Phạm Nguyên Trường dịch
Cuộc tranh cãi chính trị sau khi kết luận giám định của các chuyên gia về việc Lech Walesa đã hợp tác với cơ quan an ninh Ba Lan được công bố.
Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan và Lech Walesa – Bài học cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam
Ngày 31 tháng 1, Viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) Ba Lan đã công bố quan điểm của Viện Pháp y Cracow, xác nhận sự kiện là Lech Walesa đã hợp tác với cơ quan an ninh của nhà nước Ba Lan cộng sản. Các chuyên gia đã chứng minh rằng, tháng 12 năm 1970, nhà lãnh đạo huyền thoại của phong trào “Đoàn kết” và cựu tổng thống Ba Lan, đã kí cam kết hợp tác với cơ quan an ninh cộng sản và sau đó đã viết đơn tố cáo và kí nhận tiền. Những tài liệu này được tìm thấy trong hồ sơ cá nhân của nhân viên có bí danh là “Bolek”, nằm trong kho lưu trữ của của tướng công an, Czeslaw Kiszczak.
Báo cáo của các chuyên gia đã gây ra những phản ứng trái chiều trong số những đồng chí cũ của Walensa trong phe đối lập chống cộng. Đài tiếng nói Ba Lan đã mời hai chính trị gia nổi tiếng, hai cựu lãnh đạo của “Đoàn kết” là Jan Litynsky và Corneille Moravetsky tham gia buổi nói chuyện này.
Đài tiếng nói Ba Lan: Câu hỏi đặt ra khá đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp: Lech Walesa là ai?
Jan Litynsky: Lech Walesa - là Lech Walesa. Lãnh tụ của phong trào “Đoàn kết” - phong trào đã lật đổ chủ nghĩa cộng sản bằng biện pháp hòa bình.
Corneille Moravetsky: Vâng, Lech Walesa - là nhà lãnh đạo của phong trào “Đoàn kết”, phong trào đã lật đổ chủ nghĩa cộng sản bằng biện pháp hòa bình. Nhưng Lech Walesa – còn là một kẻ dối trá, đặc tình của cơ quan an ninh. Và sự thật này phải được công bố công khai, cho người Ba Lan biết. Nếu không, đây sẽ là sự xuyên tạc lịch sử.
- Báo cáo phân tích chữ viết, do Viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) và các chuyên gia của Viện Pháp y Cracow đưa ra có ảnh hưởng tới quan hệ của ông với Lech Walesa hay không?
Jan Litynsky: Không, không ảnh hưởng, bởi vì trước đây cũng biết rõ là Walesa đã kí tất cả những thứ đó, đã cộng tác. Sự vĩ đại của Lech Walesa là ông đã biết cách thoát ra khỏi những xiềng xích đó, và một lúc nào đó ông đã có một bước đi táo bạo và ngừng liên lạc với cơ quan an ninh. Tôi không biết tất cả các tài liệu, nhưng từ những tài liệu tôi đã đọc - và, nói thẳng, cho đến lúc này tôi vẫn bị ám ảnh bởi nghi ngờ rằng chúng có thực sự liên quan đến Walesa không, nhưng cứ cho là đúng thế đi – thì rõ ràng rằng người công nhân sợ đổ máu, sợ không phải cho mình mà cho những người mà anh ta đang cùng làm việc, đã kí giấy tờ nói rằng mình sẽ hợp tác, vì cho rằng làm như vậy sẽ ngăn chặn được đàn áp. Nhưng sau đó, anh ta bắt đầu đưa ra những đòi hỏi, bắt đầu nói với chính quyền rằng nó phải hành động như thế nào. Rồi đến thời điểm nào đó, anh ta đi đến kết luận làm thế sẽ chẳng dẫn tới kết quả nào, và thoát ra khỏi tầm kiểm soát. Nếu nhớ lại những sự kiện xảy ra vào năm 1970, nhớ lại những biện pháp đàn áp công nhân, thì sẽ thấy Lech Walesa đã hành động như một người anh hùng.
Corneille Moravetsky: Tôi muốn tin Jan Litynsky khi ông nói rằng, Lech Walesa đã thoát ra khỏi xiềng xích. Nhưng tôi không chắc chắn, tôi không biết có phải thế hay không. Không có bằng chứng nào về chuyện đó hết, nhưng những sự kiện khác nhau chứng tỏ ông ta không thoát ra ... Nhưng vấn đề sâu sắc hơn nhiều - vấn đề của sự thật. Chính Lech Walesa không nói thật, và những người xung quanh ông cũng thế. Đấy, Jan nói rằng việc Walesa hợp tác với an ninh là rõ ràng. Nhưng tại sao các ông - những người đồng chí của chúng tôi – trước đây không nói, nếu rõ ràng là như thế? Tại sao các ông không công nhận? Tại sao lại phải chờ cho tới lúc mở “hồ sơ” của tướng Kiszczak? Làm sao có thể hành động được như vậy?
Jan Litynsky: Nếu ông đọc bài phát biểu năm 1992 của tôi, sau khi tôi đã làm việc trong Ủy ban Thanh lọc, do Antonio Macierewicz, lúc đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thành lập thì ông sẽ thấy rằng tôi nói gần như vừa mới nói ở đây. Tôi nói rằng, chúng ta không biết các sự kiện diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta có thể giả định rằng Lech Walesa đã có lúc gục ngã. Có thể dùng chính những lời của Walesa, ông đã công nhận: “Vâng, đã kí”. Đó là hành động của tuyệt vọng và hi vọng ... Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng từ năm 1977, ông đã lãnh đạo phong trào làm cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Và hôm nay, tôi có thể nhắc lại một lần nữa những điều tôi đã nói cách đây 25 năm. Chỉ khác là hôm nay, kiến thức của chúng ta có rộng thêm ra được một chút. Xin nhấn mạnh - một chút.
- Tuy nhiên, Lech Walesa luôn luôn khẳng định rằng ông không hợp tác, không viết bào cáo, không nhận tiền. Ông nói rằng tất cả các tài liệu buộc tội ông là bịa đặt. Các chuyên gia có thể sai lầm hay không? Nói cho cùng, như luật sư Ian Vidatsky nói, nét bút của người công nhân bình thường trong những năm 1970 và nét bút của Walesa, người đã có bước tiến lớn về phía trước, đọc và viết rất nhiều, có khác nhau lắm không?
Corneille Moravetsky: Xin chấm dứt chuyện “múa may dối trá” này đi. Làm thế là không nghiêm túc. Không cần nghiên cứu chữ viết cũng thấy rõ là tướng Kiszczak không thể giữ tài liệu giả mạo, bởi vì làm thế là vô nghĩa. Tất cả những dấu hiệu trên mặt đất và trên trời đều chứng tỏ rằng Walesa đã hợp tác với cơ quan an ninh, trong nhiều năm. Nhưng năm 1992, Jan Litynsky không, thậm chí bộ trưởng Macierewicz cũng không công bố thông tin nói rằng Lech Walesa là đặc tình. Không có công bố nào như thế cả. Và cái “bàn tròn”, mà tôi xin gọi là “bán nguyệt” đã che chắn cho Lech Walesa và không để người Ba Lan biết sự thật trong gần 30 năm qua. Bằng cách đó, Ba Lan đã bị giáng một đòn nặng. Và Lech Walesa cũng mất quá nhiều vì chuyện này. Hôm nay chúng ta chỉ có thể lấy làm tiếc vì lúc đó ông đã không thừa nhận, rằng lúc đó không có ai buộc ông phải nói ra sự thật. Đến lúc này, tôi vẫn hy vọng rằng ông sẽ nói ra sự thật, ông sẽ công nhận với chúng ta, những người Ba Lan, sẽ ăn năn, và tất cả chúng ta sẽ sống trong một nước Ba Lan tốt đẹp hơn.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170203/238665473.html
Báo cáo của các chuyên gia đã gây ra những phản ứng trái chiều trong số những đồng chí cũ của Walensa trong phe đối lập chống cộng. Đài tiếng nói Ba Lan đã mời hai chính trị gia nổi tiếng, hai cựu lãnh đạo của “Đoàn kết” là Jan Litynsky và Corneille Moravetsky tham gia buổi nói chuyện này.
Đài tiếng nói Ba Lan: Câu hỏi đặt ra khá đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp: Lech Walesa là ai?
Jan Litynsky: Lech Walesa - là Lech Walesa. Lãnh tụ của phong trào “Đoàn kết” - phong trào đã lật đổ chủ nghĩa cộng sản bằng biện pháp hòa bình.
Corneille Moravetsky: Vâng, Lech Walesa - là nhà lãnh đạo của phong trào “Đoàn kết”, phong trào đã lật đổ chủ nghĩa cộng sản bằng biện pháp hòa bình. Nhưng Lech Walesa – còn là một kẻ dối trá, đặc tình của cơ quan an ninh. Và sự thật này phải được công bố công khai, cho người Ba Lan biết. Nếu không, đây sẽ là sự xuyên tạc lịch sử.
- Báo cáo phân tích chữ viết, do Viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) và các chuyên gia của Viện Pháp y Cracow đưa ra có ảnh hưởng tới quan hệ của ông với Lech Walesa hay không?
Jan Litynsky: Không, không ảnh hưởng, bởi vì trước đây cũng biết rõ là Walesa đã kí tất cả những thứ đó, đã cộng tác. Sự vĩ đại của Lech Walesa là ông đã biết cách thoát ra khỏi những xiềng xích đó, và một lúc nào đó ông đã có một bước đi táo bạo và ngừng liên lạc với cơ quan an ninh. Tôi không biết tất cả các tài liệu, nhưng từ những tài liệu tôi đã đọc - và, nói thẳng, cho đến lúc này tôi vẫn bị ám ảnh bởi nghi ngờ rằng chúng có thực sự liên quan đến Walesa không, nhưng cứ cho là đúng thế đi – thì rõ ràng rằng người công nhân sợ đổ máu, sợ không phải cho mình mà cho những người mà anh ta đang cùng làm việc, đã kí giấy tờ nói rằng mình sẽ hợp tác, vì cho rằng làm như vậy sẽ ngăn chặn được đàn áp. Nhưng sau đó, anh ta bắt đầu đưa ra những đòi hỏi, bắt đầu nói với chính quyền rằng nó phải hành động như thế nào. Rồi đến thời điểm nào đó, anh ta đi đến kết luận làm thế sẽ chẳng dẫn tới kết quả nào, và thoát ra khỏi tầm kiểm soát. Nếu nhớ lại những sự kiện xảy ra vào năm 1970, nhớ lại những biện pháp đàn áp công nhân, thì sẽ thấy Lech Walesa đã hành động như một người anh hùng.
Corneille Moravetsky: Tôi muốn tin Jan Litynsky khi ông nói rằng, Lech Walesa đã thoát ra khỏi xiềng xích. Nhưng tôi không chắc chắn, tôi không biết có phải thế hay không. Không có bằng chứng nào về chuyện đó hết, nhưng những sự kiện khác nhau chứng tỏ ông ta không thoát ra ... Nhưng vấn đề sâu sắc hơn nhiều - vấn đề của sự thật. Chính Lech Walesa không nói thật, và những người xung quanh ông cũng thế. Đấy, Jan nói rằng việc Walesa hợp tác với an ninh là rõ ràng. Nhưng tại sao các ông - những người đồng chí của chúng tôi – trước đây không nói, nếu rõ ràng là như thế? Tại sao các ông không công nhận? Tại sao lại phải chờ cho tới lúc mở “hồ sơ” của tướng Kiszczak? Làm sao có thể hành động được như vậy?
Jan Litynsky: Nếu ông đọc bài phát biểu năm 1992 của tôi, sau khi tôi đã làm việc trong Ủy ban Thanh lọc, do Antonio Macierewicz, lúc đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thành lập thì ông sẽ thấy rằng tôi nói gần như vừa mới nói ở đây. Tôi nói rằng, chúng ta không biết các sự kiện diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta có thể giả định rằng Lech Walesa đã có lúc gục ngã. Có thể dùng chính những lời của Walesa, ông đã công nhận: “Vâng, đã kí”. Đó là hành động của tuyệt vọng và hi vọng ... Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng từ năm 1977, ông đã lãnh đạo phong trào làm cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Và hôm nay, tôi có thể nhắc lại một lần nữa những điều tôi đã nói cách đây 25 năm. Chỉ khác là hôm nay, kiến thức của chúng ta có rộng thêm ra được một chút. Xin nhấn mạnh - một chút.
- Tuy nhiên, Lech Walesa luôn luôn khẳng định rằng ông không hợp tác, không viết bào cáo, không nhận tiền. Ông nói rằng tất cả các tài liệu buộc tội ông là bịa đặt. Các chuyên gia có thể sai lầm hay không? Nói cho cùng, như luật sư Ian Vidatsky nói, nét bút của người công nhân bình thường trong những năm 1970 và nét bút của Walesa, người đã có bước tiến lớn về phía trước, đọc và viết rất nhiều, có khác nhau lắm không?
Corneille Moravetsky: Xin chấm dứt chuyện “múa may dối trá” này đi. Làm thế là không nghiêm túc. Không cần nghiên cứu chữ viết cũng thấy rõ là tướng Kiszczak không thể giữ tài liệu giả mạo, bởi vì làm thế là vô nghĩa. Tất cả những dấu hiệu trên mặt đất và trên trời đều chứng tỏ rằng Walesa đã hợp tác với cơ quan an ninh, trong nhiều năm. Nhưng năm 1992, Jan Litynsky không, thậm chí bộ trưởng Macierewicz cũng không công bố thông tin nói rằng Lech Walesa là đặc tình. Không có công bố nào như thế cả. Và cái “bàn tròn”, mà tôi xin gọi là “bán nguyệt” đã che chắn cho Lech Walesa và không để người Ba Lan biết sự thật trong gần 30 năm qua. Bằng cách đó, Ba Lan đã bị giáng một đòn nặng. Và Lech Walesa cũng mất quá nhiều vì chuyện này. Hôm nay chúng ta chỉ có thể lấy làm tiếc vì lúc đó ông đã không thừa nhận, rằng lúc đó không có ai buộc ông phải nói ra sự thật. Đến lúc này, tôi vẫn hy vọng rằng ông sẽ nói ra sự thật, ông sẽ công nhận với chúng ta, những người Ba Lan, sẽ ăn năn, và tất cả chúng ta sẽ sống trong một nước Ba Lan tốt đẹp hơn.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170203/238665473.html
No comments:
Post a Comment