Thúy Đào
Đây là có thể là bài phát biểu tuyệt vời nhất từ trước đến giờ của Tổng thống Mỹ xét ở góc độ là sự rõ ràng về ý tứ, nội dung và mục đích, nhưng...
Trong bài phát biểu tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump bắt đầu bằng việc nhắc lại cam kết lâu dài của nước Mỹ đối với APEC, sau đó ông không tiếc lời ca ngợi thành tựu của các nước thành viên, tiếp đó ông giải thích rõ ràng về chính sách "Nước Mỹ là trên hết", và ông kết thúc bằng lời kêu gọi thiết lập mối quan hệ đối tác có lợi cho tất cả các quốc gia trên nguyên tắc tự do và công bằng.
Bài phát biểu đậm chất ngoại giao nhưng cũng thẳng thắn phê phán đồng thời thể hiện rõ thiện chí hàn gắn mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia APEC.
Tổng thống Trump nhắc nhở các nước thành viên APEC nhớ lại cam kết lâu dài đối với khu vực và rằng chính quyền Mỹ sẽ không vì chính sách biệt lập mà từ bỏ khu vực này. Ông chủ Nhà Trắng đã xua tan mọi ý nghĩ nghi ngờ dù là nhỏ nhất về việc Mỹ đang rút khỏi khu vực này.
Đây là thông điệp vô cùng quan trọng bởi trước đó, ông Trump đã thẳng thừng rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có những phát biểu hàm ý chê bai Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Bài phát biểu lần này của người đứng đầu nước Mỹ được "gia giảm" bằng những cam kết về độc lập, tự do, hoà bình và an ninh. Những từ khoá này như một liệu pháp giảm căng thẳng cho các quốc gia thành viên APEC - vốn dĩ lâu nay luôn phàn nàn về việc họ cảm thấy đã bị nước Mỹ bỏ rơi hoặc về việc họ không còn hiểu nổi chính sách của Mỹ dành cho khu vực này.
Tổng thống Trump đã rất khôn ngoan thể hiện sự cảm phục sâu sắc trước những thành tựu đạt được của các quốc gia APEC, đặc biệt là về mặt kinh tế. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi lãnh đạo của tất cả các quốc gia trong khu vực trước mức độ tăng trưởng và phát triển đáng kinh ngạc.
Bằng cách đó, ông Trump đã nêu bật quan điểm rằng ông không quan tâm đến việc thúc đẩy một phiên bản dân chủ Mỹ ở khu vực như những bậc tiền nhiệm là Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama đã làm.
Ông chủ Nhà Trắng lặp đi lặp lại rằng các quốc gia cần phải tự bảo vệ lợi ích của mình, và rằng các quốc gia phải duy trì độc lập và tự do. Thông thường, trong chính sách đối ngoại của mình, các nhà lãnh đạo Mỹ thường cố gắng cổ suý khu vực APEC đi theo mô hình Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói đến điều này trong bài phát biểu tại cuộc họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng Trung Quốc có cách riêng của mình. Ông Trump đã loại bỏ đi những tiền lệ xấu của các chính quyền trước một cách hiệu quả.
Trong khi khán giả bên dưới còn đang âm ỉ sung sướng về những lời có cánh của người đứng đầu nước Mỹ thì ông đã không ngần ngại giáng đòn thẳng vào chính đám đông đó bằng những sự thật phũ phàng.
Trong phần trước đó của bài phát biểu, ông Trump đã khiến rất nhiều người Mỹ sốc khi ông tuyên bố Trung Quốc và các quốc gia khác không phải chịu trách nhiệm gì về tình trạng mất cân bằng thương mại của nước Mỹ.
Ngược lại, vị tổng thống đương thời cho rằng chính các chính quyền tiền nhiệm phải chịu trách nhiệm về việc này bởi không ai khác mà chính họ đã bỏ qua lợi ích quốc gia để hậu thuẫn cho các thoả thuận thương mại với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ, và các thoả thuận quốc tế khác – những thoả thuận như ông nói chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia khác từ thiệt hại của nước Mỹ.
Ông Trump giải thích rằng trách nhiệm của ông là phải đảm bảo sao cho người lao động Mỹ được hưởng lợi tương đương như người dân của các quốc gia khác. Và ngay lập tức ông tuyên bố rằng tất cả các nước khác đang có mặt tại hội nghị này cũng sẽ và thực tế là đã làm y chang.
Chẳng có nước nào chịu hy sinh quyền lợi của chính người dân mình cho nước khác cả. Những người chỉ trích ông Trump vẫn thường lý luận rằng bằng việc hy sinh lợi ích của mình thì nước Mỹ sẽ được lợi ở nhiều phương diện khác.
Quả đúng là như vậy. Tuy nhiên, phản biện của ông chủ Nhà Trắng là những thoả thuận thương mại như vậy được ký kết trên nền tảng của một viễn cảnh là nước Mỹ sẽ nhận về những bất lợi.
Tiếp đó, Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng các quốc gia khác, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không thể đáp ứng được các điều khoản của các thoả thuận cho dù họ được hưởng lợi rất nhiều. Ông liệt kê ra nào là mở cửa tiếp cận thị trường, phá giá hàng hoá, các công ty nhà nước, thuế quan, và xâm phạm sở hữu trí tuệ. Ông khẳng định nước Mỹ không bao giờ nhân nhượng trước các hành vi này.
Lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã phản biện vô cùng hiệu quả khiến các đối thủ cạnh tranh của Mỹ tê liệt, không thể tung đòn phản công.
Và cuối cùng, trước khi kết thúc bài phát biểu, ông chủ Nhà Trắng "trút bỏ giáp sắt" và nhún mình khiêm nhường: tại sao chúng ta không hợp tác song phương để nước Mỹ có thể làm đối tác với những quốc gia mong muốn thương mại tự do và có quy tắc. Những quốc gia không muốn điều này sẽ nằm ngoài trục hưởng lợi.
Ông Trump cũng nói rõ lý do rút khỏi TPP. Câu hỏi ông đưa ra là: Tại sao nước Mỹ phải ký kết các thoả thuận đa phương khiến các bên mất đi sự linh hoạt và các đối thủ cạnh tranh được hưởng lợi từ thiệt hại của người lao động Mỹ. Việc cứu vãn TPP sẽ chỉ có ý nghĩa nếu người ta thực sự tin rằng họ làm vậy để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác.
Tổng thống Trump cho rằng đây là lỗi của Tổng thống Obama bởi chính quyền tiền nhiệm đã áp đặt các điều khoản quy định khiến trao đổi thương mại bị cản trở thay vì tạo điều kiện thuận lợi.
Và như thế, ông Trump đã vạch rõ ranh giới cảnh báo. Giờ là lúc thế giới chờ xem những quốc gia nào sẽ bắt tay với Mỹ và những quốc gia nào sẽ quay lưng đi tìm đối tác thương mại khác. Bằng cách gián tiếp, bất chấp những lời hoa mỹ dành cho ông Tập, ông Trump đã hạ màn thách thức Trung Quốc.
Mặc dù đây có thể là bài phát biểu tuyệt vời nhất từ trước đến giờ của Tổng thống Mỹ xét ở góc độ là sự rõ ràng về ý tứ, nội dung và mục đích, thì cuối cùng tất cả cũng mới chỉ là lời nói mà thôi.
Ông Trump đang phải liên tục đối mặt với truyền thông đầy ác ý, đảng Dân chủ luôn trong tư thế đối đầu, Đảng Cộng hoà đầy chia rẽ, và người dân ngày càng dễ nổi giận.
Đọng lại cuối cùng là những tràng vỗ tay nồng nhiệt cho bài phát biểu của ông tại Đà Nẵng. Biết đâu đó lại là dấu hiệu mở ra những điều tốt lành.
Bài phát biểu đậm chất ngoại giao nhưng cũng thẳng thắn phê phán đồng thời thể hiện rõ thiện chí hàn gắn mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia APEC.
Tổng thống Trump nhắc nhở các nước thành viên APEC nhớ lại cam kết lâu dài đối với khu vực và rằng chính quyền Mỹ sẽ không vì chính sách biệt lập mà từ bỏ khu vực này. Ông chủ Nhà Trắng đã xua tan mọi ý nghĩ nghi ngờ dù là nhỏ nhất về việc Mỹ đang rút khỏi khu vực này.
Đây là thông điệp vô cùng quan trọng bởi trước đó, ông Trump đã thẳng thừng rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có những phát biểu hàm ý chê bai Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Bài phát biểu lần này của người đứng đầu nước Mỹ được "gia giảm" bằng những cam kết về độc lập, tự do, hoà bình và an ninh. Những từ khoá này như một liệu pháp giảm căng thẳng cho các quốc gia thành viên APEC - vốn dĩ lâu nay luôn phàn nàn về việc họ cảm thấy đã bị nước Mỹ bỏ rơi hoặc về việc họ không còn hiểu nổi chính sách của Mỹ dành cho khu vực này.
Tổng thống Trump đã rất khôn ngoan thể hiện sự cảm phục sâu sắc trước những thành tựu đạt được của các quốc gia APEC, đặc biệt là về mặt kinh tế. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi lãnh đạo của tất cả các quốc gia trong khu vực trước mức độ tăng trưởng và phát triển đáng kinh ngạc.
Bằng cách đó, ông Trump đã nêu bật quan điểm rằng ông không quan tâm đến việc thúc đẩy một phiên bản dân chủ Mỹ ở khu vực như những bậc tiền nhiệm là Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama đã làm.
Ông chủ Nhà Trắng lặp đi lặp lại rằng các quốc gia cần phải tự bảo vệ lợi ích của mình, và rằng các quốc gia phải duy trì độc lập và tự do. Thông thường, trong chính sách đối ngoại của mình, các nhà lãnh đạo Mỹ thường cố gắng cổ suý khu vực APEC đi theo mô hình Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói đến điều này trong bài phát biểu tại cuộc họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng Trung Quốc có cách riêng của mình. Ông Trump đã loại bỏ đi những tiền lệ xấu của các chính quyền trước một cách hiệu quả.
Trong khi khán giả bên dưới còn đang âm ỉ sung sướng về những lời có cánh của người đứng đầu nước Mỹ thì ông đã không ngần ngại giáng đòn thẳng vào chính đám đông đó bằng những sự thật phũ phàng.
Trong phần trước đó của bài phát biểu, ông Trump đã khiến rất nhiều người Mỹ sốc khi ông tuyên bố Trung Quốc và các quốc gia khác không phải chịu trách nhiệm gì về tình trạng mất cân bằng thương mại của nước Mỹ.
Ngược lại, vị tổng thống đương thời cho rằng chính các chính quyền tiền nhiệm phải chịu trách nhiệm về việc này bởi không ai khác mà chính họ đã bỏ qua lợi ích quốc gia để hậu thuẫn cho các thoả thuận thương mại với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ, và các thoả thuận quốc tế khác – những thoả thuận như ông nói chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia khác từ thiệt hại của nước Mỹ.
Ông Trump giải thích rằng trách nhiệm của ông là phải đảm bảo sao cho người lao động Mỹ được hưởng lợi tương đương như người dân của các quốc gia khác. Và ngay lập tức ông tuyên bố rằng tất cả các nước khác đang có mặt tại hội nghị này cũng sẽ và thực tế là đã làm y chang.
Chẳng có nước nào chịu hy sinh quyền lợi của chính người dân mình cho nước khác cả. Những người chỉ trích ông Trump vẫn thường lý luận rằng bằng việc hy sinh lợi ích của mình thì nước Mỹ sẽ được lợi ở nhiều phương diện khác.
Quả đúng là như vậy. Tuy nhiên, phản biện của ông chủ Nhà Trắng là những thoả thuận thương mại như vậy được ký kết trên nền tảng của một viễn cảnh là nước Mỹ sẽ nhận về những bất lợi.
Tiếp đó, Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng các quốc gia khác, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không thể đáp ứng được các điều khoản của các thoả thuận cho dù họ được hưởng lợi rất nhiều. Ông liệt kê ra nào là mở cửa tiếp cận thị trường, phá giá hàng hoá, các công ty nhà nước, thuế quan, và xâm phạm sở hữu trí tuệ. Ông khẳng định nước Mỹ không bao giờ nhân nhượng trước các hành vi này.
Lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã phản biện vô cùng hiệu quả khiến các đối thủ cạnh tranh của Mỹ tê liệt, không thể tung đòn phản công.
Và cuối cùng, trước khi kết thúc bài phát biểu, ông chủ Nhà Trắng "trút bỏ giáp sắt" và nhún mình khiêm nhường: tại sao chúng ta không hợp tác song phương để nước Mỹ có thể làm đối tác với những quốc gia mong muốn thương mại tự do và có quy tắc. Những quốc gia không muốn điều này sẽ nằm ngoài trục hưởng lợi.
Ông Trump cũng nói rõ lý do rút khỏi TPP. Câu hỏi ông đưa ra là: Tại sao nước Mỹ phải ký kết các thoả thuận đa phương khiến các bên mất đi sự linh hoạt và các đối thủ cạnh tranh được hưởng lợi từ thiệt hại của người lao động Mỹ. Việc cứu vãn TPP sẽ chỉ có ý nghĩa nếu người ta thực sự tin rằng họ làm vậy để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác.
Tổng thống Trump cho rằng đây là lỗi của Tổng thống Obama bởi chính quyền tiền nhiệm đã áp đặt các điều khoản quy định khiến trao đổi thương mại bị cản trở thay vì tạo điều kiện thuận lợi.
Và như thế, ông Trump đã vạch rõ ranh giới cảnh báo. Giờ là lúc thế giới chờ xem những quốc gia nào sẽ bắt tay với Mỹ và những quốc gia nào sẽ quay lưng đi tìm đối tác thương mại khác. Bằng cách gián tiếp, bất chấp những lời hoa mỹ dành cho ông Tập, ông Trump đã hạ màn thách thức Trung Quốc.
Mặc dù đây có thể là bài phát biểu tuyệt vời nhất từ trước đến giờ của Tổng thống Mỹ xét ở góc độ là sự rõ ràng về ý tứ, nội dung và mục đích, thì cuối cùng tất cả cũng mới chỉ là lời nói mà thôi.
Ông Trump đang phải liên tục đối mặt với truyền thông đầy ác ý, đảng Dân chủ luôn trong tư thế đối đầu, Đảng Cộng hoà đầy chia rẽ, và người dân ngày càng dễ nổi giận.
Đọng lại cuối cùng là những tràng vỗ tay nồng nhiệt cho bài phát biểu của ông tại Đà Nẵng. Biết đâu đó lại là dấu hiệu mở ra những điều tốt lành.
No comments:
Post a Comment