Chuyến thăm của Tập Cận Bình tới châu Âu một lần nữa chứng tỏ rằng trật tự thế giới đang thay đổi. Kế hoạch dài hạn của Bắc Kinh với quy mô có thể sánh ngang với sự vươn lên của Mỹ sau Thế chiến II. Hợp đồng mua máy bay Airbus không chỉ là hoạt đông kinh tế, vì Trung Quốc đang tìn cách tổ chức lại hệ thống thương mại quốc tế. Tờ báo ở Đài Loan tin rằng Trung Quốc đang cố gắng lôi kéo các nước về phía mình.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tới châu Âu một lần nữa chứng tỏ trật tự thế giới đang thay đổi, đặc biệt là quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ và EU. Chuyến thăm cho thấy kế hoạch dài hạn, táo bạo của Bắc Kinh với quy mô tương tự như sự trỗi dậy của bá quyền Mỹ thời hậu chiến.
Thay đổi diễn ra trong các vấn đề an ninh quốc gia, thương mại quốc tế và thao túng truyền thông, và sẽ có ảnh hưởng tới an ninh của Đài Loan.
Chính sách bảo hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang làm cho cả các nước đồng minh và đối thủ truyền thống của Mỹ hốt hoảng. Nó làm cho EU và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hoặc ít nhất là tăng tốc quá trình mà sự ngóc đầu dậy của Trung Quốc làm cho trở thành không thể nào tránh được.
Vài ngày sau khi Tập [Cận Bình] ký một bản ghi nhớ toàn diện với Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte, chứng tỏ Italy vồ vập Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của ông ta, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã mời nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Paris.
Macron còn mời cả Thủ tướng Đức, Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, cùng tham gia cuộc gặp của ông ta với Tập [Cận Bình], để cho người ta thấy sự thống nhất, nếu so với cuộc hội kiến một chọi một giữa Tập [Cận Bình] và Conte.
Mặc dù Macron bảo lưu các vấn đề về mở cửa thương mại và vi phạm nhân quyền với Trung Quốc, và thái độ thận trọng của ông ta về việc tham gia Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường, quy mô của các hiệp định thương mại giữa Pháp và Trung Quốc vượt xa thỏa thuận Tập-Conte. Pháp và Trung Quốc đã ký 15 hợp đồng, trong đó có đơn đặt hàng 300 máy bay của Airbus, riêng thỏa thuận này đã là 30 tỷ euro (33,83 tỷ USD).
Trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và những vấn đề mà hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đang gặp, hợp đồng khổng lồ với Airbus nói lên nhiều điều. Đấy không chỉ là kinh tế; nó là một phần của quá trình tổ chức lại nền thương mại quốc tế. EU sẽ được lợi. Đối với Trung Quốc, đây là một phần trong chiến lược vươn lên địa vị siêu cường thế giới.
Một phần khác của chiến lược này là kiểm soát cách hiểu về Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo cáo do tổ chức Phóng viên Không Biên giới phát hành hôm thứ Ba nhan đề “Trung Quốc theo đuổi trật tự truyền thông mới trên thế giới”. Báo cáo mô tả những cố gắng của Trung Quốc nhằm liên kết việc giành vị thống lĩnh các phương tiện thông tin quốc tế với Sáng kiến Một Vành đai Một Con Đường. Cả hai chương trình đều hướng đến cùng một mục đích: Cạnh tranh với Mỹ để tranh giành vị trí bá quyền trong trật tự quốc tế.
Thứ Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao (Đài Loan – ND) đã chỉ trích Bắc Kinh vì tìm cách bóp méo báo cáo về cuộc họp Tập-Conte - dịch một phần trong tuyên bố chung xác nhận rằng Italy tiếp tục tuân thủ chính sách “một Trung Quốc” để nói rằng Italy hiện đang tuân theo nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Hai cái này không phải là một. Dịch sai là một ví dụ khác về nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi một cách khéo léo các mục tiêu nhằm gây ảnh hưởng tới nhận thức của quốc tế về quan hệ xuyên eo biển (Đài Loan – ND).
Đài Loan có thể được chính quyền Trump trấn an bằng những từ ngữ tương đối to tát. Đây là một phần không thể tách rời của lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh và các đồng minh truyền thống khác của Mỹ, nhưng chính lập trường này đang đẩy Bắc Kinh và EU lại gần nhau.
Trong lý thuyết về vùng đất trung tâm (Heartland Theory) đệ trình Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1904, Halford Mackinder khẳng định rằng kiểm soát được khu vực Eurasia - mà ông gọi là Đảo của Thế giới - cuối cùng sẽ là kiểm soát cả thế giới. Nhà sử học và chiến lược gia hải quân Mỹ, Alfred Thayer Mahan, thì khẳng định rằng kiểm soát biển có nghĩa là kiểm soát cả thế giới.
Thay đổi diễn ra trong các vấn đề an ninh quốc gia, thương mại quốc tế và thao túng truyền thông, và sẽ có ảnh hưởng tới an ninh của Đài Loan.
Chính sách bảo hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang làm cho cả các nước đồng minh và đối thủ truyền thống của Mỹ hốt hoảng. Nó làm cho EU và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hoặc ít nhất là tăng tốc quá trình mà sự ngóc đầu dậy của Trung Quốc làm cho trở thành không thể nào tránh được.
Vài ngày sau khi Tập [Cận Bình] ký một bản ghi nhớ toàn diện với Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte, chứng tỏ Italy vồ vập Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của ông ta, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã mời nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Paris.
Macron còn mời cả Thủ tướng Đức, Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, cùng tham gia cuộc gặp của ông ta với Tập [Cận Bình], để cho người ta thấy sự thống nhất, nếu so với cuộc hội kiến một chọi một giữa Tập [Cận Bình] và Conte.
Mặc dù Macron bảo lưu các vấn đề về mở cửa thương mại và vi phạm nhân quyền với Trung Quốc, và thái độ thận trọng của ông ta về việc tham gia Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường, quy mô của các hiệp định thương mại giữa Pháp và Trung Quốc vượt xa thỏa thuận Tập-Conte. Pháp và Trung Quốc đã ký 15 hợp đồng, trong đó có đơn đặt hàng 300 máy bay của Airbus, riêng thỏa thuận này đã là 30 tỷ euro (33,83 tỷ USD).
Trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và những vấn đề mà hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đang gặp, hợp đồng khổng lồ với Airbus nói lên nhiều điều. Đấy không chỉ là kinh tế; nó là một phần của quá trình tổ chức lại nền thương mại quốc tế. EU sẽ được lợi. Đối với Trung Quốc, đây là một phần trong chiến lược vươn lên địa vị siêu cường thế giới.
Một phần khác của chiến lược này là kiểm soát cách hiểu về Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo cáo do tổ chức Phóng viên Không Biên giới phát hành hôm thứ Ba nhan đề “Trung Quốc theo đuổi trật tự truyền thông mới trên thế giới”. Báo cáo mô tả những cố gắng của Trung Quốc nhằm liên kết việc giành vị thống lĩnh các phương tiện thông tin quốc tế với Sáng kiến Một Vành đai Một Con Đường. Cả hai chương trình đều hướng đến cùng một mục đích: Cạnh tranh với Mỹ để tranh giành vị trí bá quyền trong trật tự quốc tế.
Thứ Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao (Đài Loan – ND) đã chỉ trích Bắc Kinh vì tìm cách bóp méo báo cáo về cuộc họp Tập-Conte - dịch một phần trong tuyên bố chung xác nhận rằng Italy tiếp tục tuân thủ chính sách “một Trung Quốc” để nói rằng Italy hiện đang tuân theo nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Hai cái này không phải là một. Dịch sai là một ví dụ khác về nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi một cách khéo léo các mục tiêu nhằm gây ảnh hưởng tới nhận thức của quốc tế về quan hệ xuyên eo biển (Đài Loan – ND).
Đài Loan có thể được chính quyền Trump trấn an bằng những từ ngữ tương đối to tát. Đây là một phần không thể tách rời của lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh và các đồng minh truyền thống khác của Mỹ, nhưng chính lập trường này đang đẩy Bắc Kinh và EU lại gần nhau.
Trong lý thuyết về vùng đất trung tâm (Heartland Theory) đệ trình Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1904, Halford Mackinder khẳng định rằng kiểm soát được khu vực Eurasia - mà ông gọi là Đảo của Thế giới - cuối cùng sẽ là kiểm soát cả thế giới. Nhà sử học và chiến lược gia hải quân Mỹ, Alfred Thayer Mahan, thì khẳng định rằng kiểm soát biển có nghĩa là kiểm soát cả thế giới.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn Thời báo Đài Loan
No comments:
Post a Comment