Huỳnh Hoa dịch
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng phiên bản tổ chức kinh tế và chính trị của họ ưu việt hơn các hệ thống phương Tây, và họ đã bắt đầu biện hộ cho một “kỷ nguyên mới” của nền cai trị phi dân chủ. Nhưng, cho dù có sức hấp dẫn, mô hình phát triển của Trung Quốc vẫn kém cỏi ở nhiều phương diện căn bản và không dễ tái tạo ở những nơi khác.
Dường như bây giờ các lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ lời răn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (tao guang yang hui – che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối - giấu mình chờ thời). Khi tuyên bố một “kỷ nguyên mới” của Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản hồi tháng 10 vừa qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã trình bày hệ thống cai trị của Trung Quốc như một hình mẫu để các quốc gia khác mô phỏng theo. Các nhà lãnh đạo muốn “thúc đẩy sự phát triển trong khi vẫn duy trì nền độc lập của mình” nên nhìn vào Trung Quốc như “một lựa chọn mới”, ông Tập nói.
Các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và châu Phi hạ Sahara, dường như bất ngờ với khả năng mới này. Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa xã, thậm chí còn đề nghị rằng, khi các nền dân chủ phương Tây chao đảo thì “nền dân chủ giác ngộ của Trung Quốc” có thể là một con đường để tiến tới.
Giữa tất cả những lời hoa mỹ ồn ào đó, cần đặt ra câu hỏi: mô hình Trung Quốc về phát triển kinh tế chính trị chính xác là cái gì? Và nó có thực sự đáng ưa chuộng hơn các hệ thống khác hay không?
Mô hình Trung Quốc có một số đặc điểm chủ yếu, bao gồm chế độ cai trị chuyên chế dựa trên ý niệm về sự ổn định; chính sách công nghiệp và tài chính do nhà nước dẫn dắt; đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng; công nghiệp hóa nông thôn hậu thuẫn bởi nông nghiệp quy mô nhỏ; và sự mở cửa cho thương mại và công nghệ nước ngoài. Chắc chắn mô hình này đã sinh ra cuộc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua, đưa hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói.
Nhưng quan niệm rằng thành tố đầu tiên của mô hình này – chế độ chuyên chế - cần thiết cho sự phát triển nhanh là sai lầm. Trong thực tế, đây chính là đặc điểm của hệ thống Trung Quốc mà các quốc gia khác nên suy xét cho thật kỹ.
Hãy xem các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc – đặc biệt là Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan. Mỗi nước này đều đạt được tăng trưởng kinh tế cao thông qua chính sách công nghiệp do nhà nước dẫn dắt, công nghiệp hóa nông thôn và mở cửa cho thương mại. Nhưng Nhật Bản đạt được các mục tiêu này trong khuôn khổ nền dân chủ thời hậu chiến, trong khi Đại Hàn và Đài Loan đã là hai nền dân chủ trong suốt ba mươi năm qua. Nói cách khác, chế độ độc tài chuyên chế không có vai trò cần thiết trong công cuộc hiện đại hóa.
Chắc chắn rằng chế độ dân chủ thì chậm chạp một cách khó chịu và thường gây nhiều tranh cãi. Nhưng các quy trình tranh luận và bầu cử của chế độ dân chủ đã giúp giảm thiểu xung đột, đặc biệt là ở những xã hội không thuần nhất và tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn. Ngay cả ở một quốc gia tương đối thuần nhất như Trung Quốc, sự thiếu vắng những cuộc tranh luận công khai đã có tác động ngược, bằng chứng là sự xử lý sai lầm của nhà nước đối với các cuộc bất ổn sắc tộc của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ.
Không có một xã hội dân sự vững mạnh hoặc một hệ thống tư pháp độc lập để kiểm soát quyền lực của chính phủ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, đã phạm phải những sai lầm khủng khiếp trong phán đoán và quyết định. Không cần nhìn xa hơn những cuộc Đại Nhảy vọt hoặc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông cũng thấy rõ.
Ông Tập cũng có những sai lầm ngớ ngẩn. Ví dụ, quyết định của ông ta ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước đổ tiền vực dậy thị trường chứng khoán Thượng Hải trước nguy cơ sụp đổ năm 2015 là một tính toán sai lầm ở tầm sử thi.
Một khi quỹ dự trữ ngoại hối do ngân hàng trung ương Trung Quốc quản lý ngừng bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước đang khốn khó thì thị trường lại rơi trở về mức độ thấp ban đầu trước khi nhà nước can thiệp. Tới thời điểm đó, hàng trăm tỉ đô la Mỹ đã bị phung phí.
Không có sự kiểm tra chính trị và các cơ chế mang tính thiết chế để kiểm soát dân chúng đã khuyến khích sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng ở cấp cao, góp phần vào tình trạng bất bình đẳng trầm trọng, vào những vụ tùy tiện thu hồi đất đai, những điều kiện lao động không an toàn, những cơn ác mộng về an toàn thực phẩm, ô nhiễm chất độc và nhiều vấn đề khác. Trong khi những nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập có thể ngăn chặn một số tình trạng bất công nào đó, nhưng không cải cách chính trị sâu rộng thì chiến dịch của ông ta chống lại các quan chức đảng xấu xa cũng chỉ giống như dã tràng xe cát (**) – nếu không nói đó chỉ là một mưu đồ loại bỏ các đối thủ chính trị tiềm tàng.
Quản lý kinh tế cũng bị thiệt hại vì tình trạng mù mờ tương tự. Tại thời điểm này, có rất ít, thậm chí không có, sự kiểm soát hoạt động đầu tư bằng tiền nợ vay của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công ty có liên kết về chính trị. Khuyết điểm này, với mức độ mà nó gây ra trong việc phân bổ sai lầm khủng khiếp nguồn vốn liếng, đang và sẽ là cội nguồn những bất trắc chính về kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Khi kinh tế Trung Quốc trở nên phức tạp hơn, sự thiếu vắng các quy trình quản trị minh bạch và có trách nhiệm giải trình, kết hợp với những vụ trấn áp thường xuyên vào xã hội dân sự, cùng những nỗ lực áp đặt sự tuân phục và kỷ luật, cuối cùng sẽ thui chột tinh thần doanh nhân và khả năng sáng tạo. Cho dù chi tiêu của Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển tính theo tỷ lệ so với tổng sản lượng quốc dân hiện đang ở mức cao thì cũng chẳng ích lợi gì, phần lớn khoản đầu tư này rơi vào khu vực kinh tế công. Nếu các doanh nghiệp nhà nước vẫn “quá lớn, không thể sụp đổ” thì sẽ tạo ra một sự trì kéo về sáng tạo. Khi Trung Quốc đã ra khỏi giai đoạn “đuổi theo” trên con đường phát triển kinh tế thì việc xử lý sự hạn chế này sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Thiếu minh bạch và cởi mở cũng có thể thách thức sự ổn định chính trị. Khi đương đầu với khủng hoảng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường hành động quá đáng, trấn áp những người bất đồng. Sự lãnh đạo tập thể và thực tế trong những thập niên vừa qua đã xử lý vấn đề một cách hợp lý nhưng công cuộc củng cố quyền lực của ông Tập và sự tôn sùng cá nhân chung quanh ông có thể khiến cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn.
Các chính phủ dân chủ, cho dù hỗn độn, đã tỏ ra vững chãi hơn, bởi vì chúng có được tính chính danh từ chế độ đa nguyên và cạnh tranh chính trị hơn là từ tăng trưởng kinh tế cao hoặc từ lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa. Những quyết định của ngành tư pháp đảo ngược lệnh cấm tùy tiện về nhập cảnh của tổng thống Donald Trump ở Hoa Kỳ hoặc sự hủy bỏ tương tự cố gắng của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm hình sự hóa người bất đồng chính kiến là những ví dụ cho thấy sự độc lập mang tính thiết chế đã củng cố như thế nào tính chất kiên cường của hệ thống chính trị dân chủ - tính kiên cường mà Trung Quốc không có được.
Không giống như câu chuyện chính thức, phần lớn những đặc điểm của hệ thống cai trị của Trung Quốc mà ông Tập ra sức xiển dương lại ít liên quan tới ông ta. Chúng là di sản của các chính phủ quân chủ hoặc chính phủ cộng sản thời kỳ đầu của Trung Quốc: một hệ thống đề bạt công chức dựa trên năng lực và thành tích hoạt động; một khuôn khổ về tổ chức nhằm bảo đảm sự trung thành từ trên ban xuống mà không gây phương hại cho phẩm chất của sự điều hành ở địa phương; và một hệ thống độc đáo tập quyền về chính trị kết hợp với phân quyền về hành chính và kinh tế.
Nói cách khác, dù có sức hấp dẫn, mô hình Trung Quốc rất kém cỏi về nhiều phương diện căn bản và không dễ gì tái lập ở các nơi khác. Bất kỳ quốc gia nào nghe theo lời mời mọc của ông Tập mà bắt chước Trung Quốc trong khi không có một lịch sử tổ chức tương tự thì sẽ nhanh chóng thất vọng. Trung Quốc không chỉ độc đáo về chính trị mà còn có một thị trường nội địa to lớn và ngày càng thịnh vượng, cho phép nước này thu hút đầu tư nước ngoài theo những điều kiện của mình.
Vì thế, cho dù vị hoàng đế mới của vương quốc trung tâm này có tuyên bố gì đi nữa thì phát triển mang đặc điểm Trung Quốc thật sự chỉ dành cho Trung Quốc mà thôi.
--
(*) Pranab Bardhan là giáo sư trường Đại học California, Berkeley. Những tác phẩm gần đây nhất của ông là “Globalization, Democracy and Corruption: An Indian Perspective” và “Awakening Giants, Feet of Clay: Assessing the Economic Rise of China and India”.
(**) Nguyên văn: Sisyphean task (công việc của Sisyphus). Theo thần thoại Hy Lạp, Sisyphus hoặc Sisyphos, vua xứ Ephyra, bị trừng phạt phải đẩy một tảng đá lớn lên đồi chỉ để thấy tảng đá lăn trở lại xuống chân dốc, và Sisyphus phải vĩnh viễn làm đi làm lại công việc này. Điển tích Sisyphus, hoặc công việc của Sisyphus, được dùng để chỉ những công việc nặng nhọc nhưng vô ích.
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-model-xi-jinping-new-option-to-democracy-by-pranab-bardhan-2017-12
Các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và châu Phi hạ Sahara, dường như bất ngờ với khả năng mới này. Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa xã, thậm chí còn đề nghị rằng, khi các nền dân chủ phương Tây chao đảo thì “nền dân chủ giác ngộ của Trung Quốc” có thể là một con đường để tiến tới.
Giữa tất cả những lời hoa mỹ ồn ào đó, cần đặt ra câu hỏi: mô hình Trung Quốc về phát triển kinh tế chính trị chính xác là cái gì? Và nó có thực sự đáng ưa chuộng hơn các hệ thống khác hay không?
Mô hình Trung Quốc có một số đặc điểm chủ yếu, bao gồm chế độ cai trị chuyên chế dựa trên ý niệm về sự ổn định; chính sách công nghiệp và tài chính do nhà nước dẫn dắt; đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng; công nghiệp hóa nông thôn hậu thuẫn bởi nông nghiệp quy mô nhỏ; và sự mở cửa cho thương mại và công nghệ nước ngoài. Chắc chắn mô hình này đã sinh ra cuộc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua, đưa hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói.
Nhưng quan niệm rằng thành tố đầu tiên của mô hình này – chế độ chuyên chế - cần thiết cho sự phát triển nhanh là sai lầm. Trong thực tế, đây chính là đặc điểm của hệ thống Trung Quốc mà các quốc gia khác nên suy xét cho thật kỹ.
Hãy xem các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc – đặc biệt là Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan. Mỗi nước này đều đạt được tăng trưởng kinh tế cao thông qua chính sách công nghiệp do nhà nước dẫn dắt, công nghiệp hóa nông thôn và mở cửa cho thương mại. Nhưng Nhật Bản đạt được các mục tiêu này trong khuôn khổ nền dân chủ thời hậu chiến, trong khi Đại Hàn và Đài Loan đã là hai nền dân chủ trong suốt ba mươi năm qua. Nói cách khác, chế độ độc tài chuyên chế không có vai trò cần thiết trong công cuộc hiện đại hóa.
Chắc chắn rằng chế độ dân chủ thì chậm chạp một cách khó chịu và thường gây nhiều tranh cãi. Nhưng các quy trình tranh luận và bầu cử của chế độ dân chủ đã giúp giảm thiểu xung đột, đặc biệt là ở những xã hội không thuần nhất và tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn. Ngay cả ở một quốc gia tương đối thuần nhất như Trung Quốc, sự thiếu vắng những cuộc tranh luận công khai đã có tác động ngược, bằng chứng là sự xử lý sai lầm của nhà nước đối với các cuộc bất ổn sắc tộc của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ.
Không có một xã hội dân sự vững mạnh hoặc một hệ thống tư pháp độc lập để kiểm soát quyền lực của chính phủ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, đã phạm phải những sai lầm khủng khiếp trong phán đoán và quyết định. Không cần nhìn xa hơn những cuộc Đại Nhảy vọt hoặc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông cũng thấy rõ.
Ông Tập cũng có những sai lầm ngớ ngẩn. Ví dụ, quyết định của ông ta ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước đổ tiền vực dậy thị trường chứng khoán Thượng Hải trước nguy cơ sụp đổ năm 2015 là một tính toán sai lầm ở tầm sử thi.
Một khi quỹ dự trữ ngoại hối do ngân hàng trung ương Trung Quốc quản lý ngừng bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước đang khốn khó thì thị trường lại rơi trở về mức độ thấp ban đầu trước khi nhà nước can thiệp. Tới thời điểm đó, hàng trăm tỉ đô la Mỹ đã bị phung phí.
Không có sự kiểm tra chính trị và các cơ chế mang tính thiết chế để kiểm soát dân chúng đã khuyến khích sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng ở cấp cao, góp phần vào tình trạng bất bình đẳng trầm trọng, vào những vụ tùy tiện thu hồi đất đai, những điều kiện lao động không an toàn, những cơn ác mộng về an toàn thực phẩm, ô nhiễm chất độc và nhiều vấn đề khác. Trong khi những nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập có thể ngăn chặn một số tình trạng bất công nào đó, nhưng không cải cách chính trị sâu rộng thì chiến dịch của ông ta chống lại các quan chức đảng xấu xa cũng chỉ giống như dã tràng xe cát (**) – nếu không nói đó chỉ là một mưu đồ loại bỏ các đối thủ chính trị tiềm tàng.
Quản lý kinh tế cũng bị thiệt hại vì tình trạng mù mờ tương tự. Tại thời điểm này, có rất ít, thậm chí không có, sự kiểm soát hoạt động đầu tư bằng tiền nợ vay của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công ty có liên kết về chính trị. Khuyết điểm này, với mức độ mà nó gây ra trong việc phân bổ sai lầm khủng khiếp nguồn vốn liếng, đang và sẽ là cội nguồn những bất trắc chính về kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Khi kinh tế Trung Quốc trở nên phức tạp hơn, sự thiếu vắng các quy trình quản trị minh bạch và có trách nhiệm giải trình, kết hợp với những vụ trấn áp thường xuyên vào xã hội dân sự, cùng những nỗ lực áp đặt sự tuân phục và kỷ luật, cuối cùng sẽ thui chột tinh thần doanh nhân và khả năng sáng tạo. Cho dù chi tiêu của Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển tính theo tỷ lệ so với tổng sản lượng quốc dân hiện đang ở mức cao thì cũng chẳng ích lợi gì, phần lớn khoản đầu tư này rơi vào khu vực kinh tế công. Nếu các doanh nghiệp nhà nước vẫn “quá lớn, không thể sụp đổ” thì sẽ tạo ra một sự trì kéo về sáng tạo. Khi Trung Quốc đã ra khỏi giai đoạn “đuổi theo” trên con đường phát triển kinh tế thì việc xử lý sự hạn chế này sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Thiếu minh bạch và cởi mở cũng có thể thách thức sự ổn định chính trị. Khi đương đầu với khủng hoảng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường hành động quá đáng, trấn áp những người bất đồng. Sự lãnh đạo tập thể và thực tế trong những thập niên vừa qua đã xử lý vấn đề một cách hợp lý nhưng công cuộc củng cố quyền lực của ông Tập và sự tôn sùng cá nhân chung quanh ông có thể khiến cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn.
Các chính phủ dân chủ, cho dù hỗn độn, đã tỏ ra vững chãi hơn, bởi vì chúng có được tính chính danh từ chế độ đa nguyên và cạnh tranh chính trị hơn là từ tăng trưởng kinh tế cao hoặc từ lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa. Những quyết định của ngành tư pháp đảo ngược lệnh cấm tùy tiện về nhập cảnh của tổng thống Donald Trump ở Hoa Kỳ hoặc sự hủy bỏ tương tự cố gắng của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm hình sự hóa người bất đồng chính kiến là những ví dụ cho thấy sự độc lập mang tính thiết chế đã củng cố như thế nào tính chất kiên cường của hệ thống chính trị dân chủ - tính kiên cường mà Trung Quốc không có được.
Không giống như câu chuyện chính thức, phần lớn những đặc điểm của hệ thống cai trị của Trung Quốc mà ông Tập ra sức xiển dương lại ít liên quan tới ông ta. Chúng là di sản của các chính phủ quân chủ hoặc chính phủ cộng sản thời kỳ đầu của Trung Quốc: một hệ thống đề bạt công chức dựa trên năng lực và thành tích hoạt động; một khuôn khổ về tổ chức nhằm bảo đảm sự trung thành từ trên ban xuống mà không gây phương hại cho phẩm chất của sự điều hành ở địa phương; và một hệ thống độc đáo tập quyền về chính trị kết hợp với phân quyền về hành chính và kinh tế.
Nói cách khác, dù có sức hấp dẫn, mô hình Trung Quốc rất kém cỏi về nhiều phương diện căn bản và không dễ gì tái lập ở các nơi khác. Bất kỳ quốc gia nào nghe theo lời mời mọc của ông Tập mà bắt chước Trung Quốc trong khi không có một lịch sử tổ chức tương tự thì sẽ nhanh chóng thất vọng. Trung Quốc không chỉ độc đáo về chính trị mà còn có một thị trường nội địa to lớn và ngày càng thịnh vượng, cho phép nước này thu hút đầu tư nước ngoài theo những điều kiện của mình.
Vì thế, cho dù vị hoàng đế mới của vương quốc trung tâm này có tuyên bố gì đi nữa thì phát triển mang đặc điểm Trung Quốc thật sự chỉ dành cho Trung Quốc mà thôi.
--
(*) Pranab Bardhan là giáo sư trường Đại học California, Berkeley. Những tác phẩm gần đây nhất của ông là “Globalization, Democracy and Corruption: An Indian Perspective” và “Awakening Giants, Feet of Clay: Assessing the Economic Rise of China and India”.
(**) Nguyên văn: Sisyphean task (công việc của Sisyphus). Theo thần thoại Hy Lạp, Sisyphus hoặc Sisyphos, vua xứ Ephyra, bị trừng phạt phải đẩy một tảng đá lớn lên đồi chỉ để thấy tảng đá lăn trở lại xuống chân dốc, và Sisyphus phải vĩnh viễn làm đi làm lại công việc này. Điển tích Sisyphus, hoặc công việc của Sisyphus, được dùng để chỉ những công việc nặng nhọc nhưng vô ích.
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-model-xi-jinping-new-option-to-democracy-by-pranab-bardhan-2017-12
No comments:
Post a Comment