1.
Khi người dân không tin nhau.
"Cafe
nguyên chất", "rau sạch"... là những bảng quảng cáo mà chúng ta
thường thấy hàng ngày. Vì sao lại: "cafe nguyên chất"? Vì có cafe rởm,
cafe thì ít mà hóa chất thì nhiều, vì có những lọai rau được bón bằng dầu nhớt,
cá được ướp bằng phân urê... Thế là muốn uống cafe thật thì phải tới quán có
máy xay, xay cafe ngay tại trận, phải mua cá của người quen...v.v.. Có nơi bà
con còn không mua thịt lợn ở chợ mà mấy nhà cùng nhau nuôi, thỉnh thỏang
"đụng" một con, như cách đây cả trăm năm, mang về bỏ trong tủ lạnh,
dùng dần. NguờI dân không tin nhau thì không thể là được việc gì lớn. Thậm chí
trong xã hội dân sự hiện nay, người nào vừa nổi lên là lập tức bị
"gièm": đánh bóng tên tuổi để nhận tiền...
KẾT
QUẢ là sản xuất manh mún, năng suất lao động thấp và tất nhiên là mức sống sẽ
không cao. Trong khi đó, thế giới người ta đang bàn tới cách mạng công nghệ
4.0, nhưng có lẽ tất cả những cuộc cách mạng đó đều sẽ phải dừng lại bên ngòai
biên giới của dải đất hình chữ S này vì một lí do đơn giản: CHÚNG TA KHÔNG TIN
NHAU.
2.
Khi người dân không tin nhà báo.
Dân
không còn tin báo từ khá lâu rồi. Đấy chủ yếu là do tất cả các tờ báo giấy, báo
hình và báo nói ở VN đều có chung một ông tồng biên tập, và đều làm một việc là
chuốc lục tô hồng và bôi đen cái mà ông ta muốn bôi hồng hay bôi đen; có thể
nói có rất ít sự thật hay hòan tòan không có tí sự thật nào trong những bài báo
đó.
Nhưng
không tin đến mức như hiện nay cũng có phần đóng góp của các nhà báo. Nhiều nhà
báo đã dùng quyền lực mà nhân dân giao phó cho mình để mưu lợi ích riêng. Nhà
báo Lê Phú Khải, trong Lời Ai Điếu đã vạch rõ sự thật trần trụi đó (ai không có
thì giờ đọc cả cuốn sách, xin tham khảo ở đây:
https://vandoanviet.blogspot.com/…/viet-loi-ai-ieu-le-phu-k…). Thậm chí có người
làm trong lĩnh vực truyền thông không còn tí nhân cách nào: Muốn đưa một mẫu
nhà đẹp lên TV lại gợi ý chủ nhà hỗ trợ mấy triệu, chủ nhà không có nhu cầu,
không hỗ trợ thế là thôi. Còn có chuyện mấy người làm phim thời sự tài liệu để
bán cho TV, phỏng vấn 1 người không có nhu cầu lên TV, nhưng cũng kéo dài cuộc
phỏng vấn đến quá bữa trưa, với hi vọng được chiêu đãi. Đành rằng, trong cái xã
hội mà người ta phải nói dối nhau để sống thì khó có người nào trong sạch,
nhưng xa đọa đến mức đó thì quả là quá đáng.
Nhà báo Lê Duy Phong bị bắt tại một bữa nhậu ở Yên Bái
Vì
vậy mà khi nhà báo Lê Duy Phong bị những kẻ táng tận lương tâm cho vào bẫy, vì
không có ai ngu đến mức nhận tiền ở chính cái địa bàn mà mình đang gây thù chuốc
óan, cũng rất muốn ủng hộ nhà báo này, nhưng vẫn gặp hai luồng dư luận như sau:
1.
Bọn quan chức ghen ăn tức ở đánh nhau, tay nhà báo này dính vào thì bị thôi. Ở
đâu chả có tham nhũng, việc gì phải lên tận Yên Bái mới viết được bài?
2.
Lần này chắc chắn là anh ta bị lừa, nhưng cũng nhận nhiều rồi, chả oan đâu.
Thế
đấy các bạn nhà báo ạ. Biết trách ai bây giờ?
Trách
người một trách ta mười
Vì
ta bạc trước cho người phụ sau.
3.
Khi dân không còn tin chính phủ.
Dân
đã không còn tin chính phủ từ rất lâu rồi. Ngay sau sửa sai cải cách ruộng đất
trong dân gian đã truyền tụng:
Sửa
sai, sửa lại sửa đi
Sai
thì vẫn sửa, sửa thì thẫn sai.
Sau
này, khi có hợp tác xã thì dân chúng lại truyền tụng:
Mỗi
người làm việc bằng hai
Để
cho cán bộ mua đài mua xe
Hay:
Mỗi người làm biệc bằng ba
Để
cho cán bộ xây nhà xây sân.
Bản cam kết không khởi tố dân Đồng Tâm của ông thị trưởng Chung Con
Nhưng
không tin đến mức ông thị trưởng thành phố Hà Nội chẳng những phải kí mà còn phải
điểm chỉ vào tờ giấy nói rằng sẽ không khởi tố dân Đồng Tâm; lại còn thêm hai
ông nghị đi theo kí làm chứng, dân mới chịu thì quả là sự mất lòng tin đã vượt
quá mọi giới hạn có thể tưởng tượng được.
Song
vẫn chưa hết, sau một thời gian, chính cơ quan nằm dưới quyền ông thị trưởng
này lại ra lệnh khởi tố dân Đồng Tâm. Vụ này thì đúng là, niềm tin, tương tự
như bát nước đã hất xuống sàn, làm sao còn vớt lên được. Các chính sách của
chính quyền từ nay sẽ chẳng cón ai tuân phục nữa, xã hội sẽ lọan. Và còn ông
nghị nào dám đi làm bung sung cho các quan nữa. Thiên hạ hết chỗ nhổ rồi hay
sao?
Dương Trung Quốc ở Đồng Tâm
Khi
dân không còn tin nhau, dân không còn tin nhà báo và dân không còn tin chính
quyền thì xã hội sẽ đi về đâu? Đấy là điều rất đáng lo vậy.
No comments:
Post a Comment