Thị trường và đạo đức
Tác giả: TOM G. PALMER
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Hiệu đính: Đinh Tuấn Minh
Năm xuất bản: 2014
Lời nhà xuất bản
Thị trường và Đạo đức - bản dịch tập hợp từ hai công trình The Morality of Capitalism: What Your Professors Won’t Tell You (Tom G. Palmer chủ biên, Jameson Book, 2011) và Twenty Myths about Markets (Tom G. Palmer, Kenya, 2007) là lời biện minh cho một chủ nghĩa tư bản khác với thứ chủ nghĩa tư bản “người ăn thịt người” hay chủ nghĩa tư bản “ô dù”, là chủ nghĩa tư bản tôn vinh các giá trị sáng tạo, đổi mới, nhân bản. Với những lí lẽ ngắn gọn, rõ ràng, đầy sức thuyết phục về chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, cuốn sách chỉ ra thị trường tự do như con đường đúng đắn cho sự tiến bộ của xã hội, bởi thị trường tự do là nơi “đề cao lòng trung thực”.
Tác giả của những bài tiểu luận trong cuốn sách này là giám đốc điều hành một công ti lớn ở Hoa Kì, hay các nhà nghiên cứu, những cây viết đến từ Trung Quốc, Nga, châu Phi, Mĩ Latin, Hoa Kì... Xuất phát từ vị trí quan điểm của mình, mỗi tác giả đề cập đến một khía cạnh khác nhau của chủ nghĩa tư bản tiến bộ ấy: John Mackey trong bài phỏng vấn với Tom G. Palmer nói về quan điểm điều hành Whole Foods Market và lợi nhuận lâu dài, Deirdre N. McCloskey bàn về Tự do và Phẩm giá là nền tảng của thế giới hiện đại, David Boaz bàn về Cạnh tranh và hợp tác. Tác giả Mao Vu Thức từ Trung Quốc bàn về Nghịch lí của đức hạnh... Tom G. Palmer lại chỉ ra một cách rất chi tiết 20 ngộ nhận về Thị Trường. Bất kì ai cũng có thể tìm thấy một điều gì đó ở cuốn sách này.
Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và sự nghiệp (Alan Ebenstein, 2007), Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler, 2008), Đường về nô lệ (F. Hayek, 2009), Gullible du kí: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do (Ken Schoolland, 2012), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Thị trường và Đạo đức (Tom G. Palmer chủ biên) như một tài liệu tham khảo cần thiết về nhóm chủ đề thị trường, tự do, đạo lí.
Chúng tôi xin trân trọng lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Một vài quan điểm trong cuốn sách không trùng khớp với quan điểm của chúng tôi, tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi vẫn xin được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của các tác giả với tinh thần phê phán cần thiết.
Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và sự nghiệp (Alan Ebenstein, 2007), Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler, 2008), Đường về nô lệ (F. Hayek, 2009), Gullible du kí: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do (Ken Schoolland, 2012), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Thị trường và Đạo đức (Tom G. Palmer chủ biên) như một tài liệu tham khảo cần thiết về nhóm chủ đề thị trường, tự do, đạo lí.
Chúng tôi xin trân trọng lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Một vài quan điểm trong cuốn sách không trùng khớp với quan điểm của chúng tôi, tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi vẫn xin được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của các tác giả với tinh thần phê phán cần thiết.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Dẫn nhập: Đạo lí của chủ nghĩa tư bản
Tom G. Palmer
Cuốn sách này là lời biện minh về mặt đạo đức cho cái mà triết gia Robert Nozick gọi là “hành vi tư lợi giữa những người trưởng thành tự nguyện” . Nó nói về hệ thống hợp tác sản xuất và tự do trao đổi, được thực hiện chủ yếu bởi những hành động như thế.
Những bài viết trong cuốn sách này là nói về đạo lí của chủ nghĩa tư bản; chúng không giới hạn trong phạm vi triết học luân lí trừu tượng, mà còn dựa trên nền tảng của kinh tế học, logic học, sử học, văn học và những môn khoa học khác. Hơn nữa, chúng cũng bàn về đạo lí của chủ nghĩa tư bản chứ không chỉ là đạo đức của tự do trao đổi. Thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” ám chỉ không chỉ những thị trường trao đổi hàng hóa và dịch vụ, tức là những thị trường đã từng tồn tại từ thời xa xưa, mà ám chỉ hệ thống sáng tạo đổi mới, tạo ra của cải và trao đổi trên bình diện xã hội, tức là hệ thống đã mang sự thịnh vượng đến cho hàng tỉ người mà những thế hệ trước đó không thể nào tưởng tượng nổi.
Chủ nghĩa tư bản ám chỉ hệ thống pháp luật, xã hội, kinh tế và văn hóa chứa đựng trong lòng nó quyền bình đẳng và “nghề nghiệp rộng mở cho những người có tài” và là hệ thống khuyến khích sự sáng tạo đổi mới phi tập trung và những quá trình thử và sai – tức là khuyến khích điều mà nhà kinh tế học Joseph Schumpeter gọi là “phá hủy sáng tạo” – thông qua những tiến trình trao đổi tự nguyện trên thương trường. Nền văn hóa tư bản chủ nghĩa tôn vinh những người dám nghĩ dám làm, tôn vinh các nhà khoa học, tôn vinh những người dám mạo hiểm, những người có sáng kiến, những người sáng tạo. Mặc dù bị các triết gia (nhất là những người marxist) – những người ủng hộ chủ nghĩa duy vật - chế giễu là nặng về vật chất, chủ nghĩa tư bản, tại lõi của nó lại là tinh thần dám nghĩ dám làm mang đầy tính văn hóa. Như nhà sử học Joyce Appleby đã nhận xét trong công trình gần đây của ông: Cuộc cách mạng không ngừng nghỉ: Lịch sử của chủ nghĩa tư bản (The Relentless Revolution: A History of Capitalism): “Vì chủ nghĩa tư bản là hệ thống văn hóa chứ không chỉ đơn giản là hệ thống kinh tế cho nên chỉ dùng những tác nhân kinh tế thì không thể giải thích được nó” .
Chủ nghĩa tư bản là hệ thống các giá trị văn hóa, tinh thần và đạo đức. Như hai nhà kinh tế học là David Schwab và Elinor Ostrom nhận xét trong công trình nghiên cứu lí thuyết trò chơi đầy tiềm năng về vai trò của quy tắc và luật lệ trong việc duy trì những nền kinh tế mở, các thị trường tự do được xây dựng trên những quy tắc ngăn không cho chúng ta ăn cắp và là những qui tắc “đề cao lòng trung thực” . Chủ nghĩa tư bản không những không phải là đấu trường cho những xung đột lợi ích như những người đang tìm cách phá hoại ngầm hay tiêu diệt nó mô tả, mà tương tác mang tính tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những quy tắc và luật lệ mang tính đạo đức. Thực vậy, chủ nghĩa tư bản không chấp nhận nguyên tắc cướp bóc và chiếm đoạt phi pháp, tức là những biện pháp mà những kẻ giàu có trong những hệ thống kinh tế và chính trị khác thường dùng nhằm gia tăng khối tài sản kếch xù của họ. (Trên thực tế, trong nhiều nước hiện nay và trong phần lớn lịch sử nhân loại, đa số người vẫn hiểu rằng người giàu là vì họ lấy được của những người khác, và đặc biệt là họ tiếp cận được với sức mạnh có tổ chức – theo cách nói hiện nay, là tiếp cận được với quyền lực của nhà nước. Giới chóp bu bất lương sử dụng sức mạnh đó nhằm giành độc quyền và dùng thuế khóa để tịch thu sản phẩm của người khác. Chúng ăn vào ngân khố quốc gia và thu lợi từ những ngành độc quyền do nhà nước áp đặt và từ những biện pháp hạn chế cạnh tranh. Chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản thì người dân mới có thể trở thành giàu có mà không phải là tội phạm mà thôi).
Xin xem xét điều mà nhà kinh tế học và sử học Deirdre McCloskey gọi là “Sự kiện vĩ đại”: “Thu nhập thực tế trên đầu người hiện nay, thí dụ như ở Anh và các nước đã trải qua công cuộc phát triển kinh tế hiện đại cao gấp ít nhất là 16 lần so với thu nhập trên đầu người vào năm 1700 hay 1800” . Đấy là điều chưa từng xảy ra trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Trên thực tế, đánh giá của McCloskey còn rất bảo thủ. Đánh giá này không tính đến hiệu quả của những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tức là những tiến bộ đã đưa các nền văn hóa của thế giới đến ngay đầu ngón tay của chúng ta [ý nói bàn phím máy tính – ND].
Chủ nghĩa tư bản, bằng cách tôn trọng và khuyến khích tinh thần sáng tạo trong kinh doanh, đã làm cho khả năng sáng tạo của con người phục vụ ngay chính con người, chính nhân tố khó nhận ra này giải thích sự khác nhau giữa lối sống hiện nay của chúng ta với lối sống của những thế hệ cha ông trước thế kỉ XIX của chúng ta. Những sáng tạo đổi mới đã làm thay đổi cuộc đời của chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn không chỉ diễn ra trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn diễn ra trong địa hạt thiết chế xã hội nữa. Những hình thức kinh doanh mới, đủ mọi loại, kết hợp một cách tự nguyện sức lực của rất nhiều người. Những thị trường và công cụ tài chính mới liên kết những khoản tiền tiết kiệm và quyết định đầu tư của hàng tỉ người suốt hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Mạng lưới thông tin viễn thông đưa con người từ khắp các ngõ ngách trên thế giới lại gần bên nhau. (Ngày hôm nay tôi đã nói chuyện với những người bạn ở Phần Lan, Trung Quốc, Morocco, Mĩ, và Nga, và còn đọc những lời bình luận và tin tức từ bạn bè và người quen ở Mĩ, Canada, Pakistan, Đan Mạch, Pháp và Kyrgyzstan trên Facebook nữa). Những sản phẩm mới cung cấp cho chúng ta những cơ hội nghỉ ngơi, giải trí và học tập mà các thế hệ trước không thể nào tưởng tượng được. (Tôi viết bài này trên chiếc máy tính Apple MacBook Pro). Những thay đổi như thế làm cho xã hội chúng ta khác hẳn về nhiều phương diện với tất cả những xã hội trước đó.
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là làm ra sản phẩm theo cách mà các nhà độc tài xã hội chủ nghĩa hô hào những người nô lệ của họ nhằm “Xây dựng tương lai!” Chủ nghĩa tư bản là tạo ra giá trị, chứ không chỉ là chăm chỉ làm việc hay hi sinh hoặc bận rộn suốt ngày. Những người không hiểu chủ nghĩa tư bản thường nhanh nhảu ủng hộ các chương trình “tạo công ăn việc làm” để có nhiều việc làm hơn. Họ đã hiểu sai vấn đề việc làm, đấy không phải là vấn đề chính của chủ nghĩa tư bản. Có một câu chuyện hay được người ta trích dẫn, đấy là câu chuyện nói về việc xây dựng một con kênh đào lớn ở châu Á mà nhà kinh tế học Milton Friedman được đưa tới xem. Khi ông nói rằng công nhân chuyển quá nhiều đất đá bằng xẻng chứ không dùng máy đào đất thì được trả lời như sau: “Ông không hiểu, đây là chương trình tạo công ăn việc làm”. Ông đáp: “Ồ, tôi tưởng các ông đang định đào con kênh. Nếu các ông tìm cách tạo công ăn việc làm thì tại sao lại không đưa cho họ tiền mà lại đưa cho họ xẻng?”.
Người theo thuyết trọng thương và cũng là một người chơi thuyền buồm nổi tiếng, ông H. Ross Perot, trong một cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử chức tổng thống Mĩ vào năm 1992 đã từng khóc mà nói rằng người Mĩ mua những con chip máy tính từ Đài Loan và bán cho người Đài Loan những lát cà chua thái mỏng . Có vẻ như Perot lấy làm xấu hổ khi người Mĩ chỉ bán những lát cà chua thái mỏng, ông ta đã nhiễm quan điểm của Lenin cho rằng giá trị chỉ gia tăng nhờ sản phẩm được sản xuất trong các nhà máy mà thôi. Nhà kinh tế học Michael Boskin ở trường đại học Stanford đã nhận xét rất đúng rằng nếu bạn nói về giá trị bằng tiền của con chip máy tính hay giá trị bằng tiền của lát cà chua thì đấy là bạn đang nói về giá trị bằng tiền. Tăng thêm giá trị bằng cách trồng cà chua ở Idaho hay làm con chip điện tử ở Đài Bắc thì cũng đều là giá trị gia tăng cả. Lợi thế tương đối là chìa khóa cho quá trình chuyên môn hóa và thương mại; khi tạo ra giá trị, dù đấy có là người nông dân hay người vận chuyển đồ gỗ (hôm nay tôi vừa làm việc với ba người vận chuyển đồ gỗ để chuyển thư viện của tôi và tôi nhận rõ rằng họ đã làm gia tăng bao nhiêu gía trị đối với cuộc sống của tôi), hay nhà tư bản tài chính hay bất kì người nào khác thì cũng có gì là xấu. Thị trường – chứ không phải những chính khách hám lợi kiêu căng – chỉ ra cho chúng ta thấy khi nào thì chúng ta làm cho giá trị gia tăng, không có thị trường tự do thì chúng ta không thể nào biết được điều đó.
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là những người đổi bơ lấy trứng trong những khu chợ làng quê, điều này đã và vẫn xảy ra cả ngàn năm rồi. Đấy là giá trị gia tăng nhờ huy động năng lực và tài khéo léo của con người trên qui mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại nhằm tạo ra của cải cho những người bình thường mà ngay cả những ông vua, những hoàng đế giàu có nhất và quyền lực nhất trong quá khứ cũng phải chói mắt và kinh ngạc. Đấy là sự xói mòn hệ thống quyền lực, xói mòn hệ thống cai trị và đặc quyền đặc lợi đã ăn sâu bén rễ từ lâu, và là mở rộng cửa “nghề nghiệp cho tài năng”. Đấy là dùng thuyết phục thay cho bạo lực . Đấy là thay đố kị bằng thành tựu . Đấy là những thứ làm cho cuộc đời tôi cũng như cuộc đời bạn trở thành dễ chịu.
(Điều duy nhất mà các vua chúa và hoàng đế có mà người bình thường hiện nay không có là quyền lực đối với người khác và khả năng chỉ huy người khác của họ. Họ có những tòa lâu đài to lớn do người nô lệ xây dựng hoặc được đầu tư bằng tiền thuế của dân, nhưng họ không có lò sưởi hay điều hòa nhiệt độ trong nhà; họ có nô lệ hay đầy tớ, nhưng không có máy giặt hay máy rửa bát; họ có cả một đội quân chạy giấy nhưng không có điện thoại cầm tay hay Wi-Fi; họ có bác sĩ và nhà chiêm tinh của hoàng gia nhưng không có thuốc gây mê có thể làm giảm những cơn đau hay không có thuốc kháng sinh chữa bệnh; họ là những người có quyền lực, nhưng lại là những kẻ nghèo kiết xác, nếu xét theo tiêu chuẩn hiện nay của chúng ta)
Lịch sử của một thuật ngữ
Thị trường tự do, được hiểu là hệ thống trao đổi tự do giữa những con người được xác định một cách rõ ràng, bảo đảm về mặt pháp lí và có quyền chuyển nhượng những nguồn lực có hạn, là điều kiện cần đối với việc làm ra tài sản trong thế giới hiện đại. Nhưng các nhà sử học chuyên về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Deirdre McCloskey, đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng như thế vẫn chưa đủ. Cần một số điều kiện nữa: đạo đức trong quá trình tự do trao đổi và đạo đức trong quá trình sản xuất của cải thông qua sáng tạo đổi mới.
Xin nói đôi lời về việc sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản”. Nhà sử học chuyên về lĩnh vực xã hội học, Fernand Braudel, đã truy nguyên nguồn gốc của thuật ngữ “tư bản” trong giai đoạn trải dài suốt thế kỉ XII và XIII, lúc đó nó có nghĩa là “kho, nguồn hàng, tổng số tiền hay số tiền mang lại lợi nhuận” . (Braudel nhận xét một cách lạnh lùng rằng trong số khá nhiều nghĩa của từ “nhà tư bản” mà ông liệt kê được: “Từ này chưa bao giờ… được dùng theo nghĩa thân thiện” . Từ “chủ nghĩa tư bản” xuất hiện trong thế kỉ XIX như là một từ có tính chất thóa mạ, chẳng hạn như Louis Blanc, một nhà xã hội người Pháp, định nghĩa thuật ngữ này là: “Một số người chiếm đoạt tư bản bằng cách bóc lột một số người khác” . Karl Marx sử dụng thuật ngữ “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, còn Werner Sombart, một đồ đệ nồng nhiệt của ông, thì, thông qua tác phẩm gây được nhiều ảnh hưởng: Der Moderne Kapitalismus (1912) đã biến thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” thành một từ thông dụng. (Friedrich Engels, người đồng chí thân cận của Marx, coi Sombart là tư tưởng gia duy nhất ở Đức thực sự hiểu được Marx; sau này Sombart lại trở thành người cổ vũ nhiệt tình cho một hình thức bài tư bản khác là Chủ nghĩa xã hội dân tộc hay còn gọi là chủ nghĩa quốc xã).
Trong cuộc tấn công vào “bọn tư sản” và “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, Marx và Engels nhận xét rằng “giai cấp tư sản” đã làm cho thế giới thay đổi một cách triệt để:
Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Chinh phục những lực lượng của tự nhiên, sản xuất bằng máy móc, sử dụng hoá chất trong công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá cả những lục địa, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội?
Marx và Engels cảm thấy kinh ngạc không chỉ trước những sáng tạo về mặt công nghệ mà còn trước “hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên”, được cho là nguyên nhân của việc giảm thiểu tử suất, nâng cao mức sống và gia tăng tuổi thọ của chính con người. Mặc dù có những thành tựu như vậy, nhưng Marx và Engels vẫn kêu gọi phá tan “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, hay nói một cách chính xác hơn, hai ông cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ tự hủy diệt và mở ra một hệ thống mới tuyệt vời đến mức không cần – thậm chí làm như thế là phản khoa học – đưa ra bất kì gợi ý nào về cách thức hoạt động của nó hết !
Quan trọng hơn, Marx và Engels đã đưa ra những lời chỉ trích chủ nghĩa tư bản của họ (những lời chỉ trích, mà mặc cho sự kiện là tất cả các chế độ cộng sản đều không thực hiện được những lời hứa của họ, vẫn còn giữ được ảnh hưởng cực kì to lớn đối với những người có học trên toàn thế giới) trên cơ sở của sự hiểu biết sai lầm của quần chúng về cái mà họ gọi là “giai cấp tư sản”, tức là giai cấp mà họ liên kết với “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Một mặt, họ sử dụng thuật ngữ này để chỉ những người chủ “tư bản”, tức là những người tổ chức các xí nghiệp sản xuất, nhưng mặt khác họ lại sử dụng từ này để chỉ những người sống dựa vào nhà nước và quyền lực của nhà nước, như Marx viết trong một trong những luận văn hay nhất của ông về chính trị:
Nhưng quyền lợi vật chất của giai cấp tư sản Pháp lại gắn bó một cách mật thiết nhất với việc duy trì chính cái bộ máy nhà nước to lớn và có nhiều cành nhánh như thế. Bộ máy này tạo việc làm cho những kẻ vô dụng của giai cấp tư sản và nuôi họ bằng tiền lương của chính phủ mà họ không thể đút túi được dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức, tiền thuế hay phí. Mặt khác, quyền lợi chính trị cũng buộc họ phải thường xuyên tăng cường bộ máy đàn áp và vì vậy mà phải củng cố nguồn lực và gia tăng số nhân viên của bộ máy chính phủ .
Như vậy, một mặt Marx đánh đồng “giai cấp tư sản” với các doanh nhân, tức là những người tạo ra “cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ở mọi nước đặc điểm mang tính toàn cầu”, những người làm cho “đầu óc dân tộc hẹp hòi” “càng ngày càng trở thành bất khả thi hơn”, những người tạo ra “một nền văn học thế giới”, những người đem lại “sự cải tiến nhanh chóng tất cả các công cụ sản xuất” và “làm ra rất nhiều phương tiện thông tin liên lạc”, và những người đã khắc phục được “lòng hận thù man rợ, dai dẳng người ngoại quốc” bằng cách cung cấp “những món hàng giá rẻ” . Mặt khác, ông lại sử dụng từ “giai cấp tư sản” để chỉ những người sống bằng “tín dụng công” (nghĩa là nợ của chính phủ):
Toàn bộ thị trường tiền tệ hiện đại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại đều đan xen một cách mật thiết nhất với tín dụng công. Một phần vốn kinh doanh của họ phải được đầu tư vào qũi công trái ngắn hạn của nhà nước để thu lời. Những món tiền họ được các thương nhân và các nhà công nghiệp trả trước và được họ phân phát giữa những con người ấy với nhau, một phần là từ lợi tức của những người nắm trái phiếu của chính phủ .
Marx coi “giai cấp tư sản” là người tham gia một cách sâu sắc vào và hưởng lợi từ cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát bộ máy nhà nước:
Tất cả các biến động chính trị đều hoàn thiện bộ máy này chứ không phải là đập tan nó. Các đảng phái từng chiến đấu nhằm giành quyền cai trị đều coi việc nắm bộ máy nhà nước đồ sộ đó như là chiến lợi phẩm chính của chiến thắng .
Theo nhà sử học Shirley Gruner thì “Marx cảm thấy - khi tìm được “giai cấp tư sản” – là đã hiểu rõ được hiện thực, nhưng trên thực tế, ông mới chỉ tóm được một thuật ngữ cực kì khó nắm bắt mà thôi” . Trong một số tác phẩm, Marx dùng thuật ngữ này để chỉ những doanh nhân đầy sáng kiến, tức là những người tổ chức ra các xí nghiệp sản xuất và đầu tư vào việc tạo ra của cải, còn trong những tác phẩm khác thì ông lại dùng thuật ngữ này để chỉ những người tụ tập xung quanh bộ máy nhà nước, tức là những kẻ sống bằng tiền thuế, những kẻ vận động hành lang nhằm cấm đoán cạnh tranh và ngăn chặn tự do thương mại; nói tóm lại, đấy là những kẻ đầu tư không phải nhằm tạo ra của cải mà nhằm bảo đảm cho quyền tái phân phối tài sản hay phá hoại tài sản của người khác, và giữ cho thị trường luôn ở tình trạng khép kín, làm cho người nghèo cứ nghèo mãi, còn xã hội thì bị họ khống chế. Do ảnh hưởng của Marx và đồ đệ của ông là Sombart mà thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” đã trở thành thông dụng. Cần nhắc lại rằng thuật ngữ này đã được những người - không chỉ lẫn lộn giữa quá trình sản xuất hàng hóa và trao đổi trên thương trường với việc sống bằng thuế khóa tước đoạt được của những người khác mà còn là những người biện hộ cho việc thủ thiêu tài sản, thị trường, tiền tệ, giá cả và phân công lao động, và toàn bộ cơ cấu của chủ nghĩa tự do: các quyền cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, bình đẳng trước pháp luật, và chính phủ dân chủ nằm trong khuôn khổ của hiến pháp.
Đáng chú ý là, tương tự như nhiều từ có tính chất thóa mạ khác, “chủ nghĩa tư bản” được những người trí thức ủng hộ thị trường tự do sử dụng nhằm chống lại những người xuyên tạc thuật ngữ này. Kết quả là những người áp dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” cho những điều mà họ ủng hộ hay đơn giản như một thuật ngữ trung lập cho những cuộc thảo luận trong lĩnh vực khoa học xã hội đã rơi vào tình thế khó khăn vì (1) thuật ngữ này được sử dụng một các lập lờ (để chỉ cả tinh thần kinh doanh trên thị trường tự do lẫn việc sống bằng tiền thuế và sức mạnh cũng như sự bảo trợ của chính phủ) và (2) từ này hầu như bao giờ cũng bị sử dụng theo nghĩa rõ ràng là tiêu cực.
Một số người đề nghị bỏ hẳn thuật ngữ này vì nó chứa đựng những ý nghĩa trái ngược nhau và còn bao hàm cả ý thức hệ nữa . Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng vấn đề thì vẫn còn. Cho phép người ta tự do buôn bán và lời ăn lỗ chịu chắc chắn là điều kiện cần cho sự tiến bộ của nền kinh tế, nhưng không đủ cho việc hình thành thế giới hiện đại. Thị trường hiện đại xuất phát từ và cung cấp năng lượng cho sự sáng tạo đổi mới trong các lĩnh vực như thiết chế, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật cũng như xã hội, tức là những sự cách tân vượt ra ngoài mô hình trao đổi trứng lấy bơ. Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do hiện đại cải tiến không phải bằng bước chân chậm chạm của những thiên niên kỉ trước mà ngày càng nhanh hơn – đúng như những người xã hội chủ nghĩa (nhất là Marx) và các đồng minh của họ, cũng như những người bảo thủ thù nghịch với thị trường, những người cảm thấy hốt hoảng trước thế giới hiện đại. Trong tác phẩm Capitalism, Socialism, and Democracy (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ), Joseph Schumpeter đã phê phán những người mà “vấn đề thường được mường tượng là chủ nghĩa tư bản quản lí những công trình hiện hữu như thế nào, trong khi vấn đề lại là xây dựng và phá hủy chúng như thế nào”
Khác với các chợ phiên trong quá khứ, thị trường tự do hiện đại không chỉ là chỗ trao đổi hàng hóa. Thị trường hiện đại được mô tả như là những làn sóng “của sự phá hủy mang tính sáng tạo”; những cái mà cách đây mười năm là mới thì nay đã trở thành cũ kĩ, bị những mẫu mã cải tiến hoặc thiết bị mới thế chỗ, những kết cấu thiết chế, công nghệ và cách thức tương tác mà không ai có thể tưởng tượng nổi. Đấy chính là sự khác biệt giữa thị trường tự do hiện đại với những phiên chợ của quá khứ. Theo tôi, thuật ngữ tốt nhất hiện có nhằm phân biệt những quan hệ của thị trường tự do, tức là những quan hệ tạo ra thế giới hiện đại từ những thị trường tiền bối của nó là “chủ nghĩa tư bản”.
Thế nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là tình trạng hỗn loạn. Nó là trật tự tự phát, một trật tự xuất hiện ngay trong tiến trình. (Một số tác giả gọi trật tự này là “trật tự tự hiện”). Sự ổn định có thể dự đoán được của chế độ pháp quyền và việc bảo đảm các quyền làm cho quá trình sáng tạo đổi mới như vậy trở thành khả thi. Như đã được viết trên The Futurist (Nhà vị lai học):
Người ta bao giờ cũng khó nhìn thấy trật tự trong thị trường rõ ràng là hỗn loạn. Ngay cả hệ thống giá cả luôn luôn đưa các nguồn lực đến những nơi mà chúng được sử dụng một cách tốt nhất, nhưng trên bề mặt của thị trường thì lại dường như hoàn toàn trái ngược với trật tự - doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, thịnh vượng tiến lên với những bước đi chập chững, những khoản đầu tư hóa ra là bị mất trắng. Dường như thời đại sáng tạo đổi mới diễn ra nhanh chóng thì thậm chí sẽ hỗn loạn hơn, những doanh nghiệp khổng lồ phát đạt và lụn bại nhanh chưa từng có và chẳng còn mấy người có công ăn việc làm lâu dài nữa. Nhưng năng lực gia tăng của ngành vận tải, của thông tin và của thị trường tài chính trên thực tế có nghĩa là thậm chí có nhiều trật tự hơn là thị trường có thể đạt được trong thời đại công nghiệp. Vấn đề quan trọng là phải tránh sử dụng chính phủ áp bức nhằm “giải quyết những sự quá lạm” hay “hướng thị trường đến kết quả mà một người nào đó muốn!” .
Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do chống lại chủ nghĩa tư bản ô dù.
Để tránh sự lầm lẫn do cách sử dụng mập mờ thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” của những nhà trí thức theo trường phái xã hội chủ nghĩa gây ra, cần phải tách biệt một cách rõ ràng giữa “chủ nghĩa tư bản thị trường tự do” với “chủ nghĩa tư bản ô dù”, tức là tách biệt khỏi cái hệ thống đã và đang đẩy rất nhiều dân tộc vào vũng bùn tham nhũng và tình trạng lạc hậu. Trong rất nhiều nước, nếu một người nào đó giàu có thì có nhiều khả năng là ông ta (hiếm khi là bà ta) có quyền lực chính trị hay là họ hàng gần gũi, bạn bè hoặc người ủng hộ - nói ngắn, có “ô dù” – của những người có quyền lực và người này có tài sản không phải là vì ông ta là người làm ra những món hàng tốt mà do ông ta được hưởng đặc quyền đặc lợi do nhà nước ban phát cho một số người, gây thiệt hại cho một số người khác. Đáng tiếc là “chủ nghĩa tư bản ô dù” có thể được áp dụng với độ chính xác ngày càng cao đối với nền kinh tế của Mĩ, một đất nước mà những công ty phá sản thường được nhà nước “cứu trợ” bằng tiền của người đóng thuế, trong đó, thủ đô của quốc gia cũng chẳng khác gì một cái tổ ong cực lớn, gồm toàn những kẻ kiếm lời bằng thủ thuật vận động hành lang, những quan chức, các chính khách, các nhà tư vấn và tài xế và các quan chức được bổ nhiệm của bộ tài chính và ngân hàng trung ương tự tung tự tác trong việc tưởng thưởng cho một số công ty và làm cho một số công ty khác bị thiệt hại. Không được lẫn lộn hệ thống ô dù thối nát như thế với “chủ nghĩa tư bản thị trường tự do”, tức là thuật ngữ dùng để nói về hệ thống sản xuất và trao đổi trên cơ sở chế độ pháp quyền, trên sự bình đẳng của tất cả mọi người, trên cơ sở tự do lựa chọn, tự do buôn bán, tự do cải tiến, trên nguyên tắc lời ăn lỗ chịu làm kim chỉ nam, và quyền hưởng thành quả lao động, tiết kiệm, đầu tư mà không sợ bị tịch thu hay bị những kẻ không đầu tư vào sản xuất của cải vật chất mà đầu tư vào quyền lực chính trị ngăn cản.
Những làn sóng thay đổi mà chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tạo ra thường làm cho những tầng lớp tinh hoa cha truyền con nối tức giận. Theo cách nhìn của họ về thế giới thì những nhóm người thiểu số trở thành tự cao tự đại và chẳng bao lâu nữa những tầng lớp dưới sẽ nhận thức được vị trí của mình. Khủng khiếp hơn nữa – đấy là theo quan điểm của họ - là trong chế độ tư bản chủ nghĩa thị trường tự do, phụ nữ sẽ khẳng định được giá trị của họ. Địa vị của họ đã bị đe dọa. Người dân sẽ tạo lập các mối quan hệ trên cơ sở lựa chọn và thỏa thuận chứ không còn dựa vào nguồn gốc hoặc địa vị nữa . Trong các tác phẩm của mình, Marx đã tóm tắt một cách tài tình và chỉ ra một cách khéo léo lòng hận thù của những người bảo thủ đối với chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, đấy là sự tức giận trước những thay đổi và mất mát đặc quyền đặc lợi. Leo Melamed (chủ tịch danh dự của CME Group [trước đây là Chicago Mercantile Exchange], câu chuyện của cuộc đời ông về quá trình trốn tránh cả Gestapo lẫn KGB và cuộc cách mạng nền tài chính thế giới là câu chuyện về lòng dũng cảm và tầm nhìn), dựa vào chính kinh nghiệm của mình khi nói: “Trong thị trường tài chính Chicago, vấn đề không phải bạn là ai – dòng dõi của bạn, lai lịch của bạn, sức khỏe của bạn, giới tính của bạn – mà vấn đề là khả năng của bạn trong việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng của thị trường. Ngoài ra chẳng có gì quan trọng hết!” . Chấp nhận chủ nghĩa tư bản thị trường tự do nghĩa là chấp nhận tự do trao đổi, tự do đổi mới, tự do sáng chế. Nghĩa là chấp nhận thay đổi và tôn trọng quyền tự do hành động của người khác – theo nguyện vọng và với những thứ mà họ có. Nghĩa là tạo không gian cho các công nghệ mới, lí thuyết khoa học mới, hình thức nghệ thuật mới, bản sắc mới và quan hệ mới. Nghĩa là chấp nhận quyền tự do làm ra của cải, đấy cũng là phượng tiện thoát nghèo duy nhất. (Của cải có nguồn gốc, nhưng nghèo đói thì không; nghèo đói là do không sản xuất ra của cải, nhưng của cải thì không phải là do không sản xuất ra nghèo đói ). Nghĩa là hân hoan chào đón quá trình giải phóng con người và biến tiềm năng của con người thành hiện thực.
Các tác giả được giới thiệu trong cuốn sách này là những người đến từ những nước khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, từ những nghề nghiệp khác nhau và từ những ngành học khác nhau. Những thương vụ trên thị trường tự do gắn bó với đức hạnh mật thiết đến mức nào và chúng giúp củng cố những hành vi mang tính đạo đức của chúng ta đến mức nào? – mỗi người sẽ cung cấp cho độc giả đánh giá của của mình. Chúng tôi đưa vào cuốn sách này những bài tiểu luận khác nhau, có bài rất ngắn, một số bài dài hơn, có những bài rất dễ hiểu, nhưng lại có những bài có tính hàn lâm hơn. Có hai bài được dịch từ tiếng Hoa và tiếng Nga. Hai tác giả khác là những người đã từng đoạt giải Nobel, một người là nhà văn, còn người kia là một nhà kinh tế học. Có một bài phỏng vấn với một doanh nhân thành đạt và cũng là một người ủng hộ bộc trực cho điều mà ông gọi là “chủ nghĩa tư bản tự giác”. Các bài tiểu luận ở đây không thể cung cấp đầy đủ tất cả những luận cứ ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nhưng chắc chắn là chúng giúp độc giả thâm nhập vào một lĩnh vực tài liệu khá đồ sộ (Một số tác phẩm được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo ngắn ở cuối sách).
Tại sao cuốn sách này lại chỉ chứa đựng những lời biện hộ hùng hồn cho chủ nghĩa tư bản thị trường tự do? Vì đã có hàng trăm – thực ra là hàng ngàn – cuốn sách đang có mặt trên thị trường với mục đích cung cấp những cuộc thảo luận “không thiên vị” nhưng trên thực tế lại chẳng có gì ngoài những cáo buộc quá trình làm ra của cải, cáo buộc tinh thần dám nghĩ dám làm, tinh thần sáng tạo, cáo buộc hệ thống lời-ăn-lỗ-chịu và cáo buộc chủ nghĩa tư bản thị trường tự do nói chung. Trong quá trình hoạt động của mình, tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách tấn công chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, tôi đã suy tư về những luận cứ của những cuốn sách đó và đã đánh vật với chúng. Ngược lại, những người phê bình chủ nghĩa tư bản thị trường tự do lại ít đọc những người dám ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, họ thường chỉ đọc một tác giả. Tác giả được trích dẫn nhiều nhất – ít ra là trong giới trí thức Anglo-Saxon – là Robert Nozick, và ngay cả trường hợp này thì họ cũng chỉ đọc một chương trong một cuốn sách mà thôi, đấy là chương mà ông đưa ra một thí nghiệm mang tính giả thuyết đầy thách thức nhằm sát hạch những người chống lại chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Phần lớn những người xã hội chủ nghĩa đều cho rằng chỉ cần đọc một tiểu luận và bác bỏ bất kì thí nghiệm mang tính tư duy nào ! Sau khi đã đọc và đã bác bỏ rồi, nếu những người kết án chủ nghĩa tư bản thị trường tư do vẫn còn nghĩ là cần phải tiếp tục phê phán thì họ lại thường dựa vào ý kiến sai lầm của Milton Friedman hay Ayn Rand hoặc F. A. Hayek hoặc Adam Smith hay ý kiến của các vị này nhưng đã bị cắt xén, được họ trình ra mà không trích dẫn.
Những người nghiêm túc phải làm tốt hơn họ. Tôi khuyên bạn, khuyên những độc giả của tiểu luận này và của cuốn sách này phải làm tốt hơn những người đó. Hãy đọc những bài phê bình chủ nghĩa thị trường tự do hay nhất. Hãy đọc Marx. Đọc Sombart. Đọc Rawls. Đọc Sandel. Hãy hiểu họ. Hãy mở lòng để cho họ thuyết phục. Hãy nghĩ về họ. Tôi đã đọc nhiều luận cứ chống chủ nghĩa tư bản thị trường tự do hơn phần lớn những kẻ thù của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do từng đọc và tôi nghĩ là tôi có thể trình bày mạch lạc hơn họ vì tôi biết rõ hơn họ. Ở đây, tôi muốn cung cấp cho người đọc phía bên kia của cuộc thảo luận, đấy là cái phía mà thậm chí chẳng có mấy người công nhận là nó có tồn tại.
Xin tiếp tục, hãy tận dụng cơ hội. Hãy vật lộn với những luận cứ được trình bày trong những bài viết của tập sách này. Hãy suy nghĩ về chúng. Và sau đó thì tự đưa ra quyết định.
Chủ nghĩa tư bản ám chỉ hệ thống pháp luật, xã hội, kinh tế và văn hóa chứa đựng trong lòng nó quyền bình đẳng và “nghề nghiệp rộng mở cho những người có tài” và là hệ thống khuyến khích sự sáng tạo đổi mới phi tập trung và những quá trình thử và sai – tức là khuyến khích điều mà nhà kinh tế học Joseph Schumpeter gọi là “phá hủy sáng tạo” – thông qua những tiến trình trao đổi tự nguyện trên thương trường. Nền văn hóa tư bản chủ nghĩa tôn vinh những người dám nghĩ dám làm, tôn vinh các nhà khoa học, tôn vinh những người dám mạo hiểm, những người có sáng kiến, những người sáng tạo. Mặc dù bị các triết gia (nhất là những người marxist) – những người ủng hộ chủ nghĩa duy vật - chế giễu là nặng về vật chất, chủ nghĩa tư bản, tại lõi của nó lại là tinh thần dám nghĩ dám làm mang đầy tính văn hóa. Như nhà sử học Joyce Appleby đã nhận xét trong công trình gần đây của ông: Cuộc cách mạng không ngừng nghỉ: Lịch sử của chủ nghĩa tư bản (The Relentless Revolution: A History of Capitalism): “Vì chủ nghĩa tư bản là hệ thống văn hóa chứ không chỉ đơn giản là hệ thống kinh tế cho nên chỉ dùng những tác nhân kinh tế thì không thể giải thích được nó” .
Chủ nghĩa tư bản là hệ thống các giá trị văn hóa, tinh thần và đạo đức. Như hai nhà kinh tế học là David Schwab và Elinor Ostrom nhận xét trong công trình nghiên cứu lí thuyết trò chơi đầy tiềm năng về vai trò của quy tắc và luật lệ trong việc duy trì những nền kinh tế mở, các thị trường tự do được xây dựng trên những quy tắc ngăn không cho chúng ta ăn cắp và là những qui tắc “đề cao lòng trung thực” . Chủ nghĩa tư bản không những không phải là đấu trường cho những xung đột lợi ích như những người đang tìm cách phá hoại ngầm hay tiêu diệt nó mô tả, mà tương tác mang tính tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những quy tắc và luật lệ mang tính đạo đức. Thực vậy, chủ nghĩa tư bản không chấp nhận nguyên tắc cướp bóc và chiếm đoạt phi pháp, tức là những biện pháp mà những kẻ giàu có trong những hệ thống kinh tế và chính trị khác thường dùng nhằm gia tăng khối tài sản kếch xù của họ. (Trên thực tế, trong nhiều nước hiện nay và trong phần lớn lịch sử nhân loại, đa số người vẫn hiểu rằng người giàu là vì họ lấy được của những người khác, và đặc biệt là họ tiếp cận được với sức mạnh có tổ chức – theo cách nói hiện nay, là tiếp cận được với quyền lực của nhà nước. Giới chóp bu bất lương sử dụng sức mạnh đó nhằm giành độc quyền và dùng thuế khóa để tịch thu sản phẩm của người khác. Chúng ăn vào ngân khố quốc gia và thu lợi từ những ngành độc quyền do nhà nước áp đặt và từ những biện pháp hạn chế cạnh tranh. Chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản thì người dân mới có thể trở thành giàu có mà không phải là tội phạm mà thôi).
Xin xem xét điều mà nhà kinh tế học và sử học Deirdre McCloskey gọi là “Sự kiện vĩ đại”: “Thu nhập thực tế trên đầu người hiện nay, thí dụ như ở Anh và các nước đã trải qua công cuộc phát triển kinh tế hiện đại cao gấp ít nhất là 16 lần so với thu nhập trên đầu người vào năm 1700 hay 1800” . Đấy là điều chưa từng xảy ra trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Trên thực tế, đánh giá của McCloskey còn rất bảo thủ. Đánh giá này không tính đến hiệu quả của những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tức là những tiến bộ đã đưa các nền văn hóa của thế giới đến ngay đầu ngón tay của chúng ta [ý nói bàn phím máy tính – ND].
Chủ nghĩa tư bản, bằng cách tôn trọng và khuyến khích tinh thần sáng tạo trong kinh doanh, đã làm cho khả năng sáng tạo của con người phục vụ ngay chính con người, chính nhân tố khó nhận ra này giải thích sự khác nhau giữa lối sống hiện nay của chúng ta với lối sống của những thế hệ cha ông trước thế kỉ XIX của chúng ta. Những sáng tạo đổi mới đã làm thay đổi cuộc đời của chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn không chỉ diễn ra trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn diễn ra trong địa hạt thiết chế xã hội nữa. Những hình thức kinh doanh mới, đủ mọi loại, kết hợp một cách tự nguyện sức lực của rất nhiều người. Những thị trường và công cụ tài chính mới liên kết những khoản tiền tiết kiệm và quyết định đầu tư của hàng tỉ người suốt hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Mạng lưới thông tin viễn thông đưa con người từ khắp các ngõ ngách trên thế giới lại gần bên nhau. (Ngày hôm nay tôi đã nói chuyện với những người bạn ở Phần Lan, Trung Quốc, Morocco, Mĩ, và Nga, và còn đọc những lời bình luận và tin tức từ bạn bè và người quen ở Mĩ, Canada, Pakistan, Đan Mạch, Pháp và Kyrgyzstan trên Facebook nữa). Những sản phẩm mới cung cấp cho chúng ta những cơ hội nghỉ ngơi, giải trí và học tập mà các thế hệ trước không thể nào tưởng tượng được. (Tôi viết bài này trên chiếc máy tính Apple MacBook Pro). Những thay đổi như thế làm cho xã hội chúng ta khác hẳn về nhiều phương diện với tất cả những xã hội trước đó.
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là làm ra sản phẩm theo cách mà các nhà độc tài xã hội chủ nghĩa hô hào những người nô lệ của họ nhằm “Xây dựng tương lai!” Chủ nghĩa tư bản là tạo ra giá trị, chứ không chỉ là chăm chỉ làm việc hay hi sinh hoặc bận rộn suốt ngày. Những người không hiểu chủ nghĩa tư bản thường nhanh nhảu ủng hộ các chương trình “tạo công ăn việc làm” để có nhiều việc làm hơn. Họ đã hiểu sai vấn đề việc làm, đấy không phải là vấn đề chính của chủ nghĩa tư bản. Có một câu chuyện hay được người ta trích dẫn, đấy là câu chuyện nói về việc xây dựng một con kênh đào lớn ở châu Á mà nhà kinh tế học Milton Friedman được đưa tới xem. Khi ông nói rằng công nhân chuyển quá nhiều đất đá bằng xẻng chứ không dùng máy đào đất thì được trả lời như sau: “Ông không hiểu, đây là chương trình tạo công ăn việc làm”. Ông đáp: “Ồ, tôi tưởng các ông đang định đào con kênh. Nếu các ông tìm cách tạo công ăn việc làm thì tại sao lại không đưa cho họ tiền mà lại đưa cho họ xẻng?”.
Người theo thuyết trọng thương và cũng là một người chơi thuyền buồm nổi tiếng, ông H. Ross Perot, trong một cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử chức tổng thống Mĩ vào năm 1992 đã từng khóc mà nói rằng người Mĩ mua những con chip máy tính từ Đài Loan và bán cho người Đài Loan những lát cà chua thái mỏng . Có vẻ như Perot lấy làm xấu hổ khi người Mĩ chỉ bán những lát cà chua thái mỏng, ông ta đã nhiễm quan điểm của Lenin cho rằng giá trị chỉ gia tăng nhờ sản phẩm được sản xuất trong các nhà máy mà thôi. Nhà kinh tế học Michael Boskin ở trường đại học Stanford đã nhận xét rất đúng rằng nếu bạn nói về giá trị bằng tiền của con chip máy tính hay giá trị bằng tiền của lát cà chua thì đấy là bạn đang nói về giá trị bằng tiền. Tăng thêm giá trị bằng cách trồng cà chua ở Idaho hay làm con chip điện tử ở Đài Bắc thì cũng đều là giá trị gia tăng cả. Lợi thế tương đối là chìa khóa cho quá trình chuyên môn hóa và thương mại; khi tạo ra giá trị, dù đấy có là người nông dân hay người vận chuyển đồ gỗ (hôm nay tôi vừa làm việc với ba người vận chuyển đồ gỗ để chuyển thư viện của tôi và tôi nhận rõ rằng họ đã làm gia tăng bao nhiêu gía trị đối với cuộc sống của tôi), hay nhà tư bản tài chính hay bất kì người nào khác thì cũng có gì là xấu. Thị trường – chứ không phải những chính khách hám lợi kiêu căng – chỉ ra cho chúng ta thấy khi nào thì chúng ta làm cho giá trị gia tăng, không có thị trường tự do thì chúng ta không thể nào biết được điều đó.
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là những người đổi bơ lấy trứng trong những khu chợ làng quê, điều này đã và vẫn xảy ra cả ngàn năm rồi. Đấy là giá trị gia tăng nhờ huy động năng lực và tài khéo léo của con người trên qui mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại nhằm tạo ra của cải cho những người bình thường mà ngay cả những ông vua, những hoàng đế giàu có nhất và quyền lực nhất trong quá khứ cũng phải chói mắt và kinh ngạc. Đấy là sự xói mòn hệ thống quyền lực, xói mòn hệ thống cai trị và đặc quyền đặc lợi đã ăn sâu bén rễ từ lâu, và là mở rộng cửa “nghề nghiệp cho tài năng”. Đấy là dùng thuyết phục thay cho bạo lực . Đấy là thay đố kị bằng thành tựu . Đấy là những thứ làm cho cuộc đời tôi cũng như cuộc đời bạn trở thành dễ chịu.
(Điều duy nhất mà các vua chúa và hoàng đế có mà người bình thường hiện nay không có là quyền lực đối với người khác và khả năng chỉ huy người khác của họ. Họ có những tòa lâu đài to lớn do người nô lệ xây dựng hoặc được đầu tư bằng tiền thuế của dân, nhưng họ không có lò sưởi hay điều hòa nhiệt độ trong nhà; họ có nô lệ hay đầy tớ, nhưng không có máy giặt hay máy rửa bát; họ có cả một đội quân chạy giấy nhưng không có điện thoại cầm tay hay Wi-Fi; họ có bác sĩ và nhà chiêm tinh của hoàng gia nhưng không có thuốc gây mê có thể làm giảm những cơn đau hay không có thuốc kháng sinh chữa bệnh; họ là những người có quyền lực, nhưng lại là những kẻ nghèo kiết xác, nếu xét theo tiêu chuẩn hiện nay của chúng ta)
Lịch sử của một thuật ngữ
Thị trường tự do, được hiểu là hệ thống trao đổi tự do giữa những con người được xác định một cách rõ ràng, bảo đảm về mặt pháp lí và có quyền chuyển nhượng những nguồn lực có hạn, là điều kiện cần đối với việc làm ra tài sản trong thế giới hiện đại. Nhưng các nhà sử học chuyên về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Deirdre McCloskey, đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng như thế vẫn chưa đủ. Cần một số điều kiện nữa: đạo đức trong quá trình tự do trao đổi và đạo đức trong quá trình sản xuất của cải thông qua sáng tạo đổi mới.
Xin nói đôi lời về việc sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản”. Nhà sử học chuyên về lĩnh vực xã hội học, Fernand Braudel, đã truy nguyên nguồn gốc của thuật ngữ “tư bản” trong giai đoạn trải dài suốt thế kỉ XII và XIII, lúc đó nó có nghĩa là “kho, nguồn hàng, tổng số tiền hay số tiền mang lại lợi nhuận” . (Braudel nhận xét một cách lạnh lùng rằng trong số khá nhiều nghĩa của từ “nhà tư bản” mà ông liệt kê được: “Từ này chưa bao giờ… được dùng theo nghĩa thân thiện” . Từ “chủ nghĩa tư bản” xuất hiện trong thế kỉ XIX như là một từ có tính chất thóa mạ, chẳng hạn như Louis Blanc, một nhà xã hội người Pháp, định nghĩa thuật ngữ này là: “Một số người chiếm đoạt tư bản bằng cách bóc lột một số người khác” . Karl Marx sử dụng thuật ngữ “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, còn Werner Sombart, một đồ đệ nồng nhiệt của ông, thì, thông qua tác phẩm gây được nhiều ảnh hưởng: Der Moderne Kapitalismus (1912) đã biến thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” thành một từ thông dụng. (Friedrich Engels, người đồng chí thân cận của Marx, coi Sombart là tư tưởng gia duy nhất ở Đức thực sự hiểu được Marx; sau này Sombart lại trở thành người cổ vũ nhiệt tình cho một hình thức bài tư bản khác là Chủ nghĩa xã hội dân tộc hay còn gọi là chủ nghĩa quốc xã).
Trong cuộc tấn công vào “bọn tư sản” và “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, Marx và Engels nhận xét rằng “giai cấp tư sản” đã làm cho thế giới thay đổi một cách triệt để:
Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Chinh phục những lực lượng của tự nhiên, sản xuất bằng máy móc, sử dụng hoá chất trong công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá cả những lục địa, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội?
Marx và Engels cảm thấy kinh ngạc không chỉ trước những sáng tạo về mặt công nghệ mà còn trước “hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên”, được cho là nguyên nhân của việc giảm thiểu tử suất, nâng cao mức sống và gia tăng tuổi thọ của chính con người. Mặc dù có những thành tựu như vậy, nhưng Marx và Engels vẫn kêu gọi phá tan “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, hay nói một cách chính xác hơn, hai ông cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ tự hủy diệt và mở ra một hệ thống mới tuyệt vời đến mức không cần – thậm chí làm như thế là phản khoa học – đưa ra bất kì gợi ý nào về cách thức hoạt động của nó hết !
Quan trọng hơn, Marx và Engels đã đưa ra những lời chỉ trích chủ nghĩa tư bản của họ (những lời chỉ trích, mà mặc cho sự kiện là tất cả các chế độ cộng sản đều không thực hiện được những lời hứa của họ, vẫn còn giữ được ảnh hưởng cực kì to lớn đối với những người có học trên toàn thế giới) trên cơ sở của sự hiểu biết sai lầm của quần chúng về cái mà họ gọi là “giai cấp tư sản”, tức là giai cấp mà họ liên kết với “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Một mặt, họ sử dụng thuật ngữ này để chỉ những người chủ “tư bản”, tức là những người tổ chức các xí nghiệp sản xuất, nhưng mặt khác họ lại sử dụng từ này để chỉ những người sống dựa vào nhà nước và quyền lực của nhà nước, như Marx viết trong một trong những luận văn hay nhất của ông về chính trị:
Nhưng quyền lợi vật chất của giai cấp tư sản Pháp lại gắn bó một cách mật thiết nhất với việc duy trì chính cái bộ máy nhà nước to lớn và có nhiều cành nhánh như thế. Bộ máy này tạo việc làm cho những kẻ vô dụng của giai cấp tư sản và nuôi họ bằng tiền lương của chính phủ mà họ không thể đút túi được dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức, tiền thuế hay phí. Mặt khác, quyền lợi chính trị cũng buộc họ phải thường xuyên tăng cường bộ máy đàn áp và vì vậy mà phải củng cố nguồn lực và gia tăng số nhân viên của bộ máy chính phủ .
Như vậy, một mặt Marx đánh đồng “giai cấp tư sản” với các doanh nhân, tức là những người tạo ra “cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ở mọi nước đặc điểm mang tính toàn cầu”, những người làm cho “đầu óc dân tộc hẹp hòi” “càng ngày càng trở thành bất khả thi hơn”, những người tạo ra “một nền văn học thế giới”, những người đem lại “sự cải tiến nhanh chóng tất cả các công cụ sản xuất” và “làm ra rất nhiều phương tiện thông tin liên lạc”, và những người đã khắc phục được “lòng hận thù man rợ, dai dẳng người ngoại quốc” bằng cách cung cấp “những món hàng giá rẻ” . Mặt khác, ông lại sử dụng từ “giai cấp tư sản” để chỉ những người sống bằng “tín dụng công” (nghĩa là nợ của chính phủ):
Toàn bộ thị trường tiền tệ hiện đại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại đều đan xen một cách mật thiết nhất với tín dụng công. Một phần vốn kinh doanh của họ phải được đầu tư vào qũi công trái ngắn hạn của nhà nước để thu lời. Những món tiền họ được các thương nhân và các nhà công nghiệp trả trước và được họ phân phát giữa những con người ấy với nhau, một phần là từ lợi tức của những người nắm trái phiếu của chính phủ .
Marx coi “giai cấp tư sản” là người tham gia một cách sâu sắc vào và hưởng lợi từ cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát bộ máy nhà nước:
Tất cả các biến động chính trị đều hoàn thiện bộ máy này chứ không phải là đập tan nó. Các đảng phái từng chiến đấu nhằm giành quyền cai trị đều coi việc nắm bộ máy nhà nước đồ sộ đó như là chiến lợi phẩm chính của chiến thắng .
Theo nhà sử học Shirley Gruner thì “Marx cảm thấy - khi tìm được “giai cấp tư sản” – là đã hiểu rõ được hiện thực, nhưng trên thực tế, ông mới chỉ tóm được một thuật ngữ cực kì khó nắm bắt mà thôi” . Trong một số tác phẩm, Marx dùng thuật ngữ này để chỉ những doanh nhân đầy sáng kiến, tức là những người tổ chức ra các xí nghiệp sản xuất và đầu tư vào việc tạo ra của cải, còn trong những tác phẩm khác thì ông lại dùng thuật ngữ này để chỉ những người tụ tập xung quanh bộ máy nhà nước, tức là những kẻ sống bằng tiền thuế, những kẻ vận động hành lang nhằm cấm đoán cạnh tranh và ngăn chặn tự do thương mại; nói tóm lại, đấy là những kẻ đầu tư không phải nhằm tạo ra của cải mà nhằm bảo đảm cho quyền tái phân phối tài sản hay phá hoại tài sản của người khác, và giữ cho thị trường luôn ở tình trạng khép kín, làm cho người nghèo cứ nghèo mãi, còn xã hội thì bị họ khống chế. Do ảnh hưởng của Marx và đồ đệ của ông là Sombart mà thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” đã trở thành thông dụng. Cần nhắc lại rằng thuật ngữ này đã được những người - không chỉ lẫn lộn giữa quá trình sản xuất hàng hóa và trao đổi trên thương trường với việc sống bằng thuế khóa tước đoạt được của những người khác mà còn là những người biện hộ cho việc thủ thiêu tài sản, thị trường, tiền tệ, giá cả và phân công lao động, và toàn bộ cơ cấu của chủ nghĩa tự do: các quyền cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, bình đẳng trước pháp luật, và chính phủ dân chủ nằm trong khuôn khổ của hiến pháp.
Đáng chú ý là, tương tự như nhiều từ có tính chất thóa mạ khác, “chủ nghĩa tư bản” được những người trí thức ủng hộ thị trường tự do sử dụng nhằm chống lại những người xuyên tạc thuật ngữ này. Kết quả là những người áp dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” cho những điều mà họ ủng hộ hay đơn giản như một thuật ngữ trung lập cho những cuộc thảo luận trong lĩnh vực khoa học xã hội đã rơi vào tình thế khó khăn vì (1) thuật ngữ này được sử dụng một các lập lờ (để chỉ cả tinh thần kinh doanh trên thị trường tự do lẫn việc sống bằng tiền thuế và sức mạnh cũng như sự bảo trợ của chính phủ) và (2) từ này hầu như bao giờ cũng bị sử dụng theo nghĩa rõ ràng là tiêu cực.
Một số người đề nghị bỏ hẳn thuật ngữ này vì nó chứa đựng những ý nghĩa trái ngược nhau và còn bao hàm cả ý thức hệ nữa . Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng vấn đề thì vẫn còn. Cho phép người ta tự do buôn bán và lời ăn lỗ chịu chắc chắn là điều kiện cần cho sự tiến bộ của nền kinh tế, nhưng không đủ cho việc hình thành thế giới hiện đại. Thị trường hiện đại xuất phát từ và cung cấp năng lượng cho sự sáng tạo đổi mới trong các lĩnh vực như thiết chế, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật cũng như xã hội, tức là những sự cách tân vượt ra ngoài mô hình trao đổi trứng lấy bơ. Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do hiện đại cải tiến không phải bằng bước chân chậm chạm của những thiên niên kỉ trước mà ngày càng nhanh hơn – đúng như những người xã hội chủ nghĩa (nhất là Marx) và các đồng minh của họ, cũng như những người bảo thủ thù nghịch với thị trường, những người cảm thấy hốt hoảng trước thế giới hiện đại. Trong tác phẩm Capitalism, Socialism, and Democracy (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ), Joseph Schumpeter đã phê phán những người mà “vấn đề thường được mường tượng là chủ nghĩa tư bản quản lí những công trình hiện hữu như thế nào, trong khi vấn đề lại là xây dựng và phá hủy chúng như thế nào”
Khác với các chợ phiên trong quá khứ, thị trường tự do hiện đại không chỉ là chỗ trao đổi hàng hóa. Thị trường hiện đại được mô tả như là những làn sóng “của sự phá hủy mang tính sáng tạo”; những cái mà cách đây mười năm là mới thì nay đã trở thành cũ kĩ, bị những mẫu mã cải tiến hoặc thiết bị mới thế chỗ, những kết cấu thiết chế, công nghệ và cách thức tương tác mà không ai có thể tưởng tượng nổi. Đấy chính là sự khác biệt giữa thị trường tự do hiện đại với những phiên chợ của quá khứ. Theo tôi, thuật ngữ tốt nhất hiện có nhằm phân biệt những quan hệ của thị trường tự do, tức là những quan hệ tạo ra thế giới hiện đại từ những thị trường tiền bối của nó là “chủ nghĩa tư bản”.
Thế nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là tình trạng hỗn loạn. Nó là trật tự tự phát, một trật tự xuất hiện ngay trong tiến trình. (Một số tác giả gọi trật tự này là “trật tự tự hiện”). Sự ổn định có thể dự đoán được của chế độ pháp quyền và việc bảo đảm các quyền làm cho quá trình sáng tạo đổi mới như vậy trở thành khả thi. Như đã được viết trên The Futurist (Nhà vị lai học):
Người ta bao giờ cũng khó nhìn thấy trật tự trong thị trường rõ ràng là hỗn loạn. Ngay cả hệ thống giá cả luôn luôn đưa các nguồn lực đến những nơi mà chúng được sử dụng một cách tốt nhất, nhưng trên bề mặt của thị trường thì lại dường như hoàn toàn trái ngược với trật tự - doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, thịnh vượng tiến lên với những bước đi chập chững, những khoản đầu tư hóa ra là bị mất trắng. Dường như thời đại sáng tạo đổi mới diễn ra nhanh chóng thì thậm chí sẽ hỗn loạn hơn, những doanh nghiệp khổng lồ phát đạt và lụn bại nhanh chưa từng có và chẳng còn mấy người có công ăn việc làm lâu dài nữa. Nhưng năng lực gia tăng của ngành vận tải, của thông tin và của thị trường tài chính trên thực tế có nghĩa là thậm chí có nhiều trật tự hơn là thị trường có thể đạt được trong thời đại công nghiệp. Vấn đề quan trọng là phải tránh sử dụng chính phủ áp bức nhằm “giải quyết những sự quá lạm” hay “hướng thị trường đến kết quả mà một người nào đó muốn!” .
Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do chống lại chủ nghĩa tư bản ô dù.
Để tránh sự lầm lẫn do cách sử dụng mập mờ thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” của những nhà trí thức theo trường phái xã hội chủ nghĩa gây ra, cần phải tách biệt một cách rõ ràng giữa “chủ nghĩa tư bản thị trường tự do” với “chủ nghĩa tư bản ô dù”, tức là tách biệt khỏi cái hệ thống đã và đang đẩy rất nhiều dân tộc vào vũng bùn tham nhũng và tình trạng lạc hậu. Trong rất nhiều nước, nếu một người nào đó giàu có thì có nhiều khả năng là ông ta (hiếm khi là bà ta) có quyền lực chính trị hay là họ hàng gần gũi, bạn bè hoặc người ủng hộ - nói ngắn, có “ô dù” – của những người có quyền lực và người này có tài sản không phải là vì ông ta là người làm ra những món hàng tốt mà do ông ta được hưởng đặc quyền đặc lợi do nhà nước ban phát cho một số người, gây thiệt hại cho một số người khác. Đáng tiếc là “chủ nghĩa tư bản ô dù” có thể được áp dụng với độ chính xác ngày càng cao đối với nền kinh tế của Mĩ, một đất nước mà những công ty phá sản thường được nhà nước “cứu trợ” bằng tiền của người đóng thuế, trong đó, thủ đô của quốc gia cũng chẳng khác gì một cái tổ ong cực lớn, gồm toàn những kẻ kiếm lời bằng thủ thuật vận động hành lang, những quan chức, các chính khách, các nhà tư vấn và tài xế và các quan chức được bổ nhiệm của bộ tài chính và ngân hàng trung ương tự tung tự tác trong việc tưởng thưởng cho một số công ty và làm cho một số công ty khác bị thiệt hại. Không được lẫn lộn hệ thống ô dù thối nát như thế với “chủ nghĩa tư bản thị trường tự do”, tức là thuật ngữ dùng để nói về hệ thống sản xuất và trao đổi trên cơ sở chế độ pháp quyền, trên sự bình đẳng của tất cả mọi người, trên cơ sở tự do lựa chọn, tự do buôn bán, tự do cải tiến, trên nguyên tắc lời ăn lỗ chịu làm kim chỉ nam, và quyền hưởng thành quả lao động, tiết kiệm, đầu tư mà không sợ bị tịch thu hay bị những kẻ không đầu tư vào sản xuất của cải vật chất mà đầu tư vào quyền lực chính trị ngăn cản.
Những làn sóng thay đổi mà chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tạo ra thường làm cho những tầng lớp tinh hoa cha truyền con nối tức giận. Theo cách nhìn của họ về thế giới thì những nhóm người thiểu số trở thành tự cao tự đại và chẳng bao lâu nữa những tầng lớp dưới sẽ nhận thức được vị trí của mình. Khủng khiếp hơn nữa – đấy là theo quan điểm của họ - là trong chế độ tư bản chủ nghĩa thị trường tự do, phụ nữ sẽ khẳng định được giá trị của họ. Địa vị của họ đã bị đe dọa. Người dân sẽ tạo lập các mối quan hệ trên cơ sở lựa chọn và thỏa thuận chứ không còn dựa vào nguồn gốc hoặc địa vị nữa . Trong các tác phẩm của mình, Marx đã tóm tắt một cách tài tình và chỉ ra một cách khéo léo lòng hận thù của những người bảo thủ đối với chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, đấy là sự tức giận trước những thay đổi và mất mát đặc quyền đặc lợi. Leo Melamed (chủ tịch danh dự của CME Group [trước đây là Chicago Mercantile Exchange], câu chuyện của cuộc đời ông về quá trình trốn tránh cả Gestapo lẫn KGB và cuộc cách mạng nền tài chính thế giới là câu chuyện về lòng dũng cảm và tầm nhìn), dựa vào chính kinh nghiệm của mình khi nói: “Trong thị trường tài chính Chicago, vấn đề không phải bạn là ai – dòng dõi của bạn, lai lịch của bạn, sức khỏe của bạn, giới tính của bạn – mà vấn đề là khả năng của bạn trong việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng của thị trường. Ngoài ra chẳng có gì quan trọng hết!” . Chấp nhận chủ nghĩa tư bản thị trường tự do nghĩa là chấp nhận tự do trao đổi, tự do đổi mới, tự do sáng chế. Nghĩa là chấp nhận thay đổi và tôn trọng quyền tự do hành động của người khác – theo nguyện vọng và với những thứ mà họ có. Nghĩa là tạo không gian cho các công nghệ mới, lí thuyết khoa học mới, hình thức nghệ thuật mới, bản sắc mới và quan hệ mới. Nghĩa là chấp nhận quyền tự do làm ra của cải, đấy cũng là phượng tiện thoát nghèo duy nhất. (Của cải có nguồn gốc, nhưng nghèo đói thì không; nghèo đói là do không sản xuất ra của cải, nhưng của cải thì không phải là do không sản xuất ra nghèo đói ). Nghĩa là hân hoan chào đón quá trình giải phóng con người và biến tiềm năng của con người thành hiện thực.
Các tác giả được giới thiệu trong cuốn sách này là những người đến từ những nước khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, từ những nghề nghiệp khác nhau và từ những ngành học khác nhau. Những thương vụ trên thị trường tự do gắn bó với đức hạnh mật thiết đến mức nào và chúng giúp củng cố những hành vi mang tính đạo đức của chúng ta đến mức nào? – mỗi người sẽ cung cấp cho độc giả đánh giá của của mình. Chúng tôi đưa vào cuốn sách này những bài tiểu luận khác nhau, có bài rất ngắn, một số bài dài hơn, có những bài rất dễ hiểu, nhưng lại có những bài có tính hàn lâm hơn. Có hai bài được dịch từ tiếng Hoa và tiếng Nga. Hai tác giả khác là những người đã từng đoạt giải Nobel, một người là nhà văn, còn người kia là một nhà kinh tế học. Có một bài phỏng vấn với một doanh nhân thành đạt và cũng là một người ủng hộ bộc trực cho điều mà ông gọi là “chủ nghĩa tư bản tự giác”. Các bài tiểu luận ở đây không thể cung cấp đầy đủ tất cả những luận cứ ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nhưng chắc chắn là chúng giúp độc giả thâm nhập vào một lĩnh vực tài liệu khá đồ sộ (Một số tác phẩm được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo ngắn ở cuối sách).
Tại sao cuốn sách này lại chỉ chứa đựng những lời biện hộ hùng hồn cho chủ nghĩa tư bản thị trường tự do? Vì đã có hàng trăm – thực ra là hàng ngàn – cuốn sách đang có mặt trên thị trường với mục đích cung cấp những cuộc thảo luận “không thiên vị” nhưng trên thực tế lại chẳng có gì ngoài những cáo buộc quá trình làm ra của cải, cáo buộc tinh thần dám nghĩ dám làm, tinh thần sáng tạo, cáo buộc hệ thống lời-ăn-lỗ-chịu và cáo buộc chủ nghĩa tư bản thị trường tự do nói chung. Trong quá trình hoạt động của mình, tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách tấn công chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, tôi đã suy tư về những luận cứ của những cuốn sách đó và đã đánh vật với chúng. Ngược lại, những người phê bình chủ nghĩa tư bản thị trường tự do lại ít đọc những người dám ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, họ thường chỉ đọc một tác giả. Tác giả được trích dẫn nhiều nhất – ít ra là trong giới trí thức Anglo-Saxon – là Robert Nozick, và ngay cả trường hợp này thì họ cũng chỉ đọc một chương trong một cuốn sách mà thôi, đấy là chương mà ông đưa ra một thí nghiệm mang tính giả thuyết đầy thách thức nhằm sát hạch những người chống lại chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Phần lớn những người xã hội chủ nghĩa đều cho rằng chỉ cần đọc một tiểu luận và bác bỏ bất kì thí nghiệm mang tính tư duy nào ! Sau khi đã đọc và đã bác bỏ rồi, nếu những người kết án chủ nghĩa tư bản thị trường tư do vẫn còn nghĩ là cần phải tiếp tục phê phán thì họ lại thường dựa vào ý kiến sai lầm của Milton Friedman hay Ayn Rand hoặc F. A. Hayek hoặc Adam Smith hay ý kiến của các vị này nhưng đã bị cắt xén, được họ trình ra mà không trích dẫn.
Những người nghiêm túc phải làm tốt hơn họ. Tôi khuyên bạn, khuyên những độc giả của tiểu luận này và của cuốn sách này phải làm tốt hơn những người đó. Hãy đọc những bài phê bình chủ nghĩa thị trường tự do hay nhất. Hãy đọc Marx. Đọc Sombart. Đọc Rawls. Đọc Sandel. Hãy hiểu họ. Hãy mở lòng để cho họ thuyết phục. Hãy nghĩ về họ. Tôi đã đọc nhiều luận cứ chống chủ nghĩa tư bản thị trường tự do hơn phần lớn những kẻ thù của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do từng đọc và tôi nghĩ là tôi có thể trình bày mạch lạc hơn họ vì tôi biết rõ hơn họ. Ở đây, tôi muốn cung cấp cho người đọc phía bên kia của cuộc thảo luận, đấy là cái phía mà thậm chí chẳng có mấy người công nhận là nó có tồn tại.
Xin tiếp tục, hãy tận dụng cơ hội. Hãy vật lộn với những luận cứ được trình bày trong những bài viết của tập sách này. Hãy suy nghĩ về chúng. Và sau đó thì tự đưa ra quyết định.
Tom G. Palmer
Washington, D.C.
Giáo sư Tom Gordon Palmer (sinh năm 1956 ở Bitburg-Mötsch, Đức) là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato (Cato Institute), phụ trách lĩnh vực đào tạo của Viện (Cato University), phó chủ tịch chương trình quốc tế của quĩ nghiên cứu kinh tế Atlas (Atlas Economic Research Foundation), và là tổng giám đốc Sáng kiến toàn cầu vì tự do thương mại, hòa bình và thịnh vượng của quĩ Atlas (Atlas Global Initiative for Free Trade, Peace, and Prosperity).
Phần I
ĐỨC HẠNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Phỏng vấn một doanh nhân
Do Tom G. Palmer thực hiện
Trong bài phỏng vấn này, ông John Mackey, doanh nhân, đồng-sáng lập viên và là đồng-giám đốc điều hành công ty Whole Foods Market, giải thích triết lí của ông về “chủ nghĩa tư bản tự giác” và chia sẻ những suy nghĩ của ông về bản chất và động cơ của con người, bản chất của kinh doanh, và sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và “chủ nghĩa tư bản ô dù”.
John Mackey cùng với một người nữa lập ra công ty Whole Foods Market vào năm 1980. Ông đã và đang là người đi đầu trong việc khuyến khích ăn uống lành mạnh, đối xử tử tế với các loài và sự gắn bó của doanh nghiệp với cộng đồng. Ông còn là ủy viên lãnh đạo cơ quan nghiên cứu gọi là Conscious Capitalism Institute.
Palmer: John ạ, anh là của hiếm trong thế giới kinh doanh: một doanh nhân không tỏ ra xấu hổ khi bảo vệ đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Anh còn nổi tiếng vì đã nói rằng đối với chủ nghĩa tư bản thì tư lợi chưa phải là điều kiện đủ. Ý anh là thế nào?
Mackey: Qui mọi thứ vào tư lợi là tin vào cái lí thuyết còn khiếm khuyết về bản chất của con người. Nó nhắc tôi nhớ lại những cuộc tranh luận trong trường đại học với những người khẳng định rằng tất cả những gì ta làm đều xuất phát từ tính tư lợi, nếu không ta sẽ không làm. Đấy là quan điểm không thể bác bỏ được và cuối cùng là vô nghĩa, bởi vì ngay cả nếu ta làm những việc không liên quan đến quyền lợi của ta thì họ vẫn nói rằng đấy là quyền lợi của ta, nếu không ta sẽ không làm. Đấy là lí sự cùn.
Palmer: Anh nghĩ thế nào mà lại cho rằng những động cơ bên ngoài tư lợi lại là những động cơ quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản?
Mackey: Tôi không thích câu hỏi này, vì người ta có những định nghĩa khác nhau về tư lợi và ta thường kết thúc câu chuyện khi nói đến đề tài này, đấy là lí do vì sao tôi nhắc đến những buổi tranh luận thuở học trò, về những thứ tư lợi. Tôi muốn nói rằng con người là phức tạp và chúng ta có nhiều động cơ, tư lợi chỉ là một, nhưng không chắc đã là duy nhất. Chúng ta được thúc đẩy bởi nhiều thứ, đấy là những thứ chúng ta quan tâm, trong đó có tư lợi, nhưng tư lợi không phải là tất cả. Tôi nghĩ rằng bằng một số họat động của mình, phong trào tự do – có thể là do ảnh hưởng phối hợp của Ayn Rand và nhiều nhà kinh tế học khác – đã tiến gần đến sự cáo chung về mặt ý thức hệ, mà tôi cho là bất công đối với việc kinh doanh hay chủ nghĩa tư bản hoặc bản chất của con người.
Nếu suy nghĩ thì ta sẽ thấy rằng khi còn trẻ và chưa chín về tình cảm chính là lúc ta tự tư tự lợi nhất. Phần lớn trẻ con và người vị thành niên đều là những người không muốn dính líu với người khác hoặc quá chú ý đến mình. Họ hành động vì tư lợi, tất nhiên là theo cách hiểu của họ. Khi trưởng thành và lớn lên, chúng ta có nhiều khả năng cảm thông, có nhiều lòng trắc ẩn và yêu thương hơn, chúng ta có đầy đủ cung bậc tình cảm hơn. Người ta làm việc vì nhiều lí do. Người ta thường phân tách một cách sai lầm giữa tư lợi hay tính ích kỉ với tinh thần vị tha. Theo tôi đấy là sai lầm, vì chúng ta là cả hai. Chúng ta là những người tư lợi, nhưng chúng ta không phải là những người chỉ biết có tư lợi. Chúng ta còn quan tâm tới những người khác. Chúng ta rất quan tâm đến hạnh phúc của gia đình mình. Chúng ta thường quan tâm tới cộng đồng của chúng ta và đến xã hội rộng lớn hơn mà chúng ta đang sống. Chúng ta còn quan tâm tới đời sống của các sinh vật và môi trường rộng lớn xung quanh. Chúng ta có những lí tưởng thúc đẩy chúng ta tìm cách làm cho thế giới trở thành tốt đẹp hơn. Định nghĩa một cách chính xác thì dường như chúng sẽ mâu thuẫn với tư lợi, đấy là nói, nếu chúng ta không trở lại với lí sự cùn là tất cả những điều chúng ta quan tâm và ước muốn thực hiện đều là tư lợi tất.
Cho nên tôi nghĩ rằng tư lợi chưa phải là đủ. Tôi không nghĩ rằng coi tất cả các hành động đều là tư lợi là một lí thuyết hay về bản chất của con người. Tôi nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản và việc kinh doanh phải thể hiện đầy đủ sự phức tạp của bản chất của con người. Tôi còn nghĩ rằng lí thuyết đó tạo ra những tác hại to lớn cho “mác” kinh doanh và chủ nghĩa tư bản, vì nó tạo điều kiện cho kẻ thù mô tả chủ nghĩa tư bản và kinh doanh là ích kỉ, tham lam và bóc lột. Đấy là điều làm tôi lo lắng, Tom ạ, vì chủ nghĩa tư bản và kinh doanh là lực lượng vĩ đại nhất trong việc thúc đẩy những điều tốt đẹp trên thế giới. Ít nhất là trong ba trăm vừa qua đã như thế... thế mà vẫn có người chưa thực sự tin rằng chính chúng đã tạo ra những giá trị làm người ta kinh ngạc.
Palmer: Ngòai việc theo đuổi tư lợi hay lợi nhuận, kinh doanh còn làm được gì nữa?
Mackey: Nói một cách tổng quát, doanh nghiệp thành công tạo ra giá trị. Điều thú vị nhất của chủ nghĩa tư bản là nó dựa hòan tòan vào việc trao đổi tự nguyện để hai bên đều có lợi. Thí dụ như công ty Whole Foods Market: chúng tôi tạo ra giá trị cho những người tiêu dùng của chúng tôi thông qua những hàng hóa và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho họ. Họ không bị bắt buộc phải mua bán với chúng tôi, họ làm thế vì họ thích, vì họ nghĩ rằng sẽ được lợi khi làm như thế. Nghĩa là chúng tôi tạo ra giá trị cho họ. Chúng tôi tạo ra giá trị cho những người làm việc cho chúng tôi: đấy là những thành viên trong đội ngũ của chúng tôi. Không có ai là nô lệ hết. Họ tự nguyện làm việc vì họ thích, đấy là công việc họ muốn làm, lương chấp nhận được, họ nhận được nhiều lợi ích từ công việc ở Whole Foods, cả về tâm lí lẫn tiền bạc. Chúng tôi tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư vì thị phần của chúng tôi đã vượt 10 tỉ dollar, mà xuất phát điểm là con số không! Nghĩa là trong hơn ba mươi năm qua chúng tôi đã tạo ra cho các nhà đầu tư giá trị là hơn 10 tỉ dollar. Không có cổ đông nào bị bắt buộc phải giữ cổ phiếu của chúng tôi. Họ làm một cách tự nguyện vì tin rằng chúng tôi tạo ra giá trị cho họ. Chúng tôi tạo ra giá trị cho những nhà cung cấp, đấy là những người buôn bán với chúng tôi. Chúng tôi quan sát họ trong nhiều năm, chúng tôi thấy việc kinh doanh của họ phát triển, thấy họ phát tài – tất cả đều diễn ra một cách tự nguyện. Họ giúp cho Whole Foods tiến bộ và chúng tôi giúp họ tiến bộ.
Palmer: Anh gọi triết lí của mình là “chủ nghĩa tư bản tự giác”. Anh định nói gì với cái tên đó?
Mackey: Chúng tôi sử dụng thuật ngữ này để tách biệt nó khỏi những nhãn hiệu từng gây ra nhiều sự rối rắm, khi chúng vón cục vào nhau, như “trách nhiệm xã hội của công ty”, hay như Bill Gates gọi là “chủ nghĩa tư bản sáng tạo” hoặc “chủ nghĩa tư bản bền vững”. Chúng tôi có một định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa tư bản tự giác, dựa trên bốn nguyên lí. Nguyên lí thứ nhất, doanh nghiệp có thể có những mục tiêu cao cả, trong đó có việc kiếm tiền, nhưng không chỉ giới hạn ở việc kiếm tiền. Mỗi doanh nghiệp đều có thể có mục tiêu cao hơn. Và nếu bạn nghĩ về chuyện này thì bạn thấy rằng tất cả các nghề nghiệp trong xã hội của chúng ta đều được thúc đẩy bởi động cơ mà nếu chỉ giới hạn ở việc tối đa hóa lợi nhuận thì sẽ không thể nào giải thích nổi. Các bác sỹ là những người được trả lương cao nhất trong xã hội của chúng ta, nhưng các bác sỹ cũng có mục tiêu – chữa bệnh cứu người – đấy là đạo đức nghề nghiệp được dạy trong trường y. Đấy không có nghĩa là nói không có bác sỹ tham lam, nhưng tôi biết là có nhiều bác sỹ thực sự quan tâm tới bệnh nhân của họ và cố gắng chữa trị cho họ khi họ ốm đau. Thày giáo cố gắng dạy người, kiến trúc sư thì thiết kế nhà, luật sư thì tìm cách thúc đẩy công lí và công bằng trong xã hội của chúng ta. Mỗi nghề đều có một mục tiêu nào đó nằm ngòai việc tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cũng vậy. Whole Foods chuyên kinh doanh thực phẩm, cho nên chúng tôi bán những món ăn tự nhiên và hữu cơ, chất lượng cao cho người dân, giúp họ sống mạnh khỏe hơn và lâu hơn.
Palmer: Thế còn nguyên lí thứ hai?
Mackey: Nguyên lí thứ hai của chủ nghĩa tư bản tự giác là nguyên lí tạo giá trị cho những người có liên quan, mà tôi đã nói bên trên, nguyên lí là bạn phải nghĩ đến những người có liên quan khác nhau. Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho những người đó và họ cũng là những người có ảnh hưởng tới việc kinh doanh. Bạn phải nghĩ về sự phức tạp trong việc tạo ra giá trị cho tất cả những người có liên quan, tương thuộc lẫn nhau đó: người tiêu dùng, người lao động, nhà cung cấp, nhà đầu tư và cộng đồng.
Nguyên lí thứ ba là doanh nghiệp phải có những người lãnh đạo có đạo đức và những người này phải coi mục đích của doanh nghiệp là số một. Họ sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu này và cố gắng tuân theo nguyên lí tạo giá trị cho những người có liên quan. Như vậy là họ phải thúc đẩy những cuộc thảo luận về kinh doanh.
Và nguyên lí thứ tư là bạn phải tạo ra nền văn hóa cổ vũ cho mục tiêu, cho người liên quan và ban lãnh đạo sao cho chúng hài hòa với nhau.
Palmer: Liệu những nguyên lí này có phải là động cơ thúc đẩy bạn mỗi sáng? Bạn nói: “Ta sẽ kiếm thêm mấy dollar nữa” hay sẽ nói: “Ta sẽ trung thành với những nguyên lí căn bản của mình”?
Mackey: Tôi ngờ rằng về mặt này thì tôi là người hơi lập dị, bởi vì đã gần năm năm nay tôi không nhận một đồng lương nào của Whole Foods. Thưởng cũng không. Lợi tức từ cổ phần mà tôi được hưởng đều được chuyển cho quĩ gọi là The Whole Planet Foundation để tạo ra những khỏan vay nhỏ dành cho người nghèo trên khắp thế giới. Tôi được mục tiêu của Whole Foods khuyến khích là chính, chứ không phải là tôi có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ việc kinh doanh, hiểu theo nghĩa là bù đắp cho công sức bỏ ra. Tôi nghĩ là cá nhân mình đã có quá nhiều của cải từ cổ phần của công ty mà tôi đang nắm giữ tại công ty rồi.
Palmer: Một lần nữa, xin hỏi, anh định nghĩa mục tiêu này như thế nào?
Mackey: Mục tiêu của Whole Foods là.. vâng, nếu chúng ta có nhiều thời gian hơn, chúng ta có thể nói hơi dài một chút về mục tiêu cao hơn của Whole Foods. Tôi mới nói chuyện với nhóm lãnh đạo của chúng tôi cách đây hai tuần. Điều tôi có thể nói trong ít phút là công ty chúng tôi được xây dựng xung quanh bảy giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi thứ nhất là làm cho khách hàng thỏa mãn và thích thú. Giá trị cốt lõi thứ hai là hạnh phúc và sự vượt trội của đội ngũ nhân viên. (Nhân tiện nói thêm rằng tất cả những chuyện này đều có trên website của chúng tôi, chúng tôi công khai hết). Giá trị cốt lõi thứ ba của chúng tôi là tạo ra của cải thông qua lợi nhuận và phát triển. Giá trị cốt lõi thứ tư là trở thành những công dân tốt trong những cộng đồng nơi bạn đang kinh doanh. Giá trị cốt lõi thứ năm là cố gắng kinh doanh mà không làm tổn hại đến môi trường. Giá trị cốt lõi thứ sáu là chúng tôi coi các nhà cung cấp là đối tác của mình và cố gắng tạo lập quan hệ hai bên cùng thắng (win-win) với họ. Và giá trị cốt lõi thứ bảy là chúng tôi muốn dạy cho tất cả những người có liên quan về một lối sống mạnh khỏe và ăn uống có lợi cho sức khỏe. Cho nên mục tiêu cao hơn của chúng tôi xuất phát trực tiếp từ những giá trị cốt lõi đó. Đấy là: cố gắng chữa nước Mĩ, dân tộc ta là dân tộc béo phì và ốm yếu, chúng ta ăn những món ăn khủng khiếp, chúng ta chết vì bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Đấy là những bệnh tật do cách sống mà ra – đấy là những căn bệnh có thể tránh được hay chữa được, cho nên đấy là một trong những mục tiêu cao cả hơn của chúng tôi.
Mục tiêu cao hơn tiếp theo của chúng tôi liên quan tới hệ thống sản xuất nông nghiệp của chúng ta, chúng tôi cố gắng làm cho trở thành hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, hệ thống như thế cũng có năng suất cao hơn.
Mục tiêu thứ ba liên quan tới qũy gọi là Whole Planet Foundation, cộng tác với tổ chức tín dụng có tên là Grameen Trust và những tổ chức tín dụng nhỏ khác [Ghi chú của biên tập viên: Ngân hàng Grameen Bank và quĩ tín dụng Grameen Trust thúc đẩy những khỏan tín dụng nhỏ, nhất là cho phụ nữ, một cách dẫn đến sự phát triển] nhằm giúp xóa đói nghèo trên tòan thế giới. Chúng tôi hiện có mặt tại 34 nước, hai năm nữa sẽ có mặt tại 56 nước – điều này đã có tác cộng tích cực đối với hàng trăm ngàn người. Mục tiêu thứ tư của chúng tôi là truyền bá chủ nghĩa tư bản tư giác.
Palmer: Anh đã nói về mục tiêu của doanh nghiệp, thế… tại sao lại phải có lãi? Kinh doanh không phải là công việc nhằm tối đa hóa lợi nhuận hay sao? Anh không thể làm tất cả những chuyện đó mà không cần lợi nhuận hay sao? Anh chỉ cần kiếm đủ tiền để bù đắp chi phí cũng được chứ sao?
Mackey: Câu trả lời là như thế thì anh sẽ không hiệu quả lắm, vì nếu anh chỉ kiếm đủ tiền bù đắp chi phí thì ảnh hưởng của anh sẽ rất hạn chế. Hiện nay công ty Whole Foods có nhiều ảnh hưởng hơn cách đây hai mươi, ba mươi, mười lăm năm hay mười năm trước đây. Vì chúng tôi có lợi nhuận cao, vì chúng tôi có thể phát triển và thực hiện những mục tiêu của mình ngày một tốt hơn, chúng tôi có thể tiếp cận và giúp hàng triệu người thay vì chỉ giúp được mấy ngàn người. Cho nên tôi nghĩ là lợi nhuận là tối cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của chúng tôi. Còn nữa, tạo ra lợi nhuận cũng có nghĩa là cung cấp nguồn vốn mà thế giới đang cần để có thể cải tiến và tiến bộ - không có lợi nhuận thì cũng không có tiến bộ. Chúng là những hiện tượng tương thuộc lẫn nhau.
Palmer: Nhưng lợi nhuận lại chui vào túi cổ đông của anh, thế thì lợi nhuận có thực hiện được sứ mệnh của nó hay không?
Mackey: Đương nhiên là phần lớn lợi nhuận không chui vào túi cổ đông rồi. Chỉ mấy phần trăm cổ tức mà chúng tôi trả là chui vào túi họ thôi. Hơn chín mươi phần trăm tiền kiếm được được tái đầu tư vào việc phát triển doanh nghiệp. Nói chính xác thì phải trả cổ tức cả một trăm phần trăm lợi tức thì mới đúng, nhưng ngòai REIT (Real Estate Investment Trust) ra thì tôi không thấy doanh nghiệp nào làm như thế hết. Mọi người khác đều tái đầu tư. Hơn nữa, lợi nhuận dành cho cổ đông khuyến khích họ đầu tư vào doanh nghiệp, không có những khoản đầu tư như thế thì bạn sẽ không có vốn để thực hiện những mục tiêu cao cả hơn. Khả năng tăng vốn của công ty chứng tỏ rằng bạn có thể tạo được giá trị và tiêu chuẩn đo lường điều đó là giá cổ phiếu của bạn. Đấy là điều tôi muốn nói khi bảo rằng chúng tôi đã tạo được giá trị là hơn 10 tỉ dollar trong hơn ba mươi năm qua.
Palmer: Đôi khi người ta nói rằng thị trường tự do tạo ra bất bình đẳng. Anh nghĩ sao về lời khẳng định này?
Mackey: Tôi nghĩ là không đúng. Nghèo đói cùng cực đã và đang là điều kiện sống của đa số người trong suốt chiều dài của lịch sử. Người ta đều nghèo và chết non cả. Hai trăm năm trước 85% dân chúng sống trên trái đất này chỉ sống với chưa đến một dollar mỗi ngày – 85%! Hiện nay con số này là 20% và đến cuối thế kỉ này thì sẽ là không phần trăm nào. Cho nên đây là thủy triều lên. Thế giới đang giàu lên. Dân chúng đang thoát nghèo. Nhân loại đang tiến bộ. Văn hóa đang phát triển. Trí thức đang phát triển. Chúng ta đang tiến lên theo đường xoáy trôn ốc, đấy là nói nếu chúng ta không tìm cách tiêu diệt chính mình, đấy dĩ nhiên là một mối nguy vì người ta đôi khi còn thích cả chiến tranh nữa. Nhân tiện, xin nói rằng đấy là một trong những lí do vì sao chúng ta phải khuyến khích kinh doanh, tinh thần dám nghĩ dám làm và làm ra của cải, như là lối thoát lành mạnh cho năng lượng của con người, thay cho chủ nghĩa quân phiệt, xung đột chính trị và phá hoại tài sản. Nhưng đây là một đề tài lớn khác.
Thế thì nó có làm gia tăng bất bình đẳng không? Tôi cho rằng chủ nghĩa tư bản không làm gia tăng bất bình đẳng nhiều vì nó giúp người ta ngày càng thịnh vượng thêm, và không phải đương nhiên là mọi người cùng giàu lên với tốc độ như nhau, nhưng cuối cùng thì mọi người đều giàu lên sau một thời gian nào đó. Và chúng ta đã thấy điều đó, nhất là trong hai mươi năm gần đây chúng ta đã thấy hàng trăm triệu người Trung Quốc và Ấn Độ thoát nghèo vì họ đã chấp nhận nhiều chủ nghĩa tư bản hơn. Thực tế là, một số người thoát nghèo và thịnh vượng sớm hơn một số người khác. Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân của đói nghèo – nó xóa nạn nghèo đói. Nó cũng không tạo ta bất bình đẳng theo cách mà nhiều người nghĩ về thuật ngữ này. Trong suốt chiều dài của lịch sử, tổ chức nào của xã hội cũng đều có bất bình đẳng cả. Ngay cả chủ nghĩa cộng sản, với tham vọng là tạo ra xã hội bình đẳng về quyền sở hữu, mà xã hội còn rất phân tầng và có tầng lớp chóp bu nhiều đặc quyền đặc lợi. Cho nên tôi nghĩ không nên trách cứ chủ nghĩa tư bản về hiện tượng bất bình đẳng. Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện cho người ta thoát nghèo và ngày càng thịnh vượng thêm, ngày càng khỏe mạnh hơn, thế là tốt lắm rồi. Đấy là đề tài mà chúng ta phải tập trung vào.
Có một cách biệt lớn giữa những nước chấp nhận chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và trở thành giàu có và những nước không chấp nhận và vẫn nghèo. Vấn đề không phải là một số nước trở thành giàu mà vấn đề là những nước khác vẫn còn nghèo.
Palmer: Anh phân biệt chủ nghĩa tư bản thị trường tự do với những hệ thống, trong đó người ta cũng kinh doanh và kiếm lời nhưng lại thường được gọi là “chủ nghĩa tư bản ô dù”. Sự khác nhau giữa quan điểm đạo đức của anh với những hiện tượng đang tồn tại tại nhiều nước trên thế giới là gì?
Mackey: Chúng ta phải có chế độ pháp quyền. Người dân phải có những bộ luật áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi người, và hệ thống công lí phải coi nó là mục tiêu trước mắt. Chúng ta cần phải coi mọi người bình đẳng trước pháp luật là mục tiêu quan trọng nhất – không ưu tiên cho người này hay người kia. Cho nên hiện tượng đang xảy ra tại nhiều nước và tôi cho là cũng đang xảy ra thường xuyên hơn ở Mĩ, đấy là có sự thiên vị đặc biệt đối với những người có dây mơ rễ má với bộ máy chính trị. Thế là sai. Thế là không tốt. Đến mức là xã hội nào cũng bị nạn chủ nghĩa tư bản ô dù, bạn không còn được sống trong xã hội thị trường tự do nữa và bạn không tận dụng được sự phồn vinh, làm cho nhiều người không được thịnh vượng theo đúng khả năng của họ, đấy là nói trong trường hợp xã hội thị trường tự do đúng nghĩa, và chế độ pháp quyền nâng đỡ cho nó.
Palmer: Xin quay trở lại với Hoa Kì là đất nước mà chúng ta đang sống. Anh có nghĩ rằng ở Mĩ cũng có nạn ô dù không?
Mackey: Tất cả những khoản tài trợ cho “công nghệ xanh” theo tôi đều là chủ nghĩa tư bản ô dù cả, thí dụ thế. Người ta tài trợ cho một số doanh nghiệp, và cuối cùng thì, vì nhà nước làm gì có tiền, họ lấy tiền của người đóng thuế và phân phối cho những người được bộ máy chính trị ưu ái. Tôi coi trường hợp công ty General Electric, với những khoản thuế khóa mà họ trả hiện nay cũng là ô dù; họ được ghi vào luật những khoản miễn giảm thuế. Và vì họ dính líu sâu vào những kiểu công nghệ năng lượng thay thế như vậy cho nên sẽ đến lúc họ không phải trả thuế cho phần lớn các khoản thu nhập của họ chỉ đơn giản là vì họ có những mối liên kết chính trị. Nó làm tôi bực mình. Tôi nghĩ đấy là những điều không tốt.
Palmer: Anh có nghĩ là trái đạo đức không?
Mackey: Có, tôi nghĩ thế. Trái đạo đức… tôi gọi là trái đạo đức. Nhưng bạn sẽ phải định nghĩa trái đạo đức nghĩa là gì. Chắc chắn là nó trái với quan niệm đạo đức của tôi và trái với cảm nhận của tôi về đúng sai. Còn nó có trái với quan niệm đạo đức của người khác hay không thì khó nói. Chắc chắn là tôi không thích chuyện đó. Tôi phản đối chuyện đó. Nó không tương thích với quan niệm của tôi về cách thức cai trị xã hội. Những hiện tượng như thế không thể diễn ra trong thế giới có chế độ pháp quyền mạnh mẽ.
Palmer: Anh thấy ai là người được lợi nhất từ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do mà anh đi theo?
Mackey: Mọi người! Mọi người trong xã hội đều được lợi. Đấy là chế độ đã đưa rất nhiều người ra khỏi cảnh đói nghèo. Đấy là chế độ đã làm cho đất nước này trở thành giàu có. Chúng ta vốn là những người nghèo rớt mồng tơi. Mĩ là đất nước của cơ hội, nhưng lúc đó không phải là nước giàu. Thậm chí nước Mĩ chắc chắn không phải là hoàn hảo, nước này được hưởng thị trường tự do nhất thế giới trong suốt hai trăm năm, và kết quả là chúng ta đã từ rất nghèo thành thịnh vượng, đích xác là một nước giàu.
Palmer: Trong tác phẩm Chân giá trị của giai cấp tư sản (Bourgeoise Dignity), bà Deirdre McCloskey khẳng định rằng chính những thay đổi trong cách nghĩ của người dân về chuyện kinh doanh và sáng kiến trong làm ăn đã làm cho thịnh vượng trở thành khả thi đối với quần chúng bình thường. Anh có nghĩ là chúng ta có thể phục hồi lại sự tôn trọng đối doanh nghiệp tạo ra tài sản hay không?
Mackey: Tôi nghĩ là có thể, bởi vì tôi đã chứng kiến những chuyện xảy ra sau khi Ronald Reagan được bầu. Trong những năm 1970 nước Mĩ rơi vào suy thoái, không có gì nghi ngờ chuyện này hết; xin hãy xem nạn lạm phát, lãi suất ngân hàng, GDP, tần số những vụ suy thoái kinh tế, suy thoái đình đốn cho thấy khiếm khuyết nghiêm trọng của học thuyết Keynes, và đúng lúc đó, chúng ta có một nhà lãnh đạo mới, ông này tiến hành giảm thuế và cởi trói cho nhiều ngành công nghiệp bằng cách bãi bỏ một số quy định và nước Mĩ đã phục hưng, đã hồi sinh, và điều đó đã dẫn dắt chúng ta suốt 35 qua. Đơn giản là chúng ta đã đi theo đường xoáy trôn ốc của sự phát triển và tiến bộ. Đáng tiếc là gần đây chúng ta lại giật lùi, ít nhất cũng lùi mất vài bước. Trước hết dưới thời… vâng, tôi có thể phê phán từng vị tổng thống và chính trị gia, và Reagan cũng không phải là tuyệt vời theo bất cứ khía cạnh nào, nhưng gần đây ông Bush đã đẩy nhanh tốc độ thụt lùi, còn Obama thì còn làm nhanh đến nỗi không vị tổng thống nào trước đó có thể làm được như thế.
Nhưng, anh biết đấy, tôi là doanh nhân, cho nên tôi là người lạc quan. Tôi thực sự nghĩ là có thể đảo ngược được xu hướng này. Tôi không nghĩ là chúng ta đang trong quá trình đi xuống không thể đảo ngược được, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta phải tạo ra được một số thay đổi quan trọng trong thời gian sớm nhất. Chúng ta đang phá sản, đấy là một. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này một cách thực sự và giải quyết nó mà không tăng thuế và bóp nghẹt việc làm ăn của Mĩ, nếu chúng ta không giải quyết chuyện đó thì tôi nghĩ suy thoái là không thể tránh được. Nhưng hiện nay tôi vẫn hi vọng!
Palmer: Anh nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra sự phục tùng hay là nó tạo ra không gian cho sự đa dạng? Tôi đang suy nghĩ về những người thích đồ ăn chế biến theo luật Do Thái hay đồ ăn của người Hồi giáo hoặc những nền văn hóa hoặc thói quen tình dục của những nhóm thiểu số…
Mackey: Bằng cách liệt kê những vấn đề đó là anh đã gần như trả lời được câu hỏi rồi. Rút cục thì chủ nghĩa tư bản chính là người dân hợp tác với nhau để tạo ra giá trị cho những người khác, cũng như cho chính mình. Đấy là chủ nghĩa tư bản. Đấy dĩ nhiên cũng là tính tư lợi nữa. Cái chính là có khả năng tạo ra giá trị thông qua hợp tác và làm như thế cho cả mình lẫn tha nhân. Và nó tạo ra những nỗ lực rất khác nhau vì người ta rất khác nhau cả về nhu cầu lẫn ước muốn. Như vậy là, nó tạo ra không gian rộng lớn cho cá tính. Nếu anh sống trong xã hội độc tài, một nhóm lợi ích nào đó - đấy có thể là giới tăng lữ hay các giáo sư ở trường đại học hoặc nhóm những kẻ cuồng tín, những người tin rằng họ biết điều gì là tốt cho tất cả mọi người – có thể áp đặt giá trị của họ cho tất cả những người khác. Họ có quyền ra lệnh cho người khác. Trong xã hội tư bản, bạn có nhiều không gian cho cá nhân mình hơn. Ở đây có không gian cho hàng tỉ đóa hoa kheo sắc, đơn giản là vì sự thịnh vượng của con người là mục đích của chủ nghĩa tư bản, là tác phẩm vĩ đại nhất của nó.
Palmer: Xin cho biết quan niệm của anh về một tương lai công bằng, năng động và thịnh vượng?
Mackey: Điều tôi muốn thấy trước hết là những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bắt đầu hiểu rằng chiến lược mà họ đã và đang sử dụng thực ra là có lợi cho đối thủ của họ. Họ thừa nhận vai trò quan trọng của nền tảng đạo đức và họ để cho kẻ thù của chủ nghĩa tư bản mô tả nó như là hệ thống bóc lột, tham lam, ích kỉ, hệ thống tạo ra bất bình đẳng, bóc lột công nhân, lừa dối người tiêu dùng và phá hoại môi trường sống, gậm nhấm dần các cộng đồng. Những người biện hộ cho chủ nghĩa tư bản không biết trả lời như thế nào vì họ đã công nhận lí do chủ yếu cho sự phê phán của chủ nghĩa cộng sản rồi. Họ cần phải thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về tư lợi và bắt đầu nhìn thấy những giá trị mà chủ nghĩa tư bản tạo ra không chỉ cho các nhà đầu tư – mặc dù dĩ nhiên là như thế rồi, mà còn tạo ra giá trị cho tất cả những người tham gia mua bán với doanh nghiệp: tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, cho công nhân, cho nhà cung cấp, cho toàn thể xã hội, nó tạo ra cả giá trị cho chính phủ nữa. Ý tôi là chính phủ sẽ ra sao nếu không có khu vực kinh tế mạnh, tức là khu vực tạo ra công ăn việc làm và của cải để chính phủ đánh thuế?
Chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc của giá trị. Đấy là bộ máy hợp tác lạ lùng nhất mà ta thấy trên đời. Và đấy là câu chuyện mà chúng ta cần truyền bá. Chúng ta phải thay đổi cách trình bày. Từ quan điểm đạo đức, chúng ta phải thay đổi câu chuyện về chủ nghĩa tư bản để chỉ cho người ta thấy rằng nó tạo ra giá trị, không phải chỉ cho một vài người mà là cho tất cả mọi người. Nếu người ta có thể nhìn chủ nghĩa tư bản dưới góc độ của tôi thì người ta sẽ yêu chủ nghĩa tư bản như tôi yêu vậy.
Palmer: Cám ơn anh đã dành thời gian.
Mackey: Nói chuyện với anh tôi cũng thấy rất vui, Tom ạ.
Tự do và phẩm giá là nền tảng của thế giới hiện đại
Deirdre N. McCloskey
Trong tiểu luận này, nhà sử học chuyên về lĩnh vực kinh tế và nhà phê bình xã hội, Deirdre McCloskey, biện luận rằng nếu chỉ dùng “tác nhân kinh tế” – như nhiều thế hệ các nhà sử học đã từng làm – thì không giải thích được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại và thế giới mà nó tạo ra. Chính sự thay đổi trong cách nghĩ của người dân về kinh doanh, về trao đổi, về cải tiến và lợi nhuận đã tạo ra chủ nghĩa tư bản hiện đại và giải phóng phụ nữ, giải phóng những người đồng tính, những người bỏ đạo và khối quần chúng bị áp bức trước đây, những người mà đời sống đầy rẫy cảnh tàn bạo, đau đớn và chẳng kéo dài được bao lâu trước khi người ta phát hiện ra và thương mại hóa ngành nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, điện năng, và những lĩnh vực khác của đời sống tư bản hiện đại.
Sự thay đổi trong cách người dân tán dương thị trường và cải tiến nó đã tạo ra cuộc Cách mạng công nghiệp và sau đó là thế giới hiện đại. Lí trí thông thường trước đây – ngược lại – không có chỗ cho thương mại và cải tiến, và cũng chẳng có chỗ cho tư tưởng tự do. Câu chuyện của chủ nghĩa duy vật trước đây nói rằng Cách mạng công nghiệp xuất phát từ nguyên nhân vật chất, từ đầu tư hay ăn cắp, từ tỉ lệ tiết kiệm cao hay từ chủ nghĩa đế quốc. Bạn đã nghe nói: “Châu Âu giàu có là do nó có các đế chế”; “Mĩ được xây dựng trên lưng những người nô lệ”; “Trung Quốc giàu là do buôn bán”.
Nhưng nếu, thay vì thế, Cách mạng công nghiệp bùng lên là do những thay đổi trong cách nghĩ của người dân, đặc biệt là cách họ nghĩ về nhau thì sao? Giả sử máy hơi nước và máy tính xuất phát từ sự kính trọng đối với những người có sáng kiến chứ không phải từ việc xếp gạch lên nhau hay là xếp những xác chết của người Phi châu lên nhau thì sao?
Các nhà kinh tế học và các nhà sử học bắt đầu nhận thức được rằng đối với việc kích hoạt cuộc Cách mạng công nghiệp thì điều này có ý nghĩa hơn, hơn hẳn việc ăn cắp hay tích lũy tư bản – nó đã tạo ra một sự thay đổi to lớn trong cách nghĩ của người phương Tây về thương mại và sáng kiến. Người ta bắt đầu thích “sự phá hoại mang tính sáng tạo”, thích ý tưởng mới thay thế cho ý tưởng cũ. Tương tự như nhạc vậy. Ban nhạc mới có một ý tưởng mới trong lĩnh vực nhạc rock, và nó sẽ chiếm chỗ của ban nhạc cũ nếu có nhiều người chấp nhận ý tưởng mới này. Nếu người ta nghĩ rằng bản nhạc cũ không còn hay nữa thì nó bị “phá hủy” bằng một hành động sáng tạo. Đấy cũng là cách đèn điện “phá hủy” đèn dầu hỏa và máy tính “phá hủy” máy đánh chữ. Vì lợi ích của chúng ta.
Lịch sử chân thực diễn ra như sau: Trước khi người Hà Lan, vào khoảng năm 1600, hay người Anh, khoảng năm 1700, thay đổi cách suy nghĩ của họ, bạn chỉ được kính trọng bằng hai cách: trở thành chiến binh hay cố đạo, trong thành lũy hay trong nhà thờ. Những người chỉ làm mỗi một việc là mua bán kiếm sống hay cải tiến bị dè bỉu là những kẻ lừa bịp đầy tội lỗi. Năm 1200 một cai tù đã từng cự tuyệt lời cầu xin của một người giàu có, bằng cách nói: “Đi đi, ông Arnaud Teisseire, ông đắm mình trong cảnh xa hoa như vậy! Làm sao mà ông thoát tội cho được?”
Năm 1800, thu nhập trung bình mỗi người một ngày trên khắp hành tinh – tính theo thời giá hiện nay – vào khoảng từ 1 đến 5 dollar. Cho là trung bình 3 dollar mỗi ngày. Hãy tưởng tượng cuộc sống ở Rio hay Athens hoặc Johannesburg với 3 dollar mỗi ngày. (Một số người hiện nay thậm chí vẫn phải sống như vậy). Số tiền đó chỉ mua được ba phần tư li café cappuccino ở cửa hàng Starbucks. Đấy đã và vẫn tiếp tục gieo vào lòng người ta nỗi kinh hoành.
Lúc đó bỗng có sự thay đổi, ban đầu là ở Hà Lan, rồi đến lượt Anh. Những cuộc cách mạng và phong trào cải cách ở châu Âu từ năm 1517 đến năm 1789 đã tạo điều kiện cho những người bình thường – không phải là giám mục và qúy tộc – lên tiếng. Người châu Âu và sau đó là người ở các châu lục khác bắt đầu thán phục các doanh nhân như Ben Franklin, Andrew Carnegie và Bill Gates. Giai cấp trung lưu bắt đầu được coi là những người tốt, bắt đầu được phép làm những việc tốt và phát đạt. Kể từ đó, người dân đã kí vào Giao kèo của Tầng lớp trung lưu: “Hãy để cho tôi cải tiến và kiếm tiền trong ngắn hạn, sau khi tôi đã cải tiến, và trong dài hạn tôi cũng sẽ làm cho bạn trở thành giàu có”, đấy là giao kèo đặc trưng cho những khu vực giàu có hiện nay như Anh, Thụy Điển và Hồng Công.
Và đây là điều đã xảy ra. Bắt đầu vào năm 1700 với cột thu lôi của Franklin và động cơ hơi nước của Watt, say mê với việc cải tiến trong những năm 1800 và còn say mê hơn trong những năm 2000, phương Tây – vốn vẫn lẽo đẽo theo sau Trung Quốc và thế giới Hồi giáo trong nhiều thế kỉ - đã trở thành người sáng tạo đáng kinh ngạc.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp trung lưu được tôn trọng và tự do và thế là ta có: máy hơi nước, máy dệt vải tự động, dây chuyền lắp ráp, dàn nhạc giao hưởng, đường sắt, công ty, bãi bỏ chế độ nô lệ, máy in bằng hơi nước, giấy viết giá rẻ, tỉ lệ người biết đọc biết viết cao, kính giá rẻ, nền giáo dục đại học hiện đại, nền báo chí hiện đại, hệ thống nước sạch, xi măng cốt thép, phong trào phụ nữ, đèn điện, thang máy, ô tô, dầu hỏa, những kì nghỉ hè ở Yellowstone, chất dẻo, mỗi năm có nửa triệu cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Anh, ngô lai, thuốc kháng sinh penicillin, máy bay, không khí sạch trong thành phố, quyền công dân, mổ lồng ngực, và máy tính.
Kết quả là cuộc sống của những dân bình thường và đặc biệt là những người rất nghèo đã được cải thiện rất đáng kể. Năm phần trăm người nghèo nhất ở Mĩ cũng có điều hòa nhiệt độ và ô tô như ba phần trăm người giàu nhất ở Ấn Độ.
Hiện nay chúng ta cũng đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng như thế ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có tới 40% dân số trên toàn thế giới. Câu chuyện về kinh tế đáng nói trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc Đại suy thoái hồi năm 2007-2009, dù nó có khó chịu đến mức nào. Câu chuyện đáng nói là vào năm 1978, Trung Quốc và sau đó, vào năm 1991, đến lượt Ấn Độ chấp nhận các tư tưởng tự do kinh tế và chào đón quá trình phá hủy sang tạo. Hiện nay, tính trên đầu người, hàng hóa và dịch vụ của các nước này gia tăng bốn lần trong vòng một thế hệ.
Hiện nay, tại nhiều khu vực chấp nhận quyền tự do và phẩm giá của giai cấp trung lưu, một người trung bình cũng làm ra và tiêu thụ 100 dollar một ngày. Xin nhớ: hai thế kỉ trước chỉ có 3 dollar một ngày, tính trên cùng mặt bằng giá cả. Đấy là chưa nói những cải tiến cực kì to lớn trong nhiều lĩnh vực, từ đèn điện cho tới thuốc kháng sinh. Theo những đánh giá bảo thủ nhất, thế hệ thanh niên ở Nhật Bản, Na Uy và Italy có điều kiện vật chất cao gấp 30 lần cụ, kị của họ. Thanh niên ở các nước khác cũng tiến vào thế giới hiện đại – dân chủ hơn, giải phóng phụ nữ, tuổi thọ cao hơn, giáo dục tốt hơn, phát triển về mặt tinh thần, bùng nổ về nghệ thuật – tất cả những hiện tượng này đều gắn bó mật thiết với Sự kiện Vĩ đại của lịch sử hiện đại: lương thực, giáo dục, đi lại, đã gia tăng 29 lần.
Sự kiện Vĩ đại này lớn đến nỗi, vô tiền khoáng hậu đến nỗi, không thể coi nó là kết quả của những lí do bình thường như thương mại, bóc lột, đầu tư hay chủ nghĩa đế quốc được. Đấy là cái mà các nhà kinh tế học có thể giải thích dễ dàng: những việc làm thường nhật. Tất cả những việc làm thường nhật như thế đã từng diễn ra ở Trung Quốc, ở đế chế Ottoman, ở Rome và Nam Á. Chế độ nô lệ từng tồn tại ở Trung Đông, buôn bán phát đạt ở Ấn Độ, Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào những con kênh đào, còn Rome thì đầu tư vào những con đường. Nhưng Sự kiện Vĩ đại đã không xảy ra. Dùng những lí do kinh tế để giải thích chắc chắn là rất sai.
Nói cách khác, chỉ dựa vào chủ nghĩa duy vật kinh tế để giải thích thế giới hiện đại – dù đấy có là chủ nghĩa duy vật lịch sử cánh tả hay kinh tế học cánh hữu – thì cũng đều là sai. Tư tưởng về phẩm giá và tự do đã thành công. Như nhà sử học chuyên về lĩnh vực kinh tế, Joel Mokyr, nói: “Sự thay đổi về kinh tế trong tất cả các giai đoạn đều phụ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân hơn là phần lớn các nhà kinh tế học vẫn nghĩ”. Sự thay đổi về vật chất là kết quả chứ không phải là nguyên nhân. Các ý tưởng hay nói cách khác, ngôn từ đã làm cho chúng ta giàu lên và cùng với nó là những quyền tự do hiện đại.
Cạnh tranh và hợp tác
David Boaz
Trong tiểu luận này, David Boaz - học giả, đồng thời là một nhà quản lí một viện nghiên cứu (think tank) - chỉ rõ quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác, tức là quan hệ giữa những hiện tượng thường được coi là đối ngịch nhau như nước với lửa: xã hội chỉ có thể được tổ chức theo một trong hai nguyên tắc này mà thôi. Ngược lại, như Boaz giải thích, trong chế độ thị trường tự do người ta cạnh tranh nhằm hợp tác với nhau.
Những người bảo vệ thị trường thường nhấn mạnh lợi ích của cạnh tranh. Cạnh tranh tạo điều kiện cho người ta thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm và thích nghi nhằm đáp ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh. Nó buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên sẵn sàng hành động nhằm phục vụ người tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy - cả bằng phân tích lẫn kinh nghiệm - rằng hệ thống cạnh tranh tạo ra những kết quả tốt hơn là hệ thống tập trung hay độc quyền. Đấy là lí do vì sao những người ủng hộ thị trường tư do – cả trong sách báo lẫn trên truyền hình – đều khẳng định sự cần thiết của thị trường cạnh tranh và phản đối những biện pháp cản trở cạnh tranh.
Nhưng có quá nhiều người nghe những lời ca ngợi cạnh tranh và nghe thấy những từ như thù địch, tàn khốc và cá lớn nuốt cá bé. Họ thường tự hỏi rằng liệu hợp tác có tốt hơn là thái độ đối kháng gay gắt như thế hay không. Ví dụ như tỉ phú George Soros từng viết trên tờ the Atlantic Monthly: “Quá nhiều cạnh tranh và quá ít hợp tác có thể dẫn đến bất bình đẳng không thể chịu đựng nổi”. Ông nói rằng “quan điểm chủ yếu của ông là … hợp tác cũng quan trọng không kém gì cạnh tranh và khẩu hiệu “thích nghi tốt nhất sẽ sống sót” đã làm méo mó sự kiện này”.
Cần phải ghi nhận rằng hiện nay câu “thích nghi tốt nhất sẽ sống sót” không được những người ủng hộ tự do và thị trường sử dụng nữa. Nó được đặt ra nhằm mô tả quá trình tiến hóa của thế giới sinh vật và để nói về khả năng sống sót của những đặc điểm phù hợp nhất với môi trường; và cũng có thể áp dụng được cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thương trường, nhưng chắc chắn là không phải ngụ ý rằng trong hệ thống thị trường tự do thì chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót được. Chỉ có những người thù địch với các quan hệ thị trường mới sử dụng thuật ngữ “thích nghi tốt nhất sẽ sống sót” để mô tả sự cạnh tranh trên thương trường mà thôi.
Điều cần phải làm rõ là những người nói rằng con người “được tạo ra là để hợp tác chứ không phải là để cạnh tranh” đã không hiểu được rằng thương trường chính là hợp tác. Thực vậy, như sẽ được thảo luận dưới đây, người ta cạnh tranh để mà hợp tác.
Chủ nghĩa cá nhân và cộng đồng
Tương tự, những người phản đối chủ nghĩa tự do truyền thống vội vã lên án những người theo phái tự do là ủng hộ chủ nghĩa cá nhân “đơn độc”, trong đó mỗi người là một ốc đảo khép kín, chỉ quan tâm đến quyền lợi của chính mình mà không thèm để ý đến nhu cầu hay ước mong của người khác. E. J. Dionne, Jr., của tờ the Washington Post viết rằng những người theo trường phái tự do hiện đại tin rằng “Các cá nhân bước vào thế giới như những người trưởng thành hoàn toàn, những người được coi là phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình ngay từ khi mới lọt lòng”. Nhà báo Charles Krauthammer viết trong mục điểm sách tác phẩm của Charles Murray: Trở thành người theo trường phái tự do nghĩa là gì rằng trường phái tự do là “dòng giống của những kẻ cá nhân chủ nghĩa thô lậu, mỗi người đều sống trong những túp lều trên đỉnh núi với hàng rào thép gai bao quanh và cái bảng “Không đụng vào” treo bên ngoài”. Tôi không tưởng tượng nổi vì sao ông ta không viết thêm: “Mỗi người đều được vũ trang đến tận răng”.
Dĩ nhiên là chẳng có ai thực sự tin vào kiểu “chủ nghĩa cá nhân đơn độc” mà các giáo sư và các học giả chế giễu. Chúng ta vẫn sống cùng nhau và làm việc theo nhóm. Không thể hiểu được là làm sao mà người ta lại có thể là một người cá nhân chủ nghĩa đơn độc trong cái thế giới hiện đại phức tạp này: điều đó có phải có nghĩa là bạn chỉ ăn những thứ do mình trồng cấy được, chỉ mặc những thứ mình dệt được, chỉ sống trong ngôi nhà do mình tự xây lấy, chỉ sử dụng những loại thuốc tự nhiên mà mình chiết xuất từ cây cỏ ư? Một số người chỉ trích chủ nghĩa tư bản hay biện hộ cho việc “quay lại với tự nhiên” – như anh chàng Unabomber hay Al Gore, đấy là nếu ông ta thực sự có ý ám những điều ông viết trong tác phẩm Trái đất trong trạng thái cân bằng (Earth in the Balance) – có thể tán thành kế hoạch đó. Nhưng chẳng có mấy người theo phái tự do muốn đi vào ốc đảo trong hoang mạc và từ bỏ lợi ích của điều mà Adam Smith gọi là Xã hội Rộng mở, tức là xã hội phức tạp và có năng suất cao dựa trên sự tương tác giữa những người sống trong xã hội đó. Vì vậy mà chúng ta có thể nghĩ rằng các nhà báo nhạy bén nên dừng lại, nên nhìn vào những từ mà họ viết ra và tự nghĩ: “Chắc chắn là ta đã trình bày sai quan điểm này. Ta phải quay về và đọc lại những tác gia theo trường phái tự do”.
Trong thời đại của chúng ta, điều bịa đặt như thế - bịa đặt về tình trạng cô lập và đơn độc – rất có hại trong việc biện hộ cho các quan hệ thị trường. Chúng ta phải nói rõ là chúng ta đồng ý với George Soros khi ông nói: “hợp tác cũng quan trọng không kém gì cạnh tranh”. Trên thực tế, chúng ta cho rằng hợp tác quan trọng đối với sự thịnh vượng của nhân loại đến mức chúng ta không muốn nói về nó; chúng ta chỉ muốn thiết lập những định chế xã hội để biến nó thành khả thi mà thôi. Quyền sở hữu, chính phủ hạn chế, chế độ pháp quyền, là những định chế có mục đích như thế.
Trong xã hội tự do, các cá nhân được hưởng những quyền tự nhiên, không thể tương nhượng và có nghĩa vụ tôn trọng quyền của những người khác. Ta còn có những nghĩa vụ khác, đấy là những nghĩa vụ mà ta tự nhận khi kí kết hợp đồng. Không phải ngẫu nhiên mà xã hội dựa trên quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu còn tạo ra nền hòa bình và thịnh vượng về mặt vật chất nữa. Như John Locke, David Hume và các triết gia theo trường phái tự do cổ điển khác đã chỉ rõ: chúng ta cần một hệ thống các quyền nhằm tạo ra sự hợp tác xã hội, thiếu nó thì người dân chỉ có thể làm được những việc vô cùng nhỏ nhặt mà thôi. Hume từng viết trong tác phẩm Luận về bản chất của con người (Treatise of Human Nature) rằng những tình huống mà con người phải đối mặt là (1) quyền lợi riêng tư, (2) lòng hào phóng tất yếu là có giới hạn đồi với tha nhân, (3) sự giới hạn của những nguồn lực có thể đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Vì những tình huống như thế mà chúng ta nhất định phải hợp tác với những người khác và phải có những nguyên tắc công lí – đặc biệt là những nguyên tắc liên quan tới tài sản và trao đổi – để xác định chúng ta có thể làm điều đó như thế nào. Những nguyên tắc này xác định ai có quyền quyết định cách thức sử dụng một tài sản cụ thể nào đó. Không có quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng thì chúng ta sẽ phải thường xuyên đối mặt với những xung đột về vấn đề này. Chính thỏa thuận của chúng ta về quyền sở hữu đã tạo điều kiện cho chúng ta thực hiện những nhiệm vụ hợp tác và phối hợp phức tạp, nhờ đó, chúng ta mới đạt được những mục tiêu của mình.
Sẽ là tuyệt vời nếu tình thương - không cần để ý đến quyền lợi và quyền của cá nhân - có thể thực hiện được nhiệm vụ đó, và nhiều đối thủ của chủ nghĩa tự do từng đưa ra những quan điểm hết sức quyến rũ về xã hội dựa trên lòng bác ái phổ quát. Nhưng, như Adam Smith đã chỉ rõ: “Trong xã hội văn minh [con người] luôn có nhu cầu hợp tác và sự trợ giúp của rất nhiều người khác”, còn trong suốt cuộc đời, anh ta không thể chỉ kết thân với một nhóm nhỏ những người mà anh ta cần hợp tác. Nếu chúng ta chỉ hợp tác trên cơ sở của lòng tốt thì chúng ta không thể thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp. Dựa vào quyền lợi riêng tư của các cá nhân – trong hệ thống quyền sở hữu và trao đổi được xác định một cách rạch ròi – là cách tổ chức tốt nhất xã hội phức tạp hơn là một xóm nhỏ.
Xã hội dân sự
Chúng ta muốn kết hợp với những người khác nhằm đạt được những mục đích mang tính phương tiện – sản xuất nhiều lương thực hơn, trao đổi hàng hóa, phát triển công nghệ mới – nhưng chúng ta còn muốn kết hợp với họ là vì ta cảm thấy có nhu cầu sâu sắc về giao tiếp, về tình bạn, tình yêu và tình làng nghĩa xóm nữa. Những hội đoàn mà ta cùng với những người khác lập ra tạo thành cái mà ta gọi là xã hội dân sự. Những hội đoàn này có rất nhiều hình thức đáng ngạc nhiên – gia đình, nhà thờ, trường học, câu lạc bộ, hội kín, hiệp hội tự quản, hội đồng hương và rất nhiều kiểu hội đoàn thương mại như hiệp hội nhà ở, công ty, các tổ chức lao động và nghiệp đoàn lao động. Tất cả các hội đoàn này đều phục vụ nhu cầu của con người, dĩ nhiên là theo những cách khác nhau. Có thể định nghĩa xã hội dân sự một cách rộng rãi như sau: đấy là tất cả những hội đoàn tự nguyện và hình thành một cách tự nhiên trong xã hội.
Một số nhà phân tích nói rằng có sự khác biệt giữa những tổ chức thương mại và những tổ chức phi lợi nhuận, họ lập luận rằng các doanh nghiệp là một phần của thị trường chứ không phải xã hội dân sự; nhưng tôi theo truyền thống cho rằng sự khác biệt thực sự là giữa những tổ chức cưỡng bức – nhà nước – và tổ chức tự nhiên hoặc tự nguyện. Dù một hiệp hội cụ thể nào đó có được lập ra nhằm thu lợi nhuận hay nhắm tới những mục tiêu khác thì đặc điểm chủ yếu của nó vẫn là: chúng ta tự nguyện tham gia.
Hiện nay, nhiều người hiểu sai về xã hội dân sự và “mục tiêu của quốc gia” cho nên chúng ta phải ghi nhớ luận điểm của F. A. Hayek rằng các hiệp hội trong xã hội dân sự được thành lập để nhằm đạt mục tiêu cụ thể nào đó, nhưng xã hội dân sự nói chung thì không có bất cứ mục tiêu nào; nó là kết quả tự phát của tất cả những hiệp hội có mục tiêu nói trên.
Thị trường là hợp tác
Thị trường là yếu tố thiết yếu của xã hội dân sự. Thị trường xuất hiện từ hai tác nhân sau đây: hợp tác với người khác thì ta có thể làm được nhiều việc hơn là làm một mình và chúng ta có thể công nhận điều đó. Nếu chúng ta là một giống loài mà hợp tác không hiệu quả bằng lao động đơn độc hoặc chúng ta không nhận thức được lợi ích của sự hợp tác thì chúng ta sẽ tiếp tục là những người đơn độc và cô đơn. Nhưng còn tệ hơn thế, vì như Ludwig von Mises giải thích: “Mỗi người sẽ coi tất cả những người khác là kẻ thù, khao khát thỏa mãn những ham muốn của mỗi người sẽ đẩy anh ta vào cuộc xung đột không bao giờ dứt với tất cả những người hàng xóm của anh ta”. Nếu hợp tác và phân công lao động không có khả năng làm cho các bên cùng có lợi thì cũng không thể nào có được sự đồng cảm và tình bằng hữu, thị trường cũng không thể nào xuất hiện được.
Thông qua thị trường, các cá nhân và công ty cạnh tranh để hợp tác một cách tốt hơn. Hãng General Motors và hãng Toyota cạnh tranh để hợp tác với tôi nhằm đạt được mục đích đi lại của tôi. Hãng AT&T và hãng MCI cạnh tranh để hợp tác với tôi nhằm đạt được mục tiêu trao đổi thông tin giữa tôi với những người khác. Đúng là họ cạnh tranh quyết liệt với nhau nhằm giành được công việc làm ăn với tôi để tôi có thể hợp tác với một công ty liên lạc, tức là công ty có thể làm cho tôi yên lòng nhờ vào một cái máy nhắn tin.
Những người phê phán nền kinh tế thị trường thường phàn nàn là thị trường khuyến khích và tưởng thưởng cho tính tư lợi. Trên thực tế, trong hệ thống chính trị nào thì người ta cũng tự tư tự lợi cả. Thị trường đưa tính tư lợi của người ta vào những hướng có ích đối với xã hội. Trên thị trường tự do, người ta đạt được mục tiêu của mình bằng cách tìm xem những người khác muốn gì và cố gắng cung cấp cái đó. Điều đó có thể có nghĩa là một số người cùng nhau đan lưới đánh cá hay làm đường. Trong nền kinh tế phức tạp hơn, điều đó có nghĩa là tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng được nhu cầu hay ước muốn của người khác. Những người lao động hay doanh nhân đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người khác sẽ được tưởng thưởng, còn những người không làm được như thế sẽ nhanh chóng nhận ra và cố gắng bắt chước những người thành công hơn hoặc thử những cách tiếp cận mới.
Tất cả những tổ chức kinh tế khác nhau mà chúng ta đang thấy trên thương trường đều là những thí nghiệm nhằm tìm ra cách thức hợp tác để đạt được những mục tiêu mà mỗi bên đều mong muốn. Quyền sở hữu, chế độ pháp quyền, chính phủ tối thiểu là để cung cấp không gian tối đa cho người dân thử nghiệm những hình thức hợp tác mới. Phát triển hợp tác cho phép giải quyết những nhiệm vụ kinh tế lớn lao mà từng cá nhân hay một vài người không thể nào làm được. Những tổ chức như hiệp hội nhà ở, qũy tương hỗ, công ty bảo hiểm, ngân hàng, hợp tác xã và nhiều hình thức khác là những cố gắng nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế đặc thù bằng những hình thức hiệp hội mới. Một số hình thức tỏ ra là kém hiệu quả; thí dụ, nhiều tập đoàn kinh tế lớn hồi những năm 1960 tỏ ra là không thể quản lí được và các cổ đông đã bị mất tiền. Sự quay trở lại một cách nhanh chóng với những quy luật của thị trường đã cung cấp sáng kiến cho những hình thức mới và có hiệu quả, còn những hình thức không hiệu quả thì bị loại bỏ.
Trong nền kinh tế thị trường, hợp tác cũng quan trọng chẳng kém gì cạnh tranh. Cả hai đều là những thành tố thiết yếu đối với hệ thống tự do và hầu hết chúng ta đều dành nhiều thời gian để hợp tác với các đối tác, với đồng nghiệp, với nhà cung cấp và khách hàng hơn là cạnh tranh với họ. Cuộc đời sẽ trở thành chán ngắt, tàn bạo và ngắn ngủi nếu chúng ta là những người cô độc. May cho tất cả chúng ta là xã hội thị trường không phải là như thế.
David Boaz là phó giám đốc Viện nghiên cứu mang tên Cato và là cố vấn hiệp hội sinh viên vì tự do. Ông là tác giả cuốn Triết lí tự do: Lược khảo (Libertarianism: A Primer) và là người biên tập mười lăm cuốn sách khác, trong đó có Người đọc theo triết lí tự do: những bài viết kinh điển và hiện đại từ Lão Tử tới Milton Friedman (The Libertarian Reader: Classic and Contemporary Writings from Lao Tzu to Milton Friedman). Ông đã và đang viết cho những tờ báo lớn như the New York Times, the Wall Street Journal và the Washington Post, và là nhà bình luận thường xuyên có mặt trên các chương trình truyền hình cũng như phát thanh; ông còn tham gia viết blog cho các trang mạng như Cato@Liberty, The Guardian, The Australian, và Encyclopedia Britannica.
Chữa bệnh kiếm lời và động cơ của lòng trắc ẩn
Tom G. Palmer
Tác giả tiểu luận này đưa ra suy nghĩ của mình, trên cơ sở trải nghiệm của chính ông trong quá trình điều trị bệnh đau lưng. Đây không phải là học thuyết xã hội, cũng không phải là đóng góp vào môn khoa học xã hội. Đây chỉ là một cố gắng nhằm làm rõ quan hệ giữa công việc kinh doanh và lòng trắc ẩn mà thôi. Chữa bệnh kiếm lời chắc chắn là công việc khủng khiếp và phi đạo đức. Lúc nào tôi cũng nghe thấy người ta tấn công nó như thế. Thực vậy, tôi đang nghe thấy người ta tấn công các bệnh viện tư trên sóng của CBC (Hãng phát thanh & truyền hình Canada – ND). Khi các bác sỹ, y tá và những nhà quản lí bệnh viện chỉ nghĩ đến thu nhập thì lòng trắc ẩn sẽ được thay thế bằng tính ích kỉ nhẫn tâm, nhiều người nói như thế. Nhưng tôi vừa ngộ ra chuyện này sau khi phải đến hai bệnh viện – một bệnh viện tư nhân và cái kia là bệnh viện họat động phi lợi nhuận – để chữa bệnh đau lưng.
Gần đây tôi bị thóat vị đĩa đệm cột sống, đau không thể tưởng tượng nổi. Tôi đến gặp một chuyên gia tại một bệnh viện tư trong khu vục, ngay trong vòng một giờ đồng hồ ông ta đã sắp xếp cho tôi chụp MRI tại một phòng chụp X-quang tư nhân ở gần đó. Sau đó ông ta lại sắp xếp cho tôi tiêm thuốc tê để làm giảm viêm dây thần kinh cột sống, đấy chính là nguồn gốc của cơn đau. Tôi bị đau đến mức gần như không cử động được. Cái khoa chữa bệnh đau lưng tư nhân trong cái bệnh viện tư mà tôi đến chữa bệnh gồm tòan những bác sĩ và y tá cực kì tử tế và họ đã cư xử với tôi một cách nhẹ nhàng. Sau khi cô y tá giảng giải cho tôi thủ tục và chắc chắn là tôi đã hiểu rõ tất cả các qui định thì bà bác sĩ phụ trách việc tiêm thuốc tê tự giới thiệu, bà giảng giải từng bước một và sau đó mới tiến hành công việc với tính chuyên nghiệp cao và sự quan tâm thấy rõ đối với bản thân tôi.
Sau đó vài tuần. Tôi vẫn còn đau và yếu, nhưng đã khá hơn rất nhiều. Bà bác sĩ đề nghị tôi tiêm một mũi nữa. Thật không may là cái khoa chữa bệnh đau lưng lại đang chữa trị cho những người đã giữ chỗ trước suốt ba tuần lễ liền. Tôi không muốn chờ lâu và tôi gọi điện cho một vài bệnh viện nữa trong khu vực. Một bệnh viện công nổi tiếng và được đánh giá cao có thể tiếp nhận tôi sau hai ngày. Tôi vui mừng xin hẹn gặp bác sĩ sau hai ngày nữa.
Khi đến bệnh viện công, trước hết tôi hỏi chuyện mấy ông bà đã về hưu nhưng lại mặc những bộ đồng phục tình nguyện viên khá gọn gàng. Đấy rõ ràng là những người nhân đức, đúng như người ta có thể nghĩ về bệnh viện công. Sau đó tôi mới tập tễnh chống gậy đi vào khoa chữa trị đau lưng, rồi ngồi xuống bên cạnh một cái bàn. Một cô y tá đi ra, cô gọi tên tôi và sau khi tôi lên tiếng thì cô ngồi xuống bên cạnh tôi ngay trong phòng chờ đó. Cuộc phỏng vấn diễn ra giữa đám đông những người lạ mặt như thế. May là cũng không có câu nào có thể làm người ta lúng túng. Tôi nhận thấy là những cô y tá khác cũng đang lên giọng hạ lệnh cho các bệnh nhân xung quanh. Một cô y tá bảo một bà rõ ràng là đang bị đau chuyển sang một cái ghế khác và sau khi bệnh nhân nói rằng nếu bà cứ được ngồi ở đấy thì tốt hơn, cô y tá đã chỉ tay vào cái ghế bên cạnh và gằn giọng: “Không. Ngồi sang kia!”. Khi cô y tá này tiến lại chỗ tôi, tôi nghĩ là ánh mắt của mình đã cho cô ta thấy rằng tôi không muốn bị đối xử như những học sinh trong trường giáo dưỡng. Cô ta không nói gì, chỉ lấy tay ra hiệu cho tôi đi vào phòng khám.
Vị bác sĩ điều trị bước vào. Không giới thiệu. Không tên tuổi. Không bắt tay. Ông ta nhìn hồ sơ của tôi, lầm bầm cái gì đó, rồi ông ta bảo tôi ngồi lên giường, và ông ta cởi quần áo của tôi ra. Tôi bảo ông ta rằng lần trước tôi được nằm nghiêng, tư thế đó tiện hơn vì ngồi rất đau. Ông ta bảo rằng thích tôi ngồi. Tôi trả lời rằng tôi thích nằm nghiêng. Ông ta nói rằng ngồi dễ làm hơn, điều đó đáp ứng cả quyền lợi của tôi lẫn của ông ta nên tôi đồng ý. Sau đó – không như bà bác sĩ trong bệnh viện tư – ông ta ấn mạnh mũi kim tiêm và tiêm đau đến nỗi tôi phải la lên. Sau đó ông ta rút kim, rồi ghi hồ sơ và biến mất. Cô y tá đưa cho tôi tờ giấy và chỉ lối cho tôi đi ra. Tôi trả tiền rồi biến.
Lợi nhuận và lòng trắc ẩn
Đấy là những kinh nghiệm nhỏ giúp ta so sánh bệnh viên tư và bệnh viện công. Nhưng nó có thể nói cho ta biết về động cơ vụ lợi và quan hệ của nó với lòng trắc ẩn. Không chỉ bệnh viện tư mới hấp dẫn những người tử tế và có lòng trắc ẩn vì những người tình nguyện già nua trong bệnh viện công chắc chắn cũng là những người tử tế và có lòng trắc ẩn. Nhưng tôi nghĩ rằng các bác sĩ và y tá làm việc trong khoa chữa bệnh đau lưng ở bệnh viện tư được khuyến khích thể hiện lòng trắc ẩn trong khi họ làm việc. Xét cho cùng, nếu cần chữa nữa hoặc nếu có người tham khảo ý kiến thì tôi sẽ nghĩ đến bệnh viện tư. Nhưng tôi sẽ không quay lại hay khuyên ai tới bệnh viện công, tôi nghĩ rằng tôi biết lí do: các bác sĩ và y tá ở đó chẳng có lí do gì để muốn gặp tôi. Và tôi còn hiểu được vì sao bệnh viện công lại tiêm tôi nhanh như thế. Tôi ngờ rằng họ chẳng có mấy khách quay lại lần thứ hai.
Kinh nghiệm này không nói rằng lợi nhuận là điều kiện cần hay thậm chí điều kiện đủ để cho người ta thể hiện lòng trắc ẩn, nhân từ hay nhã nhặn. Tôi làm tại một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức này sống dựa vào sự ủng hộ của những nhà tài trợ. Nếu tôi không hoàn thành trách nhiệm thì họ sẽ không tài trợ cho công việc của tôi nữa. Chuyện là, tôi và các đồng nghiệp của tôi làm việc ở đây vì chúng tôi và những nhà tài trợ cùng có những mối quan tâm chung, cho nên công việc diễn ra một cách hài hòa. Nhưng khi nhà tài trợ, người làm công và “khách hàng” (dù đấy có là người bị đau hay nhà báo hoặc nhà giáo cần thông tin và kiến thức thì cũng thế) không chia sẻ những giá trị và mục tiêu như nhau – thí dụ như trong bệnh viện công bên trên - thì động cơ lợi nhuận sẽ hành động một cách quyết liệt nhằm làm cho những mục đích của họ trở thành hài hòa. Lợi nhuận kiếm được trong khuôn khổ pháp luật rõ ràng và có hiệu lực (khác với lợi nhuận của một tên ăn cắp có hạng) có thể làm cho người ta không còn lãnh đạm mà có lòng trắc ẩn. Muốn có lợi nhuận thì bác sỹ phải để ý tới quyền lợi của bệnh nhân bằng cách đặt ông ta hay bà ta vào vị trí của bệnh nhân, buộc họ phải tưởng tượng được những đau khổ của người khác và phải có lòng trắc ẩn. Trong nền kinh tế thị trường tự do, động cơ lợi nhuận có thể trở thành tên gọi khác của động cơ trắc ẩn.
Hai mươi ngộ nhận về thị trường
Tom G. Palmer
Đây là bài phát biểu của giáo sư Tom G. Palmer tại hội thảo khu vực mang tên Khuôn khổ định chế cho tự do của châu Phi do Hội Mont Pelerin tổ chức ở Nairobi, Kenya vào ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Khi suy nghĩ về những ưu khuyết điểm của cơ chế thị trường trong việc giải quyết vấn đề hợp tác xã hội cần phải làm rõ một số ngộ nhận. Đa số, chứ không phải là tất cả, những ngộ nhận đó là do những người có thái độ thù địch với thị trường tuyên truyền. Một số có thể lại được tạo ra bởi những người có thái độ ủng hộ quá mức đối với thị trường. Mặc dù tất cả những ngộ nhận đó đều đáng được phân tích một cách kĩ lưỡng, nhưng trên thực tế, chúng ta thường gặp những ngộ nhận loại một, còn ngộ nhận loại thì hiếm gặp hơn.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hai mươi ngộ nhận, được chia thành bốn nhóm chính:
- Phê phán từ quan điểm đạo đức;
- Phê phán từ quan điểm kinh tế;
- Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức;
- Ủng hộ một cách quá nhiệt tình.
Phê phán từ quan điểm đạo đức
1. Thị trường là vô luân hoặc không cần quan tâm tới luân thường đạo lí
Thị trường làm cho người ta chỉ nghĩ đến tính toán lợi ích. Trao đổi trên thương trường là bất chấp đạo đức, bất chấp những điều cao quí, những điều làm cho chúng ta trở thành con người: tức là có khả năng suy nghĩ không chỉ về những thứ có lợi cho mình mà còn biết phân biệt giữa đúng và sai, giữa luân lí và vô luân nữa.
Thật khó tưởng tượng được một tuyên bố sai lầm hơn thế. Vì muốn trao đổi thì các bên phải tôn trọng công lí. Những người trao đổi với nhau khác hẳn những người chỉ biết cướp đoạt: các bên trao đổi thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi hợp pháp của người khác. Người ta tham gia trao đổi trước hết là vì người ta muốn cái người khác có nhưng đạo đức và pháp luật không cho phép người ta cướp đoạt. Trao đổi là chuyển đổi phân bố nguồn lực, nghĩa là mọi trao đổi đều được so sánh với phân bố ban đầu: nếu không có trao đổi thì các bên vẫn giữ được cái mà mình có. Trao đổi đòi hỏi nền tảng công lí vững chắc. Không có nền tảng đạo đức và pháp luật như thế thì không thể có trao đổi.
Nhưng thị trường không chỉ là tôn trọng công lí. Thị trường còn là khả năng cân nhắc không chỉ ước muốn của mình mà còn cân nhắc ước muốn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác nữa. Người chủ nhà hàng mà không quan tâm tới ước muốn của thực khách thì chẳng mấy chốc sẽ phá sản. Nếu thực khách bị ngộ độc thức ăn thì họ sẽ không tới nữa. Nếu thức ăn không hợp khẩu vị thì họ cũng sẽ không tới nữa. Kết quả là chủ nhân sẽ phá sản. Thị trường khuyến khích những người tham gia đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét nguyện vọng của người khác và cố gắng nhìn các sự vật và hiện tượng bằng con mắt của người khác.
Thị trường là lựa chọn thay thế cho bạo lực. Thị trường giúp chúng ta sống trong xã hội. Thị trường nhắc nhở chúng ta rằng cần phải tính đến quyền lợi của những người khác.
2. Thị trường khuyến khích thói tham lam và tính ích kỉ
Trên thị trường người ta chỉ tìm cách mua hàng với giá thấp nhất hoặc kiếm được nhiều lời nhất mà thôi. Động cơ của họ là lòng tham và tính ích kỉ chứ không phải là quan tâm tới người khác.
Thị trường không khuyến khích cũng không làm giảm được tính ích kỉ hoặc lòng tham. Nó tạo điều kiện cho cả những người vị tha nhất cũng như những người ích kỉ nhất thực hiện mục tiêu của mình bằng biện pháp hòa bình. Những người dành cả đời mình để giúp đỡ người khác có thể sử dụng thị trường nhằm thúc đẩy những mục tiêu của mình chẳng khác gì những người lấy việc tích cóp tài sản làm mục tiêu. Một số người lại tích cóp tài sản nhằm gia tăng khả năng giúp đỡ người khác. George Soros và Bill Gates là thí dụ điển hình của loại người như thế; họ đã kiếm được bộn tiền, một phần là để gia tăng khả năng giúp đỡ người khác thông qua những khoản tiền rất lớn mà họ hiến tặng cho những hoạt động từ thiện.
Giả sử có một Mẹ Teresa mới, bà muốn sử dụng số tài sản mà bà có để nuôi ăn, cung cấp quần áo mặc và chăm sóc cho thật nhiều người. Thị trường sẽ tạo điều kiện cho bà tìm được những chiếc chăn, thức ăn, thuốc chữa bệnh với giả rẻ nhất để chăm sóc cho những người cần bà giúp đỡ. Thị trường giúp làm ra của cải để giúp đỡ những người kém may mắn và tạo điều kiện cho những người có lòng trắc ẩn gia tăng khả năng giúp đỡ của họ. Thị trường làm cho những người có lòng trắc ẩn có cái để mà làm việc thiện.
Chúng ta thường lầm lẫn khi đánh đồng mục tiêu của người ta với “tính tư lợi”, rồi lại đánh đồng tính tư lợi với “thói ích kỉ”. Nói cho ngay, mục đích của những người tham gia trên thương trường là mục đích cá nhân, nhưng là những người sống có mục đích, chúng ta còn quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của những người khác nữa – đấy là những người trong gia đình ta, bạn bè ta, hàng xóm của ta và thậm chí cả những người hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chẳng bao giờ gặp. Và, như đã nói bên trên, thị trường tạo điều kiện cho người ta cân nhắc nhu cầu của người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ.
Như mọi người đều biết, nền tảng bền vững nhất của xã hội loài người không phải là tình yêu hay tình bằng hữu. Tình yêu và tình bằng hữu là thành quả của lợi ích lẫn nhau thu được thông qua hợp tác, dù là trong cộng đồng lớn hay cộng đồng nhỏ. Không có lợi ích lẫn nhau như thế thì xã hội không thể nào tồn tại được. Không có lợi ích lẫn nhau thì tin tốt đối với Tom sẽ là tin xấu đối với June và ngược lại, và họ sẽ không thể nào hợp tác được với nhau, không thể là bạn bè của nhau được. Thị trường thúc đẩy sự hợp tác giữa người với người, nó còn tạo điều kiện cho những người không quen biết nhau, những người thuộc các tôn giáo hay ngôn ngữ khác nhau và những người có thể chẳng bao giờ gặp nhau hợp tác với nhau. Lợi ích tiềm tàng của thương mại và việc khuyến khích thương mại bằng quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng và được bảo đảm bằng pháp luật làm cho ngay cả những người hoàn toàn xa lạ cũng có thể cùng làm công việc từ thiện, có thể có tình yêu và tình bạn xuyên qua đường biên giới quốc gia nữa.
Phê phán từ quan điểm kinh tế
3. Chỉ dựa vào thị trường thì sẽ dẫn tới độc quyền
Chỉ dựa vào thị trường tự do mà không có sự can thiệp của nhà nước thì sẽ dẫn tới sự kiện là một vài công ty lớn bán đủ mọi thứ. Thị trường đương nhiên là sẽ tạo ra các công ty độc quyền, vì những nhà sản xuất nhỏ sẽ bị những công ty lớn đẩy ra ngoài, đấy là những công ty chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà thôi. Trong khi đó chính phủ tìm cách bảo vệ quyền lợi xã hội và sẽ hành động nhằm ngăn chặn độc quyền.
Nhưng các chính phủ - và họ thường làm như thế - lại dành độc quyền cho những cá nhân hay những nhóm người mà họ ưu ái, nghĩa là họ cấm những người khác tham gia vào thị trường và cấm cạnh tranh nhằm lôi kéo người tiêu dùng. Đấy chính là độc quyền. Độc quyền cũng có thể được giành cho những cơ quan hay xí nghiệp của chính phủ (thí dụ, chính phủ nhiều nước kiểm soát hoàn toàn dịch vụ bưu chính) hoặc giành cho những công ty, gia đình hay cá nhân được chính quyền ưu ái.
Thị trường tự do có thúc đẩy quá trình độc quyền hóa hay không? Có rất ít hoặc chẳng có lí do chính đáng nào để nói có, trong khi đó lại có nhiều lí do để nói không. Thị trường tự do là quyền tự do của cá nhân trong việc tham gia cũng như không tham gia thị trường, tự do mua hay bán với những người mà họ muốn mua và bán. Nếu một số công ty nào đó trên thương trường có quyền tự do kiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình thì họ sẽ lôi kéo đối thủ cạnh tranh tham gia và lợi nhuận cao sẽ không còn. Một số tác phẩm viết về kinh tế học mô tả những tình huống giả định, trong đó thị trường có thể tạo ra những “đặc lợi” thường trực nghĩa là thu nhập lớn hơn chi phí cơ hội, được định nghĩa là khoản thu bằng cách sử dụng nguồn lực theo cách khác. Nhưng tìm ra những thí dụ cụ thể là khó khăn thiên nan vạn nan, nếu không kể những trường hợp khi người ta nắm được những nguồn lực độc nhất (thí dụ như bức tranh của Rembrandt). Trái lại, lịch sử đầy dãy những thí dụ về việc chính phủ giành đặc quyền đặc lợi cho những người ủng hộ họ.
Quyền tự do tham gia thị trường và tự do lựa chọn người bán thúc đẩy quyền lợi của người tiêu dùng, nó bào mòn “đặc lợi” tạm thời mà những người hay công ty đầu tiên cung cấp hàng hóa có thể được hưởng. Trái lại, giao cho chính phủ quyền xác định ai có thể hay không thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sẽ tạo ra các công ty độc quyền – độc quyền thật sự chứ không phải là giả định – làm hại quyền lợi người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà phát triển sản xuất chính là cơ sở của việc cải thiện điều kiện sống của con người. Nếu thị trường thường xuyên tạo ra độc quyền thì chúng ta đã không thấy nhiều người tìm đến chính phủ để xin được độc quyền, làm thiệt hại người tiêu dùng và những công ty cạnh tranh yếu thế hơn. Họ đã có thể giành được độc quyền thông qua cơ chế thị trường rồi.
Không được quên rằng chính phủ cũng luôn luôn tìm cách độc quyền: một trong những đặc điểm dễ thấy nhất là độc quyền sử dụng vũ lực tại một vùng lãnh thổ. Tại sao chúng ta có thể nghĩ rằng sự độc quyền đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh hơn là cơ chế thị trường, một cơ chế tạo điều kiện cho mọi người tự do cạnh tranh với nhau?
4. Thị trường chỉ hoạt động khi có thông tin hoàn hảo, mà muốn thế thì phải có sự quản lí chính phủ
Muốn cho thị trường hoạt động hữu hiệu thì tất cả những người tham gia trên thương trường đều phải có đầy đủ thông tin về giá mà họ phải trả cho mỗi hành động của mình. Nếu một số người có nhiều thông tin hơn những người khác thì sự mất đối xứng như thế sẽ dẫn tới kết quả tiêu cực và bất công. Chính phủ phải can thiệp nhằm cung cấp thông tin và tạo ra những kết quả tích cực và công bằng.
Thông tin, cũng như mọi thứ chúng ta cần bao giờ cũng có giá của nó, nghĩa là muốn có thêm thông tin thì chúng ta phải từ bỏ một cái gì đó. Thông tin cũng là hàng hóa được trao đổi trên thương trường; thí dụ, chúng ta mua những cuốn sách có chứa thông tin vì chúng ta cho rằng thông tin chứa trong những cuốn sách đó có giá trị cao hơn là số tiền chúng ta bỏ ra để mua chúng. Chẳng khác gì chế độ dân chủ, thị trường hoạt động mà không cần thông tin hoàn hảo. Cho rằng những người tham gia trên thương trường phải trả giá cho thông tin nhưng những người tham gia hoạt động chính trị lại không cần trả giá gì cả là quan niệm không thực tế, cực kì có hại. Cả các chính khách lẫn cử tri đều không thể có thông tin hoàn hảo. Đặc biệt là, cả các chính khách lẫn cử tri đều không cố gắng tìm kiếm cho đủ thông tin cần thiết như là những người tham gia trên thương trường vẫn làm vì họ có mất tiền của mình đâu. Ví dụ, khi chi tiêu bằng tiền ngân sách, các chính trị gia thường không thận trọng, nghĩa là không cố gắng tìm kiếm thông tin bằng lúc họ tiêu tiền của chính mình.
Người ta thường cho rằng nhà nước cần phải can thiệp là do sự mất đối xứng về thông tin giữa người tiêu dùng và những người cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Bác sĩ bao giờ cũng có nhiều thông tin về y tế hơn là bệnh nhân, nói ví dụ thế, và đấy là lí do vì sao chúng ta phải đến bác sĩ chữa bệnh chứ không tự chữa lấy. Vì lí do đó mà người ta ngờ rằng bệnh nhân không thể biết ông bác sĩ nào giỏi hơn, hoặc có được chữa đúng hay không hoặc có phải trả nhiều tiền quá hay không. Giấy phép hành nghề của nhà nước là đáp án cho những câu hỏi như thế; đôi khi có người nói rằng với cách cấp giấy phép hành nghề như thế, dân chúng có thể tin rằng bác sĩ là người có trình độ, có chuyên môn và không bắt họ trả quá nhiều tiền. Nhưng kết quả của những công trình nghiên cứu về việc phát giấy phép hành nghề chữa bệnh cũng như những nghề khác lại cho thấy hoàn toàn ngược lại. Nếu thị trường tạo ra sự phân hóa về trình độ thì chế độ cấp phép lại chỉ có hai mức, được cấp hoặc là không được cấp. Hơn nữa, giấy phép hành nghề thường bị thu hồi khi người được cấp phép có “hành vi không phù hợp với nghề nghiệp”, trong đó có cả quảng cáo! Nhưng quảng cáo là một trong những phương tiện mà thị trường dùng để cung cấp thông tin – về sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ, về chất lượng và giá cả. Hệ thống cấp phép không phải là giải pháp cho vấn đề bất đối xứng thông tin mà là nguyên nhân của nó.
5. Thị trường chỉ hoạt động khi có rất nhiều người với thông tin hoàn hảo cùng trao đổi những món hàng hoàn toàn giống nhau.
Thị trường hiệu quả - tức là nơi mà sản lượng được tối đa hóa và lợi nhuận được tối thiểu hóa - đòi hỏi rằng không ai được quyền quyết định giá cả, nghĩa là việc tham gia cũng như rút lui khỏi thương trường của bất kì người mua hay người bán nào cũng không ảnh hưởng đến giá cả. Tất cả các sản phẩm đều giống nhau và thông tin về sản phẩm và giá cả được cung cấp miễn phí. Nhưng thương trường là cuộc cạnh tranh không hoàn hảo, đấy là lí do vì sao chính phủ phải tham gia và điều tiết.
Sử dụng những mô hình tương tác kinh tế trừu tượng có thể có ích, nhưng nếu những khái niệm mang tính lí thuyết phải gánh thêm những điều kiện mang tính chuẩn tắc như “hoàn hảo” thì điều đó có thể dẫn tới những hậu quả cực kì tiêu cực. Nếu một hoàn cảnh cụ thể nào đó của thị trường được coi là cạnh tranh “hoàn hảo” thì tất cả những hoàn cảnh khác sẽ bị coi là “không hoàn hảo” và cần phải được cải thiện – có lẽ là bằng một cơ quan nào đó bên ngoài thị trường. Trên thực tế, cạnh tranh “hoàn hảo” chỉ là mô hình trí tuệ, từ đó có thể rút ra một số kết luận nhất định, ví dụ như vai trò của lợi nhuận trong việc phân bố nguồn lực (khi lợi nhuận của lĩnh vực nào đó cao hơn lợi nhuận trung bình thì những công ty cạnh tranh sẽ hướng nguồn lực của họ vào lĩnh vực đó, giá sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm theo) và vai trò của tính bất định trong việc quyết định nhu cầu giữ tiền mặt (vì nếu thông tin được phát miễn phí thì mọi người sẽ mang đầu tư tất cả số tiền họ có và chỉ giải ngân tại thời điểm họ cần đầu tư, từ đó có thể rút ra kết luận rằng sự tồn tại của tiền mặt là do thiếu thông tin). Cạnh tranh “hoàn hảo” không phải là kim chỉ nam cho việc cải tiến thị trường, đấy chỉ là một thuật ngữ chưa chuẩn trong mô hình mang tính lí thuyết về những quá trình diễn ra trên thương trường mà thôi.
Nhà nước muốn trở thành tác nhân có thể đưa thị trường đến sự “hoàn hảo” như thế thì chính nó cũng phải là sản phẩm của chế độ dân chủ “hoàn hảo”, trong đó tất cả cử tri và ứng cử viên đều không thể có ảnh hưởng cá nhân đối với chính sách, tất cả các chính sách đều đồng nhất và thông tin về ưu, khuyết điểm của các chính sách đều được phát miễn phí. Rõ ràng là chuyện này không bao giờ xảy ra được.
Phương pháp khoa học áp dụng trong việc lựa chọn chính sách đòi hỏi rằng lựa chọn phải được thực hiện trong số những phương án tồn tại trên thực tế. Theo những phương pháp được nói tới bên trên thì cả lựa chọn trong lĩnh vực chính trị lẫn lựa chọn trên thương trường đều là những lựa chọn không hoàn hảo, vì vậy mà người ta phải lựa chọn trên cơ sở so sánh những quá trình diễn ra trên thực tế chứ không phải là những quá trình “hoàn hảo” – thương trường hay chính trường thì cũng thế.
Thị trường tạo ra vô vàn biện pháp cung cấp thông tin và thực hiện sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa những người tham gia trên thương trường. Thị trường cung cấp cho người dân khuôn khổ tìm kiếm thông tin, trong đó có những hình thức hợp tác. Quảng cáo, tín dụng, uy tín, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, tổ chức giám định và rất nhiều thiết chế xuất hiện trên thương trường nhằm phục vụ cho mục tiêu đơn giản hóa quá trình hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chúng ta cần phải tìm những biện pháp mới trong việc sử dụng thị trường nhằm cải thiện phúc lợi của con người chứ không phải là bác bỏ thị trường vì nó chưa hoàn hảo.
6. Thị trường không có khả năng sản xuất được hàng hóa công cộng (tập thể)
Nếu tôi ăn quả táo thì anh không thể ăn chính quả táo đó, như vậy có nghĩa là “tiêu thụ” quả táo là quá trình mang tính cạnh tranh. Nếu tôi chiếu một bộ phim và không muốn người khác xem thì tôi phải bỏ tiền xây tường để ngăn không cho những người không trả tiền xem. Trong nền kinh tế thị trường, một số hàng hóa mà công năng không mang tính cạnh tranh, còn không cho người khác cùng sử dụng là việc làm rất tốn kém, sẽ không được người ta sản xuất vì ai cũng chờ người khác làm thay cho mình. Chỉ có nhà nước mới có khả năng cung cấp những món hàng hóa mang tính xã hội như thế. Đấy không chỉ là quốc phòng hay hệ thống pháp lí, mà còn bao gồm giáo dục, giao thông, chăm sóc y tế và nhiều loại dịch vụ khác. Không thể giao cho thị trường những lĩnh vực như thế vì những người không trả tiền sẽ sử dụng chúng trên cơ sở chi phí của người khác, và vì ai cũng muốn trở thành người ăn không nên chẳng ai chịu chi tiền hết. Như vậy nghĩa là chỉ có chính phủ mới có thể cung ứng được những sản phẩm đó.
Biện hộ cho vai trò nước trong việc sản xuất những loại hàng hóa công cộng là một trong những trường hợp áp dụng sai luận cứ kinh tế thường gặp nhất. Hàng hóa có tính tranh đoạt (rivalrous) khi tiêu dùng hay có tính phi tranh đoạt (non-rivalrous) thường không phải là do bản chất cố hữu của nó mà do số người sử dụng: bể bơi có thể là hàng hóa có tính phi cạnh tranh nếu chỉ có hai người sử dụng, nhưng sẽ thành có tính cạnh tranh nếu có hai trăm người muốn bơi. Ngoài ra, muốn bảo đảm rằng chỉ một mình mình được sử dụng thì phải chi tiền, dù đấy là hàng hóa công hay tư thì cũng thế: nếu tôi không muốn bạn ăn táo của tôi thì có thể tôi sẽ phải có hành động nhằm bảo vệ chúng, ví dụ như xây hàng rào. Nhiều loại hàng hóa có tính phi cạnh tranh, ví dụ như trận đấu bóng đá chuyên nghiệp (nếu bạn xem thì không có nghĩa là tôi không thể xem), có thể được sản xuất/tổ chức vì có những doanh nhân đã đầu tư các phương tiện để ngăn cản, không cho những người không trả tiền xem.
Ngoài ra, nhiều hàng hóa về bản chất không mang tính công cộng, nhưng chúng có tính chất như thế là do quyết định chính trị, khiến chúng trở thành loại hàng hóa mà mọi người đều có thể tiếp cận, thậm chí hoàn toàn miễn phí nữa. Nếu nhà nước làm những con đường “miễn phí” thì thật khó tưởng tượng làm sao doanh nghiệp tư nhân có thể làm ra những con đường “miễn phí”, nghĩa là với giá vận chuyển bằng không mà lại cạnh tranh được? Nhưng xin nhớ rằng đường “miễn phí” trên thực thế không phải là miễn phí vì nó được tài trợ từ tiền thuế (mà những người không đóng thuế có thể bị trừng phạt nặng, thậm chí bị bỏ tù nữa). Ngoài ra, sự thiếu vắng cơ chế giá cả còn là lí do chính yếu của những biểu hiện sử dụng thiếu hiệu quả, ví dụ như nạn kẹt xe, đấy là biểu hiện của việc không có cơ chế phân bố nguồn lực hạn chế (không gian di chuyển) nhằm sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Thực vậy, xu hướng chung trên thế giới là sử dụng đường thì phải trả tiền, đấy sẽ là một đòn nặng đánh vào lí lẽ cho rằng nhà nước phải cung cấp loại “hàng hóa” này.
Nhiều loại hàng hóa – từ hải đăng cho đến giáo dục, cảnh sát và giao thông – tưởng như thị trường không thể nào cung cấp được thì trên thực tế đã từng được hay đang được cung cấp thông qua cơ chế thị trường. Điều đó cho phép giả định rằng việc coi đấy là những loại hàng hóa công cộng là phi lí, hay ít nhất cũng đã bị cường điệu một cách quá đáng.
Người ta thường cho rằng một số hàng hóa chỉ có thể do nhà nước sản xuất vì cơ chế giá cả không thể tính toán được các “ngoại ứng” của chúng. Ví dụ, hệ thống giáo dục phổ cập mang lại lợi ích không chỉ cho người học mà còn cho toàn xã hội nữa, và đấy dường như là lời biện hộ cho hệ thống giáo dục công, được nhà nước tài trợ thông qua thuế thu nhập. Nhưng, mặc dù những người khác cũng được lợi – ít nhiều chưa biết – thì lợi ích đem lại cho những người được học hành là cực kì to lớn, và đó chính là lí do họ sẵn sàng đầu tư đáng kể cho việc học tập. Lợi ích công cộng không phải lúc nào cũng hấp dẫn được những kẻ ăn không tham gia. Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng hiện nay sự độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục không đưa được dịch vụ giáo dục đến với những người nghèo nhất trong xã hội, những người biết rõ lợi ích của việc học tập và phải bỏ ra phần không nhỏ trong khoản thu nhập ít ỏi của họ để cho con em đi học. Chẳng cần biết các “ngoại ứng” của giáo dục phổ thông được tạo ra như thế nào, họ cũng vẫn dùng tiền túi để đầu tư cho việc học hành của con em mình.
Cuối cùng, cần phải nhớ rằng tất cả các luận cứ nói rằng thị trường không thể cung cấp một cách hiệu quả hàng hóa công cộng cũng có thể được áp dụng – trong nhiều trường hợp còn thuyết phục hơn – cho việc cung cấp những loại hàng hóa đó từ phía nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước pháp quyền công chính tự bản thân nó đã là một loại hàng hóa công cộng rồi, vì lợi ích của nó có tính phi tranh đoạt (ít nhất là đối với các công dân của nó) và việc loại trừ những người không có đóng góp khỏi những người đóng góp vào việc duy trì chế độ (ví dụ như những cử tri có hiểu biết) trong việc hưởng những lợi ích của nó là hành động cực kì tốn kém. Các chính khách cũng như cử tri chẳng có mấy nhiệt tình trong việc tạo dựng chính phủ hiệu quả và công chính, nhất là khi so sánh họ với các doanh nhân và người tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hóa công cộng thông qua việc hợp tác trên thương trường. Điều đó không có nghĩa là chính phủ không được có vai trò gì trong việc sản xuất hàng hóa công cộng, nhưng người dân không được ỷ lại vào chính phủ trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng. Trên thực tế, chính phủ càng nhận nhiều trách nhiệm thì càng có nhiều khả năng là nó sẽ không tạo được những loại hàng hóa mà nó thực sự có lợi thế, thí dụ như bảo vệ công dân khỏi những hành động bạo ngược.
7. Thị trường không vận hành (hay vận hành kém hiệu quả) khi có các ngoại ứng tiêu cực hay tích cực
Thị trường chỉ hoạt động khi người hành động nhận được toàn bộ kết quả cũng như gánh chịu toàn bộ trách nhiệm của những hành động của mình. Nếu có người nhận được lợi ích mà không cần đóng góp vào việc tạo ra lợi ích đó thì thị trường sẽ không thể cung cấp đủ những hàng hóa tạo ra lợi ích đó. Tương tự, nếu một số phải gánh chịu hậu quả “tiêu cực” trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó, nghĩa là nếu người ta đã không tính tới giá phải trả cho những hậu quả đó trong quá trình sản xuất thì thị trường sẽ làm lợi cho một số người và làm thiệt hại cho một số người khác, vì lợi thì một nhóm người được hưởng, còn thiệt hại thì những người khác phải chịu.
“Ngoại ứng” không phải là lí do buộc nhà nước phải làm một số việc hoặc nhà nước có quyền không cho người dân lựa chọn. Bộ quần áo hợp thời trang và ăn mặc bảnh bao có thể tạo ra nhiều “ngoại ứng” tích cực, vì mọi người đều vui thích khi thấy những người mặc đẹp và bảnh bao, nhưng đấy không phải là lí do để cho nhà nước nhận lãnh trách nhiệm trong việc cung cấp quần áo hay đồ trang sức. Làm vườn, kiến trúc, và rất nhiều loại hoạt động khác cũng tạo ra những ngoại ứng tích cực đối với người khác, nhưng người dân vẫn tự mình chăm sóc mảnh vườn hay nhà của họ mà không cần sự trợ giúp của nhà nước. Trong tất cả các trường hợp vừa nói, lợi ích của người hành động – kể cả sự tán thành của những người nhận được những ngoại ứng tích cực từ hành động đó – đủ lớn để họ tự làm những việc như thế. Trong những trường hợp khác, ví dụ như chương trình phát thanh hay truyền hình, hàng hóa công cộng được “gắn” với những hàng hóa khác, ví dụ như quảng cáo cho các công ty. Cơ chế tạo ra hàng hóa công cộng cũng nhiều như sức sáng tạo của các doanh nhân sản xuất hàng hóa vậy.
Nhưng thường thì người ta phản đối cơ chế thị trường là do những “ngoại ứng” tiêu cực của nó. Ô nhiễm là ví dụ thường được nói tới nhiều nhất. Nếu nhà sản xuất có thể làm ra sản phẩm có lời vì ông ta buộc những người khác phải chịu một phần giá thành sản phẩm, mặc dù họ không đồng ý, bằng cách thải một khối lượng lớn khói bụi vào không khí hay hóa chất vào sông nước thì có nhiều khả năng là ông ta sẽ làm như thế. Những người hít thở không khí ô nhiễm hay uống nước có hóa chất độc hại sẽ phải gánh một phần giá thành sản phẩm, trong khi các nhà sản xuất lại nhận được khoản lời từ việc bán sản phẩm của họ. Vấn đề ở đây không phải là cơ chế thị trường đã thất bại mà là không có cơ chế thị trường. Thị trường dựa vào quyền sở hữu tư nhân, nó không thể hoạt động được khi quyền tư hữu không được xác định một cách chính xác hoặc không được bảo vệ. Ô nhiễm chính là những trường hợp như thế, đấy không phải là sự thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ đã không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu của những người khác, ví dụ như những người hít thở không khí hay uống phải nước ô nhiễm. Khi những người sống dưới chiều gió hay dưới nguồn nước có quyền bảo vệ quyền của họ thì họ có thể khẳng định quyền của mình và chặn đứng được những kẻ gây ra nạn ô nhiểm. Các nhà sản xuất có thể phải bỏ tiền ra để lắp đặt thiết bị hay công nghệ nhằm loại trừ ô nhiễm (hoặc giảm đến mức chấp nhận được và vô hại đối với con người), hoặc đề nghị đền bù cho những người sống dưới chiều gió hay cuối nguồn nước (cũng có thể cung cấp cho họ chỗ ở mới), hoặc họ sẽ phải ngừng sản xuất vì giá thành cao hơn lợi nhuận. Chính quyền sở hữu đã làm cho những tính toán như thế trở thành khả thi, quyền sở hữu khuyến khích người ta xem xét hậu quả hành động của họ đối với người khác. Và thị trường, nghĩa là cơ hội tham gia trao đổi một cách tự nguyện quyền sở hữu, tạo điều kiện cho tất cả các bên tính toán giá cả của những hành động của mình.
Hậu quả tiêu cực, ví dụ như ô nhiễm không khí hay nguồn nước, không phải là thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu, vốn là cơ sở của thị trường.
8. Xã hội càng phức tạp, càng không thể dựa vào thị trường, càng cần sự quản lí của nhà nước.
Khi xã hội còn tương đối đơn giản thì thị trường hoạt động hữu hiệu, nhưng cùng với sự phát triển như vũ bão của những mối quan hệ kinh tế và xã hội của rất nhiều người như hiện nay thì chính phủ cần phải hướng dẫn và phối hợp hành động.
Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại. Một người lãnh đạo có khả năng buộc người ta tuân thủ có thể điều phối một cách hữu hiệu hoạt động của xã hội đơn giản, ví dụ như một nhóm thợ săn hay những người hái lượm. Nhưng khi quan hệ xã hội trở thành phức tạp hơn thì trao đổi tự nguyện trên thương trường trở thành quan trọng hơn, chứ không phải là ngược lại. Trật tự xã hội phức tạp đòi hỏi sự phối hợp một khối lượng thông tin mà trí tuệ của một người hay nhóm người nào đó không thể nào nắm bắt được. Thị trường đã tạo ra những cơ chế chuyển tải thông tin với giá thành tương đối thấp, giá cả chứa đựng thông tin về cung và cầu dưới dạng những đơn vị cho phép so sánh giá cả giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau mà những báo cáo dày cộp của các cơ quan của chính phủ không thể làm được. Hơn nữa, giá cả vượt qua được rào cản ngôn ngữ, vượt qua được những khác biệt về tập tục, về sắc tộc và tôn giáo; nó tạo điều kiện cho chúng ta sử dụng kiến thức của những người xa lạ, những người sống cách xa ta cả ngàn dặm, ta chẳng bao giờ có thể có bất kì quan hệ nào với họ. Nền kinh tế và xã hội càng phức tạp thì vai trò của thị trường càng trở nên quan trọng.
9. Cơ chế thị trường không phù hợp với các nước đang phát triển
Thị trường phù hợp với những nước có cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển, nhưng các nước đang phát triển không có những hệ thống như thế, họ không thể dựa vào thị trường được. Trong những nước đó, nhà nước cần phải quản lí, ít nhất là cho đến khi cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển đến mức có thể tạo ra không gian cho thị trường hoạt động.
Nói chung, sự phát triển của cơ sở hạ tầng là đặc trưng của tài sản được tích lũy thông qua cơ chế thị trường, chứ không phải là điều kiện tồn tại của thị trường; sự kém cỏi của hệ thống pháp luật là nguyên nhân làm cho thị trường không phát triển được, chứ không phải là lí do để không tiến hành cải cách hệ thống pháp luật để nó có thể cung cấp cơ sở cho sự phát triển của thị trường. Muốn giàu có như các nước đã phát triển thì chỉ có mỗi một cách là tạo ra nền tảng pháp lí và định chế, sao cho các doanh nhân, người tiêu dùng, nhà đầu tư và người lao động có thể hợp tác một cách tự do nhằm sản xuất ra thật nhiều của cải.
Tất cả những nước giàu có hiện nay đã có thời – thậm chí trong thời gian gần đây - là những nước rất nghèo. Điều cần thiết không phải là giải thích sự nghèo đói – đấy là trạng thái tự nhiên của nhân loại – mà là tìm hiểu cách làm giàu. Của cải là do con người làm ra và cách tốt nhất để đảm bảo rằng của cải đang được tạo ra là khuyến khích người ta làm như thế. Không có hệ thống nào tốt hơn là thị trường tự do, với quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng và được pháp luật bảo vệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi. Chỉ có một con đường thoát nghèo, đấy là con đường tạo ra của cải thông qua thị trường tự do.
Thuật ngữ “nước đang phát triển” thường bị sử dụng sai, đấy là khi người ta dùng thuật ngữ này để nói về những nước mà chính phủ bác bỏ thị trường, ủng hộ kế hoạch hóa tập trung, ủng hộ sở hữu nhà nước, thi hành chính sách trọng thương, chính sách bảo hộ và những đặc quyền đặc lợi khác. Trên thực tế, đấy hoàn toàn không phải là những nước đang phát triển. Những nước đang phát triển – dù giàu hay nghèo – là những nước đã và đang tạo ra những thiết chế pháp lí cho quyền sở hữu và hợp đồng, là những nước tiến hành tự do hóa thị trường, hạn chế quyền lực, hạn chế ngân sách và giới hạn quyền lực của chính phủ.
10. Thị trường dẫn tới những chu kì kinh tế đầy tai họa, thí dụ như cuộc Đại khủng hoảng
Dựa vào các lực lượng thị trường có thể dẫn tới những chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ”. Sự tự tin quá đáng của các nhà đầu tư dẫn tới sự bùng nổ về đầu tư, sau đó nhất định sẽ là giai đoạn thu hẹp sản xuất, thất nghiệp và tình hình kinh tế sa sút.
Có người cho rằng chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ” là do thị trường mà ra. Nhưng bằng chứng lại cho thấy rằng sản xuất thừa không phải là tính chất của thị trường: khi có nhiều hàng hóa và dịch vụ được đưa ra thì giá cả sẽ điều chỉnh và kết quả là thịnh vượng chứ không phải là “đổ vỡ”. Nếu một ngành công nghiệp nào đó phát triển quá mức, không thể duy trì được lợi nhuận hợp lí trên thị trường thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ hoạt động, lợi nhuận sụt giảm sẽ là tín hiệu để người ta hướng các nguồn lực sang những lĩnh vực khác. Không có lí do để khẳng định rằng việc điều chỉnh như thế diễn ra trong tất cả các ngành công nghiệp; thực ra, đấy là khẳng định chứa đầy mâu thuẫn (vì nếu vốn đầu tư được rút ra khỏi tất cả các ngành, rồi lại được tái phân bố vào tất cả các ngành thì vốn đầu tư không bị rút đi đâu hết).
Tuy nhiên, có thể xảy ra những giai đoạn thất nghiệp trên diện rộng và kéo dài, đấy là khi chính phủ can thiệp vào hệ thống tiền tệ, làm biến dạng hệ thống giá cả; chính sách sai lầm thường đi kèm với việc tài trợ cho những ngành đáng lẽ phải thu hẹp sản xuất và đi kèm với việc kiểm soát giá cả và tiền lương làm cho thị trường không thể tự điều chỉnh được, những chính sách này chỉ làm cho nạn thất nghiệp kéo dài thêm mà thôi. Đấy là sự kiện đã từng xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng kéo dài từ năm 1929 đến hết Thế chiến II. Các nhà kinh tế học (trong đó có Milton Friedman, giải Nobel về kinh tế) đã chứng minh rằng khủng hoảng là do Cục dự trữ liên bang Mĩ, trong khi theo đuổi các mục tiêu chính trị, đã bất ngờ cắt giảm, không đưa vào lưu thông một lượng tiền rất lớn. Sau đó, chính sách bảo hộ làm cho suy thoái càng lún sâu thêm và lan ra toàn cầu; suy thoái kéo dài chủ yếu là do những chính sách như Luật khôi phục kinh tế quốc dân (National Recovery Act), chương trình nhằm giữ cho giá lương thực ở mức cao (bằng cách tiêu hủy một lượng lớn lương thực và hạn chế nguồn cung), và những chính sách nằm trong chương trình “Chính sách kinh tế mới” (New Deal), không để cho các lực lượng của thị trường điều chỉnh những hậu quả tai hại của chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Những vụ đổ vỡ trong thời gian gần đây, ví dụ như vụ khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997, là do chính sách tiền tệ và ngoại hối thiếu thận trọng đã làm biến dạng những tín hiệu của thị trường, trước khi những tín hiệu này đến được với các nhà đầu tư. Các lực lượng của thị trường đã sửa chữa những khiếm khuyết trong chính sách của các chính phủ, nhưng quá trình này cũng gặp một số khó khăn. Song khó khăn không phải là do thuốc chữa bệnh, mà là do chính sách tiền tệ và ngoại hối sai lầm của các chính phủ, gây ra sự mất ổn định của dòng vốn chảy vào những nước này.
Khi các cơ quan quản lí trong lĩnh vực tiền tệ áp dụng chính sách tiền tệ khôn ngoan hơn thì những chu kì như thế có xu hướng giảm. Kết hợp với việc sử dụng nhiều hơn nữa quá trình điều tiết của thị trường sẽ dẫn đến kết quả là thời gian giữa các chu kì sẽ dài ra, mức độ gay gắt của chu kì kinh tế giảm đi; sự cải thiện điều kiện kinh tế sẽ diễn ra một cách liên tục và dài hạn tại những nước theo đuổi chính sách thương mại tự do, ràng buộc về ngân sách và chế độ pháp quyền.
11. Dựa hoàn toàn vào thị trường là chính sách xuẩn ngốc chẳng khác gì dựa hoàn toàn vào chủ nghĩa xã hội: nền kinh tế hỗn hợp là tốt nhất.
Phần đông người ta nghĩ rằng cho tất cả trứng vào một rổ là thiếu khôn ngoan. Các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và như vậy, “gói chính sách đa dạng hóa”, nghĩa là hỗn hợp giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường là việc làm hợp lí vậy.
Những nhà đầu tư khôn ngoan – đấy là nói những người không thể tiếp xúc được với thông in nội bộ - thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Nếu một cổ phiếu nào đó hạ mà cổ phiếu khác tăng giá thì lợi nhuận sẽ bù đắp được thiệt hại. Trong dài hạn, danh mục đầu tư được đa dạng hóa một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng chính sách thì không thể như thế được. Một số chính sách luôn luôn gặp phải thất bại, trong khi một số khác thì bao giờ cũng thành công. Sẽ là sai lầm khi “danh mục đầu tư” bao gồm cổ phiếu của những công ty biết chắc là sẽ thua lỗ và những công ty biết chắc là sẽ thành công; người ta phải đa dạng hóa danh mục đầu tư là vì không biết là công ty nào sẽ có lời, còn công ty nào thì không.
Những công trình nghiên cứu các dữ liệu kinh tế hằng năm do Viện Fraser (Fraser Institute) ở Canada và những tổ chức quốc tế khác tiến hành trong hàng chục năm chứng tỏ xu hướng rõ ràng rằng dựa vào lực lượng thị trường dẫn tới mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn, sống thọ hơn, tỉ lệ trẻ em tỉ vong thấp hơn, tỉ lệ lao động trẻ em giảm, nhiều người dân được tiếp xúc với nước sạch và dịch vụ y tế hơn, nhiều người được tiếp xúc với những tiện ích của đời sống hiện đại, trong đó có môi trường trong lành và chính quyền tử tế hơn, ví dụ như mức độ tham nhũng giảm, còn trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ lại gia tăng.
Hơn nữa, ở đây không thể có cái gọi là “trung đạo”. Sự can thiệp vào thị trường của nhà nước thường làm cho nó méo mó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng; điều này, đến lượt nó, lại được coi là lí do để nhà nước can thiệp thêm nữa. Ví dụ, “gói chính sách” bao gồm chính sách tiền tệ thiếu khôn ngoan dẫn tới tốc độ cung tiền lớn hơn là tốc độ phát triển của nền kinh tế, kết quả là giá cả leo thang. Lịch sử đã cho thấy rằng các chính trị gia thường phản ứng không phải bằng cách từ bỏ những chính sách thiếu khôn ngoan của họ mà họ lại phản ứng bằng cách phê phán nền kinh tế phát triển “quá nóng” hay lên án “những kẻ đầu cơ không có tinh thần yêu nước” và sau đó thì kiểm soát giá cả. Khi giá cả không được điều tiết bằng quan hệ cung cầu (trong trường hợp này, lượng tiền cung gia tăng sẽ làm cho giá trị đồng tiền – thể hiện qua giá hàng hóa – giảm), kết quả là hàng hóa và dịch vụ thiếu hụt vì có nhiều người muốn mua những món hàng có số lượng giới hạn vì giá cả được giữ ở mức thấp hơn là giá mà người sản xuất muốn bán. Ngoài ra, thiếu vắng thị trường tự do sẽ đưa người dân tới thị trường chợ đen, buộc họ phải hối lộ các quan chức và những hiện tượng phạm pháp khác. Hàng hóa khan hiếm và tệ tham nhũng lại làm cho quá trình thiết lập nhà nước toàn trị diễn ra nhanh chóng hơn. Như vậy là, “gói chính sách” trong đó có cả những chính sách được khẳng định là tồi tệ sẽ làm suy yếu nền kinh tế, tạo ra nạn tham nhũng, thậm chí đe dọa cả chế độ dân chủ hợp hiến nữa.
Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức
12. Thị trường tạo ra nhiều bất bình đẳng hơn là những quá trình phi thị trường
Về bản chất, thị trường tưởng thưởng cho những người có khả năng đáp ứng lựa chọn của người tiêu dùng và vì khả năng của người ta là khác nhau nên thu nhập cũng khác nhau. Còn chủ nghĩa xã hội, về bản chất, là xã hội công bằng, vì vậy mỗi bước tiến về phía chủ nghĩa xã hội là một bước tiến về phía công bằng.
Cần phải nhớ rằng sở hữu là một khái niệm pháp lí, còn của cải lại là khái niệm kinh tế. Hai khái niệm này hay bị lẫn lộn, nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ. Những tiến trình diễn ra trên thương trường làm cho tài sản liên tục được tái phân bố trên diện rộng. Ngược lại, luật lệ của thị trường tư do cấm tiến hành tái phân phối sở hữu một cách miễn cưỡng (khi các cá nhân làm việc đó thì bị gọi là “ăn cắp”), thị trường tự do đòi hỏi rằng sở hữu phải được xác định một cách dứt khoát và phải được pháp luật bảo vệ. Thị trường có thể tái phân phối tài sản, thậm chí ngay cả trong những trường hợp khi mà sở hữu vẫn nằm trong tay những người chủ cũ. Mỗi khi giá trị của tài sản (mà người chủ có quyền sở hữu) thay đổi thì của cải của người chủ khối tài sản đó cũng thay đổi theo. Khối tài sản mà hôm qua có giá 600 Euro, hôm nay có thể chỉ còn 400 Euro thôi. Đây chính là sự tái phân phối khối lượng tài sản trị giá 200 Euro thông qua thị trường, mặc dù không có sự tái phân phối sở hữu. Như vậy, thị trường thường xuyên làm công việc tái phân phối tài sản và quá trình tái phân phối lại khuyến khích chủ sở hữu tìm cách tối đa hóa giá trị tài sản của họ hoặc chuyền tài sản đó cho những người muốn mua. Quá trình tái phân phối diễn ra liên tục - do ước muốn tối đa hóa giá trị - là sự chuyển dịch tài sản trên bình diện rộng lớn mà đa số những người làm chính trị không thể nào tưởng tượng được. Ngược lại, trong khi thị trường tái phân phối của cải thì chính trị gia lại chỉ có có thể tái phân phối sở hữu mà thôi. Nhưng quá trình này lại làm cho quyền sở hữu không còn được bảo vệ như cũ nữa, sở hữu mất giá và của cải cũng không còn. Quá trình tái phân phối càng khó dự đoán thì sự mất mát của cải do sự đe dọa của quá trình tái phân phối sở hữu gây ra sẽ càng lớn hơn.
Bình đẳng giữa người với người có thể trở thành hiện thực trong nhiều lĩnh vực, nhưng không phải trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ, mọi người có thể bình đẳng trước pháp luật, nhưng ngay cả trong trường hợp này, không phải mọi người đều có ảnh hưởng như nhau đối với chính trị, vì trong số những người sử dụng quyền bình đẳng về tự do ngôn luận lại có những người nói hay hơn và thuyết phục hơn những người khác, nghĩa là họ gây được nhiều ảnh hưởng hơn những người kia. Tương tự, quyền bình đẳng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có thể không dẫn tới thu nhập giống nhau vì một số người làm việc tích cực hơn và nhiều hơn (họ muốn có thu nhập chứ không cần nghỉ ngơi), hoặc có những tài khéo mà người khác sẵn sàng trả giá cao. Mặt khác, cố gắng dùng bạo lực nhằm đạt cho bằng được bình đẳng về ảnh hưởng hoặc bình đẳng về thu nhập sẽ dẫn tới việc một số người sử dụng nhiều quyền lực hoặc ảnh hưởng chính trị hơn những người khác. Nhằm thực hiện một mô hình phân bố thu nhập cụ thể nào đó thì một người hay một nhóm người phải có đầu óc của “thánh nhân”, có thể nhìn thấy chỗ này thiếu hụt cái gì, chỗ kia thừa cái gì và lầy từ chỗ này chuyển sang chỗ kia. Vì quyền lực nhằm tạo ra thu nhập như nhau cho tất cả mọi người được tập trung vào tay một số người – như ở Liên Xô, quốc gia tự nhận là bình đẳng – những người có quyền lực chính trị và pháp lí vượt trội đó sẽ muốn sử dụng quyền lực nhằm giành được thu nhập cao hơn hoặc được quyền tiếp cận với các nguồn lực. Cả lí thuyết lẫn thực tế đều cho thấy rằng những cố gắng mang tính tự giác nhằm tạo ra mức thu nhập như nhau hay thu nhập “công bằng” hoặc cách thức phân bố thu nhập nào khác với cách thức phân bố mà trật tự tự phát của thị trường có thể tạo ra đều là những cố gắng vô ích, vì một lí do đơn giản là những người nắm quyền tái phân phối sẽ sử dụng quyền lực nhằm tự tư tự lợi, và như vậy là họ đã biến bất bình đẳng về quyền lực chính trị thành những kiểu bất bình đẳng khác, như tài sản, danh dự..v.v.. Đấy chắc chắn là kinh nghiệm của các nước tự nhận là cộng sản và đấy cũng là con đường mà Venezuela đang đi. Ở nước này toàn bộ quyền lực đều tập trung vào tay Hugo Chavez, với lí do là ông ta cần sự bất bình đẳng khủng khiếp về quyền lực như thế là để tạo ra bình đẳng về của cải giữa các công dân.
Số liệu trong báo cáo phát hành năm 2006 của tổ chức gọi là Tự do kinh tế thế giới (Economic Freedom of the World) cho thấy mức độ tự do kinh tế không có ảnh hưởng nhiều tới sự bất bình đẳng về thu nhập (các nước được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, 10% số người nghèo nhất nhận được trung bình từ 2,2% đến 2,5% tổng như nhập quốc dân), nhưng mức độ tự do kinh tế lại có mối liên hệ trức tiếp với thu nhập trung bình của 10% những người có thu nhập thấp nhất (các nước cũng được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, thu nhập trung bình của 10% người nghèo nhất là 826, 1186, 2322 và 6519 dollar). Như vậy, cơ chế thị trường dường như không có ảnh hưởng nhiều tới phân bố thu nhập, nhưng thị trường làm cho thu nhập của người nghèo tăng lên và có lẽ nhiều người trong số họ ủng hộ kinh tế thị trường.
13. Thị trường không thể đáp ứng được một số nhu cầu căn bản của con người, như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục và lương thực
Hàng hóa phải được phân phối phù hợp với tính chất của chúng. Thị trường phân phối hàng hóa theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng, nhưng chăm sóc sức khỏe, nhà ở, học hành, lương thực và những nhu cầu căn bản khác của con người – vì là nhu cầu – cho nên phải được phân bố theo nhu cầu chứ không phải theo khả năng thanh toán của người dân.
Nếu thị trường đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người – đấy là nói so với những hệ thống khác, chẳng hạn như chủ nghĩa xã hội, cơ chế thị trường làm cho nhiều người được hưởng mức sống cao hơn thì cơ chế thị trường cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Như đã nói ở trên, thu nhập của những người nghèo nhất gia tăng nhanh chóng cùng với mức độ tự do kinh tế, nghĩa là người nghèo có nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của họ hơn trước. (Dĩ nhiên là không phải nhu cầu nào cũng liên quan với thu nhập, tình bạn và tình yêu chân thành không phải là những nhu cầu như thế. Nhưng cũng chẳng có lí do nào để nói rằng có thể dùng biện pháp ép buộc nhằm phân phối những nhu cầu như thế, chứ chưa nói phân phối một cách “công bằng”).
Hơn thế nữa, nếu “nhu cầu” và “khả năng” là những khái niệm khá mù mờ thì mức độ “sẵn sàng” thanh toán lại là khái niệm có thể đo lường được một cách dễ dàng hơn. Khi người ta dùng tiền túi của mình để trả cho những món hàng hóa và dịch vụ nào đó là họ nói cho ta biết họ đánh giá những món hàng và dịch vụ này cao hơn những món hàng và dịch vụ khác đến mức nào. Lương thực - dĩ nhiên là nhu cầu thiết yếu hơn là học tập hay chăm sóc sức khỏe – được thị trường cung cấp một cách khá hiệu quả. Trên thực tế, trong những nước mà quyền sở hữu bị bãi bỏ và nhà nước làm nhiệm vụ phân phối thay cho thị trường lại thường xảy ra nạn đói, thậm chí có cả những trường hợp ăn thịt người nữa. Thị trường đáp ứng được hầu hết các loại hàng hóa mà con người cần, kể cả những nhu cầu cơ bản, tốt hơn là những cơ chế khác.
Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải sử dụng những nguồn lực hạn chế, nghĩa là phải lựa chọn về cách phân phối chúng. Khi thị trường không được phép hoạt động thì người ta phải sử dụng những cơ chế và tiêu chí khác trong việc phân phối những nguồn lực hạn chế, ví dụ như phân phối một cách quan liêu, ảnh hưởng chính trị, thành viên của đảng cầm quyền, quan hệ với tổng thống hoặc với những người có quyền lực mạnh, hay đút lót và những hình thức tham nhũng khác.
14. Thị trường hoạt động trên nguyên tắc chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót nổi
Giống như quy luật chọn lọc tự nhiên, thị trường nghĩa là chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót được mà thôi. Những người không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường sẽ bị đẩy ra bên lề và bị đối thủ đè bẹp.
Áp dụng những nguyên tắc tiến hóa, ví dụ như nguyên tắc “thích nghi tốt nhất mới sống sót”, vào lĩnh vực nghiên cứu sinh vật và quan hệ xã hội giữa người với người dẫn đến những sự lầm lẫn, đấy là nói nếu chúng ta không làm rõ cái gì sẽ sống sót trong từng trường hợp cụ thể. Trong sinh vật học, đấy là các cá thể động vật và khả năng tự tái tạo của nó. Con thỏ bị con mèo ăn thịt vì chạy chậm sẽ không còn khả năng sinh con đẻ cái nữa. Những con chạy nhanh nhất sẽ là những con có khả năng đó. Nhưng khi áp dụng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của xã hội thì khả năng sống sót không còn là cá thể nữa mà là những hình thức tương tác, ví dụ như phong tục, định chế hay công ty. Một công ty bị đẩy ra khỏi thương trường, nó “chết”, cũng có nghĩa là một hình thức hợp tác xã hội cụ thể đã “chết”, nhưng như thế không có nghĩa là những người hoạt động trong doanh nghiệp – nhà đầu tư, chủ sở hữu, các nhà quản lí, công nhân..v..v.. – cũng chết. Đấy chỉ là một hình thức hợp tác kém hiệu quả được thay thế bằng hình thức hợp tác hiệu quả hơn mà thôi. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh trong rừng rú. Trong rừng, các con thú ăn thịt hoặc là đuổi nhau đi khỏi một vùng lãnh thổ nào đó. Còn thương trường là các doanh nhân và các công ty cạnh tranh với nhau để giành quyền cộng tác với người tiêu dùng, cộng tác với các doanh nhân và các công ty khác. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh để giành quyền sống, đấy là cạnh tranh để giành quyền hợp tác.
15. Thị trường hạ thấp văn học và nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật là để đáp ứng cho những nhu cầu cao thượng của tâm hồn con người, vì vậy mà không thể mua bán như quả cà chua hay cái nút áo được. Giao nghệ thuật cho thị trường có khác gì mang tôn giáo ra chợ bán. Hơn nữa, mở rộng cửa cho sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế sẽ làm giảm giá trị của văn học và nghệ thuật, những hình thức văn hóa truyền thống sẽ bị bỏ rơi trong cuộc săn lùng những đồng dollar hay Euro đầy quyền lực.
Đa phần các tác phẩm nghệ thuật đã và đang được làm ra để bán. Nói cho ngay, phần lớn lịch sử nghệ thuật là lịch sử của sự sáng tạo được thực hiện nhờ thị trường nhằm đáp ứng trước sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới, triết lí mới, thị hiếu mới và những hình thức hoạt động trí tuệ mới. Văn học, nghệ thuật và thị trường đã liên hệ mật thiết với nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Các nhạc sĩ đòi khán giả trả thù lao cho họ, giống hệt như người bán rau đòi tiền mấy quả cà chua hay người thợ may đòi tiền công đính mấy cái nút áo. Trên thực tế, việc hình thành thị trường rộng rãi hơn cho âm nhạc, phim ảnh và những hình thức nghệ thuật khác trên băng từ, trên cassettes, CD, DVD và bây giờ là iTunes, mp3 files, tạo điều kiện cho nhiều người được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau hơn, còn người nghệ sĩ thì có điều kiện thử nghiệm, sáng tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật lai ghép hơn và kiếm được nhiều thu nhập hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên là đa số các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác ra trong một năm nào đó không thể đứng vững trước thử thách của thời gian. Những người kết án nghệ thuật đương đại là “rác rưởi” là những người có quan niệm sai lầm khi họ so sánh với những tác phẩm vĩ đại trong quá khứ, những tác phẩm mà họ so sánh là những tác phẩm tuyệt vời nhất, những tác phẩm đã trải qua cuộc sàng lọc kéo dài hàng trăm năm, với hàng loạt tác phẩm được sản xuất trong một năm trước đó. Nếu họ đưa vào so sánh cả những tác phẩm không đứng vững trước thử thách của thời gian và không được người đời nhắc tới nữa thì kết quả có lẽ sẽ hoàn toàn khác. Những tác phẩm vượt qua được sự sàng lọc của thị trường chính là những kiệt tác dành cho các thế hệ tương lai.
So sánh toàn bộ sản phẩm nghệ thuật đương đại với những tác phẩm tuyệt vời nhất trong số những tác phẩm tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã qua không phải là sai lầm duy nhất khi người ta đánh giá về thị trường nghệ thuật. Những nhà quan sát từ các nước giàu có khi đến thăm những nước nghèo thường có một sai lầm nữa, đấy là họ lẫn lộn giữa sự nghèo khó của đất nước nghèo với nền văn hóa của những nước đó. Khi những người tham quan giàu có nhìn thấy dân chúng trong những nước nghèo sử dụng điện thoại cầm tay hay máy tính xách tay họ liền phàn nàn là đất nước đã đánh mất một phần “bản sắc”, không còn được như lần trước nữa. Khi dân chúng giàu lên nhờ những tương tác trên thương trường – do quá trình tự do hóa hay toàn cầu hóa đem lại – ví dụ như điện thoại cầm tay, những người chống toàn cầu hóa từ các nước giàu có liền phàn nàn rằng người ta đã ăn cướp nền văn hóa của các nước nghèo. Nhưng tại sao người ta lại đánh đồng văn hóa với tình trạng nghèo khó? Người Nhật đã từ nghèo thành giàu, nhưng thật khó mà khẳng định rằng kết quả là họ đã không còn là người Nhật như xưa nữa. Trên thực tế, nhờ giàu có mà họ có thể truyền bá nền văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Ở Ấn Độ, thu nhập gia tăng được ngành công nghiệp thời trang đáp ứng lại bằng cách quay về cách ăn mặc truyền thống, ví dụ như sari, hiện đại hóa nó và cải biến nó theo những tiêu chí thẩm mĩ hiện đại. Một đất nước nhỏ bé như Iceland cũng tìm cách bảo vệ nền văn hóa phong phú, bảo vệ những nhà hát và ngành công nghiệp điện ảnh của mình vì thu nhập đầu người của họ cao, họ có thể dành một phần của cải để bảo vệ và phát triển nền văn hóa của mình.
Cuối cùng, mặc dù niềm tin tôn giáo không phải là thứ có thể đem ra “mua bán”, xã hội tự do để cho tôn giáo hoạt động trên cùng những nguyên tắc: bình đẳng và tự do lựa chọn – đấy cũng là những nguyên tắc căn bản của thị trường tự do. Thánh đường Thiên chúa giáo, nhà thờ Hồi giáo và chùa chiền của các tôn giáo khác cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm con chiên, phật tử và những hình thức ủng hộ khác nhau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi xảy ra hiện tượng là nước nào (ở châu Âu) chính thức ủng hộ nhà thờ thì số người tham gia đi lễ có xu hướng giảm, trong khi ở những quốc gia mà nhà nước không ra mặt ủng hộ thì số người tham gia lại tăng. Nguyên nhân không phải là khó hiểu: những nhà thờ phải cạnh tranh để giành giật con chiên và sự ủng hộ phải làm việc cho cộng đoàn – cả trong lĩnh vực tôn giáo, tinh thần lẫn cộng đồng – và khi họ chú ý đến nhu cầu của các thành viên thì các thành viên càng thích tham gia và quan tâm tới tôn giáo hơn. Đấy là lí do vì sao năm 2000 nhà thờ Thiên chúa giáo ở Thụy Điển, được nhà nước bảo trợ, đã vận động để được tách ra khỏi nhà nước: trở thành một phần của bộ máy quan liêu, nhà thờ đã đánh mất liên hệ với cộng đoàn và trên thực tế, đang chết dần.
Giữa thị trường, văn hóa và nghệ thuật không hề tồn tại bất kì mâu thuẫn nào. Trao đổi trên thương trường không phải là sáng tạo nghệ thuật hay làm phong phú thêm trong lĩnh vực văn hóa, nhưng nó là phương tiện tốt cho việc thúc đẩy cả văn hóa lẫn nghệ thuật.
16. Thị trường chỉ có lợi cho người giàu và người có tài
Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt. Nếu bạn muốn có thật nhiều tiền thì ban đầu bạn phải có nhiều tiền. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường, người nào nặng túi thì sẽ về đích trước.
Thị trường không phải là cuộc đua với người thắng và kẻ thua. Hai bên tự nguyện trao đổi vì họ nghĩ là sẽ thắng chứ không bao giờ lại nghĩ là mình thua. Khác với cuộc chạy đua, trong quá trình trao đổi, nếu một bên thắng thì không có nghĩa là bên kia thua. Cả hai bên đều có lợi. Vấn đề không phải là “thắng” đối phương mà là kiếm được thu nhập thông qua trao đổi tự nguyện, theo tinh thần hợp tác: muốn thuyết phục người khác tham gia trao đổi, bạn phải đưa ra cho người ta lợi ích nào đó.
Sinh ra trong gia đình giàu có dĩ nhiên là tốt – nhưng dân chúng trong các nước giàu có có thể không đánh giá đúng những thuận lợi của nó bằng những người dân các nước nghèo đang tìm cách di cư sang những nước giàu – người dân các nước nghèo thường đánh giá đúng tính ưu việt của cuộc sống trong các nước giàu hơn là những người sinh ta tại đấy. Nhưng trong nền kinh tế thị trường tự do, nơi người mua và người bán có quyền tự do ra vào và có quyền bình đẳng như nhau, những người ngày hôm qua đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì ngày mai có thể không còn làm được như thế nữa. Đấy là điều mà các nhà xã hội học gọi là “sự luân chuyển của giới tinh hoa” và đấy cũng là một trong những tính chất của xã hội tự do; không như giới tinh hoa tĩnh tại, dựa trên quyền lực quân sự, đẳng cấp, bộ lạc hay quan hệ gia tộc, giới tinh hoa trong xã hội tự do - trong đó có giới tinh hoa trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học và kinh tế - luôn mở rộng cửa chào đón những thành viên mới và hiếm khi xảy ra hiện tượng cha truyền con nối: nhiều con em các gia đình thuộc giới thượng lưu rơi xuống tầng lớp trung lưu. Trong các nước giàu có có rất nhiều người thành đạt vốn xuất thân từ những nước, nơi quan hệ thị trường bị cản trở hoặc gây khó dễ bởi đặc quyền đặc lợi dành cho những kẻ có thế lực, bởi chủ nghĩa bảo hộ, bởi nạn độc quyền, nơi mà họ hầu như không có cơ may thành công trên thương trường. Họ ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng họ đã thành đạt trong những xã hội với nền kinh tế có xu hướng tự do hơn, ví dụ như Mĩ, Anh hoặc Canada. Sự khác nhau giữa xã hội nơi họ đi và xã hội nơi họ đến là gì? Đấy là quyền tự do cạnh tranh trên thương trường. Thật đáng buồn là chủ nghĩa trọng thương và những sự cấm đoán ở quê nhà đã buộc họ phải tha phương cầu thực; nếu không, họ đã có thể ở lại quê hương và dùng khả năng kinh doanh của mình làm giàu cho người thân và bạn bè.
Nói chung, trong các nước với nền kinh tế thị trường tự do, những người có nhiều tài sản nhất là những người đáp ứng được ước muốn của quảng đại quần chúng chứ không phải những người chỉ tìm cách đáp ứng như cầu của những người giàu. Những công ty lớn như Ford Motors, Sony và Walmart, tức là những công ty có khối tài sản cực kì lớn là những công ty đáp ứng được thị hiếu của tầng lớp trung lưu và hạ lưu chứ không phải là đáp ứng thị hiếu của những người giàu có nhất.
Đặc điểm của thị trường tự do là “sự luân chuyển của giới tinh hoa”, không ai được bảo đảm là sẽ được ở lại mãi trong giới tinh hoa và cũng không có ai bị cấm cản, không được tham gia giới này chỉ vì không được sinh ra trong một gia đình quyền qúy. Câu “Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt” phải được sử dụng không phải cho thị trường tự do mà cho chủ nghĩa trọng thương trong lĩnh vực kinh tế và ô dù trong lĩnh vực chính trị, nghĩa là áp dụng cho những hệ thống, trong đó muốn làm giàu thì phải tìm cách liên kết với quyền lực. Trên thương trường, ta thường thấy người giàu là những người làm tốt công việc của mình (nhưng có thể họ không phải là “giàu” theo tiêu chuẩn của xã hội đó), còn người nghèo thì ngày càng giàu lên, nhiều người trở thành trung lưu hoặc tầng lớp trên nữa. Lúc nào thì cũng có 20% dân chúng có thu nhập thấp nhất và 20% có thu nhập cao nhất.
Nhưng điều đó không có nghĩa là thu nhập của những người này vẫn giữ nguyên như thế mãi (vì khi kinh tế phát triển thì thu nhập của tất cả các tầng lớp dân cư đều gia tăng) hay thành phần của các nhóm đó không bao giờ thay đổi. Các nhóm đó cũng giống như những căn phòng trong khách sạn hay ghế trên xe buýt vậy: lúc nào cũng có người, nhưng không phải cùng một người. Nghiên cứu trong một thời gian tương đối dài phân bố thu nhập trong các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy thu nhập có sự biến động rất lớn: thu nhập của khá nhiều người lên xuống một cách thất thường. Nhưng quan trọng nhất là trong các nước có nền kinh tế thị trường phát đạt, thu nhập của tất cả mọi người, từ nghèo nhất đến giàu nhất, đều gia tăng.
17. Tự do hóa và để mặc cho thị trường điều tiết, giá cả bao giờ cũng tăng
Thực tế là để mặc cho thị trường điều tiết mà không có sự kiểm soát của chính phủ thì giá cả sẽ leo thang, nghĩa là sức mua của người dân sẽ giảm. Giá cả trên thị trường tự do đồng nghĩa với đắt đỏ.
Khi được tự do hóa, giá những mặt hàng bị nhà nước kiểm soát nhằm giữ cho thấp hơn giá trị trường sẽ có xu hướng tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng đấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Vì, thứ nhất, khi được tự do hóa, giá những mặt hàng được giữ cho cao hơn giá thị trường sẽ giảm. Hơn nữa, khi xem xét giá cả bằng tiền do nhà nước kiểm soát, cần phải nhớ rằng người mua không chỉ phải trả tiền cho món hàng mà họ mua được. Nếu hàng khan hiếm, phải xếp hàng thì thời gian chờ đợi cũng là cái giá mà người mua phải trả. (Tuy nhiên, cần phải nói rằng thời gian chờ đợi là mất mát ròng, vì xếp hàng không khuyến khích người sản xuất làm ra nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng). Nếu các quan chức tham nhũng còn nhúng tay vào thì còn phải cộng số tiền được trao dưới gầm bàn vào số tiền được trả tại quầy hàng. Tổng số tiền được trả một cách hợp pháp với số tiền đút lót bất hợp pháp và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng thường là cao hơn giá cả mà người dân đồng ý mua trên thị trường. Hơn nữa, tiền chi cho việc đút lót và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng là những mất mát vô ích – người tiêu dùng bị mất, nhưng người sản xuất lại chẳng được gì, nghĩa là chúng không khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn nhằm khắc phục thiếu hụt do việc kiểm soát giả cả của nhà nước gây ra.
Trong khi trong ngắn hạn, khi được tự do hóa, giá cả bằng tiền có thể tăng, nhưng sản xuất sẽ tăng, nạn tham nhũng và mất mát phi sản xuất sẽ giảm, kết quả là chi phí thực tế trong toàn xã hội – thể hiện bằng thời gian lao động, tức là loại hàng hóa của yếu của xã hội – sẽ giảm. Thời gian mà một người phải bỏ ra để kiếm được một cái bánh mì vào năm 1800 chiếm phần lớn thời gian làm việc trong ngày của người đó, nhưng tiền lương càng ngày càng tăng, trong các nước giàu có hiện nay, để kiếm tiền mua một chiếc bánh mì người ta chỉ cần làm trong vài phút. Nếu tính bằng thời gian lao động thì giá tất cả các loại hàng hóa đều giảm đi một cách đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ: sức lao động. Khi năng suất lao động và tiền lương gia tăng thì giá nhân công gia tăng, đấy là lí do vì sao những người có thu nhập tương đối khiêm tốn ở các nước nghèo cũng có thể có người giúp việc, trong khi ngay cả những cự phú ở các nước nghèo cũng mua máy giặt và máy rửa bát vì như thế rẻ hơn là thuê người giúp việc. Thị trường làm cho mọi loại hàng hóa đều rẻ đi khi đo bằng sức lao động, tức là lao động có giá tăng khi so với những loại hàng hóa khác.
18. Quá trình tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường ở các nước hậu cộng sản song hành với nạn tham nhũng, nghĩa là thị trường là tham nhũng.
Những chiến dịch tư nhân hóa được thực hiện từ trên xuống hầu như bao giờ cũng có gian lận. Đây là một trò chơi bẩn thỉu, kết quả là những tài sản tốt nhất của nhà nước được trao cho những kẻ cơ hội, tham nhũng và tàn nhẫn nhất. Tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường là trò chơi bẩn thỉu: chỉ là một vụ ăn cắp tài sản của nhân dân mà thôi.
Chiến dịch tư nhân hóa trong các nước hậu-xã hội chủ nghĩa khác nhau thu được những kết quả khác nhau. Một số nước đã thiết lập được trật tự thị trường. Trong khi một số nước khác lại trở về với chế độ độc tài và quá trình tư nhân hóa dẫn tới kết quả là một tầng lớp tinh hoa mới đã nắm được quyền kiểm soát cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân, thí dụ như hệ thống “Soliviki” mới xuất hiện ở Nga (Siloviki là từ tiếng Nga chỉ những người làm việc trong các ngành như quân đội, cảnh sát… Tổng thống Putin và các cộng sự của ông ta xuất thân từ những thành phần như thế - ND). Nhưng những bàn tay bẩn thỉu đã lợi dụng được quá trình tư nhân hóa gian lận là do sự thiếu vắng các định chế thị trường, nhất là thiếu vắng chế độ pháp quyền, nền tảng của kinh tế thị trường. Tạo ra những định chế như thế là công việc không đơn giản và cũng không có một “quy trình” có thể áp dụng cho mọi trường hợp trên đời. Nhưng dù có một số trường hợp thất bại, tức là không xây dựng được một cách đầy đủ các thiết chế của chế độ pháp quyền thì đấy cũng không phải là lí do để không tiến hành; ngay cả ở Nga, mặc dù quá trình tư nhân hóa có rất nhiều sai lầm, nhưng đấy vẫn là tiến bộ đáng kể so với chế độ độc tài độc đảng, một chế độ đã bị sụp đổ do những hiện tượng bất công và thiếu hiệu quả mà nó gây ra.
Tư nhân hóa mà không có hệ thống pháp luật hoạt động có hiệu quả thì cũng không tạo ra được nền kinh tế thị trường. Thị trường phải dựa trên nền tảng của luật pháp, tư nhân hóa thất bại không có nghĩa là thị trường thất bại. Đấy là do nhà nước không xây dựng được nền tảng pháp lí cho kinh tế thị trường.
Ủng hộ một cách thái quá
19. Tất cả mọi quan hệ giữa người với người đều có thể quy giản thành quan hệ thị trường.
Mọi hành động đều là do người ta muốn tối đa hóa lợi ích mà ra. Ngay cả việc giúp đỡ người khác cũng là nhằm kiếm lợi cho mình, nếu không thì người ta không làm. Tình bạn và tình yêu cũng chỉ là trao đổi dịch vụ đôi bên đều có lợi, chẳng khác gì đổi vài đồng dollar lấy mấy quả cà chua vậy. Hơn nữa, mọi hình thức tương tác của con người đều có thể được lí giải bằng những thuật ngữ của thị trường, trong đó có chính trị: lá phiếu được trao đổi để lấy những lời hứa hẹn, thậm chí tội ác: nạn nhân và tội phạm trao đổi: “đưa tiền đây hay muốn mất mạng?”.
Cố gắng nhằm qui giản tất cả những hành động của con người vào một động cơ duy nhất là xuyên tạc kinh nghiệm của con người. Những người làm cha mẹ không hề nghĩ đến quyền lợi của mình khi hi sinh cho con hay lao vào cứu chúng khi chúng gặp nguy hiểm. Khi người ta cầu nguyện để được cứu rỗi hay được khai sáng về mặt tâm linh thì động cơ của họ cũng khác hẳn với động cơ mua sắm quần áo. Chỉ có một điểm chung: đấy là những hành động có chủ đích, những hành động hướng tới mục đích nào đó. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả những mục tiêu mà chúng ta hướng tới đều có thể qui giản thành những chỉ số có thể so sánh được của cùng một thực thể. Chúng ta có những động cơ và mục tiêu khác nhau: khi đi vào cửa hàng mua chiếc búa, khi đi vào viện bảo tàng nghệ thuật và khi đưa nôi một đứa trẻ vừa mới sinh, đấy là chúng ta đang thực hiện những mục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thể hiện bằng những khái niệm mua bán trên thương trường.
Các khái niệm và công cụ trí tuệ có thể được sử dụng để tìm hiều và soi sáng những hình thức tương tác khác nhau. Ví dụ, các khái niệm của môn kinh tế học được sử dụng để tìm hiểu quá trình trao đổi trên thương trường, nhưng cũng có thể được sử dụng cho môn chính trị học, thậm chí để tìm hiểu cả tôn giáo nữa. Có thể tính toán được giả cả và lợi ích của các lựa chọn chính trị, hệt như lựa chọn trên thương trường vậy; có thể so sánh các đảng chính trị hay tập đoàn mafia với các công ty trên thương trường. Nhưng việc áp dụng cùng những khái niệm không có nghĩa là những tình huống mà người ta phải lựa chọn là tương đương về mặt pháp lí hoặc đạo đức. Không thể đưa một tên cướp - kẻ đề nghị bạn đưa tiền cho hắn hay là mất mạng - lên cùng một hàng với doanh nhân – người đề nghị bạn lựa chọn giữa việc giữ tiền hay dùng số tiền đó để mua món hàng của ông ta – vì một lí do đơn giản là tên cướp đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ bạn có toàn quyền định đoạt, cả về mặt đạo đức lẫn pháp lí; trong khi doanh nhân lại đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ, một thứ thuộc quyền định đoạt của ông ta, còn thứ kia thuộc quyền định đoạt của bạn. Trong cả hai trường hợp, ta đều phải lựa chọn và hành động một cách có chủ đích; nhưng trong trường hợp đầu, tên cướp buộc ta phải lựa chọn, còn trường hợp sau là doanh nhân đề nghị ta lựa chọn; trường hợp đầu làm ta mất bớt quyền định đoạt, còn trường hợp sau làm cho ta thêm quyền định đoạt, bởi vì khi người ta đề nghị trao cho ta một cái gì đó mà ta không có bất kể thứ đó có thể có giá trị cao hơn hay thấp hơn cái ta đang có. Không phải tất cả các quan hệ giữa người với người đều có thể được quy giản thành quan hệ trên thương trường, trước hết phải kể đến những “trao đổi” đi ngược lai ý chí của một trong hai bên, đấy là những vụ “trao đổi” có tính chất khác hẳn, vì chúng làm mất cơ hội và tài sản chứ không phải là cơ hội làm gia tăng tài sản.
20. Thị trường có thể giải quyết được mọi vấn đề
Chính phủ kém cỏi đến nỗi chẳng làm được việc gì ra hồn. Bài học quan trọng nhất của thị trường là chúng ta phải hạn chế vai trò của chính phủ vì đơn giản là chính phủ đối chọi với thị trường. Vai trò của chính phủ càng giảm thì vai trò của thị trường càng tăng.
Những người công nhận vai trò của thị trường cũng cần công nhận rằng tại phần lớn các nước trên thế giới, mà cũng có thể là tại tất cả các nước, vấn đề chính không chỉ là chính phủ làm quá nhiều mà còn là chính phủ làm quá ít nữa. Loại thứ nhất – tức là những việc chính phủ không được làm, bao gồm: A) những hành động nói chung là không ai được làm, thí dụ như “thanh lọc sắc tộc”, xâm chiếm đất đai của người khác và tạo ra đặc quyền đặc lợi cho giới tinh hoa; và B) những hành động có thể và phải được làm thông qua tương tác tự nguyện giữa các công ty và doanh nhân trên thương trường, ví dụ như chế tạo ô tô, xuất bản báo chí, kinh doanh khách sạn. Chính phủ phải ngưng ngay những việc như thế. Nhưng khi chính phủ chấm dứt, không làm những việc mà họ không phải làm thì họ lại phải bắt tay vào làm một số việc mà trên thực tế sẽ góp phần thúc đẩy công lí và tạo ra nền tảng cho việc giải quyết các vấn đề bằng tương tác tự nguyện. Thực tế là hai vấn đề vừa nói có mối quan hệ với nhau: các chính phủ giành nguồn lực cho việc quản lí nhà máy sản xuất ô tô hay xuất bản báo chí, hoặc tệ hơn nữa – dành nguồn lực cho việc tịch thu tài sản của một số người và tạo đặc quyền đặc lợi cho một số ít người - vừa làm mất mát vừa hạn chế khả năng trong việc cung cấp những dịch vụ thực sự có giá trị mà chỉ có chính phủ mới có thể làm. Ví dụ, chính phủ trong các nước nghèo thường không bảo đảm được tính chất pháp lí của quyền sở hữu, đấy là chưa nói đến việc ngăn chặn những vụ xâm hại quyền sở hữu. Hệ thống pháp luật thường kém hiệu quả, phức tạp và chưa có sự độc lập và không thiên vị, là những đặc điểm cần thiết cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi tự nguyện.
Muốn cho thị trường có thể bảo đảm được khuôn khổ cho sự hợp tác xã hội thì luật pháp phải xác định rõ ràng quyền sở hữu và hợp đồng. Các chính phủ không cung cấp được những tiện ích công cộng này là những chính phủ cản trở sự xuất hiện của thị trường. Chính phủ sử dụng quyền lực để thiết lập công lí và luật pháp là chính phủ phục vụ lợi ích công cộng. Chính phủ không thể yếu, nhưng quyền lực của nó phải bị giới hạn và được xác định một cách rõ ràng về mặt pháp lí. Chính phủ hạn chế và chính phủ yếu là hai việc khác nhau. Chính phủ yếu nhưng có quyền lực không hạn chế có thể trở thành cực kì nguy hiểm vì họ có thể làm những việc mà họ không được phép làm, nhưng họ cũng không đủ quyền lực để buộc người ta phải tuân thủ luật lệ và không thể bảo đảm cho người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, tức là bảo đảm những điều kiện cần thiết cho tự do và trao đổi tự do trên thương trường. Thị trường tự do không phải là không có quản lí. Thị trường tự do chỉ tồn tại khi có một chính phủ giới hạn nhưng hiệu quả, một chính phủ xác định một cách rõ ràng và thực thi một cách không thiên vị qui tắc đạo đức xã hội.
Quan trọng là cần phải nhớ rằng có nhiều vấn đề cần phải giải quyết bằng những hành động tự giác, thị trường không thể giải quyết được mọi vấn đề. Ông Ronald Coase, giải Nobel kinh tế học, trong một công trình viết về thị trường và công ty, giải thích rằng các công ty thường phải dựa vào việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào trao đổi trên thương trường vì trao đổi trên thương trường đòi hỏi chi phí cao. Ví dụ, thương thảo để kí kết hợp đồng là việc làm tốn kém, cho nên để giảm chi phí người ta thường sử dụng các hợp đồng dài hạn. Các công ty thường sử dụng hợp đồng dài hạn chứ không sử dụng những vụ trao đổi “tại trận”, kể cả quan hệ lao động và quản lí một cách có ý thức chứ không tổ chức “đấu thầu” cho từng dịch vụ một. Nhưng các công ty - những ốc đảo của sự phối hợp và lập kế hoạch - có thể thành công là vì họ bơi trong một đại dương rộng lớn của những vụ trao đổi trên thương trường. (Sai lầm lớn nhất của những người xã hội chủ nghĩa là họ cố gắng quản lí toàn bộ nền kinh tế như thể một công ty cực kì to lớn, họ không nhận thức được vai trò có giới hạn của việc lãnh đạo một cách có ý thức cũng như không nhận thức được sự phối hợp trong trật tự tự phát của thị trường đều là sai lầm như nhau vậy).
Cuối cùng, cần phải nhớ rằng quyền sở hữu và trao đổi trên thương trường, tự bản thân chúng, không thể giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, nếu quá trình ấm nóng toàn cầu quả thực là mối đe dọa đối với việc duy trì cuộc sống trên hành tinh này hay nếu tầng ozone bị suy thoái đến mức có hại đối với sức khỏe thì giải pháp có phối hợp của các chính phủ có thể là giải pháp tốt nhất, hoặc thậm chí là giải pháp duy nhất nhằm tránh thảm họa nữa. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là thị trường hoàn toàn không có vai trò gì, ví dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide có thể tạo thuận lợi cho quá trình điều tiết, nhưng các thị trường này phải được thiết lập bởi sự phối hợp của các chính phủ. Nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là nếu một công cụ nào đó không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà ta có thể tưởng tượng được thì điều đó cũng không có nghĩa là nó không thể giải quyết được một số - thậm chí giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Thị trường có thể là mà cũng có thể không phải là cơ chế tốt nhất cho việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự ấm nóng, lỗ thủng trên tầng ozone hay các bệnh truyền nhiễm lây lan trong không khí, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường không có vai trò gì trong việc giải quyết những vấn đề này (ví dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide hay thị trường mua bán chất kháng sinh) hoặc không để cho thị trường giải quyết những vấn đề mà nó có thể giải quyết một cách tốt nhất. Thị trường tự do có thể không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nhân loại có thể phải đối diện, nhưng thị trường có thể và đã tạo ra được tự do và thịnh vượng, và đấy là lí do ta phải nói về nó.
PHẦN II
HỢP TÁC TỰ NGUYỆN VÀ LỢI ÍCH CÁ NHÂN
Nghịch lí của đức hạnh
Mao Vu Thức
Trong tiểu luận này, Mao Vu Thức (茅于轼), một nhà kinh tế học và đồng thời cũng là một doanh nhân người Trung Quốc, trình bày kiến giải của mình về vai trò của thị trường trong việc tạo lập sự hài hòa và hợp tác. Ông làm nổi bật lợi ích của việc tìm cách hạ giá thành và kiếm lời do những người tham gia vào quá trình trao đổi thực hiện bằng cách so sánh hành vi “tự tư tự lợi” với những huyền thoại mà những người phê phán chủ nghĩa tư bản đã tạo ra. Ông đưa ra các thí dụ từ di sản văn học Trung Quốc cũng như từ kinh nghiệm của mình (cũng là kinh nghiệm của hàng triệu người Trung Quốc trong cuộc thí nghiệm bài trừ chủ nghĩa tư bản kinh hoàng ở nước này).
Xung đột quyền lợi trong Vùng đất của những người quân tử
Khoảng giữa thế kỉ XVIII và XIX một nhà văn Trung Quốc tên là Li Ruzhen đã viết một cuốn tiểu thuyết với nhan đề Hoa trong gương (Flowers in the Mirror). Cuốn sách kể về một người tên là Tang Ao vì bị thất bại trong công việc làm ăn cho nên đã theo người anh rể xuất ngoại. Trong cuộc du hành này, anh ta đã đi qua nhiều nước có phong cảnh rất kì thú. Nước đầu tiên họ đến thăm có tên là Vùng đất của những người quân tử (The Land of Gentlemen).
Tất cả những người ở Vùng đất của những người quân tử đều sẵn sàng chịu thiệt để chắc chắn làm người khác được lợi. Chương 11 kể về một anh sai nha (Li Ruzhen cố tình sử dụng nhân vật mà người Trung Quốc xưa từng quan niệm, lúc đó sai nha có nhiều đặc quyền đặc lợi và hay bắt nạt dân chúng) đi mua hàng:
Sau khi đã xem xét một số hàng hóa, anh sai nha này bảo người bán hàng: “Anh ơi, hàng của anh tốt quá mà giá lại rẻ quá. Làm sao tôi có thể an tâm khi anh tỏ ra hào phóng đến như thế? Nếu anh không nâng giá lên thì chúng tôi đành không mua nữa vậy”.
Người bán hàng đáp: “Có ông đến là chúng tôi mừng rồi. Người ta thường nói người bán thì đẩy giá lên trời còn người mua thì hạ xuống sát đất. Giá của tôi đã cao ngất trời rồi mà ông còn muốn tôi tăng nữa. Tôi khó mà đồng ý được. Xin ông đến cửa hàng khác mà mua vậy”.
Sau khi nghe người bán nói như thế, anh sai nha bảo: “Anh đã ra giá thấp cho những món hàng chất lượng cao thế này. Thế có phải là anh bị thiệt không? Chúng ta không được lừa dối và phải bình tĩnh. Không phải là mỗi chúng ta đều biết tính toán cả hay sao”. Sau một hồi tranh cãi mà người bán vẫn khăng khăng không chịu nâng giá, còn anh sai nha thì phát bực và chỉ mua một nửa số hàng đã chọn mà thôi. Nhưng người bán hàng cản đường không cho anh ta đi ra. Đúng lúc đó thì có một ông lão đi ngang qua. Sau khi cân nhắc tình hình, ông già này giải quyết bằng cách buộc anh cảnh sát phải mua 80% số hàng mà anh ta đã chọn.
Tiếp theo là câu chuyện mua bán giữa khách hàng cho rằng giá quá thấp mà chất lượng lại cao, trong khi người bán khẳng định rằng hàng không còn tươi cho nên chỉ được coi là chất lượng bình thường. Cuối cùng người mua chọn những món hàng có chất lượng xấu nhất. Đám đông đứng gần đó kết án người này là “chơi không đẹp”, anh ta đành phải lấy một nửa hàng có chất lượng cao và một nửa chất lượng thấp. Trong vụ giao dịch thứ ba thì hai bên cãi nhau về trọng lượng và chất lượng bạc được đem ra thanh toán. Bên trả nợ khẳng định rằng bạc của anh ta vừa kém về chất lượng vừa không đủ cân lạng, trong khi bên được trả nợ lại nói rằng bạc có chất lượng rất cao và đủ trọng lượng. Khi bên trả nợ đi rồi thì bên được trả nợ thấy rằng anh ta có trách nhiệm tặng số bạc mà anh ta cho là dư cho một người ăn xin đến từ vùng đất xa xôi.
Cuốn truyện này đặt ra hai vấn đề cần phải nghiên cứu.
Thứ nhất, khi hai bên đều từ chối phần lợi nhuận mà họ được chia hay đều khẳng định rằng lợi nhuận của họ là quá cao thì sẽ có tranh cãi. Đa số những cuộc tranh cãi mà chúng ta gặp trong đời sống là do chúng ta theo đuổi quyền lợi của chính mình. Kết quả là chúng ta thường mắc sai lầm khi cho rằng nếu chúng ta chấp nhận quyền lợi của phía bên kia thì sẽ không còn tranh cãi. Nhưng như đã thấy, trong Vùng đất của những người quân tử thì coi quyền lợi của phía bên kia làm cơ sở cho quyết định cũng dẫn tới xung đột và như vậy là chúng ta phải tìm cho ra cơ sở mang tính logic cho xã hội hài hòa và hợp tác.
Tiến thêm một bước nữa trong công việc nghiên cứu, chúng ta phải công nhận rằng trong công việc kinh doanh của thế giới hiện thực cả hai bên đều tìm kiếm lợi ích của riêng mình và thông qua thương lượng về các điều khoản (trong đó có giá cả và chất lượng) để đạt được thỏa thuận. Ngược lại, trong Vùng đất của những người quân tử thỏa thuận như thế là bất khả thi. Trong cuốn truyện, tác giả phải đưa vào một ông già và một người hành khất, thậm chí phải viện dẫn đến những biện pháp ép buộc mới có thể giải quyết được xung đột . Ở đây chúng ta gặp một chân lí quan trọng và sâu sắc: những cuộc đàm phán, trong đó hai bên đều tìm kiếm lợi ích cá nhân của mình có thể đạt đến điểm cân bằng, trong khi nếu cả hai bên đều tìm kiếm lợi ích cho phía bên kia thì họ không bao giờ đạt được đồng thuận. Hơn thế nữa, điều đó sẽ tạo ra một xã hội suốt ngày tranh cãi với chính mình. Sự kiện này trái ngược hẳn với kì vọng của đa số người. Vì Vùng đất của những người quân tử không thể thiết lập được sự cân bằng trong quan hệ của những cư dân của nó cho nên cuối cùng nó đã biến thành Vùng đất của những kẻ trục lợi và thô lỗ. Vì Vùng đất của những người quân tử hướng tới quyền lợi của người khác cho nên nó sinh ra những kẻ đồi bại. Trong khi những người quân tử không thể tiến hành trao đổi được thì những kẻ trục lợi và thô lỗ lại có thể giành được lợi thế bằng cách lạm dụng sự kiện là những người quân tử kiếm lời bằng cách hi sinh quyền lợi của mình. Nếu cứ tiếp tục như thế mãi thì người quân tử sẽ chết hết và sẽ chỉ còn lại bọn trục lợi và thô lỗ mà thôi.
Từ đó ta có thể thấy rằng con người chỉ có thể hợp tác khi họ tìm kiếm lợi ích của chính mình. Đấy là nền tảng an toàn, chỉ có dựa vào nền tảng như thế nhân loại mới có thể đấu tranh cho một thế giới lí tưởng. Nếu nhân loại chỉ tìm kiếm lợi ích cho người khác thì không lí tưởng nào có thể trở thành hiện thực được.
Dĩ nhiên là trong khi coi thực tế là xuất phát điểm của mình, muốn giảm xung đột, chúng ta phải quan tâm tới những người xung quanh và phải tìm cách ngăn chặn những ước muốn ích kỉ của mình. Nhưng nếu muốn quyền lợi của người khác trở thành mục tiêu của mọi hành vi của chúng ta thì nó sẽ tạo ra xung đột giống như Li Ruzhen mô tả trong tác phầm Vùng đất của những người quân tử. Có thể có người nói rằng những tình tiết tức cười trong đời sống ở Vùng đất của những người quân tử không thể nào xảy ra trong thế giới hiện thực được, nhưng, như cuốn sách này dần dần làm rõ, những sự kiện trong thế giới thực và những sự kiện ở Vùng đất của những người quân từ đều có những nguyên do giống nhau. Nói cách khác, cả thế giới hiện thực lẫn Vùng đất của những người quân tử đều không có nguyên lí rõ ràng về cách thức tìm kiếm lợi ích riêng.
Động cơ của cư dân Vùng đất của những người quân tử là gì? Trước hết chúng ta phải hỏi: “Tại sao người ta lại muốn trao đổi?”. Dù là hàng đổi hàng sơ khai hay việc trao đổi hàng-tiền trong xã hội hiện đại thì động cơ đằng sau nó vẫn là cải thiện hoàn cảnh của người ta, làm cho đời sống của người ta thuận lợi hơn và tiện nghi hơn. Không có động cơ như thế, người ta trao đổi những thứ tự mình phải khó nhọc mới làm ra được để làm gì? Tất cả những thú vui vật chất mà chúng ta nhận được, từ cái kim sợi chỉ cho đến tủ lạnh và TV màu đều do trao đổi mà ra. Nếu người ta không trao đổi thì mỗi người chỉ có thể trồng được thóc và bông trên những mảnh ruộng ở nhà quê, chỉ có thể sử dụng gạch bằng đất để xây nhà và chiến đấu với đất đai để giành lấy tất cả những thứ cần thiết để tồn tại mà thôi. Với cách làm việc như thế, con người chỉ có thể kéo lê đời sống như tổ tiên ta đã sống hàng chục ngàn năm trước. Chắc chắn là chúng ta không được thưởng thức bất kì lợi ích nào của nền văn minh hiện đại ngày nay.
Vùng đất của những người quân tử đã có nhà nước và thị trường, điều đó chứng tỏ rằng người dân ở đấy đã rời bỏ nền kinh tế tự cấp tực túc và đã chọn con đường trao đổi nhằm cải thiện hoàn cảnh kinh tế của mình. Thế thì tại sao họ lại không nghĩ đến quyền lợi của mình khi tham gia trao đổi kinh tế? Dĩ nhiên là, nếu ngay từ đầu trao đổi là để làm giảm lợi thế của mình và tăng lợi thế của người khác thì hành vi “quân tử” là có thể xảy ra. Nhưng mọi người tham gia trao đổi hay có kinh nghiệm về trao đổi đều biết rằng hai bên tham gia trao đổi đều tham gia vì lợi ích của mình, còn người nào hành động ngược lại với quyền lợi của mình trong quá trình trao đổi là người có động cơ sai lầm.
Có thể thiết lập được xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi mà không cần thương thảo về giá cả hay không?
Trong giai đoạn khi mà cuộc đời và sự nghiệp của Lôi Phong còn được đề cao ở Trung Quốc người ta thường thấy trên màn ảnh truyền hình một người tốt bụng và tận tụy như Lôi Phong đang chữa nồi niêu xoong chảo cho đám đông. Người xem có thể thấy một hàng người trước mặt anh ta, mỗi người đều cầm những món đồ cũ cần phải sửa chữa. Những hình ảnh này là nhằm động viên mọi người làm theo người môn đệ đầy lòng từ tâm của Lôi Phong và làm cho quần chúng chú ý đến anh ta. Nếu hàng không dài thì bộ máy tuyên truyền không đủ sức thuyết phục. Chúng ta cũng cần ghi nhận rằng những người xếp hàng với nồi niêu xoong chảo cần phải chữa ở đó không phải là để học Lôi Phong mà ngược lại, để tìm kiếm lợi ích của mình trong khi người khác bị thiệt.
Trong khi chính sách tuyên truyền như thế có thể dạy được một số người làm việc tốt cho những người khác thì đồng thời nó thậm chí còn dạy cho nhiều người cách tìm kiếm lợi ích từ những người khác. Trong quá khứ người ta từng nghĩ rằng tuyên truyền kêu gọi dân chúng làm việc nhằm phục vụ người khác mà không đòi hỏi thù lao có thể cải thiện được đạo đức xã hội. Nhưng đây chắc chắn là một sự lầm lẫn lớn vì những người học cách giành giật lợi ích cá nhân sẽ nhiều hơn nhiều lần số người học cách làm việc nhằm phục vụ những người khác. Từ quan điểm lợi ích kinh tế, việc mọi người đều có trách nhiệm phục vụ người khác là việc làm vô nghĩa. Những người mang đồ đạc đến chữa miễn phí có thể mang cả những thứ không đáng chữa, thậm chí có thể mang cả những thứ nhặt được từ thùng rác nữa. Nhưng vì giá chữa những thứ đó là bằng không, thì giờ vàng ngọc dành để chữa chúng sẽ gia tăng, cũng như sẽ gia tăng vật tư quí hiếm dùng cho việc sửa chữa những món đồ đó. Đấy là do gánh nặng của việc sửa chữa những đồ đặc đó được đặt lên vai người khác, chi phí cho việc sửa chữa miễn phí của chủ nhân món hàng chỉ là thời gian chờ đợi mà thôi. Nếu xét theo quan điểm lợi ích của toàn xã hội thì toàn bộ thời gian, công sức và vật tư dùng để sửa chữa những món đồ đó chỉ mang lại những chiếc nồi niêu xoong chảo chẳng có lợi ích bao nhiêu. Nếu thời gian và vật tư đó được dùng cho những hoạt động có năng suất cao hơn thì chắc chắn là có thể tạo ra những giá trị lớn hơn cho xã hội. Từ quan điểm hiệu quả kinh tế và thịnh vượng của cả cá nhân lẫn xã hội thì trách nhiệm và quá trình sửa chữa không được trả công như thế có hại nhiều hơn là lợi.
Hơn thế nữa, nếu những đồ đệ tốt bụng của Lôi Phong lại còn xếp hàng hộ những người đang cầm xoong chảo đợi chữa thì việc giải thoát cho những người nghèo đó khỏi cả công việc xếp hàng chán ngắt như thế có thể thậm chí làm cho hàng còn dài ra hơn. Đấy thật là một cảnh tượng vô lí, một nhóm thì đứng xếp hàng để cho nhóm người kia không phải làm như thế. Hệ thống trách nhiệm kiểu đó giả định rằng có một nhóm người muốn được phục vụ như là điều kiện tiên quyết. Cái đạo đức vị tha như thế không thể là đạo đức mang tính phổ quát được. Rõ ràng là những người ca ngợi tính ưu việt của hệ thống mình vì mọi người mà không cần viện dẫn đến giá cả như thế đã không suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo.
Trách nhiệm sửa chữa đồ dùng cho người khác còn tạo ra hậu quả phụ mà ít ai ngờ tới. Đấy là nếu những người từng tham gia vào việc sửa chữa bị các đồ đệ của Lôi Phong đẩy ra khỏi thương trường thì họ sẽ mất việc và sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tôi không bao giờ phản đối việc học theo tấm gương của Lôi Phong trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn, đấy là công việc có ích, thậm chí là cần thiết đối với xã hội. Nhưng nếu coi việc trợ giúp người khác là trách nhiệm phải làm thì nó sẽ tạo ra sự rối rắm, hỗn loạn và xuyên tạc tinh thần tự nguyện của Lôi Phong.
Trong xã hội của chúng ta có những người rất yếm thế và những người căm thù cái xã hội mà theo họ là coi đồng tiền là tất cả. Họ nghĩ rằng những người có tiền là những kẻ không thể chịu đựng nổi và người giàu tự coi là mục hạ vô nhân, còn người nghèo là những người lo lắng cho quyền lợi của nhân loại. Họ tin rằng tiền làm méo mó quan hệ bình thường giữa người với người. Kết quả là họ muốn xây dựng một xã hội dựa trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, không cần nói đến tiền và giá cả. Đấy là xã hội, nơi người nông dân trồng cấy mà không hề nghĩ đến công xá, nơi người công nhân dệt vải cho tất cả mọi người, cũng không cần công xá, nơi người thợ cắt tóc làm việc miễn phí ..v. v.. Xã hội lí tưởng như thế có thể tồn tại được hay không?
Muốn trả lời chúng ta phải quay trở lại với lí thuyết kinh tế về sự phân bố nguồn lực, mà như thế thì sẽ lạc đề và hơi dài. Để đơn giản, xin bắt đầu bằng một thí nghiệm tưởng tượng như sau. Hãy lấy trường hợp anh thợ cạo. Hiện nay đàn ông thường cắt tóc ba hay bốn tuần một lần, nhưng nếu có người cắt miễn phí thì họ có thể đi cắt mỗi tuần một lần. Tiền công cắt tóc sẽ làm cho lao động của người thợ cạo được sử dụng một cách hữu hiệu hơn. Trên thị trường, tiền công cắt tóc phụ thuộc tỉ lệ lao động xã hội làm trong ngành này. Nếu nhà nước giữ giá cắt tóc thấp thì số người muốn cắt tóc gia tăng, số thợ cạo cũng gia tăng tương ứng và như vậy là số người làm trong những ngành khác phải giảm, đấy là nói trong trường hợp lực lượng lao động không thay đổi. Cái gì đúng trong trường hợp thợ cạo thì cũng đúng cho những ngành nghề khác.
Trong nhiều khu vực nông thôn ở Trung Quốc giúp đỡ miễn phí là việc bình thường. Nếu một người nào đó muốn dựng nhà thì tất cả họ hàng và bạn bè đều đến giúp. Thường là không phải trả tiền, chỉ phải chi phí thức ăn cho những người đến phụ giúp mà thôi. Lần sau, khi bạn của người đã được giúp đỡ xây nhà thì anh ta cũng sẽ đến giúp miễn phí. Thợ điện cũng thường sửa đồ điện miễn phí, chỉ cần tặng quà nhân dịp tết nhất là được. Những vụ trao đổi phi tiền tệ như vậy không thể là đơn vị đo lường chính xác lao động đã bỏ ra. Hậu quả là giá trị lao động không được khai thác một cách có hiệu quả và sự phân công lao động trong xã hội cũng không được khuyến khích. Tiền và giá có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Không được để cho đồng tiền chiếm chỗ của những tình cảm như tình bạn và tình yêu. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là tình bạn và tình yêu có thể thay thế được đồng tiền. Chúng ta không thể loại bỏ được đồng tiền chỉ vì sợ rằng nó sẽ ăn mòn những mối ràng buộc trong quan hệ của con người với nhau. Trên thực tế, giá cả bằng tiền là phương pháp hiện có duy nhất để ta có thể phân bố nguồn lực sao cho chúng có thể được sử dụng một cách hữu hiệu nhất. Nếu chúng ta duy trì cả giá trị bằng tiền lẫn tình cảm và những giá trị cao quí khác của chúng ta thì chúng ta có thể hi vọng xây dựng được một xã hội vừa hiệu quả lại vừa nhân ái.
Sự cân bằng quyền lợi cá nhân
Giả sử A và B phải chia hai quả táo trước khi ăn. A chạy trước và nhặt được quả to hơn. B cáu kỉnh hỏi: “Sao anh lại có thể ích kỉ thế nhỉ?”, A vặn lại: “Thế nếu anh nhặt trước thì anh chọn quả nào?” B đáp: “Tôi sẽ nhặt quả nhỏ hơn”. A vừa cười vừa nói: “Tôi chả làm đúng như anh muốn là gì?”
Trong câu chuyện trên, A đã được lợi hơn B, trong khi B theo nguyên tắc “đặt quyền lợi của người khác lên trên quyền lợi của mình” mà A thì không. Nếu chỉ một bộ phận trong xã hội tuân theo nguyên tắc này còn những bộ phận khác không theo thì bộ phận theo sẽ bị thiệt, trong khi những bộ phận không theo sẽ được lợi. Nếu hiện tượng này không được ngăn chặn thì nhất định sẽ dẫn tới xung đột. Rõ ràng là, nếu chỉ có một số người đặt quyền lợi của người khác lên trên quyền lợi của mình thì cuối cùng hệ thống này nhất định sẽ dẫn tới xung đột và hỗn loạn.
Nếu cả A và B đều quan tâm đến quyền lợi của phía bên kia thì vấn đề chia hai quả táo bên trên sẽ không thể nào giải quyết được. Nếu cả hai đều tìm cách ăn quả táo nhỏ hơn thì sẽ xuất hiện vấn đề mới, như ta đã từng thấy trong Vùng đất của những người quân tử. Cái gì đúng với A và B thì cũng đúng với tất cả những người khác. Nếu toàn bộ xã hội đều tuân theo nguyên tắc làm lợi cho người khác, chỉ có một người không, thì cả xã hội sẽ phục vụ cho người đó; xã hội như thế có thể tồn tại được, đấy là về lí thuyết. Nhưng nếu cả người này cũng quay ra theo nguyên tắc trên thì xã hội – như một hệ thống của sự hợp tác – sẽ không thể tồn tại được nữa. Nguyên tắc mình vì người khác nói chung chỉ khả thi với điều kiện là những người khác sẽ quan tâm tới quyền lợi của toàn xã hội, còn mình thì không. Nhưng trên bình diện toàn cầu thì đấy là điều bất khả thi, đấy là nói trừ phi ta có thể buộc mặt trăng phải quan tâm đến quyền lợi của dân chúng trên trái đất.
Lí do của sự rắc rối như thế là vì xét một cách tổng quát thì trong xã hội không có sự phân biệt giữa “ta” và “người”. Dĩ nhiên là đối với một anh chàng John hoặc Jane, Doe cụ thể nào đó thì “ta” là ta, còn người là “người”, “ta’ không thể lẫn lộn với “người” được. Nhưng từ quan điểm của xã hội thì mỗi người đều vừa là “ta” vừa là “người”. Khi nguyên tắc “vì người trước khi vì mình” được đem ra áp dụng cho anh A thì trước hết anh A phải suy nghĩ về sự thiệt hơn của những người khác. Nhưng khi nguyên tắc này được anh B áp dụng thì quyền lợi của anh A lại nằm ở vị trí quan trọng nhất. Đối với các thành viên trong cùng xã hội đó thì câu hỏi là liệu họ phải nghĩ đến người khác trước hay những người khác phải nghĩ đến họ trước sẽ dẫn đến rối loạn và mâu thuẫn. Vì vậy, trong bối cảnh này, nguyên tắc vị tha là không phù hợp và mâu thuẫn, và cũng vì vậy mà không thể dùng để giải quyết nhiều vấn đề xuất hiện trong quan hệ giữa người với người. Nhưng, dĩ nhiên điều đó cũng không có nghĩa là tinh thần cỗ vũ cho nó không đáng được ca ngợi hay những hành động vì người khác là không đáng ca ngợi, nhưng nó không thể tạo ra cơ sở mang tính phổ quát để các thành viên trong xã hội theo trong khi tìm cách bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
Những người đã trải qua cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản hẳn còn nhớ rằng khi khẩu hiệu “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và phê phán chủ nghĩa xét lại” vang lên khắp đất nước thì cũng là lúc mà những kẻ lắm mưu mô và nhiều tham vọng lên như diều gặp gió. Thời gian đó, đa số người dân Trung Quốc có thể thực sự tin rằng cuộc “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và phê phán chủ nghĩa xét lại” có thể trở thành tiêu chuẩn xã hội và kết quả là họ đã tìm mọi cách để chỉ trích chủ nghĩa cá nhân. Cũng trong thời gian đó, những kẻ cơ hội đã lợi dụng khẩu hiệu này nhằm thu lợi riêng. Chúng lợi dụng chiến dịch bài trừ bóc lột nhằm biện hộ cho việc lục soát nhà của người khác và cướp đoạt tài sản của họ. Chúng kêu gọi người khác bài trừ chủ nghĩa cá nhân và vì lợi ích của cách mạng mà thừa nhận là những kẻ phản bội, gián điệp hay phản cách mạng và bằng cách đó ghi thêm cho họ những tội lỗi mới. Không cần suy nghĩ, những kẻ cơ hội chủ nghĩa đã đẩy tha nhân vào hoàn cảnh đầy nguy hiểm cho cuộc sống của họ, mà tất cả chỉ nhằm giành một chức vụ nào đó trong chính quyền mà thôi. Như vậy là, chúng ta đã phân tích những vấn đề lí luận liên quan đến nguyên tắc “mình vì mọi người”, nhưng Cách mạng văn hóa còn cho thấy mâu thuẫn của nguyên tắc này khi nó được đem ra áp dụng vào thực tế.
Trong kí ức, Cách mạng văn hóa đã phai mờ dần, nhưng chúng ta phải nhớ rằng lúc đó tất cả các khẩu hiệu đều bị đem ra phê phán và kiểm soát một cách kĩ lưỡng. Nhưng hiện nay thì không thế nữa, vì khi câu hỏi đặt ra là phải dùng nguyên tắc nào để xử lí những vấn đề xã hội dường không còn cần thiết nữa. Chúng ta vẫn sử dụng những biện pháp tuyên truyền cũ nhằm động viên người dân giải quyết những cuộc tranh luận, thậm chí ngay cả tại tòa án những phương pháp lỗi thời vẫn có ảnh hưởng khá lớn.
Những độc giả đã quen lật đi lật lại vấn đề chắc chắn sẽ có một vài câu để hỏi về vấn đề chia một cách hợp lí nhất hai quả táo vừa nói. Nếu chúng ta đồng ý rằng “mình vì mọi người” không thể là nguyên tắc giải quyết tốt nhất vấn đề chia hai quả táo thì có phải là không có cách nào tốt hơn hay không? Xin nhớ rằng ở đây có một quả táo to và một quả táo nhỏ và chỉ có hai người tham gia chia. Có thể là ngay cả những những vị thần bất tử huyền thoại của Trung Quốc cũng thấy khó mà tìm được giải pháp thỏa đáng?
Nhưng trong xã hội thị trường câu hỏi hóc búa vừa nói thực ra là có thể giải quyết được. Hai người đó có thể thảo luận xem phải giải quyết như thế nào. Ví dụ A lấy quả to hơn với thỏa thuận là lần sau B sẽ được lấy quả to hơn hoặc nếu A lấy quả to hơn thì B sẽ được đền bù một khoản nào đó. Món tiền do A trả sẽ giúp giải quyết vấn đề khó khăn này. Trong nền kinh tế có sử dụng tiền tệ thì chắc chắn là hai bên sẽ áp dụng biện pháp này. Bắt đầu bằng khoản đền bù nhỏ (ví dụ, 1 xu), số tiền sẽ được nâng dần lên cho đến khi một bên đồng ý lấy quả táo nhỏ cùng với món tiền đền bù. Nếu số tiền ban đầu quá nhỏ thì ta có thể cho rằng cả hai bên đều muốn lấy quả to và trả khoản đền bù nhỏ bé kia. Nhưng khi số tiền đền bù được nâng lên thì sẽ đến một lúc một trong hai bên đồng ý lấy quả táo nhỏ cùng với tiền đền bù. Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng nếu hai bên đều đánh giá vấn đề một cách hữu lí thì họ sẽ tìm ra được biện pháp giải quyết cuộc tranh luận. Và đấy cũng là biện pháp giải quyết một cách hòa bình khi quyền lợi của các bên xung đột nhau.
Ba mươi năm sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, một lần nữa vấn đề giàu nghèo lại được gióng lên, lòng thù hận với những người giàu có đang ngày một tăng lên. Trong giai đoạn, khi người ta tập trung vào cuộc đấu tranh giai cấp – khởi đầu của mọi phong trào quần chúng – thì những đau khổ của quá khứ lại được đem ra so sánh với hạnh phúc của ngày hôm nay. Xã hội cũ bị phủ nhận và sự bóc lột trước đó được sử dụng như là hạt giống nhằm kích động lòng hận thù của dân chúng. Khi cuộc Cách mạng văn hóa được khởi động vào năm 1966 (một phong trào nhằm quét sạch những hiện tượng xấu xa của hệ thống giai cấp cũ), tại nhiều khu vực con cháu của giai cấp địa chủ đã bị chôn sống, mặc dù đa số địa chủ đã chết từ trước rồi. Không ai thoát: cả già lẫn trẻ, thậm chí phụ nữ và trẻ con cũng không thoát. Dân chúng nói rằng phải có lí do thì người ta mới yêu cho nên cũng phải có lí do thì người ta mới ghét. Lòng căm thù con em của giai cấp địa chủ xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ lòng tin tưởng nhiệt thành rằng hậu duệ của giai cấp địa chủ tìm cách bóc lột để tạo dựng địa vị của chúng. Hiện nay, khoảng cách giàu nghèo còn nổi bật hơn nữa. Và, trong khi thừa nhận có những người sử dụng các phương tiện phi pháp để làm giàu thì trong bất kì xã hội nào khoảng cách giàu nghèo cũng là hiện tượng không thể tránh được. Ngay cả trong các nước đã phát triển, nơi những cách làm giàu phi pháp bị ngăn chặn một cách quyết liệt thì khoảng cách giàu nghèo vẫn là hiện tượng thường thấy.
Lí lẽ chống lưng cho lòng căm thù những người có của là lí lẽ sai ngay từ căn cốt. Nếu một người nào đó căm hận người giàu vì anh ta chưa giàu thì chiến lược tốt nhất mà anh ta có thể áp dụng là trước hết hãy lật độ người giàu và đợi một thời gian khi đã giàu rồi thì mới ủng hộ việc bảo vệ quyền của người giàu. Đối với một số nhóm người thì đây là biện pháp hợp lí nhất. Nhưng đối với toàn xã hội thì không có cách nào phối hợp tiến trình để cho tất cả mọi người trong xã hội cùng giàu lên với tốc độ như nhau được. Một số người sẽ giàu trước, còn nếu ta đợi để mọi người cùng giàu với tốc độ như nhau thì sẽ chẳng có ai giàu hết. Chống lại người giàu là vô lí vì người nghèo chỉ có thể trở thành giàu có nếu mọi người và bất kì người nào cũng được bảo đảm có quyền làm giàu, nếu thành quả lao động không bị xâm phạm, và nếu quyền sở hữu được tôn trọng. Một xã hội, trong đó càng ngày càng có nhiều người có tài sản và đồng ý rằng “làm giàu là vinh quang” thì trên thực tế có thể làm được một cái gì đó.
Nhà khoa học Li Ming của Trung Quốc đã viết rằng chia nhân dân thành hai nhóm “giàu” và “nghèo” là cách phân biệt không đúng giữa hai nhóm người này. Đúng ra là phải chia thành nhóm những người có quyền và nhóm những người không có quyền. Ý ông muốn nói là trong xã hội hiện đại, vấn đề giàu nghèo thực chất là vấn đề quyền. Người giàu trở thành giàu là vì họ có quyền, còn người nghèo thì không. Quyền mà ông nói tới là quyền con người chứ không phải là đặc quyền đặc lợi. Không thể có chuyện là tất cả các công dân đều có đặc quyền đặc lợi được. Chỉ có một nhóm thiểu số có thể tiếp xúc với đặc quyền đặc lợi mà thôi. Nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề giàu nghèo thì trước hết chúng ta phải thiết lập nhân quyền ngang nhau cho tất cả mọi người. Phân tích của Li Minh là sâu sắc và thấu đáo.
Đạo lí của bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội thị trường.
Leonid V. Nikonov
Trong tiểu luận này, nhà triết học Nga Leonid Nikonov khảo sát có phê phán một cách kĩ lưỡng ý tưởng về “bình đẳng” trong nền kinh tế thị trường và thấy rằng phần lớn những lời phê phán mang tính bài tư bản dựa trên đòi hỏi về bình đẳng – dù đấy có là bình đẳng về khả năng, bình đẳng về giá trị hay về kết quả - là không phù hợp. Leonid Nikonov là giảng viên triết học tại trường đại học tổng hợp quốc gia Altai ở Barnaul, Cộng hòa Liên bang Nga. Ông giảng dạy các môn như triết học, bản thể học, nhận thức luận, và triết học tôn giáo. Hiện nay ông đang viết tác phẩm với nhan đề Khía cạnh đạo đức của chủ nghĩa tự do (Moral Measurements of Liberalism) và đã từng công bố nhiều bài viết trên các ấn phẩm mang tính hàn lâm của Nga. Năm 2010 ông thành lập và sau đó trở thành giám đốc Trung tâm triết lí của tự do, trung tâm này thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo và thảo luận cũng như những chương trình khác ở Nga và Kazakhstan. Ông càng gắn bó hơn với công việc đó sau khi giành giải nhất cuộc thi (ở Nga) diễn ra vào năm 2007 viết về đề tài Chủ nghĩa tư bản thế giới và quyền tự do của con người, một cuộc thi tương tự như cuộc thi do qũy Students For Liberty diễn ra vào năm 2011 và tham gia giảng dạy cho khóa học về tự do diễn ra vào mùa hè ở Alushta, Ukraine. (Chương trình lúc đó do Cato.ru, còn hiện nay thì do InLiberty.ru sắp xếp). Năm 2011 ông được mời làm thành viên trẻ của tổ chức Mont Pelerin Society, một tổ chức do 39 nhà khoa học thành lập vào năm 1947 nhằm khôi phục lại những tư tưởng tự do truyền thống.
Thị trường không nhất thiết phải tạo ra kết quả bình đẳng cũng như không đòi hỏi những nguồn lực sở hữu bình đẳng. Nhưng để có thị trường thì đấy là cái giá đáng phải trả. Bất bình đẳng không chỉ đơn thuần là kết quả bình thường của sự trao đổi trên thương trường. Nó là điều kiện tiên quyết của quá trình trao đổi, không có nó thì trao đổi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Hi vọng rằng những vụ trao đổi trên thương trường và xã hội thị trường, trong đó tài sản được phân bố thông qua thị trường, sẽ tạo ra sự bình đẳng là hi vọng hão huyền. Bình đẳng về những quyền căn bản, trong đó có bình đẳng về quyền tự do trao đổi, là nhu cầu thiết yếu của thị trường tự do, nhưng đừng nghĩ rằng thị trường tự do sẽ tạo ra kết quả như nhau cho tất cả mọi người, cũng như thị trường tự do không cần sự bình đẳng về điều kiện nào khác, ngoài bình đẳng trước pháp luật.
Có thể coi lí tưởng của quá trình trao đổi bình đẳng là sự bình đẳng về nguồn lực sở hữu ban đầu hoặc bình đẳng về kết quả chung cuộc. Nếu hiểu theo nghĩa bình đẳng về nguồn lực sở hữu thì chỉ có những người ngang nhau về mọi khả năng liên quan mới có thể tham gia vào quá trình trao đổi bình đẳng, bất kì sự khác biệt nào cũng tạo ra trao đổi bất bình đẳng, đấy là lí do vì sao một số người bác bỏ hợp đồng lao động – vì sự bất bình đẳng (và vì vậy mà bất công) - giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu hiểu theo nghĩa bình đẳng về kết quả chung cuộc thì nghĩa là chỉ những giá trị ngang nhau mới được mang ra trao đổi hoặc sau khi trao đổi người ta sẽ nhận được những giá trị như nhau. Ví dụ, cùng một số lượng hàng hóa với chất lượng như nhau được chuyển từ phía này sang phía kia thì cuộc trao đổi sẽ đáp ứng được điều kiện bình đẳng. Hãy tưởng tượng một cảnh kì quái, trong đó hai sinh vật có hình dạng giống như con người, hoàn toàn giống nhau (để tránh sự khác biệt tạo ra bất bình đẳng), chuyển giao cho nhau những món đồ hoàn toàn giống nhau. Bỏ qua một bên xúc cảm thẩm mĩ mà ta có thể có trước bức tranh trái tự nhiên này, ý tưởng về trao đổi bình đẳng là ý tưởng đầy mâu thuẫn. Trao đổi như thế chẳng làm thay đổi được gì, nó chẳng cải thiện được địa vị của bất cứ bên nào, nghĩa là chẳng bên nào có lí do để trao đổi hết. (Karl Marx khăng khăng nói rằng trao đổi trên thương trường là dựa trên sự trao đổi của những giá trị ngang nhau, điều đó đã tạo ra một lí thuyết kinh tế vô nghĩa lí và chẳng ăn nhập gì với thực tế hết). Gắn trao đổi trên thương trường với nguyên tắc bình đẳng là đã tước đi chính lí do của sự trao đổi, mà lí do là các bên trao đổi để lấy cái tốt hơn. Về mặt kinh tế học, trao đổi là dựa trên sự công nhận về cách đánh giá khác nhau của các bên tham gia trao đổi.
Tuy nhiên, xét về mặt đạo đức, tư tưởng bình đẳng có thể là tư tưởng hấp dẫn đối với một số người. Đặc điểm chung của nhiều đánh giá mang tính đạo đức là chúng thường hình thành trên quan niệm về trách nhiệm, chỉ quan tâm tới việc phải làm chứ không quan tâm tới khía cạnh kinh tế của nó, tới việc nó có thực sự tồn tại hay không hay tới hậu quả của cái điều (Mà chắc chắn hoàn thành) phải làm kia. Ví dụ, theo Immanuel Kant thì trách nhiệm đòi hỏi phải thực thi, bất chấp kết quả và hậu quả và thậm chí bất chấp cả khả năng thực hiện cái cần phải làm. Nói “anh phải” cũng có nghĩa là nói “anh có thể”. Cho nên, mặc dù bình đẳng trong trao đổi là lố bịch về mặt kinh tế, nhưng nó vẫn (và đang) được coi là lí tưởng về mặt đạo đức.
Bình đẳng – như một vấn đề đạo đức – là một chủ đề phức tạp. Chúng ta có thể phân biệt hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất: bình đẳng là mối quan tâm chủ yếu (những người theo chủ nghĩa bình quân) và quan điểm thứ hai: bình đẳng không phải là chủ yếu (những người không theo chủ nghĩa bình quân). Những người không theo chủ nghĩa bình quân không cần khẳng định bình đẳng là đáng mong muốn hay không đáng mong muốn, họ chỉ bác bỏ việc coi bình đẳng là mục đích nhằm loại bỏ những mục đích khác, đặc biệt là tập trung vào việc bảo đảm cho sự bình đẳng về mặt vật chất. Những phi-bình-quân-chủ-nghĩa theo chủ nghĩa tự do cổ điển (hay chủ nghĩa tự do cá nhân) khẳng định tầm quan trọng của một số quyền bình đẳng, mà cụ thể là bình đẳng về những quyền căn bản, họ cho rằng quyền bình đẳng này không phải là bình đẳng về kết quả, cho nên cũng có thể coi họ là những người theo chủ nghĩa bình quân kiểu khác. (Người dân trong các xã hội hiện đại và tự do coi bình đẳng về quyền là nền tảng của luật pháp, của quyền sở hữu và lòng khoan dung). Những người tự do cá nhân phi-bình-quân-chủ-nghĩa bảo vệ quan điểm của họ, họ coi đấy là hình thức bình đẳng trong sáng nhất hay phù hợp nhất hoặc ổn định nhất, còn những người biện hộ cho quyền bình đẳng trong “phân phối” tài sản lại tuyên bố rằng bình đẳng của phái tự do cá nhân là bình đẳng chỉ mang tính hình thức, bình đẳng trên lời nói chứ không phải trên thực tế. (Họ cho rằng bình đẳng trước pháp luật chỉ là nói về suy nghĩ và hành động của người ta chứ không nói về tình trạng đáng mong ước của thế giới hay của phân bố tài sản. Coi cách tiếp cận với quyền bình đẳng như thế chỉ là hình thức chứ không phải là thực chất phụ thuộc vào quan niệm của người ta về vai trò của thủ tục pháp lí và tiêu chuẩn hành vi).
Thật khó thảo luận những vấn đề triết học phức tạp trước khi chúng được trình bày một cách rõ ràng hoặc được đặt ra một cách đúng đắn. Các nhà triết học cả ở phương Đông lẫn phương Tây đã nêu ra các học thuyết về đạo đức cách đây hàng ngàn năm, tức là trước khi có những phân tích về những đánh giá liên quan đến trách nhiệm và lập luận hiển ngôn. David Hume là người đầu tiên thực hiện công trình nghiên cứu theo hướng này, sau đó là Immanuel Kant và những triết gia theo trường phái thực chứng khác như George Moore, Alfred Ayer, Richard Hare ..v..v..; công việc nghiên cứu vẫn còn tiếp tục. Mặc dù cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa bình quân và những người không theo chủ nghĩa bình quân không chỉ giới hạn trong việc xem xét quan hệ hợp lí giữa bình đẳng và đạo đức, tìm hiểu mối quan hệ giữa bình đẳng và đạo đức sẽ là đóng góp có giá trị vào cuộc tranh luận sôi nổi, đang diễn ra hiện nay, về việc liệu dùng vũ lực để tái phân phối lượng tài sản bất bình đẳng do thị trường tạo ra là việc làm hợp đạo lí hay là đáng phải bị cấm, nếu xét về mặt đạo lí. (Điều này khác hẳn với vấn đề là tài sản của những người chủ sở hữu hợp pháp bị nhà cầm quyền hay những kẻ tội phạm chiếm đoạt phải được trả về cho khổ chủ).
Xin xem xét vấn đề đạo đức của sự công bằng thông qua một câu hỏi đơn giản sau đây: Tại sao bình đẳng - dù đấy là bình đẳng về nguồn lực sở hữu ban đầu hay bình đẳng về kết quả chung cuộc thì cũng thế - về mặt đạo đức, lại ưu việt hơn là bất bình đẳng (hoặc ngược lại)? Muốn tìm được câu trả lời cho cuộc tranh luận như thế thì phải hỏi trực tiếp cả những người theo chủ nghĩa bình quân lẫn những người không theo chủ nghĩa bình quân.
Phạm vi của những câu trả lời khả thể là có giới hạn. Trước hết, người ta có thể quyết định những tỉ lệ số học cụ thể nào đó (về bình đẳng hoặc bất bình đẳng) là tốt hơn những tỉ lệ khác. Ví dụ, tỉ lệ giữa X với Y là đức hạnh hơn nếu giá trị của các biến số này bằng nhau và kém đức hạnh hơn nếu các biến số này không bằng nhau, nghĩa là tỉ lệ 1:1 tốt hơn tỉ lệ 1:2 (và càng đức hạnh hơn so với tỉ lệ 1:10). Mặc dù dường như quan điểm như thế là rất rõ ràng, nhưng vấn đề đạo đức lại không dễ giải quyết như thế. Các giá trị không thể được rút ra từ những biểu thức toán học, bản thân những biểu thức này vốn đã trung tính về mặt đạo đức rồi. Khẳng định rằng tỉ lệ toán học này là ưu việt hơn tỉ lệ toán học kia là việc làm cực kì tùy tiện, chẳng khác gì hành động kì quặc của những đồ đệ của Pythagor, những người đã phân chia các con số thành giống đực, giống cái, đáng yêu, tốt, xấu ..v..v..
Tốt hơn là không nên tập trung vào sự bình đẳng về nguồn lực sở hữu ban đầu hay kết quả chung cuộc mà nên tập trung vào đức hạnh của từng cá nhân, coi đấy là cơ sở để đánh giá những mối quan hệ (trong đó có quan hệ trao đổi) giữa các cá nhân với nhau. Theo đó: không ai có đức hơn (hoặc kém đức hơn) người khác hay ngược lại, một số người có đức hơn (hoặc kém đức hơn) những người khác. Trên cơ sở đó ta có thể nói rằng đòi hỏi bình đẳng về khả nguồn lực sở hữu ban đầu hay kết quả là đáng mong muốn hay không đáng mong muốn. Cả hai quan điểm đều cùng hội tụ về một điểm là cần tái phân phối bằng bạo lực nhằm xóa bỏ hay thiết lập sự bất bình đẳng, trong cả hai trường hợp, luận cứ quan trọng nhất là đức hạnh của các bên, mặc dù giữa ý tưởng về đạo đức của người ta và địa vị hiện có của người ta là những khái niệm cách nhau một trời một vực, không thể nào kết nối với nhau được. Nói một cách cụ thể hơn thì vấn đề chính là quan hệ giữa, một bên là đức hạnh và bên kia là số lượng hay giá trị tài sản mà một người nào đó đang nắm giữ. Chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa mà hỏi rằng vì sao mỗi buổi sáng hai người đức hạnh như nhau lại phải uống cùng số lượng hay cùng số tiền cà phê như nhau? Hoặc liệu một người nhân từ và ông hàng xóm keo kiệt của ông ta, cả hai đều có đạo đức như nhau (hoặc họ có như nhau không?), lại phải hay không được sở hữu số chậu lan như nhau? Những người có đạo đức như nhau dường như không có biểu hiện gì rõ ràng là họ bình đẳng về khả năng hay tiêu dùng hoặc tài sản mà họ nắm giữ là như nhau. Hãy xem xét quan hệ của hai người chơi cờ có đạo đức như nhau. Đạo đức như nhau có phải là tài nghệ như nhau hay ván cờ nào cũng hòa hay không? Hay họ phải theo cùng luật chơi, và điều này sẽ kéo theo là không thể có quy định mang tính quy chuẩn là tất cả các ván cờ đều sẽ hòa. Như vậy là, không có mối liên hệ nào giữa đức hạnh với nguồn lực sở hữu ban đầu hay kết quả cụ thể.
Nếu chúng ta tập trung chú ý vào hành vi hay luật lệ chứ không chú ý vào nguồn lực ban đầu hay kết quả chung cuộc thì chúng ta sẽ thấy là tình hình công việc là do hành động, sự lựa chọn và (nhất là trong những trường hợp tội phạm) ý định. Một người có bao nhiêu tiền trong túi và số tiền này lớn hơn hay nhỏ hơn số tiền trong túi của người hàng xóm, tự bản thân nó không phải là thành tố mang tính đạo đức. Vấn đề là số tiền đó từ đâu mà ra. Một ông trùm tư bản và một người lái taxi đều có thể được coi là người có đạo đức hay không đạo đức, tất cả phụ thuộc vào việc là hành động của người đó có tương thích với những tiêu chuẩn đạo đức phổ quát hay là không, ví dụ như họ có tôn trọng những quy tắc công lí và những tiêu chuẩn đạo đức vốn có trong họ và trong những người khác hay không. Người ta ca ngợi hay phê phán một người không phải vì anh ta giàu hay nghèo mà vì hành động mà anh ta làm. Địa vị khác nhau tạo ra khả năng khác nhau trong việc thực hiện những hành vi tốt hay xấu, đạo đức hay vô đạo, công bằng hay bất công, nhưng những tiêu chuẩn vừa nói bên trên - chứ không phải nguồn lực sở hữu ban đầu hay kết quả cuối cùng – mới chi phối hành vi của con người. Sử dụng một cách bình đẳng các tiêu chuẩn đạo đức là cơ sở để chúng ta đánh giá hành vi của một người là có phù hợp đạo lí hay không. Bình đẳng về mặt đạo đức nghĩa là tội ác là tội ác, dù người lái taxi hay một ông trùm tư bản thực hiện thì cũng vậy mà thôi, và buôn bán trung thực tạo ra lợi nhuận vẫn là buôn bán trung thực, do hai người lái taxi hay hai ông trùm tư bản hoặc một ông trùm tư bản và một người lái taxi buôn bán với nhau thì cũng thế.
Xin quay trở lại với quan hệ giữa tài sản và bình đẳng. Tài sản mà người ta có có thể là kết quả của hành vi đúng đắn hay dùng bạo lực cướp đoạt. Trao đổi trên thị trường tự do có thể tạo ra bất bình đẳng hơn hoặc bình đẳng hơn, nhà nước can thiệp hoặc tái phân phối cũng có thể tạo ra bất bình đẳng hơn hoặc bình đẳng hơn. Không thể nói trước được là những hình thức tương tác như thế là bình đẳng hay bất bình đẳng. Một doanh nhân có thể tạo ra của cải và vì vậy mà giàu hơn người khác, ngay cả khi tài sản được tạo ra cũng có lợi cho người kia. Trao đổi trên thị trường tự do có thể làm cho mọi người bình đẳng hơn: thịnh vượng lan rộng và xói mòn dần đặc quyền đặc lợi bất công mà một số người được thừa hưởng từ những hệ thống cũ. Một người ăn cắp của một người nào đó và vì vậy mà có nhiều tài sản hơn nạn nhân, kết quả là bất bình đẳng hơn; còn nếu hắn lại bị mất cắp thì sẽ có bình đẳng hơn. Tương tự như thế, sự can thiệp của các lực lượng cưỡng bức có tổ chức của nhà nước có thể tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng về tài sản – bằng cách chà đạp quyền lựa chọn của những người tham gia trên thương trường (chủ nghĩa bảo hộ, tài trợ và “độc quyền để thu lợi”) hoặc đơn giản là sử dụng bạo lực và cưỡng bức, như đã từng xảy ra trong các nước theo chế độ toàn trị. (Tuyên bố hi sinh vì bình đẳng không có nghĩa là thực sự tạo ra bình đẳng, như kinh nghiệm cay đắng của hàng chục năm qua đã cho thấy).
Dù hệ thống pháp luật hay hệ thống kinh tế có làm cho người ta tiến đến gần hơn hay xa hơn bình đẳng về thu nhập thì đấy vẫn chỉ là vấn đề thực tiễn chứ không phải là vấn đề lí thuyết. Báo cáo về mức độ tự do kinh tế thế giới (The Economic Freedom of the World Report -www.freetheworld.com) đo mức độ tự do kinh tế và sau đó tiến hành so sánh nó với những chỉ số thể hiện mức độ thịnh vượng khác nhau (tuổi thọ, trình độ học vấn, mức độ tham nhũng, thu nhập tính trên đầu người..v.v..). Số liệu cho thấy rằng dân chúng trong những nước có nền kinh tế tự do nhất không chỉ giàu có hơn hẳn dân chúng các nước có nền kinh tế ít tự do hơn, mà bất bình đẳng về thu nhập (cụ thể là phần thu nhập quốc dân mà 10% người nghèo nhất được hưởng) không phải là đặc điểm của những chính sách khác nhau, nhưng tổng thu nhập của họ thì lại là đặc điểm như thế. Nếu chia các nước trên thế giới thành 4 nhóm (mỗi nhóm chiếm 25% dân số thế giới) thì phần thu nhập quốc dân mà 10% người nghèo nhất trong nhóm nước có nền kinh tế ít tự do nhất (trong đó có những nước như Zimbabwe, Myanmar và Syria) được hưởng trong năm 2008 (năm gần nhất có số liệu) là 2,47%; trong nhóm tiếp theo (đứng tứ ba về tự do kinh tế) con số đó là 2,19%; nhóm tiếp theo (đứng thứ hai về tự do kinh tế) con số đó là 2,27%; còn nhóm tự do nhất là: 2,58%. Mức độ dao động không phải là lớn. Có thể nói bất bình đẳng về kinh tế dường như miễn nhiễm đối với những quy định của chính sách kinh tế. Nhưng mặt khác, tổng thu nhập mà 10% người nghèo nhất được hưởng thì lại khác nhau một trời một vực, biến số này chắc chắn là không miễn nhiễm trước các chính sách kinh tế. Người nằm trong diện 10% những người nghèo nhất trong những nước ít tự do kinh tế nhất chỉ có thu nhập trung bình là 910 USD một năm, trong khi người nằm trong diện 10% người nghèo nhất trong những nước có nền kinh tế tự do nhất lại có thu nhập trung bình hàng năm lên tới 8.474 USD. Dường như đối với người nghèo thì nghèo ở Thụy Sỹ vẫn tốt hơn là nghèo ở Syria.
Dù bạn và tôi có khởi đầu bình đẳng trước khi trao đổi hay có tài sản như nhau sau khi trao đổi thì điều đó, tự nó, cũng không phải là vấn đề đạo đức. Nhưng mặt khác, không đối xử một cách bình đẳng với những người bình đẳng với nhau về mặt đạo đức và không để họ được bình đẳng trước pháp luật – tất cả đều nhằm tạo ra thu nhập bình đẳng hơn (đây dường như là một công trình không thành công vì khó mà thao túng được kết quả) – chắc chắn là vấn đề đạo đức rồi. Đấy chính là vi phạm quyền bình đẳng về mặt đạo đức.
Cuộc tranh cãi ồn ào nhất về bất bình đẳng về thu nhập lại không phải là tranh cãi về bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo trong những xã hội tự do về kinh tế mà là tranh cãi về khoảng cách khổng lồ giữa tài sản của người dân trong những xã hội tự do về mặt kinh tế và tài sản của người dân trong các xã hội không được tự do về mặt kinh tế. Khoảng cách giàu nghèo chắc chắn có thể được giải quyết bằng cách thay đổi luật lệ, nghĩa là thay đổi chính sách kinh tế. Giải phóng người dân trong những xã hội không được tự do về kinh tế sẽ tạo ra một lượng tài sản rất lớn, điều đó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu trên thế giới và người nghèo trên thế giới hơn bất kì chính sách có thể tưởng tượng được nào khác. Hơn nữa, điều đó còn có những hậu quả tích cực trong việc thực thi công lí vì nó chấm dứt việc đối xử bất bình đẳng với người dân trong các nước có bộ máy cai trị tồi vì nạn ô dù, tập quyền, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa xã hội và bạo lực. Tự do kinh tế là bình đẳng trước pháp luật và quyền của mọi người trong việc sản xuất và trao đổi đều được tôn trọng như nhau, đấy là tiêu chuẩn công lí đúng đắn dành cho những con người đức hạnh.
Adam Smith và huyền thoại về lòng tham
Tom G. Palmer
Trong tiểu luận này, tác giả kết liễu huyền thoại về một ông Adam Smith ngây thơ, một người tin rằng chỉ cần dựa vào “tính tư lợi” là có thể tạo ra được sự thịnh vượng. Những người nói như thế về Smith dường như chỉ mới đọc một vài trích đoạn từ các công trình của ông và không biết rằng ông đặc biệt chú ý nhấn mạnh vai trò của định chế và hậu quả tai hại của hành động tự tư tự lợi, được thực hiện thông qua những định chế cưỡng bức của nhà nước. Chế độ pháp quyền, quyền sở hữu, hợp đồng và trao đổi biến tính tư lợi thành lợi ích của cả hai bên, trong khi tình trạng vô luật pháp và không tôn trọng quyền tư hữu làm cho tính tư lợi trở thành hoàn toàn khác và rất có hại.
Người ta thường nghe nói Adam Smith tin là dân chúng chỉ hành động vì tính ích kỉ của mình và mọi người sẽ thoải mái trong một thế giới mà “Lòng tham làm cho thế giới chuyển động”. Dĩ nhiên là Smith không tin rằng chỉ dựa vào những động cơ ích kỉ ta có thể làm cho thế giới trở thành tốt đẹp hơn, ông cũng không khuyến khích hay cỗ vũ cho những hành động ích kỉ. Cuộc thảo luận sâu rộng vai trò của “người quan sát vô tư” trong tác phẩm Lí thuyết về cảm nhận đạo đức (The Theory of Moral Sentiments) phải đặt dấu chấm hết cho sự hiểu lầm như thế. Smith không phải là người biện hộ cho tính ích kỉ, mà ông cũng không ngây thơ đến mức tin rằng hết lòng vì hạnh phúc của người khác (hoặc bày tỏ thái độ như thế) có thể làm cho thế giới trở thành tốt đẹp hơn. Như Steven Holmes đã nhận xét trong tiểu luận Bí ẩn của lịch sử về thói tư lợi (The Secret History of Self-Interest) rằng Smith biết rất rõ hậu quả tai hại của những tình cảm “bất vụ lợi” như đố kị, ác ý, thù hằn, cuồng tín và những tình cảm tương tự như thế. Những kẻ cuồng tín bất vụ lợi của Tòa án dị giáo Tây Ban Nha làm những việc mà họ làm vì hi vọng rằng trong giây phút đau đớn tột cùng, những kẻ dị giáo có thể sẽ sám hối và được Chúa tha thứ. Người ta gọi đấy là cứu rỗi. Trong huấn thị dành cho những quan tòa của toà án dị giáo, Humbert de Romans nhấn mạnh rằng họ được cộng đoàn cho phép áp dụng những hình phạt đối với những kẻ dị giáo vì: “Chúng tôi cầu xin Chúa và cầu xin các vị rằng các vị phải cùng với tôi cầu xin ngài rằng nhờ lòng từ bi của ngài mà ngài sẽ làm cho những kẻ bị trừng phạt nhẫn nại chịu đựng hình phạt mà chúng ta định thực hiện đối với họ (theo yêu cầu của công lí, nhưng đau đớn), những hình phạt có thể làm cho họ được cứu rỗi. Vì vậy mà chúng ta áp dụng những hình phạt như thế” . Theo quan điểm của Smith thì người hết lòng vì hạnh phúc của người khác cũng chẳng phải là người đức hạnh hơn những thương nhân bị nghi ngờ là ích kỉ đang tìm cách làm giàu bằng cách bán bia và bán cá muối cho những người đang đói khát.
Nói chung, Smith không phải là người biện hộ cho những hành vi ích kỉ vì những động cơ như thế có dẫn tới – “như bởi một bàn tay vô hình” – sự gia tăng quyền lợi chung còn phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh của hành động, nhất là môi trường định chế. Đôi khi ước muốn hoàn toàn mang tính vị kỉ là được người khác yêu – buộc chúng ta phải nghĩ về hình ảnh của mình trong mắt những người khác - có thể làm ta chấp nhận một quan niệm đạo đức nào đó. Trong khung cảnh quan hệ cá nhân hạn hẹp, được mô tả trong Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, động cơ như thế có thể góp phần tạo ra lợi ích chung vì “ước muốn trở thành những người được người khác yêu mến, trở thành người đáng yêu và đáng hâm mộ như những người mà chúng ta yêu quí và hâm mộ nhất” đòi hỏi chúng ta phải “trở thành người quan sát không thiên vị tính cách và đạo đức của mình” . Ngay cả khi tính tư lợi rõ ràng là quá mức nhưng trong môi trường định chế đúng đắn thì vẫn có thể có lợi cho những người khác. Đấy là câu chuyện Smith kể về con một người đàn ông nghèo, tham vọng của anh ta đã buộc anh ta làm việc không biết mệt để rồi sau khi có một gia tài thì lại cảm thấy mình không hạnh phúc hơn một gã ăn mày đang nằm phơi nắng bên vệ đường. Việc theo đuổi tư lợi quá đáng của con trai người đàn ông nghèo kia đã mang lại lợi ích cho nhân quần vì anh ta đã sản xuất và tích cóp được tài sản làm cho nhiều người khác có thể sống được vì “nhờ lao động của con người mà đất đai màu mỡ hơn và có thể nuôi sống được nhiều người hơn” .
Còn trong bối cảnh kinh tế chính trị học rộng lớn hơn, được mô tả trong tác phẩm Tài sản của các quốc gia (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations), nhất là những bối cảnh liên quan đến các định chế của nhà nước thì việc theo đuổi tư lợi có vẻ như không tạo ra những kết quả tích cực như thế. Ví dụ như vì theo đuổi quyền lợi riêng tư mà thương nhân vận động nhà nước thành lập các tập đoàn độc quyền, thực hiện chủ nghĩa bảo hộ, thậm chí là gây chiến nữa: “Hi vọng rằng một lúc nào đó tự do thương mại sẽ được tái lập hoàn toàn ở Anh quốc là hi vọng hão huyền, chẳng khác gì hi vọng một ngày nào đó Xã hội không tưởng được thiết lập tại đây. Không chỉ các định kiến của xã hội mà quyền lợi riêng tư không thể nào chế ngự được của rất nhiều người cũng sẽ chống lại nó” . Lợi ích vặt vãnh mà những người buôn bán thu được nhờ các doanh nghiệp độc quyền tạo ra gánh nặng khủng khiếp cho xã hội dưới hình thức các nhà nước đế quốc và chiến tranh:
Trong hệ thống luật pháp được thiết lập để quản lí các thuộc địa của chúng ta ở Mĩ và Tây Ấn, quyền lợi của người tiêu dùng chính quốc đã bị hi sinh cho lợi ích của những nhà sản xuất nhiều hơn là những qui định về thương mại khác của chúng ta. Một đế chế lớn hơn đã được thiết lập chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tạo ra đất nước của những người tiêu dùng, những người buộc phải mua từ cửa hàng của những nhà sản xuất khác nhau tất cả các món hàng mà họ có thể cung cấp. Chỉ vì muốn giữ giá cao, tức là giá mà sự độc quyền có thể bảo đảm cho các nhà sản xuất của chúng ta, mà người tiêu dùng ở chính quốc phải gánh trên vai mình toàn bộ chi phí cho sự giữ gìn và bảo vệ đế chế đó. Để thực hiện mục tiêu đó, và chỉ vì mục tiêu đó mà thôi, mà trong hai cuộc chiến tranh gần đây người ta chi tới hai trăm triệu đồng và ngoài tất cả những khoản chi cho cùng mục tiêu đó trong những cuộc chiến trước, đất nước còn mắc thêm một khoản nợ mới là hơn một trăm bảy mươi triệu đồng nữa. Tiền lãi của khoản nợ này không chỉ lớn hơn toàn bộ lợi nhuận do độc quyền buôn bán với thuộc địa mang lại mà còn lớn hơn toàn bộ giá trị của ngành thương mại này hay lớn hơn giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm tới các thuộc địa đó .
Như vậy là, quan điểm của Smith, nếu thể hiện bằng ngôn từ của Gordon Gecko, một nhân vật trong bộ phim Wall Street của Oliver Stone “lòng tham là tốt” thì câu trả lời dứt khoát “cũng có lúc tốt, cũng có lúc xấu” (với giả định rằng tất cả những hành vi tư lợi đều bị coi là “tham” hết). Khác nhau như thế là ở môi trường pháp lí.
Còn về quan điểm của nhiều người cho rằng thị trường cổ vũ cho những hành động ích kỉ, rằng tâm lí sinh ra trong quá trình trao đổi khuyến khích tính ích kỉ? Tôi chẳng thấy có lí do gì để nghĩ rằng thị trường khuyến khích thói ích kỉ hay lòng tham hết, theo nghĩa là tương tác trên thương trường làm cho người ta tham hơn hoặc làm người ta ích kỉ hơn, so với những xã hội do nhà nước bao cấp, tức là nhà nước đè nén hoặc ngăn chặn hay cản trở hoặc có những hành động quấy nhiễu thị trường. Trên thực tế, thị trường làm cho những hành động vị tha nhất cũng như ích kỉ nhất có cơ hội bộc lộ, nhằm thúc đẩy những mục tiêu của chúng một cách hòa bình. Những người dành trọn đời mình cho việc giúp đỡ những người khác sử dụng thị trường để thúc đẩy những mục tiêu của họ cũng chẳng khác gì những người mà mục tiêu là gia tăng khối tài sản của họ. Một số người tìm cách tích tụ tài sản còn nhằm mục đích là làm cho họ có nhiều khả năng giúp đỡ người khác hơn. George Soros và Bill Gates là những ví dụ như thế, họ kiếm được hàng núi tiền, một phần là để gia tăng khả năng giúp đỡ tha nhân thông qua những hoạt động nhân đạo của họ. Kiếm được tài sản trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận làm cho họ trở thành những người hào phóng hơn.
Những người nhân đức hay các vị thánh thường thích sử dụng tài sản có sẵn để nuôi ăn, cung cấp quần áo mặc và ai ủi cho càng nhiều người càng tốt. Thị trường tạo điều kiện cho người ta tìm được những tấm chăn, thức ăn, thuốc chữa bệnh với giá thấp nhất để có thể chăm sóc cho những người cần giúp đỡ. Thị trường tạo điều kiện cho người ta tạo ra tài sản để có thể sử dụng vào việc giúp đỡ những người bất hạnh và tạo điều kiện cho những người từ tâm tăng đến mức tối đa khả năng giúp đỡ người khác của họ. Thị trường làm cho những người từ tâm có của mà bố thí.
Sai lầm của nhiều người là coi mục tiêu của người ta chỉ là “tư lợi”, rồi sau đó lại lẫn lộn tư lợi với “ích kỉ”. Mục tiêu của những người tham gia thị trường là mục tiêu của bản thân, nhưng như những con người sống có mục đích, chúng ta còn lo lắng đến quyền lợi và hạnh phúc của những người khác nữa – các thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm và thậm chí những người hoàn toàn xa lạ, những người chúng ta chẳng bao giờ gặp. Thực ra, thị trường tạo điều kiện cho người ta để ý tới nhu cầu của tha nhân, kể cả những người hoàn toàn xa lạ.
Philip Wicksteed đề nghị cách xử lí tế nhị hơn với động cơ trong mua bán trên thương trường. Thay vì sử dụng “tính ích kỉ” để mô tả động cơ trong việc tham gia vào thương trường (người ta có thể ra chợ để mua thức ăn cho người nghèo, ví dụ như thế) thì ông đặt ra thuật ngữ “không quan tâm tới quyền lợi của đối tác” . Chúng ta có thể bán sản phẩm của mình lấy tiền để giúp bạn bè của chúng ta, thậm chí giúp những người hoàn toàn xa lạ, nhưng khi chúng ta mặc cả giá thấp nhất hoặc giá cao nhất thì chúng ta hiếm khi làm điều đó vì lo lắng cho hạnh phúc của đối tác mà chúng ta đang mặc cả. Nếu chúng ta làm như thế thì có nghĩa là chúng ta vừa trao đổi vừa tặng, điều đó sẽ làm rắc rối cho việc trao đổi. Người nào cố tình trả nhiều hơn số tiền cần phải trả thì khó mà trở thành doanh nhân thành đạt và như H.B. Acton nhận xét trong tác phẩm Đạo đức của thị trường (The Morals of the Markets) : kinh doanh lấy lỗ nói chung là cách trở thành người nhân từ ngốc nghếch, thậm chí là ngu xuẩn nữa.
Rất nên nhắc cho những người coi trọng việc làm quan hơn là sản xuất hoặc kinh doanh rằng quan chức có thể làm nhiều việc tai hại và chẳng mấy khi làm được những việc tốt. Voltaire, một người cầm bút trước Smith, đã nhìn thấy rõ sự khác biệt này. Trong tiểu luận Bàn về thương mại (On Trade) trong cuốn Những bức thư liên quan đến dân tộc Anh (Letters Concerning the English Nation), (do Voltaire viết bằng tiếng Anh, một ngôn ngữ mà ông khá thành thạo, rồi sau đó được ông viết lại bằng tiếng Pháp với đầu đề là Những bức thư triết học - Lettres Philosophiques), ông nhận xét như sau:
Ở Pháp danh hiệu hầu tước được tặng miễn phí và những người từ vùng quê xa xăm có tiền rủng rỉnh trong túi, họ của những người này kết thúc bằng chữ “ac” hay “ille”, đến Paris đều có thể tự tin và gào lên: “Ta là người cao quí làm sao!”. Và hắn ta có thể nhìn một nhà buôn với vẻ khinh miệt; trong khi nhà buôn kia - vì thường nghe nói là người ta coi thường nghề của mình – phải đỏ mặt lên vì chuyện đó. Nhưng tôi không thể nói rằng một quí ông quyền cao chức trọng, một quan chức trong văn phòng thủ tướng hay một thương nhân, người đang làm cho đất nước mình giàu lên, người đang gửi hàng từ công ty của mình tới Surat và Cairo và góp phần làm cho thế giới hạnh phúc hơn, thì ai là người có ích hơn .
Các thương nhân và các nhà tư bản không cần phải đỏ mặt khi các chính khách và những người có học đương thời nhìn họ bằng nửa con mắt, và khệnh khạng ca ngợi cái này, chê bai cái kia, trong khi lúc nào cũng đòi các thương nhân, các nhà tư bản, công nhân, nhà đầu tư, thợ thủ công, nông dân, nhà phát minh và những người sản xuất hữu ích khác phải làm ra của cải để các chính trị gia tịch thu và những người có học ghen tị nhưng lại thèm khát tiêu thụ ngay lập tức.
Tương tự như chính trị, thương trường không phụ thuộc vào và cũng không giả định trước rằng dân chúng là những người ích kỉ. Buôn bán trên thương trường cũng không khuyến khích những hành vi và động cơ ích kỉ. Nhưng khác với chính trị, tự do trao đổi giữa những người tham gia có thiện ý tạo ra của cải và hòa bình, thiện ý và hòa bình cũng là điều kiện cho lòng hào phóng, tình bạn và tình yêu đơm hoa kết trái. Đấy là một vài điều cần lên tiếng, Adam Smith hiểu rõ như thế.
Ayn Rand và chủ nghĩa tư bản: Cuộc cách mạng về đạo đức
David Kelley
Trong tiểu luận này, nhà triết học theo trường phái khách quan chủ nghĩa, David Kelley, đề nghị một “cuộc cách mạng thứ tư” nhằm hoàn thiện nền tảng của thế giới hiện đại và bảo vệ những thành tựu do chủ nghĩa tư bản mang lại.
Cuộc khủng hoảng trong thị trường tài chính đã tạo ra một cơn lũ những ý kiến bài tư bản mà người ta có thể dự đoán được từ trước. Mặc cho sự kiện là những qui định của chính phủ là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng, nhưng những người bài xích chủ nghĩa tư bản và những người tạo điều kiện cho họ có tiếng nói trên các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ trích thị trường và kêu gọi thực hiện những biện pháp quản lí mới. Các chính phủ đã thực hiện những biện pháp can thiệp vô tiền khoáng hậu vào thị trường tài chính và dường như rõ ràng là những biện pháp quản lí kinh tế sẽ đi xa chứ không chỉ bao gồm phố Wall mà thôi. Quản lí sản xuất và thương mại là một trong hai vấn đề quan trọng nhất mà chính phủ làm trong nền kinh tế hỗn hợp của chúng ta. Việc thứ hai là tái phân phối – tức là chuyển thu nhập và tài sản từ tay người này sang tay người kia. Cũng trong lĩnh vực này, những người bài xích chủ nghĩa tư bản đã nắm ngay lấy thời cơ để kêu gọi những việc khác như chăm sóc sức khỏe, cùng với những khoản thuế mới đánh vào tầng lớp giàu có. Khủng hoảng kinh tế cùng với việc bầu Barack Obama đã làm bật ra những đòi hỏi đã bị dồn nén về việc tái phân phối. Đòi hỏi này từ đâu mà ra? Muốn trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo ta phải trở về với cội nguồn của chủ nghĩa tư bản và xem xét một cách cặn kẽ những luận cứ ủng hộ cho việc tái phân phối như thế.
Hệ thống tư bản chủ nghĩa hình thành trong một thế kỉ, từ năm 1750 đến năm 1850, là kết quả của ba cuộc cách mạng. Thứ nhất, đấy là cuộc cách mạng chính trị: thắng lợi của chủ nghĩa tự do, mà đặc biệt là học thuyết về các quyền tự nhiên, và quan niệm cho rằng chính phủ phải giới hạn chức năng của nó là bảo vệ các quyền cá nhân, trong đó có quyền tư hữu. Cuộc cách mạng thứ hai là sự xuất hiện kiến thức về kinh tế học, được Adam Smith trình bày trong tác phẩm Của cải của các quốc gia (The Wealth of the Nations). Smith chứng minh rằng khi các cá nhân được tự do theo đuổi quyền lợi của mình thì kết quả không phải là sự hỗn loạn mà là trật tự tự phát, còn hệ thống thị trường, trong đó các cá nhân hợp tác với nhau và làm ra được nhiều tài sản hơn là chính phủ quản lí kinh tế. Cuộc cách mạng thứ ba đương nhiên là cách mạng công nghiệp rồi. Những cải tiến trong lĩnh vực công nghệ cung cấp cho người ta cái đòn bẩy làm cho sức sản xuất gia tăng gấp nhiều lần. Kết quả không chỉ là nâng cao mức sống của mọi người mà nó còn thông báo và khuyến khích các cá nhân về viễn cảnh kiếm được số của cải không thể tưởng tượng nổi trong một tương lai gần.
Cuộc cách mạng chính trị, sự toàn thắng của học thuyết về quyền cá nhân, đã song hành với chủ nghĩa duy tâm về đạo đức. Đấy là giải phóng con người khỏi chế độ chuyên chế, là công nhận mỗi người – dù họ có vị trí như thế nào trong xã hội – là mục đích của chính mình. Nhưng cách mạng kinh tế lại được thể hiện trong những thuật ngữ nhập nhằng về mặt đạo đức: như một hệ thống kinh tế, chủ nghĩa tư bản bị nhiều người coi là được hoài thai trong tội lỗi. Ước muốn giàu sang bị coi là có liên hệ với tính ích kỉ và lòng tham mà Thiên chúa giáo cấm. Những nhà nghiên cứu trật tự tự phát thời kì đầu nhận thấy rằng họ đang xác quyết một nghịch lí về mặt đức hạnh – nghịch lí mà như Bernard Mandeville nói là thói xấu của cá nhân có thể làm lợi cho xã hội.
Những người chỉ trích thị trường luôn luôn lợi dụng những sự do dự như thế về đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Phong trào xã hội chủ nghĩa sống được là nhờ lí lẽ cho rằng chủ nghĩa tư bản nuôi dưỡng tính ích kỉ, hiện tượng bóc lột, vong thân, bất công. Với hình thức nhẹ nhàng hơn, nhưng nhà nước phúc lợi cũng tạo ra niềm tin như thế, nhà nước phúc lợi thực hiện việc tái phân phối bằng những chương trình của chính phủ với tên gọi là “công bằng xã hội”. Chủ nghĩa tư bản không bao giờ thoát khỏi được sự nhập nhằng như thế về mặt đạo đức. Nó được đánh giá cao vì sự thịnh vượng mà nó mang lại, nó được đánh giá cao vì đấy là điều kiện cần cho quyền tự do chính trị và tự do tri thức. Nhưng ít người biện hộ cho chủ nghĩa tư bản sẵn sàng quả quyết rằng lối sống tư bản chủ nghĩa – theo đuổi tư lợi thông qua sản xuất và buôn bán – cho dù nó không phải là cao quí hoặc lí tưởng, nhưng cũng đáng trọng về mặt đạo đức.
Nguồn gốc của thái độ ác cảm đối với thị trường không phải là điều bí mật. Nó xuất phát từ lòng vị tha, đã ăn sâu bén rễ trong nền văn hóa phương Tây, mà thực ra là trong hầu hết các nền văn hóa. Theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa vị tha thì theo đuổi tư lợi, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là hành động trung tính, nằm ngoài lĩnh vực đạo đức, còn trong trường hợp xấu nhất là tội lỗi. Đúng là thành công trên thương trường xuất phát từ buôn bán tự nguyện và cũng có nghĩa là bằng cách thỏa mãn được nhu cầu của tha nhân. Nhưng cũng đúng là những người thành công lại có động cơ là kiếm lợi cho cá nhân mình, mà đạo đức thì liên quan đến cả kết quả lẫn động cơ.
Trong ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “lòng vị tha” thường chỉ có nghĩa là lòng tốt và thái độ lịch sự thông thường mà thôi. Nhưng ý nghĩa thực sự của nó, cả về mặt lịch sử lẫn triết học, lại là hi sinh bản thân. Đối với những người xã hội chủ nghĩa – những người tạo ra thuật ngữ này – thì nó có nghĩa là hoà tan cái tôi vào trong xã hội rộng lớn hơn. Như nói: “Nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa vị tha là con người không có quyền sống cho riêng mình, rằng phục vụ tha nhân là lời biện hộ duy nhất cho sự tồn tại của con người và hi sinh là trách nhiệm đạo đức, là đức hạnh và giá trị cao nhất”. Chủ nghĩa vị tha, theo nghĩa này, là nền tảng của nhiều quan niệm về “công bằng xã hội” khác nhau, tức là những quan niệm được sử dụng để biện hộ cho những chương trình tái phân phối tài sản của chính phủ. Những chương trình này chính là sự hi sinh bắt buộc của những người đóng thuế. Chúng chính là sử dụng các cá nhân như là nguồn cung cấp mang tính tập thể cho mục đích của những người khác. Và đấy là lí do căn bản vì sao họ phải dựa vào nền tảng đạo đức nhằm chống lại những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản.
Đòi hỏi công bằng xã hội
Đòi hỏi công bằng xã hội xuất hiện dưới hai hình thức mà tôi gọi là thuyết về xã hội phúc lợi và chủ nghĩa bình quân. Theo thuyết xã hội phúc lợi thì các cá nhân có quyền được đáp ứng một số nhu cầu tối thiểu nhất định, trong đó có thức ăn, nhà ở, quần áo, chữa bệnh, học hành ..v.v.. Xã hội có trách nhiệm bảo đảm rằng tất cả các thành viên của nó đều có thể tiếp cận được với những nhu cầu đó. Nhưng hệ thống tư bản chủ nghĩa “laissez-faire” lại không bảo đảm chuyện này cho bất cứ ai. Như vậy là, những người theo thuyết xã hội phúc lợi khẳng định: chủ nghĩa tư bản không thể đáp ứng được trách nhiệm đạo đức của nó và vì vậy mà phải được làm dịu bớt thông qua những hành động của chính phủ nhằm cung cấp những loại hàng hóa đó cho những người không thể tự mình kiếm được.
Còn theo chủ nghĩa bình quân thì của cải do xã hội sản xuất ra phải được phân phối một cách công bằng. Sẽ là bất công nếu một số người có thu nhập gấp mười lăm, năm mươi, thậm chí một trăm lần thu nhập của một số người khác. Nhưng chủ nghĩa tư bản laissez-faire cho phép và khuyến khích sự cách biệt về thu nhập và tài sản như thế và vì vậy mà là chế độ bất công. Điểm nổi bật của chủ nghĩa bình quân là việc sử dụng số liệu thống kê về phân phối thu nhập. Lấy năm 2007 làm ví dụ, 20% gia đình có thu nhập cao nhất ở Mĩ kiếm được 50% tổng thu nhập toàn xã hội, trong khi 20% gia đình có thu nhập thấp nhất chỉ kiếm được có 3,4% thu nhập toàn xã hội mà thôi. Mục đích của chủ nghĩa bình quân là giảm thiểu sự cách biệt này, bất kì sự thay đổi nào theo hướng bình đẳng hơn đều được coi là thắng lợi của công bằng.
Sự khác nhau của hai quan điểm về công bằng xã hội như thế là do sự khác nhau giữa mức độ sung túc tuyệt đối và tương đối mà ra. Những người theo thuyết xã hội phúc lợi đòi hỏi rằng người dân phải được hưởng một mức sống tối thiểu nào đó. Khi mà mức nền này hay “điểm an toàn” đã có rồi thì người khác có giàu đến đâu hay mức độ cách biệt giữa người giàu và người nghèo có lớn đến đâu cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa. Như vậy là, những người theo thuyết xã hội phúc lợi quan tâm trước hết tới những chương trình làm lợi cho những người nằm dưới mức nghèo khổ, hoặc những người ốm đau, thất nghiệp hay bị túng thiếu vì những lí do khác nữa. Còn những người theo thuyết bình quân thì lại quan tâm tới hiện tượng sung túc tương đối. Những người theo chủ nghĩa bình quân thì nói rằng họ thích xã hội trong đó tài sản được phân phối một cách đồng đều hơn, ngay cả khi mức sống của mọi người có thấp hơn. Như vậy là, những người theo thuyết bình quân chủ nghĩa có xu hướng ủng hộ những biện pháp của chính phủ như thuế lũy tiến, nhằm tái phân phối của cải trên toàn bộ thang thu nhập chứ không chỉ chú ý vào những người nằm dưới đáy. Họ còn có xu hướng ủng hộ việc quốc hữu hóa những loại hàng hóa như giáo dục và thuốc chữa bệnh, rút tất cả các loại hàng hóa này khỏi thị trường và cung cấp cho mọi người một cách tương đối bình đẳng.
Xin lần lượt xem xét hai quan niệm về công bằng xã hội đó.
Thuyết xã hội phúc lợi: Nghĩa vụ không thể thoái thác
Giả thuyết căn bản của thuyết phúc lợi là người dân có quyền nhận những hàng hóa như thức ăn, nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Họ được quyền hưởng những thứ đó. Theo giả định này thì một người nào đó nhận được lợi ích từ chương trình của chính phủ chỉ đơn thuần là nhận cái anh ta đáng được hưởng, tương tự như là người mua nhận món hàng mà anh ta đã trả tiền rồi. Khi nhà nước chi cho phúc lợi thì đấy đơn thuần là nó đang bảo vệ quyền của người dân, giống hệt như là nó bảo vệ người mua khỏi bị lừa dối vậy. Không có gì phải cảm ơn ở đây.
Quan niệm về quyền hưởng phúc lợi hay như người ta thường gọi là quyền được có hình thành trên cơ sở quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu của chủ nghĩa tự do truyền thống. Nhưng ở đây có sự khác biệt mà ai cũng biết. Những quyền mà chủ nghĩa tự do truyền thống nói tới là quyền hành động mà không bị người khác can thiệp. Quyền sống là quyền hành động với mục đích là bảo toàn mạng sống của mình. Nó không phải là quyền không phải chết vì những lí do tự nhiên, thậm chí chết non nữa. Quyền sở hữu là quyền tự do mua và bán và quyền chiếm làm của riêng những món hàng vô chủ từ tự nhiên. Đấy là quyền tìm kiếm sở hữu, chứ không phải là quyền được nhà nước hay tự nhiên ban tặng cho mình, nó cũng không bảo đảm rằng người ta sẽ thành công trong việc tìm kiếm sở hữu. Cho nên những quyền này chỉ áp đặt lên những người khác trách nhiệm có tính chất tiêu cực là không can thiệp, không dùng sức mạnh ngăn chặn người khác hành động theo ý người đó. Nếu tôi tưởng tượng là mình bị tách ra khỏi xã hội – ví dụ như sống trên một hòn đảo không người – thì quyền của tôi sẽ được bảo đảm một cách tuyệt đối. Tôi có thể không sống lâu và chắc chắn là không sướng, nhưng tôi sẽ sống hoàn toàn tự do khỏi bọn sát nhân, trộm cắp và hành hung.
Ngược lại, quyền hưởng phúc lợi được hiểu là quyền chiếm hữu và hưởng thụ một số vật dụng, không phụ thuộc vào hành động của mình; đấy là quyền có đồ dùng do người khác cung cấp nếu mình không tự kiếm được. Cho nên những quyền này áp đặt lên người khác trách nhiệm tích cực. Nếu tôi có quyền ăn cơm thì một người nào đó phải có trách nhiệm trồng lúa. Nếu tôi không có tiền trả thì một người nào đó phải mua cho tôi. Những người theo thuyết xã hội phúc lợi đôi khi biện luận rằng trách nhiệm đó là của toàn xã hội chứ không phải là của cá nhân cụ thể nào. Nhưng xã hội không phải là thực thể, càng không phải là người đại diện về mặt đạo đức, đứng trên các thành viên của nó, cho nên tất cả những trách nhiệm đó đều đổ hết lên đầu những cá nhân là chúng ta. Khi mà những quyền phúc lợi được thực hiện thông qua những chương trình của chính phủ, đấy là nói ví dụ thế, thì trách nhiệm sẽ được phân chia cho những người đóng thuế.
Như vậy là, từ quan điểm đạo đức thì bản chất của thuyết phúc lợi là giả định cho rằng nhu cầu của cá nhân là đòi hỏi đặt lên vai những cá nhân khác. Đòi hỏi này chỉ giới hạn trong một thành phố hay một quốc gia mà thôi. Nó không thể bao trùm lên toàn thể loài người được. Nhưng dù học thuyết này có được trình bày như thế nào thì đòi hỏi cũng không phụ thuộc vào quan hệ của chúng ta với người đang đòi hỏi đó, nó cũng không phụ thuộc vào việc ta có muốn giúp hay không, không phụ thuộc vào việc ta đánh giá kẻ kia là có đáng giúp hay không. Đấy là trách nhiệm không thể thoái thác, xuất phát từ nhu cầu của kẻ đang đòi hỏi.
Nhưng chúng ta cần phân tích sâu hơn một chút. Nếu tôi sống một mình trên hoang đảo thì dĩ nhiên là tôi không có quyền hưởng phúc lợi bởi vì không có ai ở đó để cung cấp hàng hóa cho tôi. Tương tự như thế, nếu tôi sống trong xã hội nguyên thủy, khi chưa ai biết thuốc chữa bệnh là gì thì tôi cũng không có quyền được chữa bệnh. Nội dung của quyền phúc lợi phụ thuộc vào sự dồi dào về mặt kinh tế và khả năng sản xuất của xã hội. Vì lẽ đó, trách nhiệm của cá nhân trong việc đáp ứng nhu cầu của người khác phụ thuộc vào khả năng làm như thế của người đó. Người ta không thể chê trách tôi vì không cung cấp cho người khác những thứ mà tự tôi không sản xuất được.
Giả sử tôi sản xuất được nhưng tôi không muốn cho thì sao? Giả sử tôi có khả năng kiếm được nhiều hơn thu nhập hiện nay của tôi, thuế thu nhập đánh vào khoản thu nhập đó sẽ giúp cái người mà không có nó thì sẽ bị đói. Tôi có phải làm nhiều hơn để có thu nhập cao hơn vì người đó không? Tôi chưa thấy nhà triết học theo trường phái phúc lợi nào nói như thế. Những đòi hỏi về mặt đạo đức mà người ta áp đặt cho tôi nhằm thỏa mãn nhu cầu người khác chưa chắc đã được thực hiện không chỉ vì nó phụ thuộc khả năng của tôi mà còn phụ thuộc vào việc tôi có muốn làm hay không.
Và điều này cũng cho ta thấy một số chi tiết quan trọng của mối quan tâm chính yếu của thuyết phúc lợi. Nó không khẳng định trách nhiệm theo đuổi việc thỏa mãn các nhu cầu của con người, mà cũng không khẳng định trách nhiệm phải thu được thành công trong khi làm như thế. Mà đây là trách nhiệm có tính điều kiện: những người thu được thành công trong việc tạo ra của cải chỉ có thể làm như thế với điều kiện là những người khác cũng được phép chia sẻ khối tài sản này. Mục tiêu không phải là làm lợi cho người khốn khó mà là trói chân trói tay những người có tài. Giả định ngầm chứa ở đây là tài năng và sáng kiến của cá nhân là tài sản của xã hội, chúng chỉ có thể được đem ra sử dụng nếu chúng nhắm đến mục tiêu là phục vụ những người khác.
Chủ nghĩa bình quân: Phân phối “công bằng”
Nếu quay lại với chủ nghĩa bình quân thì chúng ta cũng sẽ tìm thấy nguyên tắc tương tự - dĩ nhiên là cách thức lí luận phải khác. Khung đạo đức của người theo thuyết bình quân chủ nghĩa được xác định bởi quan niệm về công bằng chứ không phải là quyền. Nếu chúng ta coi xã hội là một tổng thể thì chúng ta sẽ thấy rằng thu nhập, tài sản và quyền lực được phân phối giữa các cá nhân và các nhóm theo một kiểu nào đó. Câu hỏi quan trọng nhất là: cách phân phối hiện nay có công bằng hay không? Nếu không thì cần phải điều chỉnh bằng các chương trình tái phân phối của chính phủ. Nền kinh tế thị trường thuần túy dĩ nhiên là không tạo ra quyền bình đẳng giữa các cá nhân. Nhưng một vài người theo chủ nghĩa bình quân tuyên bố là công lí đòi hỏi mọi người phải hoàn toàn bình đẳng với nhau. Quan điểm chung nhất ở đây là giả định rằng mọi người đều ủng hộ việc chia đều kết quả và bất kì sự bất bình đẳng nào cũng chỉ được chấp nhận nếu nó làm lợi cho toàn thể xã hội. Nhà văn người Anh, tên là R. H. Tawney, từng viết: “Sự bất bình đẳng chỉ được coi là hợp lí trong chừng mực mà nó là điều kiện cần để bảo đảm hoàn thành những công việc mà cộng đồng cần”. “Nguyên tắc chênh lệch” nổi tiếng của John Rawls – cho rằng bất bình đẳng được thừa nhận khi nó phục vụ cho quyền lợi của những người kém may mắn nhất trong xã hội – là ví dụ gần đây nhất của cách tiếp cận như thế. Nói cách khác, người theo chủ nghĩa bình quân công nhận rằng cào bằng tuyệt đối sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với quá trình sản xuất. Họ thừa nhận rằng không phải ai cũng có đóng góp như nhau đối với của cải của xã hội. Vì vậy mà ở mức độ nào đó, người ta phải được tưởng thưởng phù hợp với khả năng sản xuất của họ, đây được coi là sự khích lệ để người ta cống hiến hết khả năng của mình. Nhưng việc cho phép chênh lệch như thế phải được giới hạn vào những hoạt động thiết thực của xã hội.
Cơ sở triết học của nguyên tắc đó là gì? Người theo chủ nghĩa bình quân thường biện luận rằng nó xuất phát từ nguyên tắc căn bản của công lí: những người có đạo đức khác nhau thì mới bị đối xử khác nhau. Nhưng nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc căn bản này cho việc phân phối thu nhập thì trước tiên chúng ta phải giả định rằng xã hội đã tham gia theo nghĩa đen vào hành động phân phối thu nhập. Giả định như thế là sai. Trong nền kinh tế thị trường thu nhập được quyết định bởi sự lựa chọn của hàng triệu cá nhân – người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nhân và người lao động. Sự lựa chọn này lại được điều tiết bởi luật cung cầu và không phải ngẫu nhiên mà doanh nhân thành đạt có thu nhập cao gấp nhiều lần người lao động công nhật. Nhưng đấy không phải là ý định của xã hội. Năm 2007 người làm trong lĩnh vực giải trí ở Mĩ được trả lương cao nhất là Oprah Winfrey, với thu nhập khoảng 260 triệu USD. Nhưng đấy không phải “xã hội” quyết định là bà ta đáng được như thế mà vì có hàng triệu khán giả cho rằng những buổi nói chuyện của bà là đáng xem. Ngay cả trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, như chúng ta đã thấy, các nhà lập kế hoạch của nhà nước cũng không kiểm soát được kết quả hoạt động kinh tế. Ngay cả ở đây cũng vẫn tồn tại trật tự tự phát - mặc dù đã bị làm sai lạc đi – trong đó kết quả hoạt động kinh tế được quyết định bởi những cuộc đấu đá trong bộ máy quản lí, chợ đen..v..v..
Mặc dù không có những hành động phân phối theo nghĩa đen của từ này, nhưng người theo chủ nghĩa bình quân thường biện luận rằng xã hội có trách nhiệm bảo đảm rằng phân phối thu nhập đáp ứng được một số tiêu chuẩn về công bằng. Tại sao? Vì sản xuất là quá trình hợp tác, là quá trình mang tính xã hội. Xã hội thương mại và phân công lao động làm ra nhiều của cải hơn là xã hội của những người tự sản tự tiêu. Phân công lao động có nghĩa là nhiều người đóng góp vào sản phẩm cuối cùng, còn thương mại thì có nghĩa là còn có nhiều người nữa có trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng của người sản xuất. Như vậy là, những mối quan hệ này đã chuyển hóa quá trình sản xuất, người theo chủ nghĩa bình quân nói như thế, cho nên nhóm người tham gia phải được coi là một đơn vị sản xuất và là nguồn gốc thực sự của tài sản. Ít nhất đấy cũng là nguồn gốc của sự khác biệt về tài sản giữa xã hội hợp tác và xã hội thiếu sự hợp tác. Vì vậy mà xã hội phải bảo đảm rằng thành quả của sự hợp tác được phân phối một cách công bằng cho tất cả những người tham gia.
Nhưng luận cứ này chỉ có giá trị nếu ta coi của cải là sản phẩm xã hội ẩn danh, không thể phân biệt được đóng góp của từng cá nhân. Chỉ có trong trường hợp như thế thì mới cần nghĩ ra những nguyên tắc phân phối công bằng theo-đuôi-sự-kiện để có thể chia đều sản phẩm mà thôi. Nhưng, một lần nữa, đây là giả định sai lầm. Cái gọi là sản phẩm xã hội trên thực tế lại là một loạt sản phẩm và dịch vụ của những cá nhân hiện hữu trên thương trường. Chắc chắn là có thể nhận biết được sản phẩm hay dịch vụ của từng cá nhân trong quá trình sản xuất. Và có thể xác định được ai đã làm gì sau khi sản phẩm được một nhóm người làm ra. Mà nói cho cùng, người sử dụng lao động không thuê công nhân chỉ vì ông ta thích như thế. Người công nhân được thuê là vì anh ta sẽ có đóng góp sự khác biệt của mình vào sản phẩm cuối cùng. Người theo chủ nghĩa bình quân cũng công nhận sự kiện này khi họ cho rằng bất bình đẳng là có thể chấp nhận được nếu nó là biện pháp khuyến khích nhằm gia tăng năng suất lao động. Để đảm bảo rằng biện pháp khuyến khích được trao đúng người, như Robert Nozick nhận xét, ngay cả những người theo chủ nghĩa bình quân cũng thừa nhận là chúng ta có thể xác định được đóng góp của từng cá nhân. Nói tóm lại, không có căn cứ để có thể áp dụng khái niệm phân phối công bằng thu nhập hay của cải trong toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta phải từ bỏ bức tranh về một cái bánh to, đang được những ông bố bà mẹ nhân từ chia đều cho các con ngay bên bàn ăn.
Một khi đã từ bỏ bức tranh này rồi thì sẽ phải đối xử như thế nào với nguyên tắc do Tawney, Rawls và những người khác đề xuất: bất bình đẳng có thể được chấp nhận, khi và chỉ khi nó phục vụ cho quyền lợi của mọi người? Nếu nguyên tắc này không có nguồn gốc từ công lí thì nó phải được coi là vấn đề trách nhiệm mà chúng ta phải có với tha nhân. Khi xem xét nó dưới góc độ này, chúng ta có thể thấy nó cũng là nguyên tắc mà chúng ta coi là căn cứ của quyền hưởng phúc lợi. Nguyên tắc cho rằng những người làm việc có hiệu quả có thể hưởng thành quả của mình với điều kiện là những cố gắng của họ cũng làm lợi cho người khác. Nguyên tắc này không nói tới trách nhiệm sản xuất, sáng tạo hay kiếm được thu nhập. Nhưng nếu bạn làm như thế, nhu cầu của những người khác sẽ xuất hiện và là trở ngại đối với những hành động của bạn. Khả năng của bạn, sáng kiến của bạn, trình độ học vấn của bạn, sự cống hiến của bạn cho mục tiêu của mình và tất cả những phẩm chất làm nên thành công của bạn, là tài sản của bạn lại buộc bạn phải có trách nhiệm với những người kém cỏi hơn, ít sáng kiến hơn, ít kiến thức hơn và không chịu cống hiến như bạn.
Nói cách khác, kiểu nào thì công bằng xã hội cũng dựa vào giả định cho rằng khả năng của cá nhân là tài sản của xã hội. Giả định không nói rằng cá nhân không thể sử dụng tài năng của anh ta để chà đạp lên quyền của những người yếu đuối hơn. Giả định cũng không nói rằng lòng tốt và hào phóng là những đức tính tốt. Nó chỉ nói rằng cá nhân phải coi mình - ít nhất là một phần – là phương tiện để làm lợi cho người khác. Và như vậy là chúng ta đã đến điểm mấu chốt của vấn đề. Khi tôn trọng quyền của người khác là tôi công nhận rằng họ có mục đích sống của họ, rằng tôi không được coi họ chỉ là phương tiện nhằm thỏa mãn những khát vọng của mình như tôi vẫn đối xử với những đối tượng vô tri vô giác. Thế thì tại sao lại không coi tôi là mục đích của chính mình? Tại sao tôi lại không chấp nhận – do tôn trọng phẩm giá của mình, như là một người có nhân cách - việc coi mình là phương tiện phục vụ những người khác?
Nói về đạo đức của chủ nghĩa cá nhân
Còn lời biện hộ cho chủ nghĩa tư bản của Ayn Rand lại dựa vào đạo đức của chủ nghĩa cá nhân, tức là nền đạo đức công nhận quyền theo đuổi quyền lợi cá nhân và bác bỏ chủ nghĩa vị tha ngay từ căn để của nó.
Những người theo thuyết vị tha biện luận rằng cuộc đời đưa cho chúng ta một sự lựa chọn căn bản như sau: vì mục đích của mình chúng ta sẵn sàng hi sinh người khác hoặc chúng ta sẵn sàng hi sinh vì người khác. Hi sinh vì người khác là đường lối hành động của những người theo thuyết vị tha, và giả định cho rằng sống khác đi là lợi dụng người khác. Nhưng theo Rand, đặt vấn đề như thế là sai. Cuộc sống không đòi hỏi phải hi sinh theo bất kì hướng nào. Quyền lợi của những người có lí trí không hề mâu thuẫn nhau và việc theo đuổi quyền lợi thực sự đòi hỏi chúng ta phải cư xử với người khác một cách hòa bình và trao đổi tự nguyện.
Muốn biết tại sao, xin hãy xem cách chúng ta quyết định cái gì là tư lợi. Quyền lợi là giá trị mà chúng ta tìm kiếm: của cải, khoái lạc, an toàn, tình yêu, lòng tự trọng hay một số lợi ích khác. Triết lí đạo đức của Rand dựa trên nhận thức sâu sắc rằng giá trị quan trọng nhất, điều thiện tối thượng [summum bonum] chính là cuộc sống. Đấy là sự tồn tại của các sinh vật sống, là nhu cầu duy trì sự sống của chúng thông qua những hoạt động thường trực nhằm đáp ứng các nhu cầu của chúng, chính những nhu cầu này tạo ra toàn bộ hiện tượng giá trị. Thế giới không có cuộc sống là thế giới của dữ kiện chứ không phải là thế giới của giá trị, là thế giới trong đó không thể có tình trạng được gọi là tốt hơn hay xấu hơn bất kì tình trạng nào khác. Cuộc sống chính là tiêu chuẩn giá trị nền tảng để con người quyết định cái gì là quyền lợi của anh ta: không phải là sống sót từ thời điểm này tới thời điểm kia, mà là thỏa mãn tất cả những nhu cầu của anh ta bằng cách sử dụng năng lực của anh ta.
Năng lực quan trọng nhất của con người, phương tiện quan trọng nhất để anh ta có thể sống sót, chính là khả năng tư duy của anh ta. Đấy là nguyên nhân giúp chúng ta có thể sống bằng sản xuất và nâng mình lên khỏi mức sống bấp bênh thời săn bắn và hái lượm. Tư duy là cơ sở của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ chính là phương tiện để cho chúng ta hợp tác và chuyển giao kiến thức. Tư duy là nền tảng của các định chế xã hội được quản lí bằng những luật lệ trừu tượng. Mục đích của đức dục là cung cấp cho người ta các tiêu chuẩn sống phù hợp với lí trí, nhằm phục vụ cho đời sống của chúng ta.
Để sống theo lí trí thì chúng ta phải coi tự chủ là đức hạnh. Tư duy là năng lực của cá nhân. Chúng ta học được từ người khác những gì không phải là điều quan trọng, hành động tư duy chỉ xảy ra trong bộ não của từng cá nhân. Nó phải được bắt đầu trong mỗi chúng ta, bằng sự lựa chọn của chúng ta và được hướng dẫn bởi nỗ lực tinh thần của mỗi chúng ta. Như vậy là, lí trí đòi hỏi rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm hướng dẫn và duy trì đời sống của chúng ta.
Để sống theo lí trí, chúng ta phải coi hiệu quả sản xuất là đức hạnh. Sản xuất là tạo ra giá trị. Con người không thể được an toàn và thỏa mãn nếu chỉ sống qua ngày bằng cách tìm trong tự nhiên những gì họ cần, tương tự như các loài động vật vẫn làm. Họ cũng không thể ăn bám vào người khác. “Nếu con người tìm cách sống bằng những phương tiện bạo lực hay gian lận, bằng cách cướp đoạt, trộm cắp, lừa dối hay nô dịch người sản xuất, thì đúng là họ chỉ có thể sống dựa vào nạn nhân của họ, dựa vào những người tìm cách suy nghĩ và sản xuất ra những món hàng mà những kẻ cướp bóc tước đoạt. Những kẻ cướp bóc đó là những tên ăn bám bất tài, chúng chỉ tồn tại bằng cách phá hoại những người có tài, những người theo đuổi đường lối hành động xứng đáng với con người”, Rand biện luận như thế.
Người ích kỉ thường nói mình là người sẽ làm bất kì việc gì để đạt được điều mình mong muốn – nói dối, ăn cắp và tìm cách khuynh đảo người khác nhẳm thỏa mãn những khát vọng của mình. Tương tự như đa số người khác, Rand coi cách sống như thế là vô đạo đức. Nhưng bà lập luận rằng nó vô đạo đức không phải vì làm hại những người khác. Nó vô đạo đức vì làm hại chính mình. Ước muốn chủ quan không phải là thước đo xem một vật hay sự kiện nào đó có thuộc quyền lợi của ta hay không, còn lừa dối, trộm cắp và quyền lực cũng không phải là phương tiện dẫn đến hạnh phúc hay cuộc đời thành đạt. Đức hạnh mà tôi nhắc tới bên trên là tiêu chuẩn khách quan. Chúng ăn sâu bén rễ ngay trong bản chất của con người và vì vậy mà được áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng mục đích của chúng là giúp cho từng cá nhân “đạt được, duy trì, thực hiện và thụ hưởng giá trị tối thượng, mục tiêu nằm trong chính nó mà cũng là đời sống của mỗi người”. Như vậy là, mục đích của đức dục là chỉ cho chúng ta cách tìm những quyền lợi thực tế của mình chứ không phải là cách hi sinh những quyền lợi đó.
Nguyên tắc thương mại
Vậy thì chúng ta phải đối xử với người khác như thế nào? Lí thuyết về đạo đức xã hội của Rand dựa trên hai nguyên lí nền tảng: nguyên lí về quyền và nguyên lí về công bằng. Nguyên lí về quyền nói rằng chúng ta phải đối xử với người khác một cách hòa bình, bằng trao đổi tự nguyện, không được sử dụng vũ lực trước. Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới có thể sống một cách độc lập, trên cơ sở những hoạt động sản xuất của riêng mình; còn những kẻ sống bằng cách chế ngự những người khác chính là những kẻ ăn bám. Hơn thế nữa, sống trong một xã hội có tổ chức, chúng ta phải tôn trọng quyền của người khác, đấy là nói nếu ta muốn người ta cũng tôn trọng quyền của mình. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới nhận được nhiều lợi ích từ tương tác xã hội: lợi ích từ trao đổi kinh tế và trí tuệ cũng như những giá trị của những quan hệ cá nhân riêng tư hơn. Nguồn gốc của những lợi ích này là lí trí, hiệu quả, cá tính của mỗi người, và tất cả những điều đó lại đòi hỏi tự do để có thể đơm hoa kết trái. Nếu tôi sống dựa vào vũ lực, có nghĩa là tôi tấn công ngay vào nền tảng của những giá trị mà tôi tìm kiếm.
Nguyên tắc công bằng được Rand gọi là nguyên tắc thương mại: sống dựa vào mua bán, dùng giá trị để đổi lấy giá trị, không tìm kiếm những thứ mà mình không xứng đáng, cũng không cho ai những thứ mà họ không xứng đáng nhận. Người chính trực là người không đòi hỏi người khác đáp ứng nhu cầu của mình, người đó đề nghị một giá trị làm cơ sở cho mối quan hệ. Người đó cũng không chấp nhận nghĩa vụ không thể thoái thác là phải phục vụ nhu cầu của những người khác. Không có người nào, đấy là nói những người biết coi trọng đời sống của mình, lại chấp nhận trách nhiệm vô thời hạn là trở thành người trông coi người anh hoặc em của mình. Cũng như không một người tự lập nào lại muốn được ông chủ hay Vụ y tế và Nhân lực bảo trợ hết. Nguyên tắc thương mại, như Rand quan niệm, là nền tảng duy nhất, để con người dựa vào trong khi đối xử với nhau như những cá nhân bình đẳng.
Nói ngắn, đạo đức khách quan coi các cá nhân là mục đích nằm trong chính họ với toàn bộ ý nghĩa của thuật ngữ này. Ngụ ý là chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất đúng đắn và hợp đạo lí. Xã hội tư bản là xã hội dựa trên sự công nhận và bảo vệ các quyền cá nhân. Trong xã hội tư bản, con người được tự do theo đuổi mục đích của mình - bằng cách sử dụng trí tuệ của mình. Cũng như trong bất kì xã hội nào, con người bị quy luật tự nhiên bó buộc. Thức ăn, nhà ở, quần áo, sách vở và thuốc chữa bệnh không mọc trên cây, chúng phải được con người sản xuất ra. Và cũng như trong bất kì xã hội nào, con người bị những hạn chế thuộc về bản chất của mình, bị khả năng của mình, bó buộc. Nhưng bó buộc duy nhất mà chủ nghĩa tư bản áp đặt lên các cá nhân là yêu cầu những người muốn được người khác phục vụ phải đền đáp. Không ai được sử dụng nhà nước làm công cụ tước đoạt những sản phẩm do người khác làm ra.
Kết quả trên thương trường – phân phối thu nhập và của cải – phụ thuộc vào hành động và tương tác tự nguyện của tất cả những người tham gia. Khái niệm công bằng không áp dụng cho kết quả mà áp dụng cho quá trình hoạt động kinh tế. Thu nhập của một người là công bằng nếu đấy là kết quả của quá trình trao đổi tự nguyện, là phần thưởng cho giá trị món hàng mà người đó chào, và được đánh giá bởi những đối tác của người đó. Các nhà kinh tế học đã biết từ lâu rằng không có cái gọi là mức giá đúng cho một món hàng, đấy chỉ là đánh giá của những người tham gia trên thương trường về giá trị của món hàng mà người ta đưa ra cho họ mà thôi. Điều đó cũng đúng khi nói về giá trị của lao động sản xuất của con người. Điều đó không có nghĩa là nói tôi phải dùng mức thu nhập để đo giá trị của mình, mà chỉ muốn nói là nếu tôi muốn sống bằng giao dịch với những người khác thì tôi không thể đòi hỏi họ chấp nhận điều kiện của tôi bằng cách hi sinh quyền lợi cá nhân của chính họ.
Lòng nhân ái là giá trị do người ta tự chọn
Thế những người nghèo, người tàn tật, người vì lí do nào đó mà không thể tự kiếm sống được thì sao? Đây là một câu hỏi hợp lí, với điều kiện là nó không phải là câu hỏi đầu tiên về hệ thống xã hội. Dùng cách thức xã hội đối xử với những người có năng suất lao động thấp nhất làm tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá xã hội là di sản của chủ nghĩa vị tha. “Phúc cho những kẻ có tinh thần khó nghèo”, Jesus nói, “Phúc cho những kẻ hiền lành”
Nhưng về mặt pháp lí, chẳng có cơ sở nào để ta phải kính trọng người nghèo hay người hiền lành hay phải coi nhu cầu của họ là quan trọng nhất. Nếu chúng ta phải lựa chọn giữa xã hội theo chủ nghĩa tập thể, trong đó chẳng có ai được tự do nhưng cũng không có ai bị đói và xã hội theo chủ nghĩa cá nhân trong đó mọi người đều được tự do nhưng có một số người bị đói thì tôi xin khẳng định rằng xã hội tự do là lựa chọn phù hợp với đạo lí. Không ai có quyền ép buộc người khác phải phục vụ anh ta, ngay cả nếu cuộc sống của anh ta phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
Nhưng đây không phải là sự lựa chọn mà chúng ta đang gặp. Trên thực tế, người nghèo trong chế độ tư bản sống sướng hơn là trong chế độ xã hội chủ nghĩa, thậm chí sướng hơn là trong các nước phúc lợi. Sự kiện lịch sử là những xã hội, trong đó không người nào được tự do – như Liên Xô trước đây – là những xã hội trong đó có nhiều người bị đói hơn.
Tất cả những người có khả năng lao động đều hết sức quan tâm tới phát triển kinh tế và công nghệ, mà trong xã hội thị trường những thứ này lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Đầu tư tài chính và sử dụng máy móc cho phép sử dụng những người mà nếu không có tư bản và máy móc thì sẽ không thể kiếm đủ ăn. Ví dụ như máy tính và các phương tiện liên lạc hiện nay đã cho phép những người tàn tật nhất có thể làm việc ngay tại nhà. Còn đối với những người không thể nào làm việc được, xã hội tự do bao giờ cũng có nhiều hình thức trợ giúp tư nhân và các tổ chức từ thiện bên ngoài thương trường: những tổ chức chăm sóc người nghèo, các hội từ thiện và những hình thức khác. Liên quan đến vấn đề này, xin nói rõ rằng ở đây không có mâu thuẫn giữa chủ nghĩa vị kỉ với lòng nhân ái. Do nhiều lợi ích mà ta thu được trong khi giao dịch với người khác, cho nên tự nhiên là ta phải đối xử với những người đồng bào của mình trong tinh thần nhân ái, thông cảm với những điều không may của họ, và giúp đỡ họ nếu sự trợ giúp này không đòi hỏi phải hi sinh quyền lợi của chính chúng ta. Nhưng có một sự khác biệt to lớn giữa khái niệm nhân ái của thuyết vị kỉ và thuyết vị tha.
Đối với người theo thuyết vị tha thì hào phóng với người khác là tiêu chuẩn đạo đức quan trọng nhất, và phải hào phóng đến mức bị thiệt, theo nguyên tắc “trao tặng cho đến lúc cảm thấy đau”. Trách nhiệm đạo đức là trao tặng, không cần biết đến những giá trị khác mà người ta có, còn người nhận thì có quyền nhận. Đối với người theo thuyết vị kỉ thì hào phóng là một trong nhiều phương tiện để theo đuổi những giá trị của mình, kể cả giá trị là nhắm tới hạnh phúc của tha nhân. Trao tặng phải được thực hiện trong bối cảnh của những giá trị khác mà người ta có, trên nguyên tắc “cho nếu có ích”. Đấy không phải là trách nhiệm, người nhận cũng không có quyền yêu cầu. Người theo thuyết vị tha có xu hướng coi hào phóng như một sự chuộc lỗi, dựa trên giả định rằng có một cái gì đó tội lỗi hay đáng ngờ khi mình là người có khả năng, là người thành đạt, làm việc có năng suất hay giàu có. Còn người theo thuyết vị kỉ thì coi những phẩm chất đó là đức hạnh và hào phóng là biểu hiện của niềm tự hào.
Cuộc cách mạng thứ tư
Tôi đã nói ngay từ đầu rằng chủ nghĩa tư bản là kết quả của ba cuộc cách mạng, mỗi cuộc cách mạng đều là một sự đoạn tuyệt triệt để với quá khứ. Cách mạng chính trị đặt quyền con người và nguyên tắc chính phủ là đầy tớ chứ không phải là ông chủ lên vị trí tối thượng. Cuộc cách mạng kinh tế mang tới những hiểu hiết về thị trường. Cách mạng công nghiệp khuếch trương việc áp dụng kiến thức vào quá quá trình sản xuất. Nhưng loài người chưa bao giờ đoạn tuyệt với quá khứ đạo đức của mình. Nguyên tắc đạo đức cho rằng tài năng của mỗi người đều là tài sản của xã hội là không phù hợp với xã hội tự do. Nếu tự do là sống và thịnh vượng thì chúng ta cần một cuộc cách mạng nữa, đấy là cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức, cuộc cách mạng sẽ thiết lập quyền của mỗi cá nhân trong lĩnh vực đạo đức, tức là quyền sống cho chính mình.
PHẦN III
SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TÀI SẢN
Ludwig Lachmann
Kinh tế thị trường và phân bố tài sản
Trong tiểu luận này Ludwig Lachmann, một nhà kinh tế học nổi tiếng, khảo sát những luận cứ phê phán chủ nghĩa tư bản thị trường tự do từ quan điểm “công bằng xã hội” và tìm ra những mâu thuẫn của chúng. Ông giải thích sự khác biệt giữa “quyền sở hữu” và “của cải” và chỉ rõ vì sao việc tôn trọng quyền tư hữu (quyền sở hữu) là tương thích với quá trình tái phân bố của cải thông qua thị trường. Đây là tiểu luận quan trọng, nó giúp độc giả hiểu rõ tính năng động của những mối quan hệ xã hội và kinh tế trong chế độ tư bản.
Ludwig Lachmann (1906-1990) nhận bằng Ph.D. tại Đại học tổng hợp Berlin. Ông rời Đức và sang Anh vào năm 1933, nơi ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu tại Trường kinh tế London (London School of Economics). Lachmann có những đóng góp quan trọng vào lí thuyết về tư bản, về phát triển kinh tế và cơ sở mang tính phương pháp luận của kinh tế học và xã hội học. Ông đã cho xuất bản những tác phẩm quan trọng như Tư bản và cơ cấu của nó (Capital and Its Structure); Di sản của Max Weber (The Legacy of Max Weber); Tư duy kinh tế vĩ mô và kinh tế thị trường (Macro-Economic Thinking and the Market Economy); Tư bản, kì vọng và tiến trình trên thương trường(Capital, Expectations, and the Market Process); và Thị trường như là tiến trình kinh tế (The Market as an Economic Process).
Tiểu luận này là bản rút gọn tác phẩm xuất bản lần đầu vào năm 1956.
________________________________________________________________
Bây giờ ai còn có thể nghi ngờ điều mà giáo sư Mises đã nói cách đây 30 năm rằng mỗi vụ can thiệp của chính quyền đều kéo theo một vụ can thiệp khác nhằm ngăn chặn những hậu quả kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra từ vụ can thiệp trước đó? Ai còn phủ nhận rằng nền kinh tế chỉ huy đòi hỏi phải có lạm phát thì mới vận hành được và hiện nay ai còn không biết hậu quả tai hại của hiện tượng “lạm phát có kiểm soát”? Nhưng một số nhà kinh tế học vẫn phát minh ra được thuật ngữ được họ tán dương là “lạm phát thường trực” nhằm mô tả hiện tượng lạm phát thường xuyên mà tất cả chúng ta đều biết, thì có vẻ như là chẳng ai bị lừa hết. Thực ra là không cần phải có thí dụ về trường hợp nước Đức để chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng thậm chí ngay cả trong những hoàn cảnh bất lợi nhất, nền kinh tế thị trường cũng thiết lập được trật tự từ những hỗn loạn “được nhà nước kiểm soát”. Hình thức tổ chức kinh tế dựa trên hợp tác tự nguyện và trao đổi kiến thức chắc chắn là ưu việt hơn bất kì cơ cấu thang bậc nào khác. Người nào có khả năng học từ suy luận và kinh nghiệm thì đã biết điều đó từ trước, còn người nào không có khả năng thì có vẻ như hiện nay vẫn chưa học được.
Đứng trước tình hình như thế, những người phản đối kinh tế thị trường đã thay đổi lí lẽ, bây giờ người ta phản đối nó trên cơ sở “xã hội” chứ không dùng luận cứ kinh tế nữa. Họ kết án nó là bất công chứ không phải là không hiệu quả. Họ bảo rằng sở hữu tài sản đã làm “méo mó” mọi thứ và cam đoan rằng “số đông ủng hộ thị trường trong những cuộc trưng cầu dân ý là do có nhiều người bỏ phiếu nhiều lần, tại nhiều địa điểm khác nhau”. Họ nói rằng phân bố tài sản ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố thu nhập vì những người hữu sản không chỉ được hưởng “lợi lớn, bất công” từ thu nhập của toàn xã hội mà còn gây ảnh hưởng tới cơ cấu sản phẩm xã hội: hàng xa xỉ thì quá nhiều mà nhu yếu phẩm thì lại quá ít. Hơn thế nữa, vì những sở hữu chủ này là những người có nhiều tiền nhất cho nên họ cũng là người quyết định quá trình tích lũy tư bản và bằng cách đó, quyết định cả tiến bộ kinh tế.
Một số người không phủ nhận hoàn toàn rằng phân bố tài sản là hệ quả mang tính tích lũy của sự vận động của các lực lượng kinh tế, nhưng họ cũng nói rằng vốn tích lũy đó lại hoạt động theo cách thức làm cho hiện tại là tù binh của quá khứ, là tác nhân độc đoán và “quá đát” trong hiện tại. Thu nhập ngày hôm nay được định hình bởi phân bố tài sản ngày hôm nay, và mặc dù là một phần tài sản ngày hôm nay được tích lũy từ ngày hôm qua, nó được tích lũy thông qua những quá trình phản ánh ảnh hưởng của sự phân bố tài sản từ ngày hôm kia. Cốt lõi là, luận cứ của những người phản đối kinh tế thị trường dựa trên định chế về “thừa kế”, theo đó, ngay cả trong các chế độ tiến bộ thì đa số những sở hữu chủ có của là do trước đó họ đã có của rồi.
Hiện nay, luận cứ này có vẻ như đang được nhiều người chấp nhận, thậm chí cả những người thực tâm cổ xúy cho tự do kinh tế nữa. Những người này tin rằng “tái phân bố tài sản”, ví dụ như thông qua thuế đánh vào tài sản thừa kế, sẽ mang lại kết quả có lợi về mặt xã hội, nhưng bất lợi về mặt kinh tế. Nhưng ngược lại, vì những biện pháp như thế sẽ giải phóng hiện tại khỏi “bàn tay của thần chết” cho nên sẽ giúp điều chỉnh thu nhập hiện tại cho phù hợp với nhu cầu hiện tại. Phân bố tài sản là một sự kiện của thị trường và bằng cách thay đổi những sự kiện, chúng ta có thể làm thay đổi kết quả mà không cần can thiệp vào cơ chế của thị trường! Kết quả là, bằng chính sách liên tục tái phân bố tài sản hiện có, ta có thể đưa các quá trình diễn ra trên thương trường đến kết quả “chấp nhận được về mặt xã hội”. Quan niệm này, như chúng tôi đã nói, được nhiều người chia sẻ, thậm chí cả một số nhà kinh tế học, những người hiểu rõ tính ưu việt của kinh tế thị trường so với kinh tế chỉ huy và những thất bại của chính sách can thiệp, nhưng lại không thích những điều mà họ coi là hậu quả xã hội của kinh tế thị trường. Họ sẵn sàng chấp nhận kinh tế thị trường khi và chỉ khi hoạt động của thị trường song hành với chính sách tái phân bố tài sản vừa nêu.
Tiểu luận này là để phê phán cơ sở của quan điểm vừa nói.
Trước hết, toàn bộ lập luận dựa trên sự lầm lẫn theo nghĩa đen của từ này, do tính đa nghĩa của thuật ngữ “sự kiện”. Trong ngôn ngữ hàng ngày, cũng như trong nhiều ngành khoa học, thí dụ như trong môn thống kê, từ “sự kiện” có nghĩa là một cái gì đó, tại một thời điểm nào đó, “được trình ra” cho những người quan sát tại hiện trường. Theo nghĩa này thì hiển nhiên là cách thức phân bố tài sản là một sự kiện tại bất kì thời điểm nào, bởi đơn giản là theo nghĩa thông thường thì chỉ có một cách phân bố như thế, không còn cách nào khác. Nhưng trong lí thuyết cân bằng – tốt hay xấu không biết – một thuyết có ý nghĩa rất lớn đối với tư duy kinh tế hiện này và có đóng góp rất lớn vào việc định hình nội dung của kinh tế học thì từ “sự kiện” lại có nghĩa thứ hai, khác hẳn nghĩa thứ nhất: Ở đây sự kiện có nghĩa là điều kiện cần cho sự cân bằng, là một thông số độc lập và “những sự kiện” có nghĩa là tổng các điều kiện cần và đủ để một khi chúng ta đã biết toàn bộ những điều kiện đó, chúng ta có thể suy ra được giá và số lượng cân bằng mà không cần phải làm gì thêm nữa. Theo nghĩa thứ hai này thì phân bố tài sản, cùng với những sự kiện khác, là một YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH, mặc dù không phải là yếu tố quyết định duy nhất, của giá cả và số lượng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau được bán và được mua.
Nhưng nhiệm vụ chính của chúng ta trong tiểu luận này là chỉ ra rằng phân bố tài sản không phải là “sự kiện” theo nghĩa thứ hai này. Nó không những không phải là “thông số độc lập” của những quá trình diễn ra trên thương trường, mà, ngược lại, liên tục bị các lực lượng của thị trường tác động làm cho nó phải thay đổi. Không cần phải nói là không thể phủ nhận được rằng tại bất kì thời điểm nào nó đều là một trong những lực lượng định hướng cho các tiến trình của thị trường trong thời điểm tiếp liền sau đó, nhưng có thể nói rằng hình thức phân bố đó cũng chẳng thể có ảnh hưởng lâu dài. Mặc dù của cải luôn luôn được phân bố theo một cách nào đó, nhưng cách thức phân bố lại liên tục thay đổi.
Chỉ khi mà một hình thức phân bố đó cứ giữ hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, trong khi phần tài sản mà cá nhân nhận được là do thừa kế thì hình thức phân bố bất biến đó mới là lực lượng kinh tế không thay đổi. Trên thực tế, không phải như thế. Phân bố của cải là đối tượng được định hình bởi các lực lượng trên thương trường, chứ không phải là tác nhân và dù hôm nay hình thức phân bố có như thế nào thì nó cũng nhanh chóng trở thành quá khứ, chẳng có liên quan gì tới hiện tại hết.
Như vậy là, phân bố của cải không nằm trong các sự kiện của phương trình cân bằng. Xã hội cũng như các nhà kinh tế học không cần phải quan tâm tới cách thức phân bố của cải tại một thời điểm mà phải quan tới tới cách thức thay đổi của nó theo thời gian. Sự thay đổi như thế - như chúng ta sẽ thấy – đưa nó tới vị trí thực sự của nó trong các sự kiện xảy ra trên “con đường” có thể - nhưng trên thực tế thì ít khi – dẫn tới sự cân bằng. Đấy thường là hiện tượng “động”. Lạ lùng là trong khi người ta nói rất nhiều về việc cần phải tiến hành và khuyến khích các công trình nghiên cứu các hiện tượng động thì vấn đề này lại ít được chú ý đến như thế.
Quyền sở hữu là khái niệm pháp lí trỏ vào những đối tượng vật chất cụ thể. Của cải là khái niệm kinh tế trỏ vào những nguồn lực khan hiếm. Tất cả những nguồn lực có giá trị đều là các đối tượng vật chất, hoặc phản ánh hay bao gồm đối tượng vật chất, nhưng không phải tất cả các đối tượng vật chất đều là nguồn lực: ngôi nhà hoang hay đống rác là những ví dụ rõ ràng, đấy là những đối tượng mà chủ sở hữu sẵn sàng cho đi nếu có thể tìm được người muốn lấy. Hơn nữa, cái là nguồn lực ngày hôm nay có thể ngày mai sẽ không còn là nguồn lực nữa, trong khi những đối tượng chẳng có giá trị gì trong ngày hôm nay lại trở thành có giá trị vào ngày mai. Vì vậy, đối tượng vật chất có phải là nguồn lực hay không và nguồn lực đó có giá trị như thế nào, luôn luôn là một vấn đề khá tù mù và ở mức độ nào đó, phụ thuộc vào khả năng nhìn xa trông rộng của chủ nhân. Đối tượng chỉ trở thành tài sản khi nó là nguồn gốc của thu nhập. Đối với chủ sở hữu, giá trị của đối tượng - giá trị thực tế hay tiềm tàng – tại mỗi thời điểm là khả năng tạo ra thu nhập mà người ta kì vọng. Điều này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào công năng mà đối tượng có thể có. Vì vậy, chỉ sở hữu không thôi chưa chắc đã làm người ta giàu lên, sử dụng nó một cách hữu hiệu mới thành giàu có được. Không phải là sở hữu nguồn lực mà là sử dụng nguồn lực mới là nguồn gốc của thu nhập và tài sản. Nhà máy sản xuất kem ở New York có thể là phương tiện làm giàu cho chủ nhân, nhưng nhà máy kem ở Greenland chắc chắn không phải là nguồn gốc của thu nhập rồi.
Trong cái thế giới của những biến động đầy bất ngờ này, giữ được của cải luôn luôn là vấn đề khó khăn, và trong dài hạn, có thể nói rằng đấy là nhiệm vụ bất khả thi. Muốn giữ được khối tài sản đã có – có thể là tài sản được kế thừa từ thế hệ nọ sang thế hệ kia – gia đình phải có nguồn lực tạo ra thu nhập ròng thường xuyên, nghĩa là giá trị của đầu ra phải cao hơn số tiền chi cho việc phục vụ các nguồn lực tạo ra thu nhập đó. Có vẻ như điều này chỉ khả thi hoặc là trong một thế giới đứng yên, một thế giới mà hôm nay cũng như hôm qua hay hôm kia, và ngày nào, năm nào chủ sở hữu hay hậu duệ của họ cũng có thu nhập như nhau; hoặc là khả năng nhìn xa trông rộng của tất cả các chủ sở hữu đều trên mức tuyệt vời. Vì cả hai trường hợp như thế đều không thể xảy ra trên thực tế cho nên chúng ta có thể bỏ qua. Thế thì, trên thực tế, trong cái thế giới đầy biến động này, của cải phải chịu những tác động gì?
Cách này hay các khác, tất cả của cải nằm trong tài sản cố định đều là hiện thân hoặc ít nhất là phản ánh nguồn lực vật chất của quá trình sản xuất, tức là nguốn gốc của đầu ra. Tất cả sản phẩm đều là do lao động của con người, kết hợp với các nguồn lực như thế, mà ra. Muốn đạt được mục tiêu đó, các nguồn lực phải được sử dụng trong một sự phối hợp nhất định, sự liên kết như thế là bản chất của việc sử dụng nguồn lực. Nhà doanh nghiệp, tức là người sản xuất, người khởi xướng và người thực hiện các kế hoạch sản xuất không có sẵn cách thức phối hợp. Trên thực tế, không có cái gọi là chức năng sản xuất. Ngược lại, trong cái thế giới của những biến động thường xuyên này, nhiệm vụ của doanh nhân chính là tìm xem trong điều kiện của ngày hôm nay, các nguồn lực phải kết hợp với nhau như thế nào để thu được giá trị thặng dư cao nhất so với đầu vào và dự đoán xem kết hợp nào thì sẽ tạo ra thặng dư như thế trong những điều kiện có thể xảy ra vào ngày mai, khi giá trị của đầu ra, giá đầu vào và công nghệ sẽ thay đổi.
Nếu tất cả các nguồn lực đều cực kì đa dụng thì vấn đề của doanh nhân chỉ còn là hướng theo các thay đổi của điều bên kiện ngoài bằng cách chuyển hướng kết hợp các nguồn lực để sử dụng cho những hoàn cảnh mà sự thay đổi làm cho nó trở thành có lời. Nhưng, theo qui luật thì các nguồn lực chỉ có một số công năng giới hạn mà thôi, mỗi nguồn lực có riêng một số công năng . Vì thế, việc điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi thường kéo theo nhu cầu thay đổi trong kết cấu của cả nhóm nguồn lực, kéo theo nhu cầu “tái cấu trúc tư bản”. Nhưng mỗi thay đổi trong sự liên kết các bộ phận – làm vốn tăng hay giảm - sẽ có ảnh hưởng đến giá trị của các nguồn lực cấu thành. Các doanh nhân sẽ trả giá cao cho những nguồn lực mà họ cho là sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn và sẽ trả giá thấp cho những nguồn lực ít lợi nhuận hơn. Trong trường hợp đặc biệt, khi mà nguồn lực đã từng mang lại lợi nhuận, nhưng nay (hoặc trong tương lai) không còn sử dụng được nữa thì chúng sẽ mất tính chất nguồn lực của mình. Nhưng ngay cả trong trong những trường hợp ít kịch tính hơn thì trong cái thế giới của những thay đổi đầy bất ngờ hiện nay, việc những tài sản lâu bền tăng hay giảm giá là hiện tượng không thể nào tránh được.
Nhìn theo giác độ đó thì những quá trình diễn ra trên thương trường chính là sự cào bằng. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình tái phân bố tài sản diễn ra liên tục; so với nó, quá trình tái phân phối mà các chính khách muốn biến thành định chế sẽ chẳng có giá trị gì, vì một lí do duy nhất là thị trường trao của cải vào tay những người biết giữ nó, trong khi các chính khách lại giao cho những cử tri của họ, những người về nguyên tắc là không biết giữa của.
Quá trình tái phân bố tài sản trên thương trường không phải là một chuỗi những may rủi. Những người tham gia trên thương trưởng không chơi trò may rủi mà chơi bằng kĩ năng. Quá trình này, cũng như tất cả các quá trình năng động đang diễn ra trên thực tế, phản ánh sự chuyển giao kiến thức từ người nay sang người khác. Điều đó chỉ có thể diễn ra khi một số người có kiến thức mà những người khác chưa có, vì kiến thức về sự thay đổi và ẩn ý của nó lan truyền trong xã hội một cách từ từ và không đồng đều.
Trong quá trình này, người thành công là người nhận thức trước những người khác rằng một nguồn lực nhất định có thể được tạo ra trong ngày hôm nay, khi nó còn mới hay có thể mua được một nguồn lực hiện hữu với một giá A nào đó, ngày mai nó sẽ là một phần của kết cấu sản xuất và kết quả là sẽ có giá A’. Việc được hoặc mất về tư bản như thế - do may rủi hay nhu cầu – sẽ đưa nguồn lực từ tay người này sang tay người khác - người sau có thể tài giỏi hay kém hơn người trước – tạo thành bản chất kinh tế của tài sản trong cái thế giới luôn thay đổi này và là động cơ chủ yếu của quá trình tái phân bố. Trong quá trình này, thật khó mà xảy ra hiện tượng là một người nào đó tiếp tục đoán đúng mãi khả năng sử dụng của nguồn lực hiện hữu hay tiềm tàng, trừ phi đấy là một người siêu đẳng thực sự. Và ngay cả với một người siêu đẳng như thế thì hậu duệ của người đó cũng không chắc đã có được thành công như thế - trừ phi hậu duệ của người đó cũng là những người siêu đẳng. Trong thế giới của những thay đổi không lường trước được, việc mất cũng như gia tăng vốn liếng là những sự kiện không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh giữa các chủ sở hữu tư bản và bản chất đặc thù của những nguồn lực lâu bền - ngay cả khi nó là nguồn lực đa dụng – tạo ra kết quả là lỗ đi sau lời cũng như lời theo sau lỗ vậy.
Các sự kiện kinh tế đó đều có một số hậu quả xã hội nhất định. Vì những người phê phán kinh tế thị trường hiện nay thường thích đưa ra luận điểm trên cơ sở “xã hội”, cần phải giải thích rõ hậu quả xã hội đích thực của các quá trình diễn ra trên thương trường. Chúng ta đã nói rằng đấy là quá trình cào bằng. Chúng ta cũng có thể mô tả những kết quả đó như là thí dụ của cái mà Pareto gọi là “sự quay vòng của tầng lớp tinh hoa”. Của cải thường không nằm lâu trong bàn tay của cùng một người. Nó được chuyển từ tay người này sang tay người khác, đấy là khi những thay đổi không dự đoán được làm tăng giá trị cho khi thì nguồn lực này, khi thì nguồn lực khác, gây ra sự thăng giáng của đồng vốn. Chủ tài sản, nói như Schumpeter, giống như những người ở trọ trong khách sạn hay hành khách trên tàu hỏa vậy: họ luôn có mặt ở đó, nhưng chẳng bao giờ có những người ở lâu.
Bản chất của của cải trong nền kinh tế thị trường, như chúng ta đã thấy, là một vấn đề phức tạp. Tài sản càng lâu bền và càng có tính đặc thù, phạm vi sử dụng càng hạn hẹp thì vấn đề càng trở nên rõ ràng. Nhưng trong xã hội, nơi mà chẳng có mấy vốn liếng được tích lũy dưới dạng các kho hàng hóa – chủ yếu là hàng nông sản và mau hỏng, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian khác nhau – xã hội, nơi các loại hàng hóa tiêu dùng lâu dài – trừ nhà ở và đồ gỗ - chẳng có là bao, thì vấn đề không còn rõ ràng như thế nữa. Nói chung, đấy chính là xã hội mà các nhà kinh tế học cổ điển đã sống và đương nhiên là họ cũng đưa nhiều đặc điểm của xã hội đó vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy mà, trong những điều kiện của thời đó, các nhà kinh tế học cổ điển đã đúng khi coi toàn bộ vốn liếng là cực kì đa dụng và gần như đồng nhất với nhau, ngoại trừ đất đai, đất đai là vốn đặc thù và không thể làm ra được. Nhưng trong thời đại của chúng ta, quan niệm như thế là không thể chấp nhận hay gần như không thể chấp nhận được. Càng có nhiều vốn cố định, vốn cố định càng lâu bền, thì khả năng là nguồn vốn đó chỉ được sử dụng – trước khi hỏng hẳn – cho mục đích mà nó được thiết kế sẽ càng lớn. Điều đó có nghĩa là trong nền kinh tế hiện đại không có cái gọi là nguồn thu nhập vĩnh viễn. Thời gian sử dụng kéo dài và khả năng chuyển đổi thấp làm cho điều đó trở thành bất khả thi.
Sự kiện mà chúng tôi nhấn mạnh trong tiểu luận này là trong cái thế giới đầy những biến động bất thường này, việc tái phân bố của của cải là sự kiện mà ai cũng thấy. Thế thì tại sao nó lại thường bị người ta tảng lờ đi? Chúng ta có thể hiểu vì sao các chính trị gia lại tìm cách lờ nó: xét cho cùng, phần lớn các cử tri của họ có vẻ như không bị nó tác động trực tiếp, và như đã thấy trong trường hợp lạm phát, họ không thể hiểu được nếu quả thật có bị nó tác động. Nhưng tại sao các nhà kinh tế học cũng tìm cách lờ nó đi? Cách thức phân bố của cải là kết quả hoạt động của các lực lượng kinh tế là một nhận định mà họ cho là hấp dẫn đối với họ. Thế thì tại sao nhiều nhà kinh tế học vẫn tiếp tục coi phân bố tài sản là “sự kiện” theo nghĩa thứ hai, như đã nói tới bên trên? Chúng ta đành phải chấp nhận rằng lí do là họ quá lo lắng cho vấn đề cân bằng.
Như chúng ta đã thấy, những hình thức phân bố tài sản kế tiếp nhau là phù hợp với thế giới không cân bằng. Vốn tư bản tăng hay giảm chủ yếu là do các nguồn lực lâu bền phải được đem ra sử dụng theo những công năng khác với công năng ban đầu của chúng và vì có một số người hiểu rõ hơn và sớm hơn những người khác: cần phải thay đổi những gì và nguồn lực của thế giới đang vận động nghĩa là thế nào. Trạng thái cân bằng nghĩa là kế hoạch không thay đổi, nhưng tái phân phối tài sản do thị trường tạo ra lại là kết quả điển hình của những hành động thay đổi liên tục. Đương nhiên là những quá trình mà chúng ta mô tả bên trên sẽ bị những những người đã quen tư duy bằng những thuật ngữ cân bằng coi là “không đáng xem xét”. Đối với họ, lực lượng kinh tế “chân chính” là những lực lượng có xu hướng tạo ra và duy trì được trạng thái cân bằng. Vì vậy mà những lực lượng làm mất cân bằng bị coi là không thật sự đáng quan tâm và thường bị lờ đi.
Dĩ nhiên là chúng tôi không nói rằng các nhà kinh tế học hiện nay chìm đắm trong học thuyết về cân bằng đến mức bỏ qua các sự kiện của thị trường, họ không có khả năng và không sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, nói thế là vô lí. Chúng tôi chỉ nói rằng họ chỉ được trang bị kiến thức để xử lí những dạng thay đổi phù hợp với những hình mẫu cứng nhắc mà thôi.
Tự do chính trị cùng với tự do kinh tế làm cho những điều kì diệu của con người sinh sôi nảy nở
Temba A. Nolutshungu
Trong tiểu luận này nhà kinh tế học Nam Phi, Temba A. Nolutshungu, rút từ lịch sử gần đây của đất nước ông sự khác biệt giữa quy tắc đa số (giành được sau hàng chục năm đấu tranh chống lại sự độc chiếm quyền lực của nhóm thiểu số) với tự do và cho thấy tiềm lực giải phóng của tự do kinh tế.
Temba A. Nolutshungu là giám đốc Quĩ thị trường tự do ở Nam Phi. Ông giảng dạy chương trình kinh tế tại nhiều trường ở Nam Phi và thường xuyên viết bài cho báo chí Nam Phi. Ông từng là ủy viên Hội đồng kiến nghị Zimbabwe, tức một loạt đề xuất về chính sách giúp phục hồi Zimbabwe sau những thảm họa do Mugabe gây ra và được đệ trình lên thủ tướng Morgan Tsvangirai. Thời trẻ Nolutshungu từng là nhà hoạt động nổi tiếng trong Phong trào giác ngộ của người da đen Nam Phi.
Tháng 7 năm 1794, Maximilien Robespierre, một nhà cách mạng theo phái cộng hòa đồng thời là một nhà dân chủ cấp tiến và là người chống lưng cho Giai đoạn Khủng bố trong cách mạng Pháp – trong giai đoạn này đã có 40.000 công dân Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài vì bị coi là “kẻ thù của nhân dân” – bị những người chống đối kết án tử hình. Trước khi chết ông đã nói với quần chúng một câu thường được người ta dùng để nịnh hót ông, nhưng nay lại gào lên đòi lấy máu ông. Câu ấy như sau: “Tôi đã mang đến cho các vị tự do, bây giờ các vị lại đòi cả bánh mì nữa”. Và Giai đoạn Khủng bố kết thúc ở đấy.
Đạo lí có thể rút ra ở đây là trong khi có thể có liên hệ nào đó giữa tự do chính trị và sự thịnh vượng kinh tế, nhưng chúng không phải là một.
Thịnh vượng kinh tế là kết quả của tự do. Ở Nam Phi, với tỉ lệ thất nghiệp được chính thức ghi nhận là 25,2% (không kể những người đã chán nản, không tiếp tục tìm kiếm công việc nữa), sự tách biệt giữa tự do chính trị và thịnh vượng kinh tế phản ánh khả năng xảy ra xung đột lớn – mối nguy còn gia tăng bởi những lời hứa hẹn về đủ kiểu lợi ích mà các chính quyền nối tiếp nhau vẫn nói với cử tri của họ.
Muốn giải quyết những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, cần phải làm rõ một số quan điểm sai lầm.
Tạo công ăn việc làm không phải là công việc của chính phủ. Chỉ có lĩnh vực tư mới tạo được việc làm ổn định. Công việc do chính phủ tạo ra là dựa vào tiền của người đóng thuế và được coi là công việc được trợ cấp. Vì là những công việc không ổn định cho nên chúng không tạo được hậu quả kinh tế tích cực. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra của cải chủ lực, còn khu vực nhà nước chỉ là khu vực tiêu thụ mà thôi.
Tiền là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nên nó phải liên quan tới và phản ánh được năng suất lao động. Năm 1991, khi tôi đến thăm Nga và Czechoslovakia hậu cộng sản, ở đâu tôi cũng nghe người ta nói câu chuyện tiếu lâm là công nhân giả vờ làm việc, còn chính phủ thì giả vờ trả lương cho họ. Nhu vậy là, theo ý tôi, khi nói về việc tạo công ăn việc làm, chúng ta chỉ cần tập trung vào khu vực tư nhân mà thôi.
Nhưng chúng ta chưa nói tới câu hỏi là phải áp dụng chính sách nào với doanh nghiệp tư nhân. Chính sách nào làm tăng, còn chính nào thì làm giảm năng suất lao động? Phải làm gì đây?
Xin xem xét những những nguyên tắc làm nền tảng cho một cuộc trao đổi đơn giản nhất giữa hai bên. Những vụ giao dịch đơn giản có thể sử dụng là ví dụ và đại diện cho nền kinh tế lớn hơn. Chúng có thể nói cho những người làm chính sách biết chính sách nào phù hợp với bản chất của con người vì con người là tác nhân then chốt trong nền kinh tế. Xin quay trở lại thời kì huyền sử với một người sống trong hang hốc, giỏi săn bắn nhưng không thông thạo trong việc sản xuất cung tên. Anh chàng này gặp một người làm cung giỏi và đồng ý đổi một phần thịt vừa săn được lấy vũ khí. Sau vụ đổi chác hai người đều cảm thấy hài lòng vì nghĩ rằng đã nhận được cái có giá trị lớn hơn là cái mà họ cho đi. Chẳng chóng thì chày người làm cung sẽ nhận ra rằng nếu chuyên tâm vào việc làm cung chứ không đi săn nữa thì anh ta có thể đổi cung lấy lông thú, thịt, ngà voi và những thứ khác. Đấy là anh ta tham gia kinh doanh. Anh ta sẽ phát đạt và tất cả khách hàng của anh ta cũng sẽ phát đạt vì họ đang sử dụng những chiếc cung tên hiệu quả cao hơn là những thứ do chính họ làm ra.
Điều quan trọng cần nói là trong kịch bản này không có ai sử dụng vũ lực hay lừa dối. Cũng không có sự tham gia của bên thứ ba. Không cần phải có người đưa ra luật lệ kiểm soát giao dịch gì hết. Luật lệ mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ sẽ xuất hiện một cách tự phát. Họ tuân thủ như thể đấy là trật tự tự nhiên vậy. Đấy là điều mà sau này nhà kinh tế học đã quá cố, ông Friedrich Hayek, gọi là trật tự tự phát, và một phần của trật tự này là sở hữu tư nhân, được các bên tôn trọng.
Từ ví dụ đơn gian này người ta có thể suy ra rằng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, trong các nước mà chính phủ hạn chế can thiệp vào lĩnh vực kinh tế thì tốc độ phát triển kinh tế sẽ cao, đồng thời lợi ích về mặt kinh tế-xã hội cũng gia tăng tương ứng. Nói cách khác, nếu chính phủ thúc đẩy quyền tự do kinh tế của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và tạo điều kiện cho họ tham gia giao dịch không có lừa dối và ép buộc thì đất nước và nhân dân sẽ thịnh vượng. Đấy là con đường làm giảm thất nghiệp, cải thiện giáo dục và tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đây là những nguyên tắc căn bản, áp dụng cho tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào cái nôi văn hóa của nó. Huyền thoại về “tinh thần lao động” tồn tại dai dẳng đáng được giới phê bình quan tâm. Quan điểm này còn làm gia tăng những cách nghĩ theo kiểu rập khuôn là sắc dân này hay dân tộc này thì có tinh thần lao động, còn sắc dân kia hay dân tộc kia thì không có; và mở rộng ra: dân tộc nghèo, sắc dân nghèo là vì không có tinh thần lao động, còn dân tộc giàu, sắc dân giàu thành công hơn là vì có tinh thần lao động – đây là quan điểm rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nó gắn với sắc tộc.
Trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tây Đức có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Đông Đức là khu vực thảm họa về kinh tế. Họ là người cùng một dân tộc, cùng nền văn hóa, thậm chí cùng gia đình trước khi bị Thế chiến II chia rẽ. Có thể nói tương tự như thế về hai nước Triều Tiên: miền Nam là một người khổng lồ về kinh tế, trong khi miền Bắc là địa ngục, tiếp tục ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài. Họ cũng là người cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa. Và sự tương phản đến thế nào giữa Trung Hoa lục địa và Hồng Công – đấy là nói trước năm 1992, khi Đặng Tiểu Bình khởi động cuộc cải cách thị trường tự do, sau khi đã tuyên bố rằng làm giàu là vinh quang và mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột. Một lần nữa, đây cũng là một giống người, một nền văn hóa và cùng một sự khác biệt một trời một vực về kinh tế. Sự khác biệt là do – lúc nào cũng thế - mức độ tự do mà các tác nhân kinh tế được hưởng.
Từ năm 1992, nhờ những cuộc cải cách thị trường quyết liệt nhất trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Và trái ngược lại, điều đáng buồn là, như Bertel Schmittc đã nói: “Hoa Kì lại nhặt được cuốn sách dạy về kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đặng Tiểu Bình đã nhanh trí vất đi”.
Khuôn khổ pháp lí và định chế, đặc biệt là mức độ tự do của những qui định điều tiết nền kinh tế, là yếu tố quyết định mức độ giàu có của đất nước cũng như của người dân của nó. Nói cách khác, mức độ tự do mà chính phủ dành cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ quyết định kết quả hoạt động của họ. Năm 1986, giáo sư Walter Williams – tác giả cuốn Cuộc chiến chống chủ nghĩa tư bản của Nam Phi (South Afriica’s War Against Capitalism) – đã tổng kết tất cả những vấn đề này bằng mấy từ như sau: “… Giải pháp cho các vấn đề của Nam Phi không phải là những chương trình đặc biệt, không phải là ra các văn bản pháp quy, không phải là bố thí, và cũng không phải là trợ cấp. Đấy là tự do. Bởi vì nếu bạn nhìn ra thế giới và nếu bạn tìm kiếm nhưng người giàu, những người biết làm ăn giỏi, bạn còn thấy xã hội, ở đó cá nhân có tương đối nhiều quyền tự do”.
PHẦN IV
TOÀN CẦU HÓA
Chủ nghĩa tư bản và công lí
June Arunga
Trong tiểu luận này, June Arunga kêu gọi đưa chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vào châu Phi và phản đối những người ngăn cản, không cho châu Phi dựa vào thương mại tự do để tham gia vào nền kinh tế thế giới. Bà ủng hộ thương mại tự do, và phê phán những người ủng hộ “khu vực thương mại” được lựa chọn, tức là khu vực cung cấp những khoản ưu tiên ưu đãi (và đôi khi vi phạm quyền sở hữu của người dân địa phương) cho các nhà đầu tư nước ngoài hay giới tinh hoa địa phương và phủ nhận quyền tự do thương mại hoặc quyền đầu tư trên cơ sở bình đẳng của những người khác. Bà kêu gọi tôn trọng quyền sở hữu của người dân châu Phi và chủ nghĩa tư bản tự do, không để cho những ưu tiên ưu đãi và các cơ sở độc quyền làm méo mó đi.
Kinh nghiệm của tôi là phần lớn – có thể đến 90% - bất đồng là do thiếu thông tin tại một trong hai phía. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi người ta chuyển từ không gian văn hóa này sang một không gian văn hóa khác. Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của ngành thương mại ở châu Phi, giữa người châu Phi với nhau, sau một giai đoạn cách li kéo dài – đấy là do chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau mà ra. Tôi nghĩ chúng ta phải hân hoan trước sự phát triển như thế của ngành thương mại. Một số người lo sợ trước sự phát triển của thương mại, tôi nghĩ họ cần có nhiều thông tin hơn.
Đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa và tôi nghĩ là chúng ta phải chào mừng nó. Nó giúp cho việc chuyển giao các kĩ năng, giúp người ta tiếp cận với công nghệ trên toàn thế giới và nhiều điều khác nữa. Nhưng nhiều người vẫn đứng bên ngoài quá trình này. Câu hỏi là: Tại sao? Năm 2002 tôi đã gặp ông Johan Norberg, một nhà kinh tế học Thụy Điển, tác giả cuốn sách có tính khai minh với tựa đề là Bảo vệ chủ nghĩa tư bản toàn cầu (In Defense of Global Capitalism), và tôi đã kinh ngạc trước cách xử lí thông tin của ông. Ông không làm một việc đơn giản là gạt bỏ những người chống lại thương mại tự do. Không những thế, ông còn lắng nghe họ, xem xét quan điểm của họ và kiểm tra lại thông tin của họ. Khởi kì thủy, sự quan tâm đối với những tin tức có đầy đủ căn cứ đã làm ông hết lòng ủng hộ chủ nghĩa tư bản.
Tôi còn ngạc nhiên hơn trước cách suy nghĩ về tương lai của những người nghèo, tức là những người bị tác động nhiều nhất. Norberg đã đi khắp thế giới để hỏi người dân. Ông không nói với họ những việc họ nên nghĩ. Ông hỏi họ đang nghĩ gì. Bằng cách hỏi những người nghèo, những người được tạo cơ hội tham gia vào thương mại – như thương nhân hay người buôn bán nhỏ hoặc những người lao động trong các doanh nghiệp có tham gia vào lĩnh vực ngoại thương – ông phát hiện ra những sự kiện mà các quan chức giáo điều đã bỏ qua. Công việc trong nhà máy mới làm cho cuộc sống của bạn tốt lên hay xấu đi? Cái điện thoại cầm tay đầu tiên làm cuộc sống của bạn tốt lên hay xấu đi? Thu nhập của bạn tăng hay giảm? Bạn đi lại bằng phương tiện gì: đi bộ, đi xe đạp, đi mô tô hay ô tô? Bạn thích đi mô tô hay đi bộ? Norberg nhấn mạnh rằng cần phải xem xét những sự kiện xảy ra trong dân chúng. Ông hỏi những người dân tham gia vào nền thương mại toàn cầu xem họ nghĩ gì và liệu thương mại tự do có cải thiện được đời sống của họ hay không. Ông muốn nghe đánh giá của từng cá nhân.
Chúng ta phải hỏi chính phủ đang làm gì với chúng ta chứ không phải hỏi họ đang làm gì cho chúng ta. Chính phủ của chúng ta đang làm hại chúng ta: họ ăn cắp của chúng ta, họ ngăn chặn, không cho chúng ta buôn bán, và làm cho người nghèo càng nghèo thêm. Những nhà đầu tư ở địa phương không được phép cạnh tranh vì những nước nghèo không có chế độ pháp quyền. Có thể đấy là lí do làm cho họ trở thành những nước có thu nhập thấp – vì nhân dân không được chính phủ tôn trọng.
Chính phủ nhiều nước nghèo tìm cách lôi kéo “các nhà đầu tư ngoại quốc”, nhưng lại không cho dân chúng nước mình tham gia thương trường. Mở cửa thị trường và cạnh tranh cho dân chúng trong nước không nằm trong chương trình nghị sự của họ. Dân chúng địa phương có kiến thức và hiểu rõ khu vực của mình. Nhưng chính phủ các nước Phi châu của chúng ta lại ngăn chặn, không cho nhân dân nước mình tham gia thương trường nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoặc những nhóm quyền lợi đặc biệt trong nước.
Ví dụ, những hạn chế nghiêm ngặt đã gây ra trở ngại rất lớn đối sự cạnh tranh của các công ty nội địa trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng và cung cấp nước uống, phớt lờ khả năng của nhân dân chúng ta, không để họ sử dụng những kiến thức tại chỗ về công nghệ, về sở thích của dân chúng và cơ sở hạ tầng tại chỗ. “Toàn cầu hóa” mà chỉ ưu tiên ưu đãi “các nhà đầu tư ngoại quốc”, trong khi các nhà đầu tư địa phương bị gạt ra và không được phép cạnh tranh là sai. Nếu “các đặc khu kinh tế” mà chính phủ dựng lên là để thu hút “các nhà đầu tư ngoại quốc” thì tại sao đa số người dân lại chẳng được lợi lộc gì? Tại sao chúng lại được coi là những khu vực ưu tiên ưu đãi đặc biệt chứ không phải là thành phần của sự tự do thương mại cho tất cả mọi người? Tự do thương mại phải là tự do cạnh tranh trong việc phục vụ người dân, chứ không phải là ưu tiên ưu đãi cho giới tinh hoa trong khu vực, những người không thích cạnh tranh hay ưu tiên ưu đãi cho những nhà đầu tư ngoại quốc, những người có thể gặp riêng các vị bộ trưởng.
Khi các công ty ngoại quốc được chính phủ ưu tiên ưu đãi thì đấy không phải là “thương mại tự do”, khi các công ty trong nước bị chính phủ ngăn chặn, không cho tham gia thương trường thì đấy cũng không phải là “thương mại tự do”. Thương mại tự do đòi hỏi chế độ pháp quyền cho tất cả và tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào những hành động tự nhiên nhất: trao đổi tự nguyện.
Sự thịnh vượng của người châu Phi không phải xuất phát từ những khoản trợ giúp của ngoại quốc hay những đồng tiền do gian lận mà ra. Ở châu Phi, chuyện đó đã xảy ra quá nhiều rồi, nhưng nó không có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của người nghèo. Kiểu “giúp đỡ” như thế chỉ làm gia tăng nạn tham nhũng và làm suy yếu chế độ pháp quyền mà thôi. Nó buộc chúng ta phải mua dịch vụ từ những người dân của đất nước viện trợ. Nó làm biến dạng các quan hệ thương mại. Nhưng tai họa nhất là: “viện trợ” làm cho chính phủ và nhân dân không còn liên hệ với nhau nữa vì người thanh toán các khoản chi tiêu của chính phủ nằm ở Paris, Washington hoặc Brussels, chứ không nằm ở châu Phi .
Quan hệ thương mại cũng có thể bị giới tinh hoa trong khu vực, những kẻ được giới chức chính trị ưu ái, làm cho méo mó hoặc mất tự do, chắc chắn là độc giả biết rõ lí do rồi. Quan hệ thương mại cũng có thể bị bóp méo bằng cách bảo đảm sự độc quyền, không cho cả những người cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào những lĩch vực nào đó. Hơn nữa, quan hệ thương mại có thể bị làm méo mó và mất tự do khi giới tinh hoa nước ngoài câu kết với chính phủ nước họ để được chính phủ nước nhận viện trợ giành cho những hợp đồng độc quyền thông qua những khoản viện trợ ràng buộc: cả công ty cạnh tranh trong nước lẫn nước ngoài đều không được tham gia vì thỏa thuận đã kí rồi. Tất cả những qui định này đều trói buộc thị trường và quyền tự do của chúng ta. Chúng ta buộc phải mua những hàng hóa hay dịch vụ với chất lượng và giá cả không chắc đã phải là tốt nhất vì chúng ta không có quyền tự do lựa chọn. Mất quyền tự do làm cho chúng ta cứ mãi ở vị trí kém cỏi và nghèo đói.
Chúng ta không bị cướp bóc vì giá thấp và chất lượng hàng hóa tốt. Chúng ta bị cướp mất cơ hội cải tiến, bị cướp mất cơ hội sử dụng đầu óc của chính mình, bị cướp mất cơ hội cải thiện hoàn cảnh của mình bằng chính năng lực và trí tuệ của mình. Về lâu dài, tội đó còn to hơn. Chủ nghĩa bảo hộ và đặc quyền đặc lợi không chỉ duy trì sự khánh kiệt nền kinh tế mà còn làm cho trí tuệ, lòng dũng cảm, tính cách, ý chí, lòng quyết tâm và lòng tự tin, không thể phát triển được.
Thông tin chính là cái chúng ta cần. Chúng ta phải nói chuyện với quần chúng nhân dân. Chúng ta cần phải kiểm tra lại các sự kiện. Trong đa số các trường hợp, đấy không phải là thông tin mật, nhưng ít người chịu quan tâm. Bằng chứng không thể chối cãi được là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, tự do thương mại và bình đẳng trước pháp luật, tạo ra thành công kinh tế cho quần chúng nhân dân.
Điều chúng ta cần là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nó sẽ tạo ra không gian cho chúng ta thể hiện năng lực của mình. Nhà kinh tế học Peru, ông Hernando de Soto, đã chỉ rõ trong tác phẩm Điều kì diệu của tư bản (The Mystery of Capital) cách thức người nghèo biến “vốn chết” thành vốn “năng động” nhằm cải thiện cuộc sống của chính họ. Thiếu vốn không phải là sự kiện không thể tránh được. Ở châu Phi chúng ta có nhiều vốn, nhưng đa phần không được sử dụng nhằm cải thiện cuộc sống của chúng ta. Đấy là “vốn chết”. Chúng ta phải hoàn thiện quyền sở hữu của chúng ta để biến những đồng vốn nhàn rỗi thành “vốn năng động”, thành những đồng vốn tạo ra cuộc sống. Chúng ta cần phải có quyền sở hữu, nghĩa là chúng ta đòi tôn trọng quyền của chúng ta. Chúng ta đòi bình đẳng trước pháp luật. Chúng ta đòi chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
June Arunga là nữ doanh nhân và nhà sản xuất phim ở Kenya. Bà là người sáng lập và tổng giám đốc điều hành của hãng Open Quest Media LLC và đã thực hiện mấy dự án trong lĩnh vực viễn thông ở châu Phi. Bà đã sản xuất hai bộ phim tài liệu về châu Phi cho hãng BBC là Con đường của quỉ sứ (The Devil’s Footpath), nói về chuyến đi sáu tuần, dài 5.000 dặm, từ Cairo đến Cape Town, của bà; và Lên án ai? (Who’s to Blame?), nói về cuộc tranh luận/thảo luận giữa Arunga và cựu tổng thống Jerry Rawlings của Ghana. Bà thường viết cho trang mạng AfricanLiberty.org và là đồng tác giả cuốn Cuộc cách mạng của điện thoại di động ở Kenya (The Cell Phone Revolution in Kenya). Arunga tốt nghiệp khoa luật tại trường tổng hợp Buckingham (University of Buckingham), Anh quốc.
CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA CON NGƯỜI THÔNG QUA TOÀN CẦU HÓA
Vernon Smith
Trong tiểu luận này, nhà kinh tế học, giải Nobel kinh tế Nernon Smith, truy nguyên sự gia tăng của cải của nhân loại thông qua việc mở rộng thị trường và giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản toàn cầu lại cải thiện được đời sống của con người.
Tiểu luận này là một phần bài nói tại Những cuộc gặp mặt buổi tối tại Quĩ giáo dục kinh tế học trong tháng 9 năm 2005.
Thông điệp của tôi hôm nay là một thông điệp đầy lạc quan. Đấy là thông điệp về sự trao đổi và thị trường, tức là những hiện tượng giúp chúng ta tham gia vào những nhiệm vụ và kiến thức chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa chính là bí mật của của toàn bộ quá trình hình thành tất cả các loại của cải và là cội nguồn duy nhất của sự cải thiện một cách ổn định đời sống của nhân loại. Đấy là bản chất của quá trình toàn cầu hóa.
Khó khăn là ở chỗ tất cả chúng ta đồng thời hoạt động trên hai thế giới trao đổi chồng lấn lên nhau. Thứ nhât, chúng ta sống trong thế giới của những trao đổi mang tính cá nhân và xã hội trên cơ sở những tiêu chuẩn có đi có lại và được mọi người chia sẻ trong những nhóm, gia đình và cộng đồng nhỏ hẹp. Câu nói “Tôi mang ơn anh/chị” là câu nói phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, thể hiện lòng biết ơn vì đã được người khác dành cho những điều kiện thuận lợi. Từ thời nguyên thủy, trao đổi giữa các cá nhân với nhau đã tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa công việc (săn bắn, hái lượm và làm công cụ) và làm cơ sở cho việc gia tăng năn suất lao động và của cải. Quá trình phân công lao động như thế đã tạo điều kiện cho con người di cư đến tất cả các khu vực trên thế giới. Như vậy là, quá trình chuyên môn hóa đã diễn ra rất lâu trước khi thị trường chính thức xuất hiện.
Thứ hai, chúng ta sống trong thế giới của thị trường trao đổi phi cá tính, nơi thông tin và hợp tác phát triển từ từ thông qua việc mua bán giữa những người không quen biết và ở cách xa nhau. Trong những trao đổi mang tính cá nhân, chúng ta thường có xu hướng làm lợi cho người khác. Nhưng trên thương trường ta thường không nghĩ như thế vì mỗi người đều tập trung chú ý vào lợi ích của chính mình. Nhưng các cuộc thí nghiệm có kiểm soát, được tiến hành trong phòng thí nghiệm của chúng tôi lại chứng tỏ rằng những cá nhân không muốn hợp tác trong những trao đổi cá nhân lại tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường lớn hơn. Tuy không có chủ ý, nhưng trong giao dịch trên thương trường họ cũng tìm cách tối đa hóa lợi ích chung của cả nhóm. Vì sao? Vì quyền sở hữu mà ra. Trong trao đổi cá nhân, luật lệ phát sinh từ sự sự đồng thuận của các bên tham gia. Còn trong trao đổi trên thị trường phi cá tính, luật lệ - thí dụ như quyền sở hữu, cấm lấy mà không bồi hòan - được ghi trong khuôn khổ mang tính định chế. Do đó, hai thế giới của quá trình trao đổi họat động tương tự như nhau: bạn phải cho rồi mới được nhận.
Nền tảng của sự thịnh vượng
Thị trường hàng hóa và dịch vụ - nền tảng của sự hình thành của cải – quyết định mức độ chuyên môn hóa. Trong những thị trường đã được tổ chức, người sản xuất biết tương đối chính xác chi phí sản xuất, còn người tiêu dùng thì dự đóan được số lượng hàng hóa có giá trị sẽ được cung cấp. Những họat động liên tục diễn ra trên thương trường đó là những họat động có hiệu quả không thể tưởng tượng nổi, thậm chí ngay cả trong những quan hệ thị trường vô cùng phức tạp với rất nhiều lọai hàng hóa được mua bán.
Thông qua các thí nghiệm về thị trường, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, nói chung, người ta không công nhận là có một mô hình nào đó có thể tiên đóan được giá mua bán cuối cùng và số lượng hàng hóa mà họ sẽ mua và bán. Trên thực tế, hiệu quả của thị trường không đòi phải có đông người tham gia, không đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin, phải có hiểu biết về kinh tế học hay lí thuyết đặc biệt nào. Nói cho cùng, người ta đã buôn bán từ rất lâu, trước khi xuất hiện các nhà kinh tế học, tức là trước khi có những người nghiên cứu các tiến trình của thị trường. Chúng ta chỉ cần biết là khi nào thì ta có nhiều tiền, khi nào có ít tiền và liệu chúng ta có cơ hội thay đổi hành động của mình hay không.
Thị trường hàng hóa và dịch vụ rất đa dạng về chất lượng – đa dạng về khẩu vị, về tài khéo léo, về kiến thức và nguồn lực tự nhiên, đa dạng về đất đai và khí hậu. Nhưng đa dạng mà không được tự do trao đổi thì cũng vẫn nghèo đói. Không có ai – thậm chí được phú cho một cách dư giả một tài khéo hoặc một nguồn lực – có thể phát đạt mà không cần buôn bán. Thị trường tự do làm cho chúng ta phụ thuộc vào những người chúng ta không biết, không đánh giá cao, thậm chí không hiểu nữa. Không có thị trường chúng ta chỉ là những kẻ nghèo đói, đáng thương, thô lỗ và ngu ngốc mà thôi.
Thị trường đòi hỏi phải cùng nhau tôn trọng luật lệ của sự tương tác xã hội và trao đổi kinh tế. Không có ai nói hay hơn là David Hume cách đây hơn 250 năm – chỉ có ba điều luật của tự nhiên: quyền sở hữu, chuyển nhượng theo thỏa thuận và thực hiện lời hứa. Đấy là những nền tảng căn bản của trật tự làm cho thị trường và sự thịnh vượng trở thành khả thi.
Những điều luật của tự nhiên do Hume đưa ra là xuất phát từ những điều răn có từ thời thượng cổ: không ăn cắp, không thèm muốn tài sản của hàng xóm và không làm chứng dối. Ăn cắp làm mất tài sản và làm cho người ta không còn muốn tái sản xuất nữa. Ham muốn tài sản của người khác có thể dẫn đến tình trạng tái phân phối của cải bằng vũ lực, và như vậy sẽ không khuyến khích người ra sản xuất nữa. Làm chứng dối làm suy yếu cộng đồng, phá họai lòng tin vào ban lãnh đạo, phá họai lòng tin của nhà đầu tư, đe dọa lợi nhuận trong dài hạn và làm cho người ta khó trao đổi với nhau, mà đấy lại là những cái nuôi dưỡng tình người hơn cả.
Chỉ có thị trường mới cung cấp được hàng hóa
Sự phát triển kinh tế có liên hệ trực tiếp với với hệ thống kinh tế và chính trị tự do, các hệ thống này lại được nâng đỡ bởi chế độ pháp quyền và quyền sở hữu tư nhân. Các chế độ kế hoạch hóa tập trung mạnh, dù bất cứ ở đâu, cũng đều không có khả năng cung cấp hàng hóa. Nhưng, như chúng ta thấy, có rất nhiều thí dụ về việc các chính phủ, cả lớn lẫn nhỏ (từ Trung Quôc đến New Zealand và Ireland), đã tháo gỡ, ít nhất là một số trở ngại đối với tự do kinh tế. Những nước này đã chứng kiến một sự phát triển kinh tế ngoạn mục sau khi đơn giản là để cho người dân tự tìm cách cải thiện cuộc sống của chính mình.
Trung Quốc đã tiến khá xa theo hướng tự do kinh tế. Cách đây vài năm Trung Quốc đã sửa đổi hiến pháp, cho phép người dân sở hữu, mua và bán tài sản tư nhân. Tại sao? Một trong những vấn đề mà chính phủ Trung Quốc phải giải quyết là người dân mua và bán tài sản ngay cả khi những giao dịch đó không được chính phủ công nhận. Điều đó đã khuyến khích các quan chức địa phương lấy tiền của những người buôn bán phạm pháp. Công nhận quyền sở hữu tài sản là chính phủ trung ương tìm cách cắt đứt nguồn gốc tham nhũng của bộ máy hành chính địa phương mà trung ương không thể theo dõi và kiểm soát được. Theo tôi, sự thay đổi về hiến pháp như thế là biện pháp thực tiễn nhằm ngăn chặn hiện tượng tham nhũng tràn lan và sự can thiệp chính trị vào quá trình phát triển kinh tế.
Mặc dù thay đổi này không phải là kết quả của chính sách nhắm tới tự do, nhưng nó có thể mở đường cho quá trình hướng tới một xã hội tự do hơn. Lợi ích trực tiếp: 276 trong số 500 công ty được tạp chí Fortune xếp hạng đang đầu tư vào khu vực dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) ở gần Bắc Kinh, trên cơ sở những điều khoản thuê đất có nhiều ưu đãi và kéo dài những 50 năm của chính phủ Trung Quốc.
Ireland cho ta thấy một nguyên tắc là không cần là nước lớn vẫn có thể trở thành giàu có, đấy là nhờ tự do hóa chính sách kinh tế của chính phủ. Trong quá khứ, Ireland từng là nước xuất khẩu người. Điều đó chỉ làm lợi cho Mĩ và Anh, những nước tiếp nhận nhiều người nhập cư có đầu óc sáng láng, trốn chạy khỏi những điều kiện làm cùn mòn cuộc sống ở quê hương của họ. Chỉ mới cách đây hai thập kỉ Ireland còn nằm trong cảnh nghèo đói của thế giới thứ ba, nhưng nay đã vượt qua nước mẹ trước đây về thu nhập tính theo đầu người và trở thành tay chơi có hạng ở châu Âu. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ireland đã nhảy từ 3,8% trong những năm 1980 lên 7,8% trong những năm 1990. Gần đây Ireland đã đứng thứ 8 về tổng thu nhập tính theo đầu người, trong khi Anh đứng thứ 15. Bằng cách khuyến khích đầu tư trực tiếp (kể cả đầu tư mạo hiểm - venture capital) và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng và công nghệ thông tin, Ireland đã đảo ngược được hiện tượng chảy máu chất xám – thanh niên bắt đầu quay trở về quê hương.
Thanh niên trở về là vì tự do kinh tế ở quê nhà đã tạo ra nhiều cơ hội mới. Họ là hình mẫu của những doanh nhân “dám nghĩ, dám làm”, những người không chỉ làm ra của cải và cải thiện cuộc sống cho đất nước mình mà còn cho cả Mĩ cũng như các nước khác trên thế giới nữa. Câu chuyện của những người đó cho thấy người ta có thể sửa chữa chính sách sai lầm của chính phủ nhằm tạo ra những cơ hội kinh tế, và những cơ hội này có thể làm đảo ngược một cách ngoạn mục quá trình chảy máu chất xám.
Không có gì phải sợ
Quan trọng nhất của quá trình thay đổi, phát triển và cải thiện kinh tế là tạo điều kiện cho công việc của ngày hôm qua đi theo công nghệ của ngày hôm qua. Cản trở các công ty trong nước tìm kiếm nguồn gia công ở bên ngoài đâu có ngăn chặn được những công ty cạnh tranh nước ngoài làm việc đó. Thông qua gia công, các công ty cạnh tranh nước ngoài có thể hạ giá thành sản phẩm, sử dụng những khoản tiết kiệm được để hạ giá bán và nâng cấp công nghệ và thu được ưu thế to lớn trên thương trường.
Một trong những trường hợp gia công được nhiều người biết nhất là việc đưa, sau Thế chiến II, ngành dệt may của bang New England về miền Nam nhằm lợi dụng giá lao động rẻ ở các bang miền Nam. (Và như được dự liệu từ trước, lương ở các bang miền Nam gia tăng và cuối cùng ngành này phải chuyển sang nguồn gia công giá thấp ở châu Á).
Nhưng New England vẫn có nhiều việc làm. Công việc dệt may được thay thế bằng những ngành công nghệ kĩ thuật cao: thông tin điện tử và công nghệ sinh học. Kết quả là New England thu được lãi ròng cực lớn, mặc dù bang này đã mất ngành công nghiệp mà trước đây là quan trọng. Năm 1965 Warren Buffett giành được quyền kiểm soát công ty Berkshire-Hathaway, một trong những công ty dệt may đang suy tàn ở bang Massachusetts. Ông đã sử dụng khoản tiền mặt to lớn nhưng đang giảm dần của công ty để đầu tư vào những dự án chưa được mọi người đánh giá cao. Những dự án này đã tạo được thành công vang dội, và 40 năm sau công của Buffett đã có vốn trên thương trường là 113 tỉ dollar. Sự chuyển hóa như thế cũng đang diễn ra với K-Mart và Sears Roebuck. Chẳng có gì là vĩnh viễn: khi các doanh nghiệp cũ suy tàn thì nguồn lực của nó được chuyển cho những doanh nghiệp mới.
Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (The National Bureau of Economic Research) vừa đưa ra báo cáo về đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia Mĩ. Báo cáo cho thấy rằng cứ một dollar đầu tư ở nước ngoài thì có ba dollar rưỡi được đầu tư ở trong nước. Điều đó chứng minh rằng đầu tư ở nước ngoài và đầu tư trong nước tỉ lệ thuận với nhau: cái này tăng thì cái kia cũng tăng. Theo đánh giá của McKinsey và Công ty (McKinsey and Company) thì mỗi một dollar mà các công ty Mĩ thuê gia công ở Ấn Độ sẽ mang về cho Mĩ 1,14 dollar. Nhà đầu tư và người tiêu dùng được hưởng một nửa món lợi đó, phần lớn số còn lại được dùng cho việc tạo công ăn việc làm mới. Ngược lại, ở Đức mỗi Euro đầu tư ra nước ngoài chỉ mang về 80% lợi ích cho nền kinh tế trong nước, đấy chủ yếu là do những công nhân Đức mất việc rất khó tìm việc làm vì chính phủ ban hành quá nhiều luật lệ về vấn đề này.
Tôi tin tưởng rằng khi Mĩ vẫn là nước giữ vị trí số một trên thế giới về khả năng cải tiến thì chẳng có gì phải sợ việc tìm nguồn gia công ra nước ngoài, mà chỉ sợ là các chính khách sẽ tìm cách ngăn chặn quá trình này mà thôi. Theo Viện kinh tế thế giới (Institute for International Economics), trong giai đoạn 1999-2003 đã có thêm hơn một trăm mười lăm ngàn việc làm trong lĩnh vực phần mềm máy tính với mức lương cao, trong khi đó chỉ có bảy mươi ngàn việc làm bị mất do tìm được nguồn gia công ở nước ngoài mà thôi. Trong lĩnh vực dịch vụ tình hình cũng tương tự như thế, ở đây đã có thêm mười hai triệu chỗ làm mới trong khi chỉ có mười triệu chỗ làm cũ là bị xóa bỏ. Phát triển kinh tế chính là công nghệ thay đổi nhanh chóng và công việc cũ được thay bằng những công việc mới, tất cả chỉ có thế mà thôi.
Bằng cách tìm nguồn gia công ở nước ngoài, các doanh nghiệp Mĩ tiết kiệm được tiền để đầu tư cho những ngành công nghệ mới và chỗ làm việc mới nhằm giữ được vị thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Đáng tiếc là chúng ta không thể hưởng lợi mà không phải chịu đau do quá trình chuyển đổi gây ra. Thay đổi bao giờ cũng gây đau đớn. Những người mất việc và phải tìm việc mới bị đau. Những người mạo hiểm đầu tư vào những ngành công nghệ mới và thua lỗ bị đau. Nhưng lợi nhuận mà những người chiến thắng thu được lại tạo ra những khối tài sản to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Những khoản lợi nhuận này, đến lượt chúng, lại thông qua những quá trình tìm kiếm và kinh nghiệm cạnh tranh học được mà trở thành vững chắc thêm.
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới. Nó là từ hiện đại nhằm mô tả quá trình di chuyển của con người trong thời cổ đại, một từ thể hiện sự tìm kiếm việc cải thiện điều kiện sống của con người thông qua trao đổi và mở rộng sự chuyên môn hóa ra toàn thế giới. Đấy là một từ mang tinh thần hòa bình. Ông Frederic Bastiat, một nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp, đã nói một câu đầy trí tuệ rằng nếu hàng hóa không đi qua biên giới thì binh lính sẽ đi qua.
No comments:
Post a Comment