Thị trường và đạo đức
Tác giả: TOM G. PALMER
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Hiệu đính: Đinh Tuấn Minh
Năm xuất bản: 2014
PHẦN III
SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TÀI SẢN
Tự do chính trị cùng với tự do kinh tế làm cho những điều kì diệu của con người sinh sôi nảy nở
Temba A. Nolutshungu.
Trong tiểu luận này nhà kinh tế học Nam Phi, Temba A. Nolutshungu, rút từ lịch sử gần đây của đất nước ông sự khác biệt giữa quy tắc đa số (giành được sau hàng chục năm đấu tranh chống lại sự độc chiếm quyền lực của nhóm thiểu số) với tự do và cho thấy tiềm lực giải phóng của tự do kinh tế.
Temba A. Nolutshungu là giám đốc Quĩ thị trường tự do ở Nam Phi. Ông giảng dạy chương trình kinh tế tại nhiều trường ở Nam Phi và thường xuyên viết bài cho báo chí Nam Phi. Ông từng là ủy viên Hội đồng kiến nghị Zimbabwe, tức một loạt đề xuất về chính sách giúp phục hồi Zimbabwe sau những thảm họa do Mugabe gây ra và được đệ trình lên thủ tướng Morgan Tsvangirai. Thời trẻ Nolutshungu từng là nhà hoạt động nổi tiếng trong Phong trào giác ngộ của người da đen Nam Phi.
Tháng 7 năm 1794, Maximilien Robespierre, một nhà cách mạng theo phái cộng hòa đồng thời là một nhà dân chủ cấp tiến và là người chống lưng cho Giai đoạn Khủng bố trong cách mạng Pháp – trong giai đoạn này đã có 40.000 công dân Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài vì bị coi là “kẻ thù của nhân dân” – bị những người chống đối kết án tử hình. Trước khi chết ông đã nói với quần chúng một câu thường được người ta dùng để nịnh hót ông, nhưng nay lại gào lên đòi lấy máu ông. Câu ấy như sau: “Tôi đã mang đến cho các vị tự do, bây giờ các vị lại đòi cả bánh mì nữa”. Và Giai đoạn Khủng bố kết thúc ở đấy.
Đạo lí có thể rút ra ở đây là trong khi có thể có liên hệ nào đó giữa tự do chính trị và sự thịnh vượng kinh tế, nhưng chúng không phải là một.
Thịnh vượng kinh tế là kết quả của tự do. Ở Nam Phi, với tỉ lệ thất nghiệp được chính thức ghi nhận là 25,2% (không kể những người đã chán nản, không tiếp tục tìm kiếm công việc nữa), sự tách biệt giữa tự do chính trị và thịnh vượng kinh tế phản ánh khả năng xảy ra xung đột lớn – mối nguy còn gia tăng bởi những lời hứa hẹn về đủ kiểu lợi ích mà các chính quyền nối tiếp nhau vẫn nói với cử tri của họ.
Muốn giải quyết những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, cần phải làm rõ một số quan điểm sai lầm.
Tạo công ăn việc làm không phải là công việc của chính phủ. Chỉ có lĩnh vực tư mới tạo được việc làm ổn định. Công việc do chính phủ tạo ra là dựa vào tiền của người đóng thuế và được coi là công việc được trợ cấp. Vì là những công việc không ổn định cho nên chúng không tạo được hậu quả kinh tế tích cực. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra của cải chủ lực, còn khu vực nhà nước chỉ là khu vực tiêu thụ mà thôi.
Tiền là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nên nó phải liên quan tới và phản ánh được năng suất lao động. Năm 1991, khi tôi đến thăm Nga và Czechoslovakia hậu cộng sản, ở đâu tôi cũng nghe người ta nói câu chuyện tiếu lâm là công nhân giả vờ làm việc, còn chính phủ thì giả vờ trả lương cho họ. Nhu vậy là, theo ý tôi, khi nói về việc tạo công ăn việc làm, chúng ta chỉ cần tập trung vào khu vực tư nhân mà thôi.
Nhưng chúng ta chưa nói tới câu hỏi là phải áp dụng chính sách nào với doanh nghiệp tư nhân. Chính sách nào làm tăng, còn chính nào thì làm giảm năng suất lao động? Phải làm gì đây?
Xin xem xét những những nguyên tắc làm nền tảng cho một cuộc trao đổi đơn giản nhất giữa hai bên. Những vụ giao dịch đơn giản có thể sử dụng là ví dụ và đại diện cho nền kinh tế lớn hơn. Chúng có thể nói cho những người làm chính sách biết chính sách nào phù hợp với bản chất của con người vì con người là tác nhân then chốt trong nền kinh tế. Xin quay trở lại thời kì huyền sử với một người sống trong hang hốc, giỏi săn bắn nhưng không thông thạo trong việc sản xuất cung tên. Anh chàng này gặp một người làm cung giỏi và đồng ý đổi một phần thịt vừa săn được lấy vũ khí. Sau vụ đổi chác hai người đều cảm thấy hài lòng vì nghĩ rằng đã nhận được cái có giá trị lớn hơn là cái mà họ cho đi. Chẳng chóng thì chày người làm cung sẽ nhận ra rằng nếu chuyên tâm vào việc làm cung chứ không đi săn nữa thì anh ta có thể đổi cung lấy lông thú, thịt, ngà voi và những thứ khác. Đấy là anh ta tham gia kinh doanh. Anh ta sẽ phát đạt và tất cả khách hàng của anh ta cũng sẽ phát đạt vì họ đang sử dụng những chiếc cung tên hiệu quả cao hơn là những thứ do chính họ làm ra.
Điều quan trọng cần nói là trong kịch bản này không có ai sử dụng vũ lực hay lừa dối. Cũng không có sự tham gia của bên thứ ba. Không cần phải có người đưa ra luật lệ kiểm soát giao dịch gì hết. Luật lệ mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ sẽ xuất hiện một cách tự phát. Họ tuân thủ như thể đấy là trật tự tự nhiên vậy. Đấy là điều mà sau này nhà kinh tế học đã quá cố, ông Friedrich Hayek, gọi là trật tự tự phát, và một phần của trật tự này là sở hữu tư nhân, được các bên tôn trọng.
Từ ví dụ đơn gian này người ta có thể suy ra rằng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, trong các nước mà chính phủ hạn chế can thiệp vào lĩnh vực kinh tế thì tốc độ phát triển kinh tế sẽ cao, đồng thời lợi ích về mặt kinh tế-xã hội cũng gia tăng tương ứng. Nói cách khác, nếu chính phủ thúc đẩy quyền tự do kinh tế của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và tạo điều kiện cho họ tham gia giao dịch không có lừa dối và ép buộc thì đất nước và nhân dân sẽ thịnh vượng. Đấy là con đường làm giảm thất nghiệp, cải thiện giáo dục và tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đây là những nguyên tắc căn bản, áp dụng cho tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào cái nôi văn hóa của nó. Huyền thoại về “tinh thần lao động” tồn tại dai dẳng đáng được giới phê bình quan tâm. Quan điểm này còn làm gia tăng những cách nghĩ theo kiểu rập khuôn là sắc dân này hay dân tộc này thì có tinh thần lao động, còn sắc dân kia hay dân tộc kia thì không có; và mở rộng ra: dân tộc nghèo, sắc dân nghèo là vì không có tinh thần lao động, còn dân tộc giàu, sắc dân giàu thành công hơn là vì có tinh thần lao động – đây là quan điểm rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nó gắn với sắc tộc.
Trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tây Đức có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Đông Đức là khu vực thảm họa về kinh tế. Họ là người cùng một dân tộc, cùng nền văn hóa, thậm chí cùng gia đình trước khi bị Thế chiến II chia rẽ. Có thể nói tương tự như thế về hai nước Triều Tiên: miền Nam là một người khổng lồ về kinh tế, trong khi miền Bắc là địa ngục, tiếp tục ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài. Họ cũng là người cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa. Và sự tương phản đến thế nào giữa Trung Hoa lục địa và Hồng Công – đấy là nói trước năm 1992, khi Đặng Tiểu Bình khởi động cuộc cải cách thị trường tự do, sau khi đã tuyên bố rằng làm giàu là vinh quang và mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột. Một lần nữa, đây cũng là một giống người, một nền văn hóa và cùng một sự khác biệt một trời một vực về kinh tế. Sự khác biệt là do – lúc nào cũng thế - mức độ tự do mà các tác nhân kinh tế được hưởng.
Từ năm 1992, nhờ những cuộc cải cách thị trường quyết liệt nhất trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Và trái ngược lại, điều đáng buồn là, như Bertel Schmittc đã nói: “Hoa Kì lại nhặt được cuốn sách dạy về kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đặng Tiểu Bình đã nhanh trí vất đi”.
Khuôn khổ pháp lí và định chế, đặc biệt là mức độ tự do của những qui định điều tiết nền kinh tế, là yếu tố quyết định mức độ giàu có của đất nước cũng như của người dân của nó. Nói cách khác, mức độ tự do mà chính phủ dành cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ quyết định kết quả hoạt động của họ. Năm 1986, giáo sư Walter Williams – tác giả cuốn Cuộc chiến chống chủ nghĩa tư bản của Nam Phi (South Afriica’s War Against Capitalism) – đã tổng kết tất cả những vấn đề này bằng mấy từ như sau: “… Giải pháp cho các vấn đề của Nam Phi không phải là những chương trình đặc biệt, không phải là ra các văn bản pháp quy, không phải là bố thí, và cũng không phải là trợ cấp. Đấy là tự do. Bởi vì nếu bạn nhìn ra thế giới và nếu bạn tìm kiếm nhưng người giàu, những người biết làm ăn giỏi, bạn còn thấy xã hội, ở đó cá nhân có tương đối nhiều quyền tự do”.
Tháng 7 năm 1794, Maximilien Robespierre, một nhà cách mạng theo phái cộng hòa đồng thời là một nhà dân chủ cấp tiến và là người chống lưng cho Giai đoạn Khủng bố trong cách mạng Pháp – trong giai đoạn này đã có 40.000 công dân Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài vì bị coi là “kẻ thù của nhân dân” – bị những người chống đối kết án tử hình. Trước khi chết ông đã nói với quần chúng một câu thường được người ta dùng để nịnh hót ông, nhưng nay lại gào lên đòi lấy máu ông. Câu ấy như sau: “Tôi đã mang đến cho các vị tự do, bây giờ các vị lại đòi cả bánh mì nữa”. Và Giai đoạn Khủng bố kết thúc ở đấy.
Đạo lí có thể rút ra ở đây là trong khi có thể có liên hệ nào đó giữa tự do chính trị và sự thịnh vượng kinh tế, nhưng chúng không phải là một.
Thịnh vượng kinh tế là kết quả của tự do. Ở Nam Phi, với tỉ lệ thất nghiệp được chính thức ghi nhận là 25,2% (không kể những người đã chán nản, không tiếp tục tìm kiếm công việc nữa), sự tách biệt giữa tự do chính trị và thịnh vượng kinh tế phản ánh khả năng xảy ra xung đột lớn – mối nguy còn gia tăng bởi những lời hứa hẹn về đủ kiểu lợi ích mà các chính quyền nối tiếp nhau vẫn nói với cử tri của họ.
Muốn giải quyết những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, cần phải làm rõ một số quan điểm sai lầm.
Tạo công ăn việc làm không phải là công việc của chính phủ. Chỉ có lĩnh vực tư mới tạo được việc làm ổn định. Công việc do chính phủ tạo ra là dựa vào tiền của người đóng thuế và được coi là công việc được trợ cấp. Vì là những công việc không ổn định cho nên chúng không tạo được hậu quả kinh tế tích cực. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra của cải chủ lực, còn khu vực nhà nước chỉ là khu vực tiêu thụ mà thôi.
Tiền là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nên nó phải liên quan tới và phản ánh được năng suất lao động. Năm 1991, khi tôi đến thăm Nga và Czechoslovakia hậu cộng sản, ở đâu tôi cũng nghe người ta nói câu chuyện tiếu lâm là công nhân giả vờ làm việc, còn chính phủ thì giả vờ trả lương cho họ. Nhu vậy là, theo ý tôi, khi nói về việc tạo công ăn việc làm, chúng ta chỉ cần tập trung vào khu vực tư nhân mà thôi.
Nhưng chúng ta chưa nói tới câu hỏi là phải áp dụng chính sách nào với doanh nghiệp tư nhân. Chính sách nào làm tăng, còn chính nào thì làm giảm năng suất lao động? Phải làm gì đây?
Xin xem xét những những nguyên tắc làm nền tảng cho một cuộc trao đổi đơn giản nhất giữa hai bên. Những vụ giao dịch đơn giản có thể sử dụng là ví dụ và đại diện cho nền kinh tế lớn hơn. Chúng có thể nói cho những người làm chính sách biết chính sách nào phù hợp với bản chất của con người vì con người là tác nhân then chốt trong nền kinh tế. Xin quay trở lại thời kì huyền sử với một người sống trong hang hốc, giỏi săn bắn nhưng không thông thạo trong việc sản xuất cung tên. Anh chàng này gặp một người làm cung giỏi và đồng ý đổi một phần thịt vừa săn được lấy vũ khí. Sau vụ đổi chác hai người đều cảm thấy hài lòng vì nghĩ rằng đã nhận được cái có giá trị lớn hơn là cái mà họ cho đi. Chẳng chóng thì chày người làm cung sẽ nhận ra rằng nếu chuyên tâm vào việc làm cung chứ không đi săn nữa thì anh ta có thể đổi cung lấy lông thú, thịt, ngà voi và những thứ khác. Đấy là anh ta tham gia kinh doanh. Anh ta sẽ phát đạt và tất cả khách hàng của anh ta cũng sẽ phát đạt vì họ đang sử dụng những chiếc cung tên hiệu quả cao hơn là những thứ do chính họ làm ra.
Điều quan trọng cần nói là trong kịch bản này không có ai sử dụng vũ lực hay lừa dối. Cũng không có sự tham gia của bên thứ ba. Không cần phải có người đưa ra luật lệ kiểm soát giao dịch gì hết. Luật lệ mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ sẽ xuất hiện một cách tự phát. Họ tuân thủ như thể đấy là trật tự tự nhiên vậy. Đấy là điều mà sau này nhà kinh tế học đã quá cố, ông Friedrich Hayek, gọi là trật tự tự phát, và một phần của trật tự này là sở hữu tư nhân, được các bên tôn trọng.
Từ ví dụ đơn gian này người ta có thể suy ra rằng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, trong các nước mà chính phủ hạn chế can thiệp vào lĩnh vực kinh tế thì tốc độ phát triển kinh tế sẽ cao, đồng thời lợi ích về mặt kinh tế-xã hội cũng gia tăng tương ứng. Nói cách khác, nếu chính phủ thúc đẩy quyền tự do kinh tế của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và tạo điều kiện cho họ tham gia giao dịch không có lừa dối và ép buộc thì đất nước và nhân dân sẽ thịnh vượng. Đấy là con đường làm giảm thất nghiệp, cải thiện giáo dục và tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đây là những nguyên tắc căn bản, áp dụng cho tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào cái nôi văn hóa của nó. Huyền thoại về “tinh thần lao động” tồn tại dai dẳng đáng được giới phê bình quan tâm. Quan điểm này còn làm gia tăng những cách nghĩ theo kiểu rập khuôn là sắc dân này hay dân tộc này thì có tinh thần lao động, còn sắc dân kia hay dân tộc kia thì không có; và mở rộng ra: dân tộc nghèo, sắc dân nghèo là vì không có tinh thần lao động, còn dân tộc giàu, sắc dân giàu thành công hơn là vì có tinh thần lao động – đây là quan điểm rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nó gắn với sắc tộc.
Trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tây Đức có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Đông Đức là khu vực thảm họa về kinh tế. Họ là người cùng một dân tộc, cùng nền văn hóa, thậm chí cùng gia đình trước khi bị Thế chiến II chia rẽ. Có thể nói tương tự như thế về hai nước Triều Tiên: miền Nam là một người khổng lồ về kinh tế, trong khi miền Bắc là địa ngục, tiếp tục ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài. Họ cũng là người cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa. Và sự tương phản đến thế nào giữa Trung Hoa lục địa và Hồng Công – đấy là nói trước năm 1992, khi Đặng Tiểu Bình khởi động cuộc cải cách thị trường tự do, sau khi đã tuyên bố rằng làm giàu là vinh quang và mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột. Một lần nữa, đây cũng là một giống người, một nền văn hóa và cùng một sự khác biệt một trời một vực về kinh tế. Sự khác biệt là do – lúc nào cũng thế - mức độ tự do mà các tác nhân kinh tế được hưởng.
Từ năm 1992, nhờ những cuộc cải cách thị trường quyết liệt nhất trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Và trái ngược lại, điều đáng buồn là, như Bertel Schmittc đã nói: “Hoa Kì lại nhặt được cuốn sách dạy về kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đặng Tiểu Bình đã nhanh trí vất đi”.
Khuôn khổ pháp lí và định chế, đặc biệt là mức độ tự do của những qui định điều tiết nền kinh tế, là yếu tố quyết định mức độ giàu có của đất nước cũng như của người dân của nó. Nói cách khác, mức độ tự do mà chính phủ dành cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ quyết định kết quả hoạt động của họ. Năm 1986, giáo sư Walter Williams – tác giả cuốn Cuộc chiến chống chủ nghĩa tư bản của Nam Phi (South Afriica’s War Against Capitalism) – đã tổng kết tất cả những vấn đề này bằng mấy từ như sau: “… Giải pháp cho các vấn đề của Nam Phi không phải là những chương trình đặc biệt, không phải là ra các văn bản pháp quy, không phải là bố thí, và cũng không phải là trợ cấp. Đấy là tự do. Bởi vì nếu bạn nhìn ra thế giới và nếu bạn tìm kiếm nhưng người giàu, những người biết làm ăn giỏi, bạn còn thấy xã hội, ở đó cá nhân có tương đối nhiều quyền tự do”.
Nguồn: http://studentsforliberty.org/college/the-morality-of-capitalism/
No comments:
Post a Comment