311. IAEA - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency) là tổ chức quốc tế thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1957 với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử an toàn và vì mục đích hòa bình; ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích quân sự. IAEA có trụ sở ở Viên, nước Áo. 139 quốc gia thành viên của IAEA gởi đại biểu đến dự họp Đại hội đồng (General Conference) thường niên, để cử ra 35 thành viên vào Hội đồng thống đốc (Board of Governors). Là một cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Hội đồng thống đốc IAEA họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu ở Trieste, Ý. Trung tâm này nằm dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Sau thảm họa hạt nhân ở
Chernobyl, năm 1986, IAEA khuếch trương vai trò cố vấn của mình về an toàn
trong sản xuất năng lượng hạt nhân và có vai trò quan trọng trong giám sát các
chương trình vũ khí hạt nhân và thu thập bằng chứng về việc tuân thủ Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear
Weapons)
312.
ICBM
- Tên lửa liên lục địa (Intercontinental
Ballistic Missile). Tên lửa đạn đạo liên
lục địa là hệ thống vũ khí hạt nhân tầm xa, có sức công phá cực kì mạnh, hiện
nay không có biện pháp phòng nào đủ sức chống lại nó. Trong giai đoạn Chiến
tranh Lạnh, tên lửa liên lục địa có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của chiến lược
cân bằng hạt nhân giữa Liên Xô và Hoa Kì. Người ta thường phân biệt giữa SLBM
(tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, ví dụ, tên lửa Polaris và Trident của Mỹ)
và các hệ thống trên đất liền. Nhiều nỗ lực trong các cuộc đàm phán SALT và Đàm
phán Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) liên quan đến giảm số lượng hệ thống
ICBM. Ví dụ, hiệp ước START, kí tháng 7 năm 1991, nhằm giảm khoảng 30% số lượng
đầu đạn gắn trên những tên lửa này trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cả hai
siêu cường đều tìm cách cắt giảm thêm nữa, chủ yếu vì lý do kinh tế, và việc
Liên Xô sụp đổ dường như làm cho yếu tố răn đe của ICBM trở nên không cần thiết.
Tuy nhiên, năm 2001, vấn đề này lại nổi lên một lần nữa, đấy là khi Tổng thống
Mỹ George W. Bush tuyên bố rằng Hoa Kì sẽ rút khỏi tất cả các hiệp ước chống vũ
khí hạt nhân, trong đó có START, vì những hiệp ước này ngăn cản, không cho Hoa
Kì phát triển hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (National Missile Defence) nhằm
bảo vệ nước này trước những ICBM, được
phóng do nhầm lẫn hoặc bởi một quốc gia thù địch.
313.
Idealism – 1. Chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm là
trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và
thuộc về tâm thức. Plato, Kant, và Hegel đều phản đối tuyên bố của trường phái
kinh nghiệm chủ nghĩa, nói rằng kiến thức về thế giới chỉ có thể thu thập bằng
kinh nghiệm. Ngược lại, Kant nói rằng kinh nghiệm chỉ có ý nghĩa khi dựa vào các
phạm trù của tư duy và khái niệm về không gian và thời gian, là những thứ có trước
kinh nghiệm.
2.
Chủ nghĩa lí tưởng – Hành vi được định hình bởi việc theo
đuổi mục tiêu không thể nào đạt được, ví dụ, bình đẳng, công lí hay nguyên lí
chung như phục vụ xã hội.
3. Hình thức đặc biệt của
2, theo nghĩa xấu, nhằm ám chỉ những người theo phái tự do, tức là những người,
sau năm 1918, tìm cách chấm dứt một lần và vĩnh viễn chiến tranh thông qua Hội
Quốc Liên hay nguyên tắc an ninh tập thể. Họ bị lên án là những người biện hộ cho
hệ thống quan hệ quốc tế đặt trật tự lên trên công lí, và như thế nghĩa là thiên
vị siêu cường đang giữ thế thượng phong, chống lại những nước đòi thay đổi trật
tự thế giới như Đức, Nhật và Liên Xô và giả định rằng chỉ riêng ước muốn đã có
thể chấm dứt chiến tranh, không quan tâm tới những hiện thực không thể nào thay
đổi được, như bản chất của con người, quyền lợi quốc gia, thế tiến thoái lưỡng
nan của vấn đề an ninh và lịch sử.
bài rất hay
ReplyDelete