Phùng Anh Kiệt
.
Dự định ban đầu của tôi là chỉ in nội bộ quyển sách, chừng vài chục bản, làm tặng và chủ yếu giữ làm tư liệu cho việc viết văn của mình; nhưng từ facebook, nhiều độc giả muốn đọc nó nên tôi in đại chúng hơn.
.
Bìa cuốn sách
Lý do ra đời loạt sách của dịch giả Phạm Nguyên Trường là gì? Không vì lý do gì lớn lao, vì xót. Tôi biết dịch giả từ lúc ông vẫn còn dùng bút danh Phạm Minh Ngọc trên talawas, một diễn đàn mạng của nhà văn Phạm Thị Hoài; đến giờ, dù sách do Phạm Nguyên Trường dịch được in ấn rộng khắp cả nước, chủ yếu thông qua NXB Tri Thức, thì phần không nhỏ trước tác quan trọng của dịch giả vẫn lưu hành trên mạng, nó truyền từ diễn đàn này sang trang blog khác, và chắc chẳng bao giờ được in khi ngày nào chế độ toàn trị vẫn còn treo cái ách trên cổ mọi người dân. Thành thật mà nói, nó không phát huy đúng công năng cần có của một tác phẩm về tư tưởng. Vì người sử dụng internet tại Việt Nam tuy nhiều, nhưng khả năng tiếp cận đến những tác phẩm như vậy lại hạn chế, phần đông những người có sức ảnh hưởng đến xã hội lại ít biết đến nó, tầng lớp lãnh đạo thì gần như không biết sử dụng máy tính và đại đa số người dân không biết đến thủ thuật vượt tường lửa. Như vậy, nó chỉ im lặng nằm trên mạng chờ người tìm đến.
.
Không chỉ im lặng, mà nó còn có thể bị khai tử bất cứ lúc nào vì tính bất định của internet và tản mác, tuy người ta không quên nó nhưng nó sẽ thiếu đi sức sống cần thiết của một tác phẩm.
.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường là người khá trung thành với sự lựa chọn đầu sách của mình, cho đến giờ, mười mấy năm dịch thuật của ông chỉ tập trung vào những mảng chính: Dân chủ, tự do và phê phán toàn trị; mà thật ra, sự lựa chọn đó đã mang một động cơ về chính trị, động cơ đó xuất phát từ sự bức bối trước một đất nước đang bị cai trị bởi thể chế đốn mạt. Tôi tin rằng ông không thích làm chính trị nhưng, ông có một thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát. Nó xuyên suốt mọi tác phẩm được ông chọn lựa, dù thể loại báo chí hay văn học, tiểu luận hay tạp luận. Thời đại này, khi một người đứng ở vị trí độc lập trước khi ở vị trí đối kháng với chính quyền, đều bị trù dập, vậy mà ông vẫn kiên trì với sự lựa chọn của mình. Đó là điều đáng ngưỡng mộ. Vì lòng ngưỡng mộ đó, tôi quyết định in dần những đứa con tinh thần của ông, vốn bị chế độ kiểm duyệt khai tử, đưa nó đến bạn đọc như một cách từ chối quyền cai trị lên lĩnh vực xuất bản của chính quyền. Chính quyền trước hành vi xuất bản tự do, về bản chất, là bất tuân dân sự. Sự bất tuân đó là một thái độ, chúng tôi không chấp nhận sự cai trị của họ lên những quyền lợi căn bản của mình, những thứ vốn phải có và tự nhiên, phải có.
.
Tôi lựa chọn những tác phẩm trên trang talawas, tác phẩm nào đủ thành một quyển sách thì in thành sách, tác phẩm nào nhỏ thì phân loại nó vào một chủ đề.
.
Chủ đề lần này, tập trung vào khía cạnh chính quyền. Tôi chọn 6 tiểu luận của 6 tác giả, có người là nhà tư tưởng, có nhà báo, có nhà văn v.v. Để trả lời 6 câu hỏi căn bản cho chúng ta về quyền lực của chính quyền.
.
Một, tại sao không thể tập trung quyền lực vào một nhóm người.
Hai, tại sao chúng ta được quyền bất tuân về dân sự.
Ba, tại sao chúng ta phải khước từ chế độ toàn trị.
Bốn, tại sao chủ nghĩa cộng sản là một tai hoạ.
Năm, thế nào là một chế độ toàn trị.
Và sau cùng, sáu, chúng ta có thể tạo nên một chính quyền như thế nào.
.
Sáu câu hỏi trên, tương thích với sáu tiểu luận, dù dài hay ngắn, nó cũng vạch cho chúng ta một góc nhìn mạch lạc về chính trị học. Tôi tin rằng, thế hệ lãnh đạo tương lai của chúng ta, nếu đọc được quyển sách này dù các bạn chỉ ở lứa tuổi mới lớn, tôi nghĩ các bạn sẽ biết cần phải làm những gì để thiết kế ra một chính quyền, nơi đám người lãnh đạo không bị tha hoá, không tham lam, không độc ác, không tàn nhẫn và bội ước lại quê hương khi dìu dắt đất nước ra khỏi những ngả rẽ tầm thường của số mệnh quốc gia.
.
Những viên gạch đầu tiên để xây dựng lại quốc gia vẫn còn trong lò nung của bầu nhiệt huyết, nhưng hãy tin tôi, sớm muộn gì nó cũng xuất hiện để tái thiết lại quốc gia khi chế độ cộng sản đang bước vào giai đoạn cáo chung của nó.
.
Không chỉ im lặng, mà nó còn có thể bị khai tử bất cứ lúc nào vì tính bất định của internet và tản mác, tuy người ta không quên nó nhưng nó sẽ thiếu đi sức sống cần thiết của một tác phẩm.
.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường là người khá trung thành với sự lựa chọn đầu sách của mình, cho đến giờ, mười mấy năm dịch thuật của ông chỉ tập trung vào những mảng chính: Dân chủ, tự do và phê phán toàn trị; mà thật ra, sự lựa chọn đó đã mang một động cơ về chính trị, động cơ đó xuất phát từ sự bức bối trước một đất nước đang bị cai trị bởi thể chế đốn mạt. Tôi tin rằng ông không thích làm chính trị nhưng, ông có một thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát. Nó xuyên suốt mọi tác phẩm được ông chọn lựa, dù thể loại báo chí hay văn học, tiểu luận hay tạp luận. Thời đại này, khi một người đứng ở vị trí độc lập trước khi ở vị trí đối kháng với chính quyền, đều bị trù dập, vậy mà ông vẫn kiên trì với sự lựa chọn của mình. Đó là điều đáng ngưỡng mộ. Vì lòng ngưỡng mộ đó, tôi quyết định in dần những đứa con tinh thần của ông, vốn bị chế độ kiểm duyệt khai tử, đưa nó đến bạn đọc như một cách từ chối quyền cai trị lên lĩnh vực xuất bản của chính quyền. Chính quyền trước hành vi xuất bản tự do, về bản chất, là bất tuân dân sự. Sự bất tuân đó là một thái độ, chúng tôi không chấp nhận sự cai trị của họ lên những quyền lợi căn bản của mình, những thứ vốn phải có và tự nhiên, phải có.
.
Tôi lựa chọn những tác phẩm trên trang talawas, tác phẩm nào đủ thành một quyển sách thì in thành sách, tác phẩm nào nhỏ thì phân loại nó vào một chủ đề.
.
Chủ đề lần này, tập trung vào khía cạnh chính quyền. Tôi chọn 6 tiểu luận của 6 tác giả, có người là nhà tư tưởng, có nhà báo, có nhà văn v.v. Để trả lời 6 câu hỏi căn bản cho chúng ta về quyền lực của chính quyền.
.
Một, tại sao không thể tập trung quyền lực vào một nhóm người.
Hai, tại sao chúng ta được quyền bất tuân về dân sự.
Ba, tại sao chúng ta phải khước từ chế độ toàn trị.
Bốn, tại sao chủ nghĩa cộng sản là một tai hoạ.
Năm, thế nào là một chế độ toàn trị.
Và sau cùng, sáu, chúng ta có thể tạo nên một chính quyền như thế nào.
.
Sáu câu hỏi trên, tương thích với sáu tiểu luận, dù dài hay ngắn, nó cũng vạch cho chúng ta một góc nhìn mạch lạc về chính trị học. Tôi tin rằng, thế hệ lãnh đạo tương lai của chúng ta, nếu đọc được quyển sách này dù các bạn chỉ ở lứa tuổi mới lớn, tôi nghĩ các bạn sẽ biết cần phải làm những gì để thiết kế ra một chính quyền, nơi đám người lãnh đạo không bị tha hoá, không tham lam, không độc ác, không tàn nhẫn và bội ước lại quê hương khi dìu dắt đất nước ra khỏi những ngả rẽ tầm thường của số mệnh quốc gia.
.
Những viên gạch đầu tiên để xây dựng lại quốc gia vẫn còn trong lò nung của bầu nhiệt huyết, nhưng hãy tin tôi, sớm muộn gì nó cũng xuất hiện để tái thiết lại quốc gia khi chế độ cộng sản đang bước vào giai đoạn cáo chung của nó.
Xin phép hỏi làm sao để có cuốn sách này? Xin cảm ơn.
ReplyDeleteHỏi anh này https://www.facebook.com/vodanh3101?fref=ts
Deleteshare file ebook dùm đi admin , kiến thức mà
ReplyDeleteNhững bài này đều có trên blog này của tôi.
Deleteblog của chú Phạm Duy Hiển ở đâu ạ? Có thể cho con đường link địa chỉ được không?
ReplyDeletemua cuốn này ở đâu ạ
ReplyDelete