Phần III
Luật pháp thời nông nô
Nếu những người bảo vệ pháp luật và nhà nước
lại không phải là những người như thế mà chỉ có vẻ như thế thì bạn sẽ thấy rằng
họ sẽ phá tan hoang nhà nước và chỉ có họ mới có cơ hội chiếm được những chỗ tốt
và thịnh vượng mà thôi.
(Platon. Nhà nước)
(Platon. Nhà nước)
Chương 8. Nguồn gốc của pháp luật
Gần như tất cả các tác phẩm về luật học khi nói về nguồn gốc của luật pháp đều dùng những từ ngữ như nhau để nói về hệ thống các nguồn gốc của luật pháp “xã hội chủ nghĩa”:
a.
các
văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước;
b.
án
lệ;
c.
tập
quán.
Từ thời Khrushchev, người tuyên bố giai đoạn
chuyển tiếp sang chủ nghĩa cộng sản và chuyển hóa nhà nước thành xã hội tự quản,
còn pháp luật thì biến thành tiêu chuẩn của lối sống xã hội chủ nghĩa[1], thì các “sáng kiến pháp
lí và các văn bản pháp quy của các tổ chức của quần chúng lao động”[2] và “sáng kiến pháp lí trực
tiếp của nhân dân, kết quả trưng cầu dân ý”[3] cũng được coi là nguồn gốc
của pháp luật, mặc dù cho đến tận năm 1991 chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào[4].
Trước hết ta hãy xem xét nguồn gốc pháp quy của luật pháp và sau đó sẽ xem xét cái hệ thống đó trong thực tế cuộc sống.
Trước hết ta hãy xem xét nguồn gốc pháp quy của luật pháp và sau đó sẽ xem xét cái hệ thống đó trong thực tế cuộc sống.
a. Tất cả các học giả đều đặt LUẬT, nghĩa là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: Xô viết Tối cao Liên Xô, Xô viết Tối cao các nước cộng hòa liên bang và Cộng hòa tự trị, ở vị trí đứng đầu các văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước ban hành. Các học giả và các nhà báo đã dùng những từ ngữ hay ho nhất để vinh danh tính chất thượng đẳng không thể chối cãi của nó trong hệ thống tư pháp. Thời Stalin[5], thời Khrushchev, thời Brezhnev[6] rồi bây giờ đến thời Gorbachev[7] họ vẫn hát những bài hát xưa cũ ấy. Cần phải nói rằng trước hiến pháp Liên Xô năm 1936, tất cả các văn bản của các cơ quan trung ương đều được coi là luật cả, không có bất kì sự phân biệt nào. Thí dụ, nghị định của Ban chấp hành trung ương Liên Xô, tên gọi của nó đã cho thấy đây chỉ là văn bản của cơ quan hành pháp chứ không phải cơ quan lập pháp cũng được gọi là: “Luật ngày 7 tháng 8 năm 1932”.
Trong các văn bản pháp quy thì quan trọng nhất là HIẾN PHÁP[8].
Trở ngại lớn nhất của các nhà luật học nước ta là các SẮC LỆNH do Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao và bây giờ là của Tổng thống ban hành. Khi phê phán nền pháp chế “tư sản” các luật sư Xô viết thường khẳng định rằng “ở đấy” đang diễn ra quá trình từ bỏ nguyên tắc thượng tôn pháp luật[9], các sắc lệnh của chính quyền hành pháp “trên thực tế” đã vô hiệu hóa và thay thế luật[10], vai trò của quốc hội suy giảm trong khi vai trò của chính phủ và tổng thống lại đang gia tăng.
Không có điều kiện, cũng như giới hạn của cuốn sách không cho phép giới thiệu quan niệm của các học giả phương Tây về nền tư pháp Liên Xô, chỉ xin đưa ra ở đây ý kiến của ông R. David, một trong các nhà khoa học nổi tiếng nhất về nguồn gốc pháp luật của Liên Xô qua cuốn Droit sovietique (1954). Ông cho rằng luật thành văn là nguồn gốc duy nhất của luật pháp. Khi tiến hành cải tạo xã hội thì chỉ có luật mới thể hiện được ý chí của nhà nước, không áp dụng được án lệ và tập quán. Dễ nhận ra rằng David đã trình bày quan điểm chính thức của lí thuyết Xô viết về luật pháp, tuy có đưa ra một vài nhận xét có tính phê phán (thí dụ ông có nói đến sự bất mãn của phương Tây và việc sử dụng các trường hợp tương tự trong luật hình sự).
Nhưng ngay cả các luật sư của chúng ta cũng không thể nhắm mắt làm ngơ việc các sắc lệnh đã làm biến dạng và vô hiệu hóa không chỉ các đạo luật bình thường mà còn thay đổi cả các điều của hiến pháp nữa. Từ đó, một mặt, không thể không công nhận rằng các sắc lệnh “đôi khi đã làm biến dạng và vô hiệu hóa các đạo luật”[11] và mặt khác không thể không công nhận rằng điều đó không phù hợp với nguyên tắc thượng tôn pháp luật vẫn được người ta ra rả tuyên bố. “Vì vậy mà thời gian gần đây khoa học đã coi các sắc lệnh như là các đạo luật”[12]. Nhưng sắc lệnh của Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao trên thực tế là do ông chủ tịch và hiện nay thì do Tổng thống chính thức ban hành, chỉ một số rất ít các sắc lệnh đó là được “thông qua” tại các kì họp của Xô viết Tối cao và trở thành các đạo luật về mặt hình thức. Các nhà khoa học của chúng ta thật là tiến thoái lưỡng nan. Về lí thuyết, các sắc lệnh vẫn còn nằm đâu đó giữa luật và các văn bản dưới luật, do các cơ quan nhà nước ban hành.
b. Tập quán có được coi là nguồn gốc pháp luật hay không vẫn còn là một câu hỏi. Các quan niệm chủ yếu như sau: 1. sử dụng tập quán nếu nó được nhà nước công nhận, nhưng việc công nhận như thế ít khi xảy ra cho nên tập quán không có nhiều ý nghĩa[13], 2. sau khi một tập quán nào đó được nhà nước công nhận thì nó đã trở thành văn bản pháp quy và như vậy tập quán không còn là nguồn gốc pháp lí độc lập nữa[14].
c. Thực tiễn xét xử (án lệ) không được coi là nguồn gốc pháp luật[15]. Rất ít người coi các nghị quyết của Tòa án Tối cao là nguồn gốc của luật pháp[16].
d. Các văn bản của “các tổ chức xã hội của người lao động”. Người ta đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về chuyện này, để chứng minh tính ưu việt của nhà nước và luật pháp “xã hội chủ nghĩa” cũng như tính dân chủ thực sự của nó. Đã có rất nhiều nghị định “liên tịch” của Ban chấp hành trung ương, Xô viết Tối cao, Hội đồng Bộ trưởng và Tổng liên đoàn lao động. Người ta thường làm như thế để “tăng uy tín và trọng lượng” cho văn bản. Trong các nghị định liên quan đến vấn đề lao động, đặc biệt là khi người ta muốn cắt xén quyền lợi của người lao động thì bao giờ cũng có chữ kí của Tổng liên đoàn lao động. Tổng liên đoàn lao động được quyền ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực lao động, mặc dù các văn bản này thường do Tổng liên đoàn cùng với Bộ lao động ban hành. Những bài tập “lí thuyết” phức tạp của các luật sư của chúng ta về bản chất của những văn bản đó sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng nếu ta nhớ lại rằng cái gọi là các “tổ chức xã hội” ở nước ta là một phần của bộ máy nhà nước.
e. Quyền lập pháp trực tiếp của nhân dân chỉ là một trò mị dân không hơn không kém. Trưng cầu dân ý được đưa vào hiến pháp ngay từ năm 1936 nhưng chưa được tiến hành một lần nào. Hiến pháp Cộng hòa dân chủ Đức được thông qua bằng cách trưng cầu dân ý cũng đáng thuyết phục chẳng khác gì “những cuộc bầu cử dân chủ nhất” với chỉ một ứng viên, 99% cử tri đi bầu và trúng cử cũng với 99% số phiếu bầu. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1990 về số phận của Liên Xô cho thấy ý nghĩa của “ý chí của nhân dân”, nguồn gốc pháp lí “xã hội chủ nghĩa”. Đa số dân chúng bỏ phiếu ủng hộ việc bảo tồn Liên Xô, thế mà sau đó ba vị tổng thống tự ý quyết định thủ tiêu nó.
Đấy là cơ sở lí thuyết về nguồn gốc pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Bây giờ chúng ta xem xét hệ thống thang bậc của các nguồn gốc pháp luật xã hội chủ nghĩa trên thực tế:
1.
Chỉ
thị của các “cơ quan lãnh đạo” (chỉ thị miệng);
2.
Tập
quán;
3.
Thực
tiễn xét xử;
4.
Văn
bản pháp quy của các cơ quan nhà nước:
5.
Văn
bản của các cơ quan quản lí;
6.
Các
bộ luật;
7.
Học
thuyết.
Thang bậc ấy được xây dựng trên cơ sở nào? Chiếm số lượng
nhiều nhất (chỉ riêng lĩnh vực chất lượng sản phẩm đã là 999 văn bản, về khen
thưởng – 500, về các chỉ tiêu kế hoạch là hơn 770 văn bản (Tin tức ngày
22 tháng 9 năm 1987), nhưng tôi nghĩ số lượng trên đây chỉ là gần đúng, vì việc
thống kê các văn bản được thưc hiện rất sơ sài) là các văn bản của các cơ quan
quản lí nhà nước (cơ quan hành pháp). Các văn bản này đóng vai trò chủ yếu
trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các đơn vị kinh tế và công dân và dĩ nhiên là
có vai trò tương ứng trong thực tiễn pháp lí. Tuy nhiên, thang bậc quyền lực
thì lại không được xây dựng trên cơ sở số lượng mà trên hiệu lực của văn bản
trong thực tiễn pháp lí. Về mặt chính thức, theo lí thuyết thì luật vô hiệu hóa
nghị định của chính phủ chứ không thể ngược lại; chính vì thế người ta mới cho
rằng luật có hiệu lực tuyệt đối. Nhưng chúng ta khảo sát không phải là lí thuyết
Xô viết mà khảo sát cuộc sống, khảo sát thực tiễn pháp lí đang diễn ra hàng
ngày trong xã hội Liên Xô. Sơ đồ bên trên được xây dựng trên thực tế đó và sẽ
được chứng minh dưới đây.
Xin nói một chút về quá trình làm luật: tất cả các sáng kiến đều xuất phát từ cơ quan “lãnh đạo”, nghĩa là xuất phát từ các cơ quan của Đảng, sau đó có thể là bất kì cơ quan nào đứng ra đệ trình dự thảo, đấy có thể là Hội đồng bộ trưởng, Tổng liên đoàn lao động hay Xô viết Tối cao…[17] Sau đó là quá trình ban hành (đối với luật thì đấy là thảo luận, thông qua, công bố) và đưa vào áp dụng, có hiệu lực.
Cần phải nói rằng đa số các văn bản của chính phủ, của các bộ và cơ quan ngang bộ đều không được công bố. Các văn bản được công bố có thể được chia làm ba loại: “công khai” (mặc dù có thể có những khoản bí mật, thường được viết, thí dụ: “khoản 16: theo biên bản”), “Lưu hành nội bộ” và mật. Trước khi xuất bản Bộ Luật Liên Xô người ta đã cho in Bộ các văn bản pháp quy Liên Xô gồm nhiều tập sách “lưu hành nội bộ”, chỉ lưu hành trong các bộ, cơ quan ngang bộ và các công sở lớn.
Điều đó cũng có thể thông cảm được nếu các văn bản mật chỉ liên quan đến những quan hệ và quyền lợi trong nội bộ cơ quan, nhưng rất nhiều văn bản đó lại xác lập một cách trực tiếp quyền và trách nhiệm của hàng triệu công dân. Thí dụ, theo Quy chế về căn cước, được ban hành theo Quyết định của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ngày 28 tháng 8 năm 1974 thì người nào cho người không có căn cước, không có hộ khẩu hay không đăng kí tạm trú ở trong nhà sẽ bị phạt tiền. Nhưng đối với người dân thành phố Moskva, “thành phố mẫu mực cộng sản” thì lại được áp dụng thêm một khoản bí mật: ủy ban hành chính quận có quyền phạt những người vi phạm về mặt hành chính bằng cách trục xuất khỏi thành phố trong vòng hai năm. “Thế là hóa ra có hai “luật”: “công khai và bí mật” có hiệu lực song hành (Tin tức ngày 9 tháng 10 năm 1988). Phải nói thêm rằng bị trục xuất có nghĩa là đương nhiên bị cắt “hộ khẩu”, bị biến thành kẻ lang thang: người đó sẽ không được cấp nhà ở, không nhà ở thì không có việc làm, không việc làm thì không nhà ở (nhân tiện xin nói rằng không có luật nào ghi rằng không được nhận người không hộ khẩu vào làm việc, đây rõ ràng là quyền lao động đã được Hiến pháp “bảo đảm”). Trong khi đó người không có việc làm có thể bị xử lí hình sự về khoản lang thang, “ăn bám”.
Khi nạn mại dâm còn được coi là không tồn tại, theo Marx và Engels thì những hiện tượng như thế không thể tồn tại trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người ta chống lại nó bằng một cuộc “chiến bí mật” với các nhân viên an ninh mật. Năm 1966 (xin trích dẫn) “đã ban hành văn bản trù liệu các biện pháp trừng phạt về mặt hành chính, trong đó có việc tước hộ khẩu, tội hoạt động mại dâm có hệ thống”. Sau đó (1967) lại ban hành quyết định liên tịch của Giám đốc sở nội vụ và Giám đốc Viện kiểm sát thành phố Moskva (ông này không có quyền ra quyết định, trừ các quyết định nội bộ - tác giả) quy định các biện pháp xử lí hiện tượng mại dâm. Các nghị định và hướng dẫn liên quan đến việc đi ra nước ngoài của các công dân Liên Xô đều được coi là bí mật cả (Tin tức ngày 16 tháng 11 năm 1987). Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động của KGB cũng đều là tuyệt mật.
Giáo sư D. A. Leber (Cộng hòa liên bang Đức), trong một bài báo rất hay và có rất nhiều dẫn chứng, nhận xét rằng môn luật học ít chú ý đến vấn đề công bố[18]. Đối với các nhà khoa học Liên Xô thì đấy là vấn đề rất khó giải quyết: tất cả các luật sư đều biết rằng yêu cầu “không ai được viện cớ là không biết luật” là một yêu cầu phi lí đối với các công dân Liên Xô nếu luật không được công bố, nhưng luật sư lại có trách nhiệm biện hộ cho việc làm của nhà nước. Để làm việc đó, một tập thể tác giả thuộc Viện lập pháp Liên Xô đã đánh tráo khái niệm “công bố” bằng khái niệm “tuyên bố” bao gồm việc gửi văn bản pháp quy cho các tổ chức có nghĩa vụ thực hiện. Bằng cách đó, thí dụ quyết định “Về chế độ sinh hoạt và ăn uống của tù nhân” được Bộ nội vụ gửi cho trưởng các trại giam được coi là đã “tuyên bố”[19], nghĩa là đã công bố rồi.
Bây giờ xin chuyển sang xem xét thang bậc nguồn gốc quyền lực trên thực tế.
Chỉ thị của “các cơ quan lãnh đạo”, “chỉ thị bằng điện thoại”.
Xin bắt đầu bằng một sự kiện phi lí đối với một xã hội bình thường: tháng 12 năm 1936 “hiến pháp Stalin”, “hiến pháp dân chủ nhất trên thế giới” được thông qua, báo hiệu giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và “bảo đảm” các quyền và quyền tự do công dân như “bất khả xâm phạm về thân thể” (điều 127), “bất khả xâm phạm về nhà ở” và các quyền khác nữa, nhưng chỉ mấy ngày sau là bắt đầu năm 1937, đỉnh điểm của cuộc khủng bố đỏ. “Các nhân viên của ủy ban an ninh đặc biệt với những trái tim nóng” đã bắt, đã đánh đập, tra tấn, xử bắn… hàng trăm ngàn người ngay trên đường phố, tại công sở, tại gia đình mà không cần điều tra, không cần tòa án, không cần lệnh của viện kiểm soát (thường là ban đêm). Còn khi những người bị bắt phát điên lên vì sợ hãi, không hiểu chuyện gì đang xảy, hỏi nhân viên an ninh: “Thế còn hiến pháp?”, thì được trả lời: “Hiến pháp không dành cho kẻ thù của nhân dân!”.
Một trong những thí dụ rõ nhất trong thời gian gần đây là vụ lưu đầy viện sĩ Andrey Sakharov, không có tòa án và không cần điều tra, bất chấp hiến pháp, bất chấp luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Lưu đầy là một hình phạt, theo điều 25 Bộ luật hình sự thì tội nhân có thể bị phạt lưu đầy dưới 5 năm. Sakharov, người được giải Nobel về hòa bình cùng phu nhân, bà Elena Bonner, phải đi đầy những 7 năm. Bây giờ người ta thường nhấn mạnh rằng Sakharov được tha theo chỉ thị (chỉ thị chứ không phải quyết định của cơ quan có thẩm quyền) của chính Gorbachev, nhưng những học giả xu nịnh đó lại quên nói rằng một năm rưỡi sau “cách mạng tháng 4” ông bà Sakharov mới thoát cảnh lưu đầy. Họ cũng không nhận được một xu bồi thường nào cho những tháng năm bị làm nhục và thiếu thốn đó.
Ngày 18 tháng 11 năm 1981, tờ Văn học cho đăng một bài phỏng vấn rất hoành tráng, người trả lời là G. Aliev, “anh hai” của Azerbaidgian, với mục đích ca ngợi hoạt động của ông ta (xin được trích) “nhằm phát triển và tuyệt đối tuân theo các nội quy sinh hoạt Đảng” cũng như “pháp luật của nhà nước Liên Xô và hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa”! Nhưng hóa ra người ta lại nói về sự phổ biến của hiện tượng “đút lót trong các trường đại học, sự bảo kê và chủ nghĩa gia đình trị trong đội ngũ giáo sư và giảng viên các trường đại học”, đến nỗi “người ta phải cấm nhận con em cán bộ các cơ quan quản lí vào học khoa luật. Vì điều đó là vi hiến nên cô phóng viên đã nhận xét một cách tế nhị: “Chúng ta đang nói về việc tuân thủ pháp luật, mà cái này, nói một cách nhẹ nhàng…”, Aliev lập tức phản đối: “Xin đừng tìm những từ nhẹ nhàng. Đây là một quyết định duy ý chí. Là bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương, tôi đã đưa ra đề nghị và hội đồng nhà trường đã thông qua”. Nói cách khác, ý chí của lãnh tụ Đảng là luật, còn cao hơn cả hiến pháp.
Bên trên đã nói đến việc cấm nhận người không có hộ khẩu vào làm việc. Nhưng lại còn một văn bản pháp quy độc đáo nữa: “giải thích bằng miệng của Bộ nội vụ Liên Xô”, theo đó, chỉ được nhận người vào làm nếu người đó có thể đi bằng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày từ nơi đăng kí hộ khẩu đến nơi làm việc! Dĩ nhiên là tôi không thể đưa ra chứng cớ rằng một văn bản như thế đã từng tồn tại, nhưng xin những ai đòi tôi chứng minh hãy chỉ cho tôi điều luật cấm nhận người không có hộ khẩu! Sự kiện này thì ai cũng biết.
Những người đang làm việc mà vì lí do gì đó bị tước hộ khẩu thì cũng sẽ bị cho nghỉ việc trên cơ sở “khoản 2 điều 254 bộ luật lao động của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga”. Khoản này nói rằng trong một số trường hợp nhất định luật “có thể đặt ra những cơ sở bổ sung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với công nhân, viên chức khi có vi phạm những nguyên tắc hiện hành về việc tiếp nhận vào làm việc và những trường hợp khác”. Như vậy là điều khoản này đã xác định khả năng thiết lập bởi luật pháp các cơ sở mà khoản 1-4 của điều luật này chưa xem xét, chứ không phải là cơ sở cho nghỉ việc. Năm 1982, trong cuộc họp ở Viện pháp luật, một thành viên của tòa án thành phố Moskva đã thông báo: có “chỉ thị” là chiếu theo điều cho thôi việc tất cả những người bị tước hộ khẩu theo khoản 2 điều 254 Bộ luật lao động. Người này không nói rõ đấy là “chỉ thị” của ai, hơn nữa, Tòa án Moskva cũng không nhận được văn bản nào, nhưng họ vẫn tuân theo[20].
Những “chỉ thị” như thế là trái với hiến pháp và pháp luật, nhưng lại được tất cả các cấp quản lí ban phát, mà càng ở dưới thì sự vi phạm hiến pháp và pháp luật lại càng trắng trợn hơn. Đối với một viên chức bình thường thì vấn đề tuân thủ Hiến pháp hay tuân thủ “chỉ thị” của bí thư không bao giờ được đặt ra. Như câu ngạn ngữ: “Quan thì xa bản nha thì gần”, “anh hai” với sức mạnh chuyên chính không bị giới hạn bởi bất kì pháp luật nào luôn ở rất gần[21].
Tập quán
Một chuyên gia về dân luật rất nổi tiếng đã quá cố, ông M. M. Agarkov, tôi đã từng được nghe ông giảng, đã có lần nói vui: “Vấn đề quan hệ giữa tập quán và luật pháp đã làm đau đầu biết bao luật sư các nước khác đã được chúng ta giải quyết một cách đơn giản, đấy là tập quán không tuân thủ pháp luật”. Thật là một câu nói đùa rất đáng suy nghĩ. Tôi đưa tập quán vào vị trí thứ hai là vì, trái với lí thuyết của chúng ta, nó rất thịnh hành và thường vô hiệu hóa các điều luật. Nhưng thực ra độc giả sẽ không tìm thấy từ này trong bất cứ văn bản nào, nó đã được ngụy trang bằng thuật ngữ “thực tiễn”. Chúng ta phủ nhận việc áp dụng tập quán trong xét xử, thậm chí phủ nhận cả sự tồn tại của nó, không ai tỏ ra ngạc nhiên khi đọc thấy rằng vấn đề này hay vấn đề khác được giải quyết theo “thực tiễn đã hình thành”, “phù hợp với thực tiễn đã được xác định” của các tổ chức công đoàn và kinh tế…[22]
Hiến pháp Liên Xô năm 1936 không quy định quy trình lập pháp cũng như quy chế các kì họp của Xô viết Tối cao Liên Xô và nhiều vấn đề hiến định khác. Tất cả đều được xác định trên “thực tế”[23]. “Thực tế” được áp dụng nhiều nhất trong luật lao động. Sức mạnh của tập quán (“thực tế”) đến đâu, nó có thể vô hiệu hóa một điều luật nào đó hay không? Xin giới hạn bằng một ví dụ: Điều 30 luật liên bang, cơ sở của pháp lí về lao động viết: “Cấm làm việc trong ngày nghỉ”. Nhưng có ông giám đốc nào quan tâm đến điều luật này không? Điều này đã bị tập quán vô hiệu hóa ngay từ đầu, nó, cũng như nhiều điều luật khác được ghi vào pháp điển chỉ với mục đích “đánh bóng” mà thôi.
Thực tiễn xét xử
Trái ngược với sự dối trá mang tính chuyên nghiệp của các luật sư Liên Xô, thực tiễn xét xử (án lệ) là một trong những nguồn gốc quan trọng của pháp quyền Xô viết.
Tiêu chuẩn để đánh giá các quan tòa là không có “phế phẩm” nghĩa là các bản án, các phán quyết bị tòa cấp trên hủy bỏ. Tòa án Tối cao Liên Xô và tòa án Tối cao các nước cộng hòa thường xuyên công bố các tập san với những quyết định và bản án “điển hình” của từng vụ việc cụ thể. Về lí thuyết, các tòa cấp dưới có quyền không tuân theo. Nhưng tất cả các luật sư đều biết rằng nếu ông ta trích dẫn phán quyết của Tòa án Tối cao về vụ tương tự thì tòa sẽ xử vụ đang được xem xét đúng như thế. Trong trường hợp ngược lại, tòa cấp trên sẽ hủy bỏ và viên luật sư có tinh thần độc lập sẽ bị nhận điểm “phế phẩm”[24]. Nếu đấy không phải là “án lệ” thì gọi là gì?
Ngoài ra, các hội nghị của Tòa án tối cao còn đưa ra những nghị quyết mà về mặt lí thuyết thì là “giải thích” pháp luật, nhưng trên thực tế lại là đặt ra các quy phạm pháp lí mới. Trong cuốn chuyên khảo mà tôi đã dẫn có nói rằng việc giải thích pháp luật của các tòa án “đôi khi đã dẫn đến việc xa rời hoặc bổ sung pháp luật bởi các tòa án trong khi thực thi công lí”[25], nhưng điều đó dường như chỉ xảy ra trong quá khứ và nay đã bị lên án rồi. Hoàn toàn không phải thế, chính các tác giả cuốn sách cũng công nhận: “Và mặc dù việc “điều chỉnh” pháp luật trong thực tiễn xét xử vẫn đôi khi xảy ra (?) cả trong giai đoạn hiện nay, nhưng dĩ nhiên điều đó không thể coi là hợp pháp được”[26].
Không một luật sư có hiểu biết, chưa mù lòa và chưa đánh mất hoàn toàn lương tâm lại không nhìn thấy sự mâu thuẫn nghiêm trọng giữa “lí luận” và thực tiễn. Hãy xem các tác giả của cuốn sách nói trên tìm cách thoát khỏi đường hầm không lối thoát này như thế nào: cuối cùng họ đã phải công nhận rằng thực tiễn xét xử tạo ra quy phạm bắt buộc phải áp dụng tại tòa, NHƯNG… “Các nguyên tắc (quy tắc pháp lí) nêu trên chỉ có sức mạnh của uy tín chứ không có uy tín của sức mạnh. Vì vậy, nên gọi chúng là các quy tắc pháp lí chứ không phải là quy phạm pháp lí”[27]. Giống hệt như câu chuyện tiếu lâm Đậu phụ chùa cắn đậu phụ nhà trong một câu chuyện tiếu lâm về ông sư ăn thịt chó nọ!
Các văn bản pháp quy của cơ quan quản lí nhà nước
a. Các văn bản của cơ quan quản lí
Do tính thụ động và kém phát triển của ngành lập pháp Liên Xô, các quy định được ban hành chủ yếu bởi các cơ quan quản lí: Hội đồng bộ trưởng (hiện nay gọi là chính phủ) liên bang và Hội đồng bộ trưởng các nước cộng hòa, bộ và các cơ quan ngang bộ, các ủy ban hành chính đủ mọi cấp. Trong “Bộ luật Liên Xô”, tên gọi của nó là như thế, có đến gần 90% là các văn bản của các cơ quan quản lí chứ không phải luật.
Số lượng đồ sộ các văn bản này rất lộn xộn, mâu thuẫn nhau, không thể quản lí nổi và không có hiệu lực. Theo số liệu của F. Burlatsky, một trong các tác giả của những bài diễn văn đầy trí tuệ của Brezhnev, thì trong mười nghị định của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô chỉ có một là được thực hiện (Báo Văn học, ngày 14 tháng 9 năm 1988). Mặc dù về “lí thuyết” các văn bản của các cơ quan quản lí đều được gọi là “văn bản dưới luật”, nhưng trên thực tế chúng chẳng coi luật ra gì. Xin dẫn một thí dụ đặc trưng mà ai cũng biết: Luật dân sự (có hiệu lực năm 1962) quy định trong điều 41: “Người mua, trong trường hợp nhận được hàng không đúng chất lượng, nếu khiếm khuyết này không được người bán thông báo trước, có quyền đòi hoặc đổi món hàng đó lấy món hàng đã được ghi trong hợp đồng với chất lượng phù hợp hoặc giảm giá một cách tương ứng hoặc đòi người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc hủy bỏ hợp đồng kèm theo việc đền bù thiệt hại”.
Điều luật liên bang này chưa bao giờ được thực hiện: Bộ thương mại, bằng các hướng dẫn của mình về việc đổi hàng, đã thủ tiêu quyền lựa chọn, buộc người mua những chiếc TV, máy giặt … kém chất lượng phải chịu đựng những lần sửa chữa bất tận, đầy phiền toái. Mua phải ô tô hỏng thì đừng mong được đổi!
b. Các bộ luật
Trong tập sách Vekhi rất nổi tiếng, in sau cách mạng Nga năm 1905 (M. 1909) có một bài báo rất hay của B. A. Kistiakovsky: “Góp phần bảo vệ pháp luật. Trí thức và nhận thức pháp lí”. Tác giả chứng minh rằng do tình trạng vô luật pháp có tính truyền thống ở nước Nga nên tầng lớp trí thức “không thể hình thành nhận thức pháp lí vững chắc, ngược lại, nhận thức pháp lí đang đứng ở mức rất thấp”. Theo ý ông, điều đặc biệt là ở Nga không có một tác phẩm khoa học nào có ý nghĩa xã hội như các tác phẩm của Hobbes, Milton, Locke ở Anh, Montesquyeu ở Pháp, Hegel, Fichte, Kant ở Đức. Kistiakovsky giải thích rằng trong điều kiện thiếu vắng trật tự pháp lí ở Nga như thế thì đương nhiên nhận thức pháp lí cũng không thể hình thành. Đập phá tan tành trật tự pháp lí của nuớc Nga, những người Bolshevik đã tạo nên vương quốc của sự độc đoán. Tương ứng với tình trạng đó phải là sự thiếu vắng hoàn toàn nhận thức pháp lí.
Sau tất cả những điều đã nói về những nguồn gốc khác nhau của pháp luật thì có thể không cần nói về luật nữa, kể cả bộ luật chủ yếu, tức là hiến pháp, dù đấy là hiến pháp Stalin, hay hiến pháp Brezhnev thì cũng thế mà thôi. Liệu trong các bản hiến pháp đó có điều nào mà khi viện dẫn nó người công dân không tỏ ra là một kẻ hoàn toàn ngu xuẩn trước một quan chức hay không? Không có ai, ngoài các luật sư-học giả, coi những hiến pháp đó là nghiêm túc cả.
Các nhà “dân chủ” đối xử với nó ra sao? Ngày 1 tháng 2 năm 1991 có quyết định về việc cấm đưa ra khỏi Moskva những loại lương thực thực phẩm và hàng hóa khan hiếm của ủy ban hành chính thành phố Moskva do một nhà “kinh tế học” và một nhà “dân chủ” nổi tiếng tên là G. Popov kí. Trong ngày hôm đó, tại các nhà ga và trên các toa tầu hỏa, trên các sân bay và đường ô tô xuất hiện hàng ngàn cảnh sát, không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, các cảnh sát viên cứ việc khám xét hành khách, lục lọi hành lí và tịch thu những món hàng mà họ đã mua ở Moskva! Các nhà “dân chủ” đã vi phạm bao nhiêu điều luật của hiến pháp? Nhưng hóa ra là cảnh sát không biết làm gì với món của cải vừa cướp được vì không có kho để chứa (Tin tức, ngày 9 tháng 2 năm 1991).
Xin độc giả hãy tưởng tượng rằng bạn từ Moskva về nhà, bạn đã mua một số tặng phẩm và đồ ăn, bạn ngồi trong toa và bất ngờ cảnh sát xuất hiện, anh ta yêu cầu bạn mở va li và lấy đi tất cả những đồ vật bạn có… Bạn nghĩ rằng bạn có thể thuyết phục được viên cảnh sát đó rằng tài sản của bạn được hiến pháp và luật về sở hữu bảo vệ ư? Bạn có thể nói rằng quyết định của ủy ban hành chính thành phố Moskva là vi hiến và phạm pháp ư? Xin bạn nhớ rằng nếu bạn chống cự thì bạn không chỉ mất đồ mà còn mất cả tự do nữa đấy!
Thái độ đối với luật pháp đã thay đổi như thế nào kể từ năm 1917 và thái độ của những người Bolshevik và “dân chủ” có gì khác nhau?
“Không nghi ngờ gì rằng chúng ta đang sống trong một đại dương của sự vô luật pháp”, Lenin đã nói rất đúng. Còn có thể bổ sung điều gì? Sau khi ông mất tình hình cũng không khá hơn.
Học thuật
Không một tác phẩm nào ở Liên Xô coi học thuật (ý kiến của các nhà khoa học) là một trong các nguồn gốc của luật pháp. Trong tình trạng kém hiểu biết về luật pháp của dân chúng và việc học hành không đến nơi đến chốn của các luật sư, không ai có thể giải thích được các điều luật một cách khả dĩ chấp nhận được. Nhưng tạo ra một quy phạm cho phép trả lời tất cả mọi tình huống trong cuộc sống lại là điều bất khả. Vì vậy, những bài “bình luận” đối với các điều luật đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp[28]. Đấy là những cuốn sách, thường là của tập thể tác giả, trong đó có dẫn ra từng điều của bộ luật và mỗi điều lại kèm theo những đoạn bình luận dưới hai dạng sau:
a. có trích dẫn văn bản pháp quy: thí dụ, điều 175 bộ luật lao động cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 18 tuổi cho những công việc nặng nhọc; bình luận thông báo rằng công việc nặng nhọc được quy định trong nghị định ngày 10 tháng 9 năm 1980 của Bộ lao động và Tổng liên đoàn lao động Liên Xô.
b. không có trích dẫn, tức là dường như đấy là ý kiến của tác giả.
Trên thực tế, tại các phiên tòa các bình luận và các văn bản pháp quy được tất cả các luật sư sử dụng như nhau. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng học thuật cũng là nguồn gốc của luật pháp. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế, vì mọi “ý kiến của tác giả” đều đã được thỏa thuận trước với các cơ quan hữu quan của nhà nước, thí dụ về luật lao động thì phải thỏa thuận với Bộ lao động, Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động và về thực chất thì là hình thức thể hiện đặc biệt của ý chí của nhà nước, đặc biệt là khi nhà nước ta, vì lí do nào đó, cảm thấy bất tiện trong việc công bố quy phạm đó một cách chính thức.
Các nhà khoa học đóng vai trò gì trong việc ban hành luật pháp? Một phần vai trò của họ đã được nhắc tới bên trên. Họ tham gia vào việc soạn thảo các văn bản pháp quy quan trọng, nhưng không thể nói rằng vai trò của họ lúc nào cũng là tích cực[29]. Thí dụ, không nghi ngờ gì rằng viện sĩ Kudriavsev tham gia soạn thảo điều 11 của luật về tội phạm quốc gia (sau này ông đã tìm mọi cách phủ nhận), điều khoản mà do tính chất phản động của nó đã bị ngay đa số “dễ bảo” của cơ quan quyền lực cao nhất bác bỏ. Nhưng sau đó nó được Gorbachev kí ban hành dưới dạng nghị định và nhiều công dân đã bị xét xử theo nghị định này, còn hội nghị của Tòa án Tối cao Liên Xô thì kịp thời đưa ra các “hướng dẫn có giá trị”. Sukhrev, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao Liên Xô và Gubarev, thứ trưởng Bộ tư pháp Liên Xô cũng như nhiều nhà khoa học-luật sư cũng có mặt trong hội nghị. Thế mà không ai coi nghị định của Tổng thống là phi pháp hết (Tin tức, ngày 23 tháng 5 năm 1989).
Xin nói một chút về quá trình làm luật: tất cả các sáng kiến đều xuất phát từ cơ quan “lãnh đạo”, nghĩa là xuất phát từ các cơ quan của Đảng, sau đó có thể là bất kì cơ quan nào đứng ra đệ trình dự thảo, đấy có thể là Hội đồng bộ trưởng, Tổng liên đoàn lao động hay Xô viết Tối cao…[17] Sau đó là quá trình ban hành (đối với luật thì đấy là thảo luận, thông qua, công bố) và đưa vào áp dụng, có hiệu lực.
Cần phải nói rằng đa số các văn bản của chính phủ, của các bộ và cơ quan ngang bộ đều không được công bố. Các văn bản được công bố có thể được chia làm ba loại: “công khai” (mặc dù có thể có những khoản bí mật, thường được viết, thí dụ: “khoản 16: theo biên bản”), “Lưu hành nội bộ” và mật. Trước khi xuất bản Bộ Luật Liên Xô người ta đã cho in Bộ các văn bản pháp quy Liên Xô gồm nhiều tập sách “lưu hành nội bộ”, chỉ lưu hành trong các bộ, cơ quan ngang bộ và các công sở lớn.
Điều đó cũng có thể thông cảm được nếu các văn bản mật chỉ liên quan đến những quan hệ và quyền lợi trong nội bộ cơ quan, nhưng rất nhiều văn bản đó lại xác lập một cách trực tiếp quyền và trách nhiệm của hàng triệu công dân. Thí dụ, theo Quy chế về căn cước, được ban hành theo Quyết định của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ngày 28 tháng 8 năm 1974 thì người nào cho người không có căn cước, không có hộ khẩu hay không đăng kí tạm trú ở trong nhà sẽ bị phạt tiền. Nhưng đối với người dân thành phố Moskva, “thành phố mẫu mực cộng sản” thì lại được áp dụng thêm một khoản bí mật: ủy ban hành chính quận có quyền phạt những người vi phạm về mặt hành chính bằng cách trục xuất khỏi thành phố trong vòng hai năm. “Thế là hóa ra có hai “luật”: “công khai và bí mật” có hiệu lực song hành (Tin tức ngày 9 tháng 10 năm 1988). Phải nói thêm rằng bị trục xuất có nghĩa là đương nhiên bị cắt “hộ khẩu”, bị biến thành kẻ lang thang: người đó sẽ không được cấp nhà ở, không nhà ở thì không có việc làm, không việc làm thì không nhà ở (nhân tiện xin nói rằng không có luật nào ghi rằng không được nhận người không hộ khẩu vào làm việc, đây rõ ràng là quyền lao động đã được Hiến pháp “bảo đảm”). Trong khi đó người không có việc làm có thể bị xử lí hình sự về khoản lang thang, “ăn bám”.
Khi nạn mại dâm còn được coi là không tồn tại, theo Marx và Engels thì những hiện tượng như thế không thể tồn tại trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người ta chống lại nó bằng một cuộc “chiến bí mật” với các nhân viên an ninh mật. Năm 1966 (xin trích dẫn) “đã ban hành văn bản trù liệu các biện pháp trừng phạt về mặt hành chính, trong đó có việc tước hộ khẩu, tội hoạt động mại dâm có hệ thống”. Sau đó (1967) lại ban hành quyết định liên tịch của Giám đốc sở nội vụ và Giám đốc Viện kiểm sát thành phố Moskva (ông này không có quyền ra quyết định, trừ các quyết định nội bộ - tác giả) quy định các biện pháp xử lí hiện tượng mại dâm. Các nghị định và hướng dẫn liên quan đến việc đi ra nước ngoài của các công dân Liên Xô đều được coi là bí mật cả (Tin tức ngày 16 tháng 11 năm 1987). Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động của KGB cũng đều là tuyệt mật.
Giáo sư D. A. Leber (Cộng hòa liên bang Đức), trong một bài báo rất hay và có rất nhiều dẫn chứng, nhận xét rằng môn luật học ít chú ý đến vấn đề công bố[18]. Đối với các nhà khoa học Liên Xô thì đấy là vấn đề rất khó giải quyết: tất cả các luật sư đều biết rằng yêu cầu “không ai được viện cớ là không biết luật” là một yêu cầu phi lí đối với các công dân Liên Xô nếu luật không được công bố, nhưng luật sư lại có trách nhiệm biện hộ cho việc làm của nhà nước. Để làm việc đó, một tập thể tác giả thuộc Viện lập pháp Liên Xô đã đánh tráo khái niệm “công bố” bằng khái niệm “tuyên bố” bao gồm việc gửi văn bản pháp quy cho các tổ chức có nghĩa vụ thực hiện. Bằng cách đó, thí dụ quyết định “Về chế độ sinh hoạt và ăn uống của tù nhân” được Bộ nội vụ gửi cho trưởng các trại giam được coi là đã “tuyên bố”[19], nghĩa là đã công bố rồi.
Bây giờ xin chuyển sang xem xét thang bậc nguồn gốc quyền lực trên thực tế.
Chỉ thị của “các cơ quan lãnh đạo”, “chỉ thị bằng điện thoại”.
Xin bắt đầu bằng một sự kiện phi lí đối với một xã hội bình thường: tháng 12 năm 1936 “hiến pháp Stalin”, “hiến pháp dân chủ nhất trên thế giới” được thông qua, báo hiệu giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và “bảo đảm” các quyền và quyền tự do công dân như “bất khả xâm phạm về thân thể” (điều 127), “bất khả xâm phạm về nhà ở” và các quyền khác nữa, nhưng chỉ mấy ngày sau là bắt đầu năm 1937, đỉnh điểm của cuộc khủng bố đỏ. “Các nhân viên của ủy ban an ninh đặc biệt với những trái tim nóng” đã bắt, đã đánh đập, tra tấn, xử bắn… hàng trăm ngàn người ngay trên đường phố, tại công sở, tại gia đình mà không cần điều tra, không cần tòa án, không cần lệnh của viện kiểm soát (thường là ban đêm). Còn khi những người bị bắt phát điên lên vì sợ hãi, không hiểu chuyện gì đang xảy, hỏi nhân viên an ninh: “Thế còn hiến pháp?”, thì được trả lời: “Hiến pháp không dành cho kẻ thù của nhân dân!”.
Một trong những thí dụ rõ nhất trong thời gian gần đây là vụ lưu đầy viện sĩ Andrey Sakharov, không có tòa án và không cần điều tra, bất chấp hiến pháp, bất chấp luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Lưu đầy là một hình phạt, theo điều 25 Bộ luật hình sự thì tội nhân có thể bị phạt lưu đầy dưới 5 năm. Sakharov, người được giải Nobel về hòa bình cùng phu nhân, bà Elena Bonner, phải đi đầy những 7 năm. Bây giờ người ta thường nhấn mạnh rằng Sakharov được tha theo chỉ thị (chỉ thị chứ không phải quyết định của cơ quan có thẩm quyền) của chính Gorbachev, nhưng những học giả xu nịnh đó lại quên nói rằng một năm rưỡi sau “cách mạng tháng 4” ông bà Sakharov mới thoát cảnh lưu đầy. Họ cũng không nhận được một xu bồi thường nào cho những tháng năm bị làm nhục và thiếu thốn đó.
Ngày 18 tháng 11 năm 1981, tờ Văn học cho đăng một bài phỏng vấn rất hoành tráng, người trả lời là G. Aliev, “anh hai” của Azerbaidgian, với mục đích ca ngợi hoạt động của ông ta (xin được trích) “nhằm phát triển và tuyệt đối tuân theo các nội quy sinh hoạt Đảng” cũng như “pháp luật của nhà nước Liên Xô và hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa”! Nhưng hóa ra người ta lại nói về sự phổ biến của hiện tượng “đút lót trong các trường đại học, sự bảo kê và chủ nghĩa gia đình trị trong đội ngũ giáo sư và giảng viên các trường đại học”, đến nỗi “người ta phải cấm nhận con em cán bộ các cơ quan quản lí vào học khoa luật. Vì điều đó là vi hiến nên cô phóng viên đã nhận xét một cách tế nhị: “Chúng ta đang nói về việc tuân thủ pháp luật, mà cái này, nói một cách nhẹ nhàng…”, Aliev lập tức phản đối: “Xin đừng tìm những từ nhẹ nhàng. Đây là một quyết định duy ý chí. Là bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương, tôi đã đưa ra đề nghị và hội đồng nhà trường đã thông qua”. Nói cách khác, ý chí của lãnh tụ Đảng là luật, còn cao hơn cả hiến pháp.
Bên trên đã nói đến việc cấm nhận người không có hộ khẩu vào làm việc. Nhưng lại còn một văn bản pháp quy độc đáo nữa: “giải thích bằng miệng của Bộ nội vụ Liên Xô”, theo đó, chỉ được nhận người vào làm nếu người đó có thể đi bằng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày từ nơi đăng kí hộ khẩu đến nơi làm việc! Dĩ nhiên là tôi không thể đưa ra chứng cớ rằng một văn bản như thế đã từng tồn tại, nhưng xin những ai đòi tôi chứng minh hãy chỉ cho tôi điều luật cấm nhận người không có hộ khẩu! Sự kiện này thì ai cũng biết.
Những người đang làm việc mà vì lí do gì đó bị tước hộ khẩu thì cũng sẽ bị cho nghỉ việc trên cơ sở “khoản 2 điều 254 bộ luật lao động của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga”. Khoản này nói rằng trong một số trường hợp nhất định luật “có thể đặt ra những cơ sở bổ sung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với công nhân, viên chức khi có vi phạm những nguyên tắc hiện hành về việc tiếp nhận vào làm việc và những trường hợp khác”. Như vậy là điều khoản này đã xác định khả năng thiết lập bởi luật pháp các cơ sở mà khoản 1-4 của điều luật này chưa xem xét, chứ không phải là cơ sở cho nghỉ việc. Năm 1982, trong cuộc họp ở Viện pháp luật, một thành viên của tòa án thành phố Moskva đã thông báo: có “chỉ thị” là chiếu theo điều cho thôi việc tất cả những người bị tước hộ khẩu theo khoản 2 điều 254 Bộ luật lao động. Người này không nói rõ đấy là “chỉ thị” của ai, hơn nữa, Tòa án Moskva cũng không nhận được văn bản nào, nhưng họ vẫn tuân theo[20].
Những “chỉ thị” như thế là trái với hiến pháp và pháp luật, nhưng lại được tất cả các cấp quản lí ban phát, mà càng ở dưới thì sự vi phạm hiến pháp và pháp luật lại càng trắng trợn hơn. Đối với một viên chức bình thường thì vấn đề tuân thủ Hiến pháp hay tuân thủ “chỉ thị” của bí thư không bao giờ được đặt ra. Như câu ngạn ngữ: “Quan thì xa bản nha thì gần”, “anh hai” với sức mạnh chuyên chính không bị giới hạn bởi bất kì pháp luật nào luôn ở rất gần[21].
Tập quán
Một chuyên gia về dân luật rất nổi tiếng đã quá cố, ông M. M. Agarkov, tôi đã từng được nghe ông giảng, đã có lần nói vui: “Vấn đề quan hệ giữa tập quán và luật pháp đã làm đau đầu biết bao luật sư các nước khác đã được chúng ta giải quyết một cách đơn giản, đấy là tập quán không tuân thủ pháp luật”. Thật là một câu nói đùa rất đáng suy nghĩ. Tôi đưa tập quán vào vị trí thứ hai là vì, trái với lí thuyết của chúng ta, nó rất thịnh hành và thường vô hiệu hóa các điều luật. Nhưng thực ra độc giả sẽ không tìm thấy từ này trong bất cứ văn bản nào, nó đã được ngụy trang bằng thuật ngữ “thực tiễn”. Chúng ta phủ nhận việc áp dụng tập quán trong xét xử, thậm chí phủ nhận cả sự tồn tại của nó, không ai tỏ ra ngạc nhiên khi đọc thấy rằng vấn đề này hay vấn đề khác được giải quyết theo “thực tiễn đã hình thành”, “phù hợp với thực tiễn đã được xác định” của các tổ chức công đoàn và kinh tế…[22]
Hiến pháp Liên Xô năm 1936 không quy định quy trình lập pháp cũng như quy chế các kì họp của Xô viết Tối cao Liên Xô và nhiều vấn đề hiến định khác. Tất cả đều được xác định trên “thực tế”[23]. “Thực tế” được áp dụng nhiều nhất trong luật lao động. Sức mạnh của tập quán (“thực tế”) đến đâu, nó có thể vô hiệu hóa một điều luật nào đó hay không? Xin giới hạn bằng một ví dụ: Điều 30 luật liên bang, cơ sở của pháp lí về lao động viết: “Cấm làm việc trong ngày nghỉ”. Nhưng có ông giám đốc nào quan tâm đến điều luật này không? Điều này đã bị tập quán vô hiệu hóa ngay từ đầu, nó, cũng như nhiều điều luật khác được ghi vào pháp điển chỉ với mục đích “đánh bóng” mà thôi.
Thực tiễn xét xử
Trái ngược với sự dối trá mang tính chuyên nghiệp của các luật sư Liên Xô, thực tiễn xét xử (án lệ) là một trong những nguồn gốc quan trọng của pháp quyền Xô viết.
Tiêu chuẩn để đánh giá các quan tòa là không có “phế phẩm” nghĩa là các bản án, các phán quyết bị tòa cấp trên hủy bỏ. Tòa án Tối cao Liên Xô và tòa án Tối cao các nước cộng hòa thường xuyên công bố các tập san với những quyết định và bản án “điển hình” của từng vụ việc cụ thể. Về lí thuyết, các tòa cấp dưới có quyền không tuân theo. Nhưng tất cả các luật sư đều biết rằng nếu ông ta trích dẫn phán quyết của Tòa án Tối cao về vụ tương tự thì tòa sẽ xử vụ đang được xem xét đúng như thế. Trong trường hợp ngược lại, tòa cấp trên sẽ hủy bỏ và viên luật sư có tinh thần độc lập sẽ bị nhận điểm “phế phẩm”[24]. Nếu đấy không phải là “án lệ” thì gọi là gì?
Ngoài ra, các hội nghị của Tòa án tối cao còn đưa ra những nghị quyết mà về mặt lí thuyết thì là “giải thích” pháp luật, nhưng trên thực tế lại là đặt ra các quy phạm pháp lí mới. Trong cuốn chuyên khảo mà tôi đã dẫn có nói rằng việc giải thích pháp luật của các tòa án “đôi khi đã dẫn đến việc xa rời hoặc bổ sung pháp luật bởi các tòa án trong khi thực thi công lí”[25], nhưng điều đó dường như chỉ xảy ra trong quá khứ và nay đã bị lên án rồi. Hoàn toàn không phải thế, chính các tác giả cuốn sách cũng công nhận: “Và mặc dù việc “điều chỉnh” pháp luật trong thực tiễn xét xử vẫn đôi khi xảy ra (?) cả trong giai đoạn hiện nay, nhưng dĩ nhiên điều đó không thể coi là hợp pháp được”[26].
Không một luật sư có hiểu biết, chưa mù lòa và chưa đánh mất hoàn toàn lương tâm lại không nhìn thấy sự mâu thuẫn nghiêm trọng giữa “lí luận” và thực tiễn. Hãy xem các tác giả của cuốn sách nói trên tìm cách thoát khỏi đường hầm không lối thoát này như thế nào: cuối cùng họ đã phải công nhận rằng thực tiễn xét xử tạo ra quy phạm bắt buộc phải áp dụng tại tòa, NHƯNG… “Các nguyên tắc (quy tắc pháp lí) nêu trên chỉ có sức mạnh của uy tín chứ không có uy tín của sức mạnh. Vì vậy, nên gọi chúng là các quy tắc pháp lí chứ không phải là quy phạm pháp lí”[27]. Giống hệt như câu chuyện tiếu lâm Đậu phụ chùa cắn đậu phụ nhà trong một câu chuyện tiếu lâm về ông sư ăn thịt chó nọ!
Các văn bản pháp quy của cơ quan quản lí nhà nước
a. Các văn bản của cơ quan quản lí
Do tính thụ động và kém phát triển của ngành lập pháp Liên Xô, các quy định được ban hành chủ yếu bởi các cơ quan quản lí: Hội đồng bộ trưởng (hiện nay gọi là chính phủ) liên bang và Hội đồng bộ trưởng các nước cộng hòa, bộ và các cơ quan ngang bộ, các ủy ban hành chính đủ mọi cấp. Trong “Bộ luật Liên Xô”, tên gọi của nó là như thế, có đến gần 90% là các văn bản của các cơ quan quản lí chứ không phải luật.
Số lượng đồ sộ các văn bản này rất lộn xộn, mâu thuẫn nhau, không thể quản lí nổi và không có hiệu lực. Theo số liệu của F. Burlatsky, một trong các tác giả của những bài diễn văn đầy trí tuệ của Brezhnev, thì trong mười nghị định của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô chỉ có một là được thực hiện (Báo Văn học, ngày 14 tháng 9 năm 1988). Mặc dù về “lí thuyết” các văn bản của các cơ quan quản lí đều được gọi là “văn bản dưới luật”, nhưng trên thực tế chúng chẳng coi luật ra gì. Xin dẫn một thí dụ đặc trưng mà ai cũng biết: Luật dân sự (có hiệu lực năm 1962) quy định trong điều 41: “Người mua, trong trường hợp nhận được hàng không đúng chất lượng, nếu khiếm khuyết này không được người bán thông báo trước, có quyền đòi hoặc đổi món hàng đó lấy món hàng đã được ghi trong hợp đồng với chất lượng phù hợp hoặc giảm giá một cách tương ứng hoặc đòi người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc hủy bỏ hợp đồng kèm theo việc đền bù thiệt hại”.
Điều luật liên bang này chưa bao giờ được thực hiện: Bộ thương mại, bằng các hướng dẫn của mình về việc đổi hàng, đã thủ tiêu quyền lựa chọn, buộc người mua những chiếc TV, máy giặt … kém chất lượng phải chịu đựng những lần sửa chữa bất tận, đầy phiền toái. Mua phải ô tô hỏng thì đừng mong được đổi!
b. Các bộ luật
Trong tập sách Vekhi rất nổi tiếng, in sau cách mạng Nga năm 1905 (M. 1909) có một bài báo rất hay của B. A. Kistiakovsky: “Góp phần bảo vệ pháp luật. Trí thức và nhận thức pháp lí”. Tác giả chứng minh rằng do tình trạng vô luật pháp có tính truyền thống ở nước Nga nên tầng lớp trí thức “không thể hình thành nhận thức pháp lí vững chắc, ngược lại, nhận thức pháp lí đang đứng ở mức rất thấp”. Theo ý ông, điều đặc biệt là ở Nga không có một tác phẩm khoa học nào có ý nghĩa xã hội như các tác phẩm của Hobbes, Milton, Locke ở Anh, Montesquyeu ở Pháp, Hegel, Fichte, Kant ở Đức. Kistiakovsky giải thích rằng trong điều kiện thiếu vắng trật tự pháp lí ở Nga như thế thì đương nhiên nhận thức pháp lí cũng không thể hình thành. Đập phá tan tành trật tự pháp lí của nuớc Nga, những người Bolshevik đã tạo nên vương quốc của sự độc đoán. Tương ứng với tình trạng đó phải là sự thiếu vắng hoàn toàn nhận thức pháp lí.
Sau tất cả những điều đã nói về những nguồn gốc khác nhau của pháp luật thì có thể không cần nói về luật nữa, kể cả bộ luật chủ yếu, tức là hiến pháp, dù đấy là hiến pháp Stalin, hay hiến pháp Brezhnev thì cũng thế mà thôi. Liệu trong các bản hiến pháp đó có điều nào mà khi viện dẫn nó người công dân không tỏ ra là một kẻ hoàn toàn ngu xuẩn trước một quan chức hay không? Không có ai, ngoài các luật sư-học giả, coi những hiến pháp đó là nghiêm túc cả.
Các nhà “dân chủ” đối xử với nó ra sao? Ngày 1 tháng 2 năm 1991 có quyết định về việc cấm đưa ra khỏi Moskva những loại lương thực thực phẩm và hàng hóa khan hiếm của ủy ban hành chính thành phố Moskva do một nhà “kinh tế học” và một nhà “dân chủ” nổi tiếng tên là G. Popov kí. Trong ngày hôm đó, tại các nhà ga và trên các toa tầu hỏa, trên các sân bay và đường ô tô xuất hiện hàng ngàn cảnh sát, không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, các cảnh sát viên cứ việc khám xét hành khách, lục lọi hành lí và tịch thu những món hàng mà họ đã mua ở Moskva! Các nhà “dân chủ” đã vi phạm bao nhiêu điều luật của hiến pháp? Nhưng hóa ra là cảnh sát không biết làm gì với món của cải vừa cướp được vì không có kho để chứa (Tin tức, ngày 9 tháng 2 năm 1991).
Xin độc giả hãy tưởng tượng rằng bạn từ Moskva về nhà, bạn đã mua một số tặng phẩm và đồ ăn, bạn ngồi trong toa và bất ngờ cảnh sát xuất hiện, anh ta yêu cầu bạn mở va li và lấy đi tất cả những đồ vật bạn có… Bạn nghĩ rằng bạn có thể thuyết phục được viên cảnh sát đó rằng tài sản của bạn được hiến pháp và luật về sở hữu bảo vệ ư? Bạn có thể nói rằng quyết định của ủy ban hành chính thành phố Moskva là vi hiến và phạm pháp ư? Xin bạn nhớ rằng nếu bạn chống cự thì bạn không chỉ mất đồ mà còn mất cả tự do nữa đấy!
Thái độ đối với luật pháp đã thay đổi như thế nào kể từ năm 1917 và thái độ của những người Bolshevik và “dân chủ” có gì khác nhau?
“Không nghi ngờ gì rằng chúng ta đang sống trong một đại dương của sự vô luật pháp”, Lenin đã nói rất đúng. Còn có thể bổ sung điều gì? Sau khi ông mất tình hình cũng không khá hơn.
Học thuật
Không một tác phẩm nào ở Liên Xô coi học thuật (ý kiến của các nhà khoa học) là một trong các nguồn gốc của luật pháp. Trong tình trạng kém hiểu biết về luật pháp của dân chúng và việc học hành không đến nơi đến chốn của các luật sư, không ai có thể giải thích được các điều luật một cách khả dĩ chấp nhận được. Nhưng tạo ra một quy phạm cho phép trả lời tất cả mọi tình huống trong cuộc sống lại là điều bất khả. Vì vậy, những bài “bình luận” đối với các điều luật đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp[28]. Đấy là những cuốn sách, thường là của tập thể tác giả, trong đó có dẫn ra từng điều của bộ luật và mỗi điều lại kèm theo những đoạn bình luận dưới hai dạng sau:
a. có trích dẫn văn bản pháp quy: thí dụ, điều 175 bộ luật lao động cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 18 tuổi cho những công việc nặng nhọc; bình luận thông báo rằng công việc nặng nhọc được quy định trong nghị định ngày 10 tháng 9 năm 1980 của Bộ lao động và Tổng liên đoàn lao động Liên Xô.
b. không có trích dẫn, tức là dường như đấy là ý kiến của tác giả.
Trên thực tế, tại các phiên tòa các bình luận và các văn bản pháp quy được tất cả các luật sư sử dụng như nhau. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng học thuật cũng là nguồn gốc của luật pháp. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế, vì mọi “ý kiến của tác giả” đều đã được thỏa thuận trước với các cơ quan hữu quan của nhà nước, thí dụ về luật lao động thì phải thỏa thuận với Bộ lao động, Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động và về thực chất thì là hình thức thể hiện đặc biệt của ý chí của nhà nước, đặc biệt là khi nhà nước ta, vì lí do nào đó, cảm thấy bất tiện trong việc công bố quy phạm đó một cách chính thức.
Các nhà khoa học đóng vai trò gì trong việc ban hành luật pháp? Một phần vai trò của họ đã được nhắc tới bên trên. Họ tham gia vào việc soạn thảo các văn bản pháp quy quan trọng, nhưng không thể nói rằng vai trò của họ lúc nào cũng là tích cực[29]. Thí dụ, không nghi ngờ gì rằng viện sĩ Kudriavsev tham gia soạn thảo điều 11 của luật về tội phạm quốc gia (sau này ông đã tìm mọi cách phủ nhận), điều khoản mà do tính chất phản động của nó đã bị ngay đa số “dễ bảo” của cơ quan quyền lực cao nhất bác bỏ. Nhưng sau đó nó được Gorbachev kí ban hành dưới dạng nghị định và nhiều công dân đã bị xét xử theo nghị định này, còn hội nghị của Tòa án Tối cao Liên Xô thì kịp thời đưa ra các “hướng dẫn có giá trị”. Sukhrev, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao Liên Xô và Gubarev, thứ trưởng Bộ tư pháp Liên Xô cũng như nhiều nhà khoa học-luật sư cũng có mặt trong hội nghị. Thế mà không ai coi nghị định của Tổng thống là phi pháp hết (Tin tức, ngày 23 tháng 5 năm 1989).
[1] Khả năng thấu thị của các nhà
khoa học Liên Xô thật đáng kinh ngạc: 20 năm trước họ đã xác định được “Các quy
luật phát triển đặc thù của pháp luật trong điều kiện của chủ nghĩa cộng sản.
MLVNNPL, tập 4, M., trang. 592-619.
[2] Như trên, trang 330-336.
[3] Như trên, trang 336-340.
[4] Trong cuộc trưng cầu dân ý năm
1990, đa số dân chúng ủng hộ bảo vệ sự toàn vẹn của Liên Xô. Năm 1991, ba vị tổng
thống giải tán Liên Xô, bãi bỏ chức Tổng thống và Xô viết Tối cao Liên Xô được
toàn dân bầu lên mà không thèm thảo luận với ai.
[5] “Luật giữ vị trí cao nhất, là
văn bản có sức mạnh pháp lí đặc biệt”. Lí thuyết về nhà nước và pháp luật.
М., 1949, trang 370.
[6] Sức mạnh “pháp lí tối thượng của
các bộ luật được tất cả mọi ngưới thừa nhận một cách vô điều kiện”. MLVNNPL, T.
4, trang 379.
[7] “LUẬT PHÁP… có sức mạnh tối thượng
so với các văn bản pháp quy khác (nghị định, chỉ thị v.v...)”. Từ điển pháp
luật Liên Xô, in lần thứ 4, М., 1989. trang 451.
[8] “Đây là hiến pháp của nhà nước
xã hội chủ nghĩa và của xã hội xã hội chủ nghĩa đã được nhân dân Liên Xô xây dựng
nên, hiến pháp này được đặt tên là Hiến pháp Stalin để vinh danh người tạo lập
ra nó. Pháp luật Liên Xô hiện hành dựa trên hiến pháp này." Lí thuyết về
nhà nước và pháp luật. М., 1949, trang 360.
[9] Luật dân sự và luật thương mại
của các nước tư bản chủ nghĩa. М., 19бб, trang 19.
[10] Xem bên trên.
[11] MLVNNPL, tập 4, trang 383.
[12] Xem bên trên.
[13] “Trong các nước xã hội chủ nghĩa
tập quán pháp lí không thịnh hành lắm.” MLVNNPL. tập, trang 340. “Tập quán pháp
lí có ý nghĩa rất hạn chế”. Cơ sở lí thuyết
về nhà nước và pháp luật, М., 1969, trang 252.
[14] “Trong xã hội Xô Viết hình thức
soạn thảo luật như thế này đang chết dần”. Lí thuyết tổng quát về luật pháp
Liên Xô. М., 1960 trang 144.
[15] “Phán quyết của các cơ quan xét
xử không được coi là tiêu chuẩn pháp lí mới, bắt buộc phải theo khi giải quyết
các vụ việc tương tự”. Lí thuyết về nhà nước và pháp luật. М., 1949,
trang 385. "Các nước xã hội chủ nghĩa không công nhận án lệ như là một nguồn
gốc của luật pháp vì nó sẽ dẫn tới việc xa rời tính pháp lí và phá hoại vai trò
của các cơ quan dân cử trong hoạt động lập pháp.” MLVNNPL, tập 4, trang 325.
[16] S. Vilniansky. Những bài giảng
về dân luật. Kharkov .
1958, trang 57-60.
[17] Việc chuẩn bị văn bản thường được
giao cho bộ hoặc cơ quan ngang bộ tương ứng, cơ quan này trước hết quan tâm đến
việc bảo vệ quyền lợi của mình trong dự thảo. Vì vậy trên các phương tiện thông
tin đại chúng cũng như trên báo chí chuỵên về luật pháp đã công bố rất nhiều lời
phàn nàn về việc khách hàng của ngành đường sắt, những người gửi hàng và nhận
hàng đều gần như không có quyền hành gì trước ngành đường sắt, ngành này thường
không những không bảo đảm thời hạn giao hàng mà còn không bảo đảm sự an toàn của
hàng hóa, không cung cấp đủ toa chứa và nói chung chịu rất ít trách nhiệm. Mặc
dù Điều lệ ngành đường sắt là do chính phủ ban hành, nhưng lại được Bộ giao
thông vận tải soạn thảo, Bộ này chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của
chính nó.
Sự thật là dự thảo văn bản thường được gửi cho các cơ liên quan xem xét, có đến hơn 100 cơ quan như thế. Khi có quá nhiều nhận xét và đề nghị đối chọi nhau thì sự thỏa hiệp chỉ có thể đạt được bằng các diễn đạt mù mờ và giữ nguyên nội dung chính của văn bản đã được chuẩn bị.
Các văn bản quan trọng, có ý nghĩa toàn liên bang (không chỉ luật mà nghị định của Hội đồng bộ trưởng cũng thế) được soạn thảo bởi các hội đồng, nhưng trước khi chính thức thông qua bao giờ cũng phải trình lên Ban chấp hành trung ương, nơi không phải lúc nào cũng có các luật sư có trình độ. Vì vậy các ủy ban soạn thảo thường vò đầu bứt tai khi nhận lại văn bản đã được “Trung ương xử lí”. Đấy cũng là một trong các lí do vì sao một số bộ luật quan trọng “thời cải tổ” như Luật về xí nghiệp quốc doanh, Luật về hợp tác xã đã phải sữa chữa ngay sau khi ban hành. Các bộ luật này đã không đáp ứng được kì vọng.
Sự thật là dự thảo văn bản thường được gửi cho các cơ liên quan xem xét, có đến hơn 100 cơ quan như thế. Khi có quá nhiều nhận xét và đề nghị đối chọi nhau thì sự thỏa hiệp chỉ có thể đạt được bằng các diễn đạt mù mờ và giữ nguyên nội dung chính của văn bản đã được chuẩn bị.
Các văn bản quan trọng, có ý nghĩa toàn liên bang (không chỉ luật mà nghị định của Hội đồng bộ trưởng cũng thế) được soạn thảo bởi các hội đồng, nhưng trước khi chính thức thông qua bao giờ cũng phải trình lên Ban chấp hành trung ương, nơi không phải lúc nào cũng có các luật sư có trình độ. Vì vậy các ủy ban soạn thảo thường vò đầu bứt tai khi nhận lại văn bản đã được “Trung ương xử lí”. Đấy cũng là một trong các lí do vì sao một số bộ luật quan trọng “thời cải tổ” như Luật về xí nghiệp quốc doanh, Luật về hợp tác xã đã phải sữa chữa ngay sau khi ban hành. Các bộ luật này đã không đáp ứng được kì vọng.
[18] D. A. Leber. Legal rules
"For internal use only". "The International and Comparative Law
Guarterly". London .
January, 1970. Tác giả đã làm công việc so sánh, lấy 3 nước “xã hội chủ nghĩa”
(chủ yếu là Liên Xô) và 3 nước “tư bản chủ nghĩa”.
[19] Xem: "Việc công bố các
văn bản pháp quy”, M., 1978, trang 7. Không đồng ý với quan điểm như thế,
tôi đã yêu cầu nhà xuất bản xóa tên khỏi danh sách tác giả cuốn sách. Nhà xuất
bản “Pháp luật” đã thực hiện yêu cầu của tôi, xong vẫn giữ nguyên bài viết của
tôi và ghi chú rằng đã sử dụng “tài liệu” của tôi trong cuốn sách. Trang 2.
[20] Việc áp dụng luật như thế là phi
pháp vì vậy mà bị che dấu. Tôi chỉ thấy một trường hợp được công bố, đấy là trường
hợp tòa án Moskva thay đổi cách diễn đạt từ mục 2 điều 33 bộ luật lao động (chức
vụ không phù hợp hoặc không thực hiện được công tác) thành phần 2 điều 254 bộ
luật lao động Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga (Bản tin của tòa án Tối
cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, 1987. số 2. trang 13) để từ chối
khôi phục cho một nữ công nhân khi người này bị cho thôi việc một cách trái luật.
[21] Tất nhiên là không thể có bất cứ
dẫn chứng nào về “chỉ thị” trong sách báo pháp luật hoặc trong chính luật pháp.
Nhưng trong các phương tiện thông tin đại chúng, ta thường gặp, đại loại như:
“Ardamonov, phó chủ tịch thứ nhất ủy ban hành chính tỉnh Tula, đã ra lệnh miệng
cho các ủy ban huyện, theo đó các chuyên gia trẻ được phân công đến Tula không
được hưởng các ưu đãi về nhà ở do chính phủ quy định… Có rất nhiều trường hợp
khi quyết định được ban hành theo chỉ thị của cá nhân chứ không phải theo quy định
của pháp luật” (Nước Nga Xô viết, ngày 26 tháng 2 năm 1986).
Chủ tịch đoàn ủy ban nhân dân thành phố Moskva đã “chỉ thị” cho vụ trưởng vụ thương mại thủ tục bán ô tô phi pháp và “cái lệnh miệng phi pháp đó đã là kim chỉ nam suốt mấy năm liền” (Tin tức, ngày 26 tháng 2 năm 1987).
Chủ tịch đoàn ủy ban nhân dân thành phố Moskva đã “chỉ thị” cho vụ trưởng vụ thương mại thủ tục bán ô tô phi pháp và “cái lệnh miệng phi pháp đó đã là kim chỉ nam suốt mấy năm liền” (Tin tức, ngày 26 tháng 2 năm 1987).
[22] “Pháp chế xã hội chủ nghĩa",
1962, số 11, trang 84-85; Những vấn đề lí luận của việc hệ thống hóa tiến
trình lập pháp, 1961, trang 270, 383; М.А. Arzhanov. Quan hệ giữa nhà nước
và pháp luật. М., 1960, trang 44 v.v...
[23] “Thực tiễn hoạt động nhiều năm của
Xô viết Tối cao cho thấy các cuộc họp chung của hai viện thường nghe báo cáo về
kế hoạch kinh tế quốc dân Liên Xô và ngân sách Liên Xô”… “Theo truyền thống việc
bầu vào tòa án Tối cao Liên Xô được tiến hành trong các phiên họp chung giữa
hai viện: Viện liên bang và Viện dân tộc”. A. I. Lepeshkin, A. I. Kim và những
người khác trong cuốn: Giáo trình luật pháp Liên Xô., М., 1954, trang
397.
[24] Thực tiễn xét xử trong hệ thống
pháp luật Liên Xô. М., 1975, trang 6.
[25] Sách đã dẫn, trang 3.
[26] Sách đã dẫn, trang 25. Trong nền
kinh tế “kế hoạch” của Liên Xô, tiêu chí chủ yếu của công tác là các con số. Vì
vậy báo cáo láo là tai họa không thể nào khắc phục được. Khắc phục bằng cách
nào? Lãnh đạo Liên Xô (xin nói thêm rằng chính họ cũng báo cáo láo) cho rằng biện
pháp duy nhất là trừng phạt. Năm 1962 người ta đã đưa vào luật hình sự Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa liên bang Nga (các nước cộng hòa khác cũng làm tương tự) điều
152 1 "Báo cáo láo và những sự xuyên tạc khác về việc thực hiện kế hoạch”
có thể bị phạt tù đến 3 năm
Báo cáo láo vẫn không chấm dứt. Làm gì? Tất nhiên là phải tăng cường hình phạt! Nhưng ban hành luật mới thì có vẻ không tiện. Thế là tòa án Tối cao, trong quyết định số 7 ngày 21 tháng 6 năm 1985 (bắt đầu “cải tổ”) đã chỉ thị xử lí báo cáo láo cùng với… tội ăn cắp, có tính đến “toàn bộ số tiền mà những người có trách nhiệm đã chiếm đoạt, cũng như số tiền đã giao cho những người khác dưới dạng tiền lương mà không thề thu hồi được (Bản tin của tòa án Tối cao, 1985, số 4, trang 10). Nhưng trong hướng dẫn áp dụng luật hình sự trước đó đã nói rất đúng rằng cần phải phân biệt báo cáo láo với ăn cắp vì những hành động như thế không nhằm chiếm đoạt tài sản nhà nước hay tài sản xã hội một cách trực tiếp (Hướng dẫn luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, М, 1971, trang 324). Hiện nay, trong trường hợp tiền thưởng quá nhiều thì tội phạm có thể bị xử bắn, kèm theo tịch thu tài sản! Trong khi các nhà khoa học không coi chỉ thị của tòa là nguồn gốc của luật pháp!
Sau đó thì hiện tượng báo cáo láo có chấm dứt không? Dĩ nhiên là không! Điều phi lí nhất là chính các cấp trên lại đòi phải có báo cáo láo!
Sự thiếu hiệu quả và dã man của “hướng dẫn” của tòa án Tối cao đã rõ ràng đến mức chính cơ quan này cũng phải phủ nhận quyết định số 7 và trong quyết định số 15 ngày 24 tháng 12 năm 1987 đã quy định: “trong trường hợp có thiệt hại lớn về mặt vật chất do báo cáo láo gây ra (chỉ trong trường hợp này thôi – tác giả) thì phải coi báo cáo láo có kèm theo tội lợi dụng chức vụ (điều 170 luật hình sự Cộng hòa liên bang Nga), khung hình phạt nặng nhất là 8 năm tù giam (Bản tin của tòa án Tối cao, 1988, số 1, trang 22). tòa án Tối cao đã xuyên tạc luật pháp như vậy đấy. Sau này, trong các chương nói về luật lao động và luật hình sự sẽ có nhiều thí dụ chứng tỏ thực tế xét xử ở Liên Xô là một nguồn gốc pháp luật quan trọng.
Báo cáo láo vẫn không chấm dứt. Làm gì? Tất nhiên là phải tăng cường hình phạt! Nhưng ban hành luật mới thì có vẻ không tiện. Thế là tòa án Tối cao, trong quyết định số 7 ngày 21 tháng 6 năm 1985 (bắt đầu “cải tổ”) đã chỉ thị xử lí báo cáo láo cùng với… tội ăn cắp, có tính đến “toàn bộ số tiền mà những người có trách nhiệm đã chiếm đoạt, cũng như số tiền đã giao cho những người khác dưới dạng tiền lương mà không thề thu hồi được (Bản tin của tòa án Tối cao, 1985, số 4, trang 10). Nhưng trong hướng dẫn áp dụng luật hình sự trước đó đã nói rất đúng rằng cần phải phân biệt báo cáo láo với ăn cắp vì những hành động như thế không nhằm chiếm đoạt tài sản nhà nước hay tài sản xã hội một cách trực tiếp (Hướng dẫn luật hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, М, 1971, trang 324). Hiện nay, trong trường hợp tiền thưởng quá nhiều thì tội phạm có thể bị xử bắn, kèm theo tịch thu tài sản! Trong khi các nhà khoa học không coi chỉ thị của tòa là nguồn gốc của luật pháp!
Sau đó thì hiện tượng báo cáo láo có chấm dứt không? Dĩ nhiên là không! Điều phi lí nhất là chính các cấp trên lại đòi phải có báo cáo láo!
Sự thiếu hiệu quả và dã man của “hướng dẫn” của tòa án Tối cao đã rõ ràng đến mức chính cơ quan này cũng phải phủ nhận quyết định số 7 và trong quyết định số 15 ngày 24 tháng 12 năm 1987 đã quy định: “trong trường hợp có thiệt hại lớn về mặt vật chất do báo cáo láo gây ra (chỉ trong trường hợp này thôi – tác giả) thì phải coi báo cáo láo có kèm theo tội lợi dụng chức vụ (điều 170 luật hình sự Cộng hòa liên bang Nga), khung hình phạt nặng nhất là 8 năm tù giam (Bản tin của tòa án Tối cao, 1988, số 1, trang 22). tòa án Tối cao đã xuyên tạc luật pháp như vậy đấy. Sau này, trong các chương nói về luật lao động và luật hình sự sẽ có nhiều thí dụ chứng tỏ thực tế xét xử ở Liên Xô là một nguồn gốc pháp luật quan trọng.
[27] Thực tế xét xử… trang
5-6.
[28] Do giá trị thực tiễn và số lượng
in có hạn nên nhiều văn bản hướng dẫn (đặc biệt là luật hình sự và luật tố tụng
hình sự) thường không được bán trong nhà sách mà chỉ được phân phối theo đơn đặt
hàng của các cơ quan tư pháp và hành chính. Vì vậy ngay cả một số quan tòa cũng
không có, công dân bình thướng thì không thể nào mua được.
[29] Trợ lí giáo sư người Mĩ tên là
P. Solomon – Con khẳng định rằng các nhà “tội phạm học” Liên Xô, ngay cả dưới
thời Stalin, đã có ảnh hhưởng tích cực đối với luật hình sự! “Khảo cứu khoa học”
đã được xuất bản của ông ta rất đáng được ghi nhận vì nó đặc trưng cho nhiều
công trình khoa học phương Tây về luật pháp Liên Xô. Theo ý kiến của nhà dân chủ
trẻ, nếu không có các nhà “tội phạm học” thì trong những năm “đại khủng bố” còn
có thêm hàng chục triệu nạn nhân nữa bị giết. Điều khẳng định giật gân của
Solomon-Con là dựa trên cơ sở nào? Hóa ra là trên cơ sở các phát biểu của các nhà
khoa học, trong đó có V. Kudriavsev và N. Kuznesov và những người khác! Liệu có
nực cười không khi ta đọc thấy: “Các bài phát biểu của Bộ trưởng bộ nội vụ, N.
Shelokov, có ý nghĩa khoa học rất cao”? Con người đó chính là đầu Đảng của băng
nhóm mafia tham nhũng! Thật không cần bình luận nữa! Xem P.Solomon Jr. Soviet
Criminologists and Criminal Policy. Specialists in Policy Making. NY. 1978,
p.64.
No comments:
Post a Comment