Cảnh phân hóa giàu nghèo ở New York năm 1995
Ana Swanson
Phạm Nguyên Trường dịch
Chiến tranh, cách mạng cộng sản và dịch bệnh là ba yếu tố đã làm giảm bất bình đẳng về kinh tế trong hàng ngàn năm lịch sử vừa qua.
Bất bình đẳng về kinh tế đang tăng lên ở Mỹ đã và đang là động lực đầy sinh khí cho cả cánh tả lẫn cánh hữu. Cho dù đó là Thượng nghị sỹ Bernie Sanders hứa sẽ tạo ra những cộng đồng “cổ xanh” hay Tổng thống Trump cam kết “làm cho nước Mỹ một lần nữa trở nên vĩ đại”, các cương lĩnh chính trị hiện nay thường xoay quanh việc đưa trở lại tầng lớp trung lưu đầy khí thế và phân phối của cải công bằng hơn, như Mỹ đã từng trải qua trong những năm 1950, 1960 và 1970.
Tuy nhiên, nhìn rộng hơn về lịch sử, rõ ràng là giai đoạn mà bất bình đẳng giảm đi là ngoại lệ, và hiện tượng bất bình đẳng đang tăng lên hiện nay mới là trạng thái bình thường. Và khi bất bình đẳng giảm đi trong suốt chiều dài của lịch sử, thì giáo sư Walter Scheidel của Đại học Stanford khẳng định trong một cuốn sách mới xuất rằng đấy là vì những lý do mà chẳng có ai thích.
Trong tác phẩm The Great Leveler: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century (tạm dịch: Người cào bằng vĩ đại: Bạo lực và Lịch sử của bất bình đẳng từ thời kỳ đồ đá đến thế kỷ XXI), Scheidel đã xem xét các xã hội, từ lịch sử cổ đại đến thời hiện tại.
Ông thấy rằng cùng với thời gian, hầu hết các xã hội ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn và ở những nơi mà bất bình đẳng được xóa bỏ thì hầu như bao giờ cũng được thực hiện bằng bạo lực – chiến tranh, cách mạng hay dịch bệnh. Tác phẩm này chứa đựng một số bài học làm người ta choáng váng về bản chất của bất bình đẳng và ý nghĩa của điều này đối với tương lai của chúng ta.
Cuộc phỏng vấn được biên tập để cho rõ ràng và ngắn gọn hơn.
Bất bình đẳng hiện nay so với bất bình đẳng trong lịch sử thì như thế nào? Khi nào thì bất bình đẳng đạt đỉnh điểm, còn khi nào thì giảm?
Nếu nhìn qua hàng trăm hoặc hàng ngàn năm, thì sẽ thấy mô hình lên xuống của bất bình đẳng. Nhưng đối với phần lớn lịch sử, bất bình đẳng hoặc là gia tăng hoặc ổn định ở mức cao. Bất bình đẳng giảm đáng kể là hiện tượng hiếm hoi. Về khía cạnh này, thế giới mà chúng ta đang sống là môi trường điển hình, trong đó bất bình đẳng đang gia tăng hay đã đạt đến mức rất cao, ở nhiều nước.
Trong Thế chiến I và Thế chiến II, chúng ta đã chứng kiến bất bình đẳng giảm nhanh một cách bất bình thường. Điều đó có định hình nhận thức của mọi người về bất bình đẳng hay không?
Có. Thời hậu chiến, những năm 1950, 1960 và 1970, đã trở thành điểm tham chiếu. Trong thời kỳ đó, kinh tế tăng trưởng khá mạnh, tầng lớp trung lưu phình ra và bất bình đẳng ở mức thấp, nếu so với các tiêu chuẩn hiện nay. Nhưng kể từ những năm 1980, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và sự tăng trưởng mà chúng ta thấy lại làm lợi một cách không cân đối cho 1% những người có tiếng tăm, những người nằm trên đỉnh tháp phân phối thu nhập. Điều đó đánh dấu một sự thay đổi thực sự, kể từ giai đoạn hậu chiến, và điều đó được hiểu là hiện tượng không mong muốn. Nhưng nếu bạn nhìn lịch sử một cách rộng rãi hơn, thì thời hậu chiến là giai đoạn bất bình thường.
Khi Trump nói, “làm cho nước Mỹ một lần nữa trở nên vĩ đại”, có nghĩa là đã từng có thời kỳ mà mọi thứ đều tốt hơn, và trong ý thức của người dân, thì đó là giai đoạn hậu chiến, giai đoạn mà kinh tế tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu đầy sức mạnh và bất bình đẳng tương đối thấp. Nhưng đó là sự kết hợp không bình thường, và thật khó biết làm sao chúng ta có thể trở lại con đường đó.
Cuốn sách của ông lần ngược trở lại lịch sử để nghiên cứu bất bình đẳng. Làm sao ông nghiên cứu được bất bình đẳng trong xã hội cổ đại? Những thứ như đồ tùy táng và khảo cổ học có thể nói với chúng ta điều gì?
Nếu quay lại với những xã hội thậm chí không có chữ viết, về cơ bản, tất cả những cái chúng ta có là mồ mả. Một số người được chôn cất với nhiều thứ xa hoa hơn hẳn những người khác, chứng tỏ rằng họ có cuộc sống giàu có hơn và nắm giữ các vị trí quyền lực và có thẩm quyền.
Ông khẳng định rằng sự phát triển của nông nghiệp đã tạo ra bất bình đẳng. Xin ông giải thích và còn những lực lượng nào tạo ra bất bình đẳng nữa không?
Nếu bạn là người tập hợp các thợ săn lại với nhau, người ta thường làm như thế sau Kỷ Băng hà cuối cùng, thì bạn là người rất nghèo, nhưng bạn cũng là người tuyệt đối theo chủ nghĩa bình quân. Những người tập hợp các thợ săn lại với nhau không sản xuất được nhiều, họ không sở hữu nhiều, họ không để lại nhiều của cải cho con cái.
Khi bước vào nền văn minh du cư – trồng trọt và chăn nuôi gia súc – người ta chỉ đơn giản là làm ra nhiều của cải hơn. Họ cũng lập ra các thiết chế, luật và phong tục, giúp quản lý quyền sở hữu những của cải đó, quản lý quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế, tạo điều kiện cho họ để lại của cải cho các thế hệ tương lai. Nếu đợi đủ lâu, điều này hầu như sẽ tự động dẫn đến gia tăng bất bình đẳng, trừ khi có một số lực lượng gây hấn đẩy nó quay trở lại.
Nhưng nó thường bị lực lượng khác ngăn chặn, đó là quá trình thành lập nhà nước. Các chính phủ thường củng cố thêm xu hướng bất bình đẳng về thu nhập. Các tầng lớp thượng lưu, liên hệ chặt chẽ với những người nắm quyền, nắm được những lợi thế thái quá và bóc lột những người khác
Rồi, trong 200 năm qua, đặc biệt ở phương Tây, chúng ta cũng có cái mà các nhà kinh tế học gọi là những lực lượng của thị trường – vốn đầu tư vào thương mại, ngân hàng và các lĩnh vực khác. Một lần nữa, một nhóm người tương đối nhỏ được giữ vị trí để gặt hái những lợi ích không cân xứng với đóng góp của họ.
Cuốn sách của ông thảo luận về bốn nhân tố góp phần xóa bỏ bất bình đẳng trong suốt chiều dài của lịch sử. Thứ nhất là “cuộc chiến với sự tham gia của quần chúng”. Ông nói rằng không phải tất cả các cuộc chiến đều dẫn đến bình đẳng hơn. Cuộc chiến tranh này là thế nào?
Lịch sử đầy các cuộc chiến tranh, nhưng hầu hết đều không xóa bỏ một cách có hệ thống hiện tượng phân phối thu nhập và của cải một cách bất công. Đây thực sự là hiện tượng của nửa đầu của thế kỷ XX. Vì đây là lần đầu tiên, người ta thấy những cuộc chiến tranh trên quy mô thực sự lớn, trong đó lỷ lệ lớn đàn ông trưởng thành bị bắt lính, cả nam giới và nữ giới dân sự cũng được huy động cho các cuộc chiến tranh.
Để gây quỹ cho chiến tranh, chính phủ tăng thuế lên mức cực kỳ cao – trên 90% đối với những người có thu nhập cao nhất ở Mỹ, trong những năm 1940. Ở nhiều nước, chiến tranh phá hủy nhiều tài sản, nhà ở và nhà máy.
Người giàu mất nhiều hợp đồng. Đồng thời, người lao động không có tay nghề được lợi hơn, vì cần nhiều lao động hơn, và việc bắt lính dẫn đến không còn nạn thất nghiệp, làm cho tiền lương gia tăng. Mọi cái kết hợp lại theo cách đó, góp phần làm giảm đáng kể hiện tượng bất bình đẳng ở Mỹ, ở châu Âu, Nhật Bản và những nước tham gia vào các cuộc xung đột này.
Còn ba tác nhân khác?
Tác nhân thứ hai mà tôi thảo luận trong cuốn sách này là những cuộc cách mạng Cộng sản, thoát thai từ Thế chiến I và Thế chiến II, ví dụ, Nga và Trung Quốc. Các nhà cách mạng cộng sản sung công và quốc hữu hoá tất cả tài sản, đất đai và ngành công nghiệp. Họ tạo ra nền kinh tế kế hoạch hóa, định ra mức lương và giá cả. Kết quả là, trong hệ thống của họ, bất bình đẳng là không đáng kể.
Nhưng đấy là những sự kiện đầy bạo lực. Hàng chục triệu người đã thiệt mạng. Và bình đẳng chỉ tồn tại khi các chế độ này vẫn còn. Khi Liên Xô sụp đổ, ở Nga, bất bình đẳng đã gia tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm. Trong những năm 1980, khi Trung Quốc tự do hoá nền kinh tế, nước này đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cực kỳ lớn, nhưng bất bình đẳng cũng gia tăng.
Hai lực cuối cùng thường thấy hơn trong thời tiền hiện đại. Một là nhà nước sụp đổ, ví dụ, nền văn minh Maya, hay vụ sụp đổ của đế chế La Mã. Trong những trường hợp này, nếu nhà nước trước đó tạo ra hoặc làm gia tăng sự bất bình đẳng, thì việc hủy diệt nó tạo ra kết quả ngược lại. Giai cấp cầm quyền bị xói mòn hoặc, trong trường hợp cực đoan, biến mất hoàn toàn.
Cuối cùng là dịch bệnh nghiêm trọng, trận Dịch Hạch cuối thời Trung cổ ở Châu Âu. Khi đại dịch giết chết một tỷ lệ lớn dân chúng; đất và vốn vẫn còn nhiều như trước đây, nhưng người lao động thì ít, nhu cầu về lao động gia tăng và tiền lương cũng tăng. Người nghèo không còn nghèo như trước và người giàu cũng không giàu như trước, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp đáng kể. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi dịch bệnh còn hoành hành. Khi dân số tăng lên, nhu cầu lao động giảm và bất bình đẳng gia tăng và trong một vài thế kỷ, người ta sẽ trở lại điểm xuất phát.
Cuốn sách của ông có đồ thị rất thú vị, chứng tỏ sự bất bình đẳng ở Châu Âu qua thời gian.
Có ba giai đoạn lớn trong lịch sử châu Âu, khi bất bình đẳng giảm. Một là vào cuối thời cổ đại, khi Đế quốc La Mã tan vỡ, phá hủy khoảng 1% La Mã. Bất bình đẳng gia tăng trở lại, nhưng sau đó, trong giai đoạn Dịch Hạch, thế kỷ XIV và XV, lại giảm. Và lần thứ ba là Cuộc đàn áp Vĩ đại, từ năm 1913 đến năm 1945, ở các nước phương Tây.
Ở nhiều nơi, trong đó có châu Âu và Mỹ, bất bình đẳng hồi đầu thế kỷ XX là cao nhất trong lịch sử. Nói chung, hiện nay chúng ta chưa đạt đến mức đó. Mức độ bất bình đẳng hiện nay vẫn còn thấp so với giai đoạn trước các cuộc thế chiến.
Những vụ thu hẹp đáng kể bất bình đẳng này là do một cái gì đó rất tàn bạo hoặc rất đáng ghét. Ông khẳng định rằng xóa bỏ bất bình đẳng bằng những biện pháp hoà bình, như chế độ dân chủ, giáo dục và cải cách ruộng đất, gần như không hiệu quả, đúng không ạ?
Đúng thế. Không có ý nói rằng những việc này không có kết quả. Nếu chúng ta không có chế độ dân chủ xã hội, không có những biện pháp tái phân phối và giáo dục quần chúng ở Mỹ như ngày hôm nay, thì điều kiện sống sẽ xấu hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn đang tìm cách giảm bất bình đẳng trong phạm vi rộng lớn, thì lịch sử cho thấy các biện pháp hòa bình tự chúng sẽ không tạo ra nhiều thay đổi. Không có giai đoạn cào bằng nào trong lịch sử mà không liên quan tới một vụ đổ vỡ đầy bạo lực.
Có khả năng là lần này sẽ khác?
Tất cả đều có thể. Tôi vừa nghĩ đến những người sau Thế chiến II cũng có cùng ý tưởng như thế. Lúc đó, lần đầu tiên trong lịch sử, họ có một nền kinh tế đã công nghiệp hóa, có chế độ dân chủ, có giáo dục đại chúng. Lúc đó, nói rằng bất bình đẳng quá cao sẽ không bao giờ trở lại là giả thiết hợp lý. Nhưng hóa ra là không đúng, vì các lực lượng khác đã quay trở lại. Vì các xu hướng hiện nay là rõ ràng, như nền công nghệ, toàn cầu hóa, lão hóa; các tác nhân này cho thấy bất bình đẳng sẽ gia tăng, chứ không phải là giảm đi.
Chúng ta thường nghĩ về bất bình đẳng như là hiện tượng tiêu cực, nhưng ông đã liên kết bình đẳng với tất cả những sự kiện kinh hoàng trong suốt chiều dài của lịch sử. Nó tạo ra một hình ảnh phức tạp hơn về mặt đạo đức.
Bạn không muốn có xã hội hoàn toàn không còn bất bình đẳng. Đấy sẽ là xã hội rất kỳ quặc và cũng không công bằng, theo nghĩa nào đó. Chỉ là vấn đề mức độ. Khi nào thì bất bình đẳng trở nên quá cao, đến mức nó có hại cho tăng trưởng kinh tế, cho ổn định xã hội và cơ hội của con người trong cuộc đời?
Rõ ràng, không có người nào, một lúc nào đó ủng hộ cho những lực lượng bạo lực này tái xuất hiện. Nhưng đây có thể là vụ thỏa hiệp không dễ dàng. Thế giới ngày nay yên bình hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử. Nếu bạn muốn có ổn định, tăng trưởng kinh tế và mức độ bạo lực không cao, thì có thể hiện tượng bất bình đẳng tương đối cao là kết quả hầu như không thể tránh khỏi.
Cái chúng ta cần tập trung vào là, trong môi trường như thế, tìm cho ra những việc làm khả thi về mặt chính trị nhằm giải quyết những vấn đề ở ngoại vi. Đối với tôi, hy vọng vào kiểu bình đẳng mà chúng ta đã thấy cách đây một thế hệ dường như là không thực tế. Sự cải thiện có thể không xảy ra nếu không sẵn sàng trả giá cực kỳ cao.
Tuy nhiên, nhìn rộng hơn về lịch sử, rõ ràng là giai đoạn mà bất bình đẳng giảm đi là ngoại lệ, và hiện tượng bất bình đẳng đang tăng lên hiện nay mới là trạng thái bình thường. Và khi bất bình đẳng giảm đi trong suốt chiều dài của lịch sử, thì giáo sư Walter Scheidel của Đại học Stanford khẳng định trong một cuốn sách mới xuất rằng đấy là vì những lý do mà chẳng có ai thích.
Trong tác phẩm The Great Leveler: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century (tạm dịch: Người cào bằng vĩ đại: Bạo lực và Lịch sử của bất bình đẳng từ thời kỳ đồ đá đến thế kỷ XXI), Scheidel đã xem xét các xã hội, từ lịch sử cổ đại đến thời hiện tại.
Ông thấy rằng cùng với thời gian, hầu hết các xã hội ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn và ở những nơi mà bất bình đẳng được xóa bỏ thì hầu như bao giờ cũng được thực hiện bằng bạo lực – chiến tranh, cách mạng hay dịch bệnh. Tác phẩm này chứa đựng một số bài học làm người ta choáng váng về bản chất của bất bình đẳng và ý nghĩa của điều này đối với tương lai của chúng ta.
Cuộc phỏng vấn được biên tập để cho rõ ràng và ngắn gọn hơn.
Giáo sư Walter Scheidel
Bất bình đẳng hiện nay so với bất bình đẳng trong lịch sử thì như thế nào? Khi nào thì bất bình đẳng đạt đỉnh điểm, còn khi nào thì giảm?
Nếu nhìn qua hàng trăm hoặc hàng ngàn năm, thì sẽ thấy mô hình lên xuống của bất bình đẳng. Nhưng đối với phần lớn lịch sử, bất bình đẳng hoặc là gia tăng hoặc ổn định ở mức cao. Bất bình đẳng giảm đáng kể là hiện tượng hiếm hoi. Về khía cạnh này, thế giới mà chúng ta đang sống là môi trường điển hình, trong đó bất bình đẳng đang gia tăng hay đã đạt đến mức rất cao, ở nhiều nước.
Trong Thế chiến I và Thế chiến II, chúng ta đã chứng kiến bất bình đẳng giảm nhanh một cách bất bình thường. Điều đó có định hình nhận thức của mọi người về bất bình đẳng hay không?
Có. Thời hậu chiến, những năm 1950, 1960 và 1970, đã trở thành điểm tham chiếu. Trong thời kỳ đó, kinh tế tăng trưởng khá mạnh, tầng lớp trung lưu phình ra và bất bình đẳng ở mức thấp, nếu so với các tiêu chuẩn hiện nay. Nhưng kể từ những năm 1980, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và sự tăng trưởng mà chúng ta thấy lại làm lợi một cách không cân đối cho 1% những người có tiếng tăm, những người nằm trên đỉnh tháp phân phối thu nhập. Điều đó đánh dấu một sự thay đổi thực sự, kể từ giai đoạn hậu chiến, và điều đó được hiểu là hiện tượng không mong muốn. Nhưng nếu bạn nhìn lịch sử một cách rộng rãi hơn, thì thời hậu chiến là giai đoạn bất bình thường.
Khi Trump nói, “làm cho nước Mỹ một lần nữa trở nên vĩ đại”, có nghĩa là đã từng có thời kỳ mà mọi thứ đều tốt hơn, và trong ý thức của người dân, thì đó là giai đoạn hậu chiến, giai đoạn mà kinh tế tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu đầy sức mạnh và bất bình đẳng tương đối thấp. Nhưng đó là sự kết hợp không bình thường, và thật khó biết làm sao chúng ta có thể trở lại con đường đó.
Cuốn sách của ông lần ngược trở lại lịch sử để nghiên cứu bất bình đẳng. Làm sao ông nghiên cứu được bất bình đẳng trong xã hội cổ đại? Những thứ như đồ tùy táng và khảo cổ học có thể nói với chúng ta điều gì?
Nếu quay lại với những xã hội thậm chí không có chữ viết, về cơ bản, tất cả những cái chúng ta có là mồ mả. Một số người được chôn cất với nhiều thứ xa hoa hơn hẳn những người khác, chứng tỏ rằng họ có cuộc sống giàu có hơn và nắm giữ các vị trí quyền lực và có thẩm quyền.
Ông khẳng định rằng sự phát triển của nông nghiệp đã tạo ra bất bình đẳng. Xin ông giải thích và còn những lực lượng nào tạo ra bất bình đẳng nữa không?
Nếu bạn là người tập hợp các thợ săn lại với nhau, người ta thường làm như thế sau Kỷ Băng hà cuối cùng, thì bạn là người rất nghèo, nhưng bạn cũng là người tuyệt đối theo chủ nghĩa bình quân. Những người tập hợp các thợ săn lại với nhau không sản xuất được nhiều, họ không sở hữu nhiều, họ không để lại nhiều của cải cho con cái.
Khi bước vào nền văn minh du cư – trồng trọt và chăn nuôi gia súc – người ta chỉ đơn giản là làm ra nhiều của cải hơn. Họ cũng lập ra các thiết chế, luật và phong tục, giúp quản lý quyền sở hữu những của cải đó, quản lý quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế, tạo điều kiện cho họ để lại của cải cho các thế hệ tương lai. Nếu đợi đủ lâu, điều này hầu như sẽ tự động dẫn đến gia tăng bất bình đẳng, trừ khi có một số lực lượng gây hấn đẩy nó quay trở lại.
Nhưng nó thường bị lực lượng khác ngăn chặn, đó là quá trình thành lập nhà nước. Các chính phủ thường củng cố thêm xu hướng bất bình đẳng về thu nhập. Các tầng lớp thượng lưu, liên hệ chặt chẽ với những người nắm quyền, nắm được những lợi thế thái quá và bóc lột những người khác
Rồi, trong 200 năm qua, đặc biệt ở phương Tây, chúng ta cũng có cái mà các nhà kinh tế học gọi là những lực lượng của thị trường – vốn đầu tư vào thương mại, ngân hàng và các lĩnh vực khác. Một lần nữa, một nhóm người tương đối nhỏ được giữ vị trí để gặt hái những lợi ích không cân xứng với đóng góp của họ.
Cuốn sách của ông thảo luận về bốn nhân tố góp phần xóa bỏ bất bình đẳng trong suốt chiều dài của lịch sử. Thứ nhất là “cuộc chiến với sự tham gia của quần chúng”. Ông nói rằng không phải tất cả các cuộc chiến đều dẫn đến bình đẳng hơn. Cuộc chiến tranh này là thế nào?
Lịch sử đầy các cuộc chiến tranh, nhưng hầu hết đều không xóa bỏ một cách có hệ thống hiện tượng phân phối thu nhập và của cải một cách bất công. Đây thực sự là hiện tượng của nửa đầu của thế kỷ XX. Vì đây là lần đầu tiên, người ta thấy những cuộc chiến tranh trên quy mô thực sự lớn, trong đó lỷ lệ lớn đàn ông trưởng thành bị bắt lính, cả nam giới và nữ giới dân sự cũng được huy động cho các cuộc chiến tranh.
Để gây quỹ cho chiến tranh, chính phủ tăng thuế lên mức cực kỳ cao – trên 90% đối với những người có thu nhập cao nhất ở Mỹ, trong những năm 1940. Ở nhiều nước, chiến tranh phá hủy nhiều tài sản, nhà ở và nhà máy.
Người giàu mất nhiều hợp đồng. Đồng thời, người lao động không có tay nghề được lợi hơn, vì cần nhiều lao động hơn, và việc bắt lính dẫn đến không còn nạn thất nghiệp, làm cho tiền lương gia tăng. Mọi cái kết hợp lại theo cách đó, góp phần làm giảm đáng kể hiện tượng bất bình đẳng ở Mỹ, ở châu Âu, Nhật Bản và những nước tham gia vào các cuộc xung đột này.
Còn ba tác nhân khác?
Tác nhân thứ hai mà tôi thảo luận trong cuốn sách này là những cuộc cách mạng Cộng sản, thoát thai từ Thế chiến I và Thế chiến II, ví dụ, Nga và Trung Quốc. Các nhà cách mạng cộng sản sung công và quốc hữu hoá tất cả tài sản, đất đai và ngành công nghiệp. Họ tạo ra nền kinh tế kế hoạch hóa, định ra mức lương và giá cả. Kết quả là, trong hệ thống của họ, bất bình đẳng là không đáng kể.
Nhưng đấy là những sự kiện đầy bạo lực. Hàng chục triệu người đã thiệt mạng. Và bình đẳng chỉ tồn tại khi các chế độ này vẫn còn. Khi Liên Xô sụp đổ, ở Nga, bất bình đẳng đã gia tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm. Trong những năm 1980, khi Trung Quốc tự do hoá nền kinh tế, nước này đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cực kỳ lớn, nhưng bất bình đẳng cũng gia tăng.
Hai lực cuối cùng thường thấy hơn trong thời tiền hiện đại. Một là nhà nước sụp đổ, ví dụ, nền văn minh Maya, hay vụ sụp đổ của đế chế La Mã. Trong những trường hợp này, nếu nhà nước trước đó tạo ra hoặc làm gia tăng sự bất bình đẳng, thì việc hủy diệt nó tạo ra kết quả ngược lại. Giai cấp cầm quyền bị xói mòn hoặc, trong trường hợp cực đoan, biến mất hoàn toàn.
Cuối cùng là dịch bệnh nghiêm trọng, trận Dịch Hạch cuối thời Trung cổ ở Châu Âu. Khi đại dịch giết chết một tỷ lệ lớn dân chúng; đất và vốn vẫn còn nhiều như trước đây, nhưng người lao động thì ít, nhu cầu về lao động gia tăng và tiền lương cũng tăng. Người nghèo không còn nghèo như trước và người giàu cũng không giàu như trước, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp đáng kể. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi dịch bệnh còn hoành hành. Khi dân số tăng lên, nhu cầu lao động giảm và bất bình đẳng gia tăng và trong một vài thế kỷ, người ta sẽ trở lại điểm xuất phát.
Cuốn sách của ông có đồ thị rất thú vị, chứng tỏ sự bất bình đẳng ở Châu Âu qua thời gian.
Có ba giai đoạn lớn trong lịch sử châu Âu, khi bất bình đẳng giảm. Một là vào cuối thời cổ đại, khi Đế quốc La Mã tan vỡ, phá hủy khoảng 1% La Mã. Bất bình đẳng gia tăng trở lại, nhưng sau đó, trong giai đoạn Dịch Hạch, thế kỷ XIV và XV, lại giảm. Và lần thứ ba là Cuộc đàn áp Vĩ đại, từ năm 1913 đến năm 1945, ở các nước phương Tây.
Ở nhiều nơi, trong đó có châu Âu và Mỹ, bất bình đẳng hồi đầu thế kỷ XX là cao nhất trong lịch sử. Nói chung, hiện nay chúng ta chưa đạt đến mức đó. Mức độ bất bình đẳng hiện nay vẫn còn thấp so với giai đoạn trước các cuộc thế chiến.
Những vụ thu hẹp đáng kể bất bình đẳng này là do một cái gì đó rất tàn bạo hoặc rất đáng ghét. Ông khẳng định rằng xóa bỏ bất bình đẳng bằng những biện pháp hoà bình, như chế độ dân chủ, giáo dục và cải cách ruộng đất, gần như không hiệu quả, đúng không ạ?
Đúng thế. Không có ý nói rằng những việc này không có kết quả. Nếu chúng ta không có chế độ dân chủ xã hội, không có những biện pháp tái phân phối và giáo dục quần chúng ở Mỹ như ngày hôm nay, thì điều kiện sống sẽ xấu hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn đang tìm cách giảm bất bình đẳng trong phạm vi rộng lớn, thì lịch sử cho thấy các biện pháp hòa bình tự chúng sẽ không tạo ra nhiều thay đổi. Không có giai đoạn cào bằng nào trong lịch sử mà không liên quan tới một vụ đổ vỡ đầy bạo lực.
Có khả năng là lần này sẽ khác?
Tất cả đều có thể. Tôi vừa nghĩ đến những người sau Thế chiến II cũng có cùng ý tưởng như thế. Lúc đó, lần đầu tiên trong lịch sử, họ có một nền kinh tế đã công nghiệp hóa, có chế độ dân chủ, có giáo dục đại chúng. Lúc đó, nói rằng bất bình đẳng quá cao sẽ không bao giờ trở lại là giả thiết hợp lý. Nhưng hóa ra là không đúng, vì các lực lượng khác đã quay trở lại. Vì các xu hướng hiện nay là rõ ràng, như nền công nghệ, toàn cầu hóa, lão hóa; các tác nhân này cho thấy bất bình đẳng sẽ gia tăng, chứ không phải là giảm đi.
Chúng ta thường nghĩ về bất bình đẳng như là hiện tượng tiêu cực, nhưng ông đã liên kết bình đẳng với tất cả những sự kiện kinh hoàng trong suốt chiều dài của lịch sử. Nó tạo ra một hình ảnh phức tạp hơn về mặt đạo đức.
Bạn không muốn có xã hội hoàn toàn không còn bất bình đẳng. Đấy sẽ là xã hội rất kỳ quặc và cũng không công bằng, theo nghĩa nào đó. Chỉ là vấn đề mức độ. Khi nào thì bất bình đẳng trở nên quá cao, đến mức nó có hại cho tăng trưởng kinh tế, cho ổn định xã hội và cơ hội của con người trong cuộc đời?
Rõ ràng, không có người nào, một lúc nào đó ủng hộ cho những lực lượng bạo lực này tái xuất hiện. Nhưng đây có thể là vụ thỏa hiệp không dễ dàng. Thế giới ngày nay yên bình hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử. Nếu bạn muốn có ổn định, tăng trưởng kinh tế và mức độ bạo lực không cao, thì có thể hiện tượng bất bình đẳng tương đối cao là kết quả hầu như không thể tránh khỏi.
Cái chúng ta cần tập trung vào là, trong môi trường như thế, tìm cho ra những việc làm khả thi về mặt chính trị nhằm giải quyết những vấn đề ở ngoại vi. Đối với tôi, hy vọng vào kiểu bình đẳng mà chúng ta đã thấy cách đây một thế hệ dường như là không thực tế. Sự cải thiện có thể không xảy ra nếu không sẵn sàng trả giá cực kỳ cao.
Tôi đang quyên góp 500 USD để in bản dịch tác
phẩm Chủ nghĩa cộng sản của Richard Pipes. Xin cám ơn. Bạn có thể ủng hộ qua
Patreon https://www.patreon.com/phamnguyentruong
Liên hệ: phamnguyentruong11@gmail.com
Đã đăng trên Luatkhoa.
No comments:
Post a Comment