Phạm Nguyên Trường dịch
Báo chí phương Tây vừa có loạt bài với những lời dự đoán đầy đe dọa liên quan tới Trung Quốc.
Tờ The Washington Times có mấy bài liền viết về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bài đầu tiên trên tờ bào này có tên “Bắc Kinh gia tăng kho vũ khí hạt nhân”. Trung Quốc đang sản xuất hệ thống phòng chống tên lửa, họ đã trang bị loại tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhận và để kho vũ khí chiến lược của mình trong những lô cốt nằm sâu dưới lòng đất, đấy là lời của nhà báo Bill Gertz thuật lại từ bản báo cáo trình Quốc hội hàng năm của Lầu năm góc.
Theo bản báo cáo này thì có lẽ Trung Quốc đã có 75 tên lửa hành trình liên lục địa (ICBM) có gắn đầu đạn hạt nhân (trong đó có những giàn tên lửa di động do ô tô kéo với các loại tên lửa (ICBM-DF31 và DF-32 rất khó bị phát hiện), và 120 tên lửa tầm trung. Cũng trong bản báo cáo này, lần đầu tiên người ta nói rằng có nhiều khả năng là Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo loại tên lửa (ICBM) thế hệ ba, đặt trên ô tô kéo, cũng là loại tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc cũng đóng mới loại tàu ngầm Jin-class được trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng tên lửa giành cho nó là loại JL-2, cải tiến từ DF-31, vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.
Theo bản báo cáo này thì ở tỉnh Hubei, miền Bắc Trung Quốc có một tổ hợp ngầm chứa tên lửa và đầu đạn hạt nhân, cũng như những hầm ngầm rất rộng. Chiều dài những đường hầm này lên đến hơn 3 ngàn dặm và được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1950.
Nhà phân tích Richard Fisher nói rằng theo bản báo cáo thì năm ngoái Trung Quốc đã sản xuất thêm được 25 tên lửa hành trình liên lục địa (ICBM). “Hệ thống tên lửa (ICBM) đang được tăng cường và được bảo vệ kĩ lưỡng, lại sắp có thêm hệ thống phòng chống tên lửa chắc chắn sẽ làm Mĩ cực kì lo lắng”, nhà phân tích này nói thêm. Fisher cho rằng những lời tuyên bố không chính thức gần đây của Trung Quốc về việc nước này không có ý định trang bị một lực hạt nhân mạnh chỉ là thông tin giả mà thôi.
“Về hệ thống phòng chống tên lửa thì bản báo cáo lần đầu tiên viết rằng Trung Quốc đang sửa soạn một “cái ô” chắn trên toàn quốc, bao gồm những phương tiện chống tên lửa có thể phá hủy tên lửa và những máy móc trên không khác ở tầm cao 50 dặm”, tờ báo này viết như thế. Cũng theo bản báo cáo, Trung Quốc đang nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh, nhằm ngăn chặn đối thủ trong tương lai sử dụng vũ khí đặt trên vũ trụ.
“Trung Quốc sẽ mạnh hơn Lầu năm góc” đấy là kết luận được biên tập viên B. M. Dekker đưa lên làm đầu đề bài báo trên tờ The Washington Times. “Cẩn thận, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đang hành quân”, ngay ở dòng đầu ông ta đã cảnh báo như thế.
Tác giả giải thích rằng bản báo cáo cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh quốc gia của Mĩ. “Có thể chẳng bao lâu nữa bá quyền của quân đội Mĩ sẽ phải rút lui trước sức mạnh của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Cán cân quyền lực ở châu Á đã thay đổi rồi”, bài báo viết tiếp như thế.
Theo ý tác giả, Bắc Kinh càng ngày càng có tham vọng đối với lãnh thổ của các nước khác và coi tất cả biển Nam Trung Hoa là vùng nước lịch sử của mình. Trung Quốc hiện đã có một đội quân đông nhất thế giới rồi, họ lại tìm cách trang bị cho nó vũ khí hiện đại nữa. Nhiều chuyên gia cho rằng lực lượng hải quân tầm xa của Trung Quốc là chỗ dựa cho việc tranh cướp các nguồn tài nguyên. Bắc Kinh đang gia tăng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình và chẳng bao lâu nữa họ có thể bắn trúng tất cả các mục tiêu của Mĩ và NATO ở vùng Tây Thái Bình Dương. “Những người cộng sản luôn khẳng định rằng lực lượng vũ trang của họ chỉ để phong thủ nhưng chính họ thì lại chuẩn bị cho những cuộc chiến lớn”, tác giả bài báo viết như thế.
Nhưng sự thâm hụt ngân sách và nợ công của chính quyền Obama đã làm cho khả năng của Mĩ trong giai đoạn quyết định bị thu hẹp lại, tác giả cảnh báo. Các nhà lãnh đạo thế giới cảm thấy rằng Mĩ đang trong tình trạnh suy thoái và họ sợ sẽ ở trong đội thua. “Tất cả những điều đó càng làm Bắc Kinh tự tin hơn”, tác giả bái báo nhận xét.
“Chế tạo các máy bay chiến đấu ở Trung Quốc phụ thuộc vào các hệ thống của Nga” là đầu đề bái báo thứ ba trên tờ The Washington Times. Phóng viên Reuben F. Johnson từ Rio De Janero, dựa vào ý kiến của các chuyên gia đang tham dự hội thảo quốc tế diễn ra ở thành phố này, thông báo rằng: “Trung Quốc đã tiến một bước dài trong việc chế tạo tàu ngầm, nhưng trong công nghiệp hàng không thì họ còn phụ thuộc vào know-how của Nga”.
Thiết bị mang tên Jialong có vị trí đặc biệt trong hàng ngũ tàu ngầm của Trung Quốc, hiện nay nó đã được công nhận là có khả năng lặn sâu nhất thế giới. Tốc độ lặn của nó là 120 feet một phút. Đấy là dấu hiệu chứng tỏ rằng Trung Quốc có hẳn một hạ tầng công nghệ và nền công nghiệp quân sự đủ sức thúc đẩy việc sử dụng một cách hiệu quả nhất hạm đội ngầm, một chuyên gia dấu tên của Brazil nhận xét như thế.
Nhưng công nghiệp quân sự hàng không của Trung Quốc lại phụ thuộc vào một số bộ phận quan trọng được cung cấp từ Nga, đặc biệt là động cơ phản lực SalutAL-31FN hay RD-93, được sử dụng trong các loại máy bay J-10 và JF-17/F-1 của Trung Quốc. Trung Quốc đang tìm cách tự sản xuất động cơ máy bay, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì phải ít nhất 5-10 năm nữa Trung Quốc mới xây dựng được cơ sở cho động cơ tiêm kích thế hệ thứ V. Theo lời các quan chức Nga thì các nhà quân sự Trung Quốc muốn mua một số lượng lớn động cơ hiện đại 117S. Động cơ này có lẽ đã được lắp trên hai mẫu thử nghiệm máy bay tiêm kích mang tên Chengdu Machine No. 2001, đấy cũng là J-20.
Trong tình hình như thế, bài báo có tên “Nguy cơ thảm họa nợ nần đang treo trên đầu Trung Quốc” trên tờ The Daily Beast là một tin mừng (đối với phương Tây).
Nhà bình luận
Tác giả này cho rằng trong nhiều năm qua Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tìm cách che dấu những món nợ nần của họ để tránh sự chú ý và phê phán của cộng đồng quốc tế. Theo các số liệu chính thức thì cuối năm 2010 các khoản nợ của Trung Quốc chỉ chiếm 17% GDP. Nhưng hãng Dragonomics, một hãng có uy tín, trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng nợ chiếm tới 89% GDP (tức là ngang với Mĩ), trong khi nhiều nhà phân tích nói rằng phải chiếm tới 160% (hơn cả Hi Lạp).
Tác giả này cho rằng có sự khác nhau như thế là do những khoản nơ “bị che đậy”: thí dụ như của chính quyền địa phương và các ngân hàng quốc doanh. Có cả những khoản nợ của chính quyền trung ương đầu tư cho các dự án của các tỉnh và khu vực và những khoản bảo đảm của Bộ tài chính nhằm tài trợ cho lương thực..v.v.. “Nhằm giảm gánh nặng nợ nần, các nhà kĩ trị Trung Quốc đã lựa chọn chiến lược nhằm chặn đứng đà tăng trưởng trong vòng 10 năm tới”, tác giả nói như thế.
Theo ý ông Chang, nợ là chương trình chống khủng hoảng năm 2008 mà ra. “Lãnh đạo đất nước đã buộc các ngân hàng quốc gia cho các dự án không có sức sống vay tiền”, tác giả viết như thế. Chang khẳng định rằng người ta đã xây dựng các thành phố “ma”, thí dụ như thành phố Ordos ở Nội Mông, nơi những tòa nhà và công sở mới trống không. “Về mặt hình thức thì các dự án này tạo ra GDP, nhưng quá lãng phí”, tác giả viết.
Trong nền kinh tế thị trường thì sẽ xảy ra khủng hoảng và sau những vụ phá sản của những tay chơi yếu kém, nền kinh tế sẽ lấy lại sự thăng bằng. “Nhưng lãnh đạo Trung Quốc không để xảy ra những vụ phá hoại mang tính sáng tạo như thế”, tác giả viết. Hiện nay chính quyền trung ương cố tình làm giảm lãi suất đầu tư và như vậy là giới hạn thu nhập của các công dân và làm cho nền kinh tế rơi vào giai đoạn trì trệ. Theo tác giả, Bắc Kinh đang mắc lại sai lầm của Tokyo hồi đầu những năm 1990.
Bắc Kinh cần phải thay đổi đường lối một cách dứt khoát, nhưng tình hình chính trị lại không thuận lợi, tác giả bài báo viết như thế. Quyền lực ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang chuyển vào tay thế hệ lãnh đạo mới, các quan chức hiện nay hi vọng họ sẽ đẩy những vấn đề khó nuốt cho những người kế nhiệm. “Trung Quốc vừa bước vào giai đoạn đi xuống kéo dài”, tác giả kết luận như thế.
No comments:
Post a Comment