285.
Group Theory – Lý thuyết nhóm. Lý thuyết nhóm trong khoa học chính trị
thường được người ta gắn với tên tuổi của Bentley (1870-1957) và những người
cầm bút theo chủ nghĩa đa nguyên. Luận cứ quan trọng nhất là xã hội bao gồm rất
nhiều các nhóm xã hội, sắc tộc hoặc kinh tế, được tổ chức ở những mức độ khác
nhau, cạnh tranh về chính trị với nhau nhằm áp lực chính phủ để chính phủ ban
hành những chính sách có lợi cho nhóm của mình. Các phiên bản khác nhau của lý
thuyết này có thể tuyên bố rằng nó hoàn toàn tương thích với các mục tiêu của chế
độ dân chủ và đại diện theo nhóm thỏa mãn các chuẩn mực dân chủ, cũng như hiện
thực theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, hoặc có thể được sử dụng để khẳng định
rằng tất cả các xã hội đều có cùng một cơ cấu, không phụ thuộc vào hệ tư tưởng
và đặc điểm bề mặt của chúng. Các ngành khác của khoa học chính trị coi bản
chất và tính đa dạng của các nhóm như những yếu tố quan trọng sống còn trong
việc quyết định tình trạng ổn định chính trị hoặc sự cởi mở hay những đặc điểm
khác của xã hội.
286.
Guerrilla Warfare – Chiến tranh du kích. Chiến tranh du kích là cuộc đấu
tranh vũ trang do các lực lượng không chính quy tiến hành. Chiến tranh du kích
thường diễn ra ở khu vực miền núi hoặc nông thôn và được dân chúng ủng hộ, với
những đòi hỏi thay đổi về xã hội-chính trị và thách thức quyền lực của nhà nước.
Khi nói tới Chiến tranh du kích, người ta thường nghĩ tới những cuộc cách mạng
trong Thế giới Thứ ba, đặc biệt là Cách mạng ở Trung Quốc, Việt Nam và Cuba.
287.
Guild Socialism – Chủ nghĩa xã hội phường hội. Phong trào xã hội chủ nghĩa
sớm nở tối tàn, nhưng đã gây được nhiều ảnh hưởng trong một phần tư đầu tiên
trong thế kỉ XX ở nước Anh. Người ta thường liên kết phong trào này với các tác
phẩm của G. D. H. Cole (1889-1959) và tư tưởng của William Morris (1834-1896).
Phong trào này dựa trên mô hình phường hội thời Trung cổ, cung cấp cho người ta
tầm nhìn về chủ nghĩa xã hội phi tập quyền, công nhân kiểm soát các phương tiện
sản xuất và chế độ dân chủ công nghiệp.
288. Guillotine - Máy chém. 1. Máy chém hay đoạn đầu đài là dụng cụ
đặc biệt để hành hình người bị án chém gồm một bệ với hai thanh cứng dựng song
song, có lưỡi dao sắc nâng lên hạ xuống. Máy chém được người Ý dùng đầu tiên.
Được dùng ở Pháp từ năm 1789, sau khi Joseph-Ignace Guillotin, một bác sĩ người
Pháp đề nghị quốc hội Pháp cho dùng, nhằm giảm bớt sự đau đớn cho người bị chém
(vì thế máy chém trong tiếng Pháp là guillotine). Ngày 25 tháng 4 năm 1792, lần
đầu tiên ở Pháp diễn ra vụ hành hình bằng máy chém.
2. Cuối thế kỉ XIX, ở Vương quốc
Anh và Hoa Kì người ta bắt đầu sử dụng thuật ngữ này để nói về việc chấm dứt
cuộc tranh luận ở nghị viện. Ở Vương quốc Anh, guillotine điều chỉnh thời gian
Viện thứ dân dành cho một cuộc tranh luận nào đó.
bài rất hấp dẫn
ReplyDelete