October 9, 2024

TRÍ TUỆ CỦA DAVID HAWKINS GIÁO LÝ KINH ĐIỂN VỀ SỰ THẬT TÂM LI NH VÀ CHỨNG NGỘ (9)

 David Hawkins

Phạm Nguyên Trường dịch


CHƯƠNG 9

 NGƯỜI CHỮA LÀNH ĐÃ CHỨNG NGỘ 

Càng tiến xa trên con đường chứng ngộ, người ta càng nhận thức sâu sắc hơn về quan hệ gắn bó giữa tâm trí và cơ thể. Đi trên con đường của bản ngã, thân và tâm dường như là tách biệt, chữa bệnh là dùng thuốc hoặc giao cho bác sĩ mổ xẻ hay cắt đi bộ phận nào đó trong cơ thể; trong đi khi trên con đường chứng ngộ, người ta thấy thân và tâm như là một tổng thể thống nhất và hiểu rằng tâm trí, và thậm chí linh hồn, có thể có vai trò sâu sắc trong việc chữa lành nhiều căn bệnh khác nhau, từ cảm lạnh và dị ứng tới bệnh trầm cảm và những bệnh tâm thần khác.

 Trong chương này, Tiến sĩ Hawkins sẽ mở rộng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc trở thành người chữa lành đã chứng ngộ.

Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra mô hình toán học, trong đó sức mạnh tương đối của các trường năng lượng được hiệu chỉnh sao cho bạn thấy thái độ thờ ơ, có điểm hiệu chỉnh 50, chỉ có một nửa sức mạnh của sợ hãi, có điểm hiệu chỉnh 100. Mặt khác, sợ hãi chỉ có một nửa sức mạnh hay năng lượng của can đảm, có điểm hiệu chỉnh 200. Những trường năng lượng này không chỉ có sức mạnh tương đối so với nhau, mà chúng ta còn thấy các trường năng lượng đi theo một hướng nhất định. Tất cả các trường năng lượng nằm bên dưới can đảm đều hướng về phía tiêu cực, phản lại sự sống, hướng tới hủy diệt. Trường năng lượng bên dưới can đảm có xu hướng phản lại sự sống. 

Ở tầng can đảm, mũi tên chuyển sang trung tính, và khi chúng ta vượt qua trường năng lượng 200 để lên tới trung dung, sẵn sàng, chấp nhận và tình yêu. Những trường năng lượng này hướng lên, chứng tỏ rằng chúng nuôi dưỡng và hỗ trợ sự sống, chúng mang lại năng lượng, mang lại sự sống và gia tăng hoạt động. Khi đi lên theo thang đo, chúng ta tiến vào các trường năng lượng ngày năng động hơn, hỗ trợ hơn nữa đời sống và sự thật. Khi chúng ta đi tới đáy của trường này, chúng ta sẽ tiến tới những tầng không hỗ trợ đời sống, phản đời sống, không phải là sự thật. Chết có điểm hiệu chỉnh bằng 0. 

Ở tầng khoảng 600 điểm, chúng ta ra khỏi trường của nhị nguyên. Chúng ta ra khỏi trường của vọng tưởng. Chúng ta ra khỏi sự đồng nhất với tự ngã nhỏ bé, còn gọi là bản ngã, và chúng ta chuyển vào những trường của chứng ngộ, của các giác giả vĩ đại, các bậc thầy tâm linh vĩ đại, các thánh thần giáng thế, trường năng lượng của họ bắt đầu từ những tầng 700 và tiến tới vô biên vô tế. 

Sự thật thực sự chỉ ra cái có tính hỗ trợ: hỗ trợ đời sống, hỗ trợ sự sống. Vì vậy, khi chúng ta nói về sức khỏe là chúng ta nói về sự sống. Điều chúng ta nói đến là biểu hiện của trường năng lượng. Cơ thể thể hiện những điều tâm trí lưu giữ. Chúng ta chỉ tuân theo những gì chúng ta lưu giữ trong tâm trí. Do đó, tâm trí càng lưu giữ nhiều tiêu cực thì trường năng lượng tiêu cực tác động càng mạnh lên sức khoẻ của cơ thể. Tâm trí và ý thức càng lưu giữ nhiều năng lượng tích cực thì trường năng lượng tích cực của đời sống càng mạnh mẽ. 

Lúc này, nó mang lại cho chúng ta một công cụ, một cách tiếp cận vạn sự vạn vật: cái này có hỗ trợ hay không hỗ trợ đời sống? Chúng ta có thể thay thế bằng từ sức khoẻ, vì sức khỏe chính là biểu hiện của đời sống; chúng ta có những trường năng lượng làm cho bệnh tật nặng thêm, và chúng ta có những trường năng lượng hỗ trợ đời sống. Mỗi trường năng lượng phản ánh chính chúng trong cảm xúc, do đó, trường phản sự sống, đúng như bạn nghĩ, có những cảm xúc tiêu cực. Đấy là căm ghét chính mình, tuyệt vọng, thất vọng, hối tiếc, trầm cảm, lo lắng, lo âu, thèm muốn, oán hận, hận thù và kiêu ngạo. Cảm xúc tiêu cực song hành với bệnh tật. Chúng ta thấy quá trình đang diễn ra, từ ý thức xuất hiện những cảm xúc này: tàn phá, mất năng lượng, mất tinh thần, mất tự tin, phạm tội, khoác lác quá mức, mất sức. 

Chúng ta nhìn thấy thế giới mà người ta trải nghiệm được khi người đó có những trạng thái tiêu cực này. Đây là thế giới của tội lỗi và đau khổ, tuyệt vọng, buồn bã, sợ hãi, thất vọng và cạnh tranh. Đó là một thế giới của địa vị. Chúng ta thấy những khái niệm tiêu cực về Thiên Chúa xuất phát từ những trường năng lượng thấp hơn. Thiên Chúa là kẻ thù cao nhất của con người – căm thù con người, hủy diệt con người, ném con người vào địa ngục. Hoặc đấy là Thiên Chúa phớt lờ con người. Hoặc Thiên Chúa là thần chết, là người trừng phạt, người báo thù. Rồi chúng ta có thể thấy quan điểm tiêu cực về thế giới và Thiên Chúa liên quan đến bệnh thật như thế nào.

*****

Có bệnh về thể chất, tinh thần và tâm linh. Bạn có thể bị bệnh tâm linh, nhưng thể chất lại khoẻ mạnh. Hoặc bạn có thể bị bệnh về thể chất nhưng lại khỏe mạnh về mặt tâm linh. Thể chất, tinh thần và tâm linh – mỗi thứ đều có chiều kích khác nhau.

LỢI ÍCH CỦA BỆNH TẬT

Có thể không nhất thiết là lợi ích về thể chất, nhưng có lợi ích mang tính triết học khi bạn nhận ra rằng những gì bạn từng nghĩ là trước đây không thể sống với nó thì lại trở thành cái tầm thường và bạn thực sự có thể sống chung với nó. Bạn nhận ra rằng mình rộng lớn hơn hẳn chiều kích thể chất. Chiều kích thể chất có thể khá hạn chế, và bạn vẫn có thể ở trong trạng thái hạnh phúc lớn lao và ân điển tâm linh mặc dù vẫn ở trong chiều kích thể chất này.

Bạn có thể nhìn vào nó theo những cách sau đây: về mặt triết học và tâm linh, trí tuệ và thể chất, và tự hỏi mình, tôi đang lo lắng về cái gì? Hoặc cái gì đang làm tôi khổ sở? Tôi đang kháng cự lại cái gì?

Có thể là người đang chống cự đang thực sự trải nghiệm buồn đau. Họ đang kìm nén nỗi buồn chứ không chỉ đơn giản là chấp nhận nó và khóc trong một hoặc hai ngày, rồi sau đó buông bỏ nó. Đừng quên rằng mọi chuyện là do nghiệp quả. Nỗi buồn mà bạn cảm thấy vì mất mát trong kiếp sống này mang tới tất cả những buồn đau vì mất mát trong tất cả các kiếp sống. Người ta nói: “Tại sao tôi lại khó chịu vì chuyện nhỏ nhặt này?” Vâng, không chỉ là chuyện nhỏ nhặt này. Bạn đã có cả một đống cảm xúc bị đè nén trong nhiều kiếp sống, mà bạn chưa từng trải nghiệm hết. Có những oán hận, giận dữ và than thân trách phận và chỉ có Trời mới biết còn những cảm xúc gì nữa. Bạn có thể lợi dụng nó. Khi có điều gì đó xuất hiện trong kiếp sống này, hãy cảm nhận nó một cách trọn vẹn cho đến khi cuối cùng nó cạn kiệt. Nếu bạn tức giận, bạn chưa tức giận hết mức. Nằm trên sàn và đấm thật mạnh, rồi la hét và rít lên, rít lên cho đến khi tất cả giận dữ đều biến mất. Rồi làm như thế với đau buồn. Bằng cách làm như thế, khả năng dễ bị tổn thương của bạn sẽ giảm đi. Nếu thấy người ta tức giận, tôi sẽ nói với họ rằng vấn đề là bạn chưa tức giận hết mức. Hãy đi vào phòng bên cạnh và la hét, nhảy nhót, la hét và siết chặt nắm đấm và đập vào tường cho đến khi giận dữ chấm dứt. 

Mọi người đều kìm nén những cảm xúc như thế; họ không thích những cảm xúc này. Chúng ta được huấn luyện nhằm đè nén chúng và không thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình. Và nếu bạn là thanh niên, bạn không được phép đau buồn hay khóc lóc hay có bất cứ cảm xúc tương tự nào như thế. Hãy buông bỏ nó. Nhảy lên nhảy xuống và chửi rủa. Cứ phát điên với nó. Cuối cùng, bạn có thể thấy nó rất buồn cười và nó làm cho bạn cười. 

****

Chúng ta phải nhìn vào quan hệ giữa tâm trí và cơ thể, vì quan hệ này có vai trò quan trọng lớn trong lĩnh vực sức khoẻ và người ta chưa thực sự hiểu được nó. Có một nguyên tắc đã được chứng minh về mặt lâm sàng, nói rằng chúng ta chỉ tuân theo vào những điều chúng ta lưu giữ trong tâm trí. Bây giờ, đây là nguyên tắc chữa lành và nguyên tắc sức khỏe, hai mặt của cùng một đồng tiền. Bệnh tật là một mặt của đồng tiền, sức khỏe là mặt khác. Chúng ta tuân theo những thứ chúng ta lưu giữ trong tâm trí. Chúng ta thấy bệnh tật đi ra từ một chương trình, một hệ thống niềm tin. Chương trình đã khởi động và lúc này chúng ta phải đi theo nó trong suốt quãng đời còn lại của mình mà không nhớ được là nó đến từ đâu.

Người ta không thể nhớ được những sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu, nhiều người không thể nhớ được những sự kiện xảy ra trước khi lên năm. Và thậm chí một số người, khi đã lớn, họ cũng không nhớ được bất cứ sự kiện gì trong suốt thời thơ ấu của mình, hoặc là có rất ít kỷ niệm. Ngay cả đối với những người có kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu, thì cũng có những lĩnh vực rộng lớn mà họ đã quên. Và trong những khu vực bị lãng quên đó có nhiều chương trình hiện đang được thể hiện dưới nhiều dạng bệnh tật khác nhau. Bạn có thể nghe những câu như, “Trong gia đình chúng ta thường có người mắc bệnh tim,” hoặc “Dị ứng là bệnh di truyền trong gia đình chúng ta,” v.v. Những ý nghĩ này sau đó trở thành chương trình và nó đi vào tâm trí và chúng ta thấy dường như người đó đã bị thôi miên. Trước khi nhận thức ra và xoá bỏ chương trình đó, nó vẫn còn hoạt động bên trong vô thức. 

Bây giờ xin hỏi, tại sao tâm trí lại có quyền lực như thế đối với cơ thể? Có lẽ chúng ta có thể nhìn vào khía cạnh vật lý học của nó. Vật lý học sẽ làm cho nó trở thành rất dễ hiểu. Chúng ta đã nói trong hệ thống hiệu chỉnh của chúng ta, cái chết là 0 và tội lỗi là 30. Chúng ta có thể đo được trường năng lượng của bất cứ thứ gì trên thế gian này. Và vì vậy, chúng tôi hiệu chỉnh trường năng lượng của chính cơ thể và chúng tôi thấy rằng thân thể vật chất không phải là một trạng thái đảo ngược như thế này. Cơ thể không phải là trạng thái tiêu cực, trường năng lượng của cơ thể là khoảng 100. Nói cách khác, sức mạnh bên trong của nó, trường năng lượng của nó là khoảng 100. 

Trường năng lượng của tâm trí bắt đầu vào khoảng 400. Nó nằm trong khoảng từ 400 đến 500. Đó là những trường năng lượng của trí tuệ, lý trí, logic và những thứ tâm trí tin tưởng. Và do đó, nếu chúng ta lưu giữ trong tâm trí ý nghĩ nói rằng, hạt cây này sẽ làm cho tôi bị viêm túi thừa, cơ thể chỉ có trường năng lượng 100 bị sức mạnh của mô thức niềm tin đó áp đảo. 

Tất cả các suy nghĩ đều có hình tướng. Và do đó, hình tướng nằm trong vô thức tập thể, trong ý thức tập thể, ý thức xã hội - bạn muốn gọi nó là gì cũng được - rất chi tiết. Mô thức của nó và cơ chế diễn ra của nó đã nằm sẵn ở đó. Nếu chúng ta chấp nhận suy nghĩ đó, nếu chúng ta đồng ý với nó, thì cũng tương tự như chúng ta đưa nó vào vô thức của chính mình, rồi sau đó nó sẽ tự biểu hiện ở bên trong cơ thể. Cơ thể sẽ làm theo những điều tâm trí tin tưởng. Vì vậy, trực tiếp giải quyết vấn đề của cơ thể thì không dẫn tới chữa lành và cơ thể khỏe mạnh. Phải giải quyết vấn đề của tâm trí. Phải đi thẳng vào các trường chính ý thức. 

Nếu cơ thể thể hiện những điều được lưu giữ trong ý thức thì chúng ta cần xem xét những điều đang được lưu giữ trong ý thức. Thường xảy ra là chúng ta không nhận thức được những điều đang được lưu giữ trong ý thức. Trong trường hợp như thế, chúng tôi gọi nó là không ý thức (vô thức) về cái đó. Nhìn vào cơ thể, chúng ta có thể không nhớ được rằng mình đã từng nghĩ như thế, nhưng cơ thể mách bảo chúng ta những ý nghĩ mà chắc chắn là chúng ta đã có. Nó cũng tương tự như một tia X. Tia X cho chúng ta biết những ý nghĩ chắc chắn đã lưu giữ trong tâm chí cho nên nó mới tự thể hiện trên cơ thể. Nếu giả sử một người nào đó có bệnh tiểu đường, và anh ta nói, “Tôi không nhớ có người nào trong gia đình từng nói về bệnh tiểu đường. Không có người nào trong gia đình tôi mắc bệnh tiểu đường. Tôi không biết trong tâm trí của mình, nó có xuất xứ từ đâu”. Chúng tôi biết rằng ở đâu đó trong vô thức của người này đã có niềm tin vào bệnh tiểu đường và tất cả những hiện tượng liên quan đến bệnh tiểu đường. 

Nếu tiến hành nghiên cứu một người đủ lâu và đủ kiên nhẫn, chúng ta sẽ phát hiện được chương trình này xuất phát từ đâu. Những phát hiện này nói với chúng ta rằng chương trình đã có ở đó, người đó nghĩ rằng mình phải phải tuân theo chương trình này, và do đó, chữa lành là xử lý hệ thống niềm tin. Chúng ta phải chữa lành cội nguồn, nơi khởi phát bệnh tật. Sức khỏe là do tâm trí. Nó xuất phát từ thái độ tích cực. Nó xuất phát từ trường ý thức. Nó xuất phát từ tầng ý thức, tầng này tự thể hiện ở bình diện thấp hơn, ở bình diện vật chất, biểu hiện của sức khỏe xuất phát từ những trường nằm bên trên tầng trung dung. Sức khoẻ xuất phát từ tầng sẵn sàng, từ tầng sẵn sàng chấp nhận, từ tầng tình yêu, từ niềm vui bên trong và từ trạng thái an bình ở bên trong. 

Lý trí/trí tuệ nằm trong những tầng từ 400 đến 500. Tình yêu nằm ở những tầng từ 500 tới 600, còn linh hồn nằm ở tầng 600 trở lên. Cho nên trí tuệ không phải là khả năng cao nhất của con người, trái ngược với thời đại lý trí và những tác phẩm khoa học khác, hoặc những người trí thức cho rằng trí tuệ chính là cái phân biệt con người với động vật. Trí tuệ chỉ nằm ở những tầng từ 400 tới 499 mà thôi. Có những thứ cao hơn tâm trí, cao hơn logic, cao hơn lý trí, nó nhảy ra và siêu việt vào hệ hình hoàn toàn khác, một cách tồn tại hoàn toàn khác. Cần phải biết điều đó. Cần phải biết cái gì có tác dụng chữa lành. Cần phải nhìn vào đóng góp của những tầng khác nhau trong việc tạo ra bệnh tật. 

Chúng tôi phát hiện được rằng với một căn bệnh, nếu chúng ta không hiểu được căn bệnh đó thì chúng ta sẽ hiểu được mặt trái của nó, đó là sức khỏe. Những hệ thống niềm tin này sẽ tự tăng cường. Hệ thống niềm tin trở thành những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Chúng ta lưu giữ niềm tin ở trong tâm trí, và vô tình, nó hiển lộ trong đời sống của chúng ta. Chúng ta nhìn vào đó và nói, “Nhìn này”. Và thái độ như thế biện minh cho hệ thống niềm tin. Bằng cách nhìn vào đời sống của mình, chúng ta có thể biết mình đang lưu giữ những niềm tin nào. Nếu chúng ta không thể nhớ lại được thì chúng ta nói rằng đấy là vô thức. Vì vậy, chúng ta chuyển lên những tầng ý thức cao hơn. Chúng tôi đã nói rằng sức khỏe là sự biểu hiện tự động của các trường năng lượng cao hơn này. Chúng ta thấy rằng lòng biết ơn ở tầng 540, tha thứ ở tầng 540 và chữa lành cũng ở tầng 540. Sẵn sàng tha thứ và thái độ biết ơn tự nó đã bắt đầu tự động chữa lành rồi. 

****

Chúng ta cần nói về trường năng lượng của tình yêu và ý nghĩa của nó. Đây không phải là thói đa sầu đa cảm. Cái mà thế giới gọi là tình yêu xuất phát từ trường năng lượng của sự phụ thuộc, kiểm soát, đa sầu đa cảm và cảm xúc. Chấp trước mang tính cảm xúc, mang tính tình cảm, trong đó người này kiểm soát người kia, thỏa mãn ham muốn của cả hai bên, được người ta gọi là tình yêu. Đó là phiên bản tình yêu của Hollywood. Khi bạn nghe một người nào đó nói: “Tôi đã từng yêu George, nhưng bây giờ thôi rồi”, ý là họ chưa bao giờ yêu George. Nói thế có nghĩa là họ từng gắn bó tình cảm với nhau. Đấy là đám rối dương, bám vào nhau, rồi người ta lãng mạn hóa và tán dương, rồi đổ vào đó rất nhiều năng lượng cảm xúc. Khi ràng buộc tan vỡ, sẽ xuất hiện rất nhiều cảm xúc tiêu cực. 

Tình yêu mà chúng ta đang nói tới là tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô điều kiện là gì? Đó là quyết định mà chúng ta đưa ra bên trong tâm trí, bên trong trái tim mình. Nó xuất phát từ ý định và quyết định trở thành một người yêu thương. Nếu tôi quyết định sẽ yêu bạn, đó là quyết định bên trong tâm trí tôi. Liên quan đến tình yêu kiểu này, bạn không thể làm bất cứ chuyện gì. Do đó, tôi không phải là nạn nhân của những sự kiện đang diễn ra trên thế gian này, vì quyết định yêu của tôi tạo ra trường năng lượng ổn định mà không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào. Hành vi của người khác có thể không làm cho tôi hài lòng, có thể không đóng góp vào cái mà tôi mong muốn, nhưng nó không làm thay đổi được tình yêu của tôi. Ví dụ, người mẹ đến thăm con trai của bà, anh ta là kẻ giết người đã ngồi tù suốt 20 năm rồi, nhưng bà yêu bản chất cốt lõi của con mình, yêu con người mà anh ta thực sự đang là. Tất nhiên là, cách hành xử của người con không làm cho bà mẹ hạnh phúc, nhưng tình yêu là vô điều kiện, dù người con có làm gì thì cũng thế. Vì vậy, cái gần nhất với tình yêu này mà chúng ta thấy trên thế gian này là tình thương của người mẹ, đấy là tình yêu vô điều kiện. 

Tôi thường sử dụng tình yêu của các nhóm 12 bước, ví dụ Hội người nghiện rượu ẩn danh như là ví dụ về tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô điều kiện không quan tâm đến những thứ bạn có. Những người ở các tầng ý thức thấp hơn rất quan tâm đến của cải và đánh giá con người cao thấp là dựa trên của cái của họ. Rồi người bận tâm tới việc làm. Mọi người được đánh giá và địa vị của họ phụ thuộc vào những việc họ làm, và tất cả các chức danh đi kèm với việc làm của họ. Khi bạn tiến lên phía trên trên thang đo ý thức, lúc đó người ta sẽ quan tâm tới con người mà bạn đang là, con người mà bạn đã trở thành. Bản chất của bạn, con ngươi mà bạn thực sự đang là. Ở tầng đó, người ta quan tâm tới địa vị, giá trị của một người, kiểu người mà bạn đang là, con người mà bạn đã trở thành. Bạn đã trở thành loại người như thế và người ta đánh giá cao điều đó. Lúc đó, sẵn sàng trở thành người tha thứ và nâng đỡ tất cả những biểu hiện của đời sống mà không phán xét, sẽ tự động xuất hiện trong chính con người bạn, vì đấy là bản chất chữa lành của trường năng lượng đó, là điều kiện để có sức khỏe tốt. 

Chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự hoàn hảo của vạn sự vạn vật - mọi việc diễn ra đều tốt đẹp. Trong bối cảnh như thế làm sao có thể mắc bệnh? Bệnh tật là sự kiện xảy ra để được chữa lành. Chúng ta nhìn vào căn bệnh đó, coi nó là một bài học. Bệnh tật đang nói rằng: “Hãy nhìn tôi. Làm ơn chữa lành những thứ mà tôi là người đại diện, những thứ mà tôi là biểu tượng. Làm ơn chữa lành lỗi lầm của bạn. Làm ơn chữa lành sự tự thù ghét chính mình của bạn. Làm ơn chữa lành những hình thức suy nghĩ hạn chế của bạn. Làm ơn nâng cao tình yêu dành cho tôi để tôi có thể được chữa lành”. Bệnh tật là đòi hỏi nhằm phát triển về mặt tâm linh. Một con ruồi trâu liên tục báo cho chúng ta biết rằng cần phải xem xét một cái gì đó. Một cái gì đó cần được lưu giữ theo cách khác. Bạn thấy đấy, bởi vì nó không phải là các sự kiện trong cuộc đời, nhưng cách chúng ta lưu giữ chúng sẽ tạo ra phản ứng của chúng ta. 

Bản thân các sự kiện không có sức mạnh bên trong có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Quan điểm của chúng ta về các sự kiện mới ảnh hưởng tới cảm xúc của chúng ta. Đó là đánh giá của chúng ta về cảm xúc. Đó là cách chúng ta quyết định đối mặt với chúng. Đó là thái độ của chúng ta. Đó là quan điểm của chúng ta. Chính bối cảnh, ý nghĩa tổng thể, là cái giúp cho sự kiện có được sức mạnh cảm xúc đối với chúng ta. Vậy chúng ta là người sáng tạo ra ý nghĩa và tác động của nó đối với chúng ta. Căng thẳng xuất phát từ chính cái này. Chúng ta ban cho nó quyền lực đối với đời sống của chúng ta, xuất phát từ quan điểm của nạn nhân, đặt cội nguồn hạnh phúc ở bên ngoài đời sống của chúng ta, phủ nhận sức mạnh của tâm trí của chúng ta. Chữa lành diễn ra thông qua việc giành lại sức mạnh, nhận thức được rằng chúng ta và chỉ chúng ta mới tạo ra ý nghĩa của bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ sự kiện nào, địa điểm nào, vị trí nào, sự vật hoặc con người nào trong đời sống của chúng ta. Chúng ta là những người tạo ra ý nghĩa. Quan điểm của chúng ta, cách chúng ta lưu giữ nó - sẽ trở thành nguồn gốc của chữa lành hay nguồn gốc của bệnh tật. Chính chúng ta là người quyết định việc đó. 

Chúng ta bắt đầu nhìn cơ thể như một con rối bé tí. Nó có vẻ hạnh phúc khi đi theo con đường của mình, nó ra khỏi những trường năng lượng này. Nó chỉ làm những gì nó làm một cách tự động, không cần suy nghĩ nhiều. Khỏe mạnh có nghĩa là chúng ta ít chú ý hơn đến cơ thể và những việc chúng ta làm, đấy là cái mà thế giới gọi là có lợi cho sức khoẻ, đấy là do nhận thức. Đó là biểu hiện của cách chúng ta đối xử với cơ thể. Chúng ta là cội nguồn của sức mạnh, chúng ta không đánh mất nó. Sức khỏe có nghĩa là lấy lại cội nguồn sức mạnh của mình. Chúng ta không để cho thế gian nắm giữ cội nguồn sức khỏe của cơ thể mình. Chúng ta tập thể dục là do niềm vui khi trải nghiệm cơ thể. Chúng ta không nói rằng bơi lội là nguyên nhân làm cho cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta xuất phát từ quan điểm cho rằng vì chúng ta cảm thấy vui với cơ thể, nên chúng ta vui với những hoạt động của nó, ví dụ như bơi lội. 

Lúc đó những hoạt động mà thế gian cho là lành mạnh lại là biểu hiện của cảm giác sống động ở bên trong. Niềm vui là cho phép những biểu hiện của cơ thể diễn ra theo cách mà thế gian cho là lành mạnh. Đấy không phải là do chúng có tính nhân quả; những biểu hiện đó là quả. Lúc đó thú vui lành mạnh của cơ thể là kết quả của thái độ. Và vì thế, chúng ta bắt đầu yêu thân thể của mình. Đó không phải là thái độ tự tôn theo lối ái kỉ hay hình ảnh người đàn ông đầy cơ bắp trên tờ tạp chí mà là tình yêu thuần khiết và thái độ biết ơn. Chúng ta nghĩ, này cơ thể, ngươi đã phục vụ ta hết lòng. Ta yêu nhà ngươi. Ta đánh giá cao nhà ngươi. Ta coi trọng ngươi. Nếu chúng ta đặt cội nguồn hạnh phúc của mình vào những thứ bên ngoài chúng ta – công việc, tài sản, các mối quan hệ – thì đơn giản là chúng ta không tuân theo những quy luật về sức khỏe. 

Cảm xúc xuất hiện trước hết là sợ mất, mặc dù là vô thức. Nếu cội nguồn hạnh phúc của bạn là chức danh, địa chỉ, kiểu xe mà bạn sở hữu, hoặc thậm chí là cơ thể của bạn, thì lúc này bạn dễ bị tổn thương. Dễ bị tổn thương nằm trong vô thức và nó chứa đựng rất nhiều sợ hãi. Do đó, cuộc sống của nhiều người là quá trình liên tục củng cố và bảo vệ mình trước những quy luật của những thứ mà họ coi là sự sống còn của mình. 

Người khỏe mạnh nhận ra bản chất đích thực của con người mà họ thực sự đang là - họ là một thứ gì đó cao hơn chức danh, địa chỉ, loại xe mà họ sở hữu. Họ nhận ra rằng mình chính là những người tạo ra giá trị cho những thứ đó. Những thứ đó mang lại cho họ niềm vui chóng qua, nhưng sự sống còn của họ không phụ thuộc vào những thứ đó. Chúng tôi đã nói rằng khi bạn di chuyển lên phía trên của trường năng lượng được gọi là chấp nhận, bạn sẽ không còn trao sức mạnh của mình cho thế gian nữa. Lúc đó người ta đã bắt đầu chấp nhận rằng tôi chính là cội nguồn của hạnh phúc của tôi. Nếu bạn đưa một người như thế tới một hoang đảo và quay trở lại vào năm sau, thì bạn sẽ thấy người đó đang chăm sóc và bán dừa và họ sẽ tìm được những quan hệ mới và sẽ dựng một ngôi nhà trên cây và họ sẽ dạy đại số cho trẻ con. Nói cách khác, khả năng nghỉ ngơi, cội nguồn hạnh phúc đến từ việc nhận ra rằng tôi chính là cội nguồn hạnh phúc của tôi. Tôi là cội nguồn của sức khỏe. Nó không phụ thuộc vào dịch bệnh, nó không phụ thuộc vào những hiện tượng diễn ra trên thế gian này. Nó không phụ thuộc vào những thứ tôi ăn. 

Khi thực sự nhận ra điều đó, chúng ta sẽ bắt đầu siêu việt và không còn bị tất cả những hệ thống niềm tin sai lầm này tác động nữa. Chính ý thức đòi hỏi một cái gì đó cao hơn nó, và đó là cái mà chúng ta gọi là nhận thức. Nhận thức là cái cho phép chúng ta biết những hiện tượng đang diễn ra trong ý thức, ý thức lại báo cáo những hiện tương đang diễn ra trong tâm trí, đến lượt mình tâm trí báo cáo những hiện tương đang xảy ra với cơ thế, thông qua giác quan. Thực ra, “tôi” nằm cách xa cơ thể vật lý tới mấy tầng. Và chúng ta cần phải xem xét điều đó và hãy ghi nhớ điều đó một cách chính xác, bởi vì bây giờ chúng ta thấy rằng chính tâm trí có quyền lực đối với cơ thể. Chúng ta thấy vật lý học của nó: các trường năng lượng của những tầng từ 400 tới 500 có sức mạnh lớn hơn sức mạnh của cơ thể vật lý. 

Cơ thể vật lý làm những việc mà tâm trí bảo nó làm. Và do đó, nếu tâm trí nói rằng, tôi mắc bệnh này hay bệnh kia, cơ thể sẽ tuân theo. Khi chúng ta nhìn vào hiện tượng này, chúng ta thấy vai trò quan trọng của việc không để mình dính líu với các chương trình, tất cả những chương trình đó thực sự là những hạn chế, không phải là sự thật. Chúng tôi thấy vai trò quan trọng của việc hủy bỏ một cách có ý thức và nói ra sự thật. Sự thật là “tôi là một hữu thể vô biên vô tế, tôi không tuân theo cái đó”. 

Giả sử người ta nói với chúng ta rằng trứng có nhiều cholesterol, còn cholesterol sẽ cho bạn bị bệnh tim mạch. Nếu bạn tin vào cách nghĩ như thế, tìn vào hệ thống niềm tin đó, thì cơ thể sẽ đồng ý với nó. Bạn có thể làm thí nghiệm, tôi đã làm. Có thời kỳ tôi có hàm lượng cholesterol rất cao. Tôi bắt đầu hủy bỏ hệ thống niềm tin này. Tôi liên tục nói: “Tôi là một hữu thể vô biên vô tế. Tôi không tuân theo cái đó. Tôi chỉ tuân theo những điều tôi nghĩ trong tâm trí. Cách nghĩ này không có giá trị đối với tôi. Bằng cách này tôi xoá bỏ và từ chối nó”. Nếu tâm trí với hệ thống niềm tin tiêu cực có thể trao quyền cho bạn, thì nó cũng có thể làm ngược lại. Vì vậy, bạn bắt đầu tự nhủ rằng chúng không ảnh hưởng gì tới bạn, đó chỉ là hệ thống niềm tin mà thôi. 

Khi tôi đồng ý với một niềm tin nào đó, tôi cho nó sức mạnh của năng lượng tập thể của niềm tin đó. Khi tôi không chấp nhận nó, tôi sẽ tự giải phóng mình khỏi năng lượng tập thể của hệ thống niềm tin đó. Lúc đó xuất hiện thái độ là không dính líu với những hệ thống niềm tin tiêu cực liên quan tới sức khỏe của bạn. Quan trọng nhất là khi nói đến dịch bệnh, đó là sự hoảng loạn. Việc lập trình xuất hiện được hỗ trợ và kích động bởi một chương trình cảm xúc. Tất cả những điều này góp phần tạo ra sân khấu. Bạn có hệ thống niềm tin tâm trí từ trường năng lượng trên những tầng từ 400 đến 500, bạn có sợ hãi từ trường năng lượng tiêu cực trên tầng 100, và bạn có mặc cảm tội lỗi từ những trường nằm trên tầng 30.  Bạn đã được điều chỉnh chính xác để hiện tượng đó xuất hiện, vì tâm trí sẽ chọn cái đã tạo được ấn tượng đối với nó. Nó sẽ sử dụng hiện tượng đó như một hình thức thể hiện. Với cholesterol, thí nghiệm tôi đã làm là dùng chính mình để hủy bỏ ý nghĩ về nó mỗi khi nó xuất hiện. Và cùng với thời gian, hàm lượng cholesterol đã giảm và sau đó tôi có thể ăn ba quả trứng mỗi sáng, cùng với rất nhiều pho mát. Tôi sống với chế độ ăn có nhiều cholesterol, nhưng hàm lượng cholesterol của tôi lại thấp, thậm chí đôi khi còn thấp hơn mức bình thường, đấy là nói so với độ tuổi của tôi. 

Cơ thể sẽ làm chính xác những gì tâm trí tin tưởng. Và tất nhiên, chúng ta có vấn đề về sự tin cậy. Một người nói: “Ồ, làm sao niềm tin của tôi vào điều đó lại có thể làm cho nó xảy ra trong cuộc đời tôi?” Đó là vì bản chất của vô thức. Nó tạo cơ hội cho hiện tượng đó xảy ra. Chúng tôi chắc chắn đã nhìn thấy hiện tượng đó trong các vụ tai nạn. Nếu người đó dễ bị tai nạn thì đó là do cách suy nghĩ như thế đã chiếm được tâm trí của người đó. Một cách vô thức, họ tìm mọi cách để dưa cơ thể của mình vào đúng nơi, đúng lúc để bị cái chắn bùn của xe va vào người, hoặc trượt cầu thang hay là bị đập vào đầu. Đừng lo lắng về những biện pháp mà tâm trí sẽ sử dụng. Tâm trí sẽ tìm được cách làm. Mọi người sẽ trượt vào đó, như thể bị thôi miên và có những cơ hội thích hợp để thể hiện những hiện tượng như thế trong đời sống của mình. 

Ví dụ, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm với virus cảm lạnh, trong đó 100 tình nguyện viên tiếp xúc với một liều lớn virus cảm lạnh. Thú vị là, không phải tất cả đều bị cảm lạnh, chỉ một tỷ lệ nhất định bị mà thôi. Nói cách khác, nếu sức mạnh nằm trong chính virus chứ không phải trong ý thức thì cả 100 người đó đều bị cảm lạnh vì virus rất mạnh. Nhưng có lẽ sẽ chỉ có khoảng 65% tình nguyện viên bị bệnh, vì một phần ba không tin là họ sẽ ốm. Đấy là những người biết nghi ngờ và ít mặc cảm tội lỗi vô thức. Họ không chấp nhận chương trình này nên nó không biểu hiện ra dưới hình thức bệnh như thế, vì vậy, không có gì là phổ quát cả. 

Phương pháp điều trị y tế nào thì cũng chỉ có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân sẽ phản ứng. Khác biệt là gì? Đó là vì một số người có ít mặc cảm tội lỗi theo lối vô thức. Mặc cảm tội lỗi không được kích hoạt. Căn bệnh đặc biệt này không phù hợp với bất kỳ hình thức suy nghĩ cụ thể nào mà họ đã dính líu vào. Cả hai hai mặt, bệnh tật và chữa lành, phản ánh năng lượng mà chúng ta đã đưa vào một hệ thống niềm tin nhất định nào đó. Chúng ta thấy rằng sức khỏe là sẵn sàng buông bỏ việc dính líu vào những thứ tiêu cực. 

Tại sao người ta lại dính líu vào những thứ tiêu cực? Tại sao một số người lại dễ bị lập trình đến như thế? Chúng tôi biết có những người rơi vào trạng thái cuồng loạn mỗi khi họ xem một tờ tạp chí nào đó. Một căn bệnh vừa xuất hiện làm cho họ rơi vào tình trạng hoảng loạn. Và hoảng loạn liên quan đến mức độ sợ hãi và mức độ tội lỗi. Mức độ sợ hãi thực sự bắt nguồn từ mức độ tội lỗi vô thức. Giống như thể người đó biết điều gì là đáng sợ. Giống như họ nhận thức được rằng vì họ mang sẵn trong mình quá nhiều thứ này, nên chỉ cần nghe về nó là liền bị lập trình trong tâm trí, thế là gần như đủ để nó xảy ra trong cuộc đời của họ. 

Hiện tượng này nói gì với chúng ta về những bước đi để có sức khỏe tối ưu? Chúng tôi thấy sức mạnh trong việc sẵn sàng áp dụng những thái độ tích cực, có tính xây dựng và loại bỏ những thái độ tiêu cực. Chúng tôi thấy việc dính líu với lập trình tiêu cực tác động như thế nào tới sức mạnh của tâm trí. Phủ nhận và đổ lỗi cho người khác là làm cho bạn mất sức mạnh. Chúng tôi thấy rằng năng lượng của các trường bên dưới tầng Can đảm (200) là những tầng mà người đó trở thành nạn nhân. Hiện tượng đó xảy ra là do họ đã đánh mất quyền lực của mình và đặt nó vào cái gì đó bên ngoài mình. Những người ở các tầng thấp hơn này đã nói một cách vô thức với chính mình rằng, cội nguồn hạnh phúc của tôi nằm ở bên ngoài con người tôi. Họ đã đặt sự sống còn của mình vào một cái gì đó bên ngoài con người mình. 

Khi chúng ta tiến lên những tầng của sự thật, cao hơn tầng can đảm, lúc này các trường năng lượng trở thành tích cực, chúng tôi thấy rằng người đó đang giành lại quyền sở hữu sức mạnh của chính. Người đó nói: “Tôi và chỉ một mình tôi mới có khả năng tạo ra hạnh phúc và cơ hội trong cuộc đời mình. Nó xuất hiện từ bên trong con người tôi”. Và vì thế, lúc đó, những người này cho rằng sức khỏe là hiện tượng xuất phát từ bên trong. Họ thấy mình không phải là nạn nhân của virus, tai nạn, cholesterol hay nồng độ axit uric cao nữa. Họ không phải là nạn nhân của những thứ đó. 

Khi chúng ta giành lại được sức mạnh của chính mình, chúng ta nói: “Ừ, tâm trí của tôi đã và đang tạo ra hiện tượng đó. Tâm trí tôi tin rằng ăn gan và thận sẽ khiến cho có nồng độ axit uric cao và bệnh gout sẽ tấn công tôi. Tâm trí của tôi mạnh mẽ đến mức nếu tôi tin vào cái đó thì nó sẽ thực sự làm cho hiện tượng đó xảy ra”. Tâm trí người ta có sức mạnh lớn đến mức như thế và đó cũng là điều mà nhiều người khó chấp nhận. 

**** 

Câu chuyện tiếp theo của tâm trí là, “Tôi không muốn từ bỏ thú vui ăn uống”. Nghe như là bạn sắp phải bỏ dở bữa ăn, đúng không? Bạn sẽ phải bỏ dở khi uống sữa mạch nha hoặc bánh rán nóng hay hamburger có nhiều hành tây? Hoàn toàn ngược lại. Thú vui ăn uống xuất hiện khi bạn đang ăn, có nghĩa là cảm giác thèm ăn xuất hiện ngay trong quá trình ăn. Tôi ngồi xuống mà không thấy đói và hoàn toàn không thèm ăn. Nhưng ngay khi tôi bắt đầu ăn, thì cảm giác thèm ăn xuất hiện. Và thú vui thưởng thức đồ ăn còn lớn hơn bao giờ hết. Lúc đó, tôi thích ăn hơn bao giờ hết, vì nó không đi kèm với mặc cảm tội lỗi nữa. Nó không đi kèm với thái độ tự chỉ trích hay lo lắng. Tôi không lo lắng nếu mình nạp vào quá nhiều calo hay sẽ tăng cân. Tôi đã xoá bỏ được những lo lắng như thế. Vì vậy, bạn sẽ hoàn toàn không phải từ bỏ thú vui ăn uống. Bạn sẽ thấy rằng khi ăn, bạn đang thưởng thức món ăn. Bạn bắt đầu thưởng thức món ăn ngay khi bạn cắn một miếng. Không bị mất thú vui. Tôi không tin vào việc buông bỏ niềm vui và thú vui. Ngược lại, tôi tin vào việc làm cho nó gia tăng. 

Bạn có thể tận hưởng và cảm thấy thú vị khi ăn uống, đồng thời cũng có thể tận hưởng, cảm thấy thú vị và tự hào về việc sở hữu một thân hình phù hợp hơn với mong muốn thẩm mỹ của riêng bạn. Điều này không liên quan gì đến giá trị của bản thân của bạn. Nó không liên quan đến việc bạn là người nuông chiều bản thân. Nó không liên quan gì với nhu cầu ái kỷ miệng (Oral Narcissistic Needs) hay bất kỳ lý thuyết phân tâm học nào khác - hung hăng miệng (Oral Aggression), thụ động miệng (Oral Passivity) - nó không liên quan gì đến những thứ đó. Nó chỉ đơn giản là liên quan đến phản ứng có điều kiện rất được xã hội của chúng ta ưa chuộng. Bạn đã tiếp thu nó như là phản ứng có điều ngay từ những ngày thơ ấu. Chỉ có thế thôi. Cơ thể được trải nghiệm trong tâm trí, còn tâm trí thì được trải nghiệm trong ý thức. Ý thức của bạn chính là nơi bạn thực sự trải nghiệm hiện tượng mà trước đây gọi là đói. Nó nằm ở đâu? Đói được cảm nhận ở dạ dày, bạn sẽ nhận thấy rằng đó chỉ là hệ thống niềm tin. Thực ra, chúng ta cảm nhận được nó ở khắp mọi nơi. Suy nghĩ rằng nó nằm trong dạ dày chỉ là hệ thống niềm tin có từ thời thơ ấu. Cơ thể không thể trải nghiệm bất cứ hiện tượng nào. Cảm giác đói được trải nghiệm trong vùng lan tỏa, rộng lớn hơn. 

Một kỹ thuật khác để buông bỏ mọi loại đau khổ, cho dù đó là đau đớn hay bệnh tật hoặc các triệu chứng trên thân thể (trong trường hợp này, là cái mà chúng tôi gọi là đói), là biết rằng đó chẳng qua là triệu chứng trên thân thể. Như tôi đã nói, nó đang được trải nghiệm ở khắp mọi nơi. Bởi vì chúng ta trải nghiệm tất cả các trải nghiệm ở chỗ nào? Trên thực tế, nó được trải nghiệm ở mọi nơi chứ không phải ở một vị trí cụ thể nào. Địa điểm cụ thể xuất phát từ các hệ thống niềm tin đầy sức mạnh. Chúng ta có tất cả những những suy nghĩ này ngay từ thời thơ ấu. Khi chúng ta buông bỏ việc chống lại năng lượng của cảm xúc này, cuối cùng nó sẽ biến mất. 

**** 

Người ta thường nghĩ rằng những cảm xúc tiêu cực này là nguyên nhân gây ra vấn đề về cân nặng. Nếu nhìn vào nó, bạn sẽ thấy, thực ra không phải như thế. Bạn sẽ thấy cảm xúc tiêu cực là phản ứng trước vấn đề về cân nặng. Hầu hết chúng ta đều nằm ở tầng mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm tội lỗi là trường năng lượng ở tầng 30. Rất yếu. Nếu bạn tìm cách giải quyết vấn đề cân nặng hoặc bất kỳ vấn đề nào khác – nghiện rượu, quan hệ, gọi là gì cũng được – từ tầng mặc cảm tội lỗi, bạn có thể thấy mình có bao nhiêu năng lượng để làm việc này. Bạn có khoảng 30 đô la, so với tình yêu là 500 đô la. Vì vậy, 30 đô la chẳng thu được nhiều tiến bộ trong bất cứ việc gì. 

Không chỉ như thế, còn có trường năng lượng tiêu cực nữa, có nghĩa là bạn cảm thấy bất lực về toàn bộ hiện tượng đó. Bạn sẽ tự căm thù mình, và thực ra chính quá trình này đã có tính phá hoại rồi. Có người thực sự tự tử vì vấn đề cân nặng, vì sự buông thả của họ. Ngay cả khi bạn không giải quyết nó từ mặc cảm tội lỗi, bạn vẫn chuyển sang thái độ vô vọng, với trường năng lượng ở tầng 50. Có nghĩa là trường hợp của tôi là vô vọng. Tôi đã thử tất cả các chế độ ăn kiêng. Tôi đã mất năng lượng nhằm giải quyết vấn đề này. Tôi là nạn nhân của nó, tôi chỉ biết đầu hàng và bỏ cuộc. Tôi là người vô vọng. 

Tầng tiếp theo ở trên nó là đau khổ. Đây là thái độ chán nản trước vấn đề cần giải quyết: tiếc nuối, cảm giác chán nản và mất tinh thần, hay sợ hãi trước vấn đề và hậu quả của nó. Đây đều là những cảm xúc tiêu cực, bao gồm cả những suy nghĩ, ví dụ như Tôi sắp chết vì đau tim hoặc Căn bệnh này sắp giết chết tôi. Trường này đầy những lo lắng, bất an và hoảng loạn. Và tất nhiên lòng tự trọng giảm hẳn. Những người có vấn đề về cân nặng thường rút lui khỏi hoạt động xã hội. Họ bù đắp bằng những cách khác vì họ cảm thấy không phù hợp với trường năng lượng này. Họ hoàn toàn không phải là những người không đủ năng lực; đấy chỉ là do cách họ lưu giữ trong tâm trí về hoàn cảnh của mình, rồi sau đó sự tiêu cực của nó tạo được ảnh hưởng lên cảm xúc của họ. 

Và chúng ta chuyển sang tầng tiếp theo, tầng tức giận. Người đó đang tức giận về vấn đề cân nặng của mình, người đó bực bội, bất bình về nó. Ở tầng 150, họ có thể sẽ sử dụng cơn tức giận hiệu quả hơn – chứ không còn mặc cảm tội lỗi hay tuyệt vọng. Nếu bạn rất tức giận về vấn đề cân nặng của mình, bạn có thể tiến lên tầng kiêu hãnh, tầng 175. Kiêu hãnh có rất nhiều sức mạnh, nhưng bạn tìm cách vượt qua kiêu hãnh. Nó không hẳn là tuyệt vời, vì sự phồng to của bản ngã thường xảy ra ở đây, vì vậy bạn hy vọng là sẽ chuyển lên tầng can đảm.

Lúc này bạn đã biết một số công cụ thực sự có hiệu quả, bạn có đủ can đảm để thử những công cụ này. Can đảm nằm ở tầng 200, có có rất nhiều sức mạnh nếu so với 30 hoặc 50. Dũng cảm giúp bạn đối mặt, đương đầu, xử lý và hiện tượng xảy ra ở đây là bạn được trao quyền. Sự thật là đến lúc này bạn vẫn chưa biết xử lý như thế nào, nếu biết thì bạn đã xử lý rồi. Đó là sự thật. Bạn sử dụng những kỹ thuật mang tính giải thoát này, đây lả kỹ thuật buông bỏ, và bạn không còn dính líu vào vấn đề này nữa. Nếu bạn chưa giảm cân, thì cứ kệ nó, còn nếu giảm cân thì thực sự cũng không có gì khác biệt. Lúc đó không phải là thờ ơ, cũng không phải là sự tuyệt vọng. Mặt khác, bạn được giải phóng khỏi vấn đề cân nặng, và do đó bạn cảm thấy vui vẻ và chuyển lên tầng sẵn sàng. 

Sẵn sàng ở tầng 310, có rất nhiều năng lượng. Xin so sánh với mặc cảm tội lỗi, so sánh với đau khổ. Bạn sẽ thấy lúc này bạn có nhiều sức mạnh tới mức nào. Và đồng ý, bạn hoà điệu với kỹ thuật này. Ý định của bạn cuối cùng cũng đã rõ ràng. Cuối cùng bạn sẽ giải quyết nó, và bạn chấp nhận rằng vấn đề có thể được giải quyết. Bạn công nhận rằng mình là người phù hợp và bạn bắt đầu tự tin hơn. Và quá trình chuyển hoá đang diễn ra vì bạn nhận ra sức mạnh có khả năng giải quyết vấn đề này nằm ở bên trong con người mình và bạn bắt đầu vươn lên tầng tình yêu. Mong muốn thực sự yêu chính mình. Để yêu cơ thể này, bây giờ khi bạn không đồng nhất nó với tôi (me). Cơ thể này không phải là tôi (me). Bạn cắt chân trái của tôi, tôi vẫn là tôi. Bạn hiểu rằng tôi là tôi, và tôi không phải là cơ thể này. Cho nên dù nó nặng 200 pound, hay 85 pound, con người mà tôi đang là thì vẫn thế, và tôi phải học cách yêu cơ thể của mình ngay trong lúc này. Bạn bắt đầu thực sự coi trọng nó và nhận ra rằng nó chỉ là một con rối bé tí, thú vị mà thôi. Cơ thể hoạt động theo cách của nó và càng ít chú ý đến nó thì nó càng thực sự tự xử lý tốt hơn. Nó chỉ làm những gì nó đang làm một cách tự động. 

Và nếu bạn yêu cơ thể của mình, bộ não của bạn bắt đầu giải phóng endorphin. Khi endorphin được giải phóng, một quá trình diễn ra trong ý thức gọi là mặc khải. Bạn bắt đầu nhìn vạn sự vạn vận theo cách khác. Bạn nhìn cái gì khác đi? Bạn thấy cơ thể nhỏ bé của mình tuyệt vời đến mức nào. Bạn bắt đầu yêu thích nó và cảm thấy thích thú với nó. Khi bạn thừa cân, bạn lại cảm thấy thích thú với cơ thể của mình à? Không. Mỗi lần bạn nhìn vào nó, bạn lại có mặc cảm tội lỗi. Nhưng ở tầng này, bạn bắt đầu cảm thấy thích thú với cơ thể của mình. Bạn bắt đầu vui đùa với nó, cũng là một kiểu vui đùa. Vui và hạnh phúc với cơ thể. Nó nhún nhảy, và bạn chỉ lờ mờ nhận thức được nó, vì bạn đang trải nghiệm sự tồn tại của mình từ quan điểm về toàn thể. Một khi bạn nhận thức được nơi trải nghiệm đang diễn ra, bạn sẽ hiểu rằng trải nghiệm đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Bạn bắt đầu đồng nhất mình với tính chất “ở khắp mọi nơi” chứ không phải “ở bụng” hay “chỗ phình ra”, với tất cả những thứ mang tính cục bộ đó. Con người mà tôi đang là là thực thể có ý thức. Ý thức có mặt khắp nơi. Tôi bắt đầu trải nghiệm sự tồn tại của mình gần như ở khắp mọi nơi trong không gian.

Khi đó, chúng ta bắt đầu hành động xuất phát từ Trái Tim (với chữ T viết hoa). Trái Tim ở đây không phải là cơ quan sinh học, mà là phẩm chất của sự trân trọng sự tồn tại của chính mình. Xuất phát từ sự vĩ đại đó, từ sự rộng lớn đó, từ niềm vui sống, chúng ta nhìn nhận cơ thể như là yếu tố có đóng góp, như là một cái gì đó thú vị. Đó là cái mà bạn có thể vui đùa, có thề chọc ghẹo, có thể tận hưởng trọn vẹn. Ngồi xuống và quan sát hoạt động của cơ thể là việc làm thực sự thú vị. Nó mang lại rất nhiều niềm vui. Chỉ trong một hoặc hai ngày, mọi chuyện sẽ kết thúc. Sau vài ngày, khi bạn thoát khỏi chu kỳ thèm ăn, mọi thứ còn lại sẽ diễn ra tự động. Bạn không cần phải làm gì thêm nữa. 

Nó khác với việc khi ta nằm dưới ảnh hưởng của mặc cảm tội lỗi hay là bị nó điều khiển. Lúc này bạn có quyền lựa chọn. Một thủ thuật khác có hiệu quả là đặt một cái phong bì vào trong tủ lạnh. Trong phong bì, có một bức ảnh của bạn khi đã trưởng thành, để bạn nhớ rằng bạn có quyền lựa chọn cánh tay của người nào sẽ đưa vào tủ lạnh. Hãy giữ đứa trẻ ở bên ngoài, vì nó sẽ giúp nó làm bất điều việc gì mà nó muốn. 

Toàn bộ công việc này trở thành trải nghiệm rất thú vị, bạn thực sự bắt đầu yêu con người của mình. Cơ sở của tất cả các kỹ thuật tự chữa lành mà chúng ta nói đến chỉ đơn giản là những con đường dẫn tới yêu thương chính mình, những biện pháp làm cho chúng ta thực sự bắt đầu coi trọng chính mình và đánh giá cao con người mà bạn thực sự đang là. Bạn sẽ thấy rằng tâm trí, bản ngã đã đánh lừa bạn. Bạn nghĩ rằng bạn đưa ra quyết định và sau đó cơ thể sẽ thực hiện quyết định. Thực ra, nó tự làm, nó là tự động. Một khi bạn đã giải phóng nó khỏi những mô thức tiêu cực, cơ thể sẽ tự xử lý rất tốt. Chúng tôi biết sự kiện này bằng các thí nghiệm với trẻ nhỏ. Nếu bạn cho phép trẻ con tự chọn chế độ ăn uống cho mình, chúng sẽ tự động chọn chế độ ăn uống cân bằng. Vì vậy, bạn bắt đầu quay trở lại với niềm tin vào thiên nhiên. Lúc đó, bạn sẽ cho phép cơ thể được là chính nó. Cái là tự nhiên trong cơ thể sẽ tự động xử lý nhu cầu dinh dưỡng của nó. 

Một khi chúng ta thoát ra được, chúng ta không để xã hội lập trình nữa, thì quá trình tự chữa lành sẽ tự diễn ra và cơ thể sẽ khoẻ mạnh. Nó tự chăm sóc chính mình và chọn những thứ nó cần phải ăn và những thứ nó muốn ăn. Và nó làm cực kỳ tốt. Cơ thể tôi ăn nhiều cholesterol, và thích phô mai và trứng, và chế độ ăn uống của tôi sẽ làm cho bất kỳ chuyên gia dinh dưỡng nào cũng phải ngất xỉu. Bất kỳ chuyên gia dinh dưỡng nào chắc chắn cũng sẽ ngất xỉu khi họ nhìn thấy bữa ăn sáng của tôi. Thế mà cholesterol trong máu tôi bình thường, lượng đường trong máu cũng bình thường, tất cả các thành phần hóa học trong máu đều bình thường. Bạn có thể nói rằng tôi có một niềm tin vào Chúa trong tự nhiên, mà cơ thể là một phần của thiên nhiên tươi đẹp của hành tinh này. 

**** 

Một trong những cách tốt nhất để xử lý chứng trầm cảm là thảo luận vấn đề đó với những người khác. Mọi người sẽ cung cấp cho bạn thông tin phản hồi. Phải có niềm tin vào năng lượng của con người. Thái độ sẵn sàng giúp đỡ người khác có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Tôi đã phát hiện được chuyện này ngay tại thành phố New York. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy chán nản và lúc đó bạn đang đứng bên ngoài tòa nhà có người gác cửa, bạn nói với người gác cửa, “Tôi không biết mình bị làm sao, hôm nay tôi thực sự cảm thấy chán nản,” thật ngạc nhiên là người gác cửa thường sẽ nói với bạn, “Vâng, tôi cũng thường bị như vậy và tôi thường làm như thế này…” Con người thường hay giúp đỡ, chỉ khi cần bạn mới nhận ra hiện tượng này. 

Tôi nghĩ việc tham gia một tổ chức trị liệu cũng có thể rất hữu ích. Mọi người thường tới nhà thờ, hoặc liệu pháp theo nhóm, ở đây thường có động lực của cả nhóm. Các nhóm 12 bước là một trong những biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm vượt qua rất nhiều vấn đề, giúp người ta thoát khỏi tình trạng cô lập. Trong thế giới ngày nay, có rất nhiều cách giúp đỡ mà thời tôi còn trẻ hơn thì thực ra là không có.

****

Thực sự có thay đổi trong sinh lý não, đấy là do kết quả của định hướng tâm linh, cam kết tâm linh, tham gia vào nhóm tâm linh, thực hành các nguyên tắc tâm linh, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện, quỳ gối - tất cả những việc tượng trưng cho thái độ thừa nhận sự hiện diện của Thiên Chúa như là thần tính. Những việc làm như thế bắt đầu chuyển hoá con người của bạn. Bạn bắt đầu trải nghiệm và nhìn thấy thế giới theo cách khác. Nhiều người sống với thái độ kiêu ngạo. Xin xem xét những người có định hướng tâm linh: ở tầng 500 trở lên, khả năng là 90% những người như thế tương đối hạnh phúc. Bạn đã quen với việc là người hạnh phúc, nếu không hạnh phúc trong chốc lát, bạn nghĩ mình là người không hạnh phúc. Khi bạn có ý nghĩ tiêu cực như thế, bạn cầu xin Chúa loại bỏ nó, “Chúa ơi, xin hãy giúp con vượt qua ý nghĩ đầy tức giận này và thay thế nó bằng một ý nghĩ dễ chịu”. 

Tôi tin rằng kêu cầu Chúa là trường năng lượng mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất mà lúc nào cũng có đó để bạn sử dụng. Và nhờ vào thần tính, bạn có lòng can đảm để nói với người khác về sự kiện là bạn đang cảm thấy chán nản và bạn có cơ hội nói về nó. Và khi bạn nói về nó, cảm giác chán nản sẽ giảm đi. Dù bạn có cảm giác nào, nếu bạn nói về nó, thì cuối cùng bạn sẽ làm cho nó biến mất. Bạn chỉ có thể cảm thấy chán nản về một sự kiện nào đó và sau khi nói về nó, bạn tìm được cách thoát ra khỏi cảm giác chán nản. 

Đó là một trong những lý do làm cho liệu pháp tâm lý trở thành liệu pháp mang lại hiệu quả, vì bạn có cơ hội chia sẻ những lo lắng của mình với người khác, và người trị liệu tâm lý coi sức khỏe của bạn là mục tiêu chính của họ. Biện pháp này rất hữu ích.

TỰ TỬ CHỦ ĐỘNG VÀ TỰ TỬ THỤ ĐỘNG

Tự tử thụ động không phải là phản kháng lại những thứ tiêu cực bên trong con người bạn. Tự tử tích cực là tìm kiếm cái chết. Có nhiều kiểu phản ứng khẩn cấp. Tự tử tích cực tương tự như phản ứng khẩn cấp trước tình huồng tuyệt vọng. Tự tử thụ động là không thể thực hiện các biện pháp cần thiết để tồn tại. Và tất nhiên, tự tử thụ động là không có mặc cảm tội lỗi, trong khi tự tử chủ động làm cho người ta có mặc cảm tội lỗi. Có quan điểm cho rằng tự tử chủ động là sai về mặt đạo đức. Tự tử thụ động được coi là biện pháp vượt qua thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức này và có thể được tha thứ. Đấy là thế giới làm, chứ không phải tự họ làm. Người ta có thể bỏ ăn, không dùng những thứ thuốc cần thiết, hoặc không làm những việc cần thiết nhằm duy trì sự sống. 

Nếu bạn cho rằng cội nguồn hạnh phúc là cái gì đó nằm ở ngoài kia, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đánh mất cái gì đó nằm ở ngoài kia? Cội nguồn hạnh phúc là chức danh, tiền bạc, công việc, quan hệ? Xin nhắc lại, bạn phải thấy rằng cội nguồn của hạnh phúc thực sự nằm ở bên trong con người mình. Ngay cả khi có thứ gì đó nằm bên ngoài bạn, thì đó chỉ là yếu tố kích hoạt mà thôi. Cội nguồn hạnh phúc vẫn nằm trong chính con người bạn, và việc thực hiện một công việc nào đó trên thế gian chỉ đơn giản là giải phóng cội nguồn này mà thôi. Cái nó giải phóng là khả năng trải nghiệm hạnh phúc có cội nguồn từ bên trong. Tất cả những thứ ở bên ngoài đều là yếu tố kích hoạt. 

Nói cách khác, tiền không thể làm cho bạn hạnh phúc. Nếu tôi nói với một người nào đó, “Đây là một triệu đô la,” và tôi đưa cho họ một chiếc cặp đựng đầy tiền, người đó cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức. Nhưng cuộc đời họ không hề thay đổi. Họ vẫn ngồi trên chiếc ghế đó, với những tờ hóa đơn đó. Đấy là ý nghĩ - nghĩ rằng lúc này họ bất ngờ trở thành người giàu có - nó làm cho họ cảm thấy rất hạnh phúc. Cái họ cảm thấy hạnh phúc chính là ý nghĩ rồ dại và điên cuồng, cho rằng tiền bạc là sẽ làm cho họ hạnh phúc. 

Hóa ra, không phải tiền bạc, mà là suy nghĩ về tiền bạc. Nếu bạn đặt cội nguồn hạnh phúc vào thứ gì đó bên ngoài mình, thì bạn sẽ sợ bị mất thứ đó. Nếu bạn nhận thấy rằng cội nguồn hạnh phúc nằm bên trong con người mình, thì tất cả những thứ bên ngoài chỉ đơn giản là giải phóng cái đã có sẵn bên trong bạn. Không có gì ở bên ngoài có thể làm cho bạn hạnh phúc. Không có gì trên thế gian này có thể lam cho bạn hạnh phúc. Vì sao? Vì hạnh phúc tỏa ra từ bên trong. Tất cả những việc tôi có thể làm là kích hoạt tiềm năng hạnh phúc bên trong con người bạn. Ví dụ, nếu tôi nói với bạn rằng có rất nhiều tiền trong cái va li này, và bạn có thể lấy bất cứ khi nào mình cần, thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Bạn sẽ cảm thấy an toàn và chắc chắn. Nó không liên quan gì đến việc trong va li có tiền hay không có tiền. Niềm tin cho rằng tiền đang có ở đó, đấy là thứ bạn cần. 

Có một câu chuyện nổi tiếng cách đây đã nhiều năm, Tài khoản ngân hàng của Mama. Trong giai đoạn Đại suy thoái, có một gia đình rất lo lắng. Người ta rất nghèo và có phần hoảng loạn. Mama nói: “Xin đừng lo lắng vì nếu chúng ta thực sự cần tiền, tôi sẽ rút tiền từ tài khoản ngân hàng”. Mọi người cảm thấy bình tĩnh. Người con trai nói: “Nếu con mất việc, chúng ta sẽ không có tiển trả tiền thuê nhà” Mama nói: “Đừng lo, mẹ sẽ rút từ tài khoản ngân hàng của mẹ.” Gia đình không còn sợ hãi chỉ vì họ nghĩ rằng tài khoản ngân hàng của Mama có thể giải quyết được vấn đề của mình. Và sau đó, sau khi Mama chết, người ta mới phát hiện được rằng bà thậm chí chưa bao giờ có tài khoản ngân hàng nào. 

Trầm cảm là do sợ hãi hoặc nhiều nỗi sợ hãi kết hợp lại với nhau. Một trong những biện pháp chữa khỏi trầm cảm là nhìn vào tất cả những nỗi sợ hãi mà bạn đang xử lý, và quên đi bệnh trầm cảm và chỉ xử lý những nỗi sợ hãi. Và nếu bạn xử lý được sợ hãi và nhìn vào sợ hãi và giải quyết chúng, lúc đó bệnh trầm cảm sẽ biến mất. Vì vậy, về mặt lâm sàng, trầm cảm luôn luôn là do sợ hãi: sợ rằng bạn không giỏi bằng người khác, bạn sẽ không thể hoàn thành công việc, sợ hãi về tương lai, sợ bị Chúa trừng phạt, sợ chấp nhận chính mình. Nếu bạn xử lý được những sợ hãi này, chứng trầm cảm sẽ biến mất.

****

Lúc đó, sức khỏe là do thái độ sống tích cực. Chúng ta đã nghe nói thế nhiều lần rồi phải không? Trên thực tế, ý tưởng này làm nhiều người cảm thấy khó chịu, vì nói thế có nghĩa là nếu tôi bị bệnh, là tôi không có thái độ sống tích cực. Xin nhìn vào thái độ. Xin nhìn vào ý nghĩa của câu nói đó và phần liên quan đến sức khỏe, thoát khỏi bệnh tật và đau khổ. 

Chúng tôi nói rằng một trong lý do làm người ta không khỏe mạnh là mặc cảm tội lỗi vô thức. Biện pháp chữa trị là sự sẵn sàng tha thứ, thực sự tham gia các khóa học về tha thứ nếu thấy cần, ví dụ như A Course in Miracles, được thiết kế đặc biệt nhằm buông bỏ những xu hướng đó của tâm trí, như chỉ trích, tấn công và phán xét. Vì vậy, cần phải sẵn sàng buông bỏ thái độ phán xét. Tuy nhiên, cơ chế này thường diễn ra một cách vô thức. Người đó có thể không nhận thấy liên hệ giữa tâm trí hay phán xét của mình. Nếu tâm trí bạn chỉ trích và phán xét người khác, thì đương nhiên là nó cũng sẽ chỉ trích và phán xét chính bạn. 

Quá trình hình thành mặc cảm tội lỗi vô thức sẽ làm cho một loại năng lượng nào đó gia tăng, và năng lượng này tự biểu hiện ra bên ngoài thông qua hệ thần kinh thực vật và hệ thống kinh lạc. Đấy chính là biện pháp chữa trị. Đóng góp từ tâm trí, từ hệ thống niềm tin, chúng tôi nói rằng đó là sức mạnh phủ nhận nó. Sẵn sàng giành lại sức mạnh của bạn ngay bây giờ, rằng chính tâm trí là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Sẵn sàng từ bỏ quan điểm nạn nhân. Sẵn sàng giành lại quyền lực của mình - phát triển và trưởng thành về mặt tâm linh - phần tất yếu của thành tố thứ ba, rất cần cho sức khỏe. Đấy là thoát ra khỏi những mô thức năng lượng tiêu cực, là sẵn sàng đối mặt với sự thật bên trong chúng ta và chuyển sang trường năng lượng tích cực. 

Có thể làm được một cách khá nhanh. Làm sao? Vì sẵn sàng là chìa khóa. Sẵn lòng nhìn vào nó, sẵn lòng nói, “Vâng, tôi không thực sự tin vào chuyện này, nhưng người ta nói rằng tâm trí của tôi có khả năng tạo ra bệnh tật trong cơ thể tôi. Vì vậy tôi sẵn sàng xem xét việc đó vì tôi có đầu óc cởi mở. Tôi có tâm trí cởi mở, tôi sẵn sàng đồng ý với ý định hoà điệu và tôi bắt đầu chuyển sang chấp nhận những điều tôi khám phá được. Tôi bắt đầu thấy rằng chuyển lên tầng tình yêu có sức mạnh chữa bệnh và chữa lành”. Chúng ta làm việc đó như thế nào? Chúng ta làm việc đó với thái độ sẵn tha thứ, và nếu làm như thế, chúng ta có thể nhanh chóng chuyển sang thái độ sẵn sàng trở thành người từ bi. 

Từ bi nghĩa là gì? Từ bi nghĩa là sẵn sàng nhìn thấy sự ngây thơ bên trong vạn vật. Nó cũng là sẵn sàng tha thứ. Tâm từ bi có sức mạnh, từ ý định của chúng ta xuất hiện khả năng thực sự nhìn thấu trái tim của người khác. Và khi chúng ta nhìn thấu trái tim của người khác, sự kiện mà chúng ta khám phá được là sự hồn nhiên của đứa trẻ bên trong mỗi người chúng ta. Vì nó gắn liền với bản chất của chính ý thức, sự hồn nhiên bên trong không bao giờ chết, dù chúng ta sống được bao lâu thì cũng thế. Sự ngây thơ của đứa trẻ là nguyên nhân gây ra lỗi lầm, và đấy là cái mà ngay từ đầu đã tạo ra chương trình tiêu cực. 

Đó là nhận thức được rằng ngây thơ ở bên trong của đứa trẻ sẽ còn mãi với chúng ta. Đó là sự ngây thơ của đứa trẻ ngồi trước tivi, và tự rước vào mình quá trình lập trình tiêu cực, đấy là do nó ngây thơ, nó thiếu sáng suốt. Sự ngây thơ của đứa trẻ mà không có lời cảnh báo nào ở bên trong nó. Không có cái gì trong sự ngây thơ của đứa trẻ nghĩ, Đây là thế giới bên ngoài muốn lập trình bạn nhiều chuyện tiêu cực nhất mà bạn sẵn sàng rước vào mình. Trên thực tế, nó được tưởng thưởng hậu hĩnh cho việc đó, vì quảng cáo thường dựa trên việc khai thác các trường năng lượng tiêu cực này - tất cả những nỗi sợ hãi, ham muốn và thái độ cao ngạo của chúng ta. Vì vậy, sẵn sàng là nhận thức được rằng ở bên trong chúng ta có một đứa trẻ và hiểu rằng cần phải bảo vệ sự ngây thơ đó. 

Chúng ta bước vào cái được gọi là tự chăm sóc chính mình. Tự chăm sóc chính mình, khả năng yêu thương chính mình ngay lúc này, có nghĩa là nhận trách nhiệm bảo vệ chính mình để không còn ngây thơ và sẵn sàng xóa bỏ những lỗi lầm mà tâm trí đã mắc phải là do sự ngây thơ của nó. Bây giờ chúng ta có thể xử lý bằng cách nhìn vào chính mình và chữa lành những thứ chúng ta tìm thấy bên trong con người mình, đấy là nói nếu chúng ta xuất phát từ lòng từ bi về nhận thức về sự ngây thơ bên trong ý thức chúng ta. Chúng tôi thấy rằng đó là sự ngây thơ mà Thiên Chúa đã cài vào cho chúng ta. Bây giờ là lúc chúng ta nhận trách nhiệm về cái đó và chúng ta nói, “Vâng, do ngây thơ mà tôi đã rước vào mình tất cả những cái đó. Do ngây thơ, tôi không biết cái gì tốt hơn thế. Do ngây thơ, tôi nghĩ rằng có thái độ phán xét, lên án người khác, đánh giá họ là đúng hay sai là việc nên làm. Bây giờ, tôi thấy rằng làm như thế là làm cho tôi bị bệnh, cho nên tôi sẽ buông bỏ nó”. 

Khả năng tha thứ này vốn có bên trong chúng ta. Bên cạnh đó, lòng trắc ẩn sẽ dẫn đến một thái độ tổng thể, một cách nhìn nhận bản thân. Từ sự vĩ đại, cao thượng của mình, chúng ta nhìn nhận những hạn chế của con người qua lăng kính của tha thứ, và bắt đầu tự tha thứ cho tất cả những điều từng là giới hạn và phủ nhận sự thật. 

Cơ thể phản ánh những điều tâm trí tin tưởng, còn tâm trí phản ánh quan điểm tâm linh của chúng ta. Linh hồn có sức mạnh lớn nhất. Và do đó, quan điểm tâm linh của chúng ta quyết định, theo nghĩa đen của từ này, liệu chúng ta có cơ thể khỏe mạnh hay không. Sau khi sẵn sàng chấp nhận sức mạnh của tâm trí, chúng ta cần phải chú ý, kiên trì và không thể để nó tiếp tục thể hiện sự tiêu cực mà không bị ngăn chặn. Chúng ta có thể rèn luyện để trở thành nhạy cảm với những hiện tượng tiêu cực và bắt đầu nhận ra bản chất thực sự của chúng. Buông bỏ thái độ khiêm tốn giả tạo, chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi cho những nhận xét tiêu cực như, “Tôi không thông minh cho lắm”, “Chữ tôi xấu quá” hay “Tôi lên cân quá nhiều 

Khi vừa nghe thấy mình nói ra những suy nghĩ hạn chế, tự đánh bại, tự tấn công, chúng ta phải dừng lại và hủy bỏ chúng. Chữ viết xấu, vì có hệ thống niềm tin, rằng tôi viết xấu, chứ không phải ngược lại. Việc chúng ta đang làm là đảo ngược toàn bộ chương trình của tâm trí về nguyên nhân và kết quả. Chúng ta đang quay lại với một nguyên tắc nói rằng bạn có thể chứng minh thông qua trải nghiệm của chính mình là vật chất là biểu hiện của tinh thần chứ không phải ngược lại. Không phải là chúng ta kết luận rằng chúng ta viết xấu là do chữ viết của chúng ta xấu. Chữ viết xấu là do nguyên nhân nằm trong tâm trí, trong hệ thống niềm tin, có lẽ là một nhận xét mà chúng ta nhặt được trong thời thơ ấu. Ai đó nói chữ của bạn xấu, kể từ thời điểm đó chương trình bắt đầu hoạt động.

1 comment:

  1. ♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡

    ReplyDelete