209. Feudalism - Chủ nghĩa phong kiến. Thuật ngữ chủ nghĩa phong kiến với ý nghĩa chính xác (mặc dù rất phức tạp) được các nhà sử học sử dụng để mô tả hệ thống sở hữu ruộng đất và chính quyền ở phương Tây thời Trung cổ, được người ta gán cho những hệ thống chính trị-xã hội hiện đại hầu như chẳng có gì chung với chủ nghĩa phong kiến thực sự. Trong lí thuyết Marxist, chủ nghĩa phong kiến được coi là tiền thân của chủ nghĩa tư bản. Một cách sơ lược nhất, chủ nghĩa phong khiến là hình thức tổ chức xã hội xuất hiện ở châu Âu, trước thế kỉ IX, trong những khu vực từng nằm trong Đế chế La Mã, và đạt đỉnh cao ở nước Anh trước khi bị người Norman xâm lược vào thế kỉ XI. Chế độ phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc nhà vua có toàn quyền đối với đất đai, ông ta có thể ban phát cho những người theo mình để trả công cho những việc họ đã làm, trước hết là trong chiến tranh, trên cơ sở lòng trung thành. Ở giai đoạn cực đoan nhất, nhà vua sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn đất đai của vương quốc. Đến lượt mình, người được cấp đất có thể ban phát cho những người theo mình với những điều khoản tương tự. Toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến được xây dựng trên nghĩa vụ có đi có lại, được thiết lập trong một tập hợp những quy định pháp lí không thể tranh cãi, chứ không dựa trên các quyền theo khế ước hoặc quan niệm mơ hồ hơn về quyền công dân.
Hiện nay các điền trang lớn (Latifundia) ở Mĩ Latin (các điền trang lớn thuộc sở hữu tư nhân bóc lột tàn nhẫn nông dân làm thuê) và các doanh nghiệp công nghiệp Nhật Bản được coi là biểu hiện của hệ thống phong kiến. Người ta coi các Latifundia là phong kiến vì đây là hệ thống lạc hậu hoặc “trung cổ”; trên thực tế, nông dân Mĩ Latin bị áp bức còn hơn cả nông nô thời trung cổ. Một số công ty Nhật Bản bị coi là hệ thống phong kiến vì họ cung cấp nhà cửa và đời sống xã hội cho công nhân, và xã hội Nhật Bản có ý thức sắc bén khác thường về chênh lệch địa vị; nhưng đây có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Hầu như chắc chắn là trong thế giới đương đại, hệ thống phong kiến đúng nghĩa không thể nào tồn tại được; trước hết đấy là ý tưởng về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đã hoàn toàn thay đổi, tổ chức của nhà nước hiện đại cũng không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào lòng trung thành và nghĩa vụ cá nhân.
210. Fifteen Amendment – Tu chính án thứ mười lăm (Tu chính án XV) của Hiến pháp Hoa Kì cấm chính phủ liên bang và từng bang từ chối quyền bầu cử của công dân trên cơ sở “chủng tộc, màu da hoặc tình trạng nô lệ trước đây” của công dân đó. Tu chính án này được phê chuẩn vào ngày 3 tháng 2 năm 1870.
211. Fiftth Amendment – Tu chính án thứ năm (Tu chính án V) của Hiến pháp Hoa Kì, được phê chuẩn năm 1791, cùng với 9 tu chính án khác, nằm trong Tuyên ngôn nhân quyền. Tu chính này bảm đảm rằng chính quyền liên bang, bang và khu vực sẽ tuân thủ “chuẩn mực tố tụng” khi bắt giữ và xử án các công dân của mình.
212. Fifth Republic - Đệ Ngũ Cộng hòa (Pháp). Đệ Ngũ Cộng hòa là chế độ cộng hòa của Pháp hiện nay, do Charles de Gaulle thành lập, sau khi Đệ Tứ Cộng hòa sụp đổ, theo bản hiến pháp được ban hành ngày 4 tháng 10 năm 1958. Đệ Ngũ Cộng hòa thay thế chế độ cộng hòa đại nghị bằng chế độ bán tổng thống, phân chia quyền lực giữa thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và tổng thống là nguyên thủ quốc gia. De Gaulle, tổng thống Pháp đầu tiên được bầu dưới thời Đệ Ngũ Cộng hòa vào tháng 12 năm 1958, tin tưởng vào một nguyên thủ quốc gia đầy sức mạnh, mà ông mô tả là hiện thân của “tinh thần của dân tộc”
Đệ ngũ Cộng hòa là chế độ chính trị có thời gian tồn tại chỉ sau các chế độ quân chủ phong kiến cha truyền thời trước Cách mạng (giai đoạn cuối thời Trung Cổ đến năm 1792) và Đệ tam Cộng hòa (1870–1940). Nếu Đệ ngũ Cộng hòa tồn tại đến ngày 11 tháng 7 năm 2018 thì đây sẽ là chế độ cộng hòa kéo dài nhất trong lịch sử nước Pháp.
bài viết rất hay
ReplyDelete