Khi nhà phát minh đã khám phá ra một công dụng cho một công nghệ mới, thì bước kế tiếp là thuyết phục xã hội áp dụng phát minh đó. Chỉ đơn thuần có một thiết bị lớn hơn, nhanh hơn và mạnh hơn để làm một việc gì đó thì chưa đủ để bảo đảm rằng xã hội sẽ sẵn sàng chấp nhận. Vô số những công nghệ như vậy hoặc hoàn toà không được áp dụng hoặc chỉ được áp dụng sau một thời gian dài bị xã hội từ chối. Những ví dụ khét tiếng về các trường hợp này là khi Quốc hội Hoa Kỳ từ chối cấp ngân sách để phát triển giao thông bằng máy bay siêu âm vào năm 1971, cả thế giới mãi vẫn không chịu áp dụng một bàn phím đánh chữ được thiết kế sao cho hiệu quả nhất, và nước Anh suốt một thời gian dài vẫn chỉ áp dụng đèn điện một cách miễn cưỡng. Thế thì cái gì là nhân tố đẩy nhanh việc xã hội chấp nhận một phát minh?
Ta hãy bắt đầu bằng việc so sánh sự tiếp nhận những phát minh khác nhau trong cùng một xã hội. Hóa ra, có ít nhất bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận này.
Nhân tố đầu tiên và hiển nhiên nhất là: công nghệ mới phải có ưu thế tương đối về kinh tế so với công nghệ hiện có. Bánh xe rất có ích trong các xã hội công nghiệp hiện đại nhưng ở một số xã hội khác ngày xưa thì lại chẳng có ích cho lắm. Người châu Mỹ bản địa cổ đại đã phát minh ra những chiếc xe có bánh và trục, nhưng chỉ dùng làm đồ chơi chứ không dùng làm phương tiện vận chuyển. Điều đó nghe thật khó tin, nhưng nếu nhớ lại rằng người Mexico thiếu những loài gia súc thích hợp để kéo xe có bánh thì ta sẽ chẳng ngạc nhiên rằng [ở đấy vào thời ấy] bánh xe chẳng có ưu thế gì so với phu khuân vác.
Nhân tố thứ hai cần xét là giá trị và uy thế của công nghệ mới, những cái vốn có thể lấn lướt tính lợi ích (hay sự thiếu lợi ích) về kinh tế. Ngày nay hàng triệu người mua những chiếc quần jean hàng hiệu với giá gấp đôi so với quần jean thường vốn cũng bền chẳng kém, đơn giản vì dấu ấn xã hội của thương hiệu nhà thiết kế là đáng giá hơn nhiều so với số tiền người ta phải bỏ ra thêm. Tương tự, Nhật Bản tiếp tục sử dụng hệ chữ viết kanji cực kỳ rắc rối chứ không chịu thay bằng những bảng chữ cái hữu hiệu hơn hoặc hệ chữ biểu vần của chính họ vốn cũng hữu hiệu không kém, đơn giản vì cái uy thế gắn liền với chữ kanji là quá lớn.
Còn một nhân tố nữa là công nghệ mới phải thích ứng với một số giới có những lợi ích riêng, Cuốn sách này, cũng như hầu hết các ấn bản khác mà bạn từng đọc, được gõ bằng bàn phím QWERTY - tên của bàn phím này được đặt theo sáu phím ngoài cùng của hàng phím chữ trên cùng. Nghe thì thật khó tin, nhưng bố cục bàn phím này được thiết kế rất ư là phản công nghệ vào năm 1873. Nó sử dụng cả một loạt những mánh khóe tai ác để buộc máy đánh chữ phải gõ càng chậm càng tốt, chẳng hạn như phân tán những chữ cái thường dùng nhất ra khắp các hàng chữ và tập trung chúng vào bên trái (trong khi những người đánh máy đa phần thuận tay phải nên tay trái yếu hơn). Nguyên nhân đằng sau tất cả những đặc tính thoạt nghe có vẻ phản kỹ thuật này là máy đánh chữ vào năm 1873 thường bị hóc nếu các phím gần nhau được nhấn nhanh liên tiếp, vì vậy nhà sản xuất phải tìm cách nào đó để kìm bớt tốc độ gõ. Khi những cải tiến kỹ thuật đối với máy đánh chữ đã loại trừ được vấn đề hóc phím, các thử nghiệm vào năm 1932 chứng minh rằng nếu bàn phím được bố trí lại một cách hiệu quả hơn thì sẽ giúp tăng gấp đôi tốc độ gõ và người gõ sẽ đỡ mất sức đến 95%. Thế nhưng, đến khi đó bàn phím QWERTY đã quá ăn sâu bén rễ. Trong suốt hơn sáu chục năm trời, nhóm có lợi ích riêng [gắn với việc dùng công nghệ cũ, ND] gồm hàng trăm triệu người đánh máy, thầy dạy đánh máy, máy đánh chữ, nhân viên bán máy và nhà sản xuất máy đã [cùng nhau] bóp chết mọi vận động nhằm đến tính hiệu quả của bàn phím.
Tuy câu chuyện bàn phím QWERTY nghe có vẻ nực cười, song nhiều trường hợp tương tự đã kéo theo những hậu quả nặng nề hơn nhiều về kinh tế. Tại sao Nhật Bản ngày nay thống trị thị trường thế giới về các sản phẩm điện tử tiêu dùng sử dụng transistor đến độ làm phương hại đến cán cân thanh toán của Hoa Kỳ với Nhật Bản, cho dù transistor là do người Mỹ phát minh ra và được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ? Ấy là do hãng Sony đã mua bản quyền sử dụng transistor từ công ty Western Electric vào thời điểm ngành điện tử tiêu dùng của Hoa Kỳ vẫn đang sản xuất các mẫu ống chân không và rất miễn cưỡng trong việc cạnh tranh với sản phẩm của chính mình. Tại sao các thành phố của Anh vẫn sử dụng đèn đường bằng khí đốt cho mãi tới thập niên 1920, mãi lâu sau khi Hoa Kỳ và Đức đã chuyển sang đèn đường dùng điện? Ấy là bởi chính quyền các thành phố ở Anh đã đầu tư quá nhiều vào ngành chiếu sáng bằng khí đốt và đã áp đặt những quy định nhằm gây trở ngại cho các công ty chiếu sáng bằng điện muốn cạnh tranh.
Nhân tố còn lại để xã hội có chấp nhận công nghệ mới hay không là liệu người ta có dễ mục sở thị những ưu việt của công nghệ mới đó hay không. Vào năm 1340, khi vũ khí phóng hỏa hãy còn xa lạ với hầu hết châu Âu, bá tước vùng Derby và bá tước vùng Salisbury của nước Anh đã tình cờ có mặt ở Tây Ban Nha tại trận chiến Tarifa nơi người Arập dùng đại bác để chống lại người Tây Ban Nha. Những gì các vị bá tước nhìn thấy đã gây ấn tượng cho họ, thế là họ giới thiệu súng đại bác với quân đội Anh. Quân đội Anh hồ hởi tiếp thu vũ khí mới và sáu năm sau đã có thể dùng đại bác để chống lại binh lính Pháp trong trận Crécy.
Như vậy, bánh xe, quần jeans hàng hiệu và bàn phím minh họa cho những lý do khiến vì sao cùng một xã hội lại không dễ dàng chấp nhận như nhau tất cả các phát minh …
Nhân tố đầu tiên và hiển nhiên nhất là: công nghệ mới phải có ưu thế tương đối về kinh tế so với công nghệ hiện có. Bánh xe rất có ích trong các xã hội công nghiệp hiện đại nhưng ở một số xã hội khác ngày xưa thì lại chẳng có ích cho lắm. Người châu Mỹ bản địa cổ đại đã phát minh ra những chiếc xe có bánh và trục, nhưng chỉ dùng làm đồ chơi chứ không dùng làm phương tiện vận chuyển. Điều đó nghe thật khó tin, nhưng nếu nhớ lại rằng người Mexico thiếu những loài gia súc thích hợp để kéo xe có bánh thì ta sẽ chẳng ngạc nhiên rằng [ở đấy vào thời ấy] bánh xe chẳng có ưu thế gì so với phu khuân vác.
Nhân tố thứ hai cần xét là giá trị và uy thế của công nghệ mới, những cái vốn có thể lấn lướt tính lợi ích (hay sự thiếu lợi ích) về kinh tế. Ngày nay hàng triệu người mua những chiếc quần jean hàng hiệu với giá gấp đôi so với quần jean thường vốn cũng bền chẳng kém, đơn giản vì dấu ấn xã hội của thương hiệu nhà thiết kế là đáng giá hơn nhiều so với số tiền người ta phải bỏ ra thêm. Tương tự, Nhật Bản tiếp tục sử dụng hệ chữ viết kanji cực kỳ rắc rối chứ không chịu thay bằng những bảng chữ cái hữu hiệu hơn hoặc hệ chữ biểu vần của chính họ vốn cũng hữu hiệu không kém, đơn giản vì cái uy thế gắn liền với chữ kanji là quá lớn.
Còn một nhân tố nữa là công nghệ mới phải thích ứng với một số giới có những lợi ích riêng, Cuốn sách này, cũng như hầu hết các ấn bản khác mà bạn từng đọc, được gõ bằng bàn phím QWERTY - tên của bàn phím này được đặt theo sáu phím ngoài cùng của hàng phím chữ trên cùng. Nghe thì thật khó tin, nhưng bố cục bàn phím này được thiết kế rất ư là phản công nghệ vào năm 1873. Nó sử dụng cả một loạt những mánh khóe tai ác để buộc máy đánh chữ phải gõ càng chậm càng tốt, chẳng hạn như phân tán những chữ cái thường dùng nhất ra khắp các hàng chữ và tập trung chúng vào bên trái (trong khi những người đánh máy đa phần thuận tay phải nên tay trái yếu hơn). Nguyên nhân đằng sau tất cả những đặc tính thoạt nghe có vẻ phản kỹ thuật này là máy đánh chữ vào năm 1873 thường bị hóc nếu các phím gần nhau được nhấn nhanh liên tiếp, vì vậy nhà sản xuất phải tìm cách nào đó để kìm bớt tốc độ gõ. Khi những cải tiến kỹ thuật đối với máy đánh chữ đã loại trừ được vấn đề hóc phím, các thử nghiệm vào năm 1932 chứng minh rằng nếu bàn phím được bố trí lại một cách hiệu quả hơn thì sẽ giúp tăng gấp đôi tốc độ gõ và người gõ sẽ đỡ mất sức đến 95%. Thế nhưng, đến khi đó bàn phím QWERTY đã quá ăn sâu bén rễ. Trong suốt hơn sáu chục năm trời, nhóm có lợi ích riêng [gắn với việc dùng công nghệ cũ, ND] gồm hàng trăm triệu người đánh máy, thầy dạy đánh máy, máy đánh chữ, nhân viên bán máy và nhà sản xuất máy đã [cùng nhau] bóp chết mọi vận động nhằm đến tính hiệu quả của bàn phím.
Tuy câu chuyện bàn phím QWERTY nghe có vẻ nực cười, song nhiều trường hợp tương tự đã kéo theo những hậu quả nặng nề hơn nhiều về kinh tế. Tại sao Nhật Bản ngày nay thống trị thị trường thế giới về các sản phẩm điện tử tiêu dùng sử dụng transistor đến độ làm phương hại đến cán cân thanh toán của Hoa Kỳ với Nhật Bản, cho dù transistor là do người Mỹ phát minh ra và được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ? Ấy là do hãng Sony đã mua bản quyền sử dụng transistor từ công ty Western Electric vào thời điểm ngành điện tử tiêu dùng của Hoa Kỳ vẫn đang sản xuất các mẫu ống chân không và rất miễn cưỡng trong việc cạnh tranh với sản phẩm của chính mình. Tại sao các thành phố của Anh vẫn sử dụng đèn đường bằng khí đốt cho mãi tới thập niên 1920, mãi lâu sau khi Hoa Kỳ và Đức đã chuyển sang đèn đường dùng điện? Ấy là bởi chính quyền các thành phố ở Anh đã đầu tư quá nhiều vào ngành chiếu sáng bằng khí đốt và đã áp đặt những quy định nhằm gây trở ngại cho các công ty chiếu sáng bằng điện muốn cạnh tranh.
Nhân tố còn lại để xã hội có chấp nhận công nghệ mới hay không là liệu người ta có dễ mục sở thị những ưu việt của công nghệ mới đó hay không. Vào năm 1340, khi vũ khí phóng hỏa hãy còn xa lạ với hầu hết châu Âu, bá tước vùng Derby và bá tước vùng Salisbury của nước Anh đã tình cờ có mặt ở Tây Ban Nha tại trận chiến Tarifa nơi người Arập dùng đại bác để chống lại người Tây Ban Nha. Những gì các vị bá tước nhìn thấy đã gây ấn tượng cho họ, thế là họ giới thiệu súng đại bác với quân đội Anh. Quân đội Anh hồ hởi tiếp thu vũ khí mới và sáu năm sau đã có thể dùng đại bác để chống lại binh lính Pháp trong trận Crécy.
Như vậy, bánh xe, quần jeans hàng hiệu và bàn phím minh họa cho những lý do khiến vì sao cùng một xã hội lại không dễ dàng chấp nhận như nhau tất cả các phát minh …
No comments:
Post a Comment