thường, có thể là một kĩ sư hay kĩ thuật viên gì đó. Nhưng khuôn mặt hốc hác của hắn thì thật đáng sợ. Hệt như một cái đầu lâu. Vì quá gầy nên miệng và mắt thành ra to một cách bất bình thường, đôi mắt như chứa đựng một mối thù một mất một còn, không đội trời chung với một ai đó hay một cái gì đó.
Hắn ngồi cách Winston không xa. Winston không nhìn hắn thêm một lần nào nữa, nhưng hình ảnh bộ mặt bị hành hạ, trông như một cái đầu lâu đọng lại trong trí não sống động đến nỗi tưởng như hắn ta đang ngồi ngay trước mặt vậy. Anh chợt hiểu vì sao. Hắn ta đang chết dần vì đói. Hình như tất cả mọi người trong buồng giam đều đồng loạt nghĩ như thế. Có sự xao động nhẹ chuyền đi trên khắp băng ghế. Gã lẹm cằm thỉnh thoảng lại nhìn gã đầu lâu, rồi lại lấm lét quay đi, rồi lại nhìn như thể có chuyện gì cực kì hấp dẫn vậy. Gã bắt đầu cựa quậy. Cuối cùng gã đứng lên, lạch bạch đi ngang qua buồng giam, cho tay vào túi và lúng túng đưa cho gã đầu lâu mẩu bánh mì đầy đất.
Màn vô tuyến bỗng gầm lên một tiếng, tưởng điếc tai. Gã lẹm cằm giật nảy mình. Gã đầu lâu rụt tay giấu ra đằng sau, có ý cho mọi người thấy rằng gã không nhận.
"Bumstead!", cái loa gào lên. "Hai bẩy một ba Bumstead J! Bỏ miếng bánh mì xuống!"
Gã lẹm cằm thả mẩu bánh mì xuống sàn.
"Đứng yên đấy! Quay mặt ra cửa. Không được động đậy"
Gã lẹm cằm đứng yên. Đôi má phính cứ giật liên hồi. Cánh cửa bật mở. Một sĩ quan trẻ bước vào và đứng tránh sang bên nhường lối cho một cai ngục thấp lùn nhưng tay và vai lại to một cách bất thường. Cai ngục đứng ngay trước mặt người tù lẹm cằm và khi được lệnh của tay sĩ quan thì đấm một cú như trời giáng vào miệng người tù. Cú đấm mạnh đến nỗi người tù bị hất tung lên. Anh ta bay đến tận đầu kia buồng giam và ngã sóng soài dưới chân cái bô. Gã nằm bất tỉnh, máu đen rỉ ra từ miệng và mũi. Rồi nghe có tiếng rên khẽ, có thể chỉ là tiếng kêu của bản năng. Rồi gã lật người, nắm sấp và từ từ, run rẩy, lồm cồm bò dậy. Cùng với máu và nước dãi là hai mảnh răng giả rơi ra khỏi miệng.
Tất cả phạm nhân vẫn ngồi im, tay bắt chéo, để trên đầu gối. Gã lẹm cằm bò về chỗ cũ. Một bên má tím bầm. Miệng gã sưng vều, trông như một đám thịt bấy nhầy màu đỏ đọng, ở giữa có một cái lỗ đen vậy.
Thỉnh thảng máu lại rỏ xuống ngực áo. Đôi mắt xám vẫn nhìn hết người này đến người khác, bây giờ trông hắn ta còn lấm lét hơn, dường như hắn muốn biết những người kia khinh thường mình đến cỡ nào.
Cánh cửa lại mở. Người sĩ quan khẽ đưa tay chỉ gã đầu lâu.
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Winston nghe thấy tiếng thở gấp và tiếng loạt xoạt. Người tù quì sụp xuống sàn, tay chắp trước ngực.
"Đồng chí! Đồng chí sĩ quan!", gã gào lên. "Đừng đưa tôi đến đó! Tôi chẳng đã khai hết rồi sao? Các anh còn muốn biết thêm gì nữa? Tôi xin nhận hết, nhận hết! Xin nói ngay đi, tôi sẽ nhận hết! Viết đi... gì cũng được, tôi kí hết! Chỉ xin đừng bắt tôi vào buồng một linh một!"
"Vào buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Da mặt phạm nhân vốn đã tái nay bỗng biến thành một mầu mà Winston chưa bao giờ tưởng tượng được. Chắc chắn thế, không thể nào lầm được, da anh ta đã hoá ra màu xanh.
"Làm gì tôi cũng được!", hắn gào lên. "Các anh đã bỏ đói tôi cả mấy tuần nay rồi. Hãy để cho tôi chết. Hãy bắn tôi đi. Hãy treo cổ tôi lên. Hãy xử tôi hai lăm năm tù. Tôi còn phải chỉ ai nữa? Hãy nói tên người đó, rồi tôi sẽ khai tất cả những gì các anh cần. Tôi không cần biết đấy là ai và các anh sẽ làm gì với họ. Tôi có một vợ và ba con. Đứa lớn nhất mới có sáu tuổi. Các vị có thể bắt tất lại đây, có thể cắt cổ chúng ngay trước mặt tôi, tôi sẽ đứng xem. Nhưng đừng bắt vào một linh một!"
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nhắc lại.
Đôi mắt điên khùng đảo quanh một lượt, có vẻ như gã muốn tìm một nạn nhân khác thay thế cho mình. Gã nhìn chằm chằm vào khuôn mặt tả tơi của gã lẹm cằm. Gã vung cánh tay gầy guộc lên.
"Các anh nên bắt người kia chứ không phải tôi!", gã reo lên. "Các anh không nghe thấy hắn nói sau khi bị đấm đấy thôi. Hãy để tôi kể lại cho. Hắn là phần tử chống Đảng chứ không phải tôi". Cai ngục bước lại gần. Gã kia thét lên the thé. "Các anh chưa nghe hắn nói đâu!", gã nhắc lại. "Màn vô tuyến hỏng. Các anh cần hắn. Bắt hắn chứ không phải tôi!"
Hai viên cai ngục vạm vỡ cúi xuống định nắm lấy tay gã. Nhưng đúng lúc đó gã nằm ẹp xuống sàn nhà, tay bám chặt vào chân cái ghế băng. Hắn rú lên, không thành tiếng, y như súc vật vậy. Các cai ngục tóm lấy hắn, giật mạnh, nhưng hắn càng bám chắc hơn, không ai ngờ hắn lại khoẻ như thế. Cuộc giằng co kéo dài chừng hai mươi giây. Các phạm nhân vẫn ngồi im, tay bắt chéo, để trên đầu gối, mắt nhìn thẳng. Tiếng la hét ngừng bặt, người tù đã hết hơi, chỉ còn cố bám lấy chân ghế mà thôi. Sau đó bỗng vang lên một tiếng kêu khác hẳn. Hoá ra cai ngục đã đá gẫy mấy ngón tay anh ta. Rồi họ dựng người tù dậy.
"Buồng một linh một", viên sĩ quan nói.
Họ dẫn phạm nhân ra, anh ta run rẩy bước, đầu cúi gằm, bàn tay lành nâng bàn tay bị thương, không còn chống đối nữa.
Thời gian tiếp tục trôi. Nếu gã đầu lâu bị đưa đi vào nửa đêm thì bây giờ là buổi sáng, nếu gã bị đưa đi vào buổi sáng thì bây giờ là buổi chiều. Winston ngồi một mình, anh đã ngồi một mình như thế này mấy tiếng đồng hồ rồi. Ngồi lâu, ghế lại nhỏ nên rất đau; thỉnh thoảng anh phải đứng dậy, đi đi lại lại, nhưng không thấy màn vô tuyến quát tháo. Mẩu bánh mì vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Đầu tiên nhìn đi chỗ khác quả là một việc khó, nhưng nay cái đói đã nhường chỗ cho các khát. Miệng khô và đắng. Tiếng kêu rì rì và luồng ánh sáng trắng đều đều gây cho anh cảm giác choáng váng, trống rỗng ở trong đầu. Mỗi lần xương cốt đau không thể chịu nổi thì anh đứng dậy, nhưng lại phải ngồi xuống ngay vì chóng mặt. Mà hễ hơi đỡ đau một tí là y như rằng lại cảm thấy sợ. Có đôi lúc anh cũng nghĩ đến O’Brien và chiếc dao cạo râu với một chút hi vọng mong manh. Có thể nghĩ rằng dao sẽ được đưa vào cùng với đồ ăn, nếu họ sẽ cho anh ăn. Ý nghĩ về Julia không được rõ rệt bằng. Ở đâu đó, chắc chắn cô cũng đang bị hành hạ, mà có thể còn khổ hơn anh nữa. Có thể ngay phút này cô đang phải thét lên vì đau đớn. Anh nghĩ: “Nếu bị khổ gấp đôi mà cứu được Julia thì mình có đồng ý không? Có, mình sẽ đồng ý”. Nhưng đây là một quyết định mang tính lí trí, anh chấp nhận vì cho rằng mình nên như thế. Anh chưa cảm được điều đó. Ở đây người ta chỉ còn thấy đau và linh cảm một cơn đau mới, ngoài ra không còn gì nữa. Nhưng liệu khi đang đau, ta có thể vì bất kì một lí do gì đó mà muốn mình bị đau hơn không? Đây là vấn đề anh chưa thể trả lời được.
Lại có tiếng giầy đi bên ngoài. Cửa mở. O’Brien bước vào.
Winston đứng thẳng lên. Anh ngạc nhiên đến nỗi quên hết ý tứ. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm anh quên là màn vô tuyến hiện diện khắp nơi.
"Chúng bắt cả anh à!", Winston kêu lên.
"Chúng bắt tôi lâu rồi!", O’Brien nói với giọng khôi hài, gần như hối hận. Anh ta đứng tránh sang một bên. Từ đằng sau hiện ra một viên cai ngục lực lưỡng, tay cầm một chiếc dùi cui màu đen.
"Winston, anh biết rồi", O’Brien nói. "Đừng tự lừa mình nữa! Anh đã biết... anh luôn luôn biết rõ"
Đúng, đúng là anh đã biết. Nhưng bây giờ không phải là lúc nghĩ tới chuyện đó. Bây giờ trước mắt anh chỉ còn một thứ: cái dùi cui trong tay viên cai ngục. Nó có thể nện vào bất cứ chỗ nào: vào đỉnh đầu, vào mang tai, vào bả vai, vào khuỷu tay...
Vào khuỷu tay! Winston ngã khuỵ xuống, người tê đi, một bàn tay đỡ lấy chỗ vừa bị đánh. Mọi thứ cùng bùng lên thành một màu vàng. Không thể tin được, không thể tin là chỉ một cú nện mà lại đau đến như vậy! Màu vàng tan dần, anh trông thấy hai người đang cúi xuống quan sát. Tên cai ngục cười khi thấy anh quằn quại. Ít nhất một vấn đề đã được giải quyết. Không bao giờ, dù vì bất cứ lí do gì, người ta cũng không muốn bị đau thêm. Khi đã bị đau người ta chỉ muốn có một điều: khỏi đau ngay. Không có gì trên đời này khổ bằng đau đớn. Đau thì chẳng ai vỗ ngực khoe khoang được, ý nghĩ ấy cứ trở đi trở lại trong khi anh lăn lộn dưới sàn, một tay đỡ chỗ bị thương.
Còn 4 kì nữa
No comments:
Post a Comment