November 27, 2015

Địa chính trị Myanmar có cho phép nước này thoát Trung sau cuộc bầu cử lịch sử?

Thạch Lam Trần dịch


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tại Bắc Kinh vào tháng 11. Ảnh: AFP / Getty Images
Sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chúc mừng cuộc bầu cử có trật tự và bày tỏ hy vọng cho sự ổn định lâu dài, phát triển của Myanmar. Tuy nhiên, nó bỏ qua một sự tán thưởng dành riêng cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, một phần bởi vì kết quả cuộc bầu cử đã gây phức tạp cơ cấu quyền lực ở Naypyidaw, theo bài nghiên cứu của Stratlfor (*).

Dự báo

- Trung Quốc sẽ vẫn là nguồn đầu tư nước ngoài và thương mại quan trọng cho Myanmar, thậm chí là trung tâm trong chiến lược đa dạng hóa đối tác của nước này.

- Đảng cầm quyền mới của Myanmar sẽ cần phải thỏa hiệp với các cơ sở quân sự để có thể điều chỉnh, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế và dân tộc.

- Trung Quốc sẽ tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của mình đối với các nhóm chiến binh ở khu vực biên giới để gây áp lực lên Naypyidaw (thủ đô Myanmar).

Sự thay đổi chính trị

Giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi chính trị của Myanmar đã được giải quyết. Kết quả của cuộc bầu cử ngày 08 tháng 11 của nước này đã xác nhận rằng phe đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đang nắm giữ một phần lớn số ghế trong quốc hội và có thể hình thành một chính phủ mới mà không cần sự giúp đỡ của Liên minh Đoàn kết và Phát triển Đảng. Lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính 1962 của Myanmar, khối dân sự sẽ lãnh đạo chính phủ, mặc dù nó vẫn sẽ phải tranh giành quyền lực với giới tinh hoa quân sự của nước này.

Trong khi đó, Trung Quốc theo dõi quá trình chuyển đổi chính trị của Myanmar với mối quan tâm ngày càng tăng. Myanmar, với 2.192 km biên giới với Trung Quốc, gắn với cao nguyên gồ ghề, là nơi cho phép đi vào tuyến đường thương mại trên biển lưu vực Ấn Độ và thương mại đường bộ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và các nhà lãnh đạo Trung Quốc ấm cúngs; Bắc Kinh đã chúc mừng chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi. Sự tiên liệu của Trung Quốc, cho thấy, bà Suu Kyi sẽ lãnh đạo đảng - và đất nước của mình - về phía Tây, cả về ngoại giao và kinh tế. Nhưng hành động và chiến thuật Suu Kyi sẽ vẫn được gắn chặt bởi vị trí địa chính trị của Myanmar, và bất kể đảng nào cầm quyền ở Naypyidaw, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò lớn ở thủ đô Myanmar.

Mọi con đường vẫn đến từ Trung Quốc

Liên quan đến cuộc bầu cử lịch sử Myanmar, đây là “điểm ngọn” của kế hoạch 12 năm của giới tinh hoa chính trị nước này, những người đã đặt ra một lộ trình vào năm 2003 cho quá trình chuyển đổi của Myanmar trên nguyên tắc bán quân sự. Sự nới lỏng chiến lược kìm kẹp của quân đội là một phản ứng đối với những nỗ lực bất thành để mở cửa nền kinh tế của Myanmar trong những năm đầu thập niên 1990, khiến đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ về kinh tế và chính trị từ Trung Quốc. Vị trí này cho Myanmar một thế đứng vững, bước đi cần thiết để hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.

Kể từ năm 1962, Myanmar đã bắt đầu tự cô lập về kinh tế và chính trị trong khu vực Đông Nam Á. Đất nước này cũng phải đối mặt cuộc xung đột sắc tộc và cộng sản, một số trong đó đã nhận được hỗ trợ trực tiếp từ Bắc Kinh.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Myanmar đã cố gắng lật ra phía ngoài một lần nữa, mặc dù nhu cầu vẫn là duy trì kiểm soát chặt chẽ trong nước, trong tình trạng bất ổn. Nhưng khi chính quyền quân sự hủy bỏ cuộc bầu cử của nước này vào năm 1990, phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, buộc giưới cầm quyền nước này phải chuyển nghiêng hẳn sang Trung Quốc để tồn tại. Từ năm 1988 đến năm 2013, 42% tổng vốn đầu tư nước ngoài của Myanmar (33,6 tỷ đô la) và 60% vũ khí nhập khẩu nước này có xuất xứ từ Trung Quốc. Đầu những năm 2000, một số các nhà lãnh đạo Myanmar đã bắt đầu lo lắng rằng họ đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc và bắt đầu tìm kiếm một giải pháp. Cuối cùng, họ quyết định chọn một lộ trình dân chủ mà dần dần sẽ mở hệ thống chính trị của Myanmar để các đảng đối lập - chủ yếu là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - trở thành chất dung hòa và làm hài lòng phương Tây và cho Naypyidaw cơ hội để tìm kiếm đối tác khác ngoài Trung Quốc.

Sự phân rẽ chính quyền

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ chiến thắng vào ngày 08 tháng 11 là kết luận logic của quá trình này và cho thấy kế hoạch được lên từ lâu của tầng lớp quân sự Myanmar. Phía quân đội dựng lên “một hàng rào” xung quanh hiến pháp và tài sản quân đội, đảm bảo 25% số ghế trong Quốc Hội, đảm bảo kiểm soát một số bộ ngành chủ chốt và các doanh nghiệp kinh tế, và đảm bảo rằng những người lính đã nghỉ hưu sẽ được đưa vào bộ máy quan liêu. Do đó, chính phủ mới sẽ cần phải có một thỏa thuận với quân đội nếu muốn chuyển đổi thành đất nước sang phía dân sự một cách thông suốt.

Bắc Kinh cũng đã được lên kế hoạch cho quá trình chuyển đổi. Trong tháng Sáu, Trung Quốc đã mời Suu Kyi gặp gỡ với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng thực hiện một tiếp cận với các bên khác, cuộc họp với Liên minh Đoàn kết và Phát triển Đảng trong tháng Tư và, trong một động thái chưa từng có, là cuộc tiếp xúc với Đảng toàn quốc Arakan (đảng các dân tộc thiểu số) trong tháng Bảy.

Sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chúc mừng cuộc bầu cử có trật tự và bày tỏ hy vọng cho sự ổn định lâu dài, phát triển của Myanmar. Tuy nhiên, nó bỏ qua một sự tán thưởng dành riêng cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, một phần bởi vì kết quả cuộc bầu cử đã gây phức tạp cơ cấu quyền lực ở Naypyidaw. Bây giờ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ sẽ kiểm soát quốc hội trong khi quân đội kiểm soát cơ cấu lâu dài hơn của nhà nước, bao gồm các bộ chủ chốt, tài sản kinh tế và, tất nhiên, quốc phòng. Trung Quốc hiện nay sẽ phải đối phó với các nhà môi giới quyền lực – vốn đóng góp nhiều vào các quyết định chính sách của Myanmar.

Lựa chọn như thế nào để đối phó với quân nổi dậy dân tộc thiểu số sẽ là một điểm quan trọng của tranh củ ở Myanmar và khiến quốc gia này đi về phía trước. Trong hơn nửa thế kỷ qua, quân đội đã chiến đấu để giành lại lãnh thổ và làm suy yếu các nhóm này. Nhưng hiện nay, những người nổi dậy đang đòi hỏi nhượng bộ chính trị để đổi lấy hòa bình. Bắc Kinh, từ lâu đã hỗ trợ các nhóm biên giới (đặc biệt là Quân đội Nhà nước Vương Hoa và Quân đội Kachin dộc lập), và kiểm soát hoàn toàn các nhóm nổi dậy này. Thật vậy, quyết định của nhóm ký lệnh ngừng bắn với Chính phủ Myanmar vào ngày 15 Tháng Mười đã bị cáo buộc là thực hiện theo yêu cầu của Bắc Kinh. Khi Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cuộc nổi dậy của Myanmar, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ sẽ cố gắng thỏa hiệp chính trị với Bắc Kinh.

Tìm kiếm đối tác mới

Để đưa Myanmar ra khỏi trục Trung Quốc, chính quyền này chắc chắn đã phải đa dạng hóa nguồn đầu tư nước ngoài từ năm 2010. Nhưng vị trí địa lý của Myanmar khiến nó không thể đi lạc quá lâu khỏi Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, mặc dù nghèo theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, là khá năng động so phía tây của Myanmar. Trong một nỗ lực để phát triển, Trung Quốc muốn xây dựng cửa hàng không thuế giáp Vân Nam - cửa hàng mà có thể chạy qua Lào, Việt Nam và Myanmar. Kết quả là, mặc dù Myanmar sẽ tìm cách cân bằng nước láng giềng phía đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục là một đối tác thương mại quan trọng.

Địa lý thách thức Myanmar

Dù thế giới chứng kiến sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2010, nhưng Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của Myanmar và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai gần. Trong năm 2014, Trung Quốc chiếm 42,7% nhập khẩu và 65,2% xuất khẩu của Myanmar. Thái Lan – đứng thứ hai, nhưng chỉ chiếm 19,3% nhập khẩu và 16,4% xuất khẩu của Myanmar. Và các số liệu thống kê không chính thức cho thấy, dòng chảy tiểu ngạch ma tuý, gỗ, khoáng sản, đá quý, nhân dân tệ vào Myanmar liên tục tăng. Trong khi đối mặt với thực tế này, phương Tây chỉ có thể đóng vai trò “lướt gió”, thông qua hỗ trợ ngoại cho Myanmar với hy vọng tăng cường quan hệ. Nhưng ngay cả điều đó cũng có giới hạn của nó; Hoa Kỳ chú trọng sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông hơn là với một Myanmar mới mở.

Năm nay, Myanmar đã mở rộng nguồn hỗ trợ kinh tế cho nước này. Đường xuyên Á nối Thái Lan và Ấn Độ qua Myanmar được hoàn thành vào năm 2015. Điều này sẽ buộc nền kinh tế Myanmar năng động hơn Thái Lan. Myanmar và Thái Lan cũng đã đặt nền tảng cho chính sách khu kinh tế đặc biệt giữa các thị trấn giáp biên hai nước, như Mae Sot (Thái Lan) và Myawaddy (Myanmar). Bước đi này này sẽ được tiếp sức hơn nữa bằng kết nối một cảng nước sâu được quy hoạch ở Dawei (Myanmar).

Trong khi đó, phương Tây vào Myanmar vẫn tương đối hạn chế. Thương mại với Hoa Kỳ và châu Âu vẫn còn ở mức khiêm tốn: Xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 0,4% thương mại của Myanmar, và nhập khẩu cũng không lấy gì chênh lệch. Châu Âu đã bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận. Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư của mình vào tháng Bảy năm 2012, nhưng Nhà Trắng vẫn đặt mục tiêu chế tại tại chỗ đối với các ngành công nghiệp trọng điểm và các nhà lãnh đạo làm kinh tế.

Suu Kyi, như là một phần của nỗ lực để hàn gắn các mối quan hệ với giới tinh hoa quân đội hậu thuẫn của Myanmar, và bà có thể sử dụng yếu tố Nobel của mình để thúc đẩy sự dở bỏ các biện pháp trừng phạt và mở ra các thỏa thuận thương mại mới. Các lĩnh vực duy nhất đã được hưởng lợi từ sự tham gia lớn hơn của phương Tây là năng lượng. Trong tháng ba, Công ty Unocal Myanmar Offshore (Myanmar_ đã ký một hợp đồng trị giá 277 triệu đô la dầu khí và BG Group cùng đối tác Woodside Petroleum ký kết một thỏa thuận trị giá 1 tỉ đô la để thăm dò dầu khí ngoài khơi Myanmar. Các ưu đãi này sẽ cung cấp lượng tiền mặt cần thiết đối với chính phủ Myanmar, khi mà thuế thu nhập bị hạn chế vì các tổ chức yếu kém của trước đó của giới cầm quyền.

Đối với Trung Quốc, nước này có thể tự hào vì đã tập trụng soi chiếu Myanmar và Đông Nam nói chung từ năm 2010. Bắc Kinh đã hoàn thành một đường ống chạy qua Myanmar đến vịnh Bengal, một dự án nằm trong chiến lược rộng lớn của nước này nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng đầu vào để phục vụ sự phát triển kinh tế quá nóng trong tương lai. Tuy nhiên, các dự án đường cao tốc đi kèm chưa thể hiện, và một dự án thủy điện lớn, đập Myitsone, đang bị gián đoạn cho đến cuối năm. Tuy nhiên, Trung Quốc có kế hoạch gửi các kết nối vào Thái Lan qua Lào và Việt Nam. Myanmar là một lựa chọn cho các chương trình năng lượng của Trung Quốc, nhưng nước này không phải là duy nhất.

Bắc Kinh có thể đủ khả năng để chơi lâu dài ở Myanmar, miễn là nước này có thể giữ lại các dự án hiện tại ở Myanmar. Trung Quốc sẽ tận dụng ảnh hưởng đáng kể của mình đối với Myanmar và giới lãnh đạo để tìm kiếm một lợi thế hơn phương Tây, trong khi phương Tây sẽ sử dụng Myanmar một cách hạn chế để cân bằng với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

* Stratlfor - một tổ chức phân tích chiến lược dựa trên địa chính trị và dự báo về "số phận" của các cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới.


Nguồn http://www.ijavn.org/2015/11/vntb-ia-chinh-tri-myanmar-co-cho-phep.html

No comments:

Post a Comment