Phạm Nguyên Trường dịch
Giải thích sai về sự chia rẽ trong quan hệ Xô-Trung hồi những năm 1950 và đầu những năm 1960 là một trong những thất bại lớn nhất của cơ quan tình báo trong thời Chiến tranh Lạnh. Nếu Mỹ nhận thức mức độ thù địch giữa hai siêu cường thì họ có thể tìm được cách lợi dụng những mâu thuẫn này sớm hơn nữa.
Hiện nay, Mỹ và các nước đồng minh của họ có nguy cơ là sẽ mắc sai lầm ngược lại. Đa số các nhà phân tích nghiêm túc ở phương Tây hiện vẫn phủ nhận khả năng hình thành liên minh thực sự giữa Nga và Trung Quốc. Thậm chí nhiều chuyên gia Nga và Trung Quốc còn nói rằng thái độ thiếu tin cậy cả trong lịch sử lẫn văn hóa giữa hai bên đơn giản là còn quá lớn.
Nhưng quan hệ Nga-Trung đã trở thành gắn bó hơn và diễn ra với tốc độ nhanh hơn là tuyệt đại đa số từng nghĩ. Liên minh toàn diện, được xây dựng trên lòng hận thù đối với trật tự thế giới mà Mỹ giữ thế thượng phong, là hoàn toàn có thể, nếu chưa nói là đã trở thành hiện thực.
Trong tuần này, tàu chiến Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận trên biển lớn nhất từ trước tới nay – kéo dài tám ngày, với bài tập đánh chiếm các hòn đảo trong khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (South China Sea). Cuộc tập trận này là tiếp tục cuộc thao diễn của lực lượng hải quân hai nước hồi tháng 6 ở Biển Hoa Đông (East China Sea), gần những hòn đảo nằm ở trung tâm khu vực tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Việc thể hiện tình đoàn kết như thế diễn ra hai tháng sau khi Tòa quốc tế ở Hà Lan bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền đối với phần lớn khu vực mà ngoài Trung Quốc ra còn có tới 5 nước cùng đòi hỏi chủ quyền. Ngay trước ngày Tòa đưa ra phán quyết – Trung Quốc coi là bất hợp pháp - Tổng thống Nga, Vladimir Putin, là người đã đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Bắc Kinh có truyền thống tránh né những liên minh chính thức và trong mấy năm gần đây họ chỉ có hai đồng minh gần gũi là Pakistan và Bắc Hàn mà thôi. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã và đang áp dụng chính sách đối ngoại quyết đoán hơn tất cả những người tiền nhiệm trong vòng 40 năm qua và có dấu hiệu chứng tỏ rằng Trung Quốc đang có xu hướng nuôi dưỡng ý tưởng thành lập các liên minh chính thức. Từ năm 2013, Tập Cận Bình và Putin đã gặp nhau tổng cộng 17 lần và những cuộc gặp gỡ của các ủy ban công tác hai bên cũng gia tăng nhanh chóng.
Ngoài lòng thù hận mà hai bên đều có đối với sự “can thiệp” của Mỹ vào sâu sau của mình, Trung Quốc và Nga còn giống nhau ở nhiều phương diện khác, từ hệ thống chính trị độc tài đến thiên hướng ngả về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tập Cận Bình và Putin cùng hứa sẽ “hồi sinh” dân tộc mình và khuyến khích tinh thần bài ngoại, cùng với chủ nghĩa dân tộc theo lối dân túy và cố gắng dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tạo ra hình ảnh nhà lãnh đạo cứng rắn.
Liên minh này có thể mang tới cho Nga nhiều rủi ro. Moskva đang thận trọng trước sự ghẻ lạnh của các liên minh tiềm tàng trong khu vực. Nước này cũng lo lắng trước sự mất cân đối trầm trọng về nhân khẩu ở vùng Viễn Đông, đấy cũng là nơi mà các tỉnh đông dân của Trung Quốc nằm kề ngay bên cạnh những khu vực không người rộng lớn của Nga. Putin cũng đang bực mình vì Nga có thể trở thành đối tác nhẹ đồng cân hơn.
Trong khi đó, ở Bắc Kinh, kí ức về cuộc chiến tranh biên giới ở vùng Mãn Châu hồi những năm 1960 và thái độ kẻ cả của Moskva trong quan hệ với những nước cộng sản trước đây cũng vẫn còn làm người ta nhức nhối.
Cả hai bên dường như đều ngày càng muốn bỏ qua những khác biệt và tập trung vào cái đang liên kết họ lại với nhau: lòng hận thù đối với siêu cường mà họ tin là đang xuống dốc không phanh.
Washington và bạn bè của họ không được lặp lại sai lầm của thời Chiến tranh Lạnh khi cho rằng quan hệ Xô-Trung là đời đời bền vững và hạ thấp rủi ro của liên minh bài phương Tây. Nhưng, điều đó cũng không được cản trở việc Mỹ hợp tác với Nga và Trung Quốc khi có điều kiện, dù đấy có là Syria hay biến đổi khí hậu thì cũng thế.
Nhưng nó đòi hỏi phải thận trọng và phải chú ý hơn nữa đối với việc bảo đảm an toàn cho các liên minh của phương Tây ở Đông Âu và châu Á.
Đã đăng trên Việt Nam Thời BáoNhưng quan hệ Nga-Trung đã trở thành gắn bó hơn và diễn ra với tốc độ nhanh hơn là tuyệt đại đa số từng nghĩ. Liên minh toàn diện, được xây dựng trên lòng hận thù đối với trật tự thế giới mà Mỹ giữ thế thượng phong, là hoàn toàn có thể, nếu chưa nói là đã trở thành hiện thực.
Trong tuần này, tàu chiến Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận trên biển lớn nhất từ trước tới nay – kéo dài tám ngày, với bài tập đánh chiếm các hòn đảo trong khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (South China Sea). Cuộc tập trận này là tiếp tục cuộc thao diễn của lực lượng hải quân hai nước hồi tháng 6 ở Biển Hoa Đông (East China Sea), gần những hòn đảo nằm ở trung tâm khu vực tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Việc thể hiện tình đoàn kết như thế diễn ra hai tháng sau khi Tòa quốc tế ở Hà Lan bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền đối với phần lớn khu vực mà ngoài Trung Quốc ra còn có tới 5 nước cùng đòi hỏi chủ quyền. Ngay trước ngày Tòa đưa ra phán quyết – Trung Quốc coi là bất hợp pháp - Tổng thống Nga, Vladimir Putin, là người đã đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Bắc Kinh có truyền thống tránh né những liên minh chính thức và trong mấy năm gần đây họ chỉ có hai đồng minh gần gũi là Pakistan và Bắc Hàn mà thôi. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã và đang áp dụng chính sách đối ngoại quyết đoán hơn tất cả những người tiền nhiệm trong vòng 40 năm qua và có dấu hiệu chứng tỏ rằng Trung Quốc đang có xu hướng nuôi dưỡng ý tưởng thành lập các liên minh chính thức. Từ năm 2013, Tập Cận Bình và Putin đã gặp nhau tổng cộng 17 lần và những cuộc gặp gỡ của các ủy ban công tác hai bên cũng gia tăng nhanh chóng.
Ngoài lòng thù hận mà hai bên đều có đối với sự “can thiệp” của Mỹ vào sâu sau của mình, Trung Quốc và Nga còn giống nhau ở nhiều phương diện khác, từ hệ thống chính trị độc tài đến thiên hướng ngả về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tập Cận Bình và Putin cùng hứa sẽ “hồi sinh” dân tộc mình và khuyến khích tinh thần bài ngoại, cùng với chủ nghĩa dân tộc theo lối dân túy và cố gắng dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tạo ra hình ảnh nhà lãnh đạo cứng rắn.
Liên minh này có thể mang tới cho Nga nhiều rủi ro. Moskva đang thận trọng trước sự ghẻ lạnh của các liên minh tiềm tàng trong khu vực. Nước này cũng lo lắng trước sự mất cân đối trầm trọng về nhân khẩu ở vùng Viễn Đông, đấy cũng là nơi mà các tỉnh đông dân của Trung Quốc nằm kề ngay bên cạnh những khu vực không người rộng lớn của Nga. Putin cũng đang bực mình vì Nga có thể trở thành đối tác nhẹ đồng cân hơn.
Trong khi đó, ở Bắc Kinh, kí ức về cuộc chiến tranh biên giới ở vùng Mãn Châu hồi những năm 1960 và thái độ kẻ cả của Moskva trong quan hệ với những nước cộng sản trước đây cũng vẫn còn làm người ta nhức nhối.
Cả hai bên dường như đều ngày càng muốn bỏ qua những khác biệt và tập trung vào cái đang liên kết họ lại với nhau: lòng hận thù đối với siêu cường mà họ tin là đang xuống dốc không phanh.
Washington và bạn bè của họ không được lặp lại sai lầm của thời Chiến tranh Lạnh khi cho rằng quan hệ Xô-Trung là đời đời bền vững và hạ thấp rủi ro của liên minh bài phương Tây. Nhưng, điều đó cũng không được cản trở việc Mỹ hợp tác với Nga và Trung Quốc khi có điều kiện, dù đấy có là Syria hay biến đổi khí hậu thì cũng thế.
Nhưng nó đòi hỏi phải thận trọng và phải chú ý hơn nữa đối với việc bảo đảm an toàn cho các liên minh của phương Tây ở Đông Âu và châu Á.
Nguồn: https://www.ft.com/content/d8992f2c-79a3-11e6-a0c6-39e2633162d5
No comments:
Post a Comment