December 5, 2015

Myanmar đang đứng trước thế khó trước Trung Quốc và yêu cầu cử tri nước này


Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi phải vạch ra một con đường đi khác cho đất nước từ những nhà cầm quyền quân sự trước đó - Liên minh Đoàn kết và Phát triển Đảng - và sau nhiều thập kỷ của chế độ độc tài tham nhũng.


Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của Myanmar, đã giành một chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử. Ảnh: AFP


Kinh doanh tại Myanmar chưa bao giờ được một thực tế đơn giản cho Zhang Qiang, một nhà đầu tư mỏ ngọc bích từ thị trấn Ruili của tỉnh Vân Nam , giáp biên với Myanmar.

"Lệ phí bôi trơn thường là một điều kiện tiên quyết," Zhang nói, đề cập số tiền nằm ở khoảng một vài ngàn nhân dân tệ đến hàng chục ngàn nhân dân tệ - để trả tiền các quan chức Myanmar và người trung gian nhằm có được giao dịch kinh doanh ở đó.

Giống như nhiều mỏ ngọc bích khác có đầu tư Trung Quốc, Zhang cho biết hoạt động của mình ở bang Kachin phía bắc của Myanmar nảy sinh các vấn đề như là kết quả của sự giám sát lỏng lẻo từ chính phủ nước này.

"Các mỏ ngọc bích Trung Quốc đang hủy hoại môi trường, và tôi không có sự lựa chọn bởi vì tất cả mọi người đang làm điều đó."

Đầu tư của Trung Quốc sẽ được chào đón ... nhưng nó sẽ được tổ chức theo các tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với trước đó, Sean Turnell một nhà kinh tế cho biết.

Điều này có thể sớm thay đổi. Một chính phủ mới được bầu - gần như chắc chắn sẽ được dẫn đầu bởi Liên đoàn Quốc gia bà Aung San Suu Kyi vì Dân chủ (NLD) sẽ tìm cách vạch ra một con đường phát triển khác so với thời kỳ cầm quyền của giới quân sự - Liên minh Đoàn kết và Phát triển Đảng (USDP), khi nhậm chức vào năm tới.

Nó là vấn đề cấp thiết để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước trước những khó khăn mang thế tiến thoái lưỡng nan, trong đó buộc chính phủ mới của Myanmar lựa chọn cẩn thận giữa lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, và mong muốn áp đảo của cử tri đối với một chính phủ sạch và minh bạch hơn, các nhà phân tích nói.

Aung San Suu Kyi đã có sự hỗ trợ từ người dân. Vì vậy bà ấy cần linh hoạt để xử lý các mối quan hệ của Myanmar với Trung Quốc từ quan điểm của nước mình.

"Dưới chế độ cũ, vấn đề cần làm với môi trường và lao động dường như không quan trọng, nhưng vấn đề này sẽ được chú trọng hơn một chút dưới chính quyền mới," Sean Turnell, một nhà kinh tế tại Đại học Macquarie ở Australia và là một cố vấn của bà Suu Kyi cho biết.

"Đầu tư của Trung Quốc sẽ được chào đón; Tôi không nghĩ rằng NLD sẽ là có thái độ đối nghịch, nhưng rõ ràng, các tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với trước đây sẽ được vạch ra. "

Thậm chí là khởi động lại mối quan hệ giữa hai nước, khi Myanmar xem xét xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường rộng lớn của Trung Quốc, Turnell nói.

Đầu tư của Trung Quốc đã va chạm đến quan điểm của nhiều người ở Myanmar, nhiều hơn so với các nơi khác trong khu vực.

Bởi Bắc Kinh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Myanmar, mà củng cố nỗi thất vọng về một quan niệm lâu nay của một nước chư hầu đối với người hàng xóm khổng lồ của nó – với sự đầy rẫy của nạn tham nhũng, suy thoái môi trường và bỏ qua tiếng nói của những người dân địa phương.

Năm 2011, sự bất mãn của người dân đã buộc chính phủ bán quân sự dưới thời Tổng thống mãn nhiệm Thein Sein đình chỉ việc xây dựng Đập Myitsone, một dự án gây tranh cãi bởi sự tài trợ và thực hiện chủ yếu từ một công ty nhà nước Trung Quốc.

Những động thái này được xem như là một cái tát vào mặt của Trung Quốc khi đó, bởi nước này xem xét Myanmar là một đối tác địa chiến lược quan trọng – cung cấp điểm đến Ấn Độ Dương và là vùng trung gian dẫn dầu và khí đốt từ Trung Đông.

Nhiều người cũng xem đó là dấu hiệu cho thấy, Myanmar đang kéo mình ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, và mở cửa cho chính phủ và đầu tư từ phương Tây sau nhiều thập kỷ bị cô lập bởi chế độ độc tài quân sự.

"Đầu tư Trung Quốc ở Myanmar vẫn chưa hồi phục hoàn toàn kể từ sự kiện đó," Michael Davis, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Global Witness ở châu Á – một tổ chức chuyên điều tra tham nhũng và sai phạm về môi trường cho biết.

Bắc Kinh càng thất vọng hơn nữa, khi hoạt động của dự án mỏ đồng Letpadaung - liên doanh giữa một công ty nhà nước Trung Quốc và chính phủ Myanmar chững lại vào năm 2012 - trong bối cảnh cuộc biểu tình xảy ra và cảnh sát gây chết người khi đàn áp.

Trong năm 2014, Myanmar đã quyết định từ bỏ một dự án lớn - đường sắt nối Vân Nam với bang Rakhine của Myanmar lên đến 20 tỷ USD.

Mặc dù có những thất bại, Trung Quốc vẫn là một nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2015/12/vntb-myanmar-ang-ung-truoc-kho-truoc.html
Và khi sự thu hút đầu tư quốc tế còn diễn ra khá chậm chạp trong bốn năm qua, chính phủ mới sẽ gánh chịu áp lực lớn hơn để đạt được những gì tiền nhiệm đã thất bại.

"Dự báo về việc Myanmar sẽ là một biên giới tuyệt vời cho đầu tư phương Tây cho đến nay vẫn còn là dấu hỏi," Davis nói.

"Vì vậy, một chính phủ mới sẽ muốn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra sự phát triển kinh tế, và Trung Quốc sẽ là một phần quan trọng trong đó."

Bà Suu Kyi và chính phủ mới sẽ thuận lợi hơn người tiền nhiệm của họ khi đưa ra quyết định phục vụ cho lợi ích tốt nhất cho đất nước, Sun Yun, một chuyên viên cao cấp của chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, Hoa Kỳ cho hay.

"Thein Sien và chính phủ của ông đã phải làm một cử chỉ cho Trung Quốc vì ông bị áp lực để có được sự chấp thuận của người dân", Sun nói. "Nhưng đây không phải là một vấn đề đối Suu Kyi; bà ấy đã có sự ủng hộ của mọi người. Vì vậy bà Suu Kyi cần có sự linh hoạt để xử lý các mối quan hệ của Myanmar với Trung Quốc từ quan điểm tốt nhất cho đất nước mình. "

Trong năm 2013, Suu Kyi đã chủ trì một ủy ban quốc hội điều tra các dự án mỏ đồng Letpadaung – một dự án bất chấp những lo ngại về thiệt hại xã hội và môi trường của nó.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ vẫn được gặp rắc rối bởi những khả năng của một lãnh đạo mới không thể đoán trước tại thủ đô Myanmar, Naypyidaw, Sun nói.

"Bắc Kinh đã tự tin rằng, mình là người hàng xóm lớn nhất của Myanmar và một đối tác kinh tế quan trọng ... do đó, nước này vẫn sẽ có khả năng thương lượng chính trị mạnh mẽ. Nhưng mặt khác, Bắc Kinh sẽ vẫn phải lo lắng, ít nhất khi Myanmar tiếp tục áp dụng chính sách bất lợi cho Bắc Kinh, chẳng hạn như gần gũi hơn với Hoa Kỳ, "Sun nói.

"Nỗi sợ hãi lớn hơn sự tự tin."

Trong khi Bắc Kinh có thể sẽ phải chờ đợi chính phủ mới của Myanmar đi bước đầu tiên, thì nước này tiếp tục tìm cách điều chỉnh mối quan hệ với bà Suu Kyi và đảng NLD, khi mà các dự án như mỏ đồng Letpadaung và đập Myitsone sẽ được theo dõi chặt chẽ trong thời gian tới, các nhà phân tích nói.

Nhà đầu tư Trung Quốc vẫn thuyết phục rằng họ vẫn sẽ được chào đón tại Myanmar.

"Không chính phủ nào ở Myanmar, cho dù quân sự hay dân sự, muốn đối kháng Trung Quốc", Davis nói. "Về mặt chiến lược điều đó sẽ không mang lại bất kỳ ý nghĩa nào".

"Đồng thời, chiến thắng cuộc bầu cử đầy kịch tính của NLD là một điều tuyệt vời đối với người dân Myanmar, khi nó khuyến khích sự thay đổi và tiếng nói của họ bắt đầu được lắng nghe."

Dù sự chống đối vẫn còn, nhiều người vẫn hy vọng rằng dự án đập Myitsone - nằm ở một nơi hợp lưu và trên sông Irrawady - có thể được nối lại.

Và công ty Điện lực Trung Quốc đứng sau dự án vẫn không từ bỏ cố gắng để đảo ngược quyết định của chính phủ Myanmar.

Năm ngoái, bà Suu Kyi phê phán Thein Sein khi ông rời nhiệm sở và đùn đẩy trách nhiệm cho chính phủ mới bằng cách đình chỉ dự án cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của mình.

Jiang Lizhe, của bộ phận quan hệ công chúng của công ty con CPI - phụ trách các dự án đập, cho biết trong một văn bản trả lời tờ South China Morning Post rằng, công ty đã mở rộng sự tham gia của mình với người dân kể từ khi dự án bị treo và đã nhận được nhiều hơn "sự chấp nhận , hiểu biết và hỗ trợ".

"Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng tốt nhất để tiếp tục xây dựng đập Myitsone và lắng nghe tiếng nói người dân", Jiang nói.

Quyết định Thein Sien dừng dự án đã làm nản lòng tin của nhiều người Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế khác, Jiang cho biết.

"Chúng tôi có những kỳ vọng cao hơn đối với chính phủ mới và công ty sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng như hỗ trợ xã hội phù hợp với luật pháp và các thỏa thuận giữa hai nước."

Tuy nhiên, công ty của Trung Quốc đã nhận thức được những rủi ro cao khiến nó sẽ không thể hoàn thành dự án.

Giống như nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Myanmar và các nơi khác trên thế giới, đập Myitsone là một thỏa thuận từ trên xuống - đảm bảo bằng các thỏa thuận giữa hai Chính phủ.

Rút ra bài học từ sự kiện này, Davis cho biết một số công ty Trung Quốc đang kinh doanh ở nước ngoài đã cố gắng tiếp cận tiếng nói người dân và khiến dự án trở nên minh bạch hơn. "Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để đi," ông nói.

Đối phó với một môi trường kinh doanh tham nhũng cũng sẽ là một thử thách lớn đối với chính phủ Myanmar sắp tới, theo ông Davis.

"Đó là di sản 50 năm của chính phủ quân phiệt tham nhũng. Nếu họ [chính phủ kế tiếp] làm những gì người tiền nhiệm của họ đã làm ... nó có lẽ sẽ khiến thiệt hại trở nên nhiều hơn, bởi vì rất nhiều người đã bình chọn cho NLD vì kỳ vọng đối với tầm nhìn mà họ đưa ra - Một chính phủ sạch".

Nguồn: http://www.ijavn.org/2015/12/vntb-myanmar-ang-ung-truoc-kho-truoc.html

No comments:

Post a Comment