George Orwell – 1984 (kì 15 – hết)
Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
Phụ lục
Những nguyên tắc cơ bản của Ngômo
(lược dịch)
Ngômo là ngôn ngữ chính thức của Oceania, được sáng chế để phục vụ cho hệ tư tưởng Chuanh hay Chủ nghĩa xã hội Anh quốc. Vào năm 1984 chưa có ai sử dụng Ngômo trong giao tiếp, kể cả nói cũng như viết. Những bài xã luận trên tờ Times được viết bằng Ngômo, nhưng đấy là công việc của các chuyên viên. Người ta cho rằng Ngômo sẽ hoàn toàn thay thế Ngôn ngữ cũ (tiếng Anh chuẩn như vẫn gọi) trước năm 2050. Hiện nay nó đang dần ổn định, ngày càng có nhiều đảng viên sử dụng các từ và cấu trúc ngữ pháp của Ngômo trong giao tiếp. Phương án được sử dụng vào năm 1984, được thể hiện trong lần xuất bản thứ chín và mười cuốn Từ điển Ngômo là phương án tạm, còn chứa nhiều từ thừa và các cấu trúc ngữ pháp cũ, sẽ bị thay thế trong lần xuất bản thứ mười một. Ở đây xin được bàn về các nguyên tắc cơ bản của Ngômo trong lần xuất bản thứ mười một.
Mục đích của Ngômo không chỉ là cung cấp cho những người đi theo Chuanh phương tiện thể hiện thế giới quan và hoạt động tư duy mà còn nhằm ngăn chặn mọi luồng tư tưởng không phù hợp khác. Người ta cho rằng khi Ngômo đã giành thắng lợi hoàn toàn và Ngôn ngữ cũ đã bị quên thì những tư tưởng dị giáo, nghĩa là những tư tưởng xa lạ với Chuanh sẽ không còn đất sống vì không thể tư duy được, nếu quả thật tư duy là phải thông qua vỏ ngôn ngữ như người ta vẫn nói. Từ vựng được xây dựng sao cho có thể thể hiện một cách chính xác, mà thường là cực kì chính xác ý tưởng mà đảng viên muốn nói, đồng thời loại bỏ tất cả những nghĩa phụ, nghĩa không cần thiết. Điều này được thực hiện bằng cách chế ra các từ mới, nhưng chủ yếu là bằng cách loại bỏ những từ thừa và tẩy sạch những nghĩa dị giáo hoặc nói chung là các nghĩa phái sinh của những từ còn được giữ lại. Xin dẫn một thí dụ. Từ tự do vẫn còn, nhưng nó chỉ còn được sử dụng trong những mạnh đề như: “vào cửa tự do” mà thôi. Nó không còn được sử dụng theo nghĩa cũ như: “tự do chính trị” hay “tự do tư tưởng” nữa bởi vì những khái niệm này đã không còn, khái niệm không còn thì dĩ nhiên tên phải mất. Bên cạnh đó việc loại bỏ từ vựng được coi là mục đích tự thân của quá trình hoàn thiện Ngômo, những từ nào không thật cần thiết sẽ bị loại bỏ không thương tiếc. Ngômo được sáng chế không phải với mục đích mở rộng mà là giới hạn tầm tư duy của con người, giảm số từ vựng đến mức tối thiểu cũng là nhằm mục đích ấy, một cách gián tiếp.
Ngômo được xây dựng trên cơ sở tiếng Anh hiện nay, nhưng đa số người hiện nay sẽ không hiểu được ý nghĩa của hầu hết các mệnh đề của nó, ngay cả khi không có một từ mới nào. Từ vựng Ngômo được chia làm ba nhóm: nhóm A, nhóm B (các từ kết hợp) và nhóm C.
Nhóm A gồm những từ cần dùng cho cuộc sống thường ngày thí dụ như: ăn, uống, làm việc, mặc, lên cầu thang, xuống cầu thang, đạp xe, làm vườn, nấu nướng v.v. Nó bao gồm phần lớn những từ ta vẫn dùng hiện nay như: đánh, chạy, chó, cây, nhà cửa, cánh đồng, nhưng so với hiện nay thì số lượng đã giảm rất nhiều và ý nghĩa mỗi từ được xác định cực kì chính xác. Mọi sự mập mờ đều bị loại bỏ. Mỗi từ thuộc nhóm này thường chỉ gồm một âm tiết hay một vài âm tiết riêng rẽ và thể hiện một nghĩa duy nhất. Không thể dùng các từ nhóm A cho các cuộc thảo luận về văn chương, chính trị hay triết học. Chúng chỉ có thể được dùng để thể hiện những ý nghĩ đơn giản, có mục đích rõ ràng, thường là để chỉ các vật hay hành động vật lí cụ thể.
Ngữ pháp Ngômo có hai đặc điểm nổi bật. Trước hết đấy là một từ có thể đóng vai trò như động từ, danh từ, tính từ và trạng từ. Ví dụ từ thougt (ý nghĩ) sẽ không còn, từ think (suy nghĩ) sẽ đóng vai trò cả danh từ và động từ. Đôi khi cả những cặp từ không có cùng một gốc thí dụ từ knife (con dao) đóng luôn vai trò của nó và của động từ cut (cắt) v.v.
Ngoài ra các từ phủ định thường được tạo ra bằng cách thêm chữ un (không) vào trước từ khẳng định, còn để nhấn mạnh ý khẳng định thì thêm chữ plus (cộng), còn để nhấn mạnh nữa thì thêm doubleplus (đôi cộng). Thí dụ từ khônglạnh sẽ hoàn toàn thay thế cho từ ấm, còn từ cộnglạnh sẽ thay thế cho từ rất lạnh còn từ đôicộnglạnh sẽ thay thế cho từ cực kì lạnh. Bằng cách đó sẽ giảm được rất nhiều từ, ví dụ từ khôngtốt sẽ thay thế cho từ xấu, từ tối sẽ được thay bằng khôngsáng hoặc sáng thay bằng khôngtối tuỳ theo sự lựa chọn của những người biên tập từ điển.
Đặc điểm thứ hai là Ngômo không còn các động từ bất qui tắc nữa. Tất cả các động từ thời quá khứ đều có kết thúc là ed. Thí dụ steal (ăn cắp) chia ở thời quá khứ sẽ là stealed hay từ think thời quá khứ sẽ là thinked và như vậy các từ swam, gave, brought, spoke, taken v.v. sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn.
Nhóm B là các từ được tạo ra cho các mục đích chính trị, nghĩa là những từ không những có ý nghĩa chính trị mà còn tạo ra một thái độ chính trị cần thiết nơi người sử dụng. Nếu không hiểu một cách đầy đủ các nguyên lí của Chuanh thì việc sử dụng các từ này thật là một công việc thiên nan vạn nan. Đôi khi có thể dịch các từ này sang Ngôn ngữ cũ hoặc dùng các từ nhóm A để giải thích, nhưng đấy sẽ là những mệnh đề rất dài và ý nghĩa không thể nào đầy đủ được. Từ vựng nhóm B là những từ ngắn, chỉ vài âm tiết đã có thể nói được cả một loạt ý tưởng và hơn thế nữa còn nói chính xác hơn, sinh động hơn ngôn ngữ bình thường.
Từ vựng nhóm B là những từ kép, gồm hai hoặc nhiều từ hoặc thành phần của các từ ghép lại với nhau sao cho có thể dễ phát âm. Thí dụ từ goodthink (nghĩtốt) nghĩa là chính thống hay có thể nói: “nghĩ theo kiểu chính thống”. Danh-động từ là goodthink, quá khứ là goodthinked, phân từ hiện tại là goodthinking, tính từ là goodthinkfull, trạng từ là goodthinkwise, còn người suy nghĩ theo lối chính thống sẽ là goodthinker. Từ vựng nhóm B cũng có thể được cấu tạo từ bất cứ thành phần nào của những từ khác như Bôbi – là Bộ Hoà Bình, Bôti là Bộ Tình Yêu, Bôta là Bộ Sự Thật và Bôno là Bộ Ấm No v.v. Ý nghĩa của một ít từ này được mở rộng đến nỗi bao gồm một loạt khái niệm và sau khi đã gói các khái niệm này vào một từ thì có thể vất bỏ và quên các khái niệm đó đi. Khó khăn lớn nhất của các biên tập viên từ điển Ngômo không phải là việc nghĩ ra từ mới mà là xác định ý nghĩa của nó, cũng có nghĩa là xác định một loạt các từ bị nó thay thế.
Như chúng ta đã thấy, có một số từ như từ tự do, tuy trước đây có một vài nghĩa có hại nhưng vẫn được giữ lại, sau khi đã loại bỏ những nghĩa xấu đó rồi. Rất nhiều từ khác như danh dự, công bằng, nhân cách, chủ nghĩa quốc tế, dân chủ, khoa học, tôn giáo thì bị xoá sổ hoàn toàn. Có một số từ mới thay thế những từ đó, nhưng sau khi thay rồi thì lại xoá bỏ chính những khái niệm ấy. Thí dụ các từ tập hợp xung quanh khái niệm tự do, bình đẳng được thay bằng crimethink (nghĩtội), hoặc các từ tập hợp xung quanh khái niệm khách quan, duy lí được thay bằng oldthink (nghĩcũ). Đảng viên, giống như một người Do Thái cổ, phải tin rằng tất cả các dân tộc khác đều thờ các “chúa trời rởm”. Anh ta không cần biết tên các “chúa” ấy là gì, dù có là Baal, Osiris, Moloch hay Ashtoroh thì cũng vậy mà thôi, càng biết ít anh ta lại càng chính thống hơn. Anh ta chỉ cần biết Jehovah và các điều răn của Jehovah là đủ, các chúa trời khác với những đức tính khác đếu là “đồ rởm” hết. Tương tự như vậy, đảng viên biết hạnh kiểm tốt là như thế nào, nhưng biết rất mù mờ là được phép đi lệch khỏi đó bao xa. Thí dụ đời sống tình dục của anh ta được điều chỉnh bởi hai từ sexcrime (sextội) và goodsex (sextốt). Sextội bao gồm tất cả các lệch lạc về tình dục. Nó bao gồm gian dâm, thông dâm, đồng tính và các lệch lạc khác kể cả làm tình chỉ vì mục đích nhục dục. Chẳng cần phải liệt kê hết vì tất cả các hành động đó đều bị trừng phạt và thường là bị tội tử hình. Trong phần từ vựng C, bao gồm các thuật ngữ khoa học kĩ thuật, có thể sẽ có những từ liên quan đến các lệch lạc vè tính dục, nhưng đa số công dân sẽ không cần biết những khái niệm đó. Anh ta chỉ cần biêt ý nghĩa của sextốt, đấy là việc giao hợp với mục đích sinh con, người đàn bà không được có một chút khoái cảm nào, tất cả những điều khác đều là sextội. Ngômo không cho phép những tư tưởng phi chính thống xuất hiện, vì không có từ ngữ để mà suy nghĩ, biết đấy là phi chính thống là “xong phim”.
Không có từ nào trong phần B là trung lập hết. Đa số các từ đều là từ nói lái. Thí dụ từ joycamp (trạivui) là để chỉ trại lao động khổ sai, hay Bôbi là Bộ Hoà Bình nhưng thực chất là Bộ Chiến Tranh, chúng có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại với cái mà ta tưởng ban đầu. Mặt khác một số từ lại thể hiện thái độ khinh bỉ trắng trợn thực tế xã hội Oceania, thí dụ từ culicấp chỉ những trò giải trí nhảm nhí và tin tức dối trá mà Đảng cung cấp cho đám đông dân chúng. Một số từ lại có hai nghĩa, nghĩa tốt nếu là nói về Đảng và nghĩa xấu nếu là nói về kẻ thù.
Tất cả các từ có ý nghĩa chính trị hay có thể có ý nghĩa chính trị đều được đưa vào nhóm B. Tên của tất cả các tổ chức, các nhóm người, các học thuyết, các nước, các toà nhà công cộng đều được lập theo một mô hình: ít âm tiết, dễ phát âm và thể hiện được nguồn gốc. Thí dụ Ban Tài Liệu trong Bộ Sự Thật, nơi Winston công tác, được gọi là Banta, Ban Sáng Tác gọi là Bansa, Ban Chương Trình Vô Tuyến gọi là Banvô vân vân và vân vân. Đấy không phải chỉ là vấn đề tiết kiệm thời gian. Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX việc sử dụng các thuật ngữ rút gọn đã trở thành đặc trưng của ngôn ngữ chính trị và xu hướng này càng nổi rõ trong các nước và các tổ chức theo đường lối toàn trị. Thí dụ như các từ Nazi, Gestapo, Comintern v.v. Ban đầu là vô thức, nhưng Ngômo lại áp dụng một cách có chủ đích. Khi rút ngắn một tên là ta đã giới hạn và đánh tráo một cách tinh vi ý nghĩa của nó, cắt đứt những tình cảm gắn bó với từ đó. Thí dụ từ Communist International gợi trong lòng người những khái niệm như tứ hải giai huynh đệ, cờ đỏ, chiến luỹ, Karl Marx và Công xã Paris. Nhưng từ Comintern lại gợi ra trong tâm tưởng hình ảnh một tổ chức gắn bó như các mắt xích và một học thuyết được xác định rõ ràng. Nó nói đến một cái gì đó rõ ràng, dễ xác định và có mục đích giới hạn như kiểu một cái bàn hay cái ghế vậy thôi. Có thể phát âm từ Comintern mà không cần suy nghĩ, trong khi Communist International nhất định bắt người ta liên tưởng, dù chỉ trong giây lát. Tương tự như vậy từ Bôta gợi ra ít tình cảm và nếu có thì cũng dễ kiểm soát hơn Bộ Sự Thật.
Trong Ngômo sự thuận miệng của từ ngữ quan trọng hơn tính chính xác và qui luật ngữ pháp. Đối với mục đích chính trị thì trước hết đấy phải là các từ ngắn, có ý nghĩa rõ ràng, dễ phát âm và càng tạo được ít tình cảm trong lòng người nói càng tốt. Đa số các từ nhóm B có hai âm tiết như nghĩtốt, Bôbi, sextội, trạivui, Chuanh… và khi nói phải nhấn mạnh cả âm đầu cũng như âm cuối. Nó buộc người ta phải nói nhanh, lắp bắp và nghe rất đơn điệu. Mục đích là làm sao có thể nói những câu chuyện về các vấn đề tư tưởng một cách hoàn toàn vô thức. Đối với các vấn đề thuộc về đời sống thường nhật thì nhất định phải suy nghĩ trước khi nói, nhưng các đảng viên khi đưa ra các phán xét về chính trị hoặc đạo đức thì phải có khả năng phun ra các ý kiến đúng một các tự động như khẩu súng vãi đạn vậy. Luyện tập sẽ giúp anh ta, ngôn ngữ cung cấp cho anh ta phương tiện, cấu trúc từ vựng với những âm thanh muốn xé màng nhĩ và bị xuyên tạc một cách cố ý, phù hợp với Chuanh làm cho công việc càng dễ dàng hơn.
Công việc còn dễ dàng hơn nữa vì số từ không có bao nhiêu. So với hiện nay thì từ vựng Ngômo phải nói là cực ít và càng ngày càng giảm. Khác với đa số các ngôn ngữ khác, từ vựng Ngômo chỉ giảm chứ không tăng. Giảm là thắng lợi bởi vì càng ít từ thì người ta càng ít suy nghĩ lung tung. Sau chót, người ta hi vọng rằng khi nói đảng viên chỉ cần dùng cuống họng mà không cần phải sử dụng đến hệ thần kinh trung ương nữa. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong từ vịtngữ, nghĩa là kêu quạc quạc như bày vịt. Giống như đa số các từ thuộc nhóm B vịtngữ cũng co hai nghĩa. Nếu nói một người nào đó "quạc" ra một câu phù hợp với chính thống thì đấy là lời khen, thí dụ nếu tờ Times viết về một diễn giả của Đảng là: diễn giả vịtngữ đôicộngtốt thì đấy là một lời ngơi khen nồng nhiệt và rất có giá trị.
Nhóm C là các từ thuộc lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. Các từ này cũng giống như những từ chúng ta đang sử dụng hiện nay nhưng được qui định chặt chẽ hơn và đã bị tước bỏ hết các nghĩa có hại. Chúng cũng tuân thủ các qui luật ngữ pháp như từ vựng của phần A và B nói trên. Rất ít từ nhóm C được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hay trong lĩnh vực chính trị. Bất cứ nhà khoa học hay kĩ sư nào cũng có thể tìm được những từ cần thiết thuộc lĩnh vực của anh ta trong một bản danh sách dành riêng cho lĩnh vực ấy, nhưng anh ta hiểu rất hời hợt về các lĩnh vực khác. Các bản danh sách có rất ít từ chung và những từ thể hiện khoa học như là phương pháp tư duy thì hoàn toàn không có. Bản thân từ "khoa học" cũng không tồn tại, từ "Chuanh" đã bao hàm tất cả các nghĩa có thể chấp nhận được của khoa học rồi.
Từ những điều đã trình bày ở trên có thể thấy rằng Ngômo không cho phép phát biểu bất kì tư tưởng phi chính thống nào. Dĩ nhiên là có thể nói những lời dị giáo thô thiển theo kiểu báng bổ. Thí dụ có thể nói: "Anh Cả không tốt". Nhưng đối với một người chính thống thì câu đó là câu hoàn toàn vô nghĩa vì chẳng thể nào chứng minh được, đơn giản vì không có đủ từ. Những tư tưởng trái ngược với Chuanh chỉ có thể xuất hiện dưới dạng mù mờ, không thành tiếng; các tư tưởng dị giáo đó bị lên án một cách chung chung, không phân biệt cái nào ra cái nào.
Vào năm 1984 Ngôn ngữ cũ vẫn là phương tiện giao tiếp, có khả năng là khi sử dụng từ vựng Ngômo người ta sẽ nhớ nghĩa cũ của chúng. Nhưng thực ra người được giáo dục theo tinh thần nướcđôi sẽ dễ dàng vượt qua được khó khăn này và chỉ vài thế hệ nữa thì sai lầm kiểu đó sẽ không thể nào xảy ra được. Một người lớn lên cùng Ngômo sẽ không thể nào biết rằng trước đây từ tự do còn có nghĩa thí dụ như trong câu: "tự do tư tưởng", cũng như một người không nghe nói đến cờ tướng bao giờ sẽ không biết rằng từ hậu hay từ sĩ trên bàn cờ có nghĩa khác hẳn từ đó ngoài đời. Nhiều tội lỗi và sai lầm sẽ không xảy ra vì những tội lỗi ấy không có tên gọi và vì vậy cũng không thể nào mường tượng được. Cũng có thể thấy trước được rằng cùng với thời gian đặc trưng cơ bản của Ngômo sẽ càng ngày càng hiện rõ, đấy là số từ ngày một ít hơn và ý nghĩa của mỗi từ thì ngày càng hẹp hơn, khả năng sử dụng chúng một cách sai lầm sẽ ngày một ít đi.
Khi Ngôn ngữ cũ đã bị thay thế hoàn toàn thì mối dây liên hệ với quá khứ cũng sẽ bị chặt đứt một cách vĩnh viễn. Lịch sử đã bị viết đi viết lại, nhưng văn chương của quá khứ vẫn còn sót lại ở đâu đó và khi người ta chưa quên hẳn ngôn ngữ cũ thì người ta vẫn có thể đọc được. Nhưng trong tương lai nếu văn chương còn có cơ may sống sót ở đâu đó thì cũng không ai hiểu được, không thể nào phiên dịch sang Ngômo được nữa. Chỉ có thể dịch từ Ngôn ngữ cũ sang Ngômo các tài liệu kĩ thuật hay những câu nói về các hành động trong đời thường hoặc những tư tưởng chính thống (nghĩtốt - nói theo Ngômo). Điều đó có nghĩa là không thể nào dịch được trọn vẹn sang Ngômo một cuốn sách ra đời trước năm 1960. Văn chương trước cách mạng phải cải biến cả về ngôn ngữ và ý nghĩa cho phù hợp với tư tưởng chính thống. Lấy thí dụ một đoạn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ:
….Mọi người sinh ra đều bình đẳng, thượng đế đã ban cho họ những quyền không thể tách rời, đấy là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc….
Không thể nào dịch được ý nghĩa ban đầu của đoạn văn này sang Ngômo. Chỉ có thể dồn cả đoạn vào một từ: tộitưtưởng, còn nếu dịch toàn bộ thì những câu chữ đó của Jefferson sẽ biến thành bài tụng ca quyền lực tuyệt đối.
Đa số tác phẩm văn chương trong quá khứ đã được phiên dịch theo kiểu này. Vì thể diện người ta cố gắng giữ lại tên tuổi một số nhân vật lịch sử, nhưng lại cải biến tác phẩm của họ cho phù hợp với đường lối của Chuanh. Một số nhà văn như Shakespeare, Milton, Swift, Byron, Dicken và những người khác đang được dịch và khi hoàn thành thì tác phẩm ban đầu của họ cũng như những tác phẩm còn sót lại khác sẽ bị tiêu huỷ. Việc phiên dịch tiến hành rất chậm và khó có thể tin rằng có thể hoàn thành trước thập kỉ thứ hai của thế kỉ hai mươi mốt. Còn rất nhiều tác phẩm có tính chất thực dụng khác, ví dụ như các bản hướng dẫn kĩ thuật và các tài liệu đại loại như vậy cũng cần phải được xử lí. Chính vì cần phải dành thời gian cho công tác dịch thật cho nên việc chính thức sử dụng Ngômo mới được hoãn đến năm 2050.
1949
- Hết –
Những nguyên tắc cơ bản của Ngômo
(lược dịch)
Ngômo là ngôn ngữ chính thức của Oceania, được sáng chế để phục vụ cho hệ tư tưởng Chuanh hay Chủ nghĩa xã hội Anh quốc. Vào năm 1984 chưa có ai sử dụng Ngômo trong giao tiếp, kể cả nói cũng như viết. Những bài xã luận trên tờ Times được viết bằng Ngômo, nhưng đấy là công việc của các chuyên viên. Người ta cho rằng Ngômo sẽ hoàn toàn thay thế Ngôn ngữ cũ (tiếng Anh chuẩn như vẫn gọi) trước năm 2050. Hiện nay nó đang dần ổn định, ngày càng có nhiều đảng viên sử dụng các từ và cấu trúc ngữ pháp của Ngômo trong giao tiếp. Phương án được sử dụng vào năm 1984, được thể hiện trong lần xuất bản thứ chín và mười cuốn Từ điển Ngômo là phương án tạm, còn chứa nhiều từ thừa và các cấu trúc ngữ pháp cũ, sẽ bị thay thế trong lần xuất bản thứ mười một. Ở đây xin được bàn về các nguyên tắc cơ bản của Ngômo trong lần xuất bản thứ mười một.
Mục đích của Ngômo không chỉ là cung cấp cho những người đi theo Chuanh phương tiện thể hiện thế giới quan và hoạt động tư duy mà còn nhằm ngăn chặn mọi luồng tư tưởng không phù hợp khác. Người ta cho rằng khi Ngômo đã giành thắng lợi hoàn toàn và Ngôn ngữ cũ đã bị quên thì những tư tưởng dị giáo, nghĩa là những tư tưởng xa lạ với Chuanh sẽ không còn đất sống vì không thể tư duy được, nếu quả thật tư duy là phải thông qua vỏ ngôn ngữ như người ta vẫn nói. Từ vựng được xây dựng sao cho có thể thể hiện một cách chính xác, mà thường là cực kì chính xác ý tưởng mà đảng viên muốn nói, đồng thời loại bỏ tất cả những nghĩa phụ, nghĩa không cần thiết. Điều này được thực hiện bằng cách chế ra các từ mới, nhưng chủ yếu là bằng cách loại bỏ những từ thừa và tẩy sạch những nghĩa dị giáo hoặc nói chung là các nghĩa phái sinh của những từ còn được giữ lại. Xin dẫn một thí dụ. Từ tự do vẫn còn, nhưng nó chỉ còn được sử dụng trong những mạnh đề như: “vào cửa tự do” mà thôi. Nó không còn được sử dụng theo nghĩa cũ như: “tự do chính trị” hay “tự do tư tưởng” nữa bởi vì những khái niệm này đã không còn, khái niệm không còn thì dĩ nhiên tên phải mất. Bên cạnh đó việc loại bỏ từ vựng được coi là mục đích tự thân của quá trình hoàn thiện Ngômo, những từ nào không thật cần thiết sẽ bị loại bỏ không thương tiếc. Ngômo được sáng chế không phải với mục đích mở rộng mà là giới hạn tầm tư duy của con người, giảm số từ vựng đến mức tối thiểu cũng là nhằm mục đích ấy, một cách gián tiếp.
Ngômo được xây dựng trên cơ sở tiếng Anh hiện nay, nhưng đa số người hiện nay sẽ không hiểu được ý nghĩa của hầu hết các mệnh đề của nó, ngay cả khi không có một từ mới nào. Từ vựng Ngômo được chia làm ba nhóm: nhóm A, nhóm B (các từ kết hợp) và nhóm C.
Nhóm A gồm những từ cần dùng cho cuộc sống thường ngày thí dụ như: ăn, uống, làm việc, mặc, lên cầu thang, xuống cầu thang, đạp xe, làm vườn, nấu nướng v.v. Nó bao gồm phần lớn những từ ta vẫn dùng hiện nay như: đánh, chạy, chó, cây, nhà cửa, cánh đồng, nhưng so với hiện nay thì số lượng đã giảm rất nhiều và ý nghĩa mỗi từ được xác định cực kì chính xác. Mọi sự mập mờ đều bị loại bỏ. Mỗi từ thuộc nhóm này thường chỉ gồm một âm tiết hay một vài âm tiết riêng rẽ và thể hiện một nghĩa duy nhất. Không thể dùng các từ nhóm A cho các cuộc thảo luận về văn chương, chính trị hay triết học. Chúng chỉ có thể được dùng để thể hiện những ý nghĩ đơn giản, có mục đích rõ ràng, thường là để chỉ các vật hay hành động vật lí cụ thể.
Ngữ pháp Ngômo có hai đặc điểm nổi bật. Trước hết đấy là một từ có thể đóng vai trò như động từ, danh từ, tính từ và trạng từ. Ví dụ từ thougt (ý nghĩ) sẽ không còn, từ think (suy nghĩ) sẽ đóng vai trò cả danh từ và động từ. Đôi khi cả những cặp từ không có cùng một gốc thí dụ từ knife (con dao) đóng luôn vai trò của nó và của động từ cut (cắt) v.v.
Ngoài ra các từ phủ định thường được tạo ra bằng cách thêm chữ un (không) vào trước từ khẳng định, còn để nhấn mạnh ý khẳng định thì thêm chữ plus (cộng), còn để nhấn mạnh nữa thì thêm doubleplus (đôi cộng). Thí dụ từ khônglạnh sẽ hoàn toàn thay thế cho từ ấm, còn từ cộnglạnh sẽ thay thế cho từ rất lạnh còn từ đôicộnglạnh sẽ thay thế cho từ cực kì lạnh. Bằng cách đó sẽ giảm được rất nhiều từ, ví dụ từ khôngtốt sẽ thay thế cho từ xấu, từ tối sẽ được thay bằng khôngsáng hoặc sáng thay bằng khôngtối tuỳ theo sự lựa chọn của những người biên tập từ điển.
Đặc điểm thứ hai là Ngômo không còn các động từ bất qui tắc nữa. Tất cả các động từ thời quá khứ đều có kết thúc là ed. Thí dụ steal (ăn cắp) chia ở thời quá khứ sẽ là stealed hay từ think thời quá khứ sẽ là thinked và như vậy các từ swam, gave, brought, spoke, taken v.v. sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn.
Nhóm B là các từ được tạo ra cho các mục đích chính trị, nghĩa là những từ không những có ý nghĩa chính trị mà còn tạo ra một thái độ chính trị cần thiết nơi người sử dụng. Nếu không hiểu một cách đầy đủ các nguyên lí của Chuanh thì việc sử dụng các từ này thật là một công việc thiên nan vạn nan. Đôi khi có thể dịch các từ này sang Ngôn ngữ cũ hoặc dùng các từ nhóm A để giải thích, nhưng đấy sẽ là những mệnh đề rất dài và ý nghĩa không thể nào đầy đủ được. Từ vựng nhóm B là những từ ngắn, chỉ vài âm tiết đã có thể nói được cả một loạt ý tưởng và hơn thế nữa còn nói chính xác hơn, sinh động hơn ngôn ngữ bình thường.
Từ vựng nhóm B là những từ kép, gồm hai hoặc nhiều từ hoặc thành phần của các từ ghép lại với nhau sao cho có thể dễ phát âm. Thí dụ từ goodthink (nghĩtốt) nghĩa là chính thống hay có thể nói: “nghĩ theo kiểu chính thống”. Danh-động từ là goodthink, quá khứ là goodthinked, phân từ hiện tại là goodthinking, tính từ là goodthinkfull, trạng từ là goodthinkwise, còn người suy nghĩ theo lối chính thống sẽ là goodthinker. Từ vựng nhóm B cũng có thể được cấu tạo từ bất cứ thành phần nào của những từ khác như Bôbi – là Bộ Hoà Bình, Bôti là Bộ Tình Yêu, Bôta là Bộ Sự Thật và Bôno là Bộ Ấm No v.v. Ý nghĩa của một ít từ này được mở rộng đến nỗi bao gồm một loạt khái niệm và sau khi đã gói các khái niệm này vào một từ thì có thể vất bỏ và quên các khái niệm đó đi. Khó khăn lớn nhất của các biên tập viên từ điển Ngômo không phải là việc nghĩ ra từ mới mà là xác định ý nghĩa của nó, cũng có nghĩa là xác định một loạt các từ bị nó thay thế.
Như chúng ta đã thấy, có một số từ như từ tự do, tuy trước đây có một vài nghĩa có hại nhưng vẫn được giữ lại, sau khi đã loại bỏ những nghĩa xấu đó rồi. Rất nhiều từ khác như danh dự, công bằng, nhân cách, chủ nghĩa quốc tế, dân chủ, khoa học, tôn giáo thì bị xoá sổ hoàn toàn. Có một số từ mới thay thế những từ đó, nhưng sau khi thay rồi thì lại xoá bỏ chính những khái niệm ấy. Thí dụ các từ tập hợp xung quanh khái niệm tự do, bình đẳng được thay bằng crimethink (nghĩtội), hoặc các từ tập hợp xung quanh khái niệm khách quan, duy lí được thay bằng oldthink (nghĩcũ). Đảng viên, giống như một người Do Thái cổ, phải tin rằng tất cả các dân tộc khác đều thờ các “chúa trời rởm”. Anh ta không cần biết tên các “chúa” ấy là gì, dù có là Baal, Osiris, Moloch hay Ashtoroh thì cũng vậy mà thôi, càng biết ít anh ta lại càng chính thống hơn. Anh ta chỉ cần biết Jehovah và các điều răn của Jehovah là đủ, các chúa trời khác với những đức tính khác đếu là “đồ rởm” hết. Tương tự như vậy, đảng viên biết hạnh kiểm tốt là như thế nào, nhưng biết rất mù mờ là được phép đi lệch khỏi đó bao xa. Thí dụ đời sống tình dục của anh ta được điều chỉnh bởi hai từ sexcrime (sextội) và goodsex (sextốt). Sextội bao gồm tất cả các lệch lạc về tình dục. Nó bao gồm gian dâm, thông dâm, đồng tính và các lệch lạc khác kể cả làm tình chỉ vì mục đích nhục dục. Chẳng cần phải liệt kê hết vì tất cả các hành động đó đều bị trừng phạt và thường là bị tội tử hình. Trong phần từ vựng C, bao gồm các thuật ngữ khoa học kĩ thuật, có thể sẽ có những từ liên quan đến các lệch lạc vè tính dục, nhưng đa số công dân sẽ không cần biết những khái niệm đó. Anh ta chỉ cần biêt ý nghĩa của sextốt, đấy là việc giao hợp với mục đích sinh con, người đàn bà không được có một chút khoái cảm nào, tất cả những điều khác đều là sextội. Ngômo không cho phép những tư tưởng phi chính thống xuất hiện, vì không có từ ngữ để mà suy nghĩ, biết đấy là phi chính thống là “xong phim”.
Không có từ nào trong phần B là trung lập hết. Đa số các từ đều là từ nói lái. Thí dụ từ joycamp (trạivui) là để chỉ trại lao động khổ sai, hay Bôbi là Bộ Hoà Bình nhưng thực chất là Bộ Chiến Tranh, chúng có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại với cái mà ta tưởng ban đầu. Mặt khác một số từ lại thể hiện thái độ khinh bỉ trắng trợn thực tế xã hội Oceania, thí dụ từ culicấp chỉ những trò giải trí nhảm nhí và tin tức dối trá mà Đảng cung cấp cho đám đông dân chúng. Một số từ lại có hai nghĩa, nghĩa tốt nếu là nói về Đảng và nghĩa xấu nếu là nói về kẻ thù.
Tất cả các từ có ý nghĩa chính trị hay có thể có ý nghĩa chính trị đều được đưa vào nhóm B. Tên của tất cả các tổ chức, các nhóm người, các học thuyết, các nước, các toà nhà công cộng đều được lập theo một mô hình: ít âm tiết, dễ phát âm và thể hiện được nguồn gốc. Thí dụ Ban Tài Liệu trong Bộ Sự Thật, nơi Winston công tác, được gọi là Banta, Ban Sáng Tác gọi là Bansa, Ban Chương Trình Vô Tuyến gọi là Banvô vân vân và vân vân. Đấy không phải chỉ là vấn đề tiết kiệm thời gian. Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX việc sử dụng các thuật ngữ rút gọn đã trở thành đặc trưng của ngôn ngữ chính trị và xu hướng này càng nổi rõ trong các nước và các tổ chức theo đường lối toàn trị. Thí dụ như các từ Nazi, Gestapo, Comintern v.v. Ban đầu là vô thức, nhưng Ngômo lại áp dụng một cách có chủ đích. Khi rút ngắn một tên là ta đã giới hạn và đánh tráo một cách tinh vi ý nghĩa của nó, cắt đứt những tình cảm gắn bó với từ đó. Thí dụ từ Communist International gợi trong lòng người những khái niệm như tứ hải giai huynh đệ, cờ đỏ, chiến luỹ, Karl Marx và Công xã Paris. Nhưng từ Comintern lại gợi ra trong tâm tưởng hình ảnh một tổ chức gắn bó như các mắt xích và một học thuyết được xác định rõ ràng. Nó nói đến một cái gì đó rõ ràng, dễ xác định và có mục đích giới hạn như kiểu một cái bàn hay cái ghế vậy thôi. Có thể phát âm từ Comintern mà không cần suy nghĩ, trong khi Communist International nhất định bắt người ta liên tưởng, dù chỉ trong giây lát. Tương tự như vậy từ Bôta gợi ra ít tình cảm và nếu có thì cũng dễ kiểm soát hơn Bộ Sự Thật.
Trong Ngômo sự thuận miệng của từ ngữ quan trọng hơn tính chính xác và qui luật ngữ pháp. Đối với mục đích chính trị thì trước hết đấy phải là các từ ngắn, có ý nghĩa rõ ràng, dễ phát âm và càng tạo được ít tình cảm trong lòng người nói càng tốt. Đa số các từ nhóm B có hai âm tiết như nghĩtốt, Bôbi, sextội, trạivui, Chuanh… và khi nói phải nhấn mạnh cả âm đầu cũng như âm cuối. Nó buộc người ta phải nói nhanh, lắp bắp và nghe rất đơn điệu. Mục đích là làm sao có thể nói những câu chuyện về các vấn đề tư tưởng một cách hoàn toàn vô thức. Đối với các vấn đề thuộc về đời sống thường nhật thì nhất định phải suy nghĩ trước khi nói, nhưng các đảng viên khi đưa ra các phán xét về chính trị hoặc đạo đức thì phải có khả năng phun ra các ý kiến đúng một các tự động như khẩu súng vãi đạn vậy. Luyện tập sẽ giúp anh ta, ngôn ngữ cung cấp cho anh ta phương tiện, cấu trúc từ vựng với những âm thanh muốn xé màng nhĩ và bị xuyên tạc một cách cố ý, phù hợp với Chuanh làm cho công việc càng dễ dàng hơn.
Công việc còn dễ dàng hơn nữa vì số từ không có bao nhiêu. So với hiện nay thì từ vựng Ngômo phải nói là cực ít và càng ngày càng giảm. Khác với đa số các ngôn ngữ khác, từ vựng Ngômo chỉ giảm chứ không tăng. Giảm là thắng lợi bởi vì càng ít từ thì người ta càng ít suy nghĩ lung tung. Sau chót, người ta hi vọng rằng khi nói đảng viên chỉ cần dùng cuống họng mà không cần phải sử dụng đến hệ thần kinh trung ương nữa. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong từ vịtngữ, nghĩa là kêu quạc quạc như bày vịt. Giống như đa số các từ thuộc nhóm B vịtngữ cũng co hai nghĩa. Nếu nói một người nào đó "quạc" ra một câu phù hợp với chính thống thì đấy là lời khen, thí dụ nếu tờ Times viết về một diễn giả của Đảng là: diễn giả vịtngữ đôicộngtốt thì đấy là một lời ngơi khen nồng nhiệt và rất có giá trị.
Nhóm C là các từ thuộc lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. Các từ này cũng giống như những từ chúng ta đang sử dụng hiện nay nhưng được qui định chặt chẽ hơn và đã bị tước bỏ hết các nghĩa có hại. Chúng cũng tuân thủ các qui luật ngữ pháp như từ vựng của phần A và B nói trên. Rất ít từ nhóm C được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hay trong lĩnh vực chính trị. Bất cứ nhà khoa học hay kĩ sư nào cũng có thể tìm được những từ cần thiết thuộc lĩnh vực của anh ta trong một bản danh sách dành riêng cho lĩnh vực ấy, nhưng anh ta hiểu rất hời hợt về các lĩnh vực khác. Các bản danh sách có rất ít từ chung và những từ thể hiện khoa học như là phương pháp tư duy thì hoàn toàn không có. Bản thân từ "khoa học" cũng không tồn tại, từ "Chuanh" đã bao hàm tất cả các nghĩa có thể chấp nhận được của khoa học rồi.
Từ những điều đã trình bày ở trên có thể thấy rằng Ngômo không cho phép phát biểu bất kì tư tưởng phi chính thống nào. Dĩ nhiên là có thể nói những lời dị giáo thô thiển theo kiểu báng bổ. Thí dụ có thể nói: "Anh Cả không tốt". Nhưng đối với một người chính thống thì câu đó là câu hoàn toàn vô nghĩa vì chẳng thể nào chứng minh được, đơn giản vì không có đủ từ. Những tư tưởng trái ngược với Chuanh chỉ có thể xuất hiện dưới dạng mù mờ, không thành tiếng; các tư tưởng dị giáo đó bị lên án một cách chung chung, không phân biệt cái nào ra cái nào.
Vào năm 1984 Ngôn ngữ cũ vẫn là phương tiện giao tiếp, có khả năng là khi sử dụng từ vựng Ngômo người ta sẽ nhớ nghĩa cũ của chúng. Nhưng thực ra người được giáo dục theo tinh thần nướcđôi sẽ dễ dàng vượt qua được khó khăn này và chỉ vài thế hệ nữa thì sai lầm kiểu đó sẽ không thể nào xảy ra được. Một người lớn lên cùng Ngômo sẽ không thể nào biết rằng trước đây từ tự do còn có nghĩa thí dụ như trong câu: "tự do tư tưởng", cũng như một người không nghe nói đến cờ tướng bao giờ sẽ không biết rằng từ hậu hay từ sĩ trên bàn cờ có nghĩa khác hẳn từ đó ngoài đời. Nhiều tội lỗi và sai lầm sẽ không xảy ra vì những tội lỗi ấy không có tên gọi và vì vậy cũng không thể nào mường tượng được. Cũng có thể thấy trước được rằng cùng với thời gian đặc trưng cơ bản của Ngômo sẽ càng ngày càng hiện rõ, đấy là số từ ngày một ít hơn và ý nghĩa của mỗi từ thì ngày càng hẹp hơn, khả năng sử dụng chúng một cách sai lầm sẽ ngày một ít đi.
Khi Ngôn ngữ cũ đã bị thay thế hoàn toàn thì mối dây liên hệ với quá khứ cũng sẽ bị chặt đứt một cách vĩnh viễn. Lịch sử đã bị viết đi viết lại, nhưng văn chương của quá khứ vẫn còn sót lại ở đâu đó và khi người ta chưa quên hẳn ngôn ngữ cũ thì người ta vẫn có thể đọc được. Nhưng trong tương lai nếu văn chương còn có cơ may sống sót ở đâu đó thì cũng không ai hiểu được, không thể nào phiên dịch sang Ngômo được nữa. Chỉ có thể dịch từ Ngôn ngữ cũ sang Ngômo các tài liệu kĩ thuật hay những câu nói về các hành động trong đời thường hoặc những tư tưởng chính thống (nghĩtốt - nói theo Ngômo). Điều đó có nghĩa là không thể nào dịch được trọn vẹn sang Ngômo một cuốn sách ra đời trước năm 1960. Văn chương trước cách mạng phải cải biến cả về ngôn ngữ và ý nghĩa cho phù hợp với tư tưởng chính thống. Lấy thí dụ một đoạn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ:
….Mọi người sinh ra đều bình đẳng, thượng đế đã ban cho họ những quyền không thể tách rời, đấy là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc….
Không thể nào dịch được ý nghĩa ban đầu của đoạn văn này sang Ngômo. Chỉ có thể dồn cả đoạn vào một từ: tộitưtưởng, còn nếu dịch toàn bộ thì những câu chữ đó của Jefferson sẽ biến thành bài tụng ca quyền lực tuyệt đối.
Đa số tác phẩm văn chương trong quá khứ đã được phiên dịch theo kiểu này. Vì thể diện người ta cố gắng giữ lại tên tuổi một số nhân vật lịch sử, nhưng lại cải biến tác phẩm của họ cho phù hợp với đường lối của Chuanh. Một số nhà văn như Shakespeare, Milton, Swift, Byron, Dicken và những người khác đang được dịch và khi hoàn thành thì tác phẩm ban đầu của họ cũng như những tác phẩm còn sót lại khác sẽ bị tiêu huỷ. Việc phiên dịch tiến hành rất chậm và khó có thể tin rằng có thể hoàn thành trước thập kỉ thứ hai của thế kỉ hai mươi mốt. Còn rất nhiều tác phẩm có tính chất thực dụng khác, ví dụ như các bản hướng dẫn kĩ thuật và các tài liệu đại loại như vậy cũng cần phải được xử lí. Chính vì cần phải dành thời gian cho công tác dịch thật cho nên việc chính thức sử dụng Ngômo mới được hoãn đến năm 2050.
1949
- Hết –
Nguồn: dịch từ tiếng Anh: GEORGE ORWELL, NINETEEN EIGHTY-FOUR, Penguin Book, 1990:http://orwell.ru/library/novels/1984/
Có tham khảo bản Nga văn của Golưshev V. P., 1988:http://orwell.ru/library/novels/1984/russian/
Có tham khảo bản Nga văn của Golưshev V. P., 1988:http://orwell.ru/library/novels/1984/russian/
No comments:
Post a Comment