Bass, người đã tiên đoán chính xác và gặt hái lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năm 2008, cho rằng cuối cùng Trung Quốc sẽ phải phá giá nhân dân tệ để tháo ngòi cho quả bom này.
Kyle Bass - sáng lập viên của Hayman Capital
Nhà quản lý quỹ phòng hộ J. Kyle Bass, sáng lập viên của Hayman Capital có trụ sở ở Dallas (Mỹ) đã cảnh báo rằng có một “quả bom hẹn giờ” trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Trong 10 năm qua, tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã tăng trưởng từ gần 3 nghìn tỷ USD lên 34 nghìn tỷ USD, tương đương với 340% GDP Trung Quốc. Để so sánh, hệ thống ngân hàng của Mỹ có số tài sản khoảng 16,5 nghìn tỷ USD vào trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tương đương với 100% GDP của Mỹ.
“Tín dụng chưa bao giờ tăng trưởng nhanh và nhiều như thế ở Trung Quốc trong 10 năm qua,” Brass viết trong một bức thư gửi các nhà đầu tư vào ngày 10/2.
Chưa có tiền lệ
"Không một hệ thống tín dụng nào trong lịch sử có tốc độ tăng trưởng như vậy. Điều này là chưa có tiền lệ,” ông nói.
Bass cho biết các ngân hàng Trung Quốc đã sử dụng sản phẩm quản lý tài sản (WMP) để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và lách các giới hạn cho vay. Các ngân hàng Trung Quốc chỉ được phép cho vay tối đa 75% giá trị các khoản tiền gửi.
Standard & Poor’s nhận định sự phụ thuộc ngày càng lớn vào WMP để quản lý tỷ lệ vốn quy định có thể làm suy yếu vốn hóa thực sự của ngân hàng. Đó là vì các khoản mục ngoài bảng cân đối thường được đưa trở lại bảng cân đối khi các ngân hàng không có được lợi nhuận như cam kết. Một sản phầm tài sản như vậy là Quyền Thụ hưởng Tín thác (TBR).
Mặc dù cách lách luật công khai thường thấy là sử dụng WMP – được lập ra để né trần lãi suất tiền gửi và giới hạn tỷ lệ dư nợ/tiền gửi, phương pháp tinh vi nhất là sử dụng TBR. Chính những TBR này là “quả bom hẹn giờ” khi TBR đang được dùng để giấu các khoản nợ xấu và hành vi này đã qua mặt được các nhà quản lý ngân hàng.
Bass giải thích cách TBR hoạt động như sau:
Khi dư nợ không được thanh toán, các ngân hàng Trung Quốc thường đẩy chúng ra khỏi bảng cân đối. Các khoản cho vay không hoạt động này sẽ được chuyển nhượng cho một “Công ty Tín thác” trong khi ngân hàng tiếp tục là “người bảo lãnh” (tức là ngân hàng vẫn giữ mọi rủi ro tín dụng). Đổi lại, ngân hàng sẽ ghi “tài sản” này là Biên lai Thụ hưởng Tín thác hay TBR.
Điều này có ý nghĩa thế nào với các ngân hàng Trung Quốc? Câu trả lời là vốn của các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng lên quá mức do TBR cần ít vốn đảm bảo hơn ở thời điểm phát hành. Điều tệ hại hơn là TBR là một trong những quả bom hẹn giờ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc vì chúng được sử dụng để dấu các khoản nợ xấu.
WMP, TBR, và hơn 8000 công ty bảo lãnh tín dụng đã cùng tạo nên hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc. Hệ thống này đã tăng trưởng 600% chỉ trong 3 năm qua. Đây là nơi phát sinh những vấn đề tín dụng đầu tiên qua mắt được các nhà quản lý.
Bass, người đã tiên đoán chính xác và gặt hái lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năm 2008, cho rằng cuối cùng Trung Quốc sẽ phải phá giá đồng tiền để tháo ngòi cho quả bom này. Bass là một trong vài nhà quản lý quỹ phòng hộ đang bán khống nhân dân tệ. Phần lớn ngân sách bây giờ của Hayman Capital được dùng để bán khống nhân dân tệ.
Chính phủ Trung Quốc có đủ năng lực và quyết tâm để ngăn chặn sự sụp đổ hệ thống ngân hàng. Trung Quốc sẽ cứu các ngân hàng của mình và đồng nhân dân tệ sẽ là van xả cho nồi áp suất sắp nổ. Đó là điều mà mọi chính phủ sẽ làm nếu ở trong hoàng cảnh tương tự. Trung Quốc cần dừng nghe những chuyên gia kinh tế và bắt đầu nghĩ cách để tự cứu mình khỏi thảm họa sắp đến trong hệ thống ngân hàng.
Trong 10 năm qua, tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã tăng trưởng từ gần 3 nghìn tỷ USD lên 34 nghìn tỷ USD, tương đương với 340% GDP Trung Quốc. Để so sánh, hệ thống ngân hàng của Mỹ có số tài sản khoảng 16,5 nghìn tỷ USD vào trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tương đương với 100% GDP của Mỹ.
“Tín dụng chưa bao giờ tăng trưởng nhanh và nhiều như thế ở Trung Quốc trong 10 năm qua,” Brass viết trong một bức thư gửi các nhà đầu tư vào ngày 10/2.
Chưa có tiền lệ
"Không một hệ thống tín dụng nào trong lịch sử có tốc độ tăng trưởng như vậy. Điều này là chưa có tiền lệ,” ông nói.
Bass cho biết các ngân hàng Trung Quốc đã sử dụng sản phẩm quản lý tài sản (WMP) để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và lách các giới hạn cho vay. Các ngân hàng Trung Quốc chỉ được phép cho vay tối đa 75% giá trị các khoản tiền gửi.
Standard & Poor’s nhận định sự phụ thuộc ngày càng lớn vào WMP để quản lý tỷ lệ vốn quy định có thể làm suy yếu vốn hóa thực sự của ngân hàng. Đó là vì các khoản mục ngoài bảng cân đối thường được đưa trở lại bảng cân đối khi các ngân hàng không có được lợi nhuận như cam kết. Một sản phầm tài sản như vậy là Quyền Thụ hưởng Tín thác (TBR).
Mặc dù cách lách luật công khai thường thấy là sử dụng WMP – được lập ra để né trần lãi suất tiền gửi và giới hạn tỷ lệ dư nợ/tiền gửi, phương pháp tinh vi nhất là sử dụng TBR. Chính những TBR này là “quả bom hẹn giờ” khi TBR đang được dùng để giấu các khoản nợ xấu và hành vi này đã qua mặt được các nhà quản lý ngân hàng.
Bass giải thích cách TBR hoạt động như sau:
Khi dư nợ không được thanh toán, các ngân hàng Trung Quốc thường đẩy chúng ra khỏi bảng cân đối. Các khoản cho vay không hoạt động này sẽ được chuyển nhượng cho một “Công ty Tín thác” trong khi ngân hàng tiếp tục là “người bảo lãnh” (tức là ngân hàng vẫn giữ mọi rủi ro tín dụng). Đổi lại, ngân hàng sẽ ghi “tài sản” này là Biên lai Thụ hưởng Tín thác hay TBR.
Điều này có ý nghĩa thế nào với các ngân hàng Trung Quốc? Câu trả lời là vốn của các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng lên quá mức do TBR cần ít vốn đảm bảo hơn ở thời điểm phát hành. Điều tệ hại hơn là TBR là một trong những quả bom hẹn giờ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc vì chúng được sử dụng để dấu các khoản nợ xấu.
WMP, TBR, và hơn 8000 công ty bảo lãnh tín dụng đã cùng tạo nên hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc. Hệ thống này đã tăng trưởng 600% chỉ trong 3 năm qua. Đây là nơi phát sinh những vấn đề tín dụng đầu tiên qua mắt được các nhà quản lý.
Bass, người đã tiên đoán chính xác và gặt hái lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năm 2008, cho rằng cuối cùng Trung Quốc sẽ phải phá giá đồng tiền để tháo ngòi cho quả bom này. Bass là một trong vài nhà quản lý quỹ phòng hộ đang bán khống nhân dân tệ. Phần lớn ngân sách bây giờ của Hayman Capital được dùng để bán khống nhân dân tệ.
Chính phủ Trung Quốc có đủ năng lực và quyết tâm để ngăn chặn sự sụp đổ hệ thống ngân hàng. Trung Quốc sẽ cứu các ngân hàng của mình và đồng nhân dân tệ sẽ là van xả cho nồi áp suất sắp nổ. Đó là điều mà mọi chính phủ sẽ làm nếu ở trong hoàng cảnh tương tự. Trung Quốc cần dừng nghe những chuyên gia kinh tế và bắt đầu nghĩ cách để tự cứu mình khỏi thảm họa sắp đến trong hệ thống ngân hàng.
Nguồn Việt Nam Thời Báo
No comments:
Post a Comment