July 8, 2021

THẾ KỶ XXI – THẾ KỶ TÂM LINH? - Giới thiệu tác phẩm Những sai lầm thiên niên kỷ của nhân loại của Võ Xuân Tòng

 



Chương 1. Những hiện tượng siê nhiên liên quan trực tiếp đến con người tạo thành yếu tố mới, dẫn đến nguyên lý mới.

1.      Những tổn thương của não người và não động vật. Nghiên cứu những tổn thương của não người và não động vật cho thấy não không phải là bộ chỉ huy, kho nó rơi vào trạng thái hư hỏng đến mức phá hủy mà con người vẫn sống, vẫn tư duy. Tác giả kết luận: Não chỉ là bộ phận phụ cho một trung tâm khác, gọi là Center C.

2.      Cực khóai mà không cần điều kiện. Cực khóai mà không cần điều kiện là bằng chứng cho thấy có những chương trình tiện ích, phần mềm sung sướng được cài sẵn ở đâu đó mà không cần Linga vàYoni để đạt cực khoái.

3.      Thần đồng trong nhiều lĩnh vực. Kiến thức của các thần đồng kì lạ tới mức không thể nào hiểu được nếu không giả định rằng trí tuệ đã có sẵn trong mỗi người.

4.      Các trường hợp tái sinh đã được nghiên cứu.

5.      Hóa thân của các Lama Tây Tạng.

6.      Hiện tượng trùng ngày sinh.

7.      Ý thức trong vô thức.  Ý thức trong vô thức là khi bị chấn thương dẫn tới thay đổi ngôn ngữ…

8.      Xá lợi. Trường hợp điển hình là HT Thích Quảng Đức: Ngài không hề đau đớn khi bị cháy, trái tim Ngài không cháy..

9.      Những công trình nghiên cứu về linh hồn. Tác giả liệt kê nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1901 cho tới nay.

10.  Ngoại cảm. Ngoại cảm và công năng đặc dị phản ánh sự tồn tại của thần thông, tác giả gọi là Hệ thống giác quan thức 2 (CQ2), trong khi những người bình thường chúng ta chỉ có HT GQ thức nhất (CQ1).

11.   Những bí ẩn chưa có lời giải trong tác phẩm Loài tinh tinh thứ 3.

KẾT LUẬN: Từ 11 hiện tượng thần bí nói trên, chúng ta có thể rút ra 24 yếu tố mới để xây dựng nguyên lý mới làm nền tảng cho một khoa học mới – Khoa học tâm linh.

Tác giả còn nhận xét: Người ta chỉ sử dụng khoảng 10% năng lực của não bộ. Xin nói thêm, não chỉ chỉ chiếm 2% trong lượng cơ thể nhưng sử dụng tới 20-25% năng lượng mà chúng ta nạp vào mỗi ngày. Ông Trời/Chúa/Tự Nhiên rất tiết kiệm, các Ngài không bao giờ để cho 90% bộ não không hoạt động mà sau bao nhiêu ngàn năm nó không teo đi. Phải chăng 90% bộ não của chúng ta là để chứa thông tin về những kiếp trước?

Chương 2. Bằng chứng tường minh về sự tồn tại của thần thức (linh hồn)

1.      Bằng chứng thứ nhất: Thông tin

Căn cứ vào khả năng ngoại cảm của các nhà ngoại cảm đã được Viện nghiên cứu tiềm năng con người kiểm tra. Chính tác giả đã tham gia tìm hài cốt ông ngoại của mình.

Phương pháp như sau: Nhà ngoại cảm (NNC) liên lạc với linh hồn để người sống và người chết nói chuyện với nhau, nhận nhau. Sau đó NNC hướng dẫn người nhà đi tìm mộ thân nhân, NNC có thể ở cách xa hàng trăm cây số nhưng vẫn hướng dẫn chính xác vị trí để đào mộ.

Một phương pháp khác là áp vong: Vong nhập vào một người nào đó, không phải NNC.

2.      Bằng chứng thứ 2: Lực tác động

a.       Ở đây là kiểm tra thông tin của NNC hay vong. Phương pháp như sau: Đặt quả trứng lên đầu chiếc đũa cắm cạnh nơi được cho là có hài cốt và xin linh hồn xác nhận. Quá trứng có thể đứng yên trong thời gian khá dài mặc cho gió, con trùng, có trường hợp dưới trời mưa.

b.      NNC dùng 2 thanh đồng đặt hờ trên long bàn tay và đề nghị linh hồn tác động làm que đồng xoay cùng hướng và NNC dựa vào đó để chỉ địa điềm hài cốt đang nằm.

 

3.      Bằng chứng thứ 3: Hình cầu ODL (orb of dark light) mà tác giả cho là linh hồn. Hình đính kèm được cho là ODL hay Ma Trơi – nguồn Internet.

 

ODL hay trong dân gian vẫn gọi mà Ma Trơi. Các ODL có đặc điểm là di chuyển liên tục, nhảy múa, tách ra nhập vào… và có mặt khắp nơi. Điệu nhảy của chúng lặp đi lặp lại và đều đặn theo nhịp như sau: hai đốm lửa cách nhau một khoảng gần, trước tiên chúng nhảy tại chỗ hai lần, đến lần thứ ba chúng nhảy lại gần nhau; tiếp theo chúng lại nhảy tại chỗ hai lần và cuối cùng, chúng nhảy lên lao vào nhau rồi biến mất. Một lúc sau, chúng lại xuất hiện, khoảng cách giữa hai "con ma" và điệu nhảy lại được lặp lại, cứ như thế hai cái bóng nhảy đối xứng và đều nhau từ giờ này qua giờ khác. Tuy nhiên, khoa học&công nghệ chưa cho phép liên hệ trực tiếp với ODL để xác nhận danh tính. 

 

Tác giả đã chụp được khoảng 12.000 bức ảnh và 1 doanh nhân cung cấp 1 video clip dài 40 phút ghi lại những ODL này. Nhưng khác với lời đồn trong dân gian, ODL xuất hiện cả trong nhà, cả trên đường phố, và có khi bám ngay vào người. Máy ảnh kĩ thuật số có thể dễ dàng chụp được, camera an ninh gia đình có thể cũng ghi được hình ảnh của Ma Trơi. Tác giả cho rằng ODL hay Ma Trơi là những linh hồn đang đợi chuyển sinh

Chương 3. Những căn cứ để đi đến kết luận về ODL (linh hồn)

1.      Phật pháp mà tác giả gọi là TheB (B ở đây là Budda – Đức Phật).

Albert Eistein viết: “Nếu có một tôn giáo nào đó đương đầu được với nhu cầu (có lẽ là đòi hỏi?) cua KH hiện đại thì đấy là Phật giáo… Phật giáo bao trùm khoa học cũng như vượt xa khoa học”. Sau khi nghiên cứu khoảng 3 năm, TXV đi đến kết luận: Đức Phật là nhà KH tự nhiên vĩ đại nhất vì:

a.       TheB được Đức Phật soạn riêng cho loài người trên trái đất.

b.      TheB là tài liệu có sẵn trong vũ trụ, do các vị Phật qua nhiều chu kì làm ra. Các vị Phật và Bổ tát có nhiệm vụ làm cho cư dân trong vũ trụ hiểu được TheB.

c.       Trong vũ trụ có 1 nhóm gồm 16 ông Phật, các vị Phật này có trách nhiệm thuyết pháp ở 9 vùng vũ trụ. Đức Phật Cồ Đàm ở đại galaxy Taba, trong có có 5 loài chúng sinh là súc sinh, người, hương linh (ngạ quỷ), Atula, trời.

d.      Những cư dân mà tác giả gọi là RMW là những kẻ còn quyến luyến hạ giới, bị Đức Phật gọi là Ngạ Quỷ.

e.       Có nhiều loài người trong vũ trụ, cư ngụ trên những tinh cầu treo lơ lửng trong hệ thái dương.

f.        Loài người có phần hữu hình (body) và vô hình (soul); loài hương linh chỉ có phần vô hình, bay lơ lửng xung quanh trái đất gọi là RMW; loài Atula ở cao hơn, loài trời ở tầng 26. Những lòai vô hình có thân hình tỏa sáng, bay trong hư không. Phần vô hình của loài người bắt nguồn từ loài trời ở tầng 12. Loài người có đặc tính là dũng mãnh và nhớ dai vì vậy có thể tiếp thu được TheB. Các loài chúng sinh có thể chuyển hóa lẫn nhau, đây là đặc tính cơ bản của toàn vũ trụ: sau khi mệnh chung, thần thức (linh hồn) thoát ra và đầu thai vào 1 trong 5 loài chúng sinh, tùy theo nghiệp đã tạo ra từ kiếp trước.

g.      TheB có 3 phần chính và 1 phẩn phụ. Phần chính quan trọng nhất là thoát khỏi vô minh và giải thoát, trong đó có Tứ diệu đế.

h.      TheB có những trùng khớp cơ bản chính xác với KH hiện đại

i.        TheB có những kiến thức vượt KH ngày nay như: Phương pháp nghiên cứu KH “tứ thần túc” (thiền định), liên lạc trong không gian vũ trụ, di chuyển trong không gian vũ trụ, Ánh sang tối, vật chất tối, vô minh và giải thoát…

j.        Một trong những nguyên nhân làm cho loài người không coi TheB là công trình KH là do không thức hành thiền định.

ĐÁNG TIẾC LÀ Ở ĐÂY, cũng như ở nhiều phần khác không thấy tác giả dẫn nguồn để tiện tra cứu.

Sau khi đưa ra thêm một số bằng chứng về ODL (linh hồn) từ các chân sư Ấn-Tạng, các nhà ngoại cảm, các nghiên cứu cận tử tác giả viết tiếp trong chương 4.

Chương bốn: Một số hệ quả rút ra từ nghiên cứu

I-Định nghĩa mới về sự sống: Có hai sự sống, sự sống sinh học Biolife (tạo nên thể hữu hình của thực vật, động vật, con người), và sự sống vật lý Phylife (tạo nên cơ thể của chúng sinh vô hình).

II-Định nghĩa mới về con người: Căn cứ định nghĩa mới về sự sống, tác giả xây dựng định nghĩa mới về con người. Nôm na có thể nói, sự kết hợp hai dạng sống biolife và phylife trong một con người là một “sáng tạo” của vũ trụ, xuất phát từ sai lầm “chết người” của những vị trời-Abhassara.

III-Định nghĩa mới về não: Bằng chứng về những tổn thương về não khiến não không thể trở thành một trung tâm điều khiển & tư duy. Não chỉ có thể là một bộ phận phụ liên kết với một “trung tâm điều khiển & tư duy” khác (center.C – ODL). Nếu chúng ta coi hệ thống “Não – center.C” là một siêu máy tính, thì não là: RAM (RAM-modules trong CPU của máy tính).

IV-Định nghĩa mới về cái chết của con người (không có cái chết): Căn cứ khái niệm mới về sự sống, con người, não... Tác giả xây dựng định nghĩa về cái chết của con người và cái chết trong y khoa: Không có cái chết của con người, chỉ có cái chết của thể xác. Thời điểm chết của thể xác là thời điểm chuyển hóa MASB của linh thể. Cái chết của thể xác trong y khoa trước đây dựa trên cái chết não và tim ngừng đập, là cái chết không tính đến sự có mặt của linh thể, do đó nó không phù hợp với thực tế, dẫn đến những cái chết oan.

V-Định nghĩa về triết gia: Khi xem triết học là khoa học của mọi khoa học, hay triết học phải đi trước khoa học, thì triết gia phải là nhà khoa học ở tầm vũ trụ. Triết học là chân lý, thì triết gia phải là người thấu hiểu sự vật và hiện tượng ở cả hai phần tự nhiên & siêu nhiên (hữu hình & vô hình). Do đó có thể nói, triết học được xây dựng từ những triết gia không am tường vật lý chỉ là những ý kiến (triết lý) cá nhân. Những ý kiến cá nhân này phần nhiều là sự ngộ nhận; khi được nâng thành tư tưởng và triển khai vào thực tế sẽ dẫn dắt nhân loại đến sai lầm. Tất yếu dẫn đến:

“VI-Khủng hoảng triết học đầu thế kỷ XXI và sự xuất hiện của minh triết”.

VII-Bẩy sai lầm thiên niên kỷ của nhân loại:

Ngoài 6 sai lầm thể hiện từ mục “I đến VI” của Chương bốn vừa nên trên. Sai lầm (thứ 7): “Không nhận ra TheB là một công trình khoa học tự nhiên (vĩ đại nhất) là sai lầm lớn nhất của loài người. Kể từ nay, TheB cần được coi là một công trình khoa học, đức Phật là một nhà khoa học tự nhiên lớn nhất mọi thời đại”.

 

VIII-Câu trả lời về “ufo-orb”: Là câu trả lời về ODL

IX-Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: Là phương pháp có từ xa xưa, theo nguyên tắc thuận theo tự nhiên, phòng bệnh ngay từ khâu ăn uống hằng ngày.

 

X-Can dự của thế giới tâm linh với nhân loại: Thiên hạ đồn rằng “Thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm linh”: Đây là chuyện hoang đường hay sự thật? Nghiên cứu của tác giả cho thấy, đây là sự thật, vì:....

XI-Bài học lớn nhất: Sau khi có được ba trải nghiệm trong đời, chứng thực linh hồn là điều có thực; tác giả tiếp cận TheB, và nhận ra những sai lầm thiên niên kỷ của nhân loại. Sai lầm này không ở đâu xa, nó nằm ngay trong nhận thức của con người, có ở bạn và có ở tác giả. Sau khi nhận thức lại đúng đắn, tác giả đưa ra những đề xuất và kiến nghị để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề đã được tác giả đề cập trong tác phẩm “Những sai lầm thiên niên kỷ của nhân loại”.

▪ Phần phụ lục có dung lượng hơn 1/3 tác phẩm, là những bằng chứng thực tế, kết quả khảo sát khoa học, tư liệu NCKH của tác giả và tài liệu tham khảo (hơn 200 đầu sách và hàng nghìn trang tài liệu).

Đây là cuốn sách dành cho những người tìm kiếm tâm linh và kết luận mà tôi (PNT) rút ra là: DÙ BẠN CÓ LÀ AI THÌ MỖI NGÀY CŨNG NÊN HÀNH THIẾN.

1 comment: