Phần IV
Các chủ nghĩa
DÂN TÚY VÀ MỊ DÂN
1. DÂN TÚY
Dân túy là gì? Có thể gọi là chủ nghĩa dân túy (Populism), nhưng có học giả cho rằng nó chưa đạt tầm ý thức hệ chính trị hay chủ nghĩa, mà chỉ là một tư tưởng, một cách tư duy về chính trị, vì chưa đạt được 4 tiêu chí của ý thức hệ, như đã nói trong Chương I.
Dân túy là tư tưởng luôn nhấn mạnh việc ủng hộ những người bình dân, ủng hộ quần chúng, trong tương quan đối lập với giới ăn trên ngồi trốc, tham nhũng, bảo thủ, hủ bại. Quan trọng là, bên cạnh việc ủng hộ, cảm thông và chia sẻ với người dân thì còn phải chỉ trích và chống giới ăn trên ngồi trốc, tài phiệt, doanh nhân và có thể cả trí thức, vốn là những người được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của XH.
CN dân túy cho rằng dân nguyện, hay ý dân là cơ sở cao nhất để tạo thành tính chính danh cho hành động chính trị. Các chính trị gia dân túy luôn thể hiện rằng họ gắn bó với dân, hiểu nguyện vọng và ước muốn của dân chúng, họ là người đáng tin cậy, còn các thiết chế trung gian là không đáng tin; tầng lớp ăn trên ngồi trốc, bảo thủ, tham nhũng thì phải bị lên án.
Tổng tống Donald Trump được coi là chính trị gia dân túy.
Cộng sản không có truyền thống gắn bó với dân. Thậm chí họ còn phải giữ khoảng cách với người dân, càng xa dân, càng kín đáo, càng tỏ ra quan trọng thì càng tốt. Dân túy không phổ biến trong nền chính trị CS. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cá biệt, ví dụ, Hồ Chí Minh và một số lãnh tụ CS thời kì đầu.
2. MỊ DÂN
Một khái niệm khá gần với dân túy ở khía cạnh “nịnh dân”, “chiều lòng dân” (nhưng thật ra là phi dân chủ, dẹp bỏ các thiết chế trung gian, trong đó có XH dân sự) là mị dân. Mị dân là chính trị gia lợi dụng thành kiến và sự kém hiểu biết của dân chúng để kích động tình cảm, cảm tính ở họ và làm lu mờ những lập luận duy lí, có lí trí. Các chính trị gia mị dân thường cổ súy những hành động tức thời, kể cả bạo lực, để giải quyết khủng hoảng, kêu gọi, kích động dân chúng hành động mạnh mẽ, kể cả bạo lực, đồng thời lên án những người ôn hòa, chừng mực là yếu kém, không quyết đoán, không trung thành. Các chính trị gia mị dân thường có tài hùng biện, và họ luôn sẵn sàng tận dụng tài năng đó của mình nhằm mê hoặc, lôi kéo, dẫn dụ quần chúng.
Năm 1883, James Fenimore đưa ra 4 đặc điểm của chính trị gia mị dân như sau:
1. Tự xây dựng hình ảnh của mình như một người bình dị, gần dân, đối lập với giới thượng lưu, ăn trên ngồi trốc;
2. Kích động bản năng và cảm xúc của quần chúng;
3. Khai thác, lợi dụng những phản ứng bản năng, những cảm xúc của quần chúng để làm lợi cho mình;
4. Phá vỡ hoặc ít nhất đe dọa các thiết chế dân chủ đã được xác lập, những quy tắc hành xử của chính trị gia vốn đã được ngầm định.
Xin lưu ý đặc điểm thứ tư: Điều xấu xa và nguy hiểm của kẻ mị dân là luôn luôn tỏ ra chiều ý người dân, nhưng thực chất là phá hoại dân chủ, phá vỡ các nguyên tắc của dân chủ, ví dụ nguyên tắc pháp quyền hoặc tự do báo chí.
Dân túy và mị dân là hai khái niệm rất gần gũi, có nhiều điểm chung. 1. Các chính trị gia dân túy hay mị dân đề tỏ ra bình dị, gần dân, chiều lòng dân; 2. Cả hai đều phớt lờ các thiết chế trung gian – xã hội dân sự - nằm ngoài chính quyền và giúp cân bằng, điều hòa quan hệ giữa chính quyền và dân chúng. Do đó, họ dễ dẫn đến ngưỡng trở thành phi dân chủ, thậm chí độc tài.
Khác biệt là, người dân túy có thể thực lòng muốn chiều theo ý dân, muốn lấy lòng dân chúng trên cơ sở phục vụ số đông bình dân, còn kẻ mị dân đơn thuần là cơ hội chính trị, đạo đức giả, chỉ muốn thao túng và lợi dụng tình cảm của dân chúng mà thôi.
Tất cả những người làm chính trị, không ít thì nhiều đều có tính dân túy và mị dân, vấn đề là mức độ họ tôn trọng và tuân thủ hiến pháp, nhà nước pháp quyền, nhân quyền và dân chủ, mức độ họ làm lợi cho người dân và XH.
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ LÒNG YÊU NƯỚC
Đến đây chúng ta sẽ bàn về một ý thức hệ được nhắc tới nhiều ở VN trong những năm qua – tạm coi là những năm đầu của thời kì toàn cần hóa: Chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia.
Chủ nghĩa dân tộc, theo nghĩa nguyên thủy, là sự gắn bó, về mặt tâm lí, của người dân với quốc gia cụ thể, dựa trên một lịch sử chung, ngôn ngữ chung, văn học chung, văn hóa chung, và một ước nguyện chung là giành và/hoặc duy trì được độc lập chính trị.
Việc chia sẻ “một ước nguyện chung là giành và/hoặc duy trì được độc lập chính trị” là thuộc tính cực kì quan trọng của chủ nghĩa dân tộc, bởi nếu không có nó, sẽ không có quốc gia nào tồn tại trong tâm khảm những con người có thể gọi là “dân” của một quốc gia. Ngôn ngữ không phải là yếu tố quyết định. Trên thế giới có nhiều quốc gia đa ngôn ngữ, Thụy Sĩ là ví dụ, nước này có tới 4 ngôn ngữ chính.
Trước TK XX, đặc biệt là trong thời phong kiến, chủ nghĩa dân tộc được coi là phẩm chất tốt đẹp. Trung thành với quốc gia là lòng trung thành cao cả nhất, hơn cả tôn giáo, gia đình, chúng tộc hay giai cấp. Trong các cuộc thế chiến TK XX, các bên tham chiến là các quốc gia chứ không phải tôn giáo, giai cấp hay chủng tộc.
Tuy thế, từ cuối TK XX, khi làn sóng toàn cầu hóa bắt đầu dâng lên thì nhiều quốc gia đã nghĩ lại về khái niệm CN DT, chủ nghĩa quốc gia. Người phương Tây - cởi mở hơn và hòa nhập vào thế giới toàn cầu hóa nhanh hơn người phương Đông – cho rằng CN DT đã trở nên lỗi thời và lạc hậu, có hại trong thế giới hiện đại. Đầu óc DT CN nghĩa hẹp hòi, cản trở hội nhập, chung sống hòa bình và hợp tác với các nước khác. Sớm muộn gì nó cũng tạo ra thái độ cực đoan, tự cô lập, gây mâu thuẫn, xung đột và bạo lực.
Trong tiếng Anh từ nationalist hiện đã có ý nghĩa tiêu cực. Nhưng ở TQ và VN tinh thần dân tộc vẫn được đề cao và được coi là chất gắn kết toàn dân vì mục tiêu chung.
2. Lòng yêu nước (Patriotism)
Như đã nói, ở phương Tây, CN dân tộc đã mang hàm ý tiêu cực, hẹp hòi; nhưng ở TQ và VN, CN DT vẫn được đề cao và được coi là chất gắn kết toàn dân vì mục tiêu chung. Và ở những nước này nó lại được gọi là “lòng yêu nước”, “tình yêu đất nước”.
Từ đây nảy sinh nhầm lẫn, hỗn loạn giữa 2 khái niệm: chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước (hay có thể gọi là chủ nghĩa ái quốc).
PĐT đề xuất định nghĩa 2 chủ nghĩa này như sau:
+ Lòng yêu nước, hay chủ nghĩa ái quốc (patriotism): Sự gắn bó về mặt tâm lí, của người dân với một quốc gia cụ thể, dựa trên một lịch sử chung, ngôn ngữ chung, văn học chung, văn hóa chung, và một ước nguyện chung là giành và/hoặc duy trì được độc lập chính trị (chính là nghĩa nguyên thủy của chủ nghĩa dân tộc). Trong chừng mực ôn hòa, lòng yêu nước là một phẩm chất tốt đẹp.
+ Chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism): Là lòng yêu nước được đẩy tới mức cực đoan, trở thành tâm lí sùng bái và tự hào thái quá về đất nước mình và coi quốc gia là cộng đồng chính trị quan trọng nhất trong mọi loại tổ chức chính trị. Với ý nghĩa như thế, nó mang hàm nghĩa tiêu cực.
Tóm lại: 1. Lòng yêu nước (patriotism) xuất phát từ tiếng Latin “patria” nghĩa là quê hương, là tình cảm gắn bó với một đất nước, không nhất thiết yêu hay tự hào; 2. Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) xuất phát từ từ “nation” nghĩa là quốc gia, là ý thức hệ cho rằng quốc gia là trung tâm của việc tổ chức chính trị, đi kèm với lòng tự hào và sùng bái đất nước mình.
Cuối cùng, dù yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc thì những tình cảm này cũng dễ bị các chính trị gia bất lương, lợi dụng để làm những việc nhiều khi chẳng tốt đẹp gì. Ta phải rất nên thận trọng.
Ý THỨC HỆ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
- CN tự do
- CN bảo tồn
- CN xã hội và dân chủ xã hội
- CN Phát xít
- CN vô chính phủ
- CN môi trường
- Tôn giáo thuần túy
- CN cộng đồng
- CN nữ quyền
- CN dân tộc
(Chúng ta cũng đã nói về dân túy và mị dân, nhưng dân túy và mị dân không được coi là ý thức hệ)
Cón nhiều CN và ý thức hệ nữa, chúng ta chỉ nói về những CN chính mà thôi.
Vấn đề đặt ra là: Ý thức hệ có cần thiết hay không? Một đảng chính trị, một cộng đồng, một XH, một quốc gia có nhất thiết phải theo ý thức hệ nào đó hay không?
Nhiều triết gia chính trị nó là KHÔNG. Daniel Bell nói không cần ý thức hệ vì “các đảng chính trị ở phương Tây cạnh tranh bằng những lời hứa hẹn về phát triển về kinh tế và sung túc về vật chất (1960). Quan điểm này cũng giống với cách suy nghĩ của nhiều người Việt Nam CN gì cũng được (không cần theo Mác Lê gì hết) miễn là nước giàu, dân sướng.
Francis Fukuyama, triết gia nổi tiếng cho rằng lịch sử loài người đã “cáo chung” với ý thức hệ cuối cùng là dân chủ tự do.
Anthony Giddens thì nói: “Cánh tả cánh hữu gì cũng không cần thiết nữa khi mà xã hội ngày càng toàn cầu hóa, truyền thống ngày càng suy yếu, con người thích độc lập nhưng cũng hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau hơn”. (1994)
Khó nói ý thức hệ có còn cần thiết nữa hay không. Nhưng có 2 sự thật mà chúng ta buộc phải thừa nhận: 1. Con người vẫn không ngừng tư duy và các tư tưởng mới, các ý thức hệ mới vẫn có thể tiếp tục ra đời; 2. Chủ nghĩa nào cũng có người ủng hộ và người chống đối. Chủ nghĩa nào cũng có khía cạnh tốt đẹp và khía cạnh tồi tệ và sự ra đời của nó cũng phù hợp với hoàn cảnh XH đương thời, nghĩa là có lí do. Cuối cùng, chỉ có thực thế mới cho thấy áp dụng CN nào là đúng đắn hơn hoặc mang tính phá hoại, hủy diệt hơn.
Hết phần IV.
No comments:
Post a Comment