November 30, 2024

Công giáo Việt Nam – Từ đế chế đến quốc gia (9)

 Charles Keith

Phạm Nguyên Trường dịch

Công giáo Việt Nam – Từ đế chế đến quốc gia


Phần kết

Giáo hội địa phương chia đôi

Cuối năm  1954, tác phẩm Lịch sử những cuộc khủng bố ở Việt Nam xuất hiện trong các hiệu sách giữa sự hỗn loạn của Sài Gòn sau hiệp định Geneva. Tác giả, một người Công giáo tên là Trần Minh Tiết, đã bị mất mười ba người thân trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Ông ta đã chạy khỏi nhà ở miền Trung Việt Nam trong cuộc di cư của hàng trăm ngàn tín đồ Công giáo chạy từ miền Bắc vào Nam trong giai đoạn từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1955. Đối với Trần Minh Tiết, cũng như đối với nhiều người tị nạn khác, vết thương của chiến tranh và cuộc di cư nhắc nhở những câu chuyện về thánh tử đạo mà ông đã nghe trong các bài giảng trong nhà thờ và đã từng đọc khi còn bé. “Tương tự như dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức,” Tiết viết, “thời đại Hồ Chí Minh hiện nay đã đẩy Giáo hội của chúng ta vào một tình trạng đạo đức giả hơn và cũng nhiều máu và lửa như những năm bi thảm của thế kỷ trước.” Trong chương cuối tác phẩm, Trần Minh Tiết kể lại những câu chuyện về các vị linh mục bị giết hại, các nhà truyền giáo bị giam cầm, các nhà thờ bị cướp phá, các trường học bị đốt cháy, và các tín đồ sùng đạo phải rời bỏ chỗ ở trong cuộc chiến tranh vừa qua, đối với ông ta, cuộc chiến tranh này đã lột trần sự thật về chế độ mà ông vừa trốn thoát: “Tín đồ Công giáo chiếm 10% dân cư và là một trong những thành phần có sức sống nhất của dân tộc,” ông viết, lại bị “cộng sản Việt Minh đầy đọa và cướp bóc”[1]. Câu chuyện tử đạo thời hiện đại của Trần Minh Tiết đã nhanh chóng có các khán, thính giả quốc tế. Phần lớn người tị nạn Công giáo chạy khỏi miền Bắc Việt Nam trên những con tàu của Mỹ, theo chương trình Đường Tới Tự Do (Passage to Freedom), các nhà báo và tín đồ Công giáo Mỹ tham gia vào chiến dịch đã đưa cuộc di dân thành câu chuyện Chiến tranh Lạnh của Ki-tô giáo và nền tự do, chiến đấu chống lại hiểm họa của chủ nghĩa cộng sản vô thần[2].

Khi Trần Minh Tiết chạy vào Nam thì một nhà quan sát tên là Hoàng Linh, được các quan chức Việt Nam Dân Chủ Công Hòa cử tới để phỏng vấn những người tị nạn đang tập trung ở Phát Diệm, chuẩn bị ra đi, đã mô tả ấn tượng của ông ta về người Bắc di cư. Đối với Hoàng Linh, “sự thật ở Phát Diệm” (nhan đề mà ông ta chọn cho cuốn sách mỏng này) là nỗi sợ bị đàn áp và đọa đầy là kết quả của chiến dịch tuyên truyền được tiến hành bởi những tên “tay sai của Ngô-đình Diệm, vâng lệnh đế quốc Mỹ và các phần tử thực dân Pháp” nhằm làm suy yếu cách mạng của dân tộc Việt Nam. Những đặc điểm mà Hoàng Linh gán cho tín đồ Công giáo bình thường tuy ít gay gắt hơn, nhưng vẫn có tính kẻ cả: bộ máy tuyên truyền đã “mê hoặc cưỡng ép đồng bào ta di cư đi Nam-bộ,” bằng cách hứa cấp đất và cấp trâu hay dọa rằng họ sẽ đánh mất linh hồn nếu không đi[3]. Tương tự như thế, các nhà cách mạng cộng sản khi nghĩ về những sự kiện đương đại từ quan điểm của quá khứ dân tộc đã nhìn tình trạng căng thẳng giữa nhiều tín đồ Công giáo và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như là một phần của cuộc đấu tranh mang tính lịch sử lâu dài giữa “quốc gia” và những thành phần “ngoại quốc”. Năm 1952, một nhà trí thức cách mạng tên là Nguyễn Văn Nguyễn khẳng định: “Ngày trước ở nước ta, thực dân Pháp lợi dụng sự tín ngưỡng của đồng bào Công giáo đối với Chúa, đưa dòng Thừa sai, gia nhập bộ máy chính quyền thực dân của chúng, để cho bộ máy chính quyền đó thêm sức mạnh đàn áp, bóc lột nhân dân ta”[4]. Tư tưởng này nhanh chóng nhận được mảnh đất màu mỡ trong môn sử liệu học cách mạng và trong những lời phê phán chế độ Cộng Hòa Việt Nam ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được hai người Công giáo là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo và nó vẫn còn là một phép tu từ đầy sức mạnh trong quan hệ Giáo hội-nhà nước và cũng là thành phần quan trọng trong nhận thức về Công giáo ở Việt Nam hiện nay.

Nhưng, những người Công giáo nằm trong thành phần cuộc di cư có lý do để làm như thế và những trải nghiệm của họ sau đó bác bỏ cách giải thích đơn giản này. Ít người là công cụ đơn giản của bộ máy tuyên truyền ngoại quốc, như cuốn sách mỏng của Hoàng Linh tuyên bố. Như người đứng đầu bộ phận chiến tranh tâm lí của CIA ở miền Bắc, ông Edward Lansdale, nói: “Người ta không nhổ bật gốc rễ và tự di thực mình đến chỗ khác chỉ vì những câu khẩu hiệu. Họ thực sự sợ những chuyện có thể xảy ra với mình và mối xúc cảm của họ đủ mạnh để có thể thắng sự gắn bó với đất đai, nhà cửa và mồ mả tổ tiên. Cho nên sáng kiến này chính là của họ - chúng tôi chủ yếu chỉ làm cho việc vận tải trở thành khả thi mà thôi”[5]. Đối với những nhà quan sát ngoại quốc, những người có cảm tình với các tín đồ Công giáo di cư hay những người biến họ thành công cụ cho những mục đích chính trị, người Bắc di cư chỉ vì một lý do thật đơn giàn: bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mình. Ít nhất, những nhà quan sát này cũng có phần đúng, vì nhiều người tị nạn đã hiểu trải nghiệm trước đó của sự khủng bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong bối cảnh của lịch sử đức tin Công giáo nói chung và Giáo hội của họ nói riêng. Như Peter Hansen ghi nhận, cuộc di cư của người Israel khỏi Ai-Cập, đề tài lấy từ Kinh thánh, định hình quyết định và trải nghiệm của người Bắc di cư. Điều này có sức mạnh đặc biệt, nhất là khi người ta nhớ lại những vụ bạo lực cộng đồng hồi những năm 1880 mà những người già nhất trong cuộc di cư vĩ đại từng trải qua. Như Hansen ghi nhận, “Đối với nhiều tín đồ Công giáo, việc bỏ chạy trước nguy cơ bị đàn áp là cách hành xử hợp lý và đúng đắn mà không ai bên ngoài dạy bảo”[6].

Nhưng dừng lại ở đây thì chưa đủ. Trước hết, công trình nghiên cứu này cố gắng khẳng định rằng là “tín đồ Công giáo” ở Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa, tương tư như tất cả các bản sắc tôn giáo khác, là mối quan hệ giữa hệ thống tín ngưỡng siêu việt và những xu hướng chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của một thời gian và không gian. Theo nghĩa đó, mặc dù yếu tố tâm linh đã làm cho nhiều người Công giao quyết định rời bỏ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, những lý do về mặt vật chất và những kinh nghiệm khác nhiều khi cũng có tầm quan trọng như thế, nếu không nói là quan trọng hơn. Một số tín đồ, đặc biệt là những người có quan hệ trực tiếp với Quốc Gia Việt Nam hay những phong trào không cộng sản sợ bị trả thù vì đã chống lại nhà nước mới về chính trị và quân sự. Một số người khác lo lắng về điều kiện kinh tế của miền Bắc, nhất là sau nạn đói năm 1944 và 1945, nhiều người khác lại sợ chính sách kinh tế của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đặc biệt là việc chia lại ruộng đất, sẽ làm cho tình hình kinh tế xấu thêm. Một số lại coi những con tàu của Mỹ đơn giản là cơ hội đi tới khu vực với những cơ hội kinh tế từ lâu đã hấp dẫn người miền Bắc, dù có theo Công giáo hay là không. Lại cũng có người nghĩ rằng Ngô Đình Diệm là người đại diện tốt nhất cho những quan tâm về chính trị của họ, nhiều người vì những lý do chẳng liên quan gì tới tôn giáo. Hansen khẳng định rằng, tác nhân quan trọng nhất đằng sau quyết định di cư của các tín đồ Công giáo là vai trò của những người lãnh đạo cộng đồng, mà trong trường hợp này là các giáo sĩ ở xứ đạo: người ta ra đi hàng loạt khi các linh mục bảo họ làm như thế, và họ cũng ở lại hàng loạt khi các linh mục hoặc tuân theo những lời hướng dẫn của Khâm sứ Tòa thánh và của vị tân Tổng giám mục người Việt Nam ở Hà Nội hay đơn giản là khuất phục trước ý chí của cộng đồng[7]. Đối với những tín đồ Công giáo quyết định ra đi, nhờ khả năng hậu cần của các cơ cấu trong Giáo hội tạo ra được những mối liên kết trực tiếp và mạnh mẽ hơn giữa các giáo xứ vượt ta khỏi giới hạn làng xã và do đó, tạo điều kiện cho Giáo dân huy động được nhiều người hơn[8]. Tóm lại, mặc dù “tôn giáo” chắc chắn là nguyên nhân chính làm cho nhiều tín đồ Công giáo rời bỏ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hơn là những thành phần dân cư khác, nhưng đây không phải là nguyên duy nhất hay độc nhất. Như vậy là, trong khi Bắc di cư phản ánh, và ở một số khía cạnh nào đó thì khẳng định, quan niệm mang tính tập thể rộng rãi hơn về cộng đồng tôn giáo xuất hiện trong thời thuộc địa, nó còn cho thấy những bản sắc và trải nghiệm khác nhau, tức là những thứ tiếp tục định hình đời sống và lựa chọn của các tín đồ Công giáo Việt Nam sau khi chế độ của Pháp đã cáo chung.

Tương tự như những người tị nạn đang tràn về miền Nam trong năm 1954 và 1955, quan hệ của chế độ cưu mang người tị nạn với hàng Giáo phẩm và cộng đồng Công giáo còn phức tạp hơn là các quan chức của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nhiều nhà sử học đã khẳng định. “Chính sách Ngô Đình Diệm có phải là ‘chính sách công giáo trị’ không?” một người ủng hộ ông ta đã dùng câu hỏi như thế làm đầu đề một cuốn sách mỏng, xuất bản năm 1956, nhằm phủ nhận những cáo buộc đó[9]. Công giáo rõ ràng là có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thăng tiến và cai trị của Ngô Đình Diệm, nhưng điều cốt yếu là phải đặt chúng vào vị trí phù hợp. Vai trò quan trọng của các tín đồ Công giáo miền Trung và miền Bắc trong chế độ của Ngô Đình Diệm, cả trong chính phủ lẫn quân đội, cần phải được hiểu theo quan niệm của mạng lưới chính trị và những đồng minh lâu đời của ông ta chứ không đơn giản là một đức tin mà các bên cùng chia sẻ[10].  Thực vậy, Ngô Đình Diệm thường ưu tiên những tính toán chính trị hơn là tôn giáo, và vì vậy mà thường xuyên xảy ra những vụ xung đột giữa gia đình ông và Vatican. Chuyện này xảy ra ngay từ năm 1948, khi Ngô Đình Diệm ép Rome thay Khâm sứ Tòa thánh người Pháp bằng một linh mục Việt Nam, và căng thẳng gia tăng sau khi Rome công nhận Quốc Gia Việt Nam, mặc dù khi ở Mỹ, những mối liên hệ với Giáo hội Công giáo mang lại lợi ích cho Ngô Đình Diệm. Vấn đề đạt đỉnh điểm vào năm 1955, khi Ngô Đình Diệm phản đối Vatican chọn Nguyễn Văn Hiền làm giám mục Sài Gòn vì Ngô Đình Diệm muốn Ngô Đình Thục nắm giữ chức vụ này.

Tám năm sau, vị giám mục mới của Sài Gòn kêu gọi Ngô Đình Diệm thể hiện lòng khoan dung tôn giáo khi gia đình họ Ngô đàn áp phong trào đối lập trong các cộng đồng Phật giáo xung quanh Huế, một chiến dịch mà cuối cùng đã giúp lật đổ chế độ của Ngô Đình Diệm. Mặc cho những hình ảnh đầy ấn tượng về những ngôi chùa bị đóng cửa và các nhà sư bị xiềng xích, những vụ xung đột giữa chế độ của Ngô Đình Diệm và các tín đồ Phật giáo không thể được giải thích một cách đơn giản như là “lòng mộ đạo và sự cố chấp tôn giáo” như một công trình nghiên cứu gần đây tuyên bố[11]. Thực vậy, những lời nói phô trương về sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo không thể hiện đúng nhiều xu hướng rất khác nhau cả ở trong nước lẫn trong lĩnh vực ngoại giao, cũng như cuộc đấu tranh trong nội bộ chế độ và thậm chí là trong gia đình họ Ngô, tức là những hiện tượng định hình nền chính trị của Cộng Hòa Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm.

Khó mà thể hiện được đặc điểm của nền chính trị và xã hội Công giáo ở Cộng Hòa Việt Nam, cũng như khó mà nói được vị trí của các tư tưởng và thiết chế Công giáo trong quá trình thăng tiến và cai trị của Ngô Đình Diệm. Năm 1955, nhiều tín đồ Công giáo coi Diệm là vị cứu tinh, nhưng những chia rẽ về mặt chính trị trong đời sống Công giáo đã xuất hiện khi phong trào đối lập với chế độ gia tăng. Ngay sau Hội nghị Geneva, những tín đồ Công giáo có ảnh hưởng như Nguyễn Mạnh Hà là những người đầu tiên ủng hộ đàm phán với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhằm thông qua chính phủ đoàn kết dân tộc mà tiến hành thống nhất đất nước một cách từ từ và bằng biện pháp hòa bình[12]. Những người ủng hộ Giải pháp Công giáo Xã hội cho những vấn đề của miền Nam, tức là những người đã trình bày trong những cuộc hội thảo và trên những tờ tạp chí như Đại HọcSống Đạo lúc đó đã nhiều lần thẳng thắn phê phán những vụ lạm dụng của Ngô Đình Diệm và sự có mặt ngày càng gia tăng của Mỹ ở miền Nam[13]. Thậm chí một số đồng minh chống cộng trung thành nhất của Ngô Đình Diệm trong cộng đồng Công giáo, như Hoàng Quỳnh – người đã dẫn dắt dân Bắc di cư từ Phát Diệm – cũng bắt đầu chỉ trích nạn tham nhũng trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau này Hoàng Quỳnh còn trở thành người ủng hộ nổi bật cho cuộc đối thoại liên tôn giáo, ông này đã hợp tác với một số nhà lãnh đạo Phật giáo, những người đã giúp lật đổ chế độ của Ngô Đình Diệm. Như Hansen ghi nhận, mặc dù Ngô Đình Diệm lớn tiếng ve vãn Giáo dân miền Bắc, chính phủ của ông ta không đủ sức xử lý làn sóng người tị nạn. Kết quả là ngay cả những tín đồ Công giáo Bắc di cư, ban đầu vốn là những người ủng hộ Ngô Đình Diệm mạnh mẽ nhất, cũng tỏ ra tức giận trước chính sách định cư của ông ta. Thực vậy, trong những giai đoạn định cư sau này, trong năm 1956 và 1957, các quan chức của Việt Nam Cộng Hòa đã đưa nhiều người Bắc di cư ra khỏi những nơi mà họ đã lựa chọn và đưa họ - vì những lý do kinh tế và chiến lược – tới những khu vực xa xôi trên cao nguyên miền Trung hay những khu vực ở đồng bằng sông Mê Công mà một số Giáo dân cảm thấy là quá gần các cộng đồng Hòa Hảo hay Cao Đài[14].

Nhưng có lẽ rạn nứt sâu sắc nhất trong đời sống Công giáo ở Cộng Hòa Việt Nam là giữa Bắc di cư và Giáo dân Nam Bộ. Trong thời thuộc địa, các tín đồ Công giáo trong cả nước Việt Nam trải nghiệm được sự phát triển của Giáo hội dân tộc theo những phương diện khác nhau: việc phân biệt chủng tộc giữa hàng giáo phẩm trong đời sống tôn giáo biến mất dần, người Việt kiểm soát các tổ chức của Giáo hội, quá trình nâng cao tiêu chuẩn giáo dục cho tu sĩ và giáo hữu, nhiều người biết chữ, gắn bó mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và Công giáo toàn cầu và những phương diện khác nữa. Nhưng trước chiến tranh và chia cắt hai miền rất ít người từng trực diện với những khác biệt nổi bật giữa các tập tục tôn giáo địa phương và hầu như chưa có ai phải làm như thế trong những điều kiện khó khăn đến như thế. Các tín đồ Công giáo miền Bắc hướng những hoạt động thờ phụng về vùng của họ và thậm chí là xứ đạo của họ, họ thờ những vị thánh và các thánh tử đạo khác với các tín đồ miền Nam. Các linh mục miền Bắc được huấn luyện và có vai trò trong đời sống xứ đạo khác với các linh mục miền Nam. Khi vào đến miền Nam, nhiều cộng đồng Bắc di cư tái lập những cơ cấu cộng đồng làng đạo  gắn bó, thậm chí đặt tên nơi định cư mới theo tên xứ đạo cũ, vì sợ hoặc khinh thường đời sống miền Nam, và đối với nhiều người thì còn do hy vọng là sẽ sớm được trở về quê. Và tất nhiên là sự khác biệt hiển nhiên về mặt tôn giáo không phải là lý do duy nhất gây ra những sự căng thẳng: Bắc di cư đã tạo ra những đòi hỏi rất lớn đối với các thiết chế giáo dục và an sinh xã hội miền Nam, đặt ra những đòi hỏi về đất đai, lao động và thương mại và gây ra thái độ thù địch của nhều người không theo Công giáo đối với người Công giáo nói chung. Mặc dù đến năm 1957, các linh mục Bắc di cư đã nhường quyền cho hàng giáo phẩm miền Nam, nhưng sự hợp nhất một số lượng lớn các tín đồ Công giáo từ những nền văn hóa địa phương và tín ngưỡng rất khác nhau diễn ra chậm chạp, thường là quá trình đầy căng thẳng và tạo ra những thay đổi sâu sắc và vẫn còn tiếp diễn đối với Giáo hội miền Nam, trung tâm của Công giáo Việt Nam sau năm 1954[15].

Charles Tilly mô tả “bản sắc” như là “sự trải nghiệm của một cá nhân về một phạm trù, sự móc nối, vai trò, hệ thống liên kết, thuộc một nhóm hoặc một tổ chức nối kết với sự phô diễn công khai trải nghiệm đó; việc trình bày cách công khai này thường dưới hình thức một câu chuyện, một chuỗi câu chuyện”[16]. Nền độc lập, cuộc Chiến trang Đông Dương lần thứ nhất, đất nước bị chia cắt và cuộc di dân cho thấy rằng tư tưởng đầy sức mạnh và trải nghiệm của Giáo hội địa phương lớn lên trong thời thuộc địa đã thu hút được cái mà nhà xã hội học Mark Granovetter gọi là “sức mạnh của những liên kết lỏng lẻo”[17]. Thực vậy, mặc dù chủ nghĩa thực dân và Công giáo do các thừa sai và những phản ứng đối với chúng đã tạo ra những mối liên hệ có thực và có ý nghĩa giữa các tín đồ Công giáo Việt Nam, nhưng chỉ có một phần giới hạn những mối quan hệ này là tạo điều kiện cho người dân mường tượng và trải nghiệm “Giáo hội”, rất giống với “quốc gia”, với nhau mà không phải trực diện với sự khác biệt thực sự của họ. Năm 1945 và những sự kiện diễn ra sau đó đã buộc tất cả các tín đồ Công giáo Việt Nam phải trực diện với những khoảng trống giữa những trải nhiệm của cá nhân và cộng đồng và những ý nghĩa rộng lớn hơn được gán cho những trải nghiệm đó trong những quan niệm đã được lý tưởng hóa về Giáo hội và quốc gia. Điều này không phủ nhận bản sắc như là một hiện tượng lịch sử, chỉ cần biến nó thành lịch sử: bản chất rời rạc, đứt gãy của những trải nghiệm của Công giáo Việt Nam trong giai đoạn giành lại độc lập thể hiện một cách khéo léo cách hiểu của Stuart Hall về bản sắc như là: “những điểm gắn bó tạm thời vào những quan điểm của chủ thể mà tương tác diễn ngôn đặt ra cho chúng ta”[18]. Tuy nhiên, những xung đột đang diễn ra giữa Giáo hội và nhà nước ở Việt Nam hiện nay không chỉ giúp duy trì câu chuyện đơn giản và có tính miệt thị về quan hệ của Công giáo với chủ nghĩa thực dân mà còn giúp kéo dài câu chuyện về lịch sử Công giáo sau năm 1954, tức là câu chuyện chẳng làm được bao nhiêu trong việc giải thích vị trí của Giáo hội Công giáo trong xã hội và trong nền chính trị hậu thuộc địa của Việt Nam.

Không có ví dụ nào tốt hơn là chủ đề gây nhiều tranh cãi về hàng trăm ngàn tín đồ Công giáo không rời bỏ miền Bắc Việt Nam – trên thực thế, số người ở lại nhiều hơn số người ra đi[19]. Tại sao lại có nhiều tín đồ Công giáo ở lại như thế? Rõ ràng là nhiều người muốn đi nhưng không đi được. Có nhiều trường hợp quan chức quân sự và hành chính của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã không cho các tín đồ Công giáo ra đi, một số tín đồ Công giáo ở vùng nông thôn tìm cách ra đi nhưng không đến được điểm xuất phát đúng lúc[20]. Cũng giống như nhiều người ra đi, nhiều người ở lại vì những lý do hoàn toàn không phải là tôn giáo hay chính trị: gắn bó với quê cha đất tổ, muốn bảo vệ tài sản của mình, sợ những điều chưa biết, sức khỏe kém hoặc những lý do khác nữa. Rõ ràng là nhiều người ở lại đã có trải nghiệm khác xa với những điều mà các xuất bản phẩm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nói về các tín đồ Công giáo hạnh phúc đang làm việc nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa[21]. Các quan chức của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rất nghi ngờ tổ chức đầy sức mạnh của Giáo hội và chủ nghĩa chống cộng của ban lãnh đạo của nó, và họ cũng hiểu rõ rằng nhiều giáo dân ở lại miền Bắc trong thời gian chiến tranh từng tích cực hoạt động nhằm chống lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trên thực tế, một số người sau đó vẫn tiếp tục làm như thế: năm 1956, lực lượng quân sự phải can thiệp mới dẹp được cuộc bạo loạn của các tín đồ Công giáo ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An[22]. Đời sống Công giáo ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thường gặp khó khăn. Các hiệp hội và định chế của Giáo hội có ít quyền tự do, các linh mục bị theo dõi một cách sít sao, còn liên hệ giữa các giám mục và Vatican thì rất hạn chế[23]. Thời gian khó khăn nhất trong quan hệ Giáo hội-nhà nước là chiến dịch cải cách ruộng đất, ngoài những địa chủ lớn thì chiến dịch này cũng có ảnh hưởng tới các tín đồ Công giáo như tất cả những nhóm khác trong xã hội miền Bắc. Nghĩa là, câu chuyện về tình cảnh khốn khổ và đàn áp dựa phần lớn trên những lời chứng và hồi ký của những người tị nạn và những lời phê phán Công giáo gay gắt nhất trong bộ máy tuyên truyền ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng chẳng làm sáng tỏ được nhiều hơn. Nằm giữa hai cực này là câu chuyện của một phần lớn cộng đồng Công giáo Việt Nam còn ở lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mặc dù họ có cơ hội và lý do để ra đi. Tôn giáo đã định hình quyết định ủng hộ chính phủ cách mạng như thế nào hay tại sao họ lại làm như thế bất chấp tôn giáo của họ? Họ có thật sự gặp khó khăn và hy sinh đến mức đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản hay một số người tiếp tục tìm thấy ý nghĩa trong việc cải tạo xã hội Việt Nam? Nếu chúng ta không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi như thế này là vì câu hỏi rộng hơn về vị trí của tín đồ Công giáo Việt Nam trong công cuộc chuyển hóa mang tính cách mạng lịch sử dân tộc của họ trong thời hiện đại vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các chữ viết tắt trong phần ghi chú được để trong ngoặc vuông

KHO LƯU TRỮ

Việt Nam

Cục Lưu Trữ Quốc Gia I, Hà Nội (TTLT I)

Fonds de la Marie de Hanoi [MH]

Fonds de la Résidence de Hà Đông [RSHD]

Fonds de la Résidence de Nam Định [RSND]

Fonds de la Résidence de Phú Thọ [RSPT]

Fonds de la Résidence de Supérieure au Tonkin [RST]

Fonds du Gouvernnement Général de l’Indochine [GGI]

 

Cục Lưu Trữ Quốc Gia II, Thành phố Hồ Chí Minh (TTLT II)

Fonds de la Résidence de Supérieure en Annam [RSA] (Hiện nằm ở Cục lưu trữ quốc gia, trung tâm 4, Đà Lạt)

Fonds du Gouvernnement  de la Cochinchina [GOUCOCH]

 

Pháp

ARCHIVES DE LA SOCIÉTÉ DE SAINT-SULPICE, PARIS [SULP]

Léon Piliard, Correspondance and Journal

ARCHIVES DU MINISTÈRE DES AFFAIRES ETRANGÉRES, Paris [MAE]

Correspondance Politique et Comerciale, 1918 – 1940, vols 17 and 41, Memoire et Documents Asie, Affaire Religieuses

ARCHIVES NATIONALES D’OUTRE-MER, AIX-EN-PROVENCE [ANOM]

Fonds Locaux

Cabinet du haut Commissariat fe France à Saigon (HCI)

Cabinet Militaire (CM)

Conseiller Politique

Fonds de la Résidence de Supérieure au Tonkin, Ancien Fonds [RST AF]

Fonds de la Résidence de Supérieure au Tonkin, Nouveau Fonds [RST NF]

Fonds du Gouvernnement Général de l’Indochine [GGI]

Fonds Ministériels (FM)

Direction des Affaires Politiques, 1920-1954 (AFFPOL)

Indochine (Nouveau Fonds (IC NF)

ARCHIVES OF THE SOCIÉTÉ DES MISSIONS ETRANGÈRED DE PARIS, PARIS (MEP)

Aministrative Documents

053 (A-B): Conseil Central de la SMEP à Rome (1922-1932)

177 (A-C): Père Sy et l’Indochine Française

243 (A): Rome; Procure, 1906-1925

258 (A-B): Rome; Décrets, 1906-1928

710C: Tonkin Méridional, 1911-1920

711B: Haut Tonkin, 1911-1919

711C: Tonkin Occidental, 1906-1919

712A: Tonkin Maritime, 1902-1919

757 (2): Cochinchine Occidentale, 1901-1912

757 (3): Cochinchine Occidentale, 1913-1919

761 (1): Cochinchine Septentrionale, 1904-1919

Thư từ (Correspondence)

Allys, Eugène-Marie  

Aubert, Victor

Boulanger, Louis

Brisson, Théodule

Cadière, Léopold

Cassaigne, Jean

Chabanon, Alexander

Chaize, François

Dalaine, Louis Marie Joseph

De Guébriant, Jean

Delignon, Urbain Anselme

Dépaulis, Joseph

Dronet, Jean-Baptiste

Dumortier, Isidore-Marie

Aloy, Andréa Léon

Garnier, Eugène

Gendreau, Pierre-Marie

Grangeon, Damien

Herrgott, Valentin

Hue, Gustave

Jannin, Martial

Lebourdais, Grégoire Louis

Lemasle, François Arsèle

Maheu, Paul-André

Marcou, Jean-Pierre Alexandre

Mossard, Lucien Emile

Pagès, Justin

Perreaux, Emile Albert

Pineau, Louis

Quinton, Victor Charles

Ramond, Paul-Marie

Roux, Antoine Jean-Baptiste

Séminel, Robert

Tardieu, Auguste-Marie

Vacquier, André

Vuillard, Félix

BIBLIOTHÈQUE DE DOCUMENTATION INTENATIONALE CONTEMPORAINE, NANTERRE [BDIC]

Fonds de la Ligue des Droits de l’Homme [LDH]

 

ITALY

ARCHIVO STORICO, CONGREGAZIONE PER L’EVAGELIZZAZIONE DEI POPOLI, ROME [CEP]

NUOVO SERRE, 1892-1934 [NS]

1893-1922

Rubrica 129 (Indo Cina)

1922-1934.

Rubrica 17 (Indo Cina): Sottorubrica 1 (Affari Comuni), Sottorubrica 2 (Delegazione Apostolica)

Rubrica 19 (Tonkino e Laos): Sottorubrica 1 (Affari Comuni), Sottorubrica 2 (Tonkino Orientale), Sottorubrica 3 (Tonkino Occidentale), Sottorubrica 4 (Tonkino Meridionale), Sottorubrica 5 (Tonkino Central), Sottorubrica 6 (Tonkino Septentrional),  Sottorubrica 7 (Tonkino Marittimo), Sottorubrica 8 (Tonkino Superior),  Sottorubrica 9 (Langson e Caobang).

Rubrica 20 (Annam, Cocincina a Cambogia): Sottorubrica 2 (Cocincina Septentrionale), Sottorubrica 3 (Cocincina Orientale), Sottorubrica 4 (Cocincina Occidentale), Sottorubrica 5 (Cambogia).

 

BÁO CHÍ, TẠP CHÍ VÀ BẢN TIN ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN

TIẾNG VIỆT

Bạn Thiếu Niên [BTN]

Công Giáo Đồng Thinh [CGĐT]

Công Giáo và Dân Tộc

Đa Minh Bán Nguyệt [ĐMBN]

Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Hồn Công Giáo

Hồn Thanh Niên/L’ame de la Jeunesse

Hướng Đạo Công Giáo

Hy Vọng

Lịch Sử Địa Phận Qui Nhơn

Liên Đoàn Công Giáo

Lời Thăm

Nam Kỳ Địa Phận [NKĐP]

Nam Thanh Công Giáo [NTCG]

Nghĩa Binh Thánh Thể Tạp Chí [NBTT]

Sacerdos Indosinensis

Thánh Thể Báo

Trung Hòa Nhật Báo, [THNB, mặc dù năm 1929 tờ này đã đổi tên thành Trung Hòa Báo, nhưng tôi sử dụng một cách viết tắt cho tất cả các năm đó]

Vì Chúa

 

TIẾNG PHÁP

 

Almanach Populaire Catholique

Annales de la Société des Missions Etrangères de Paris [ASMEP]

L’Avenir du Tonkin

Bulletin Catholique Indochnois

Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris [BSMEP]

Bulletin de Sainte Jeanne d’Arc

Bulletin des Missions

Bulletin Paroissial de Dalat

Bulletin Paroissial de Hanoi

Bulletin Paroissial de l’Eglise Protestante Française du Tonkin et du Nord Annam

Congrégation des Petits-Frères de Saint Joseph de Qui Nhơn

La Croix d’Indochine/l’Aube Nouvelle

L’Europe Nouvelle

Indochine

Indochine Sud-Est Asiatique

Le Messager de l’Ecole Pellerin

Les Missions Catholiques

Pages Catholiques/Annam-Tonkin

Revue Indochinoise

 

 

SÁCH VÀ CÁC BÀI BÁO

 

Bùi Đức Sinh, Dòng Đa Minh trên đất Việt, 2 tập, Calgary: Veritas, 1995.

___________, Giáo hội công giáo ở Việt Nam, 3 tập, Calgary: Veritas, 1998.

___________, Giáo hội công giáo ở Việt Nam, Phụ chương, 1975-2000, Calgary: Veritas, 2000.

Bùi Văn Nho, Những trang sử đẫm mồ hôi của họ Chợ Lớn Việt Nam, Sài Gòn: Họ Jeanne D’Arc, 1972

Cao Thế Dung, Công giáo sử tân biên (1533-2000), 3 tập, Gretna, LA: Cở Sở Dân Chúa Xuất Bản, 2003.

___________, Công giáo Việt Nam trong dòng sinh mệnh dân tộc, Los Angeles: Cở Sở Dân Chúa Xuất Bản, 1998.

___________, Việt Nam công giáo sử, Los Angeles: Dân Chúa, 2002.

Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử, 1940-1965, Saigon: Trí Dũng, 1972.

Cao Vĩnh Phan, Lịch sử giáo phận Vinh, San Jose, CA: Papyrus Press, 1996.

Chan Hing-Ho và Isabelle Landry-Deron, Mục lục thư tịch Hán Nôm tàng trữ tại Hội thừa sai Ba-Lê, Paris: Eglises d’Asie, 2004.

Công Giáo và Dân Tộc, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, 1945-1995, Thành phố Hồ Chí Minh: Công Giáo và Dân Tộc, 1996.

Đặng Huy Vận, “Phan Bội Châu và công cuộc vận động đồng bào thiên chúa giáo ở đầu thế kỷ XX,” Nghiên Cứu Lịch Sử 104 (1967): 32-40

Đặng Luận, “Vài nét về quá trình truyền giáo, phát triển đạo công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum,” Nghiên Cứu Tôn Giáo 4 (2004): 30-36.

Đỗ Hữu Nghiêm, “Giáo hội và các đồng bào thiểu số ở Việt Nam,” trong 40 năm thành lập hàng giáo phẩm công giáo Việt Nam, Nguyễn Đăng Trúc chủ biên, 27-108. Reichstett, France: Định Hướng Tùng Thư, 2000.

Đỗ Quang Hưng chủ biên, Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2003.

___________, Một số vấn đề lịch sử thiên chúa giáo ở Việt Nam, Hà Nội: Tủ Sách Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, 1991.

___________, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Lý Luận Chính Tri, 2008.

Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành và Dương Trung Quốc chủ biên, Lịch sử báo chí Việt Nam, 1865-1945, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000.

Đoàn Độc Thư và Xuân Huy, Giám mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm, 1945-1954: Những năm tranh đấu hào hùng, Sài Gòn: Sử Liệu Hiện Đại, 1973

Hà Huy Tú, Tìm hiểu nét đẹp văn hóa thiên chúa giáo, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 2002.

Hoàng Lại Giang, Trương Vĩnh Ký bi kịch muôn đời, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2001.

Hoàng Linh, Sự thật ở Phát Diệm, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1954.

Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1998.

Hồ Khắc Trang, Lịch sử đạo thiên chúa ở Việt Nam, Huế: Đại Việt Thiện Bản, 1944.

Hồng Phúc, Đức mẹ La Vang và giáo hội công giáo Việt Nam, Santa Ana, CA: Liên Đoàn Việt Nam Tại Hoa Kỳ, 1997.

Khổng Xuân Thu, Trương Vĩnh Ký, 1837-1898, Sài Gòn: Tân Việt, 1958.

Lê Ngọc Bích, Nhân vật công giáo Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX-XX, Chưa xuất bản, 2006.

___________, Nhân vật giáo phận Huế, 2 tập, Chưa xuất bản, 2000.

Lê Thanh, Trương Vĩnh Ký biên khảo, Hà Nội: Tân Dân Xuất Bản Phát Hành, 1943.

Lê Tiến Giang, Công giáo kháng chiến Nam Bộ, 1945-1954, Sài Gòn: Chọn, 1072.

Lữ Huy Nguyên, Hàn Mặc Tử - thơ và đời, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Học, 1995.

Lý Chánh Trung, Lương tâm công giáo và công bằng xã hội, Sài Gòn: Nam Sơn, 1963.

Mã Giang Lân, Thơ Hàn Mặc Tử - những lời bình, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2000.

Một số vấn đề lịch sử đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Khoa Học Xã Hội và Ban Tôn Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh, 1988.

Ngô Phương Bá, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào công giáo Việt Nam,” Nghiên Cứu Lịch Sử 238-39, số 1-2 (1988): 76-80.

Nguyễn Hồng Dương, Hoạt động tôn giáo và chính trị của thiên chúa giáo miền Nam thời Mỹ ngụy, 1954-1975, Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân II, 1988.

___________, “Hội đoàn công giáo – lịch sử và hiện tại,” Nghiên cứu tôn giáo 4 (2003): 44-51.

___________, Làng công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1997.

___________, “Làng công giáo và một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý” trong Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 1994.

___________, Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hóa Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2001.

___________, “Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo công giáo Nam Bộ (đến đầu thế kỷ XX)” Nghiên cứu tôn giáo 3 (2002): 34-43.

___________, “Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo của công giáo ở miền Bắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX,” Nghiên cứu tôn giáo 4 (2000): 30-36.

___________, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2004.

___________, “Về một số làng công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (nửa đầu thế kỷ XIX,” Nghiên Cứu Lịch Sử 274, số 3 (1994): 44-51.

Nguyễn Hữu Lượng, Đức thầy Jean-Baptiste Tòng, giám mục địa phận Phát Diệm, Sài Gòn: Nhà In Xưa Nay, 1934.

Nguyễn Khắc Đạm, “Mặt trái của việc truyền giảng đạo thiên chúa ở Việt Nam (thế kỷ XVI-XIX.” Nghiên cứu lịch sử 238-39, số 1-2 (1988): 28-32, 48.

Nguyễn Lân, Nguyễn Trường Tộ: Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, Huế: Viên Đệ, 1941.

Nguyễn Nghị chủ biên, Nhà thờ công giáo ở Việt Nam: Kiến trúc – lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp, 2004.

_______, “Tên gọi thiên chúa ở Việt Nam,” Nghiên Cứu Tôn Giáo 6 (2001), 32-43.

Nguyễn Nghị, Khổng Thành Ngọc và Hoàng Minh Thức, Thiên chúa giáo ở thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007.

Nguyễn Nguyên Sinh, Mấy kinh nghiệm công tác đoàn trong thanh niên thiên chúa giáo, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 1960.

Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thể chủ biên, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam,  Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005.

Nguyễn Quang Hưng, “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Kitô giáo tới Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (qua khảo cứu báo Vì Chúa).” Nghiên Cứu Tôn Giáo 10 (2007); 25-32.

_______, Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn, 1802-1883, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2007.

_______, “Người công giáo Việt Nam trong những tháng đầu sau Cách Mạng Tháng Tám”, Nghiên Cứu Tôn Giáo 2 (2002);28-34.

Nguyễn Thành Thảo, Lịch sử địa phận Đông Đàng Ngoài hay giáo phận Hải Phòng, Hải Phòng: Tòa Giám Mục Hải Phòng, 2007.

Nguyễn Thế Thoại, Công giáo trên quê hương Việt Nam, 2 volumes, Chưa xuất bản, 2001.

Nguyễn Tự Do, CssR, Lịch sử giáo phận Thanh Hóa, 70 năm thành lập (1932-2002), Thanh Hóa; Tài Liệu Nghiên Cứu Nội Bộ Địa Phận, 2002.

Nguyễn Văn Kiệm, “Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX,” Nghiên Cứu Lịch Sử 271 (1993); 21-31.

______________, Sự du nhập của đạo thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hà Nội: Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, 2001.

Nguyễn Việt Quang, Đạo công giáo thời xã hội chủ nghĩa, Hải Phòng: Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Tổ Quốc Yêu Hòa Bình, 1958.

Những vấn đề nhân học tôn giáo, Đà Nẵng; Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 2006.

Phạm Bá Trực, Công giáo kháng chiến, Liên khu III; Nhà Xuất Bản Bình Nguyên, 1950.

__________, Kính chúa yêu nước, Hà Nội; Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1954.

__________, Thế nào là yêu nước và kính chúa? Liên khu IV; Nhà Xuất Bản Khu Tuyên Truyền Văn Nghệ, n.d.

Phạm Đình Khiêm, Hành động xã hội của giáo hội qua các thời đại và ở Việt Nam. Phát Diệm: An Phong, 1950.

Phạm Thế Hưng, Hiểu biết về công giáo ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2005.

Phan Phát Huồn, Việt Nam giáo sử, 2 tập, Sài Gòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1962.

Phong Hiền, “Cộng đồng Vatican II (1962-1965) và giáo hội Việt Nam. Từ thư chung năm 1951 đến thư chung năm 1980,” Nghiên Cứu Lịch Sử 238-39 (1988); 71-75.

Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Những hoạt động của bọn phản động đội lốt thiên chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến (1945-1954). Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965.

Quỳnh Cư, “Giáo hội thiên chúa giáo miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975,” Nghiên Cứu Lịch Sử 238-39, số 1-2 (1988); 66-70.

Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ và Tạp Chí Xưa Nay, 2002.

Trần Anh Dũng, Sơ thảo thư mục công giáo Việt Nam, Paris; Trần Anh Dũng, 1992.

Trần Hữu Hợp, “Sự hình thành cộng đồng người Việt công giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long,” Nghiên Cứu Tôn Giáo 6 (2004); 32-40.

Trần Huy Liệu, “Nhận định về Trương Vĩnh Ký,” Nghiên Cứu Lịch Sử 63 (1964): 29-31.

Trần, Joseph, Lịch sử cụ Sáu, Qui Nhơn; Imprimerie de la Mission, 1930.

Trần Quốc Bảo, Cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử thế giới cận kim, Sài Gòn; Nhà In Phan Thanh Giản, 1956.

Trần Quang Chu, Hành hương giáo phận, 3 tập, chưa xuất bản, 2001.

_____________, chủ biên, Hành hương La Vang, 4 tập, Huế; Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, 2005.

Trần Tam Tĩnh, Thiên Chúa và hoàng đế: Người công giáo trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Việt Nam, 1975.

Trịnh Việt Yên, Máu tử đạo trên đất Việt Nam, San Jose, CA; Ủy Ban Quốc Gia Chuẩn Bị Phong Thánh, 1988.

Trương Bá Cần, Công giáo đàng trong thời giám mục Pigneau (1771-1899), Thành phố Hồ Chí Minh: Tủ Sách Đại Kết, 1992.

____________, Lịch sử phát triển công giáo ở Việt Nam, Tập I: Thời kỳ khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ XVIII, Tập II: Thời kỳ thử thách và phát triển (từ thế kỷ XIX đến mùa thu năm 1945), Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2008.

____________, Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002.

Trương Hữu Quýnh, “Mấy vấn đề giữa việc truyền bá đạo thiên chúa và chính trị ở Việt Nam thế kỷ XVII-XIX,” Nghiên Cứu Lịch Sử 238-39, số 1-2 (1988); 33-36.

Trương Quế Phương, “Người công giáo Nghệ Tĩnh với dân tộc,” Nghiên Cứu Tôn Giáo 6 (2002); 57-62.

Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo hội công giáo Việt Nam niên giám 2005, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2005.

Văn Tạo, “Giáo hội thiên chúa trước lịch sử dân tộc,” Nghiên Cứu Lịch Sử 238-39, số 1-2 (1988); 1-2.

Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2004.

Võ Long Tề, Lịch sử văn học công giáo Việt Nam, Sài Gòn: Nhà Xuất Bản Tư Duy, 1965.

Vũ Đình Trác, Công giáo Việt Nam trong truyền thống văn hóa dân tộc, Orange, CA; Thời Điểm Công Giáo, 1996.

Vương Đình Ái, Ba vị linh mục yêu nước của giáo phận Vinh, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Hà Nội, 1996.

 

Những tiếng Tây

Acta et Derecta Primae Regionalis Synodi Tunquinensis habitae in pago Kẻ Sặt A. D. 1900, Kẻ Sở: Imprimerie de la Massion, 1905.

Acta et Derecta Secundae Regionalis Synodi Tunquinensis habitae in pago Kẻ Sặt A. D. 1912, Kẻ Sở: Imprimerie de la Massion, 1914.

Les Amis des Missions. Les missions catholiques française en 1900 et 1928. Paris: Editions Spec, 1928 

Atkin, Nocholas and Frank Tallett, Priests, Prelates and Peoples: A History of European Cathilicism since 1750, Oxford: Oxford University Press, 2003.

Bonifacy, Auguste, Les débuts du chistianisme en Annam; des origins au commencement du XVIIIème siècle, Hà Nội: Imprimerie Tonkinoise, 192-?.

Bouchot, Jean, Un Savant et un patriote cochinchinois: Petrus Jean-Baptiste Trương Vĩnh Ký (1837-1898), 3rd edition, Sài Gòn: Nguyễn Văn Của, 1927.

Bourdeaux, Pascal, “Emergence et constitution de la communauté du bouddhisme Hoa Hao, Une contribution à l’histoire sociale du delta du Mékong (1935-1955),” Ph.D. diss., Ecole pratique des hautes études, 2003. 

Brocheux, Pierre, “Note sur Gilbert Chiêu (1867-1919), citoyen français et patriote vienamien,” Approches Asie 11 (1975): 72-81.

Brocheux, Pierre and Daniel Hémery, Indochina: An Ambiguos Colonization, 1858-1954, Berkeley: University of California Press, 2009.

Burel, Laurent, Le contact protocolonial franco-vietnamien en centre et nord Vietnam (1856-1883), Villeneuve-d’Ascq: Presses Universitaires de Septentrion, 2000.

_________, “La paroisse vietnamienne au XIXème siècle; un compromise entre commune tradiotionnelle et modernité,” Pénisule 36, vol,1 (1998); 31-54.

Cadière, Léopold, Croyances et Pratiques religieuse des Annamites, Sài Gòn: Imprimerie Nouvelle d’Extrème-Orient, 1958.

____________, “Organisation et fonctionnement d’une chrétienté vietnamienne,” Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris 79, (April 1955), 80 (May 1955), 82 (July 1955), 83 (August 1955), 85 (October 1955).

Camps, Arnulf, Studies in Asian Mission History, 1956-1998, Leiden: Brill, 2000.

Cao Huy Thuần, Le missionaries et la politique coloniale française au Vietnam (1857-1914), New Haven, CT: Yale Council on southeast Asian Studies Lạc Việt series, 1990.

Le Capital et le travail – Compte rendu in extenso des conférences données aux journées sociales et aux réunions d’études. Hanoi: Trung Hòa, 1938

Caratini, Marcel, and Philippe Grandjean, Le statut des missions en Indochine, Hà Nội: Imprimerie d’Extrême-Orient, 194-?.

Catton, Phillip, Diem’s Final Failure: Prelude to American’s War in Vietnam, Lawrence, KS; Kansas University Press, 2002.

Chadwick, Kay and Kevin Passmore, eds, Catholicism, Politics and Society in twentieth-Century France, UK: Liverpool University Press, 2000.

Cherry, Haydon, “Down and Out in Saigon: A Social History of the Poor in Colonial City, 1860-1940,” Ph.D. Diss., Yale University Press.

Choi Byung Wook, Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820-1841): Central Policies and Local Response, Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program Publications, 2004.

Comaroff, Jean and John Comaroff, Of Revelation and Revolution. Volume 1: Christianity, Colonialism, and Consciousness in South Africa, Chicago: University of Chicago Press, 1991.

Compagnon, Pierre-Marie, Le culte de Notre Dame de Lourdes dans la société des missions étrangères de Paris, Paris: Pierre Téqui, 1910.

Congregatio de Propaganda Fide, Guide des missions catholiques, 3 vol.; Paris: L’Oeuvre Pontificale de la Propagation de la foi, 1936.

Cooke, Nola, “Early Nineteenth-Century Vienamese Catholics and Others in the pages of the Annales de la Propagation de la Foi,” Journal of Southeast Asian Studies 35, no. 2 (June 2004): 261-85.

___________, “Strange Brew: Global, Regional and Local Factors behind the 1690 Prohibition of Christian Pratice in Nguyễn Cochinchina,” Journal of Southeast Asian Studies 39, no. 3 (October 2008): 383-409.

Cooper, Frederick, Colinialism in Question: Theory, Knowledge, History, Berkeley: University of California Press, 2005.

Constantini, Celso, Réforme des missions au XXe siècle, Jean Bruls dịch, Tournai: S. A. Casterman, 1960.

Coulet, Georges, Cultes et religions de l’Indochine annamite, Sài Gòn: Imprimerie Commerciale C. Ardin, 1960.

Dartigues, Laurent, L’Orientalisme français en pays d’Annam, 1862-1939: Assai sur l’indée française du Viêt Nam, Paris: Les Indes Savantes, 2005.

Daughton, James P, An Empire devided: Religion, Republicanism, and the Making of French Colonialism, 1880-1914, New York: Oxford University Press, 2006.

______________, “Recasting Pigneau de Béhaine: Missionaries and the Politics of French Colonial History, 1894-1914,” in Việt Nam: Borderless Histories, ed., Anthony Reid and Nhung Tuyet Tran, Madison: University of Wiscosin Press, 2006.

Davis, Bradley, “States of Banditry: The Nguyen Government, Badit Rule and the Culture of Power in the Post-Taiping China-Vietnam Borderlands,” Ph.D. Diss., University of Washington, 2008.

DeCooman, Louis, Le diable au couvent et Mère Marie-Cathrine Dien, Paris: Nouvelles Editions Latines, 1962.

DeFrancis, John, Colonialism and Language Policy in Vietnam, The Hague: Mouton, 1977.

Denney, Stephen, “The Catholic Church in Vietnam,” in Catholicism and Politics in Communist Societies, ed. Pedro Ramet, Durham, NC: Duke University Press, 1990.

Destombes, P. Le Collège Général de la société des missions étrangère de Paris, 1665-1932, Hongkong: Imprimerie Nazareth, 1934.

DeVido, Elise, “Buddhism for this World”: The Buddhist Revival in Vietnam, 1920-1951, and Its Legacy,” in Modernity and the Re-Enchantment: Religion in Post-Revolutionary Vietnam, ed., Philip Taylor, Lanham, MD: Lexington Books, 2007.

Dror, Olga, Cult, Culture and Authority: Princess Liễu Hạnh in Vietnamese History, Honolulu: University of Hawai’i Press, 2007.

Duara, Prasenjit, Rescuing History From The Nation: Questioning Narratives of Modern China, Chicago: University of Chicago Press, 1995.

Dutton, George, The Tây Sơn Uprising: Society and Rebellion in Eightenth-Century Vietnam, Honolulu: University of Hawai’i Press, 2006.

Edwards, Penny, Cambodge: The Cultivation of a Nation (1860-1945), Honolulu: University of Hawai’i Press, 2007.

England, John C., Jose Kuttianimattathil, SDB, John Mansford Prior, SBD, Lily A. Quintos, RC, David Suh Kwang-sun, and Janice Wickeri, eds, Asian Christian Theologies: A Research Guide to Authors, Movements, Sources. 3 volumes. Maryknoll, NY; Orbis Boooks, 2002.

Fernández, Pablo, O.P. Dominicos donde nace el sol. Historia de la Provincia del Santisimo Rosario de Filipinas de la orden de predicadores, Barcelona: Provincial de Mominocos, 1958.

Firpo, Christina, “’The Durability of the Empire’: Race, Empire and ‘Abandoned’ Children in Colonial Vietnam, 1870-1956,” Ph.D. diss., University of Calofornia Presss at Los Angeles, 2007.

Forest, Alain, Les missionnaires français au Tokin et au Siam (XVIIe-XVIIIe siècles): Analyse compare d’un relatif succès et d’un total èchec, 3 volumes, (Paris: L’Harmattan, 1998).

Forest, Alain and Yoshiharu Tsuboi, eds, Catholicisme et Sociétés asiatiques, Paris and Tokyo; L’Harmattan and Sophia University, 1988.   

Fourniau, Charles, Annam-Tonkin, 1885-1896; Lettrés et paysant vietnamiens face à la conquête colonial, Paris: L’Harmattan, 1989.

____________, Vietnam: Domination coloniale et Résistance nationale, 1858-1914, Paris: Les Indes Savantes, 2002.

Garcia, Luc, Quand les missionnaires rencontraient les Vietnamiens (1920-1960), Paris: Karthala, 2008.

Gheddo, Piero, The Cross and the Bo-Tree. Do Charles Underhill Quinn dịch. New York; Sheed and Wardm 1970.

Gibson, Ralph, A Social History of French Catholicism, 1789-1914, London: Routledge, 1989.

Goscha, Christopher, “Récits de voyage viêtnamiens et prise de conscience indochinoise (c. 1920-1945),” in Récits de voyages des asiatiques: Denres, mentalité, conception de l’espace,  ed., Claudine Salmon, Paris: Ecole Française d’Extrême-Orient, 1996.

____________, Thailand and the Southeast Asian Nerwork of the Vietnamese Rovolution, 1885-1954, Richmond, UK: Curzon Press, 1999.

____________, Vietnam or Indochina? Contesting Conceptions of space in Vietnamese Nationalism, 1887-1954, Copenhagen: NIAS Books, 1995.

____________, Vietnam: un état né de la guerre, 1945-1954, Paris: Armand Colin, 2012.

Goscha, Christopher, and Benoit de Trèglodé, eds, Naissance d’un état-parti: le Việt Nam depuis 1945/The Birth of a Party-State: Vietnam since 1945, Paris: Les Indes Savantes, 2004. 

Grossheim, Martin, “Village Government in Pre-Colonial and Colonial Vietnam,” in Beyond Hanoi: Local Government in Vietnam, ed. Benedict J. Tria Kerkvliet and David Marr, 54-89, Singapore: ISEAS Publications, 2004.

Gubry, Patrick, ed., Population et développpement au Vietnam, Paris: Karthala-Ceped, 2000.

Guerlach, J.B. “L’Oeuvre néfaste”: Les missionairies en Indo-chine, Sài Gòn: Imprimerie Commerciale, 1906.

Guillemin, Alain, “L’Architerure religieuse au Viêt Nam sous la colonization: modèle stylistiques européens at apports authochtones,” in Missionnaires chrétiens: Asie et Pacifique, XIXe-XXe siècle, ed., Françoise Douaire-Marsaudon, Alan Gillemin, and Chatal Zheng, Paris: Autrement, 2008. 

Guillemot, François, Dai Viêt, indépendence et revolution au Viêt-Nam: L’èchec de la troisième voi (1938-1955), Paris: Les Indes Savantes, 2012. 

Hansen, Anne, How to Behave: Buddhism and Modernity in Colonial Cambodia, Honolulu: University of Hawai’i Press 2007.

Hansen, Peter, “Bắc di cư: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954-1959” Journal of Vietnamese Studies 4, no. 3 (Fall 2009): 173-211.

__________, “The Virgn Heads South: Northern Catholic Refigees in South Vietnam, 1954-1964,” Ph. D. Diss., Melbourne College of Divinity, 2008.

Hardy, Andrew, Red Hills: Migrants and the State in the Highlands of Vietnam, Singapore: NIAS Press, 2005.

Hardy, Georges, Le problème religieux dans l’empire française, Paris: Presses Universitaires de France, 1940.

Harris, Harris, Lourdes: Body and Spirit in the Secular Age, New York: Viking, 1999.

Hasting, Adrian, ed. The Church and the Nations: A Study of Minority Cathilicism in England, India, Norway, America, Lebanon, Australia, Wales, Japan, the Netherlands, Vietnam, Barzil, Egypt, Southern Africa, and among the Lele of the Congo, London: Sheed and Ward, 1959.

Kimloan Hill, “Strangers in a Foreign Land: Vietnamese Soldiers and Workers in France during World War I,” in Việt Nam: Borderless Histories, ed., Anthony Reid and Nhung Tuyet Tran, Madison: University of Wiscosin Press, 2006.

Houtart, François, and André Rousseau, L’Eglise et mouvements révolutionnaires: Vietnam, Amérique latine, colonies portugaises, Brussels: Editions “Vie Ouvrière”, 1972.

Hue-Tam Ho Tai, Millenarianism and the Peasant Pilitics in Colonial Vietnam, Cambridge, MA: Harvard University Press, 1983.

______________, Radicalism and the Origins of the Vietnamese Revolution, Cambridge, MA: Harvard Universitt Press, 1992.

Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism, 1925-1945, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1982.

Jacques, Roland, Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics, Bangkok: White Lotus Press, 2002.

Jennings, Eric, “Remembering ‘Other’ Losses: The Temple du Souvenir Indochinois of Nogent-Sur-Merne,” History and Memory 15, no. 1 (January 2003): 5-48.

___________, Vichy in the Tropics, Stanford, CA: Stanford University Press, 2001.

Keith, Charles, “Annam Uplifted: The First Vietnamese Catholic Bishops and the Birth of a National Church 1919-1945,” Journal of Vietnamese Studies 3, no. 2 (June 2008); 128-71.

__________, “Catholicisme, bouddhisme et lois laï au Tonkin (1899-1914,” Vingtième siècle, revue d’histoire 87, no.3 (july-september 2005); 113-28.

___________, “A Colonial Sacred Union? Church, State, and the Great War in Colonial Vietnam,” in In God’s Empire: French Missionaries and the Making of the Modern World, ed. Jamed P. Daughton and Owen White, New York: Oxford University Press, 2012.

_________, “Protestanism and the Politics of Religion in Colonial Vietnam,” French Colinial History 13 (2012), 141-71.

Kiernan, Ben, Blood and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur, New Haven, CT: Yale University Press, 2007.

Lange, Claude, L’Église catholique et la société des missions étrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine, XVIIe et XVIIIe siècle, Paris: L’Harmatan, 2004.

Larkin, Maurice, Church and the State after Dreyfus Affair: The Seperation Issue in France, London: Macmillan, 1974.

Launay, Adrien, Histoire ancienne et moderne de l’Annam, Tong-King et Cochinchine depuis l’année 2,700 avant l’ere chrétienne jusquà nos jours. (Paris: Challamel Aïné, 1884.

_________, Société des missions  étrangères pendant la guerre du Tonkin, Paris: Librairie de l’Oeuvre de Saint-Paul, 1886.

_________, Les trente-cinq vénérables serciteur de Dieu, français, annamites, chinois,  Paris: P. Lethielleux, 1907.

Lawrence, Mark, Assuming the Burden: Europe and the American Commitment to War in Vietnam, Berkeley: University of California Press, 2005.

Lê, Nicole-Dominique, Les Missions-étrangères at la penetration française au Việt-Nam, Paris: Mouton, 1975.

Lebovics, Herman, True France: The Wars over Cultural Identity, 1900-1945, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1992.

Li Tana, Nguyễn Cochichina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program Publications, 1998.

Lockhart, Bruce, The End of the Vietnamese Monarchy, New Haven, CT: Council on Southeast Asia Studies, Yale Center for International and Area Studies, 1993.

Louis-Henard, Nicole, “Un épisode ignoré de l’histoire du protectorat de l’Annam en 1909”, Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême-Orient 75 (1986): 215-48.

Louvet, Louis-Eugène, La Cochichine religieuse, Paris: Challmel Ainé, 1886.

_________________, Vie de Mgr. Pugnier, Hà Nội, F. H. Schneider, 1894.

Mai Duc Vinh, “La participation des notables de chrétientés vietnamiennes aux ministères des prêtre: 1533-1953,” Ph. D. Diss., Pontifical University of Saint Thomas Aquinas, Rome, 1977.

Marr, David, Vietnam 1945: The Quest for Power, Berkeley: University of California Press, 1995.

__________, Vietnamese Anti-Colonialism, 1885-1925, Berkeley: University of California Press, 1971.

__________, Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945, Berkeley: University of California Press, 1981.

Masson, Joseph, S.J., Vers l’église indigène: catholisme ou nationalisme?, Brussels: Éditions UNiversitaires/Presse de Belgique, 1944.

McHale, Shawn, Print and Power: Confucianism, Communism, and Buddhism in Making of Modern Vietnam, Honolulu: University of Hawai’i Press, 2004.

Mcleod, Mark, “Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question,” International History Review 14, no. 4 (November 1992): 661-80

________, “Nguyen Truong To: A Catholic Reformer at Emperor Tu Duc’s Court,” Journal of Southeast Asian Studies 25, no. 2 (1994): 313-30.

_________, The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874, Westport, CT: Praeger, 1991.

Marriman, John, The Margins of the City Life: Exploration on the French Urban Frontier, 1815-1851, New York: Oxford University Press, 1991.

Metzler, Josef, Die Synoden in Indochina, 1625-1934, Paderborn: F. Schöningh, 1984.

Michaud, Jean,‘Incidental’ Ethnographers: French Catholic Missions on the Tonkin-Yunnan Frontier, 1880-1930, Leiden:Brill, 2007.

Miller, Edward, “Grand Design: Vision, Power and National Bulding in America’s Alliance with Ngo Dinh Diem,” Ph. D. Diss., Harvard University, 2004.

____________, “Vision, Power and Agency: The Rise of Ngô Đình Diệm,” Journal of Southeast Asian Studies 35, no. 3 (October 2004); 433-58.

Misner, Paul, Social Catholicism in Europe from the Onset of Industrialization to the First World War, New York: Crossroad, 1991.

Morlat, Patrice, Indochine anées vingt: Le rendez-vous manqué (1918-1928), Paris: Les Indes Savantes, 2005.

___________, “La rivalité entre les missions et les loges maçonnniques en Indochine dans les années vingt,” in La question religieuse dans l’empire colonial français, ed. Patrice Morlat, Paris: Les Indes Savantes, 2003.

Nguyễn Bá Tòng, Deux conférences: Apparitions et miracles des Lourdes, Gesta Dei per Francos, Hanoi: Imprimerie Ngô Tử Hạ, 1938.

_____________, Deux conférences de S.E. Mgr. J. B. Tòng: En quête de la vérité; vangélisation de l’Indochine depuis ses débuts. Nam Định: Imprimerie Ngo Viet Vien, 1941.

______, Le messianisme: conférence donnée par Mgr. Tòng en l’église paroissiale de Nam Dinh, 22 décembre 1936, Nam Định: Nhà Xuất Bản Công Giáo Nam Thanh, 1936).

Nguyen, Christine, “Pétrus Truong Vinh Ky and the Dissemination of Quoc Ngu: An Annotated Bibliography of Works by and about a Vietnamese Scholar,” M.A. Thesis, Queens Collegem City University of New Yorkm 1995.

Nguyễn Hữu Mỹ, L’Annam sous la terreur, Sài Gòn: Imprimerie de la Mission, 1944.

____________, De la cabane des lépreux au palais épiscopal, La carrière ecclésiastique extraordinaire de S.E. Mgr. Cassaigne, Sài Gòn: Xưa Nay, 1941.

___________, Le Tonkin pittoresque: souvenirs et impressions de voyage, Sài Gỏn: Imprimerie Nguyễn Văn Viết.

Nguyễn Huy Lai, La tradition religieuse, spirituelle et sociale au Vietnam: sa confrontation avec le christianisme, Pris: Beauchesne, 1981.

Nguyễn Quang Hưng, Katholizismus in Vietnam von 1954 bis 1975, Berlin: Logos Verlag, 2003.

Nguyễn Thế Anh, Monarchie et fait colonial au Việt-Nam (1875-1925): Le Crépuscule d’un ordre traditionel, Paris: l’Harmatan, 1992.

Nguyễn Tiến Lãng, Pétrus Truong Vinh Ky, lettré at apôtre franco-annamite, Huế: Buy Huy Tín, 1939.

Nhung Tuyet Tran, “Les Amantes de la Croix: An Early Modern Lay Vietnamese Sisterhood,” in Le Viet Nam au feminine, ed. Gisèle Bousquet and Nora Laylor, Paris: Les Indes Sevantes, 2005.

Nord, Phillip, The Republican Moment, Cambridge, MA: Harvard University Press.

Nyan, Francis, “Fils D’Annam! Si Vous Voulez Être Heureux, Aimez France! ‘Franco-Vietnamese collaboration’ among the Frères des Ecoles chrétiennes in Indochina, 1900-1940”, M.A. thesis, National University of Singapore, 2008. 

Olichon, Armand, Le Père Six, curé de Phat Diem, vice-roi en Annam, Paris: Bloud et Gay, 1941.

Osborne, Milton, The French Presence in Cochichina and the Cambodia: Rule and Response, Ithaca, NY: Cornell University Press.

_____________, “Truong Vinh Ky and Phan Thanh Gian: The Problem of a Nationalist Interpretation of 19th Century Vietnamese History,” Journal of Asian Studies 30, no. 1 (November 1970); 81-93.

Ostrowski, Brian, “The Nôm Works of Geronimo Maiorica, S.J. (1589-1656) and Their Christology,” Ph. D. Diss., Cornell University, 2006.

Pâris, Camille, Missionnaires d’Asie: l’oeuvre né faste des congregation, le protectorat des chrétiens, Paris: Imprimerie Le Papier, 1903.

Pelley, Patricia, Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past, Durham, NC: Duke University Press, 2002.

Peycam, Philippe, “Intellectuals and Political Commitment in Vietnam: The Emergence of Public Sphere in Colonial Saigon (1916-1928),” Ph. D. Diss., University of London, School of Oriental and African Studies, 1992.

Phan Bội Châu, Overturned Chariot, Translated by Vinh Sinh and Nicolas Wickenden, Honolulu: University of Hawai’i Presss, 1999.

Phan, Peter, Mission and Catechesis: Alexander de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam, Maryknoll, NY: Orbis Books, 1998.

Phan Phát Huồn, History of the Catholic Church in Vietnam, Volume 1. Long Beach, CA: Cứu Thế Tùng Thư, 2000.

Phu Hoang Le, “A Short History of the Evangelical Church of  Vietnam, 1911-1965,” Ph. D. Diss., New York University, 1972.

Piolet, J.B. ed., Les missions catholiques françaises au XIXe siècle, Paris: Armand Colin, [1901]-1903.

Poisson, Emmanuel, Mandarins et subalternes au nord Viêt Nam: Une bureaucratie à l’épreuve (1820-1918), Paris: Maisonneuve & Larose, 2004.

Pollard, John, The Unknown Pope: Benedict XV (1914-1922) and the Pusuit of Peace, London: Geoffrey Chapman, 1999.

Primum concilium indosinense 1934: a die novembris ad diem 6 decembris in ecclesia Procathedrali de Hanoi celebratum, Hà Nội: Imprimerie Trung Hòa, 1938.

Prudhomme, Claude, Missions chrétiennes et colonization, XVIe-XXe siècle, Paris: Crf, 2004.

________________, Stratégie missionnaire du Saint-Siège sous Léon XIII (1878-1903): centalisation romaine et défis culturels, Rome: Ecole Française de Rome, 1994.

Raffin, Anne, Youth Mobilization in Vichy Indochina and Its Legacies, 1940-1970, Lanham, MD: Lexington Books, 2005.

Ramsay, Jacob, Mandarins and Martyrs: The Church and the Nguyen Dynasty in Early Nineteenth-Century Vietnam, Stanford, CA: Staford University Press, 2008.

Rouseau, Sabine, La colombe et la napalme: Des chrétiens français contre les guerres d’Indochine et du Vietnam, 1945-1954, Paris: CNRS Editions, 2002.

Schafer, John, and The Uyen, “The Novel Emerges in Cochinchina,” Journal of Asian Studies 52, no. 4 (November 1993): 854-84.

Schwertner, Thomas M., O.P. The Eucharistic Renaissance, or, The Intenational Eucharistic Congresses (New York: Mcmillan, 1926). 

Smith, Ralph B. “An Introduction to Caodaism: I. “Origins and Early History.” Bulletin of the School of Oriental and African Studies 33, no. 2 (1970): 335-49.

____________ “An Introduction to Caodaism: II. “Beliefs and Organisation.” Bulletin of the School of Oriental and African Studies 33, no. 3 (1970): 459-82.

Société des missions étrangères de Paris, Les Missions Catholiques, Paris: Archives des Missions Étrangéres de Paris, 1933.  

__________, Répertoire des members de la Société des missions étrangères, 1659-2004, Paris: Archives des Missions Étrangéres de Paris, 1933.  

Streit, Robert, ed. Missionsliteratur Indochinas, 1800-1909. Volume 11 of Bibliotheca Missionum, Freigburg: Herder, 1966.

Sunquist, Scott, ed. Dictionary of Asian Christianity, Grand Rapids, MI: W.B. Eerdmans, 2001.

Sutter, P., and François Gaquère, Au prises avec satan: Les possédés d’Illfurth, de Natal et de Phat Diem (1868-1906-1925), Genval: Editions Marie Mé diatrcie, 1956.

Taylor, Philip, ed. Modernity and the Re-Enchantment: Religion in Post-Revolutionary Vietnam, Lanham, MD: Lexington Books, 2007.

The Hung, “L’église catholique et la colonization française,” in “Les Catholiques et le movement national,” Etudes vietnamiennes 53 (1978): 9-81.

Thiện Đỗ, Vietnamese Supernaturalism: Views from the Southern Region, London: RoutledegeCurzon, 2003.

Tønnensson, Stein, Vietnam 1946: How the War Began, Berkeley: University of California Press, 2010.

Trần Anh Dũng, “L’église catholique du Vietnam au XIXème siècle,” M.A. thesis, Institut Catholique de Paris, U.E.R. de théologie et de sciences religieuses, Institut de sciences et de théologies des relisions, 1995.

Trần Minh Tiết, Histoire des persécutions au Viêt-Nam, Paris: Notre Dame de la Trinité, 1955.

Trần Tam Tỉnh, Dieu et césar: Les catholiques dans l’histoire du Vietnam, Paris: Sudestasie, 1955.

Trần Thanh Phong, Joseph Marie, Notre dame de La Vang, Vietnam, Histoire et théologie. Extrait de la Thèse de Doctorat en Théologie avec la spécialisation en Marilogie, Rome: Dissertationes ad Lauream in Pontificia Facultate Thelogica “Matianum”, 2001.

Trần Thị Liên, Claire, “Au origines de la troisième force: Nguyên Manh Ha et la solution neutraliste pour le Sud Vietnam (1954-1962,” in L’Indochine entre les deux accords de Genève (1954-1962): L’échec de la paix?, ed. Christopher Goscha and Karin Laplante, Paris: Les Indes Savantes, 2010.

___________, “Le catholiques et la République democratique du Việt Nam: une approche biographique,” in Naissance d’un état-parti: le Việt Nam depuis 1945, ed. Christopher E. Goscha and Benoit de Trèglodé, Paris: Les Indes Savantes, 2004.

___________, “Les catholiques vietnamiens et le movement moderniste: quelques  éléments de reflexion sur la question de modernité fin XIXe-début XXe siècle,” in Vietnam: le moment moderniste, ed. Gilles de Gantès and Nguyen Phuong Ngọc, Aix-en-Provence: Publications de l’Université de Provence, 2009.

__________, “Les catholiques vietnamiens pendant la guerre d’indépendance (1945-1954): entre la reconquête colonial et la résistance communiste,” Ph. D. Diss., Institut d’Etudes Politique de Paris, 1996.

Trần Văn Toàn, Atoine, “Catholiques vietnamien en France ou le retour de l’inculture,” in Chrétiens d’outre-mer en Europe: Un autre visage de l’immigration, ed., Marc Spindler and annie Lenoble-Bart, Paris: Karthala, 2000.

______________, “La doctrine de ‘trois pères’: Un effort d’inculturation du christianisme au Vietnam,” Mission 9, no. 1 (2002), 89-104.

______________, “L’innovation bloquée ou le bon usage de la paraliturgie dans la catholique vietnamiens,” in L’espace missinonaire: lieu dinnovation et de rencontres interculturelles, ed., Gilles Routhier and Frédèric Laugtand, Paris: Kathala, 2002.

______________, “Le ravitaillement en objects du culte au Vietnam pendant la période précoloniale” in Les conditions matérielles de la mission: constraints, dépassments, et imaginaires, XVIIe –XXe siècles, ed. Jean Pirotte, Paris: Kathala, 2005.

______________, “Le regard des missionnaires catholiques sur le bouddhisme au Vietnam du XVIIe au XVIIIe siécles,” in L’Altérité religieuse, un défi pour la mission chrétienne, XVIIIe au XXe siécles, ed. Françoise Jaquin and Jean-François Zorn, Paris: Kathala, 2005.

Tsuboi, Yoshiharu, L’Empire vietnamien face à la France et à la Chine, 1847-1885, Paris: L’Harmattan, 1987.

Tuck, Patrick, French Catholic Missionaries and the Politics if Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Livepool: Livepool University Press, 1987.

Vaudon, Jean, Les filles de Saint-Paul en Indo-Chine, Chartres: Procure de Soeurs de Saint-Paul, 1931.

Veuillot, Eugène, La Cochinchine et le Tonquin: le pays, l’histoire et les missions, Paris: Amyot, 1859.

Võ Đức Hạnh, Etienne. La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Viêt-Nam de 1851 à 1870, 2 volumes, Leiden: E. J. Brill, 1969), 3: 360-73.

__________, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Viêt-Nam de 1870 à 1886, 2 volumes, Bern: Peter Lang, 1992.

__________, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Viêt-Nam de 1887 à 1903, 3 volumes, Bern: Peter Lang, 2001.

Võ Long Tề, L’Expérience poétique et l’intinéraire spiritual de Hàn Mặc Tử, Paris: Đường Mới, 1985.

Wilcox, Wynn, “Đặng Đức Tuấn and the Complexities od Nineteenth-Century Vietnamese Christian Identity,” in Vietnam and the West: New Approaches, ed. Wynn Wilcox, Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program Publications, 2010.

Woodside, Alexander, Community and Revolution in Modern Vietnam, Boston: Houghtn Mifflin Company, 1976.

Peter, Zinoman, The Colonial Bastille: A History of Imprisonment in Vietnam, 1862-1940. Berkeley: California Press, 2001

 



[1] Trần Minh Tiết, Histoire des persécutions au Viêt-Nam (Paris: Notre Dame de la Trinité, 1955), 255. Trong phần dẫn nhập bản tiếng Pháp, Tiết ghi nhận việc xuất bản bản tác phẩm này bằng tiếng Việt tại Sài Gòn tháng 12 năm 1954, nhưng tôi không thể tìm được cuốn nào trong lần xuất bản đó.

[2] Báo chí Mĩ viết về Passage to Freedom, xin đọc Seth Jacos, America’s Miracle Man in Vietnam: Ngo Đinh Diem, Religion, Race, and U.S. Intervention in Southeast Asia, 1950-1957 (Durham, NV Duke University Press, 2004), chapter 4.

[3] Hoàng Linh, Sự thật ở Phát Diệm, (Hanoi: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1954), 11.

[4] Nguyễn Văn Nguyễn, “Thái độ của chúng ta đối với các tôn giáo,” Nghiên Cứu 4 (1952), in lại trong Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn bàn về tôn giáo, Đỗ Quang Hưng chủ biên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị - Hành Chính, 2008), 141.

[5] Trích trong Peter Hansen, “Bắc di cư: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic 1954-1959,” Journal of Vietnamese Studies 4, no. 3 (Fall 2009): 183.

[6] Tác phẩm đã dẫn.

[7] Tác phẩm đã dẫn, 187-92.

[8] Peter Hansen, “The Virgn Heads South: Northern Catholic Refigees in South Vietnam, 1954-1964,” Luận án tiến sĩ, Melbourne College of Divinity, 2008, 133.

[9] Võ Hữu Hạnh, Chánh sách Ngô Đình Diệm có phải là ‘chánh sách công giáo trị’ không? (Saigon: Tài Liệu Nhận Xét và Nghiên Cứu Triết Lý Học, 1956).

[10] Đánh giá tốt nhất về vai trò của tín đồ công giáo trong chế độ của Diệm là tác phẩm của Nguyễn Quang Hưng, Katholizismus in Vietnam von 1954 bis 1975 (Berlin: Logos Verlag, 2003), 217-78.

[11] Seth Jacobs, Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950-1953 (Lanham: MD: Rowman and Littlefield, 2006), 91.

[12] Claire Trần Thị Liên, “Au origines de la troisième force: Nguyên Manh Ha et la solution neutraliste pour le Sud Vietnam (1954-1962,” trong L’Indochine entre les deux accords de Genève (1954-1962): L’échec de la paix?, ed. Christopher Goscha and Karin Laplante (Paris: Les Indes Savantes, 2010), 347-71.

[13] Một ví dụ về những luận cứ này là tập tài liệu về hội nghị năm 1963 về chủ đề “Catholic conscience and the social equality.” Xem Lý Chánh Trung, Lương tâm công giáo và công bằng xã hội (Saigon: Nam Sơn 1963).

[14] Hansen, “Bắc di cư”, 197.

 

[15] Xem Hansen, “The Virgn Goes South”.

[16] Trích trong Frederick Cooper, Colonialism in Question: Theory, Knowledge, History (Berkeley: University of California Press, 2005), 69. Trích từ chương 3, “Indentity”, do Cooper cùng viết với Rogers Brubaker.

[17] Mark Granovetter, “The Strength of Weak Ties,” American Journal of Sociology 78, no. 6 (May 1973): 1360-80.

 

[18] Stuart Hall, “Who Needs ‘Indentity’?,”trong Questions of Cultural Identity, Ed. Stuart Hall and Paul Dugay (London: Sage, 1996), 6. Xin cám ơn Kitty Lam vì đã đặt cạnh nhau định nghĩa của Tilly và Hall về identity.

[19] Xem Hansen, “The Virgin Goes South,” 117.

[20] Hansen, “Bắc di cư”, 181.

[21] Phần lớn những tài liệu này được xuất bản thông qua Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Tổ Quốc Yêu Hòa Bình, một tổ chức công giáo quốc gia do nhà nước kiểm soát.

[22] Nguyễn Quang Hưng, Katholizismus in Vietnam, 203-4.

[23] Stephen Denney, “The Catholic Church in Vietnam,” Catholicism and Politics in Communist Societies, ed. Pedro Ramet (Durham, NC: Duke University Press, 1990), 270-95.

 


No comments:

Post a Comment