Phạm Nguyên Trường dịch
Năm 2017, tôi nêu ra câu hỏi chiến lược của Tập Cận Bình có làm gia tăng tội phạm và khủng bố hay không. Hiện nay, chúng ta đã sắp có câu trả lời hay chưa?
Các động cơ địa chính trị có thể có trong Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường (BRI), khả năng thương mại của nó, và chiến dịch phát triển toàn cầu trị giá hàng tỷ USD của Tập Cận Bình có được thực hiện hay không tiếp tục là đề tài tranh cãi sôi nổi. Ngược lại, các chủ đề của tội phạm và khủng bố liên quan tới Sáng kiến này phần lớn vẫn chưa được nói tới
Những người ủng hộ BRI mà tôi có dịp thảo luận đã kiên quyết bác tiền đề và khả năng là BRI có thể vô tình tạo điều kiện cho những hoạt động bất hợp pháp. Nếu những người này nhìn vào bản đồ các dự án BRI cùng với bản đồ mạng lưới chợ đen thì họ sẽ thấy rằng những con đường chính của Sáng kiến này chạy song song với những tuyến đường buôn lậu xuyên quốc gia.
Mặc dù khá rõ ràng là BRI và hoạt động bất hợp pháp sẽ liên kết với nhau theo cách nào đó, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào nhằm định lượng hay định tính và xác định quy mô của mối quan hệ này. Với mục đích đó, ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu xem BRI tạo ra những ảnh hưởng gì hoặc làm cho tội ác thay đổi như thế nào.
Tôi dự đoán rằng - những người ủng hộ BRI sẽ thở phào, còn những người gièm pha BRI thì sẽ lấy làm tiếc – phát hiện của công trình nghiên cứu đó sẽ vừa tích cực vừa tiêu cực, chứ không hoàn toàn tiêu cực. Những khoản đầu tư có mục tiêu, nhưng đa dạng của Trung Quốc (đặc biệt là các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng) có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội bằng cách gia tăng tính năng động và kết nối xã hội. Đồng thời, cũng sẽ phát hiện được cách thức và mức độ mà việc hội nhập khu vực sẽ mang lại cho bọn tội phạm và khủng bố. Tôi tin rằng đây là lý do chính giải thích vì sao công trình nghiên cứu như thế vẫn chưa được thực hiện một cách công khai - vì những người nắm cổ phần trong BRI muốn phủ nhận vấn đề chứ không muốn giải quyết. Kết quả là các chính phủ non trẻ và các tập đoàn ở xa không biết những thách thức về an ninh mà BRI có thể tạo ra và không thích ứng kịp.
Nếu tội phạm và khủng bố dọc theo những dự án BRI được khảo sát một cách có phương pháp, thì có thể áp dụng các biện pháp nhằm xử lý một tổng thể nguyên nhân gây ra những hiện tượng này. Thật không may là, người ta đang làm ngược lại. Các nhà thầu quân sự tư nhân (PMC) đang được triển khai nhằm che đậy những triệu chứng dễ thấy nhất.
Trước đây, tôi đã nói các PMC là biện pháp giải quyết hấp dẫn, mặc dù chỉ là ngắn hạn hay trung hạn, trước những đe dọa sắp xảy. Tuy nhiên, tôi đã cảnh báo rằng nếu PMC bị lạm dụng quá mức, thì sự hiện diện của những đơn vị quân sự này có thể làm cho người dân nước chủ nhà vốn đã nghi ngờ càng xa lánh thêm.
Trong một báo cáo mới, Odil Gafarov, cộng tác viên của Chatham House ghi nhận “sự gia tăng nhanh chóng quân đội tư nhân Trung Quốc” trong kỉ nguyên BRI. Odil Gafarov nhận xét rằng Tập đoàn Dịch vụ Biên giới (Frontier Services Group - FSG), do Erik Prince (thuộc Blackwater khét tiếng) thành lập năm 2014, là công ty đầu tiên trong số rất nhiều PMC “lai” (Trung Quốc sở hữu, nước ngoài điều hành) được BRI cấp giấy khai sinh. Trước đây, hầu như không có người nước ngoài nào tham gia vào các PMC của Trung Quốc.
Trong một báo cáo tương tự dành cho Viện Hòa bình Mỹ (United States Institute of Peace), Zi Yang viết rằng, tại những địa điểm của Sáng kiến BRI nơi các PMC của Trung Quốc không được phép hoạt động (như Indonesia), hoặc những nơi họ chưa có kinh nghiệm (như Iraq), thì các đơn vị PMC của nước chủ nhà hoặc các PMC xuyên quốc gia có căn cứ ở phương Tây sẽ có mặt.
Theo tôi, việc BRI tạo điều kiện cho các đơn vị an ninh tư nhân xuất hiện không nhất thiết là có hại. Nói cho cùng, trong những hoàn cảnh cấp bách, khi một số chính phủ không muốn hoặc không thể cung cấp các biện pháp bảo vệ cơ bản, thì phải cần các lực lượng tư nhân lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực non trẻ này không được kiểm soát (và do đó, trở nên bất hảo hơn bao giờ hết), thì niềm tin giữa Trung Quốc và các đối tác tham gia BRI chắc chắn sẽ bị xói mòn.
Gafarov, công dân Uzbekistan, khẳng định rằng việc triển khai các đơn vị PMC nhằm bảo vệ quyền lợi của BRI ở Trung Á là việc làm không cần thiết. Đấy là do, theo tính toán của ông này, những thách thức an ninh mà BRI đang gặp không phải là tác dụng phụ của các điều khoản quy định về an ninh không phù hợp. Mà do, ông này nói, căng thẳng giữa cộng đồng nước chủ nhà và các doanh nghiệp Trung Quốc – “nỗi sợ hãi đã ăn sâu bén rễ trong dân chúng địa phương rằng công nhân Trung Quốc có thể làm xáo trộn tình trạng nhân khẩu học”. Vấn đề nan giải này không phải là mới, cũng không phải là đặc biết đối với khu vực Trung Á.
Mục tiêu chính thức của BRI, mặc dù ít được nói đến, là giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước (và có khả năng gây ra tình trạng bất ổn) bằng cách đưa năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc ra nước ngoài. Nếu bạn tin số liệu thống kê của Hội đồng Nhà nước, nói rằng tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 4,1% xuống 3,8% trong năm năm qua (tương đương với 4,25 triệu người Trung Quốc tìm được việc làm sau khi Sáng kiến BRI được tung ra), thì người ta đã đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, dân chúng nước chủ nhà ngày càng phẫn nộ vì các liên doanh BRI chỉ sử dụng lao động Trung Quốc chứ không sử dụng người trong cộng đồng của mình - đến mức chính phủ các nước đó (đặc biệt là trong các chế độ dân chủ dân cử) và các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chú ý tới hiện tượng này.
Những lời phàn nàn của nước chủ nhà về BRI ngày tăng lên, thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ngày càng trở nên rõ ràng hơn – trong đó có vấn đề quản lý nguồn nhân lực (HRM), công tác tuyển dụng và phúc lợi của người lao động. Ví dụ, một công trình nghiên cứu của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông phát hiện ra rằng trong số 142 dự án ở nước ngoài của Trung Quốc gặp thất bại (kết quả cuộc khảo sát 2.000 liên doanh, từ năm 2005 đến 2015), 44 dự án là do “vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CTS). Trong các khu vực xung đột - từ Marawi, Aleppo tới Caracas - nơi Trung Quốc đặt chân vào bằng Sáng kiến BRI, trong vai trò người tái thiết (và trung gia), tầm quan trọng và tính cấp bách của CSR thậm chí còn lớn hơn.
Trong tác phẩm năm 2017 của mình, tôi viết rằng nếu các doanh nghiệp Trung Quốc thể hiện cam kết có thể sờ mó được với các cộng đồng nước chủ nhà bằng cách gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực sự với hoạt động của họ, thì người dân địa phương sẽ có xu hướng ủng hộ BRI.
Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Trung Quốc trở thành hiệu quả nhất nếu người ta phải đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Trong các bài viết của mình, tôi nói rằng cần đánh giá rủi ro về tội phạm hình sự - có thể được thiết kế và thực hiện theo lối đa phương – nhằm xác định và đánh giá những nhu cầu này. Logic là nếu các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu được lý do vì sao người dân ở các khu vực và trong những điều kiện nhất định làm những việc bất hợp pháp, thì họ có thể thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phù hợp nhằm làm dịu các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm pháp, và bằng cách đó giảm thiểu và ngăn chặn các mối đe dọa về an ninh đối với BRI.
Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng (như tôi đề xuất bên trên) vẫn chưa được áp dụng - có lẽ vì cùng lý do vì sao những người nắm giữ cổ phần BRI vẫn không muốn thảo luận vấn đề tội phạm và khủng bố. Tuy nhiên, trong hai năm qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.
Tháng 1 năm 2018, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng 84% doanh nghiệp nhà nước đã “lập” kế hoạch trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mặc dù họ thừa nhận rằng chưa đến một nửa thực sự có hệ thống quản lý các kế hoạch này. Tháng 5 năm 2018, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc công bố báo cáo đầu tiên của Trung Quốc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dọc theo Một Vành Đai Một Con Đường. Mặc dù đây là báo cáo toàn diện, nhưng vẫn theo kiểu “mẹ hát con khen”, cho nên khó có thông tin nghiêm túc. Tháng 9 năm 2018, Mạng lưới đầu tư nước ngoài của Trung Quốc dành toàn bộ báo cáo định kỳ để nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc trong Sáng kiến BRI. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc thuê nhiều người hơn đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu chuyên đề có tính tán dương.
Tuy nhiên, thực tế tại chỗ phức tạp hơn hẳn các tài liệu được nhắc tới bên trên. Gần đây tôi đã nói chuyện với một số người Pakistan có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (China-Pakistan Economic Corridor - CPEC) - được cho là tuyến đường quan trọng nhất, nhưng cũng nguy hiểm nhất của BRI - về việc liệu nó có ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực hoặc có được thực hiện phù hợp với trách nhiệm xã hội hay không. Căng thẳng ở Kashmir hiện đang leo thang và khả năng là Afghanistan có thể tham gia CPEC làm cho tình hình càng phức tạp thêm – đấy là lí do vì sao Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng lên tiến trình hòa bình và quân đội Trung Quốc kéo tới Tajikistan ngày một đông thêm. Shaharyar Ahmad (một nhà tư vấn CPEC có trụ sở ở Islamabad) và Adnan Aamir (biên tập viên Balochistan Voices) thể hiện một cách tốt nhất hai quan điểm thịnh hành, mặc dù trái ngược nhau, của nhiều người Pakistan.
“Hơn 85% người làm trong các dự án CPEC là dân Pakistan, chỉ 15% là người Trung Quốc”, Ah Ahmad khẳng định. “Có”, ông công nhận, “người Trung Quốc nắm giữ tất cả các vị trí chiến lược. Tuy nhiên, họ sẽ ở lại trong thời gian ngắn, cho đến khi các dự án này được triển khai và hoạt động”. Khi tôi hỏi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc, Ahmad tỏ ra rất phấn chấn. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rõ ràng thúc đẩy sự ủng hộ của Pakistan cho CPEC, vì nó đã giúp những người dân bị đẩy ra bên lề gia nhập lực lượng lao động”, Ah Ahmad nói với tôi, với một số ví dụ chi tiết. Ông kết luận luận rằng Hành lang này “làm giảm tội phạm” và nạn khủng bố bằng cách tạo cơ hội việc làm và huấn luyện dân chúng, những người mà vì tình trạng tuyệt vọng, sẽ bị lôi kéo vào các hoạt động bất hợp pháp.
Aamir đồng ý với Ahmad rằng CPEC đã tạo ra nhiều việc làm tại địa phương - mặc dù ông không đồng ý với con số mà Ahmad đưa ra. “[Các công ty Trung Quốc] đưa công nhân từ Trung Quốc tới, thậm chí đưa cả những người lao động không có tay nghề”, ông nói, làm cho người ta nghi ngờ những số liệu chính thức do Islamabad và Bắc Kinh đưa ra. Về tình hình an ninh, Aamir tin là “không có bằng chứng trực tiếp liên kết tội phạm với CPEC”. Tuy nhiên, ông lo lắng về nạn tham nhũng, cụ thể là “tiền lại quả” và cướp đất mà người ta ngờ rằng các tổ chức của Trung Quốc đã sử dụng để “lách” qua bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ của Pakistan. Ông tin rằng khủng bố “chắc chắn đã gia tăng” các cuộc tấn công (đặc biệt là ở Balochistan) từ khi CPEC được khởi động. Theo quan điểm của ông này, những khu vực xây dựng và nhân viên của CPEC là những mục tiêu hấp dẫn cho các nhóm cực đoan khác nhau đang tìm cách phá hoại Hành lang này.
Aamir, tương tự như Ahmad, dễ tiếp thu tư tưởng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Trung Quốc. Ông cũng cảm thấy nhiều người trong nước cần. “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều người kém may mắn, tức những người được hưởng lợi trực tiếp từ CSR ủng hộ CPEC”, ông nói. Tuy nhiên, Aamir không nghĩ rằng xu hướng khủng bố có thể liên quan đến hành vi của công ty Trung Quốc. “Khủng bố là do các tác nhân phi nhà nước, những người phản đối sự hiện diện của Trung Quốc ở Pakistan”, ông nói với tôi. “Do đó, họ sẽ không ngồi yên nếu Trung Quốc đổ thêm tiền vào nước này dưới hình thức CSR”. Nhưng theo quan điểm của Aamir, đây chỉ là câu chuyện suông thôi – vì ông khẳng định rằng cho đến nay các tổ chức của Trung Quốc “chưa thể hiện vất cứ sự sẵn sang nào” cho việc gắn CSR vào hoạt động của họ. “Họ đã có một số tuyên bố có tính tượng trưng”, ông giễu cợt, “nhưng thật không đáng kể”.
Như ý kiến khác nhau giữa Ahmad và Aamir cho thấy, chúng ta không thể biết được liệu BRI có làm gia tăng tội phạm và khủng bố hay không, đấy là nói so với đầu năm 2017 (khi tôi lần đầu tiên nêu ra câu hỏi này). Cách duy nhất là tiến hành các công trình nghiên cứu và phân tích theo lối đa phương. Số phận của Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường (và các quốc gia tham gia Sáng kiến này) phụ thuộc vào khả năng tập thể của chúng ta trong việc bỏ qua khác biệt, và trả lời một khách quan câu hỏi này và hành động một cách phù hợp.
Philip Dubow là nhà nghiên cứu ở Lisbon. Ông vừa trình bày báo cáo về Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc tại Hội thảo về tội phạm có tổ chức và phát triển ở London (the 2019 Dialogue on Organized Crime and Development in London).
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn The Diplomat
Những người ủng hộ BRI mà tôi có dịp thảo luận đã kiên quyết bác tiền đề và khả năng là BRI có thể vô tình tạo điều kiện cho những hoạt động bất hợp pháp. Nếu những người này nhìn vào bản đồ các dự án BRI cùng với bản đồ mạng lưới chợ đen thì họ sẽ thấy rằng những con đường chính của Sáng kiến này chạy song song với những tuyến đường buôn lậu xuyên quốc gia.
Mặc dù khá rõ ràng là BRI và hoạt động bất hợp pháp sẽ liên kết với nhau theo cách nào đó, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào nhằm định lượng hay định tính và xác định quy mô của mối quan hệ này. Với mục đích đó, ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu xem BRI tạo ra những ảnh hưởng gì hoặc làm cho tội ác thay đổi như thế nào.
Tôi dự đoán rằng - những người ủng hộ BRI sẽ thở phào, còn những người gièm pha BRI thì sẽ lấy làm tiếc – phát hiện của công trình nghiên cứu đó sẽ vừa tích cực vừa tiêu cực, chứ không hoàn toàn tiêu cực. Những khoản đầu tư có mục tiêu, nhưng đa dạng của Trung Quốc (đặc biệt là các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng) có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội bằng cách gia tăng tính năng động và kết nối xã hội. Đồng thời, cũng sẽ phát hiện được cách thức và mức độ mà việc hội nhập khu vực sẽ mang lại cho bọn tội phạm và khủng bố. Tôi tin rằng đây là lý do chính giải thích vì sao công trình nghiên cứu như thế vẫn chưa được thực hiện một cách công khai - vì những người nắm cổ phần trong BRI muốn phủ nhận vấn đề chứ không muốn giải quyết. Kết quả là các chính phủ non trẻ và các tập đoàn ở xa không biết những thách thức về an ninh mà BRI có thể tạo ra và không thích ứng kịp.
Nếu tội phạm và khủng bố dọc theo những dự án BRI được khảo sát một cách có phương pháp, thì có thể áp dụng các biện pháp nhằm xử lý một tổng thể nguyên nhân gây ra những hiện tượng này. Thật không may là, người ta đang làm ngược lại. Các nhà thầu quân sự tư nhân (PMC) đang được triển khai nhằm che đậy những triệu chứng dễ thấy nhất.
Trước đây, tôi đã nói các PMC là biện pháp giải quyết hấp dẫn, mặc dù chỉ là ngắn hạn hay trung hạn, trước những đe dọa sắp xảy. Tuy nhiên, tôi đã cảnh báo rằng nếu PMC bị lạm dụng quá mức, thì sự hiện diện của những đơn vị quân sự này có thể làm cho người dân nước chủ nhà vốn đã nghi ngờ càng xa lánh thêm.
Trong một báo cáo mới, Odil Gafarov, cộng tác viên của Chatham House ghi nhận “sự gia tăng nhanh chóng quân đội tư nhân Trung Quốc” trong kỉ nguyên BRI. Odil Gafarov nhận xét rằng Tập đoàn Dịch vụ Biên giới (Frontier Services Group - FSG), do Erik Prince (thuộc Blackwater khét tiếng) thành lập năm 2014, là công ty đầu tiên trong số rất nhiều PMC “lai” (Trung Quốc sở hữu, nước ngoài điều hành) được BRI cấp giấy khai sinh. Trước đây, hầu như không có người nước ngoài nào tham gia vào các PMC của Trung Quốc.
Trong một báo cáo tương tự dành cho Viện Hòa bình Mỹ (United States Institute of Peace), Zi Yang viết rằng, tại những địa điểm của Sáng kiến BRI nơi các PMC của Trung Quốc không được phép hoạt động (như Indonesia), hoặc những nơi họ chưa có kinh nghiệm (như Iraq), thì các đơn vị PMC của nước chủ nhà hoặc các PMC xuyên quốc gia có căn cứ ở phương Tây sẽ có mặt.
Theo tôi, việc BRI tạo điều kiện cho các đơn vị an ninh tư nhân xuất hiện không nhất thiết là có hại. Nói cho cùng, trong những hoàn cảnh cấp bách, khi một số chính phủ không muốn hoặc không thể cung cấp các biện pháp bảo vệ cơ bản, thì phải cần các lực lượng tư nhân lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực non trẻ này không được kiểm soát (và do đó, trở nên bất hảo hơn bao giờ hết), thì niềm tin giữa Trung Quốc và các đối tác tham gia BRI chắc chắn sẽ bị xói mòn.
Gafarov, công dân Uzbekistan, khẳng định rằng việc triển khai các đơn vị PMC nhằm bảo vệ quyền lợi của BRI ở Trung Á là việc làm không cần thiết. Đấy là do, theo tính toán của ông này, những thách thức an ninh mà BRI đang gặp không phải là tác dụng phụ của các điều khoản quy định về an ninh không phù hợp. Mà do, ông này nói, căng thẳng giữa cộng đồng nước chủ nhà và các doanh nghiệp Trung Quốc – “nỗi sợ hãi đã ăn sâu bén rễ trong dân chúng địa phương rằng công nhân Trung Quốc có thể làm xáo trộn tình trạng nhân khẩu học”. Vấn đề nan giải này không phải là mới, cũng không phải là đặc biết đối với khu vực Trung Á.
Mục tiêu chính thức của BRI, mặc dù ít được nói đến, là giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước (và có khả năng gây ra tình trạng bất ổn) bằng cách đưa năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc ra nước ngoài. Nếu bạn tin số liệu thống kê của Hội đồng Nhà nước, nói rằng tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 4,1% xuống 3,8% trong năm năm qua (tương đương với 4,25 triệu người Trung Quốc tìm được việc làm sau khi Sáng kiến BRI được tung ra), thì người ta đã đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, dân chúng nước chủ nhà ngày càng phẫn nộ vì các liên doanh BRI chỉ sử dụng lao động Trung Quốc chứ không sử dụng người trong cộng đồng của mình - đến mức chính phủ các nước đó (đặc biệt là trong các chế độ dân chủ dân cử) và các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chú ý tới hiện tượng này.
Những lời phàn nàn của nước chủ nhà về BRI ngày tăng lên, thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ngày càng trở nên rõ ràng hơn – trong đó có vấn đề quản lý nguồn nhân lực (HRM), công tác tuyển dụng và phúc lợi của người lao động. Ví dụ, một công trình nghiên cứu của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông phát hiện ra rằng trong số 142 dự án ở nước ngoài của Trung Quốc gặp thất bại (kết quả cuộc khảo sát 2.000 liên doanh, từ năm 2005 đến 2015), 44 dự án là do “vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CTS). Trong các khu vực xung đột - từ Marawi, Aleppo tới Caracas - nơi Trung Quốc đặt chân vào bằng Sáng kiến BRI, trong vai trò người tái thiết (và trung gia), tầm quan trọng và tính cấp bách của CSR thậm chí còn lớn hơn.
Trong tác phẩm năm 2017 của mình, tôi viết rằng nếu các doanh nghiệp Trung Quốc thể hiện cam kết có thể sờ mó được với các cộng đồng nước chủ nhà bằng cách gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực sự với hoạt động của họ, thì người dân địa phương sẽ có xu hướng ủng hộ BRI.
Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Trung Quốc trở thành hiệu quả nhất nếu người ta phải đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Trong các bài viết của mình, tôi nói rằng cần đánh giá rủi ro về tội phạm hình sự - có thể được thiết kế và thực hiện theo lối đa phương – nhằm xác định và đánh giá những nhu cầu này. Logic là nếu các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu được lý do vì sao người dân ở các khu vực và trong những điều kiện nhất định làm những việc bất hợp pháp, thì họ có thể thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phù hợp nhằm làm dịu các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm pháp, và bằng cách đó giảm thiểu và ngăn chặn các mối đe dọa về an ninh đối với BRI.
Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng (như tôi đề xuất bên trên) vẫn chưa được áp dụng - có lẽ vì cùng lý do vì sao những người nắm giữ cổ phần BRI vẫn không muốn thảo luận vấn đề tội phạm và khủng bố. Tuy nhiên, trong hai năm qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.
Tháng 1 năm 2018, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng 84% doanh nghiệp nhà nước đã “lập” kế hoạch trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mặc dù họ thừa nhận rằng chưa đến một nửa thực sự có hệ thống quản lý các kế hoạch này. Tháng 5 năm 2018, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc công bố báo cáo đầu tiên của Trung Quốc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dọc theo Một Vành Đai Một Con Đường. Mặc dù đây là báo cáo toàn diện, nhưng vẫn theo kiểu “mẹ hát con khen”, cho nên khó có thông tin nghiêm túc. Tháng 9 năm 2018, Mạng lưới đầu tư nước ngoài của Trung Quốc dành toàn bộ báo cáo định kỳ để nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc trong Sáng kiến BRI. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc thuê nhiều người hơn đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu chuyên đề có tính tán dương.
Tuy nhiên, thực tế tại chỗ phức tạp hơn hẳn các tài liệu được nhắc tới bên trên. Gần đây tôi đã nói chuyện với một số người Pakistan có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (China-Pakistan Economic Corridor - CPEC) - được cho là tuyến đường quan trọng nhất, nhưng cũng nguy hiểm nhất của BRI - về việc liệu nó có ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực hoặc có được thực hiện phù hợp với trách nhiệm xã hội hay không. Căng thẳng ở Kashmir hiện đang leo thang và khả năng là Afghanistan có thể tham gia CPEC làm cho tình hình càng phức tạp thêm – đấy là lí do vì sao Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng lên tiến trình hòa bình và quân đội Trung Quốc kéo tới Tajikistan ngày một đông thêm. Shaharyar Ahmad (một nhà tư vấn CPEC có trụ sở ở Islamabad) và Adnan Aamir (biên tập viên Balochistan Voices) thể hiện một cách tốt nhất hai quan điểm thịnh hành, mặc dù trái ngược nhau, của nhiều người Pakistan.
“Hơn 85% người làm trong các dự án CPEC là dân Pakistan, chỉ 15% là người Trung Quốc”, Ah Ahmad khẳng định. “Có”, ông công nhận, “người Trung Quốc nắm giữ tất cả các vị trí chiến lược. Tuy nhiên, họ sẽ ở lại trong thời gian ngắn, cho đến khi các dự án này được triển khai và hoạt động”. Khi tôi hỏi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc, Ahmad tỏ ra rất phấn chấn. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rõ ràng thúc đẩy sự ủng hộ của Pakistan cho CPEC, vì nó đã giúp những người dân bị đẩy ra bên lề gia nhập lực lượng lao động”, Ah Ahmad nói với tôi, với một số ví dụ chi tiết. Ông kết luận luận rằng Hành lang này “làm giảm tội phạm” và nạn khủng bố bằng cách tạo cơ hội việc làm và huấn luyện dân chúng, những người mà vì tình trạng tuyệt vọng, sẽ bị lôi kéo vào các hoạt động bất hợp pháp.
Aamir đồng ý với Ahmad rằng CPEC đã tạo ra nhiều việc làm tại địa phương - mặc dù ông không đồng ý với con số mà Ahmad đưa ra. “[Các công ty Trung Quốc] đưa công nhân từ Trung Quốc tới, thậm chí đưa cả những người lao động không có tay nghề”, ông nói, làm cho người ta nghi ngờ những số liệu chính thức do Islamabad và Bắc Kinh đưa ra. Về tình hình an ninh, Aamir tin là “không có bằng chứng trực tiếp liên kết tội phạm với CPEC”. Tuy nhiên, ông lo lắng về nạn tham nhũng, cụ thể là “tiền lại quả” và cướp đất mà người ta ngờ rằng các tổ chức của Trung Quốc đã sử dụng để “lách” qua bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ của Pakistan. Ông tin rằng khủng bố “chắc chắn đã gia tăng” các cuộc tấn công (đặc biệt là ở Balochistan) từ khi CPEC được khởi động. Theo quan điểm của ông này, những khu vực xây dựng và nhân viên của CPEC là những mục tiêu hấp dẫn cho các nhóm cực đoan khác nhau đang tìm cách phá hoại Hành lang này.
Aamir, tương tự như Ahmad, dễ tiếp thu tư tưởng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Trung Quốc. Ông cũng cảm thấy nhiều người trong nước cần. “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều người kém may mắn, tức những người được hưởng lợi trực tiếp từ CSR ủng hộ CPEC”, ông nói. Tuy nhiên, Aamir không nghĩ rằng xu hướng khủng bố có thể liên quan đến hành vi của công ty Trung Quốc. “Khủng bố là do các tác nhân phi nhà nước, những người phản đối sự hiện diện của Trung Quốc ở Pakistan”, ông nói với tôi. “Do đó, họ sẽ không ngồi yên nếu Trung Quốc đổ thêm tiền vào nước này dưới hình thức CSR”. Nhưng theo quan điểm của Aamir, đây chỉ là câu chuyện suông thôi – vì ông khẳng định rằng cho đến nay các tổ chức của Trung Quốc “chưa thể hiện vất cứ sự sẵn sang nào” cho việc gắn CSR vào hoạt động của họ. “Họ đã có một số tuyên bố có tính tượng trưng”, ông giễu cợt, “nhưng thật không đáng kể”.
Như ý kiến khác nhau giữa Ahmad và Aamir cho thấy, chúng ta không thể biết được liệu BRI có làm gia tăng tội phạm và khủng bố hay không, đấy là nói so với đầu năm 2017 (khi tôi lần đầu tiên nêu ra câu hỏi này). Cách duy nhất là tiến hành các công trình nghiên cứu và phân tích theo lối đa phương. Số phận của Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường (và các quốc gia tham gia Sáng kiến này) phụ thuộc vào khả năng tập thể của chúng ta trong việc bỏ qua khác biệt, và trả lời một khách quan câu hỏi này và hành động một cách phù hợp.
Philip Dubow là nhà nghiên cứu ở Lisbon. Ông vừa trình bày báo cáo về Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc tại Hội thảo về tội phạm có tổ chức và phát triển ở London (the 2019 Dialogue on Organized Crime and Development in London).
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn The Diplomat
Dịch thuật ADI công chứng chuyên nghiệp, lấy nhanh nhất
ReplyDeleteDịch thuật công chứng đã trở thành nhu cầu tất yếu trong thời đại hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Đê hoàn thiện các giao dịch và thủ tục có liên quan đến yếu tố nước ngoài như du học, du lịch, xuất khẩu lao động, làm hồ so xin VISA, công tác, giấy phép lao động, thủ tục xuất nhập khấu hàng hóa,... Dịch thuật và phiên dịch công chứng ADI chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng các thứ tiếng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Nga,...; phiên dịch hội thảo, cuộc họp, thu âm lồng tiếng, bản địa hóa bản dịch, vv
www.idichthuatcongchung.com hoặc hotline: 0988793813