327.
Inflation – Lạm phát. Lạm phát là tăng giá hầu hết hàng hóa
và dịch vụ một cách liên tục và mất giá trị một loại tiền tệ nào đó. Khi giá hầu
hết hàng hóa và dịch vụ tăng, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch
vụ hơn so với trước, do đó, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn
vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền
tệ của nước này này so với các loại tiền tệ của nước khác. Theo nghĩa đầu tiên
thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế
một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền
tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng
của hai thành phần này vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ
mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Khi chỉ số lạm phát bằng 0 hay chỉ số
dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ổn định giá cả”.
Lạm phát ảnh hưởng đến
các nền kinh tế cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tiêu cực của lạm
phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc
chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và
tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người
tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động
tích cực của lạm phát bao gồm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Các nhà kinh tế học thường
cho rằng tỷ lệ lạm phát cao là do cung ứng tiền quá mức.
328.
Institutional Racism – Phân biệt chủng tộc định chế hóa.
Phân biệt chủng tộc định chế hóa, còn gọi là phân biệt chủng tộc có hệ thống,
là một hình thức phân biệt chủng tộc đã trở thành bình thường trong xã hội hoặc
tổ chức. Phân biệt chủng tộc có hệ thống có thể dẫn đến các vấn đề như phân biệt
đối xử trong luật hình sự, việc làm, nhà ở, y tế, quyền lực chính trị, giáo dục,
và những vấn đề khác.
Cụm từ này được Sir
William Macpherson đưa vào báo cáo nhan đề Macpherson report (1999) về trường hợp
cậu bé Stephens Lawrence bị một nhóm thanh niên da trắng đánh chết mà không người
nào bị kết án vì thái độ tắc trách của cảnh sát. Ủy ban Macpherson tin rằng
thái độ tắc trách là do định kiến (một số là vô thức) với người da đen.
329.
Insurgency – Bạo loạn. Bạo loạn là khởi nghĩa hay nổi dậy có
vũ trang nhằm chống lại chính quyền. Thuật ngữ được sử dụng nhằm miêu tả các
phong trào cách mạng, nội chiến và cuộc chiến đấu chống lại chế độ thực dân
cũng như các nhóm khủng bố. Chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự do
Mĩ lãnh đạo và chống lại chính phủ Iraq sau cuộc chiến năm 2003 bị coi là bạo
loạn.
bài viết rất hay
ReplyDelete