(GDVN) - Kremlin đã phải tính toán lại ngân sách do giá dầu thấp. Năm nay, chính phủ Nga đã buộc phải khai thác các quỹ dự trữ để cân bằng ngân sách liên bang.
The Washington Post ngày 23/12 đưa tin, giá dầu thô giảm sâu đã làm biến mất hàng trăm tỉ USD khỏi ngân khố các nước xuất khẩu dầu mỏ khiến một số đối thủ của Hoa Kỳ phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng, đồng thời có tác động tích cực với chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Sau hai năm giảm giá, hiệu ứng của giá dầu giảm sâu đã vang lên khắp toàn cầu, gây ra tình trạng bất ổn ở Venezuela, làm thay đổi những toan tính kinh tế và chính trị của Nga, làm giảm hy vọng của các nhà lãnh đạo Iran về một vận may tài chính khi các biện pháp trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này sắp được tháo dỡ.
Trong thời điểm các mối quan hệ quốc tế căng thẳng, giá dầu thô giảm vô hình chung tác động tích cực đến chính sách đối ngoại của ông Obama: Gây sức ép với Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm hỏng hình ảnh của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và làm lu mờ triển vọng tăng ngân sách từ xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Đồng thời giá dầu thô thấp cũng đang khiến tiền chảy vào túi người tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi kinh tế vốn ảm đạm trong những năm qua ở châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Lý do của việc giá dầu sụt giảm sâu là vì Saudi Arabia liên tục từ chối cắt giảm lượng xuất khẩu dầu mỏ của mình để hỗ trợ chính sách giữ giá.
Thay vào đó vương quốc này đã sản xuất dầu thô gần ở ngưỡng kỷ lục để bám lấy thị phần và làm giảm sức phát triển của các đối thủ cạnh tranh có chi phí sản xuất cao như khai thác dầu ở Bắc Cực, Canada, các giếng ngoài khơi Brazil và nguồn tài nguyên dầu đá phiến của Mỹ.
Saudi Arabia cũng cố gắng để giữ chân Iraq và Iran, hai đối thủ lâu năm trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu giảm sâu liên tục đã làm phức tạp thêm hậu quả các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga do Mỹ và châu Âu đưa ra. Nếu Iran tăng sản lượng, sản phẩm dầu thô của Iran có nhiều khả năng tìm đến thị trường châu Âu và lại sẽ trực tiếp cạnh tranh với dầu của Nga.
Trong một cuộc họp báo đầu tháng này, Tổng thống Nga Putin đã cho biết, Kremlin đã phải tính toán lại ngân sách do giá dầu thấp. Năm nay, chính phủ Nga đã buộc phải khai thác các quỹ dự trữ để cân bằng ngân sách liên bang và chắc chắn điều này sẽ còn lặp lại.
Giá dầu thô giao dịch tại thị trường Mỹ hôm Thứ Tư đóng cửa ở mức 37,6 USD một thùng, trong khi mức giá trung bình tháng 12 năm ngoái là 59,29 USD một thùng, tháng 12/2013 là 97,63 USD một thùng, theo Cục Quản lý Thông tin năng lượng Hoa Kỳ.
Giá dầu thô giảm sâu liên tục đã gây ra nhiều khó khăn, thậm chí bất ổn cho các nước xuất khẩu dầu mỏ. Ảnh minh họa: qcostarica.com
Sau hai năm giảm giá, hiệu ứng của giá dầu giảm sâu đã vang lên khắp toàn cầu, gây ra tình trạng bất ổn ở Venezuela, làm thay đổi những toan tính kinh tế và chính trị của Nga, làm giảm hy vọng của các nhà lãnh đạo Iran về một vận may tài chính khi các biện pháp trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này sắp được tháo dỡ.
Trong thời điểm các mối quan hệ quốc tế căng thẳng, giá dầu thô giảm vô hình chung tác động tích cực đến chính sách đối ngoại của ông Obama: Gây sức ép với Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm hỏng hình ảnh của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và làm lu mờ triển vọng tăng ngân sách từ xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Đồng thời giá dầu thô thấp cũng đang khiến tiền chảy vào túi người tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi kinh tế vốn ảm đạm trong những năm qua ở châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Lý do của việc giá dầu sụt giảm sâu là vì Saudi Arabia liên tục từ chối cắt giảm lượng xuất khẩu dầu mỏ của mình để hỗ trợ chính sách giữ giá.
Thay vào đó vương quốc này đã sản xuất dầu thô gần ở ngưỡng kỷ lục để bám lấy thị phần và làm giảm sức phát triển của các đối thủ cạnh tranh có chi phí sản xuất cao như khai thác dầu ở Bắc Cực, Canada, các giếng ngoài khơi Brazil và nguồn tài nguyên dầu đá phiến của Mỹ.
Saudi Arabia cũng cố gắng để giữ chân Iraq và Iran, hai đối thủ lâu năm trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu giảm sâu liên tục đã làm phức tạp thêm hậu quả các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga do Mỹ và châu Âu đưa ra. Nếu Iran tăng sản lượng, sản phẩm dầu thô của Iran có nhiều khả năng tìm đến thị trường châu Âu và lại sẽ trực tiếp cạnh tranh với dầu của Nga.
Trong một cuộc họp báo đầu tháng này, Tổng thống Nga Putin đã cho biết, Kremlin đã phải tính toán lại ngân sách do giá dầu thấp. Năm nay, chính phủ Nga đã buộc phải khai thác các quỹ dự trữ để cân bằng ngân sách liên bang và chắc chắn điều này sẽ còn lặp lại.
Giá dầu thô giao dịch tại thị trường Mỹ hôm Thứ Tư đóng cửa ở mức 37,6 USD một thùng, trong khi mức giá trung bình tháng 12 năm ngoái là 59,29 USD một thùng, tháng 12/2013 là 97,63 USD một thùng, theo Cục Quản lý Thông tin năng lượng Hoa Kỳ.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Gia-dau-va-chinh-tri-post164372.gd
No comments:
Post a Comment